chủ đề tự chọn - Nchung

13 407 2
chủ đề tự chọn - Nchung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung Ngày soan: Tuần dạy: Chủ đề 1: những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm trong chơng trình ngữ văn 11 A- Mục tiêu bài dạy : Giúp học sinh - Nắm dợc những nét riêng của lịch sử xã hội giai đoạn từ thế kỉ XVIII- XIX. thâý đợc ảnh h- ởng của nó đến văn học giai đoạn n ày - Nắm đợc những nét chính về nội dung và nghệ thuật, cũng nh biểu hiện của chúng trong các tác phẩm văn học ở sách ngữ văn 11 B- Chuẩn bị : *thầy : SGK- SGV- tài liệu tham khảo Văn học VN nửa đầu thế kỉ XVIII - NXB Văn học ; Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại - Trần Đình Sử *trò : - SGK Ngữ văn 11 - Thống kê các tác phẩm văn học trung dại trong chơng trình ngữ văn 11 - phân loại theo thể loại C- Nội dung và tiến trình : - Gv ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ (?) Kể tên các tác phẩm, các thể loại trong chơng trình ngữ văn 10, thuộc phần văn học trung đại * Hoạt động 1: - GV hớng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm lịch sử văn hoá xã hội VN từ giai đoạn thế kỉ XVIII- XIX I- Những đặc điểm lịch sử văn hoá xã hội giai đoạn thế kỉ XVIII- XIX - GV nêu vấn đề : Từ thế kỉ X- XIX, lịch sử dân tộc ta có những đặc điểm lớn nào? Giai đoạn từ thế kỉ XVIII-XIX có gì đặc biệt ? - Hs trao đổi thảo luận dựa trên những kiến thức đã học trong chơng trình ngữ văn 10, trả lời - GV nhận xét, khái quát * Từ thế kỉ X- XIX, lịch sử dân tộc ta có 2 đặc điểm nổi bật: Đất nớc giành quyền độc lập tự chủ, tiến hành những cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, tiến hành công cuộc xây dựng đất n- ớc với ý thức tự lập tự cờng dân tộc Hai đặc điểm trên tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn học dân tộc. Nhiều sự kiện lịch sử dẫn đến sự kiện văn học( ví dụ Nam Quốc Sơn Hà; Hịch tớng sĩ; Bình Ngô đại cáo .) Sự nghiệp kiến kiến quốc cũng ảnh hởng đến văn học ( ví dụ Chiếu dời đô- Lý Công Uẩn; Tựa Trích diễm thi tập- Hoàng Đức Lơng; Hiền tài là nguyên khí của quốc gia- Thân Nhân Trung ) * Về đại thể chế độ phong khiến VN phát triển qua hai giai đoạn lớn : từ thế kỉ X- XV là thời kì chế độ phong kiến VN phát triển thịnh vợng đến đỉnh cao của triều đại Lê Thánh Tông. Từ thế kỉ XVI trở đi, chế độ phong kiến VN đã lâm vào khủng hoảng rồi suy thoái. Thế kỉ XVIII- XIX là thời kì lịch sử dân tộc đầy biến động: mâu thuẫn nội bộ của giai cấp phong kiến thống trị phát triển cao, chiến tranh Nam- Bắc phân tranh, cung vua phủ chúa 1 Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung song song tồn tại, khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi( Hoàng Công Chất, Nguyễn Danh Phơng- Tây Sơn ) - GV phát vấn : Khi chế độ phong kiến suy thoái khủng hoảng, văn học có gì thay đổi? - Hs suy nghĩ trả lời cá nhân - GV nhận xét tổng hợp * Nội dung văn học chuyển từ ngợi ca sang âm hởng phê phán tố cáo hiện thực xã hội phong kiến( ví dụ sự xuất hiện của trào lu nhân đạo trong văn học thế kỉ XVIII- 1/2 XIX) II- Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học VN từ thế kỉ XVIII- XIX 1- Về nội dung - GV phát vấn : Nhìn một cách tổng quát văn học TĐVN có những nội dung chính nào ? Nội dung nổi bật của VHVN giai đoạn này là gì ? - HS trao đổi thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, khái quát * Văn học trung đại có 3 nội dung chính: Chủ nghĩa yêu nớc- Chủ nghĩa nhân đạo - Cảm hứng thế sự. Chủ nghĩa yêu nớc là nội dung xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của VH trung đại VN. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa yêu nớc là sự kết hợp giữa truyền thống yêu nớc của dân tộc và t tởng trung quân Chủ nghĩa nhân đạo cũng là một nội dung lớn, xuyên suốt quá trình phát triển của VH trung đại VN. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa nhân đạo thời kì này là vai trò nổi bật của truyền thống nhân đạo VN kết hợp với t tởng nhân văn tích cực vốn có của Nho- Phật- Đạo Cảm hứng thế sự xuất hiện rõ nét trong VH đời Trần ở giai đoạn cuối và càng về sau càng đậm nét hơn ( trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê HữuTrác ) * Trong giai đoạn từ thế kỉ XVIII- XIX: Nội dung nhân đạo biểu hiện khá rõ ở sự thể hiện con ngời cá nhân, con ngời trần thế trong văn học. Đó là con ngời ý thức về tài năng cá nhân, bản lĩnh, sở thích cá nhân trong bài ca ngất ngởng của Nguyễn Công Trứ. Đó là con ngời với tình bạn cá nhân rất đời thờng trong khóc Dơng Khuê của Nguyễn Khuyến Nội dung yêu nớc trong giai đoạn từ thế kỉ XVIII- XIX mang cảm hứng bi tráng( do hoàn cảnh lịch sử : đất nớc bị rơi vào tay kẻ thù, nội loạn, nhiều cuộc khởi nghĩa thất bại). Tiêu biểu là văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu.Cũng do hoàn cảnh đất nớc tiếp xúc với Phơng tây mà ý thức hệ phong kiếnn bị rạn nứt. T tởng yêu n- ớc theo ý thức hệ phong kiến bộc lộ sự bảo thủ, hạn chế. Một số tri thức phong kiến tiến bộ, đợc tiếp xúc với phơng Tây lại mang t tởng canh tân đất nớc ( Nguyễn Trờng Tộ với tế cấp bát điều) Cảm hứng thế sự: điểm nổi bật của văn học VN từ sau thế kỉ XVIII trở đi là sáng tác từ những điều trông thấy. Nhiều tác giả đã hớng tới việc ghi chép lại hiện thực lịch sử, xã hội của thời đại mình. đó là các tác giả của đòng họ Ngô Thời với Hoàng Lê nhất thống chí , Phạm Đình Hổ với Vũ trung tuỳ bút ( đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa- Sgk ngữ văn 9) Lê Hữu Trác với thợng kinh kí sự( đoạn trích vào phủ chúa Trịnh) 2- Về nghệ thuật - Gv nêu vấn đề : Nghệ thuật văn học trung đại có những đặc trng riêng; Anh( chị) hãy nhắc lại những đặc điểm nổi bật về mặt nghệ thuật của văn học trung đại. Đặc điểm đó đợc thể hiện nh thế nào trong các tác phẩm văn học của chơng trình Ngữ văn 11? - Hs trao đổi thảo luận, suy nghĩ, cử đại diện trình bày - GV nhận xét, tổng hợp 2 Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung * Văn học trung đại mang tính quy phạm ( dần dần tính quy phạm bị phá vỡ); mang tính trang nhã( dần dần bị xu hớng bình dị lấn át) Tiếp thu và dân tộc hoá những tinh hoa văn học nớc ngoài * Văn học VN giai đoạn thế kỉ XVIII- XIX cũng mang những đặc điểm chung của văn học trung đại: T duy nghệ thuật thờng nghĩ theo những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức. Ví dụ thu điếu của Nguyễn Khuyến có nhắc đến những yếu tố ớc lệ nh thu thuỷ; thu thiên, thu diệp Quan niệm thẩm mĩ hớng về cái đẹp trong qua khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, a sử dụng những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học( ví dụ những điển cố trong Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát, Bài ca ngất ngởng của Nguyễn Công Trứ; Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu Bút pháp nghệ thuật thờng thiên về ớc lệ tợng trng - GV củng cố bài học: * Khái quát: Những kiến sthức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại nói chung và văn học giai đoạn XVIII- XIX sẽ là cơ sở để các em đi sâu vào từng tác phẩm cụ thể * Yêu cầu hs thống kê những tác phẩm văn học trung đại trong SGK ngữ văn 11 theo hai nhóm văn xuôi và văn vần ( văn xuôi: kí sự- chiếu- văn tế; văn vần: thơ Nôm trữ tình, trào phúng- hát nói- truyện thơ- hành ) - GV rút kinh nghiệm bài dạy 3 Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung Ngày soạn Tuần dạy Chủ đề số 2 Tri thức đọc hiểu một số tác phẩm văn học trung đại trong ch- ơng trình ngữ văn 11 A- Mục tiêu bài dạy : Giúp học sinh - Nắm đợc một số tri thức cơ bản về thể loại kí trong văn học trung đại VN. Cảm nhận đợc bức chân dung của Lê Hữu Trác qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh - Nắm đợc những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của một số tác giả văn học trung đại trong SGK ngữ văn 11 - Biết vận dụng những tri thức nói trên vào việc phân tích tìm hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong SGK ngữ văn 11 B- Chuẩn bị : - Thầy : SGK, SGV và một số tài liệu tham khảo khác.Thiết kế bài dạy học - Trò : Su tầm tài liệu, chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý của GV C- Nội dung và tiến trình : Tác giả Lê Hữu Trác Hoạt động 1 - GV ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ ( phát vấn) : đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh - HS suy nghĩ, trả lời: Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể sự việc khéo léo . - GV nhận xét, dẫn vào bài mới Hoạt động 2 - GV hớng dẫn HS tìm hiểu nội dung của bài 1- Kí sự trung đại - GV phát vấn: Qua dạon trích Vào phủ chúa Trịnh, anh/ chị hiểu thế nào về đặc trng của thể loại kí? Kể tên một số tác phẩm kí mà anh chị biết ? - Hs suy nghĩ, trả lời - GV định hớng * Kí là một loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về con ngời, sự vật, phong cảnh. Kí Việt Nam khá đa dạng, phong phú và thực sự ra đời vào thế kỉ XVIII * Có thể coi Công d tiệp kí của Vũ Phơng Đề ( 1697-?) là tác phẩm mở đầu cho kí Việt Nam tác phẩm đợc viết năm 1755 gồm có 43 thiên Tiếp theo là hàng loạt các tác phẩm kí khác nh Cát Xuyên tiệp kí của Trần Tiến; Thợng kinh kí sự của Lê Hữu Trác; Bắc hành tùng kí của Lê Quýnh; Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ; Đặng Dịch Trai ngôn hành lạc của Đặng Huy Trứ Đến thế kỉ XIX những tác phẩm kí về phơng tây bắt đầu xuất hiện. Tác phẩm đầu tiên là Tây hành kiến văn kỉ lợc của Lí Văn Phức, tiếp sau là Nh tây nhật kí của nhóm tác giả Phạm Phú Thứ * Kí có nhiều hình thức nh : du kí; nhật kí; hồi kí; kí phong cảnh; kí ghi ngời; ghi việc. 4 Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung Mỗi thể tài của kí có những đặc trng riêng. Ví dụ kí tự thuật thờng đợc dùng để kể lại cuộc đời, những kỉ niệm, những sự kiện lớn tác động đến tâm t tình cảm của bản thân ngời cầm bút và ngời viết thờng dùng ngôi thứ nhất để xng hô trong tác phẩm. Một yêu cầu lớn có tính chất nghiêm ngặt đó là kí tự thuật phải trung thực, không h cấu. Kí sự thờng có quy mô tơng ứng với truyện ngắn hoặc truyện vừa, song cốt chuyện không chặt chẽ nh truyện ngắn. ở kí sự, phần bộc lộ cảm xúc của tác giả và những yếu tố liên tởng nghị luận thờng ít hơn ở bút kí, tuỳ bút 2- Hình t ợng Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúaTrịnh - GV nêu vấn đề: Qua đoạn trích vào phủ chúa Trịnh hãy dựng lại bức chân dung của tác giả Lê Hữu Trác ? - HS suy nghĩ trao đổi thảo luận, xây dựng dàn ý - GV tổ chức thảo luận, định hứng qua những câu hỏi gợi mở (?) Qua đoạn trích anh chị hiểu gì về con ngời Lê Hữu Trác? (?) Những biểu hiện nhân cách của Lê Hữu Trác ? (?) Nhân vật trữ tình kể ở ngôi thứ mấy? Việc sử dụng ngôi thứ đó có tác dụng gì? - Hs cử đại diện trình bày - GV nhận xét, tổng hợp a- Lê Hữu Trác- một nhà thơ, một nhà văn Đoạn trích đã thể hiện tài năng viết văn, làm thơ của tác giả. Khả năng quan sát tinh tế, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể sự việc với diễn biến khéo léo không bỏ qua những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh vật Thợng kinh kí sự không có một cốt chuyện hoàn chỉnh, tác phẩm vừa là du kí vừa là nhật kí, lại có lúc đậm đà phong vị trữ tình, vừa có câu chuyện trong phủ chúa vừa có nhân vật trữ tình kể chuyện vừa bộc lộ tâm trạng trớc cảnh, việc - GV yêu cầu hs phân tích một số chi tiết tiêu biểu để chứng minh tài năng văn chơng của Lê Hữu Trác - HS suy nghĩ, lần lợt phát biểu - GV định hớng: * Dới con mắt cảu một nhà văn .Trịnh phủ hiện lên sinh động, chân thực: Con đờng vào phủ vòng vèo, quanh co, khúc mắc. Thế giới của Trịnh phủ tởng nh có đến nghìn cửa mà cửa nào cũng chặn hỏi, cũng thâm nghiêm * Trịnh phủ là xứ sở phù hoa, đài các, sang trọng lạ lùng từ điếm Hâụ Mã Đế phòng trà kì quặc.ở đây cảnh đẹp song tơng phản với con ngời. Cảnh lộng lẫy, xinh tơi, con ngời già cỗi, héo hon, nhợt nhạt. Ngời nhiều, qua lại nh mắc cửi, nh những cái bóng nhạt nhoà, những tợng ngời câm lặng, cỗ máy cứng nhắc, không linh hoạt . những bộ mặt bự phấn, hơng hoa, những nớc da bệnh tật.Con ngời tự bng bít, giam hãm, đày ải mình, quanh năm đèn sáp .Nội cung thế tử trở thành nơi giam hãm những con ngời truỵ lạc, bệnh hoạn. Cứ tởng vào phủ chúa cứu ngời, chữa bệnh phải nh cứu hoả ngờ đâu phải chờ đợi dềnh dàng, quanh quẩn nhiêu khêvì sao? Vì chúa thợng bận vui vẻ với cung tần mĩ nữ ngay trong phòng bệnh, coi nhu cầu hởng lạc quan trọng hơn việc cữu chữa cho con trai.Chúa nhỏ là con đẻ của sự xa hoa truỵ lạc b- Lê Hữu Trác- một l ơng y Lê Hữu Trác- một lơng y tài hoa, có kiến thức uyên thâm, già dặn kinh nghiệm. Trong con mắt của Lê Hữu Trác, con bệnh là những con ngời sinh vật theo đúng nghĩa của nó.Bắt mạch kê đơn, bốc thuốc không phân biệt sang hèn với con bệnhtừ điểm nhìn đặc biệt này cho ngời đọc một cái nhìn hoàn hảo nhất về nhân vật. Cái nhìn khách qaun cho thấy 5 Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung thể tạng ốm yếu về thể xác, suy kiệt về tinh thần của chúa Trịnh( đại biểu cho một quốc gia ốm yếu ). Đó là ý nghĩa khách quan ngoài ý tác giả. c- Lê Hữu Trác- một nhân cách cao đẹp - GV yêu cầu hs dùng những dẫn chứng để chững minh Lê Hữu Trác là một nhân cách cao đẹp - Hs trao đổi thảo luận theo nhóm - GV định hớng *Một lơng y đức độ, coi việc cứu ngời là trọng. Vì y lí sâu sắc lại có lòng từ tâm của một bậc danh y, nên ở tác giả có sự mâu thuẫn khó xử: giữa đi và ở, giữa chữa bệnh cứu ngời và sở thích ẩn dật của cá nhân * Một trí thức tài hoa nhng không tiến thân bằng con đờng khoa cử, không chen chân vào chốn quan trờng ( luôn có cái nhìn gần gũi với cách nhìn đời dân dã của ngời bình th- ờng ) Lê Hữu Trác một ông già từ tâm, mộc mạc, tài giỏi song khiêm nhờng.Tự cho mình là quê mùa, dáng điệu khép nép cung kính, lòng ông luôn hớng về quê, sợ chúa sủng ái, sợ phải dấn thân vào chốn quan trờng, kiên quyết phân biệt mình với lũ ngời vênh vang xiêm áo mà ra luồn vào cúi nơi lầu son gác tía ( tôi ngời quê mùa, làm sao mà biết đợc các vị ở chốn triều đình đông đúc nh thế này ) Lê Hữu Trác yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà, tới lúc viết Thợng kinh kí sự, ông đã có hơn 36 năm tự coi mình là một Lãn ông, ông khinh thờng lợi danh, quyền quý, luôn dửng dng không mảy may xúc động trớc cảnh giàu sang nơi phủ chúa Hoạt động 3 - GV hớng dẫn Hs củng cố bài học (?) Hãy khái quát lại những phẩm chất của hình tợng Lê Hữu Trác? Ông có phải là một ông già lời nh bút hiệu ông tự đặt? - HS suy nghĩ trả lời - GV hớng dẫn, dặn dò hs tìm đọc một số đoạn khác trong Thợng kinh kí sự - GV rút kinh nghhiệm bài dạy Tác giả nguyễn khuyến A- Mục tiêu bài học Qua bài dạy giúp hs : - Củng cố nâng cao kiến thức đã học về tác giả Nguyễn Khuyến + nắm đợc những nét chính về cuọc đời, thơ văn + Nắm đợc những nội dung chính trong sáng tác của Nguyễn Khuyến + Đặc trng nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Khuyến B- Chuẩn bị - GV : T liệu Nguyễn Khuyến về tác gia, tác phẩm; thơ văn Nguyễn Khuyến - HS : su tầm thơ văn và sáng tác của Nguyễn Khuyến C- Nội dung và tiến trình Hoạt động 1 ( ổn định tổ chức, kiểm tra ) - GV phát vấn : Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời Nguyễn Khuyến? 6 Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung - HS trả lời - GV khaí quát, tổng hợp Hoạt động 2 ( tìm hiểu về tiểu sử của Nguyễn Khuyễn) I- Vài nét về tiểu sử :( 1835-1909) - Tên thật là Nguyến Thắng - Quê ở Bình Lục- Hà Nam - Con ngời ham học, học giỏi, đỗ đầu cả 3 kì thi ( Tam nguyên Yên Đổ ) - Tính tình cơng trực tiết tháo - Cuộc đời sống thanh đạm, đôn hậu, gần gũi nông dân, gắn bó sâu nặng với quê hơng đất n- ớc Hoạt đông 3 ( tìm hiểu những nội dung chính trong sáng tác ) - GV phát vấn : Các sáng tác của NK thờng xoay quanh những chủ đề nào ? - HS suy nghĩ, trao đổi trình bày - GV tổng hợp định hớng II- Nội dung sáng tác * Sáng tác của Nguyễn Khuyến xoanh quanh 3 chủ đề : - Bộc bạch những tâm sự - Viết về nông thôn làng cảnh - Trào lộng bản thân và khách thể - GV phát vấn : Trong sáng tác của mình NK thờng bộc bạch những tâm sự gì ? Tại sao laị có những tâm sự đó ? - HS suy nghhĩ trình bày - GV tổng hợp 1- Bộc bạch những tâm sự * Có hai tâm sự mà NK thờng bộc bạch trong thơ - Tâm sự của anh khoá Thắng trong những ngày lận đận thi cử cha đỗ đạt Bốn khoa hơng thí không đâu cả Một mảnh vờn hoang bán sạch rồi - Trọng tâm là những tâm sự của một nhà nho yêu nớc song bất đắc chí + Sinh ra trong thời buổi lạon lạc, NK yêu nớc song không có cơ hội đứng ra giúp nớc. Trong suốt quãng đời làm quan, NK luôn mặc cảm về tội lỗi của mình.Ông cho rằng làm quan là gián tiếp làm tay sai cho giặc, nhng thực tế NK là ngời rất chính trực thanh liêm + Khi đã cáo quan ở ẩn, NK lại mặc cảm về sự vô tích sự, vô trách nhiệm đối với đất nớc Cờ đang dở cuộc không còn nớc Bạc chửa thâu canh đã chạy làng Sách vở ích chi thời buổi ấy áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già + Đến lúc sắp về với tổ tiên, NK vẫn day dứt Ơn vua cha chút báo đền Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời - GV phát vấn : Có ý kiến rằng: NK là nhà thơ của nông thôn làng cảnh Việt Nam Bằng kiến thức của mình, anh /chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên ? - HS trao đổi thảo luận, cử đại diện trình bày - GV tổng hợp 7 Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung 2- Viết về nông thôn làng cảnh Việt Nam * Cuộc đời NK phần lớn sống ở nông thôn VN ( trừ 10 năm làm quan), hơn nữa lại xuất thân từ nông dân nên phần lớn thơ văn ông viết về thiên nhiên, cảnh vật, làng quê, con ngời nông thôn * Nguyễn Khuyến để lại trên 400 bài thơ trong đó 1/3 số bài viết về thiên nhiên - NK viết về thiên nhiên với những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, cảnh vật đợc gợi tả chân thực, tự nhiên và giàu rung cảm nghệ thuật - NK viết về bốn mùa : - ình ịch đêm qua trống các làng Ai ai mà chẳng đón xuân sang Rợu ngon nhấp giọng đa vài chén Bút mới xô tay thử một hàng - Tháng t đầu mùa hạ Tiết trời thật oi ả Tiếng dế kêu thiết tha Bầy muỗi bay tơi tả Đặc sắc nhất là những vần thơ viết về mùa thu ( Thu vịnh; thu điếu, thu ẩm ) - Thiên nhiên trong thơ NK đã vợt qua những công thức ớc lệ cứng nhắc của thơ xa. Thiên nhiên trong thơ ông bình dị, đơn sơ, buồn lặng, mang đậm màu sắc làng quê Bắc bộ - Con ngời, cuộc sống trong thơ NK hiện lên với những nét vẽ chân thực. Đó là cuộc sống tiêu điều sơ xác, con ngời quanh năm gánh chịu mọi tai ơng: hạn hán, lũ lụt, thuế má, tô tức Năm nay cày cấy vẫn chân thua Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa Phần thuế quan tây phần trả nợ Quai Mễ Thanh Liêm đã vỡ rồi Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi Gạo năm ba bát cơ còn kém Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi Cuộc sống quanh năm đầu tắt mặt tối, ngay cả ngày tết cũng không kém phần thê thảm Tháng chạp hai mơi bốn chợ Đồng Năm nay chợ họp có đông không Dở trời ma bụi còn hơi rét Hàng quán ngời về nghe xáo xác Nợ nần năm hết hỏi lung tung Con ngời trong thơ NK tuy nghèo đói nhng vẫn hiện lên gần gũi chan hoà tình cảm.NK viết về cuộc sống nghèo khổ bằng cả tấm lòng xót xa thơng cảm 3- Đề tài trào phúng - GV nêu vấn đề : Hãy kể, đọc một số tác phẩm trào phúng của NK mà anh chị biết ? Từ đó cho biết đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật thơ trào phúng của NK - HS suy nghĩ lần lợt trình bày - GV tổng hợp, định hớng 8 Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung a- Nội dung : - Thơ trào phúng của NK phơi bày bản chất xấu xa của xã hội đơng thời. Thói xấu xa của đám tiến sĩ dởm, bọn quan lại( Vịnh tiến sĩ giấy; hỏi thăm qaun tuần mất cớp) NK đả kích thói rởm đời lố lăng thứ con đẻ của xã hội thực dân ( Vịnh s; Gái đĩ; Me t ây; Hội tây) - NK đôi khi còn chế giễu cái bất lực, bạc nhợc của bản thân- cái cời lúc này chua chát tội nghiệp- Ông giễu mình cha đỗ, ông cho mình là kẻ ngang ngạnh gàn dở mở miệng nói ra gàn bát sách/ mềm môi chénn tít mãi cung thang b- Nghệ thuật: - Cái cời trong thơ NK không vang lên thành tiếng mà thờng kín dáo thâm trầm - Ông là ngời đã đa chất trào phúng vào trong thơ chữ Hán tạo nên sự lạ lùng, hấp dẫn riêng Hoạt động 4 ( Củng cố- hớng dẫn- dặn dò ) - GV chốt lại các ý chính, khái quát: NK là nhà thơ tiêu biểu của nông thôn làng cảnh VN, thơ văn ông là lời tâm sự, bộc bạch của một tâm hồn yêu nớc nhng bất đắc chí - GV hớng dẫn, dặn dò hs chuẩn bị chủ đề sau Nội dung thơ văn Xơng - GV rút kinh nghiệm bài dạy **************************************** Tác giả Xơng A-Mục tiêu bài học Giúp hs - Nắm đợc những nét cơ bản về cuộc đời, con ngời Xơng - Thấy đợc sự ảnh hởng của cuộc đời con ngời Xơng vào trong thơ văn - Vận dụng những hiểu biết về tác giả Xơng để hiểu sâu hơn về những sáng tác của ông B- Chuẩn bị - GV : tài liệu tham khảo về Xơng; thiết kế bài giảng - HS : Su tầm tài liệu về tác giả Xơng C- Nội dung và tiến trình : Hoạt động 1 ( ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ) Hoạt động 2 ( Tìm hiểu về cuộc đời, con ngời Xơng ) - GV nêu vấn đề : Anh / Chị biết gì về con ngời, cuộc đời Xơng? Hãy trình bày những hiểu biết đó của anh chị ? - HS suy nghĩ, lần lợt trình bày - GV tổng hợp ý kiến 1- Cuộc đời và con ng ời ( 1870- 1907) - Tên thật là Trần Duy Uyên, có thời gian đổi là Xơng, Cao Xơng - Tục gọi là Xơng, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Đến khi thực dân xâm lợc Trời kia xui khién sông nên bãi Ai khéo xoay qua phố nửa làng Làng của Xơng trở thành phố Hàng Nâu 9 Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung - Con ngời Xơng có cá tính sắc sảo, phóng túng khó gò vào khuôn sáo trờng quy.Dù có tài nhng 8 lần đi thi vẫn không đỗ cao- chỉ đỗ tài - Cuộc đời của Xơng lầ cuộc đời của một nhà nho cuối đời bất đắc chí - GV phát vấn: thơ văn Xơng thờng viết về những mảng đề tài nào? Nội dung? - HS trao đổi thảo luận, đại diện các nhóm trình bày - GV tổng hợp 2- Sự nghiệp thơ văn Xơng để lại khoảng 150 bài thơ Nôm, thơ ông gồm 2 mảng lớn a- Tiếng c ời trào phúng - GV phát vấn: thơ trào phúng của Xơng mang đặc điểm gì ? Kể tên một số tác phẩm thơ trào phúng của ông ? * Tiếng cời trào phúng trong thơ Xơng đa dạng, phong phú, Xơng đả kích mọi hạng ngời trong xã hội Dẫn chứng: + Xơng mỉa mai, đả kích một ông qaun cử Nhu Văn nh hũ nút chữ nh mù + Xơng đả kích một ông tri phủ huyện Xuân Trờng quanh năm xử kiện lạ lùng Chữ y chữ chiểu không phê đến/ ông chỉ quen phê một chữ tiền + Xơng phê phán sự đảo lộn tôn ti, xã hội, sự băng hoại của đạo đức Nhà kia lỗi phép con khinh bố/ mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng + Xơng tự trào cả bản thân mình.Trong tấc phẩm của mình, Xơng hiện lên khá sinh động, đầy đủ từ ngoại hình đến tâm hồn, từ nỗi đau đến tâm sự, ông vẽ chân dung mình hết sức kì cục Râu râm bằng chổi đầu to tày giành Vị Xuyên có bác Xơng Dở dở lại ơng ơng Cao lâu thờng ăn quỵt Thổ đĩ lại chơi lờng Ông tự coi mình là một tài tử, tài hoa, nhận mình là quan tại gia ăn lơng vợ Một rợu một trà một đàn bà Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta Hầu con chè rợu ngày sai vặt Lơng vợ ngô khoai tháng phát dần - GV phát vấn : So với tiếng cời trong thơ Nguyễn Khuyến, tiếng cời trào phúng trong thơ Xơng mang đặc điểm gì? - Hs suy nghĩ trả lời - GV tổng hợp các ý kiến * Tiếng cời trong thơ Xơng dữ dội quyết liệt. Ông chửi thẳng, nói thẳng, không thâm trầm nh trong thơ văn NK b- Tiếng thơ trữ tình - GV nêu vấn đề : ở mảng thơ trữ tình, anh chị nhận thấy Xơng là ngời nh thế nào ? Hãy kể tên một số bài thơ trữ tình của ông và phân tích? - HS trao đổi thảo luận, trình bày - GV định hớng, tổng hợp các ý kiến * Bên cạnh một Xơng với tiếng cời châm biếm, gay gắt, quyết liệt, ta còn có một Xơng da diết đằm thắm trong mảng thơ trữ tình. Con ngời bề ngoài có vẻ ngông nghênh ngang tàng đó thực chất vẫnn là con ngời đa tình, đa sầu đa cảm 10 [...]... hớng dẫn- dặn dò ) - GV yêu cầu hs nhác lại những ý cơ bản của bài học - HS chuẩn bị tiết tự chọn tiếp theo - GV rút kinh nghiệm bài dạy Ngày soạn: Tuần dạy: Chủ đề số 3 11 Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung Tri thức đọc hiểu một số loại thể văn học trong chơng trình ngữ văn 1 1- Phần văn học trung đại A-Mục tiêu bài học - Cung cấp cho hs một số tri thức về loại thể văn học trung đại - Giúp hs... hát nói ) - GV nêu vấn đề : Qua việc tìm hiểu hai bài thơ Bài ca ngất ngởng của NCT và Hơng sơn phong cảnh ca của CMT hãy cho biết đặc điểm kết cấu của một bài hát nói ? - HS đọc suy nghĩ trình bày - GV nhận xét, tổng hợp 2- Kết cấu của một bài hát nói * Số câu trong bài hát nói không cố định mà dao động từ 7 đến 20 câu ( Bài ca ngất ngởng 14 câu; Hơng sơn phong cảnh ca 19 câu) 12 Chủ đề tự chọn Ngữ... trình ngữ văn 11 B- Chuẩn bị - Su tầm tài liệu về loại thể văn học trung đại ( k - hát nói thể hành văn tế) - Thiết kế bài giảng C- Nội dung và tiến trình Thể loại hát nói * Mục tiêu bài dạy Giúp HS - Hiểu đợc đặc trng cơ bản của thể loại hát nói - Củng cố kiến thức đã học về Bài ca ngất ngởng của Nguyễn Công Trứ và Hơng sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Chinh Hoạt động 1 ( ổn định tổ chức- kiểm tra bài... Hoạt động 2 ( Tìm hiểu khái niệm hát nói) - GV nêu vấn đề: Đọc lại Bài ca ngất ngởng của NCT và Hơng sơn phong cảnh ca của CMT và cho biết anh chị thế nào về thể loại hát nói ? - HS đọc suy nghĩ trình bày - GV nhận xét, tổng hợp 1- Khái niệm hát nói * Hát nói là một điệu thức chủ đạo nhất trong hơn 40 điệu thức của ca trù Ra đời trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn hoá dân gian và sự sáng tạo... chữ Hán theo Đờng luật * Loại phổ biến nhất 11 câu chia làm 3 khổ - Khổ đầu 4 câu ( 2 câu lá đầu; 2 câu xuyên thủa ) - Khổ giữa 4 câu ( 2 câu ngũ ngôn hoặc thất ngôn- 2 câu xuyên sau) - Khổ xếp 3 câu ( câu dồn, câu xếp, câu keo) * Ngoài kết cấu trên, một bài hát nói thờng có phần mỡu kèm theo - Những câu lục bát đặt ở đầu gọi là mỡu đầu - Những câu lục bát đặt ở cuối gọi là mỡu cuối Ví dụ: Những câu.. .Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung * Thơ Xơng luôn thể hiện một nỗi niềm day dứt của một nhà nho cuối mùa Ông tự coi mình là kẻ vô tích sự Trời đất sinh ra chán vạn nghề Anh này mới thật thái vô tích Sáng vác ô đi, tối vác về * Xơng muốn sống phóng... - GV khái quát: Xơng có những đóng góp lớn cho sự đổi mới tiếng Việt trong văn học và Việt hoá thể thơ đờng luật, chuẩn bị cho bớc hiện đại hoá của nghệ thuật thơ dân tộc Cùng với NK ông là một gơng mặt tiêu biểu cho những tác giả văn học thuộc dòng vh tố cáo hiện thực cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Ông nghè ông thám vô mây khói Đứng lại văn chơng một tài ( Xuân Diệu) Hoạt động 4 ( Củng c -. .. trong hơn 40 điệu thức của ca trù Ra đời trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn hoá dân gian và sự sáng tạo của những ngơì nghệ sĩ tài tử có ảnh hởng từ từ khúc của Trung Hoa * Một thể thơ cấu trúc tự do, vần điệu uyển chuyển Theo Bùi Văn Nguyên thể hát nói bắt nguồn từ thể nói sử cổ truyền của VN( ví dụ: nói sử trong chèo, tuồng cổ ) với hình thức cơ bản của thể bảy từ và bảy từ biến cách * Hát . văn xuôi: kí s - chiếu- văn tế; văn vần: thơ Nôm trữ tình, trào phúng- hát nói- truyện th - hành ) - GV rút kinh nghiệm bài dạy 3 Chủ đề tự chọn Ngữ văn. trào phúng của NK - HS suy nghĩ lần lợt trình bày - GV tổng hợp, định hớng 8 Chủ đề tự chọn Ngữ văn 11 Trần Nam Chung a- Nội dung : - Thơ trào phúng của

Ngày đăng: 08/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan