Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
94,5 KB
Nội dung
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀIĐề tài: “ Rèn luyện kó năng nói trong phân môn Tập làm văn lớp 8 Họ và tên: Đơn vò công tác : 1. Lý do chọn đề tài: Trong quá trình giảng dạy học sinh THCS, tôi nhận thấy rằng đa số học sinh trong giờ học Tập làm văn rất ngại nói hoặc không tự tin khi nói trước đông người, mặc dù trong giờ chơi, trong cuộc sống các em nói năng lưu loát.Vì thế với phương pháp giảng dạy theo chương trình đổi mới từ năm 2002, tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm để nâng cao chất lượng đặc biệt các giờ luyệân nói tiếâng Việt tự tin, thành thạo.Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đềtài này. 2. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: . Đềtàiđề cặp đến việc rèn luyện kó năng nói trong Tập làm văn lớp 8A1, 8A2 . Ap dụng phương phương pháp nghiên cứu tài liệu, dự giờ, đối chiếu kết quả, … 3. Đềtài đưa ra giải pháp mới: Giúp cho học sinh THCS có kó năng nói theo chủ đề một cách tự tin, mạch lạc. 4. Hiệu quả áp dụng: Qua quá trình giảng dạy vận dụng phương pháp dạy học đổi mới tích cực, giúp cho học sinh kó năng nói trước tập thể về kiểu bài văn vừa được học và thể hiện suy nghó cá nhân về những vấn đề gần gũi , thiết thực với cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt từ năm học 2005-2006, 2006-2007 chất lượng được nâng cao dần từ học sinh yếu kém có thể nói lưu lốt, nói đúng theo chủ đề. 5. Phạm vi áp dụng: Đềtài có thể áp dụng cho các khối lớp trường THCS. A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục phổ thông, ngành giáo dục nước ta đang tích cực thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học tạo ra sự phát triển mới và nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo . 1 Từ năm 2002-2003, bậc THCS đã thực hiên chương trình sách giáo khoa mới, trong đó phương pháp dạy va học có nhiều đổi mới. Đặc biệt trong phân môn Tập Làm Văn, tăng tính thực hành ứng dụng, mỗi học kì sẽ có 2 tiết luyện nói gắn với từng văn bản tạo lập trong chương trình. Mục đích các giờ học này là tiếp tục rèn luyện cho học sinh kó năng nói trước tập thể và hiểu bài văn vừa học để thể hiện suy nghó cá nhân về những vấn đề gần gũi, thiết thực với cuộc sống hằng ngày. Đối với các em học sinh lớp 8 , luyện nói trong nhà trường là giúp các em học sinh có thói quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Luyện nói được thực hiện một cách hệ thống theo những chủ đề nhất đònh , gắn với nhũng vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ: lời mạch lạc, liên kết, các nghi thức lới nói, các qui tắc hội thoại, cử chỉ, nét mặt, âm lượng sức hấp dẫn … Đặc biệt các giờ luyện nói trong chương trình vẫn là rèn cho học sinh có kỹ năng nói Tiếng Việt tự tin, thành thạo. Để học sinh nhanh chóng làm quen, áp dụng kỹ năng nói trong mỗi tiết dạy học Ngữ văn, nhất là đối với phân môn Tập Làm Văn, tôi mạnh dạn chọn đềtài “Rèn luyện kó năng nói trong phân môn Tập làm văn lớp 8” mình đang giảng dạy. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đềtài rèn luyện kỹ năng nói trong môn Tập Làm Văn của chương trình Ngữ Văn Lớp 8. Đối tượng học sinh là học sinh lớp 8A 1 , 8A 2 trường THCS 3. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 8A 1 ,8A 2 Trường THCS Đềtài thực hiện trong năm học 2007- 2008 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình giảng dạy tthường phát hiện học sinh rất ngại nói, ngại phát biểu hoặc phát biểu không rõ ràng, mạch lạc nên việc rèn luyện kỹ năng nói nhằm giúp học sinh biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, mạch lạc và liên kết. Tơi vận dụng một số phương pháp để nghiên cứu đềtài như sau: a. Đọc và nghiên cứu tài liệu: Qua chương trình giảng dạy, tơi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến mơn Ngữ văn lớp 8 như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế giảng dạy, sách bồi dưỡng thường xun, sách báo thuộc văn học, nhất là các tài liệu có liên quan đến việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh 2 b.Phương pháp điều tra: Ngồi việc tự nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu phương pháp giảng dạy phù hợp với tiết dạy, tơi thường xun dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp trong tổ để việc vận dụng phương pháp giảng dạy đạt kết quả tốt hơn Để học sinh có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện, tơi thực hiện các hình thức kiểm tra, đàm thoại, trắc nghiệm … phát huy tính tích cực, tính sáng tạo chủ động của học sinh. c. Giả thuyết khoa học: Nếu như đề tài nghiên cứu của tơi thành cơng và được áp dụng cho tất cả các khối lớp, sau khi học xong chương trình THCS thì học sinh có thể tự tin bước vào học tiếp chương trình THPT hoặc bước vào cuộc sống vì các em khơng còn sợ mình sẽ nói lạc đềtài hay khơng biết cách diễn đạt điều mình muốn nói. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Theo phương pháp dạy học trước đây là theo lối “thầy cơ giao nói, trò ghi” thì hiện nay với việc thực hiện tinh thần giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Trọng Di nêu trong báo Khoa học và Đời sống ngày 8. 3. 2004 thì việc áp dụng phương pháp mới cũng khơng nên phủ nhận hồn tồn phương pháp truyền thống mà phải vận dụng phù hơp theo hướng tích cực. Chúng ta ai cũng biết rằng kỹ năng được hình thành trong cả quá trình học tập và rèn luyện, tích luỹ thường xuyên của mỗi học sinh. Và kỹ năng nói cũng vậy, không chỉ một sớm một chiều mà có được lưu loát, mà có thể biết trình bày trước tập thể với một nội dung nào đó. Và không phải học sinh nào cũng thực hiện được, cho nên giáo viên đã chú trọng và nâng cao kó năng nói cho học sinh lớp 8 trong quá trình giảng dạy. Mặt khác đối với học sinh THCS, nhu cầu trình bày, diễn đạt về một vấn đề, một nội dung rất cần thiết. Đặc biệt kó năng nói, nói trước tập thể lớp của học sinh rất quan trọng, vì thế nên cấu tạo chương trình vẫn có tiết luyện nói mạch lạc theo chủ đề 2. Cơ sở thực tiễn: Có một thực tế cho thấy học sinh càng lớn càng ngại nói, ngại phát biểu trước tập thể. Chính vì thế, rèn luyện kỹ năng nói trong phân môn Tập Làm Văn là một trong những kỹ năng quan trọng được vận dụng khá nhiều không chỉ trong luyện nói mà cả trong quá trình học tập. 3 Khi dạy học theo chương trình sách giáo khoa chỉnh lí, chúng ta được đặt ra vấn đề vận dụng kó năng nói. Từ khi thực hiện chương trình theo sách giáo khoa ngữ Văn, chúng ta mới bắt đầu chú trọng kĩ năng này một cách tích cực hơn. Nếu như nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng cũng không kém phần quan trọng của hoạt động truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Đây là một thực tế phù hợp với yêu cầu của việc thực hiện đổi mới phương pháp, nội dung, chương trình sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học. Với phương pháp “Rèn luyện kỹ năng nói”, giáo viên sẽ có cơ hội phát hiện kỹ năng giao tiếp nhạy bén của học sinh một cách khách quan, nhanh và học sinh cũng bộc lộ tính độc lập, nhanh nhạy của mình. Luyện nói tốt sẽ giúp các em có được công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội, có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt thành thạo văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. 3. Nội dung vấn đề: Vai trò nhiệm vụ của giáo viên bộ môn: . Trước hết, giáo viên bộ môn cần xác đònh nội dung tổng quát của tiết luyện nói trên lớp. Thực ra, luyện nói cho học sinh không phải chỉ có giờ luyện nói của môn Tập Làm Văn mà còn ở các giờ khác, các cuộc sinh hoạt tập thể … Tuy vậy, cũng cảm thấy sự khác nhau giữa giờ luyện nói của Tập Làm Văn với viêc thực hành nói ở các tiết học khác. . Khác nhau trước hết ở nội dung nói. Nếu như nói ở các giờ học và các hoạt động khác là nói một cách tự nhiên , thì nói ở giờ luyện nói của giờ học này buộc học sinh có ý thức rõ về việc tập nói, nói có bài bản, lớp lang, nói có sửa chữa, uốn nắn, có sự theo dõi đánh giá của giáo viên. Đặc biệt, giáo viên bộ môn luôn tạo không khí hào hứng cho lớp học; tạo cho học sinh có nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ; tạo cho học sinh tự tin , tự nhiên. * Các dạng bài của tiết luyện tập: Trong chương trình Ngữ Văn THCS thì chương trình trong mỗi khối lớp đều có tiết luyện nói. Nếu như ở lớp 6 luyện nói kể chuyện đời thường – kể về một người bạn mới quen, kể về một việc tốt em đã làm… ; lớp 7 luyện nói về biểu cảm sự vật, con vật, con người thì trong chương trình Ngữ văn lớp 8 luyện nói kể chuyện theo ngôi kể, kết hợp với miêu tả và biểu cảm ở tiết 42, luyện nói thuyết minh một thứ đồ dùng ở tiết 54. 4 Như vậy, muốn cho giờ luyện nói ở chương trình THCS có chất lượng và hiệu quả giáo viên cần lưu ý học sinh khi chuẩn bò bài nói, có thể và cần viết đề cương, nhưng không nên viết thành văn, không học thuộc, không nói từ đầu đến cuối bằng một giọng đều đều, cần phân biệt được giọng người nói (người kể) với lời thoại của các nhân vật trong truyện, phân biệt lời văn miêu tả với lời văn đối thoại, lời văn tự sự khách quan và lời văn biểu cảm chủ quan của nhân vật. * Các bước thực hiện luyện nói: Bước một: Hoạt đông chuẩn bò * Học sinh: - Đối với tiết luyện nói trên lớp, khâu chuẩn bò ở nhà là quan trọng nhất. - Giáo viên giúp học sinh chuẩn bò tốt nội dung bài nói để các em hìmh dung được: + Mình sẽ nói cái gì? ( Xác đònh đề tài) + Nói với ai? ( Xác đònh giao tiếp) + Nói trong hoàn cảnh nào? ( Xác đònh hoàn cảnh giao tiếp) + Nói để làm gì (Xác đònh mục đích) + Nói như thế nào? ( Cách thức giao tiếp để thuyết phục người nghe) - Được giáo viên bộ môn giới thiệu, hướng dẫn kó cách nói trước lớp: - Học sinh biết cách phát biểu quan điểm cá nhân. - Học sinh biết trình bày trước tập thể ý kiến cá nhân, đề cương đã chuẩn bò trước một vấn đề nào đó. * Giáo viên: - Hướng dẫn rõ phần học sinh đã chuẩn bò: Chú ý nội dung, dàn bài chi tiết; chú ý lời văn, giọng điệu biểu cảm … Ví dụ như khi luyện nói theo ngơi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm thì giáo viên hướng dẫn nói rõ tình cảm, cảm xúc và lý do làm nảy sinh tình cảm. Lưu ý các biểu hiện qua ngơi kể, tâm trang nhân vật với sự liên tưởng, hồi tưởng, miêu tả ngoại hình, nội tâm nhân vật .… và các hình thức biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp. Hoặc trong tiết thuyết minh về đồ dùng, học sinh cần lưu ý đến việc quan sát, sắp xếp các ý và lưu ý đến việc thể hiện đồ dùng phải chi1ng xác, khách quan, khoa học, giọng điệu thuyết minh phải gãy gọn, sáng rõ … - Tạo cho học sinh các nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng tương đối khó thực hiện trong nhà trường hiện nay bởi đa số học sinh rất ngại nói hoặc không tự tin trong khi nói trước đông người mặt dù trong giờ chơi, trong cuộc sống các em nói năng lưu loát. Vì thế, điều 5 quan trọng trong quá trình luyện nói là giáo viên phải tạo ra được những tình huống giả đònh tương đối gần gũi với cuộc sống thường ngày của học sinh, các em có thể nói được và có nhu cầu muốn nói vấn đề mà các em đã quen thuộc. - Chuẩn bò dụng cụ trực quan, mẫu vật, tranh minh họa phục vụ cho tiết luyện nói đạt kết quả tốt như trong tiết thuyết minh giáo viên cho mỗi nhóm học sinh chuẩn bị một phích nước và giáo viên cũng cần chuẩn bị một phích nước để học sinh quan sát, hệ thống cấu tạo và thuyết minh về các bộ phận, phân loại, cách sử dụng, … dễ dàng. nước. Các thao tác chuẩn bò của học sinh: + Tìm hiểu, quan sát, ghi chép. . Cấu tạo. . Chất liệu vỏ; sắt, nhựa. . Màu sắc: Trắng, xanh, đỏ… . Ruột: hai lớp thủy tinh có lớp chân không ở giữa, phía trong lớp thủy tinh có tráng bạc … . Công dụng: giữ nhiệt, dùng cho sinh hoạt và đời sống. + Làm đề cương ra giấy - Có kế hoạch phân công nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể - Sử dụng bảng phụ ghi phần xây dựng dàn ý. Bước 2 : Hoạt động luyện nói a. Trước khi bắt đầu luyện nói, giáo viên cần cho học sinh ôn tập hoặc xác định u cầu bài tập, những kiến thức cơ bản liên quan đến đềtài nói. Ví dụ: Trong tiết luyện nói kể chuyện (tiết 42) cần xác định kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể? Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể? Trong bài tập này u cầu kể theo ngơi thứ mấy? …. * Yêu cầu cần đạt Cho học sinh đọc lại đoạn văn kể lại việc chò Dậu đã đánh lại người nhà Lí Trưởng trong tác phẩm” Tắt Đèn”. Trước khi đọc, có thể lưu ý học sinh theo dõi việc kể chuyện đan xen với các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn biểu hiện ở chổ nào? Sự việc nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn? - Sự việc: Cuộc đối đầu giữa kẻ đi thúc sưu với người xin khất sưu. - Nhân vật chính: Chò Dậu, Cai lệ, người nhà Lí Trưởng. - Ngôi kể: thứ ba - Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất là các từ xưng hô: van xin, nín nhòn; bò ức hiếp, phẫn nộ, căm thù, vùng lên. 6 - Các yếu tố miêu tả: Chò Dậu xám mặt; … sức loẻo khoẻo của anh chàng nghòên, người đàn bà bò điên; ngã chỏng queo, nham nhảm thét. Anh chàng hầu cân ông Lí; chò chàng con mọn, ngã nhào ra thềm. - Tác dụng nêu bật sức mạnh lòng căm thù đã khiến người đàn bà lực điền chiến thắng anh chàng nghiện. chò chàng con mọn đã chiến thắng anh chàng hầu cận ông Lí. Khi kể lại đoạn trích;” Tức nước vỡ bờ” theo ngôi thứ nhất, cần thay đổi các yếu tố kể cho phù hợp. Chẳng hạn: từ xưng hô phải chuyển thành ngôi thứ nhất (xưng “ tôi”); phải chuyển lời thoại trực tiếp thành lời kể gián tiếp; lựa chọn chi tiết miêu tả và lời biểu cảm cho sát hợp với ngôi thứ nhất. Ví dụ: Hãy kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe. (Trong khi kể có thể kết hợp với các động tác, cử chỉ, nét mặt… để miêu tả và thể hiện tình cảm). Học sinh sẽ kể đóng vai chò Dậu , xưng “tôi” khi kể. Sự việc, hành động, ngôn ngữ (lời thoại) bám sát theo đoạn văn để kể lại nhưng tất cả là dưới cái nhìn của nhân vật xưng “tôi” (chò Dậu). Trong tiết luyện nói thuyết minh đồ dùng (tiết 54) cần ơn lại các phương pháp thuyết minh như định nghĩa, giải thích, liệt kê, …. Học sinh cần xác định: Kiểu bài: thuyết minh. Yêu cầu: giúp người nghe có những hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về phích nước. Với thể loại này, giúp cho học sinh rèn luyện khả năng quan sát, suy nghó một cách độc lập, dùng hình thức luyện nói để cũng cố tri thức, kó năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học , giáo viên tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn suy nghó, phát biểu. Để dạy tốt bài này, điều quan trọng nhất là ở khâu chuẩn bò. b. Luyện nói: - Sau khi kiểm tra tổng quát về sự chuẩn bò bài ở nhà của học sinh, giáo viên chia tổ tập cho học sinh trong nhóm của mình để các em nói với nhau cho tự nhiên. Giáo viên theo dõi, chọn ngẫu nhiên một số học sinh đại diện cho mỗi nhóm trình bày trước lớp, để nhiều em có cơ hội tập nói, không nhất thiết mỗi em trình bày trọn vẹn, mà có thể trình bày một phần trong tổng thể. Sau khi mỗi học sinh trình bày xong, giáo viên cho học sinh khác nhận xét về nội dung và cách thể hiện như giọng điệu, thái độ, cử chỉ … - Học sinh phải nói theo dàn bài đã chuẩn bò trước (dàn bài cần ngắn gọn) bám sát yêu cầu của đề bài, nêu được các ý chính, học sinh dựa vào dàn bài để nói. 7 - Tránh nói vòng vo, tránh đọc lại hoặc học thuộc lòng để đọc lại bài văn chi tiết đã có trước (bài mẫu). - Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm và thuyết phục người nghe (biết lên trầm, xuống bổng hoặc thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên, không gò bó áp đặt) - Tác phong tự nhiên, tự tin, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy. - Không nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu. c. Những giải pháp trong việc thực hiên tiết luyên nói trên lớp: Giáo viên cần tạo tâm thế thoải mái, tự tin ở học sinh để các em nói có hiệu quả, nói đúng với mục đích giao tiếp, thuyết phục được người nghe. Khi hướng dẫn học sinh nói, giáo viên cần nhấn mạnh học sinh: - Nói ngắn gọn, dễ hiểu, tuân thủ các qui tắc hội thoại. - Nói phù hợp với thói quen ngôn ngữ , suy nghó tình cảm, tâm lí và nhu cầu của người nghe Vì thế cho nên trước khi nói cần: - Hiểu rõ, có đầy đủ thông tin về điều cần nói. - Thu thập và chọn lọc xem nên nói gì trong những điều mình đã biết để phù hợp và khuyến khích hứng thú ở người nghe. - Lựa chọn cách nói: Nói như thế nào? (Ở đây có tính đếnkhả năng sử dụng ngôn ngữ và những yếu tố phi ngôn ngữ) cho đúng điều cần nóivà thoả mãn đối tượng người nghe. - Chú trọng tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ những suy nghó chấp nhận có phê phán ý kiến của cá nhân học sinh, đồng thời với việc rèn luyện năng lực nói và trình bày lưu loát, diễn cảm những suy nghó, tình cảm của em. Các câu hỏi đặt ra có ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, được đặt trong những “tình huống có vấn đề” để khích tư duy và sự phản xạ nhanh chóng của học sinh, giúp học sinh có thể trả lời ngắn gọn và sử dụng những biện pháp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cho thích hợp, cần tạo cho học sinh sự tự tin, khuyến khích học sinh bộc lộ những suy nghó của mình trong việc phát biểu, thảo luận ngay cả khi ý kiến đó là sai hoặc chưa hoàn toàn chính xác, khi đánh giá việc trình bày miệng của học sinh. Bên cạnh việc cho điểm, cần lưu ý sửa cho học sinh những lỗi lầm cần tránh trong nói Tiếng Việt về chính âm và hướng dẫn các em nói diễn cảm, ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn người nghe… Hạn chế việc học sinh nói vòng vo, tránh đọc lại hoặc học thuộc lòng để đọc lại bài văn chi tiết đã có trước. 8 d. Kết quả thực tế: Qua quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng phương pháp này và qua thực tế tôi nhận thấy tiết học rất sinh động và học sinh có thái độ tự tin hơn trong lớp. Nếu như trước đây, học sinh chưa chủ động và tự tin khi nói trước số đông học sinh, đông người thì với phương pháp này giáo viên vận dụng các hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Vận dụng sáng tạo lý thuyết giao tiếp vào dạy các giờ luyện nói, khả năng tự tin, tác phong tự nhiên, tự chủ của học sinh khi trình bày trước lớp và đã đem lại kết quả rất khả quan ở hai lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy cũng như với tôi đã bàn biện pháp nâng cao chất lượng, kó năng bằng phương pháp này thì chất lượng giảng dạy tiết luyện nói của cả tổ cũng tiến bộ hơn rất nhiều. Sau đây là kết quả thực tế về tình hình giảng dạy rèn luyện kó năng nói cho học sinh ở lớp 8A 1 , 8A 2 thực hiện trong năm học 2007- 2008 LỚP TSHS Tiết 1 Tiết 2 Đạt % Đạt % 8A 1 44 22 50 31 70,5 8A 2 44 22 50 32 72,7 Sau các tiết luyện nói học sinh học tập có hứng thú hơn, các em tham gia phát biểu , xây dựng bài tốt hơn. Các em nói rõ ràng , diễm cảm tốt thái độ, tình cảm, ngữ liệu, tác phong bình tónh, tự tin. C.KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm : Giải pháp “ Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh trong phân môn Tập Làm Văn”chưa phải là tối ưu, nhưng trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi áp dụng và nhận thấy có hiệu quả rất cao. Hiện nay, giải pháp này rất khả thi đối với các em học sinh yếu kém. Các em rất mạnh dạn trong việc phát biểu trong các tiết học, làm cho lớp học thêm phần sinh động, học sinh tự tin hơn. 2. Hướng phổ biến: 9 Đềtài này đang áp dụng cho học sinh cấp THCS khối 6, 7, 8, 9 ở trường THCS đã triển khai trong tổ bộ môn. Khi áp dụng đềtài này đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư, hướng dẩn kó cho học sinh chuẩn bò kỹ ở nhà trước khi luyện nói trước lớp và đòi hỏi học sinh phải có tinh thần cao, đặt biệt phải có vốn từ vựng phong phú, năng lực giao tiếp. Nói tốt không chỉ góp phần rèn luyện tư duy mà còn giúp học sinh diễn đạt tốt hơn trong bài viết của mình, cùng kỹ năng tiếp nhân thông tin : nghe đọc và quan sát tốt. 3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài: “Rèn luyện kó năng nói cho học sinh Trường THCS” là một đềtài mang tính thiết thực và cần thiết trong việc rèn luyện học tập của học sinh, vì thế tơi sẽ tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc dạy và học Ngữ văn lớp 8. Tóm lại, với phương pháp “Rèn luyện kỹ năng nói trong phân môn Tập Làm Văn”, tôi đã thử nghiệm vào các tiết dạy của lớp cũng như cả tổ thì kết quả rất khả quan, phấn khởi. Trung tâm của việc rèn luyện kỹ năng nói trong chương trình Ngữ Văn THCS là giúp cho học sinh có được kỹ năng nghe, nói, đọc viết Tiếng Việt một cách thành thạo . Luyện nói tốt sẽ giúp cho học sinh biết bộc lộ tư tưởng, truyền đạt thông tin trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu đềtài quá ngắn, độ dày kinh nghiệm chưa nhiều. Hơn nữa, lớp học quá đông, thời gian của một tiết học quá ngắn, khó tạo điều kiện cho tất cả các em học sinh trình bày hết tất cả những ý kiến, suy nghó của mình, cho nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân tình của các bạn đồng nghiệp đểđềtài này đạt kết quả hơn. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách phương pháp làm văn thuyết minh tự sự – nhà xuất bản Đà Nẵng (Hoàng Đức Huy). 2. Các tài liệu có liên quan đến phương pháp tổ chức rèn luyện kó năng nói trong phân môn Tập Làm Văn, nhà xuất bản Thanh Niên – Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nghiên cứu ở tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên dạy Ngữ văn THCS chu kỳ III (2004-2007) của nhà xuất bản giáo dục. 4. Tài liệu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp môn Ngữ Văn THCS. 5. Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 8 THCS – nhà xuất bản Hà Nội 2004 – Thạc só Nguyễn Văn Đường – Thạc só Hoàng Dân. [...]... *Xếp loại: 11 12 PHỊNG GIÁO DỤC DƯƠNG MINH CHÂU TRƯỜNG THCS BÀU NĂNG ĐỀTÀI RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NĨI TRONG PHÂN MƠN TẬP LÀM VĂN LỚP 8A1, 8A2 TRƯỜNG THCS BÀU NĂNG Giáo viên: Phạm Thị Liên Tổ Văn – GDCD Năm học 2007- 2008 13 . BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài: “ Rèn luyện kó năng nói trong phân môn Tập làm văn lớp 8 Họ và tên: Đơn vò công tác : 1. Lý do chọn đề tài: Trong quá trình. tự tin, thành thạo.Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này. 2. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: . Đề tài đề cặp đến việc rèn luyện kó năng nói trong Tập