Trường THPT Tiểu Cần Tổ Hóa – Sinh Ngày soạn: 02 – 10 - 2008 Tuần: 9 - Tiết: 17 Bài 17 - ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN I - MỤC TIÊU BÀI HỌC - Phân tích được mối quan hệ giữa KG, MT và KH - Nêu được khái niệm và những tính chất của thường biến. - Nêu được khái niệm mức phản ứng, vai trò của KG và MT đối với năng suất của vật nuôi và cây trồng. - Phát triển được kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Phát triển được kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sán xuất và đời sống. * Nội dung trọng tâm của bài Mối quan hệ giữa KG, MT và KH II - THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT Hình 17 SGK phóng to Các tranh ảnh về ảnh hưởng của MT lên sự biểu hiện của gen III - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp học : Ổn định trật tự, kiểm diện học sinh. 2. Kiểm tra kiến thức cũ: - Câu hỏi 1: Cánh phát hiện DT qua TBC ? Ví sao DT qua TBC thuộc dạng DT theo dòng mẹ ? Ý nghĩa thực tiễn của DT qua TBC ? - Câu hỏi 2: Nêu sự khác nhau giữa DADN ti thể và lục lạp với ADN trong nhân ? Chức năng của bộ gen ti thể và lục lạp ? 3. Dạy bài mới: a. Mở bài Theo em, KH của một cơ thể do những yếu tố nào quy định ? Dựa vào câu trả lời của HS, GV liên hệ vào bài. b. Các hoạt động dạy - học * Hoạt động 1: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN, MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học Treo hình 17 phóng to Yêu cầu HS quan phân tích hình để giải các lệnh trong SGK: ? Có nhận xét gì về cách phản ứng với nhiệt độ mối trường của hai giống hoa đỏ và hoa trắng ? ? Có thể rút ra được những KL gì về vai trò của KG và ảnh hưởng của MT đối với sự hình thành tính trạng? ? Các yếu tố nào của MT ngoài có tác động đến sự biểu hiện của tính trạng ? những biến đổi này có DT được không ? Thảo luận nhóm Báo cáo bổ sung và trao đổi với GV để hoàn chỉnh. - Giống hoa đỏ thuần chủng cho ra màu hoa đỏ hay trắng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường; còn giống hoa trắng chỉ cho màu trắng, không phụ thuộc vào nhiết độ mối trường - KG quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước MT. - MT tham gia vào sự hình thành KH cụ thể. - KH là kết quả của sự tương tác giữa KG với MT. Các yếu tố MT có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của tính trạng gồm: ánh sáng, nhiệt độ, độ pH trong đất, chế độ dinh dưỡng, …và những biến đổi 1. Thí nghiệm: (Hoa anh thảo có 2 giống: giống hoa đỏ TC (AA) và giống hoa trắng TC (aa) - Giống hoa đỏ TC (AA) 35 0 C (trắng) (đỏ) 20 0 C - Giống hoa trắng TC (aa) 35 0 C (trắng) (trắng) 20 0 C 2. Kết luận: - Bố mẹ không truyền cho con tính trạng có sẵn mà mà DT một KG: + KG quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước MT. + MT tham gia vào sự hình thành KH cụ thể + KH là kết quả của sự tương tác giữa KG với MT cụ thể - Trong quá trình biểu hiện KH, KG còn chịu tác động của MT bên trong và bên Giáo án Sinh 12 (NC) GVBM: Nguyễn Văn Nâu Trường THPT Tiểu Cần Tổ Hóa – Sinh ? Tác động của MT trong đến sự biểu hiện KH của KG được thể hiện như thế nào ? Cho VD về ảnh hưởng của giới tính đến sự biểu hiện của gen ? ? Thế nào là tính trạng số lựợng, tính trạng chất lượng ? Ứng dụng trong sản xuất:tập hợp các gen có lợi vào một KG để làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi này không DT. Dựa vào thông tin SGK trả lời. Nêu các VD trong SGK Phân biệt được tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. Tìm một số VD minh hoạ Nêu được ứng dụng của tính trạng số lượng vào trong sản xuất. ngoài cơ thể - Tác động của các yếu tố MT trong ảnh hưởng đến hoạt động của gen được thể hiện ở các MQH giữa các gen với nhau, giữa gen trong nhân và TBC hoặc giới tính của cơ thể. VD: (SGK). - Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào KG (ít chịu ảnh hưởng của MT). - Tính trạng số lượng thường là tính trạng đa gen (chịu ảnh hưởng nhiều của MT). * Hoạt động 2: THƯỜNG BIẾN Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học Treo hình về một số thường biến ở động vật và thực vật. ? Thường biến là gì ? Cho VD. ? So sánh những điểm khác nhau giữa thường biến với đột biến ? ? Tại sao thường biến không ditruyền nhưng lại được xem là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá ? Nhắc lại đựợc KN thường biến. Tìm một số VD minh hoạ. Thảo luận nhóm, báo cáo kết quả. THƯỜNG BIẾN ĐỘT BIẾN Biến đổi trong KH không liên quan với biến đổi KG Biến đổi trong KG đưa đến biến đổi KH Mang tính đồng loạt, theo hướng xác định thích ứng với MT Mang tính cá biệt, xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng. Thường có lợi Thường có hại Không di truyềnDitruyền được Dựa vào thông tin SGK trả lời. 1. Khái niệm: Thường biến là những biến đổi ở KH của cùng một KG, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của MT. VD: (SGK) 2. Đặc điểm: (Kết quả thảo luận) 3. Vai trò: Nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về KH, đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của MT. * Hoạt động 3: MỨC PHẢN ỨNG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học ? Mức phản ứng là gì ? ? Đặc điểm của mức phản ứng ? Dựa vào thông tin SGK trả lời 1. Khái niệm: Tập hợp các KH của một KG tương ứng với các MT khác nhau gọi là mức phản ứng. - Mức phản ứng do KG quy định nên ditruyền được. Trong một KG, mỗi gen có mức Giáo án Sinh 12 (NC) GVBM: Nguyễn Văn Nâu Trường THPT Tiểu Cần Tổ Hóa – Sinh Phân tích bản chất của sự mềm dẽo KH là sự tự điều chỉnh của KG giúp sinh vật thích ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường. Mỗi KG có thể tự điều chỉnh KH của mình trong một phạm vi nhất định. ? Nêu vai trò của giống và kĩ thuật sản xuất đối với việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi ? ? Cần phải làm gì để tăng năng suất của cây trồng và vật nuôi ? Thấy được sự khác nhau về mức phản ứng của các tính trạng. Biết được vai trò của giống và kĩ thuật sản xuất trong việc tăng năng suất của cây trồng và vật nuôi. Biết được cách làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trong sản xuất. phản ứng riêng: + Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. + Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. VD: (SGK). 2. Vai trò của giống và kĩ thuật sản xuất trong việc tăng năng suất vật nuôi và cây trồng Trong sản xuất: - KG quy định khả năng về năng suất của một giống . - Kĩ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của một giống trong mức phản ứng do KG quy định - Năng suất là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật Muốn có năng suất cao cần phải nâng cao chất lượng giống (đổi giống, cải tiến giống cũ hoặc tạo giống mới) và hoàn thiện kĩ thuật sản xuất. 4. Củng cố, hoàn thiện kiến thức Nhấn mạnh trọng tâm của bài: - Phần tóm tắt trong khung SGK. - Ý nghĩa của MQH giữa KG, MT và KH đối vời thực tiễn sản xuất. IV – CHUẨN BỊ, DẶN DÒ GV yêu cầu HS về nhà ôn tập lí thuyết dựa vào câu 1; 2; 3 và 4 ở SGK Làm các bài tập chương II Ôn tập chuẩn bị tuần sau kiểm tra 1 tiết Giáo án Sinh 12 (NC) GVBM: Nguyễn Văn Nâu . hiện ngẫu nhiên, không định hướng. Thường có lợi Thường có hại Không di truyền Di truyền được Dựa vào thông tin SGK trả lời. 1. Khái niệm: Thường biến. dạy - học * Hoạt động 1: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN, MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung bài học Treo