Trường THPT A Duy Tiên Kế hoạchcánhânnămhọc 2008 -2009 Sở GD - ĐT Hà Nam Trường THPT A Duy Tiên ***&*** KẾHOẠCH GIẢNG DẠY VÀ CÔNG TÁC CÁNHÂNNĂMHỌC2008 – 2009 Họ và tên: Nguyễn Văn Thịnh Chức vụ: Giáo viên Sinh học Đơn vị công tác: Tổ Hoá - Sinh – Công nghệ - Trường THPT A Duy Tiên Nhiệm vụ được giao: Phụ trách phòng thí nghiệm Sinh học Dạy Sinh các lớp: 12A1, 12A2, 12A7, 10A5 – 10A9 Chủ nhiệm lớp 12A7 A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NĂMHỌC2008-2009 I. KHÁI QUÁT, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG HỌC SINH − Về môn học: Môn sinh học thực hiện theo chương trình cải cách giáo dục, nhìn chung nội dung trong từng bài từng tiết dạy khá nhiều và dài so với khả năng nhận thức của học sinh. − Về học sinh: Đây là môn học mà đa số học sinh còn chưa chú ý học, còn coi là môn phụ, về nhà chưa dành nhiều thời gian để học một cách nghiêm túc, nên chất lương còn nhiều hạn chế. Khảo sát chất lượng đầu năm như sau: Môn Lớp Học lực Sinh 12A1 Khá, giỏi:60% Trung bình:30% Yếu: 10 % 12A2 Khá giỏi: 70% Trung bình:25% Yếu: 5% 12A7 Khá giỏi: 15% Trung bình:65% Yếu: 20% 10A5 Khá giỏi: 35% Trung bình:55% Yếu: 10% 10A6 Khá giỏi: 25% Trung bình:50% Yếu: 25% 10A7 Khá giỏi: 25% Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ Người viết: Nguyễn Văn Thịnh Trường THPT A Duy Tiên Kế hoạchcánhânnămhọc 2008 -2009 Trung bình:65% Yếu: 10% 10A8 Khá giỏi: 10% Trung bình:75% Yếu: 15% 10A9 Khá giỏi: 17% Trung bình:63% Yếu: 20% II. ĐÁNH GIÁ VỀ DIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU 1. Điểm mạnh − Nămhọc2008-2009 là năm thứ 47 của trường THPT A Duy Tiên, một trường có bề dày về thành tích, hơn nữa đây là nămhọc thứ ba trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia. Vì vậy trường đã có nhiều thành tích nổi bật về mọi mặt so với các trường trong khối THPT. − Học sinh của trường đã có ý thức thực sự trong việc học tập. Có nhiều em ngoan, chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ. Một số em có nguyện vọng theo khối đã say sưa trong việc học tập. − Cơ sở vật chất của lớp học tương đối đầy đủ, bước đầu đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. − Phần lớn các em học sinh đã có ý thức trong việc thực hiện các nền nếp nội quy của nhà trường. − Ban giám hiệu và ban chi uỷ nhà trường quan tâm sát sao hơn đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. 2. Điểm yếu − Nămhọc2008-2009 là nămhọc thứ ba áp dụng chương trình thay sách ở bậc THPT. Sách mới, kiến thức vẫn còn mới, phương pháp mới là một thách thức rất lớn đối với cả người dạy và người học. − Hiện nay giáo viên và học sinh vẫn chưa định hướng được phương pháp thi cử kiểm tra đánh giá cho nămhọc2008 – 2009. − Một số thiết bị thí nghiệm thực hành của khối 12 còn chưa nhập về. Thiết bị thí nghiệm thực hành của khối 10 và 11 còn thiếu. − Chương trình mới có rất nhiều thí nghiệm thực hành, trong khi đó cơ sở vật chất hiện có của nhà trường vẫn chưa đủ đáp ứng. Năng lực dạy và làm thực hành ở cả thày và trò còn nhiều hạn chế. − Đây là nămhọc thực hiện cuộc vận động: “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học”. Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ Người viết: Nguyễn Văn Thịnh Trường THPT A Duy Tiên Kế hoạchcánhânnămhọc 2008 -2009 Tuy nhiên cơ sở vật chất lớp học vẫn chưa đáp ứng đủ điểu kiện để có thể đưa công nghệ thông tin vào việc dạy học. − Vẫn còn một số học sinh mải chơi, chưa ý thức được việc học tập của mình, chưa có động cơ học tập đúng đắn, chưa tập trung vào học. Vì vậy kết quả học tập còn chưa cao. Vì vậy để giữ vững những thành tích như những năm trước đòi hỏi thày trò trường THPT A Duy Tiên phải thực sự nỗ lực cố gắng trong giảng dạy và học tập. III. ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY 1. Điều kiện giảng dạy của giáo viên − Nhà trường đã trang bị kịp thời SGK, SGV cho giáo viên cơ sở vật chất cho dạy và học tương đối đầy đủ. Dụng cụ thí nghiệm, hoá chất, phòng học bộ môn đã có nhưng chưa kịp thời, một số còn thiếu nên làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy nhất là các giờ thực hành. − Tài liệu tham khảo còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên.Vì vậy việc giảng dạy của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. 2. Điều kiện học tập của học sinh Một số em còn chưa có chú ý đến việc học tập, không có ý thức tự giác học, SGK, sách tham khảo còn thiếu nên kết quả học tập còn chưa cao. B. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN I. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 1. Đi sâu nghiên cứu bài soạn − Chấp hành nghiêm chỉnh công tác chuyên môn, giảng dạy đúng kếhoạch theo phân phối chương trình. Thực hiện đầy đủ mọi nội quy qui chế chuyên môn của nhà trường và nghành đề ra. − Lên lớp, vào lớp đúng giờ. Có đủ giáo án đã được ký duyệt trước khi lên lớp. − Đảm bảo ký duyệt giáo án trong tuần vào các buổi sáng thứ hai của tuần đó. − Trong mỗi học kỳ có đầy đủ kếhoạch cụ thể về việc dự giờ, hội giảng, rút kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn. Dự giờ ít nhất 1 tiết/tuần. − Với các lớp có nhiều học sinh khá phải dạy kiến thức nâng cao, mở rộng. Còn các lớp đại trà khi giảng bài phải chú ý tới việc tinh giản kiến thức sao cho dễ hiểu, dễ tiếp thu bài. Phần trọng tâm phải nhấn mạnh, khắc sâu, đặc biệt chú ý tới những học sinh yếu, kém. − Tạo mọi điều kiện để học sinh được lên phòng thí nghiệm ở các tiết thực hành, chú ý rèn kỹ năng thao tác, quan sát, nhận xét cho học sinh. − Áp dụng phương pháp mới vào việc dạy học. Đối với mỗi bài dạy phải áp dụng một phương pháp riêng để tiết học đạt hiệu quả cao nhất. Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ Người viết: Nguyễn Văn Thịnh Trường THPT A Duy Tiên Kế hoạchcánhânnămhọc 2008 -2009 2. Kiểm tra − Đổi mới phương pháp, nội dung kiểm tra đánh giá để đánh giá sát và đúng đối với năng lực của từng học sinh, chống quay cóp, sử dụng tài liệu trong các giờ kiểm tra. − Kiểm tra theo đúng quy định. + Kiểm tra 1 tiết theo đúng phân phối chương trình. Kết hợp giữa kiểm tra trắc nghiệm với kiểm tra tự luận trong một bài. + Kiểm tra 15 phút như sau: Mỗi học kỳ kiểm tra ít nhất 2 bài theo thống nhất của tổ nhóm chuyên môn về nội dung và thời gian tiến hành. Bài kiểm tra 15 phút ra theo lối tự luận. + Kiểm tra thêm ngoài quy định mỗi lớp 2 bài để đánh giá và phân loại học sinh. − Những bài kiểm tra có nhiều em đạt điểm yếu (Dưới 60 %) phải có kếhoạch kiểm tra lại để lấy điểm. − Mỗi lần kiểm tra đều giữ lại một bài điểm cao, một bài điểm thấp, nộp về giáo vụ để lưu vào hồ sơ chuyên môn. 3. Về cải tiến phương pháp áp dụng đúc rút kinh nghiệm − Khiêm tốn học hỏi, tự nghiên cứu để dạy theo phương pháp mới, phát huy tính tích cực của học sinh. Giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động. − Thường xuyên cải tiến phương pháp, tự mình tìm ra phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với từng nội dung kiến thức và phù hợp với từng đối tượng học sinh. − Biết lựa chọn những sự vật, hiện tượng phù hợp, sắp xếp, sử dụng một cách hợp lý trong từng bài giảng để học sinh dễ tiếp thu kiến thức. II. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ − Tích cực tham gia và xây dựng các chương trình ngoại khoá theo quy định của trường, của tổ chuyên môn. − Tổ chức ngoại khoá cho học sinh bằng nhiều hình thức như: Hái hoa dân chủ, câu lạc bộ môn học, tham quan dã ngoại v.v . III. HỒ SƠ − Có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định, với chất lượng tốt. − Tích cực sưu tầm, tích luỹ tài liệu làm hồ sơ riêng. IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC − Sử dụng những đồ dùng ở phòng thí nghiệm của nhà trường đã trang bị một cách triệt để và có hiệu quả cao. − Tích cực tự làm đồ dùng dạy học, sưu tầm các mẫu vật, tranh ảnh, dụng cụ có trong tự nhiên để hỗ trợ cho bài dạy. Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ Người viết: Nguyễn Văn Thịnh Trường THPT A Duy Tiên Kế hoạchcánhânnămhọc 2008 -2009 V. DỰ GIỜ − Tích cực dự giờ, thăm lớp để học hỏi đồng nghiệp đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. − Sau mỗi tiết dự đều có đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể. VI. TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG − Tích cực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn. − Thường xuyên trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nhất là đối với những bài khó. − Giành nhiều thời gian đọc, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu qua những phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet và qua thực tế cuộc sống để bổ sung kiến thức cho bài soạn. Từ đó làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động, phù hợp với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu và dễ tiếp thu kiến thức. C. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU − Đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp trường. − 100% học sinh lên lớp, đỗ tốt nghiệp. − Hội giảng, thanh tra đạt loại giỏi. − Sáng kiến kinh nghiệm đạt loại khá, giỏi. − Quản lý và khai thác tốt phòng thí nghiệm Sinh học. D. CÁC CÔNG TÁC KHÁC − Tham gia nhiệt tình, đầy đủ, có chất lượng mọi hoạt động của trường cũng như của các đoàn thể trong nhà trường. − Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Duy Tiên, ngày 01 tháng 10 năm2008 Người viết Nguyễn Văn Thịnh Tổ Hóa – Sinh – Công nghệ Người viết: Nguyễn Văn Thịnh . Tiên Kế hoạch cá nhân năm học 2008 - 2009 Sở GD - ĐT Hà Nam Trường THPT A Duy Tiên ***&*** KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY VÀ CÔNG TÁC CÁ NHÂN NĂM HỌC 2008 – 2009. Tiên Kế hoạch cá nhân năm học 2008 - 2009 Tuy nhiên cơ sở vật chất lớp học vẫn chưa đáp ứng đủ điểu kiện để có thể đưa công nghệ thông tin vào việc dạy học.