BÀI1. GEN, MÃ DITRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
1. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
A. mã di truyền. B. bộ ba mã hóa (codon). C. gen. D. bộ ba đối mã (anticodon).
* Cho các dữ kiện sau đây (dùng cho câu 1, 2 và 3):
I. Nằm ở đầu gen. II. Nằm ở cuối gen.
III. Khởi động quá trình phiên mã. IV. Mang tín hiệu khởi động.
V. Mang thông tin mã hóa các axit amin. VI. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
2. Điều dưới đây đúng với vùng điều hòa của gen:
A. I, IV. B. I, III. C. I, III, IV. D. I, III, V.
3. Điều dưới đây đúng với vùng mã hóa:
A. I. B. II. C. III. D. V.
4. Điều dưới đây đúng với vùng kết thúc:
A. II, VI. B. II, IV. C. I, VI. D. II, IV.
5. Đặc điểm dưới đây không đúng với mã di truyền:
A. mã ditruyền là mã bộ ba. B. mỗi loại sinh vật đều có một bộ mã ditruyền khác nhau.
C. được đọc từ 1 điểm xác định. D. được lưu trữ trong ADN.
6. Trong 64 bộ ba thì có ……………. bộ ba không mã hóa cho axit amin.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
7. Các bộ ba sau qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là
A. UUA, UAG, UAX. B. UAA, UAG, UGA.
C. UAA, UGA, UGX. D. UAU, UAG, UGA.
8. Bộ ba sau được xem là mã mở đầu: A. AGU. B. AUG. C. GAU. D. AUX.
9. Điều sau đây đúng với gen:
A. ở sinh vật nhân thực, các gen có vùng mã hóa liên tục.
B. ở sinh vật nhân sơ, có các gen phân mảnh.
C. một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định.
D. một đoạn ADN tổng hợp một sản phẩm xác định.
10. Điều dưới đây không đúng với cấu trúc của gen:
A. trong 3 vùng cấu tạo nên cấu trúc gen, chỉ vùng mã hóa mang thông tin di truyền.
B. trong 2 mạch, mạch đơn chứa thông tin có chiều 3’ 5’.
C. trong 2 mạch, mạch đơn bổ sung có chiều 3’ 5’.
D. sản phẩm do gen điều khiển tổng hợp có thể là polipeptit, ARN.
11. Quan sát hình về cấu trúc chung của 1 gen sau:
(1) (2) (3)
Trong các vùng cấu tạo nên gen cấu trúc thì vùng (2) có vai trò:
A. mang tín hiệu kết thúc phiên mã. B. mang thông tin mã hóa các axit amin.
C. kiểm soát quá trình phiên mã. D. mang tín hiệu khởi động.
12. Trong chu kì tế bào, quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra trong pha
A. S. B. G
1
. C. G
2
. D. M.
13. Trong quá trình tự nhân đôi thì enzim ADN polimeraza có vai trò:
A. tách dần 2 mạch đơn của phân tử ADN.
B. giúp các phân tử ADN xoắn trở lại.
C. gắn các nucleotit tự do vào 2 mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.
D. hình thành các liên kết hidro trong các phân tử ADN con.
* Dùng chung cho câu 13 và 14: Cho các enzim sau :
I. Enzim nối ligaza. II. Enzim tháo xoắn. III. Enzim ADN polimeraza.
14. Quá trình sao chép phân tử ADN có sự tham gia của enzim
A. I. B. II. C. II, III. D. I, II, III.
15. Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ
A. I. B. II. C. II, III. D. I, II, III.
16. Trong quá trình tự nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của ADN
A. một cách ngẫu nhiên. B. theo chiều 3’ 5’ trên mạch khuôn và chiều 5’ 3’ trên mạch bổ sung.
C. theo chiều 5’ 3’. D. theo chiều 5’ 3’ trên mạch khuôn và chiều 3’ 5’ trên mạch bổ sung.
17. Mã ditruyền là mã bộ , tức là cứ nucleotit xác định một axit amin.
A. một/một B. hai/hai C. ba/ba D. bốn/bốn
18. Mã ditruyền có tính thoái hóa là
A. một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin. B. nhiều bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc.
C. nhiều bộ ba cùng xác định 1 axit amin. D. trong 64 bộ ba có 3 bộ ba không mã hóa.
19. Mã ditruyền có tính phổ biến là do
A. có số lượng bộ ba ở các loài đều rất lớn. B. ở các loài, một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin.
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. D. ở các loài, nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
BÀI 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
1. Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ARN. B. ADN. C. protein. D. ADN và ARN.
2. Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ARN. B. ADN. C. protein. D. ADN và ARN.
3. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polomeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen
A. theo chiều 3’ 5’. B. theo chiều 5’ 3’.
C. một cách ngẫu nhiên. D. theo chiều 3’ 5’ hoặc 5’ 3’.
4. Loại phân tử sau làm nhiệm vụ khuôn mẫu cho dịch mã ở riboxom:
A. gen. B. mARN. C. tARN. D. rARN.
5. Trong các giai đoạn sau:
I. Tổng hợp mARN. II. Tổng hợp rARN.
III. Hoạt hóa axit amin. IV. Tổng hợp chuỗi polipeptit.
Quá trình dịch mã gồm các giai đoạn:
A. I, IV. B. II, III. C. III, IV. D. I, II, III, IV.
6. Trong quá trình sinh tổng hợp protein, ARN vận chuyển (tARN) có vai trò
A. khuôn mẫu cho dịch mã ở riboxom. B. mang axit amin đến riboxom để dịch mã.
C. kết hợp với protein tạo nên riboxom. D. lưu trữ chương trình tổng hợp protein.
7. Trong quá trình dịch mã, các axit amin hoạt hóa gắn vào tARN tương ứng nhờ các
A. liên kết cộng hóa trị. B. liên kết hidro và liên kết cộng hóa trị.
C. các enzim đặc hiệu. D. các enzim đặc hiệu và ATP.
8. Trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit, axit amin nối với nhau nhờ liên kết
A. cộng hóa trị. B. ion. C. peptit. D. hidro.
9. Trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit nhờ
A. enzim đặc hiệu. B. năng lượng ATP.
C. enzim ARN polimeraza. D. enzim đặc hiệu và ATP.
10. Trong quá trình tổng hợp protein, trên mạch mARN có các codon như sau:
AXX – UUA – XXU – GUX – XAG
Các tARN mang các bộ ba đối mã tương ứng lần lượt là:
A. UGG – AAU – GGU – XAG – GUX. B. UGG – AAA – GGG – GUX – XAG.
C. UGG – AAU – GGA – XAG – GUX. D. AXX – AAU – XXU – XAG – GUX.
11. Trong quá trình tổng hợp protein, ARN thông tin (mARN) có vai trò
A. truyền thông tin ditruyền từ ADN tới protein. B. mang axit amin đến riboxom để dịch mã.
C. kết hợp với protein tạo nên riboxom. D. lưu trữ chương trình tổng hợp protein.
12. Trong quá trình tổng hợp protein ở tế bào nhân thực, chuỗi polipeptit được tổng hợp có axit
amin mở đầu là
A. lơxin. B. alanin. C. xêrin. D. mêtiônin.
* Cho các codon sau đây (dùng cho câu 13 và 14):
I. XUU. II. AUG. III. UAG. IV. UAA.
V. UAX. VI. UAG. VII. GGU. VIII. AGA.
15. Trong mạch mARN, codon mở đầu là
A. I. B. II. C. III. D. IV.
16. Trong mạch mARN, codon kết thúc có thể là một trong ba codon kết thúc sau:
A. I, II, III. B. IV, V, VI. C. III, IV, VI. D. VI, VII, VIII.
17. Một đoạn gen có trình tự nucleotit sau: TAX GGA XAU XGA TAA. Các codon tương ứng trên
mARN là
A. AUG XXU XAU XGA TAA. B. AUG XXU GUA GXU AUU.
C. AUG GGA GAU GGU ATT. D. AAX GGA GUA XXU UAA.
18. Trong quá trình tổng hợp protein ở tế bào nhân sơ, chuỗi polipeptit được tổng hợp có axit amin
mở đầu là
A. foocmin mêtiônin. B. thrêônin. C. xêrin. D. mêtiônin.
19. Điều sau không đúng với quá trình phiên mã:
A. xảy ra trong nhân tế bào. B. ở kì trung gian.
C. lúc NST ở dạng chưa xoắn. D. lúc NST ở dạng xoắn.
BÀI 3. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
1. Hai nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hòa qua opêron ở vi khuẩn đường ruột
(E.coli) và đã nhận được giải thưởng Nôben về công trình này là
A. Jacôp và Paxtơ. B. Jacôp và Mônô. C. Mônô và Paxtơ. D. Paxtơ và Linnê.
2. Vùng O trong cấu trúc opêron Lac của E.coli, gọi là
A. vùng khởi động. B. vùng vận hành. C. gen điều hòa. D. gen cấu trúc.
3. Trong cấu trúc opêron Lac, các gen cấu trúc kiểm soát tổng hợp các enzim phân giải lactôzơ để
cung cấp năng lượng cho tế bào được kí hiệu là
A. Z, Y, R. B. P, O, Z. C. Z, Y, A. D. O, Z, Y.
4. Trong opêron Lac, nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã, được kí hiệu là
A. O. B. P. C. R. D. Z.
5. Trong điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, phát biểu sau đây là đúng: gen điều hòa R
A. kiểm soát hoạt động lactôzơ trong tế bào. B. khi hoạt động tạo nên protein ức chế.
C. là thành phần của một opêron. D. phân bố liên tục với các gen khác tạo thành cụm.
6. Chất ức chế tác dụng lên opêron ở vùng A. O. B. Z. C. Y. D. A.
7. Loại gen có khả năng điều hòa hoạt động các gen của opêron được kí hiệu là
A. R. B. Y. C. Z. D. A.
8. Trong môi trường không có lactôzơ, hoạt động không xảy ra:
A. protein ức chế không liên kết được với vùng vận hành.
B. phân tử lactôzơ liên kết với protein ức chế.
C. ARN polimeraza tác động vùng khởi động phiên mã.
D. protein ức chế vùng vận hành nên không phiên mã được.
9. Thành phần cấu tạo của một opêron Lac gồm
A. vùng khởi động P và gen điều hòa R.
B. vùng khởi động P và một nhóm gen cấu trúc khác.
C. gen điều hòa R, vùng khởi động P, vùng vận hành O và gen cấu trúc.
D. vùng khởi động P, vùng vận hành O và một nhóm gen cấu trúc.
10. Trong opêron Lac, các gen Z, Y, A kiểm soát tổng hợp các enzim phân giải
A. lactozo. B. galactozo. C. mantozo. D. saccarozo.
11. Trong môi trường không có lactozo:
A. protein ức chế không liên kết với vùng vận hành.
B. ARN kích thích vùng khởi động phiên mã.
C. protein ức chế liên kết với vùng vận hành, gen cấu trúc không hoạt động.
D. protein ức chế làm biến đổi cấu trúc operon.
12. Trong opêron Lac, các gen Z, Y, A là các gen
A. khởi động kiểm soát sự tổng hợp các enzim. B. cấu trúc.
C. điều hòa hoạt động tổng hợp các gen ức chế. D. ức chế các hoạt động phiên mã.
13. Ở sinh vật nhân thực, bên cạnh vùng khởi động, kết thúc phiên mã còn có gen
A. gây tăng cường, gen bất hoạt. B. cấu trúc.
C. điều hòa. D. ức chế.
14. Quan sát mô hình về operon Lac dưới đây:
P O 1 2 3
Thứ tự 1, 2, 3 tương ứng các gen
A. Z, A, Y. B. A, Z, Y. C. Z, Y, A. D. Y, Z, A.
15. Ở sinh vật, có những tế bào chứa đầy đủ các gen nhưng một số gen không hoạt động đồng thời
là do quá trình
A. ức chế hoạt động của gen. B. kìm hãm hoạt động của gen.
C. điều hòa hoạt động của gen. D. hoạt động của gen bị rối loạn.
16. Ý nghĩa của điều hòa hoạt động gen:
A. tiết kiệm năng lượng. B. tiết kiệm không gian.
C. tiết kiệm nguyên liệu. D. hạn chế đột biến gen xảy ra.
17. Điểm khác biệt giữa điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực so với sinh vật nhân sơ là:
A. cơ chế điều hòa đơn giản. B. thành phần tham gia ít.
C. có nhiều mức điều hòa khác nhau. D. không có gen tăng cường
BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN
1. Điều sau đây không đúng với đột biến gen:
A. những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen. B. có các dạng như thay thế, thêm, mất, đảo vị trí nucleotit.
C. liên quan đến một cặp hoặc một số cặp nucleotit. D. làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể.
2. Chất hóa học sau đây có khả năng gây đột biến thay thế A – T bằng G – X:
A. etilen. B. metanol. C. benzen. D. 5-bromuraxin (5BU).
3. Trong các vi sinh vật sau:
I. Vi khuẩn lactic. II. Virut viêm gan B. III. Virut Herpes.
IV. Virut cúm. V. Virut đậu mùa.
Các vi sinh vật gây ra đột biến gen:
A. I và II. B. II và III. C. III và IV. D. IV và V.
4. Đặc điểm sau đây không đúng với đột biến gen:
A. là biến dịdi truyền. B. xảy ra ngẫu nhiên, vô hướng.
C. xuất hiện với tần số cao. D. đột biến có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
5. Trong quá trình tiến hóa và chọn giống thì đột biến gen có vai trò:
A. là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tạo nên những giống vật nuôi và cây trồng tốt.
B. tạo nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống.
C. làm xuất hiện các alen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
D. tạo nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
6. Trong tự nhiên, tất cả các gen đều có thể đột biến với tần số là:
A. 10
-2
– 10
-1
. B. 10
-3
– 10
-2
. C. 10
-4
– 10
-2
. D. 10
-6
– 10
-4
.
7. Đột biến gen dạng thay thế nucleotit làm biến đổi codon này thành codon khác nhưng cùng mã hóa cho
một axit amin được gọi là đột biến
A. đồng nghĩa. B. vô nghĩa. C. dịch khung. D. nhầm nghĩa.
8. Thể đột biến là cá thể mang
A. những tính trạng biến đổi đột ngột, gián đoạn. B. gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
C. gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu gen. D. các kiểu hình có hại.
9. Đột biến gen sau không làm thay đổi thành phần nucleotit của gen:
A. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. B. đảo vị trí các cặp nucleotit.
C. thêm một cặp nucleotit. D. mất một cặp nucleotit.
10. Trong đột biến gen, dạng thay thế một cặp nucleotit dẫn đến đột biến vô nghĩa là do biến đổi codon
A. này thành codon khác nhưng cùng mã hóa cho một axit amin.
B. xác định axit amin thành codon kết thúc.
C. xác định axit amin thành condon xác định axit amin mở đầu.
D. xác định axit amin thành condon xác định axit amin khác.
11. Đột biến gen dạng thay thế nucleotit làm biến đổi codon này thành codon khác mà không cùng mã hóa
cho một axit amin nào được gọi là đột biến
A. đồng nghĩa. B. vô nghĩa. C. dịch khung. D. nhầm nghĩa.
12. Sự biến đổi sau đây xảy ra trong gen dẫn đến đột biến dịch khung:
A. thêm một cặp nucleotit trong gen. B. thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác.
C. mất một cặp nucleotit trong gen. D. thêm hoặc mất một cặp nucleotit trong gen.
13. Biến dị tổ hợp là do sự
A. sắp xếp lại các gen đã biến đổi trong hệ gen. B. thay đổi cấu trúc gen tạo nên những tổ hợp gen mới.
C. sắp xếp lại các gen đã có trong hệ gen. D. thay đổi số lượng gen tạo nên những tổ hợp gen mới.
14. Đột biến không qua ditruyền sinh sản hữu tính là đột biến
A. tiền phôi. B. hợp tử. C. xôma. D. giao tử.
15. Đột biến gen xảy ra ở những lần nguyên phân của hợp tử, ở giai đoạn phôi 2 – 8 tế bào là đột biến
A. tiền phôi. B. hợp tử. C. xôma. D. giao tử.
16. Gen lặn đột biến được phát tán trong quần thể nhờ quá trình
A. giao phối. B. chọn lọc tự nhiên. C. thụ tinh. D. phân li.
17. Cho biết bộ ba mã hóa trên mARN như sau:
AUG: metionin GGU: glixin XGU: arginin XXU: prolin UXU, UXG: xerin
Một đoạn phân tử ADN có trình tự các cặp nucleotit:
Mạch 1: ATG – TXT – XGT – GGT – XXT
Mạch 2: TAX – AGA – GXA – XXA – GGA
Trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen ban đầu là
A. metionin – xerin – xerin – glixin – prolin. B. metionin – xerin – glixin – xerin – prolin.
C. metionin – xerin – prolin – glixin – xerin. D. metionin – xerin – prolin – glixin – xerin.
BÀI 5. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
1. Ở vi khuẩn, nhiễm sắc thể (NST) là phân tử
A. ADN mạch kép. B. ADN mạch vòng, kép, không liên kết với protein.
C. ARN. D. ADN mạch vòng, kép, liên kết với protein.
2. Ở sinh vật nhân thực, thành phần hóa học của chất nhiễm sắc gồm
A. ADN và ARN. B. ADN và protein loại hoston.
C. ADN và lopoprotein. D. ARN và protein loại histon
3. Điều sau đây không đúng với đột biến cấu trúc NST:
A. gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn và đảo đoạn.
B. được ứng dụng trong chọn giống để tạo giống mới.
C. là một trong những con đường dẫn đến sự hình thành loài mới.
D. những biến đổi trong cấu trúc NST dẫn đến sự sắp xếp lại các nucleotit.
4. Trong các chức năng sau:
I. Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
II. Tham gia vào quá trình tổng hợp một sản phẩm xác định.
III. Điều hòa hoạt động của gen.
IV. Giúp tế bào phân chia đều vật chất ditruyền vào tế bào con.
Chức năng của NST là:
A. I và II. B. III và IV. C. II, III và IV. D. I, III và IV.
5. Trong các loại đột biến NST, loại sau đây được sử dụng trong nghiên cứu ditruyền để xác
định vị trí gen trên NST là đột biến
A. mất đoạn NST. B. lặp đoạn NST. C. chuyển đoạn NST. D. đảo đoạn NST.
6. Trong các loại đột biến NST, loại sau đây làm tăng số lượng gen trên NST là đột biến
A. mất đoạn NST. B. lặp đoạn NST. C. chuyển đoạn NST. D. đảo đoạn NST.
7. Trong các loại đột biến:
I. Đột biến mất đoạn NST. II. Đột biến chuyển đoạn NST không tương đồng.
III. Đột biến lặp đoạn NST. IV. Đột biến đảo đoạn NST.
Loại đột biến xảy ra trong 1 NST:
A. I và II. B. III và IV. C. I, II và III. D. I, III và IV.
8. Loại đột biến sau ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật:
A. mất đoạn NST. B. lặp đoạn NST. C. chuyển đoạn NST. D. đảo đoạn NST.
9. Hiện tượng lặp đoạn là do
A. một đoạn cromatic này đứt ra gắn vào sợi cromatic khác.
B. trao đổi chéo không cân giữa các cromatic.
C. một đoạn cromatic bị đứt ra rồi gắn vào lại vị trí cũ trên sợi cromatic.
D. một đoạn cromatic bị đứt ra và gắn vào vị trí khác của sợi cromatic khác.
10. Ở ruồi giấm, loại đột biến sau xảy ra liên quan đến NST số II và NST số III là loại đột biến
A. mất đoạn NST. B. lặp đoạn NST. C. chuyển đoạn NST. D. đảo đoạn NST.
11. Trong quá trình phân bào, NST được quan sát rõ nhất ở kì
A. đầu. B. giữa. C. sau. D. cuối.
12. Trong đột biến NST, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
Đột biến này được gọi là đột biến
A. mất đoạn NST. B. lặp đoạn NST. C. chuyển đoạn NST. D. đảo đoạn NST.
13. Đột biến sau không làm mất vật liệu ditruyền là đột biến
A. mất đoạn NST. B. lặp đoạn NST. C. chuyển đoạn NST. D. đảo đoạn NST.
14. Vật chất ditruyền có ở virut là
A. NST. B. axit nucleic. C. nucleoxom. D. ADN hoặc ARN.
15. Loại đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi vật chất ditruyền là đột biến
A. mất đoạn. B. lặp đoạn. C. chuyển đoạn không tương hỗ. D. đảo đoạn.
BÀI 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
1. Đột biến số lượng NST là những biến đổi
A. trong cấu trúc của NST. B. về số lượng gen trong tế bào.
C. trong cấu trúc của gen. D. về số lượng NST trong nhân tế bào.
2. Trong quá trình phân bào, sự rối loạn làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li
dẫn đến đột biến
A. chuyển đoạn NST. B. lặp đoạn NST. C. dị bội. D. đa bội.
3. Đột biến lệch bội (dị bội) là những biến đổi về
A. cấu trúc NST chỉ xảy ra ở một hay một số cặp NST. B. số lượng NST chỉ xảy ra toàn bộ số cặp NST.
C. số lượng NST chỉ xảy ra ở một hay một số cặp NST. D. số lượng NST chỉ xảy ra ở một cặp NST.
4. Phát biểu sau đây đúng về người mắc bệnh Đao: bộ NST
A. chỉ có ở một NST giới tính X. B. có ba NST số 17.
C. chỉ có một NST giới tính Y. D. có ba NST 21.
5. Phát biểu sau đây đúng với hiện tượng dị đa bội:
A. cả hai bộ NST lưỡng bội của 2 giống cùng tồn tại trong một tế bào sinh dưỡng.
B. cả hai bộ NST lưỡng bội của 2 khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào sinh dưỡng.
C. gia tăng số NST đơn bội của cùng một loài lên n lần.
D. gia tăng số NST đơn bội của hai giống khác nhau lên n lần.
6. Trong quá trình đột biến, thể tứ bội được hình thành là do:
A. sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội 2n với nhau.
B. sự kết hợp của các giao tử đơn bội n với nhau.
C. tất cả các NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử không phân li.
D. cả 2 câu A và C.
7. Đặc điểm sau không đúng với thể đa bội:
A. số lượng ARN tăng gấp bội. B. có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn.
C. phát triển mạnh, chống chịu tốt. D. quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
8. Phép lai tạo thể song nhị bội là lai
A. kinh tế. B. xa. C. cải tiến. D. giao phối gần.
9. Điều sau không đúng với thể lệch bội
A. được sử dụng để xác định vị trí các gen trên NST.
B. có thể sử dụng để thay thế các NST theo yù muốn ở cây trồng.
C. có thể sử dụng để tạo ra thể dị bội ở một số cây trồng.
D. là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống.
10. Một tế bào xôma lưỡng bội bị đột biến dẫn đến sự hình thành các thể:
I. Thể không. II. Thể một. III. Thể ba. IV. Thể bốn.
Bộ NST của các thể I, II, III, IV được kí hiệu lần lượt tương ứng:
A. 2n, 2n + 1; 2n + 3; 2n + 4. B. 2n – 2; 2n – 1; 2n +1; 2n + 4.
C. 2n – 2; 2n – 1; 2n +1; 2n + 2. D. 2n, 2n + 1; 3n; 4n.
11. Ở người, loại bệnh, tật sau đều do đột biến lệch bội gây ra:
A. bệnh bạch tạng, loạn sắc. B. bệnh Đao, Tớcnơ, Claiphentơ.
C. bệnh Đao, hồng cầu hình liềm. D. bàn tay 6 ngón, sứt môi.
12. Một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu AaBbDd. Sau khi đột biến lệch bội ở cặp NST Aa, bộ NST của
loài có thể là
A. AaaBbDd hoặc AAAaBbbDd hoặc AaaaBbDd. B. AaaBbDd hoặc AAAaBbDdd.
C. ABbDd hoặc aBbDd hoặc BbDd. D. AAaBbDd hoặc AaaBbbDd hoặc AaaaBbDd.
13. Trong quá trình đột biến, thể tự tam bội là do:
A. sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội 2n với nhau.
B. sự kết hợp của các giao tử đơn bội n với giao tử lưỡng bội 2n.
C. tất cả các NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử không phân li.
D. cả 2 câu B và C.
14. Lúa mì có bộ NST 2n = 14. Do tác động của môi trường xảy ra đột biến, số lượng NST trong tế bào
của cây đột biến là 42. Thể đột biến là A. tam bội. B. tứ bội. C. ngũ bội. D. lục bội.
15. Ở cà chua, 2n = 24. Do tác động hóa học đã xảy ra thể đột biến bốn, cây cà chua đột biến có số
lượng NST là A. 16. B. 22. C. 26. D. 28.
16. Ở cà độc dược, 2n = 24. Dạng đột biến thể ba có số lượng NST là
A. 13. B. 15. C. 25. D. 27.
. gen đều có thể đột biến với tần số là:
A. 10
-2
– 10
-1
. B. 10
-3
– 10
-2
. C. 10
-4
– 10
-2
. D. 10
-6
– 10
-4
.
7. Đột biến gen dạng thay thế nucleotit. tương ứng:
A. 2n, 2n + 1; 2n + 3; 2n + 4. B. 2n – 2; 2n – 1; 2n +1; 2n + 4.
C. 2n – 2; 2n – 1; 2n +1; 2n + 2. D. 2n, 2n + 1; 3n; 4n.
11 . Ở người, loại bệnh,