1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Trac nghiem bai 2 phan di truyen hoc 12CB

10 769 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 233 KB

Nội dung

BÀI 8. QUI LUẬT MENĐEN: QUI LUẬT PHÂN LI 1. Trong các bước sau đây: I. Lai các dòng thuần chủng với nhau rồi phân tích kết quả lai ở các đời. II. Tạo các dòng thuần khác biệt về các tính trạng. III. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. Trình tự sau đúng với phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen: A. I  II  III. B. I  III  II. C. II  I  III. D. III  II  I. 2. Tính trạng là những đặc điểm hình thái A. tương phản của cùng một loại tính trạng. B. cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. C. bên ngoài của một cơ thể. D. bên trong của một cơ thể. 3. Nội dung sau đúng với qui luật của Međen: mỗi tính trạng của cơ thể do một A. nhân tố di truyền qui định. Do sự phân li đồng đều của mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố. B. nhân tố di truyền qui định. Do sự phân li không đồng đều của mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố. C. một cặp nhân tố di truyền qui định. Do sự phân li đồng đều nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp. D. một cặp nhân tố di truyền qui định. Do sự phân li không đồng đều nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp. 4. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là A. mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng phân li không đồng đều về các giao tử. B. các thành viên trong mỗi cặp alen phân li đồng đều về các giao tử. C. có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các NST trong cặp NST tương đồng. D. mỗi tính trạng đều do một cặp gen không alen qui định. 5. Ở cà chua, quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục. Khi lai hai giống thuần chủng quả tròn và quả bầu dục. Kết quả thu được ở F 1 là A. 100% quả bầu dục. C. 50% quả tròn: 50% quả bầu dục. B. 100% quả tròn. D. 75% quả tròn: 25% quả bầu dục. 6. Ở thỏ, màu lông xám trội hoàn toàn so với lông màu trắng. Khi lai hai dòng thuần chủng lông xám với lông trắng. Kết quả ở F 2 là A. 100% xám. C. 50% trắng: 50% xám. B. 100% trắng. D. 75% trắng: 25% xám. 7. Đem lai cây hoa đỏ (Rr) với cây hoa trắng (rr). Kết quả thu được ở F 1 là A. 100% hoa đỏ (Rr). B. 75% hoa đỏ (Rr): 25% hoa trắng (rr). C. 50% hoa đỏ (RR): 50% hoa trắng (rr). D. 50% hoa đỏ (Rr): 50% hoa trắng (rr). 8. Đem lai phân tích cây đậu thuần chủng có hoa và quả ở trên thân, thu được A. 100% cây có hoa và quả ở ngọn. B. 100% cây có hoa và quả ở trên thân. C. 50% cây có hoa và quả ở trên thân: 50% cây có hoa và quả ở ngọn. D. 75% cây có hoa và quả ở trên thân: 25% cây có hoa và quả ở ngọn. 9. Ở chuột, màu lông vàng trội không hoàn toàn so với màu lông trắng, màu lông kem là tính trạng trung gian. Khi lai hai dòng chuột lông vàng với lông trắng. Kết quả thu được ở F 1 là A. 100% lông vàng. C. 50% lông kem: 50% lông kem. B. 100% lông kem. D. 25% lông trắng: 50% lông vàng: 25% lông kem. 10. Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trội hoàn toàn, người ta áp dụng lai A. thuận và nghịch. B. phân tích. C. xa. D. trở lại. 11. Điều kiện sau không nghiệm đúng với định luật phân li: A. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng tương phản đem lai. B. một gen qui định một tính trạng, gen trội át gen lặn. C. số lượng cá thể thu được phải lớn. D. bố mẹ thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản đem lai. 12. Khi giảm phân tạo giao tử, các alen của cùng một gen phân li A. đồng đều về các giao tử, 100% giao tử chứa các alen. B. không đồng đều về các giao tử, 100% giao tử chứa các alen. C. đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia. D. không đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia. 13. Điều sau đây là không đúng khi đem giao phấn các cây F 1 hoa đỏ (Aa) với nhau: A. cây lai F 1 (Aa) cho 2 loại giao tử A = a = 50%. C. Ở F 2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3: 1. B. tạo thành các hợp tử F 2 có tỉ lệ 1 AA: 2 Aa: 1 aa. D. F 1 có tỉ lệ 1 Aa: 1 aa. 14. Điều sau đây là sai với nhân tố di truyền: A. mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định. B. trong cặp nhân tố di truyền, một có nguồn gốc từ mẹ, một có nguồn gốc từ bố. C. trong tế bào, các nhân tố di truyền không pha trộn mà tồn tại riêng lẻ. D. bố mẹ chỉ truyền cho con một trong hai thành viên của cặp nhân tố di truyền. 15. Ở đậu Hà lan, quả không ngấn (gen B), quả có ngấn (gen b). Đem lai cây có quả không ngấn với cây có quả có ngấn thu được 50% quả không ngấn: 50% quả có ngấn. Phép lai sau là phù hợp: A. BB x bb. B. Bb x Bb. C. Bb x bb. D. bb x bb. 16. Ở chuột, gen D (lông đen), gen d (lông xám). Đem lai chuột đực lông đen với 3 chuột cái sau - Với chuột cái A lông đen thì được chuột con lông màu đen. - Với chuột cái B lông xám thì được chuột con lông màu xám. - Với chuột cái C lông đen thì được chuột con lông màu xám. Chuột đực, cái A, B, C lần lượt có kiểu gen là A. DD, Dd, dd, Dd. B. Dd, Dd, dd, DD. C. Dd, dd, Dd, Dd. D. Dd, DD, dd, Dd. 17. Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng di truyền là A. lai giống. B. lai phân tích. C. phân tích các thế hệ lai. D. sử dụng xác suất thống kê. 18. Dòng thuần về một tính trạng là A. dòng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ. B. đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình. C. dòng luôn có kiểu gen đồng hợp trội. D. cả A và B. 19. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen là A. sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân. B. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn tới sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh. C. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân. D. sự tự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân. 20. Lai phân tích là phép lai giữa A. 2 cơ thể có tính trạng tương phản. B. 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản. C. cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen. D. cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu gen. 21. Cặp phép lai sau là phép lai thuận nghịch: A. ♀ AA x ♂ aa và ♀ Aa x ♂ aa. C. ♀ AABb x ♂ aabb và ♀ AABb x ♂ aaBb. B. ♀ Aa x ♂ aa và ♀ aa x ♂ AA. D. ♀ AABB x ♂ aabb và ♀ aabb x ♂ AABB. 22. Trong trường hợp trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là A. 1 : 2 : 1 và 1 : 2 : 1. B. 3 : 1 và 1 : 2 : 1. C. 1 : 2 : 1 và 3 : 1. D. 3 : 1 và 3 : 1. 23. Khi lai cây hoa màu đỏ lai với cây hoa màu trắng được F 1 toàn hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen qui định một tính trạng. Kết luận sau có thể được rút ra từ kết quả phép lai này: A. đó là tính trội hoàn toàn. B. P thuần chủng. C. F 1 dị hợp tử. D. cả A, B và C. BÀI 9. QUI LUẬT MENĐEN: QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP 1. Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt vàng, trơn trội hoàn toàn so với hạt xanh, nhăn. Đem lai 2 cây đậu thuần chủng: ♀ hạt vàng, trơn với ♂ hạt xanh, nhăn, thu được ở F 2 tỉ lệ kiểu hình là A. 3: 1: 3: 1. B. 1: 1: 1: 1. C. 9: 3: 3: 1. D. 3: 1. 2. Nội dung sau đây đúng với qui luật phân li độc lập của Menđen: các cặp nhân tố di truyền A. phân li độc lập nhau trong quá trình thụ tinh. B. đi chung với nhau trong quá trình hình thành giao tử. C. phân li đồng đều trong quá trình hình thành giao tử. D. phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử. 3. Đem lai 2 cây cà chua thuần chủng: ♀ quả đỏ, tròn với ♂ quả vàng, bầu dục. F 1 thu được 100% quả đỏ, tròn. Ở F 2 thu được: A. 4 kiểu gen, 4 kiểu hình. B. 1 kiểu gen, 1 kiểu hình. C. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình. D. 27 kiểu gen, 8 kiểu hình. 4. Để F 1 thu được tỉ lệ kiểu hình 9: 3: 3: 1 thì kiểu gen của bố mẹ sẽ là (cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, trội hoàn toàn và phân li độc lập): A. BbDD x BbDd. B. BbDd x bbDd. C. BbDd x BbDd. D. BbDd x bbdd. 5. Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt vàng, trơn trội hoàn toàn so với hạt xanh, nhăn. Trong các phép lai sau: I. AABB x AABB. II. Aabb x aaBB. III. AABB x aabb. IV. AaBb x AaBB. Khi đem lai 2 cây bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản. Để F 1 thu được 100% cây hạt vàng, trơn thì phép lai sau là phù hợp: A. II. B. I và II. C. II và III. D. III và IV. 6. Trong thí nghiệm của Menđen, khi lai một cặp cây đậu có cùng kiểu gen và kiểu hình, ở F 1 thu được 243 hạt vàng, trơn: 90 hạt vàng, nhăn: 84 hạt xanh, trơn: 28 hạt xanh, nhăn. Khi phân tích tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F 1 , ông thấy xuất hiện tỉ lệ: A. (1: 1): (1: 1). B. (3: 1): (3: 1). C. (1: 2: 1): (1: 2: 1). D. (3: 1): (1: 1). 7. Gọi n là số cặp gen dị hợp của F 1 (phân li độc lập). Điều sau đây là không đúng: A. số loại giao tử của F 1 là 2 n . B. số loại kiểu gen của F 2 là 3 n . C. tỉ lệ phân li kiểu gen của F 2 là (3 + 1) n . D. số loại kiểu hình của F 2 là 2 n . 8. Nội dung chủ yếu của qui luật phân li độc lập của Menđen là: A. ở F 2 , mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ 3: 1. B. sự phân li của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền của các tính trạng phụ thuộc vào nhau. C. sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng. D. nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F 2 là (3 + 1) n . 9. Điều kiện quan trọng nhất của qui luật phân li độc lập của Menđen là: A. bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai. B. tính trạng trội phải trội hoàn toàn. C. số lượng cá thể phải đủ lớn. D. các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau. 10. Điều kiện sau không nghiệm đúng với qui luật phân li độc lập của Menđen là: A. bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng tương phản đem lai. B. các cặp gen khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. C. tính trạng trội hoàn toàn. Số cá thể thu được phải lớn. D. các cặp gen khác nhau nằm trên một cặp NST tương đồng. 11. Đem lai 2 cây đậu thuần chủng: ♀ hạt vàng, nhăn x ♂ hạt xanh, trơn, thu được ở F 2 các kiểu hình: I. Hạt vàng, trơn. II. Hạt vàng, nhăn. III. Hạt xanh, trơn. IV. Hạt xanh, nhăn. Những kiểu hình sau được gọi là biến dị tổ hợp: A. I và II. B. I và IV. C. III và IV. D. I, II, III và IV. 12. Điều sau không đúng khi lai 2 cây: ♀ hoa trắng, thân cao (aaBB) và ♂ hoa đỏ, thân thấp (Aabb) với nhau (cho biết các gen phân li độc lập): A. cây F 1 sẽ cho 4 loại giao tử: AB = Ab = aB = ab = 25%. B. ở F 2 xuất hiện các kiểu hình theo tỉ lệ 9 hoa trắng, thân cao: 3 hoa đỏ, thân thấp: 3 hoa trắng, thân cao: 1 hoa trắng, thân thấp. C. tỉ lệ kiểu gen ở F 2 là AABB: 2 AaBB: 2 AaBb: 4 AaBb: 1 AAbb: 2 Aabb: 1 aaBB: 2 aaBb: 1 aabb. D. ở F 1 xuất hiện 100% cây hoa đỏ, thân cao. * Dữ kiện dùng cho câu 13 và 14: Ở chuột, lông đen (gen A), lông ngắn (gen B), lông trắng (gen a), lông dài (gen b). 13. Để F 1 thu được 72 con lông đen, ngắn: 69 con lông đen, dài: 71 con lông trắng, dài và 68 con lông trắng, ngắn thì kiểu gen cặp chuột bố mẹ là: A. AaBb x Aabb. B. AaBb x aaBb. C. AaBb x aabb. D. Aabb x aabb. 14. Trong một phép lai, ở F 1 thu được 331 con lông đen, ngắn: 293 con lông đen, dài: 102 con lông trắng, dài: 111 con lông trắng, ngắn. Kiểu gen của cặp chuột bố mẹ là A. AaBb x Aabb hoặc aaBb x AaBb. B. AaBb x aaBb. C. AaBb x Aabb. D. AaBb x AaBb. 15. Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản, tính trạng trội hoàn toàn, các cặp gen phân li độc lập. Số lượng các loại kiểu gen ở F 2 là A. 4. B. 9. C. 16. D. 27. 16. Phép lai sau cho nhiều biến dị tổ hợp nhất: A. AaBbDd x AaBBDd. B. AabbDd x AaBbDd. C. AabbDd x AaBbDd. D. AaBbDd x AaBbDd. 17. Khi đem lai 2 cá thể đều có kiểu gen AaBb. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn có được là A. 6,25%. B. 12,5%. C. 25%. D. 50%. * Xét 3 cặp alen của một loài phân li độc lập nhau. Sử dụng dữ kiện này trả lời câu hỏi 18  21. 18. Các cá thể đồng hợp về một cặp gen, có kiểu gen là: A. AABbDd hoặc AaBBDd hoặc AaBbDD. B. aaBbDd hoặc AabbDd hoặc AaBbdd. C. AABBDD hoặc AABBdd hoặc AAbbDD hoặc AAbbdd. D. cả A và B đúng. 19. Cá thể mang hai cặp gen đồng hợp lặn, kiểu gen có thể là một trong trường hợp. A. 2. B. 6. C. 4. D. 8. 20. Cá thể mang hai cặp gen dị hợp, kiểu gen có thể là một trong trường hợp. A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. 21. Cá thể mang hai cặp gen đồng hợp, kiểu gen có thể là một trong trường hợp. A. 12. B. 10. C. 8. D. 4. * Biết A qui định thân cao, a qui định thân thấp; B: hoa kép, b: hoa đơn; D: màu tím, d: màu trắng. Dữ kiện này dùng cho các câu hỏi 22  29. 22. Cây thân cao, hoa kép, màu tím có kiểu gen là một trong trường hợp. A. 8. B. 4. C. 6. D. 2. 23. Cá thể có kiểu gen AaBbDd tạo loại giao tử aBd với tỉ lệ A. 1/2. B. 1/4. C. 1/8. D. 1/16. * Cho hai cá thể bố mẹ giao phối với nhau có kiểu gen AaBbDd x aabbdd. Dữ kiện này dùng cho các câu hỏi 24  29. 24. Tỉ lệ xuất hiện kiểu gen AaBbDd ở F 1 là A. 1/16. B. 1/8. C. 1/4. D. 1/2. 25. Tỉ lệ xuất hiện kiểu gen aabbdd ở F 1 là A. 1/16. B. 1/2. C. 1/8. D. 1/4. 26. Tỉ lệ xuất hiện kiểu gen AaBBDD ở F 1 là A. 0. B. 1/2. C. 1/4. D. 1/8. 27. Loại kiểu hình A-B-D- xuất hiện ở F 1 với tỉ lệ là A. 6,25%. B. 12,5%. C. 18,75%. D. 25%. 28. Loại kiểu hình A-bbD- xuất hiện ở F 1 với tỉ lệ là A. 6,25%. B. 12,5%. C. 18,75%. D. 25%. 29. Loại kiểu hình aaB-dd xuất hiện ở F 1 với tỉ lệ là A. 0. B. 12,5%. C. 18,75%. D. 25%. BÀI 10. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN * Ở một loài đậu thơm, màu hoa trắng khi trong kiểu gen có 1 trong 2 alen trội hoặc đồng hợp lặn. Dùng cho câu 1, 2 và 3. 1. Lai hai dòng thuần chủng đều có hoa trắng ở F 1 thu được 100% hoa đỏ. Kiểu gen của P là A. AABB x aabb. B. aaBB x aaBB. C. AAbb x aaBB. D. Aabb x AAbb. 2. Khi cho các cây hoa đỏ F 1 tự thụ phấn, ở F 2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. B. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng. C. 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. D. 13 hoa đỏ: 3 hoa trắng. 3. Tính trạng màu sắc của hoa trong các dòng đậu thơm là kết quả của hiện tượng A. tương tác cộng gộp. B. tương tác bổ sung. C. tương tác giữa các alen. D. tác động nhiều mặt của gen. 4. Khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều locut gen tương tác nhau, trong đó mỗi alen cùng đóng góp một phần như nhau vào sự biểu hiện của cùng một tính trạng được gọi là A. tương tác cộng gộp. B. tương tác bổ sung. C. tương tác át chế. D. tác động nhiều mặt của gen. 5. Lai hai cây có kiểu gen AaBb với nhau. Trong trường hợp tương tác cộng gộp, ở F 2 sẽ xuất hiện tỉ lệ A. 9: 7. B. 9: 6: 1. C. 12: 3: 1. D. 15: 1. 6. Cho các tính trạng sau: I. Sản lượng thóc. II. Sản lượng sữa. III. Màu da ở người. IV. Chiều cao ở người. V. Khối lượng cơ thể gia súc. VI. Hình dạng quả. Các tính trạng chịu tác động cộng gộp của nhiều gen không alen là A. I, II, III, VI. B. I, III, IV, VI. C. IV, V, VI. D. I, II, III, IV, V. 7. Điểm giống nhau giữa lai 2 tính trạng và tác động giữa 2 cặp gen không alen phân li độc lập là A. mỗi cặp gen alen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau. B. F 1 (AaBb) cho 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau. C. F 2 thu được 16 kiểu tổ hợp giao tử và 9 kiểu gen. D. cả 3 yù A, B và C. 8. Điều sau đây không đúng với tính đa hiệu của gen: A. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện nhiều tính trạng khác nhau. B. gen đa hiệu không phủ nhận mà còn mở rộng thêm học thuyết Menđen. C. mỗi một gen cùng loại đóng góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng. D. khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ ảnh hưởng đến các tính trạng nó chi phối. * Ở ngô, chiều cao được qui định bởi 3 cặp alen. Mỗi alen trội làm cho cây lùn đi 20 cm. Người ta đem lai cây thấp nhất với cây cao nhất 210 cm. Dùng cho câu 9, 10, 11 và 12. 9. Kiểu gen của cây thấp nhất là A. A 1 A 1 A 2 A 2 A 3 A 3 . B. a 1 a 1 a 2 a 2 a 3 a 3 . C. A 1 a 1 A 2 a 2 A 3 A 3 . D. A 1 A 1 A 2 a 2 A 3 a 3 . 10. Kiểu gen của cây cao nhất là A. A 1 A 1 A 2 A 2 A 3 A 3 . B. a 1 a 1 a 2 a 2 a 3 a 3 . C. A 1 a 1 A 2 a 2 A 3 A 3 . D. A 1 A 1 A 2 a 2 A 3 a 3 . 11. Chiều cao của cây F 1 là A. 20 cm. B. 105 cm. C. 120 cm. D. 150 cm. 12. Kiểu gen của cây F 1 là A. A 1 A 1 A 2 A 2 A 3 A 3 . B. a 1 a 1 a 2 a 2 a 3 a 3 . C. A 1 a 1 A 2 a 2 A 3 a 3 . D. A 1 A 1 A 2 a 2 A 3 a 3 . * Dữ kiện dùng cho câu 13 và 14. Trong một gia đình bố da đen (AABBDD), mẹ da trắng (aabbdd). 13. Con trai họ da nâu có kiểu gen là A. AABbDd. B. AaBBDD. C. AaBbDd. D. AaBbDD. 14. Người con trai lấy vợ có cùng kiểu gen. Xác xuất để có một người con có màu da trắng nhất là A. 1/16. B. 1/8. C. 1/4. D. 1/64. 15. Loại tác động qua lại nào của gen có liên quan đến năng suất của nhiều giống vật nuôi, cây trồng? A. cộng gộp. B. cộng gộp. C. át chế. D. đa hiệu. 16. Đem lai 2 thứ ngô đều có thân thấp, ở F 2 thu được 126 cây thân cao và 98 cây thân thấp. Kiểu gen của P là A. AABB x aabb. B. AaBb x AaBb. C. AAbb x aaBB. D. AaBb x aabb. 17. Ở một loài thực vật, khi lai giữa dạng hoa đỏ thẫm thuần chủng với dạng hoa trắng thuần chủng được F 1 toàn hoa màu hồng. Khi cho F 1 tự thụ phấn, ở F 2 thu được tỉ lệ: 1 đỏ thẫm: 4 đỏ tươi: 6 hồng: 4 đỏ nhạt: 1 trắng. Qui luật di truyền đã chi phối phép lai này là A. tương tác át chế giữa các gen không alen. B. tương tác bổ trợ giữa các gen không alen. C. tương tác cộng gộp giữa các gen không alen. D. phân li độc lập. BÀI 11. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN 1. Dựa vào thí nghiệm dưới đây: Ptc: ♀ thân xám, cánh dài x ♂ thân đen, cánh cụt F 1 : 100% thân xám, cánh dài Pa : ♂ F 1 thân xám, cánh dài x ♀ thân đen, cánh cụt F a : 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt Điều sau đây không đúng: A. Gen qui định màu thân và hình dạng cánh nằm trên cùng một NST. B. Gen qui định màu thân và hình dạng cánh nằm trên các NST khác nhau. C. Các gen nằm trên cùng 1 NST di truyền cùng với nhau thành nhóm gen liên kết. D. Ở ruồi đực các tính trạng liên kết hoàn toàn với nhau. 2. Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, vậy số nhóm gen liên kết tối đa là A. 4. B. 8. C. 16. D. 32. 3. Ở cơ thể lai F 1 có kiểu gen BV, trong trường hợp liên kết gen sẽ cho các loại giao tử sau: bv A. BV = Bv = bV = bv = 25%. B. BV = 100%. C. BV = bv = 50%. D. Bv = bV = 50%. 4. Một tế bào có kiểu gen AB Dd khi giảm phân bình trường thực tế cho loại tinh trùng. ab A. 1. B. 2. C. 4. D. 8. 6. Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Kiểu gen AaBD khi lai phân tích sẽ cho thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là: bd A. 3: 3: 1: 1. B. 1: 1: 1: 1. C. 1: 2: 1. D. 3: 1. 7. YÙ nghĩa của liên kết gen là: A. hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. B. làm tăng các biến dị tổ hợp. C. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. D. cả A và B. 8. Trong thực tế chọn giống, hiện tượng liên kết gen có yù nghĩa là: A. tạo nhiều biến dị tổ hợp nên chọn được những giống tốt. B. tạo nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc cá thể. C. tạo nhiều biến dị tổ hợp nên chọn được những giống có những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau. D. hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Trong chọn giống chọn được những giống mang những nhóm tính trạng tốt đi kèm nhau. 9. Dựa vào thí nghiệm dưới đây: Ptc: ♀ thân xám, cánh dài x ♂ thân đen, cánh cụt F 1 : 100% thân xám, cánh dài Pa : ♀ F 1 thân xám, cánh dài x ♂ thân đen, cánh cụt F a : 40% thân xám, cánh dài: 40% thân đen, cánh cụt: 10% thân xám, cánh cụt: 10% thân đen, cánh dài. Điều sau đây không đúng: A. Kiểu gen của ruồi ♀ F 1 BV. B. Tần số hoán vị gen là 10%. bv C. Kiểu gen của ruồi ♂ trong phép lai phân tích là bv. D. Tỉ lệ kiểu hình Fa là 4: 4: 1: 1. bv 10. Khi cho P dị hợp tử về 2 cặp gen không alen (mỗi gen qui định một tính trạng) lai phân tích. Tần số hoán vị gen được tính bằng phần trăm số cá thể có A. hoán vị gen trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích. B. kiểu hình giống P trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích. C. kiểu hình khác P trên tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích. D. có kiểu hình trội 11. Ở cơ thể lai F 1 có kiểu gen BV, trong trường hợp liên kết gen không hoàn toàn (tần số bv hoán vị gen là 20%) sẽ cho các loại giao tử sau: A. BV = Bv = bV = bv = 25%. B. BV = bv = 50%. C. BV = bv = 40%; bV = bv = 10%. D. Bv = bV = 50%. 12. Một tế bào có kiểu gen AB Dd khi giảm phân có trao đổi chéo xảy ra có thể tối đa cho ab loại trứng. A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. 13. YÙ nghĩa của hoán vị gen là: A. làm tăng các biến dị tổ hợp. B. các gen quí nằm trên các NST khác nhau có thể tổ hợp với nhau thành nhóm gen liên kết mới. C. ứng dụng lập bản đồ di truyền. D. Cả A, B và C. 14. YÙ nghĩa sau đây không phải của hoán vị gen: A. là cơ sở để lập bản đồ gen. B. làm tăng biến dị tổ hợp, tạo nguồn biến dị di truyền cho tiến hóa. C. đảm bảo sự di truyền từng nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau. D. các gen quí trên các NST tương đồng tổ hợp với nhau thành nhóm gen liên kết mới. 15. Điều sau không đúng với bản đồ gen: A. là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trong nhóm liên kết. B. khoảng cách giữa các gen trong bản đồ di truyền được đo bằng tần số hoán vị gen. C. 1 đơn vị Moocgan = 10% hoán vị gen = 10 cM. D. giúp các nhà chọn giống rút ngắn thời gian tạo giống. 16. Hoán vị gen chỉ có yù nghĩa khi: A. các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp. B. tạo ra bởi sự tổ hợp lại các gen không tương ứng trên NST. C. trong kiểu gen chỉ cần có 1 cặp gen dị hợp. D. các gen nằm trên các NST tương đồng khác nhau. 17. Phát biểu sau đây là không đúng khi nói về tần số hoán vị gen không vượt quá 50%: A. không phải mọi tế bào sinh dục đều xảy ra hoán vị gen khi giảm phân. B. các gen hoán vị nằm trên các NST khác nhau. C. các gen càng nằm gần nhau trên một NST thì sức liên kết càng lớn. D. trao đổi đoạn xảy ra giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST tương đồng. 18. Điều sau đây là không đúng với tần số hoán vị gen: khoảng cách giữa 2 gen A. alen trên NST càng lớn thì sức liên kết càng nhỏ và tần số hoán vị gen càng thấp. B. không alen trên NST càng lớn thì sức liên kết càng nhỏ và tần số hoán vị gen càng thấp. C. không alen trên NST càng lớn thì sức liên kết càng nhỏ và tần số hoán vị gen càng cao. D. alen trên NST càng lớn thì sức liên kết càng nhỏ và tần số hoán vị gen càng cao. 19. Hiện tượng hoán vị gen có đặc điểm: A. các gen trên một NST thì phân li cùng nhau trong quá trình phân bào hình thành nhóm gen liên kết. B. trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, hai gen tương ứng trên một cặp NST tương đồng có thể trao đổi chỗ cho nhau. C. khoảng cách giữa hai cặp gen càng lớn thì tần số hoán vị gen càng cao. D. cả B và C. 20. Muốn phân biệt di truyền liên kết hoàn toàn với di truyền đa hiệu người ta sử dụng phương pháp A. lai phân tích. B. gây đột biến. C. cho trao đổi chéo. D. cả B và C. BÀI 12. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN 1. Loại tế bào sau có chứa NST giới tính: A. giao tử. B. tế bào sinh dưỡng. C. tế bào sinh dục sơ khai. D. cả A, B và C. 2. Điều sau đây là không đúng với NST giới tính: A. là loại NST chỉ chứa gen qui định giới tính. B. trong cặp XY có những đoạn tương đồng và không tương đồng. C. đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST. D. có 2 thành phần cơ bản là protein và ADN. 3. Sự hình thành các tính trạng giới tính trong đời cá thể chịu sự chi phối của yếu tố: A. sự tổ hợp của NST giới tính trong thụ tinh. B. ảnh hưởng của môi trường và các hoocmon sinh dục. C. do NST mang gen qui định tính trạng. D. cả A, B và C. 4. Ở loài giao phối, cơ sở vật chất chủ yếu qui định tính trạng của mỗi cá thể là A. nhân giao tử. B. tổ hợp NST trong nhân của hợp tử. C. bộ NST trong tế bào sinh dục. D. bộ NST trong tế bào sinh dưỡng. 5. Ở chim và bướm, NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng A. đồng giao tử. B. dị giao tử. C. XO. D. XXY. 6. Sinh vật sau có bộ NST của con cái là XX, của con đực là XO: A. bướm. B. thỏ. C. châu chấu. D. gà. 7. Hiện tượng di truyền thẳng liên quan đến trường hợp gen A. trội trên NST thường. B. lặn trên NST thường. C. trên NST Y. D. lặn trên NST X. 8. Bệnh sau đây là do gen lặn di truyền liên kết với giới tính qui định: A. bạch tạng. B. mù màu. C. điếc di truyền. B. thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. 9. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết giới tính là A. các gen qui định tính trạng thường nằm trên NST giới tính. B. sự phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính dẫn tới sự phân li, tổ hợp của các gen qui định tính trạng thường nằm trên NST giới tính. C. sự phân li, tổ hợp của NST giới tính dẫn tới sự phân li, tổ hợp của các gen qui định giới tính. D. sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST thường. 10. YÙ nghĩa của di truyền liên kết giới tính là A. giải thích được một số bệnh, tật di truyền liên quan đến NST giới tính như bệnh mù màu, máu khó đông B. có thể sớm phân biệt được cá thể đực, cái nhờ các gen qui định tính trạng thường liên kết với giới tính. C. chủ sinh con theo yù muốn. D. cả A và B. 11. Sự di truyền các tính trạng do gen nằm trên NST X có đặc điểm: A. ở cá thể XY chỉ cần một alen lặn nằm trên NST X là biểu hiện ra kiểu hình. B. có hiện tượng di truyền chéo. C. kết quả phép lai thuận và nghịch khác nhau. D. cả A, B và C. 12. Ở người, sự di truyền các tính trạng do gen nằm trên NST Y có đặc điểm: A. biểu hiện không đồng đều giữa nam và nữ. B. không tuân theo các qui luật di truyền. C. có hiện tượng di truyền thẳng. D. các tính trạng di truyền từ mẹ sang con. 13. Trong phép lai thuận, nghịch nếu cho kết quả khác nhau ở 2 giới thì gen qui định tính trạng nằm A. trên NST thường. B. trên NST giới tính. C. trong ti thể. D. ở ngoài nhân. 14. Trong các thí nghiệm sau đây: I. P ♀ hạt vàng x ♂ hạt xanh  F 1 : 100% hạt vàng. II. P ♀ hạt xanh x ♂ hạt vàng  F 1 : 100% hạt vàng. III. P ♀ lá đốm x ♂ lá xanh  F 1 : 100% lá đốm. IV. P ♀ lá xanh x ♂ lá đốm  F 1 : 100% lá xanh. V. P ♀ loa kèn xanh x ♂ loa kèn vàng  F 1 : 100% loa kèn xanh. VI. P ♀ loa kèn vàng x ♂ loa kèn xanh  F 1 : 100% loa kèn vàng. Kết quả phép lai sau đúng với di truyền ngoài nhân: A. I, II, III, IV. B. I, II. C. I, II, V, VI. D. III, IV, V, VI. 15. Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan với trường hợp gen A. trong tế bào chất. B. trên NST thường. C. trên NST Y. D. trên NST X. 16. Để xác định một tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen ở tế bào chất qui định, người ta sử dụng phương pháp lai A. gần. B. phân tích. C. xa. D. thuận nghịch. 17. Dạng biến dị sau đây là thường biến: A. bệnh máu khó đông ở người. B. bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người. C. bệnh mù màu ở người. D. hiện tượng co mạch máu và da tái ở thú khi trời rét. 18. Ở người, các bệnh sau đây do đột biến gen lặn nằm trên NST X gây ra: A. bạch tạng, hồng cầu hình liềm. B. mù màu, máu khó đông. C. tật dính ngón tay 2 và 3, túm lông trên tai. D. bệnh tớcnơ, Claiphentơ. 19. Trong thực tiễn sản xuất, di truyền liên kết với giới tính có yù nghĩa A. chọn được những nhóm tính trạng tốt ở con đực để làm giống. B. phát hiện sớm giới tính ở sinh vật để tiến hành nuôi phù hợp. C. tạo dòng thuần, củng cố những tính trạng mong muốn ở con giống. D. chọn được những cá thể mang nhóm gen tốt để làm giống. 20. Đặc điểm sau là không đúng với di truyền qua tế bào chất: A. các tính trạng hoàn toàn do gen của lục lạp nằm trong tế bào chất của noãn qui định. B. các tính trạng di truyền không tuân theo qui luật di truyền. C. tế bào chất của giao tử cái được tạo ra từ mẹ có vai trò chủ yếu trong di truyền. D. vai trò của tế bào sinh dục ♂ và ♀ ngang nhau. 21. Ở tế bào, gen ngoài NST có trong A. nhân. B. ti thể, lạp thể. C. ti thể, lạp thể, plasmit. D. nhân, ti thể, lạp thể. 22. Ở người, bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST X gây ra. Trong một gia đình, bố bị bệnh mù màu, mẹ bình thường, con trai họ bị bệnh mù màu. Kiểu gen của bố và mẹ sẽ là: A. X M Y x X M X M . B. X m Y x X M X M . C. X M Y x X M X m . D. X m Y x X M X m . 23. Ở người, tật dính ngón tay 2 và 3, có túm lông trên tai là do gen nằm A. trên NST thường gây ra. B. trên NST Y gây ra. C. trong tế bào chất gây ra. D. trên NST X gây ra. 24. Điều không đúng với NST giới tính: A. luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. B. số cặp NST bằng 1. C. mang các gen qui định giới tính. D. mang các gen qui định tính trạng thường. 25. Trong các đặc điểm sau đây: I. Lượng ADN ít. II. ADN + Histôn. III. Xoắn kép, vòng. IV. ADN trần. V. Lượng ADN nhiều. VI. Xoắn kép, thẳng. ADN ti thể có đặc điểm A. I, II, III. B. II, V, VI. C. II, III, V. D. I, III, IV. BÀI 13. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN 1. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện qua sơ đồ sau: A. gen (ADN)  tARN  tính trạng. B. gen (ADN)  mARN  polipeptit  protein  tính trạng. C. gen (ADN)  mARN  tính trạng. D. gen (ADN)  mARN  đipeptit  tính trạng. 2. Phát biểu sau đây là đúng: A. bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã có mà truyền đạt một kiểu gen. B. kiểu gen qui định khả năng của cơ thể trước môi trường. C. kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. D. Cả A, B và C. 3. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng một kiểu gen nhưng biểu hiện màu trung gian khác nhau gữa đỏ và tím tùy thuộc vào pH của đất. Điều này chứng tỏ: A. mức độ biểu hiện kiểu hình của hoa rất đa dạng. B. có sự di truyền các kiểu hình của hoa từ mẹ cho con. C. mức độ biểu hiện của kiểu gen phụ thuộc vào pH của đất. D. chỉ có màu trung gian phụ thuộc vào tác động pH của đất. 4. Mức phản ứng của kiểu gen là tập hợp các A. kiểu gen của một kiểu hình tương ứng với các môi trường khác nhau. B. kiểu gen của một kiểu hình tương ứng với các môi trường giống nhau. C. kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường giống nhau. D. kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. 5. Hiện tượng kiểu hình của một kiểu gen có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự A. thích nghi của sinh vật. B. thích nghi kiểu gen. C. mềm dẻo kiểu hình. D. tương tác giữa kiểu gen và môi trường. 6. Tính trạng sau có mức phản ứng hẹp: A. tốc độ sinh trưởng, màu lông, màu hạt. B. khối lượng, số lượng hạt trên một bông lúa. C. hình dạng hạt, độ dài lông, màu mắt. D. khối lượng, năng suất, hàm lượng lipit. 7. Điều sau không đúng với bệnh phêninkêtô niệu: A. do một gen lặn nằm trên NST giới tính qui định. B. do sự rối loạn chuyển phêninalanin. C. gây bệnh thiểu năng trí tuệ ở trẻ em. D. ở trẻ em, phát hiện sớm và ăn kiêng giảm phêninalanin thì trẻ sẽ phát triển bình thường. 8. Tính trạng sau có mức phản ứng rộng: A. khối lượng, năng suất, hàm lượng lipit. B. khối lượng, năng suất, sản lượng trứng, sữa. C. tốc độ sinh trưởng, màu lông, màu hạt. D. hình dạng hạt, độ dài lông, màu mắt. 9. Sự mềm dẻo về kiểu hình ở sinh vật phụ thuộc vào: A. môi trường. B. kiểu gen. C. kiểu gen và môi trường sống. D. sự thay đổi kiểu gen. 10. Trong chăn nuôi, khi được chăm sóc tốt nhất thì lợn Ỉ Nam Định 10 tháng tuổi không vượt quá 50 kg, nhưng lợn Đại Bạch đạt 185 kg. Điều này cho thấy: A. kiểu gen qui định giới hạn năng suất của vật nuôi hay cây trồng. B. kĩ thuật sản xuất qui định năng suất của một giống trong giới hạn mức phản ứng. C. năng suất là kết quả tác động giữa giống và biện pháp kĩ thuật. D. Cả A, B và C. 11. Phát biểu sau không đúng với thường biến: A. là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen. B. phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. C. không do sự biến đổi kiểu gen. D. là sự biến đổi các kiểu gen của cùng một kiểu hình. 12. Đặc điểm sau không đúng với thường biến: A. biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định. B. biến đổi kiểu hình. C. biến đổi kiểu gen giúp sinh vật thích ứng với môi trường. D. không di truyền. 13. Loại biến dị sau là biến dị không di truyền: A. thường biến. B. đột biến dị bội. C. thường biến, biến dị tổ hợp. D. thường biến, đột biến số lượng NST. 14. Ví dụ sau không phải là thường biến: A. chồn, cáo thay đổi bộ lông theo mùa. B. cây bàng, cây xoang rụng lá vào mùa đông. C. lúa Trân châu lùn có nhiều hạt. D. số lượng hồng cầu tăng lên khi người di chuyển lên vùng cao. 15. Trong sản xuất, người ta vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để: A. cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn. B. hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu đến năng suất. C. tạo ra những giống tốt có kiểu gen thay đổi vượt trội so với giống cũ. D. tạo ra những biến dị di truyền có năng suất cao hơn. . a 1 a 1 a 2 a 2 a 3 a 3 . C. A 1 a 1 A 2 a 2 A 3 A 3 . D. A 1 A 1 A 2 a 2 A 3 a 3 . 10. Kiểu gen của cây cao nhất là A. A 1 A 1 A 2 A 2 A 3 A 3 . B. a 1 a 1 a 2 a 2 a 3 a 3 a 1 a 1 a 2 a 2 a 3 a 3 . C. A 1 a 1 A 2 a 2 A 3 A 3 . D. A 1 A 1 A 2 a 2 A 3 a 3 . 11. Chiều cao của cây F 1 là A. 20 cm. B. 105 cm. C. 120 cm. D. 150 cm. 12.

Ngày đăng: 06/03/2014, 14:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w