LÀM VĂN 7 điểm Câu 1: 2,0 điểm Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng
Trang 1HÀNH TRÌNH 80 NGÀY ĐỒNG HÀNH CÙNG 99ER ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
Thời gian làm bài: 120 phút
Họ và tên thí sinh:
Số Báo Danh:
I PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta chông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi Gọi là lý thuyết bên bờ vực Tôi không bao giờ làm việc gì rễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo gia mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội Các bạn đừng sợ Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội
(Ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại với sinh viên Học viện Ngoại giao, nguồn chungta.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên (0,5 điểm)
Câu 2: Trong đoạn trích trên, có một số lỗi sai về chính tả và một lỗi ngữ pháp câu Hãy chỉ ra lỗi và
sửa lại cho đúng (1,0 điểm)
Câu 3: Lý thuyết bên bờ vực được nhắc tới ở trên có những đặc điểm gì? (0,5 điểm)
Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm,
sáng suốt và sống có lý tưởng? (1,0 điểm)
II LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn
trích ở phần Đọc hiểu: Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Có biết bao người con gái con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên
ĐỀ SỐ 35/80
Trang 2THANG ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI THỬ LẦN 3 TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
I PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5
Câu 2 - Chỉ ra lỗi sai:
+ Lỗi sai về chính tả: chông, rễ, gia + Lỗi sai về ngữ pháp: Gọi là lý thuyết bên bờ vực
- Sửa lại cho đúng:
+ Chính tả: trông, dễ, ra + Ngữ pháp: thêm dấu phảy đằng trước, coi câu này chỉ là một bộ phận của câu
Câu hoàn chỉnh sẽ là: Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi, gọi là lý thuyết bên
bờ vực
* Lưu ý: Chấp nhận cả phương án học sinh thêm từ vào trước câu để câu này
đúng ngữ pháp Ví dụ: Đó là….; Tôi gọi là….; Nó gọi là…
0,5
0,5
Câu 3 Đặc điểm của lý thuyết trên bờ vực:
+ Không bao giờ làm việc gì dễ, không làm việc gì mà người khác có thể
ngay lập tức làm giống như mình được
+ Khiến kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực
*Lưu ý: Chấp nhận cả phương án học sinh trích nguyên văn hai câu văn có nêu
đặc điểm trên, tuy nhiên lỗi chính tả phải được sửa
0,25 0,25
Câu 4 Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và
sống có lý tưởng:
Có thể hiểu: Khó khăn là động lực thúc đẩy con người vươn lên trong cuộc sống
Đứng trước vô vàn những khó khăn, gian truân, vất vả, nếu con người không chùn bước, dám đối mặt với nó; có tinh thần lạc quan để vượt qua nó; có khả năng nhận thức và giải quyết đúng đắn mọi vấn đề thì con người sẽ đạt được mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà mình hướng tới
1,0
II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục
- Đoạn văn có bố cục mạch lạc; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Yêu cầu về kiến thức:
Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải Dưới đây chỉ
là những định hướng cơ bản:
Trang 3Ý Nội dung Điểm
1 Giải thích:
- Lười biếng là sự chây lười, ỉ lại, không chịu suy nghĩ, hành động và làm việc thụ
động, phó mặc cho người khác
- Lười biếng tạo thành thói quen và thành căn bệnh nan y rất khó chữa Nó là kẻ
thù lớn nhất của tất cả chúng ta, nó gây tác hại rất lớn đối với công việc và quá
trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân
0,5
2 Phân tích:
a Biểu hiện:
- Lười biếng trong công việc (việc nhà, việc công ty, tổ chức…); trong học tập
(không chịu tự học, quay cóp, lười tư duy, động não…);…
- Khi lười biếng thì bản thân không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không
có quyết tâm thực hiện công việc đến cùng Gắn với lười biếng là thiếu kiên trì,
kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng
b Nguyên nhân:
- Do bản thân con người: chỉ thích hưởng thụ, không muốn làm việc
- Do sự phát triển của khoa học kĩ thuật, máy móc, thiết bị công nghệ thông tin tiên
tiến, hiện đại… con người bị phụ thuộc, trở nên trì trệ, thụ động, lười biếng, không
linh hoạt
- Gia đình nuông chiều hoặc chưa quan tâm đúng mực
c Hậu quả:
- Con người không hoàn thành được công việc, không đạt được mục đích mà
mình hướng tới
- Con người lười biếng sẽ trở nên thụ động, đòi hỏi, chán nản, giảm ý chí phấn
đấu, khiến cho họ ngày càng nhu nhược, sống dựa dẫm vào người khác
- Lười biếng dẫn con người đến sự bần cùng, đói nghèo, là nguyên nhân của
những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội… Vì thế người lười biếng là gánh nặng cho
gia đình và xã hội
d Giải pháp:
- Mỗi vinh quang đều phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, cả những đắng cay Vì
thế con người không nên lười biếng mà phải biết tự nỗ lực, chăm chỉ, cầm cù trong
cuộc sống
0,25
0,25
0,25
0,25
3 Đánh giá – liên hệ bản thân:
- Bên cạnh những người lười biếng đáng bị phê phán vẫn có những con người
ngày đêm miệt mài làm việc, nghiên cứu…
- Là học sinh thì cần phải siêng năng, đam mê khám phá; tích cực rèn luyện các thói
quen tốt; lập thời gian biểu cho mình và thực hiện một cách nghiêm ngặt…
0,5
Lưu ý: Nếu viết không đúng hình thức đoạn văn thì trừ 0,5 điểm
Câu 2: (5,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt
trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày,
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đáp ứng được
những ý cơ bản sau:
Trang 4Ý Nội dung Điểm
1 Tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến
2 Tác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Đất Nước
* Về nội dung:
Đoạn thơ đem đến cho ta cảm nhận về những khó khăn, thiếu thốn, sự hi sinh của
những người lính nơi biên cương xa xôi, lạnh lẽo Nhưng với việc sử dụng rất nhiều
từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, cái chết được bao bọc trong ý nghĩa thiêng
liêng hừng hực hào khí kiêu hùng Lời thơ còn vang lên thành lời thề sông núi, cả
thế hệ sẵn sàng Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh Nhà thơ đã khắc hoạ thành công
vẻ đẹp bi tráng và sự bất tử của người lính Tây Tiến
*Về nghệ thuật:
- Đoạn thơ sử dụng kết hợp hài hoà bút pháp tả thực với bút pháp lãng mạn, từ Hán
Việt với từ thuần Việt, ngôn từ giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm
- Cảm xúc của nhà thơ rất chân thành; giọng điệu thơ có chút xót xa nhưng nổi bật
là sự dứt khoát, mạnh mẽ làm nên sự bi tráng trong cái chết của người lính Tây Tiến
* Về nội dung:
Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó
là: người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những
con người vô danh bình dị Họ đã sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng tất
cả, họ đều có công làm ra Đất Nước Họ là biết bao người con gái con tra,i cần cù
làm lụng chăm lo cho cuộc sống, vun vén cho gia đình khi đất nước hoà bình, nhưng
họ đã sẵn sàng dâng hiến tuổi xanh, hiến dâng thân mình khi tổ quốc kêu gọi Họ
đã làm một cuộc chạy tiếp sức đầy nhọc nhằn, gian khó để dựng xây và bảo vệ, vun
đắp và gìn giữ Đất Nước cho chúng ta hôm nay
*Về nghệ thuật:
- Từ họ được điệp lại có tác dụng ngợi ca vai trò to lớn của nhân dân
- Thể thơ tự do với những câu thơ co duỗi nhịp nhàng, linh hoạt gợi về quá trình
lịch sử đầy gian khổ của Đất Nước, gợi về sự hi sinh vĩ đại của nhân dân ta
- Giọng điệu thơ như những lời tâm tình nhắn nhủ tuổi trẻ và tự nhận thức chính
mình về vai trò, trách nhiệm đối với Đất Nước
- Ý thơ chính luận được viết ra bằng lời thơ giản dị, giọng thơ tâm tình nên rất mềm
mại, không khô cứng như một lời giáo huấn
*Tương đồng:
- Hai đoạn thơ đều nói tới sự hi sinh thầm lặng của những người anh hùng vô danh
để “làm nên Đất Nước muôn đời”
- Hai đoạn thơ đều được viết ra bởi sự yêu thương, trân trọng, biết ơn của các tác
giả - những người đang sống trong những giai đoạn lịch sử gian khổ mà hào hùng
*Khác biệt:
- Đoạn thơ trong bài Tây Tiến được viết trong những năm đầu của thời kì kháng
chiến chống Pháp với nỗi nhớ của nhà thơ về đồng đội, bằng kí ức về một thời oanh
liệt của người trong cuộc Đoạn thơ được viết bằng cảm xúc mãnh liệt chân thành,
sự kết hợp bút pháp tả thực và lãng mạn
0,25
0,25
Trang 5Ý Nội dung Điểm
Đoạn thơ này nhằm thức tỉnh tuổi trẻ về trách nhiệm đối với Đất Nước – cũng là
một cách kêu gọi tinh thần đấu tranh của tuổi trẻ
- Đoạn thơ trong bài Tây Tiến được viết bằng thể thơ thất ngôn, có sử dụng nhiều
từ Hán Việt trang trọng với giọng điệu thơ dứt khoát, mạnh mẽ, âm hưởng hào
hùng để tô đậm hiện thực khốc liệt của chiến tranh và khẳng định sự bất tử của
người chiến sĩ vô danh
- Đoạn thơ trong Đất Nước được viết bằng thể thơ tự do, giọng điệu trò chuyện tâm
tình, từ ngữ giản dị, gần gũi nhằm khẳng định vai trò to lớn của nhân dân vô danh
=> Lí giải sự khác biệt: do sự khác nhau trong phong cách sáng tác của mỗi nhà
thơ và cũng là do yêu cầu của sáng tạo văn học nghệ thuật
0,25
0,25
0,25
HÀNH TRÌNH 80 NGÀY ĐỒNG HÀNH CÙNG 99ER
ĐỀ GIẢI CHI TIẾT – Phù hợp việc tự ôn Cập nhật Mới từ trường Chuyên toàn quốc – Bám sát cấu trúc THPT 2017 Bao gồm các môn Toán Lí Hóa Sinh Văn Anh Sử Địa GDCD Đăng kí thành viên tại Facebook.com/kysuhuhong Ngoài ra, thành viên khi đăng kí sẽ được nhận tất cả tài liệu TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY
của Kỹ Sư Hư Hỏng mà không tốn thêm bất kì chi phí nào