1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tiết 4-tác giả Hồ chí minh

3 1,4K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 66 KB

Nội dung

Ngày …tháng….năm… Tiết 4: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP PHẦN MỘT: TÁC GIẢ. A . Mục tiêu cần đạt: -Kiến thức:Giúp HS hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tácvà những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật HCM. -Kĩ năng :Học tập cách viết của Bác trước khi viết luôn đặt câu hỏi “Viết cho ai?”,Viết để làm gì?”, “Viết như thế nào?” -Tư tưởng :Nhận thức được HCM là một lãnh tụ kiệt xuất, là nhà văn,nhà thơ lớn cuả dân tộc.Chúng ta yêu quí Người và học tập tấm gương đạo đức cuả Người. B. phương tiện dạy học: SGK,SGV,bài soạn. C .Cách thức tiến hành: Gợi tìm, GV hướng dẫn học sinh đọc,thảo luận và trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học: Bước 1: ổn định tổ chức lớp. Bước 2:Kiểm tra bài cũ Trình bày cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? Theo em bài học thấm thía sâu sắc mà em rút ra từ tập thơ “Nhật kí trong tù”cuả HCM có thuộc dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí không?Vì sao? Bước 3: bài mới *Lời vào bài:Trong bài thơ “Hồ Chí Minh Người là cả một niềm thơ” nhà thơ Cu-ba Phê- lich-pi-ta-rô-đơ-ri-ghêt có viết : “Người nông dân Việt Nam trong sáng Hồ Chí Minh Bảy mươi tám năm gần trọn cả đời mình tranh đấu Vì người đã hi sinh từ bỏ mọi tên Để chỉ còn là một hơi thở, một giọng nói, một cái nhìn Để chỉ còn là -có khác gì đâu-Là đất nước Là máu xương tổ quốc.” Cả thế giới hướng về Người với niềm trân trọng ngưỡng mộ. Là người Việt Nam, chúng ta tự hào có Bác vì Bác không chỉ là một nhà lãnh tụ kiệt xuất mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn cuả dân tộc.Bài học hôm nay sẽ phần nào chứng minh được điều đó. Hoạt động cuả giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1:Tìm hiểu vài nét về tiểu sử. Em hãy nêu một cách tóm tắt tiểu sử cuả Hồ Chí Minh?(Chú ý những điểm sau: Ngày tháng năm sinh, Quê quán, gia đình; Tên thường gọi thưỏ nhỏ, lúc trưởng thành; Những mốc lớn trong quá trình hoạt động cách mạng.) Hoạt động 2:Tìm hiểu về sự nghiệp văn học . Thao tác 1:Tìm hiểu quan điểm sáng tác. SGK trình bày mấy quan điểm sáng tác cuả Bác? Vì sao văn chương phải có tính chiến đấu? Nó được thể hiện như thế nào?(Mục đích sáng tác cuả Bác giải phóng dân tộc giành độc lập tự do.Ngoài giá trị thẩm mĩ văn chương còn có tính tuyên truyền.Tính chiến đấu cũng là một truyền thống cuả văn học dân tộc.  văn học mang tính chiến đấu. Chứng minh….) Vì sao văn chương phải có tính chân thật và dân tộc? I .Vài nét về tiểu sử: (SGK/23) II.Sự nghiệp văn học: 1 .Quan điểm sáng tác : -Văn chương phải có tính chiến đấu. -Văn chương phải có tính chân thật và dân tộc. -Văn chương phải có tính mục đích. (Văn học phản ánh cuộc sống là một qui luật;Người đọc luôn có xu hướng liên hệ với cuộc sống khi đọc tác phẩm; Giáo dục tư tưởng tình cảm và caí đẹp cuả văn chương cho con người phải xuất phát từ sự chân thật và mang đặc điểm dân tộc  Văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc. Dẫn chứng ) Vì sao văn chương phải có tính mục đích? (Mọi chi tiết,mọi giá trị hình tượng cuả văn chương đều hướng tới mục đích nhất định;Tính mục đích qui định cụ thể giá trị cuả văn chương. Chứng minh….) Thao tác 2:Tìm hiểu di sản văn học Sự nghiệp văn học cuả Bác bao gồm những lĩnh vực nào? Hãy trình bày mục đích sáng tác văn chính luận? những tác phẩm tiêu biểu? Những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật cuả mỗi tác phẩm? (Bản án chế độ thực dân Pháp vạch trần tội ác TDP: ép hàng vạn dân bản xứ đổ máu vì mẫu quốc-chiến tranh thế giới lần thứ nhất,tổ chức bộ máy cai trị đàn áp, đánh giết người vô tội vạ. Tác phẩm hấp dẫn người đọc ở cứ liệu ,sự việc, sự kiện chân thật ,tình cảm sâu sác mãnh liệt, nghệ thuật châm biếm sắc sảo. +Tuyên ngôn độc lập là một áng văn nghị luận chính trị mẫu mực… ) Trình bày những nét cơ bản về truyện và kí? (Hoàn cảnh sáng tác?tác phẩm tiêu biểu?Nội dung và nghệ thuật?) Về thơ ca Bác có những tác phẩm tiêu biểu nào? Những giá trị đặc sắc cuả mỗi tác phẩm?(Nhật kí trong tù (42-43) gồm 134 bài thơ sáng tác chủ yếu ở bốn tháng đầu.Nội dung :Phơi bày sự thật về chế độ nhà tù TQ dưới thời TGT; Là bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần cuả HCM Nghệ thuật: Kết hợp bút pháp cổ điển và hiện đại,bình dị mà sâu sắc +Tập thơ HCM bao gồm những bài thơ chữ Hán và cảm hứng trữ tình tiếng Việt sáng tác trước 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp .Bên cạnh một số bài có màu sắc cổ điển hiện đại thì phần lớn là những bài viết nhằm mục đích tuyên truyền. ) Thao tác 3: Tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nhận xét chung về phong cách nghệ thuật HCM?. Tại sao nói phong cách nghệ thuật HCM độc đáo, đa dạng? Tại sao nói mỗi thể loại văn học đều tạo được những nét phong cách riêng độc đáo ,hấp dẫn?(HS tóm tắt nội dung ở SGK/28: -Văn chính luận: ngắn gọn,tư duy sắc sảo,lập luận 2. Di sản văn học : a.Văn chính luận: *Mục đích đấu tranh chính trị ,tiến công trực diện với kẻ thù ,thức tỉnh và giác ngộ quần chúng hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng cuả dân tộc qua những chặng đường lịch sử. -Bút danh Nguyễn Ái Quốc và các bút danh khác. +Bản án chế độ thực dân Pháp. +Tuyên ngôn Độc lập. +Lời kêu goị toàn quốc kháng chiến. +Không có gì quí hơn ĐLTD. b.Truyện và kí: Viết bằng tiếng Pháp , đăng ở báo Pa-ri, bút danh Nguyễn ái Quốc. +Pa-ri. +Lời than vãn cuả bà Trưng Trắc. +Vi hành. -Nội dung:Tố cáo tội ác dã man bản chất tàn bạo,xảo trá cuả thực dân và phong kiến tay sai đối với các nước thuộc địa, đề cao những tấm gương yêu nước. -Nghệ thuật: Bút pháp nghệ thuật hiện đại… c.Thơ ca: +Nhật kí trong tù. +Thơ Hồ Chí Minh. +Thơ chữ Hán Hồ chí Minh. 3.Phong cách nghệ thuật : Phong cách nghệ thuật HCM độc chặt chẽ,lí lẽ đanh thép,bằng chứng đầy sức thuyết phục,giàu tính luận chiếnvà đa dạng về bút pháp. -Truyện và kí:Hiện đại thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén,thâm thuý cuả phương Đông, vừa hài hước hóm hỉnh cuả phương Tây -Thơ ca : +Nhằm mục đích tuyên truyền: Được viết như bài ca dễ thuộc ,dễ nhớ, giàu hình ảnh mang tính dân gian. +Thơ nghệ thuật: Thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Hán theo hình thức cổ thi hàm súc .Thơ Bác có sự kết hợp giữa cổ điển mà hiện đại, giữa tính chiến đấu và chất trữ tình.) Hoạt động 4:Kết luận chung: Em rút ra kết luận như thế nào khi tìm hiểu phong cách nghệ thuật cuả Bác nói riêng và sự nghiệp văn học nói chung? Hoạt động 4:Luyện tập Bài tập 1 SGK/29. Hướng dẫn HS: -Quan niệm như thế nào về sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại trong thơ Bác? Phân tích bài thơ chiều tối để làm rõ sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại cuả thơ HCM? đáo, đa dạng. Nhìn chung mỗi thể loại văn học đều tạo được những nét phong cách riêng độc đáo, hấp dẫn. III.Kết luận: (SGK) IV.Luyện tập: -Sự hoà hợp độc đáo giữa cổ điển và hiện đại trong “Chiều tối” +Một thế giới thơ mộng đầy thiên nhiên(Chú ý điểm nhìn,bút pháp miêu tả, nhân vật trữ tình.) +Thiên nhiên trong thơ Bác không tĩnh lặng mà khoẻ khoắn luôn có sự vận động hướng về tương lai. Bước 4:Củng cố bài Những bài học thấm thía ,sâu sắc em tiếp thu được khi học và đọc những bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” cuả Hồ Chí Minh? (Tình yêu thương tha thiết đất nước quê hương;Tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước thiên nhiên;Nghị lực phi thường trước những thử thách khó khăn…). Bước 5:Dặn dò Soạn bài “Giữ gìn sự trong sáng cuả TV” . bài thơ Hồ Chí Minh Người là cả một niềm thơ” nhà thơ Cu-ba Phê- lich-pi-ta-rô-đơ-ri-ghêt có viết : “Người nông dân Việt Nam trong sáng Hồ Chí Minh Bảy. pháp nghệ thuật hiện đại… c.Thơ ca: +Nhật kí trong tù. +Thơ Hồ Chí Minh. +Thơ chữ Hán Hồ chí Minh. 3.Phong cách nghệ thuật : Phong cách nghệ thuật HCM độc

Ngày đăng: 07/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w