Trước hết, xin mời thày cô và các em hãy cùng nghe một bản nhạc . Xem một bức tranh . Nghe một câu chuyện . “ Một hôm, có hai ông cháu nọ dắt con lừa đi chợ . .Nghe vậy hai ông cháu không biết làm thế nào, đành cõng con lừa ra chợ!” Chẳng hạn, trước bức ảnh này các bạn đã từng có ý kiến: 1.Đây là cảnh sông nước đêm trăng thơ mộng ? 2. Một vẻ đẹp hư ảo, mong manh ? -3. Có gì như hư vô, gai gợn…? 4 Ta nhớ đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử… Trước mỗi bản nhạc, bức tranh hay câu chuyện đó, mỗi người đều có thể có những ý kiến nhận xét của riêng mình. Như vậy, bình luận là một hoạt động thường thấy trong đời sống hàng ngày, rất gần gũi với mỗi chúng ta. Một bộ phim mới xem, một trận bóng đá mới tổ chức, một chiếc áo mới mặc của bạn bè .tất cả đều có thể trở thành đề tài để chúng ta bình luận. Nhưng giữa việc nêu ý kiến bình luận hàng ngày và sủ dụng thao tác bình luận trong bàivăn nghị luận có sự khác nhau như thế nào? Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi Tiết 100 – Làm vănThao tác lập luận bình luận * Nhắc lại kiến thức cũ: 1.Trong chương trình làm văn lớp 10, em đã được học những thao tác lập luận nào ? 2.Chương trình làm văn 11, chúng ta đã tiếp tục học và ôn lại thao tác lập luận nào trong văn nghị luận? 3. Điểm khác của thao tác lập luận bình luận so với các thao tác khác? @/ Mục tiêu của bài học :sgk @/ Nội dung bài học : A/ Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu ngữ liệu. 2. Khái niệm, mục đích và tác dụng của lập luận bình luận B/ Cách sử dụng thao tác bình luận: C/ Luyện tập a/ Văn bản bàn vềvấn đề gì trong xã hội? b/ Tác giả hiểu và đánh giá ý nghĩa thời gian nhàn rỗi như thế nào? c/ Thời gian nhàn rỗi liên quan đến những vấn đề gì trong xã hội? d/ Tác giả có những đề nghị gì đối với xã hội và mọi người? A/Tìm hiểu chung 1. Ngữ liệu 1 SGK tr 94 - Đoạn văn bàn về ý nghĩa của thời gian nhàn rỗi .Luận điểm ấy được làm sáng tỏ bằng cách: - Dùng phép so sánh tương phản giữa ấn tượng chủ quan của mọi người về hai tiếng“nhàn rỗi”và cách đánh giá của tác giả - Khẳng định thời gian nhàn rỗi là cực kì quí báu giúp con người phát triển năng lực, cá tính, văn hoá - Nó là thước đo để đánh giá mức sống của mỗi người, đánh giá đời sống của xã hội .biết sử dụng thời gian ấy một cách hữu ích là một vấn đề lớn . - Trở lại hiện trạng: sự chăm lo của xã hội đối với thời gian nhàn rỗi của mỗi người còn chậm, còn sơ sài . - Khẳng định: thời gian nhàn rỗi là thời gian của văn hóa và phát triển. Nhiệm vụ của mọi người và toàn xã hội là phải chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người Thời gian nhàn rỗi để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình… Nhận xét về cách lập luận của tác giả: - Các lý lẽ bình luận được tổ chức, sắp xếp thật rõ ràng, hợp lý, có sức thuyết phục : Sáu đoạn văn nhỏ, mỗi đoạn văn tương đương với một ý - Cách lựa chọn kiểu bình luận của tác giả: kiểu so sánh, phân tích, giải thích,chứng minh … để làm rõ vấn đề. - Cuối cùng, từ kết quả bình luận, tác giả lại trở vềluận điểm ban đầu, nhưng ở một tầm nhận thức sâu sắc, mới mẻ hơn và ở mức khái quát cao hơn. => Đoạn văn là một đoạn lập luận bình luận khá điển hình *Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, em hãy cho biết : Thế nào là lập luận bình luận? 2/ Khái niệm, mục đích và tác dụng của thao tác lập luận bình luận: a. Khái niệm:( SGK tr 93) Bình luận là bàn bạc, đánh giá về sự đúng sai,hay dở, lợi hại của một hiện tượng đời sống. b/ Mục đích của lập luận bình luận: - Bày tỏ nhận thức và đánh giá của mỗi người trước một sự việc, hiện tượng nào đó trong đời sống C/ Tác dụng: Khẳng định cái đúng, cái hay, cái thật; phê bình cái sai, cái dở, lên án cái xấu, cái ác nhằm làm cho xã hội ngày càng tiến bộ. B/. Cách thực hiện thao tác lập luận bình luận -Bước 1: Xác định đối tượng. - Bước 2: Giới thiệu đối tượng bình luận. - Bước 3 : Đề xuất ý kiến bình luận: + Phân tích đối tượng một cách cụ thể. + Nhìn nhận đối tượng từ nhiều quan hệ. -Bước 4 : Nêu kết luậnvề các ý kiến bình luận của mình. Lưu ý: Sự bình luận của mỗi người thường có tính chất chủ quan, không phải bao gìơ cũng đúng và có sức thuyết phục. Muốn bình luận có ích phải tôn trọng sự thật, có lý tưởng tiến bộ, có tư tưởng dân chủ và nhân văn. Ngay cả khi dã nắm vững các thao tác lập luận bình luận, cũng chưa phải ta đã có ngay một văn bản bình luận có giá trị. Các thao tác khác có thể chỉ là con đường để đi đến ý kiến, còn bình luận là phải đề xuất được các ý kiến. Muốn ý kiến của mình có sức thuyết phục, phải rèn luyện nhiều năng lực khác nữa. D/ Luyện tập : 1/ Phân biệt sự giống và khác nhau giữa thao tác lập luận bình luận với bình luận trong lời nói thường ngày. ( tổ 2 ) 2/ Bài tập vận dụng: Trở lại câu chuyện về hai ông cháu dắt lừa đi chợ. Hãy bình luậnvề mức độ sâu sắc? Thú vị ? Hoặc giàu ý nghĩa của câu chuyện này? ( Tổ 1 và tổ 3) Hoặc trả lời các câu hỏi trước văn bản bình luậnvề lòng đố kị (SGK tr 96) C/ GHI NHỚ ( SGK) - Bài tập 1 : 1. Sự giống nhau của các hình thức bình luận: 2. Sự khác nhau : + Bình luận trong lời nói đời thường có thể khen chê tùy ý kiến chủ quan của mỗi người + Trong bàivăn nghị luận, bình luận đòi hỏi phải thực hiện các bước đi chặt chẽ thì bình luạn mới có giá trị. + Trong bàivăn nghị luận, bình luận phải phục vụ cho lập luận, nhằm làm sáng rõ ý kiến, nhận định của người làm văn trước vấn đề hay hiện tượng được đưa ra bàn luận. -Bài 2 : ( SGK tr 96) 1. Tác giả bình luậnvề các khía cạnh tác hại của lòng đố kị 2. Mục đích của việc bình luận: khẳng định lòng đố kị là một tính xấu, chỉ làm hại mình, hại người, cản trở sự phát triển của xã hội. 3. Sức thuyết phục của đoạn trích thể hiện ở cách sử dụng kiểu phân tích, so sánh với cách lập luận chặt chẽ, giàu cảm xúc … 4. Từ đó, văn bản kết luận: Con người cần phải có lòng cao thượng,biết vui với thành công của người khác… * Hướng dẫn học và chuẩn bị bài : -Xem lại cách sử dụng thao tác lập luận bình luận từ các ngữ nắm vững mục đích và quy trình thực hiện thao tác lập luận bình luận; chủ◊liệu. động làm các bài tập phần luyện tập trang 139, 140 - Tiết sau thực hành vềthao tác lập luận bình luận *Yêu cầu : + Nắm vững lý thuyết bài học. + Cá nhân chuẩn bị bài tập ở nhà. + Các nhóm các tổ chuẩn bị bảng phụ để làm bài theo nhóm trên lớp. . những thao tác lập luận nào ? 2.Chương trình làm văn 11, chúng ta đã tiếp tục học và ôn lại thao tác lập luận nào trong văn nghị luận? 3. Điểm khác của thao. sủ dụng thao tác bình luận trong bài văn nghị luận có sự khác nhau như thế nào? Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi Tiết 100 – Làm văn Thao tác