1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

CÔNG THỨC TÍNH CHU VI DIỆN TÍCH các HÌNH

6 5,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 69 KB

Nội dung

Công thức tính diện tích : Muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó Công thức: S = a.. Tính chu vi : Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy số đo chiều dài

Trang 1

CÔNG THỨC TÍNH CHU VI – DIỆN TÍCH CÁC HÌNH HỌC

Hình vuông

1 Tính chất : Hình vuông là hình tứ giác có 4 góc vuông, 4 cạnh dài bằng nhau.

Cạnh kí hiệu là a.

a

2 Công thức tính chu vi : Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy số đo của một cạnh

nhân với 4

Công thức: P = a 4

3 Công thức tính diện tích : Muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy số đo một cạnh

nhân với chính nó

Công thức: S = a a

Hình chữ nhật

1 Tính chất : Hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc vuông Hai chiều dài bằng

nhau, hai chiều rộng bằng nhau Kí hiệu chiều dài là a, chiều rộng là b.

a

b

2 Tính chu vi : Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy số đo chiều dài cộng với

chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2

Công thức: P = ( a + b ) 2

- Muốn tìm chiều dài, ta lấy chu vi chia 2 rồi trừ đi chiều rộng

Công thức: a = P : 2 – b

- Muốn tìm chiều rộng, ta lấy chu vi chia 2 rồi trừ đi chiều dài

Công thức: b = P : 2 – a

3 Tính diện tích : Muốn tính diện tích hình chữ nhật, ta lấy số đo chiều dài nhân

với số đo chiều rộng (cùng đơn vị đo)

Công thức: S = a b

- Muốn tìm chiều dài ta lấy diện tích chia cho chiều rộng

Công thức: a = S : b

- Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích chia cho chiều dài

Công thức: b = S : a

Hình bình hành

1 Tính chất : Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện và song song và bằng nhau.

Kí hiệu: đáy là a, chiều cao là h

Trang 2

h

a

2 Tính chu vi : Chu vi hình bình hành là tổng độ dài của 4 cạnh

3 Tính diện tích : Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy dộ dài đáy nhân với

chiều cao (cùng đơn vị đo)

Công thức: S = a h

- Muốn tìm độ dài đáy, ta lấy diện tích chia cho chiều cao

Công thức: a = S : h

- Muốn tìm chiều cao, ta lấy diện tích chia cho độ dài đáy

Công thức: h = S : a

Hình thoi

1 Tính chất :

- Hình thoi có hai cặp canh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau

- Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của

mỗi đường

- Kí hiệu hai đường chéo là m và n

2 Tính chu vi : Muốn tính chu vi hình thoi, ta lấy số đo một cạnh nhân với 4

3 Tính diện tích : Muốn tính diện tích hình thoi, ta lấy tích độ dài hai đường chéo

chia cho 2

m n

Công thức: S =

2

Hình thang

1 Tính chất :

- Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song

- Chiều cao là đoạn thẳng ở giữa hai đáy và vuông góc với hai đáy

- Kí hiệu : đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, chiều cao là h

b

h

a

Trang 3

2 Tính diện tích : Muốn tính diện tích hình thang, ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân

với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2

(a + b) h

Công thức: S =

2

Hoặc : Muốn tính diện tích hình thang, ta lấy trung bình cộng hai đáy nhân với chiều

cao

(a + b)

Công thức: S = h

2

- Tính tổng hai đáy : Lấy diện tích nhân 2 rồi chia cho chiều cao

Công thức: (a + b) = S 2 : h

- Trung bình cộng hai đáy : diện tích chia cho chiều cao

(a + b)

Công thức: = S : h

2

- Độ dài đáy lớn : Ta lấy diện tích nhân 2, rồi chia cho chiều cao rồi trừ cho độ dài

đáy bé

Công thức: a = S 2 : h – b

- Độ dài đáy bé : Ta lấy diện tích nhân với 2, chia cho chiều cao rồi trừ đi độ dài

đáy lớn

Công thức: b = S 2 : h – a

- Tính chiều cao : Lấy diện tích nhân 2 rồi chia cho tổng độ dài hai đáy

Công thức: h = S 2 : (a + b)

Hoặc: Tính chiều cao : Lấy diện tích chia cho trung bình cộng của hai đáy

(a + b)

Công thức: h = S :

2

Hình tam giác

1 Tính chất :

- Hình tam giác có 3 cạnh, ba góc, 3 đỉnh

- Chiều cao là đoạn thẳng hạ từ đỉnh vuông góc với cạnh đối diện

- Kí hiệu đáy là a, chiều cao là h

h

a

2 Tính chu vi : Chu vi hình tam giác là tổng độ dài của 3 cạnh

3 tính diện tích : Muốn tính diện tích,ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng

đơn vị đo) rồi chia cho 2

công thức: S = a h : 2

Trang 4

- Tính cạnh đáy : Ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho chiều cao

Công thức: a = S 2 : h

- Tính chiều cao : Ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho cạnh đáy

Công thức: h = S 2 : a

Hình tròn

1 Tính chất :

- Hình tròn có tất cả các bán kính bằng nhau

- Đường bao quanh hình tròn gọi là đường tròn

- Điểm chính giữa hình tròn là tâm

- Đoạn thẳng nối tâm với một điểm trên hình tròn gọi là bán kính Kí hiệu là r

- Đoạn thẳng đi qua tâm nối hai điểm của hình tròn với nhau gọi là đường kính

Đường kính gấp 2 lần bán kính Kí hiệu là d

r

d

2 Tính chu vi : Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14

Công thức: C = d 3,14

Hoặc : Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với 3,14

Công thức: C = r 2 3,14

- Tính đường kính : Lấy chu vi chia cho số 3,14

Công thức: d = C : 3,14

- Tính bán kính : Lấy chu vi chia 2 rồi chia cho số 3,14

Công thức: r = C : 2 : 3,14

3 Tính diện tích : Muốn tính diện tích hình tròn, lấy bán kính nhân với bán kính rồi

nhân với số 3,14

Công thức: S = r r 3,14

Hình hộp chữ nhật

1 Tính chất : Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 2 mặt đáy, 4 mặt bên

- 8 đỉnh và 12 cạnh

- Có 3 kích thước: chiều dài (a), chiều rộng (b), chiều cao (c)

a

c

b

Trang 5

2 Tính diện tích xung quanh : Muốn tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật,

ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)

Công thức: Sxq = P (đáy) c

Hoặc Sxq = (a + b) 2 c

- Muốn tìm chu vi đáy, ta lấy diện tích xung quanh chia cho chiều cao

Công thức: P (đáy) = Sxq : c

- Muốn tìm chiều cao, ta lấy diện tích xung quanh chia cho chu vi đáy

Công thức: c = Sxq : P (đáy)

- Muốn tìm tổng hai đáy, ta lấy diện tích xung quanh chia hai rồi chia cho chiều

cao

Công thức: (a + b) = Sxq : 2 : c

- Muốn tìm chiều dài, lấy diện tích xung quanh chia cho 2, chia cho chiều cao rồi

trừ đi chiều rộng

Công thức: a = Sxq : 2 : c – b

- Muốn tìm chiều rộng, lấy diện tích xung quanh chia cho 2, chia cho chiều cao rồi

trừ đi chiều dài

Công thức: b = Sxq : 2 : c – a

3 Tính diện tích toàn phần : Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật,

ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy

Công thức: Stp = Sxq + S (2 đáy)

Hoặc Stp = (a + b) 2 c + a b 2

- Muốn tìm diện tích đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng

Công thức: S (đáy) = a b

- Muốn tìm chiều dài, ta lấy diện tích đáy chia cho chiều rộng

Công thức: a = S (đáy) : b

- Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích đáy chia cho chiều dài

Công thức: b = S (đáy) : a

4 Tính thể tích hình hộp chữ nhật : Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân

với chiều cao (cùng đơn vị đo)

Công thức: V = a b c

- Muốn tìm chiều dài, lấy thể tích chia cho hiều rộng rồi chia tiếp cho chiều cao

Công thức: a = V : b : c

- Muốn tìm chiều rộng, lấy thể tích chia cho chiều dài rồi chia tiếp cho chiều rộng

Công thức: b = V : a : c

- Muốn tìm chiều cao, lấy thể tích chia cho chiều dài rồi chia tiếp cho chiều rộng

Công thức: c = V : a : b

Hoặc : lấy thể tích chia cho diện tích đáy

Công thức: c = V : S (đáy)

Hình lập phương

1 Tính chất : Hình lập phương có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau.

- Có 8 đỉnh, 12 cạnh dài bằng nhau

- Kí hiệu cạnh là a

Trang 6

a

2 Tính diện tích xung quanh : Muốn tính diện tích xung quanh hình lập phương ta

lấy diện tích 1 mặt nhân với 4

Công thức: Sxq = a a 4

3 Tính diện tích toàn phần : Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta

lấy diện tích một mặt nhân với 6

Công thức: Stp = a a 6

Ngày đăng: 27/08/2017, 20:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w