Mạnh tông là loài cây đa tác dụng. Thân tre làm nguyên liệu giấy, sản xuất ván ép và làm hàng thủ công mỹ nghệ; nếu thân được ngâm trong bùn ao thì tăng độ bền. Giá trị về kinh tế lớn nhất là măng; măng tre dùng làm thực phẩm, là loại rau sạch được sử dụng nhiều trong nước và xuất khẩu. Măng tre có thể dùng ăn tươi và chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác như măng hộp, măng chua, măng khô, măng lát, măng sợi...
Trang 1KỸ THUẬT TRỒNG TRE MẠNH TÔNG
I GIÁ TRỊ KINH TẾ
Mạnh tông là loài cây đa tác dụng Thân tre làm nguyên liệu giấy, sản xuất ván ép và làm hàng thủ công mỹ nghệ; nếu thân được ngâm trong bùn ao thì tăng độ bền Giá trị về kinh
tế lớn nhất là măng; măng tre dùng làm thực phẩm, là loại rau sạch được sử dụng nhiều trong nước và xuất khẩu Măng tre có thể dùng ăn tươi và chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác như măng hộp, măng chua, măng khô, măng lát, măng sợi
II ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm; thân cây tương đối to, thẳng, cứng, vách dày; chiều cao thân 15-20 m, đường kính gốc 7-15 cm, ngọn dài, rũ xuống, đốt ở gốc thân thường có vòng rễ khí sinh, chiều dài lóng 30-40cm, lúc non thân có lông màu nâu nhạt, trên
và dưới vòng đốt đều có lông nhung màu nâu nhạt Lá hình lưỡi mác dài 10-30 cm, mặt dưới phủ lông mềm Lớp mo ngoài cùng của măng có màu nâu đen, đây là đặc điểm dễ phân biệt với các loại tre lấy măng khác
III ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
Nhìn chung, tre Mạnh tông thích hợp với vùng khí hậu nóng và ẩm, có lượng mưa lớn
và có ánh sáng dồi dào, nơi có độ cao dưới 1.000 m so với mặt biển, lượng mưa 2.000 - 2.500mm, nhiệt độ trung bình khoảng 24-250C Tre Mạnh tông là loài cây ưa sáng hoàn toàn
vì vậy không được trồng dưới tán các cây khác, khi trồng hỗn giao với cây gỗ thì nên trồng theo phương pháp hỗn giao với băng rộng để đảm bảo độ chiếu sáng cho tre
Các loài tre lấy măng đều thích hợp địa hình đồi thấp; với các loại đất tầng dày, tơi xốp nhiều mùn, đất ẩm nhưng thoát nước Tốt nhất là các loại đất phù sa ven sông suối Không được trồng tre ở đất bị ngập úng dài ngày, đất quá bí chặt, đất bị đá ong hoá tầng mỏng và đất cát khô rời rạc
IV KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
Nhân giống bằng hom gốc, hom cành, nhân giống bằng gieo hạt, giâm hom, chiết cành…Tuy nhiên nhân giống bằng phương pháp chiết cành có hệ số nhân giống cao, cây
giống sinh trưởng nhanh, ổn định về mặt di truyền
1 Chọn cây giống: Cây giống là những cây khoảng 1 năm tuổi, cây sinh trưởng tốt,
không sâu bệnh Chọn những cây mọc phía ngoài bụi tre Không chọn cây quá non, quá già; không lấy cây giống ở những bụi tre bị khuy (ra hoa)
2 Nhân giống
a Nhân giống bằng hom gốc:
- Tách cây giống: Chọn cây tre bánh tẻ tách khỏi bụi tre Cưa thân dài khoảng 1-1,2 m
cùng gốc tre Đào cẩn thận đến khi toàn bộ thân ngầm lộ rõ, dùng dao sắc chặt đứt cổ thân ngầm nơi tiếp giáp giữa thân ngầm với cây tre mẹ, cắt bớt rễ, chỉ để dài 1-3 cm Sau khi bứng
gốc cần đem đi trồng ngay (gọi là cây rễ trần), không trồng kịp cần tủ gốc giữ ẩm cho bộ rễ
- Ươm gốc trong bầu đất: Sau khi tách cây khỏi bụi, ươm hom gốc trong bầu đất, khi
thân cây mọc cành nhánh thì đem đi trồng
b Nhân giống bằng hom cành:
Quy trình nhân giống gồm các bước sau:
Trang 2- Thời gian chiết cành: Có thể chiết cành quanh năm, nhưng tốt nhất vào tháng 2-3
- Chọn cây, cành chiết: Cây giống sinh trưởng phát triển tốt Cành chiết là cành bánh tẻ khỏe mạnh, đường kính gốc cành từ 1 cm trở lên, đủ già
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ:
+ Giá thể bó cành: 70-80% đất mùn + 20-30% sơ dừa (sơ dừa đã ngâm qua nước sạch) + Chất kích thích ra rễ
+ Ni lông bó cành: màu sáng mỏng, dẻo, trong có thể nhìn được
- Phương pháp chiết cành:
+ Sau khi chọn cành, dùng dao chặt bỏ phần ngọn chỉ để 2-3 lóng (chiều dài từ 40-50 cm), vị trí chặt cách mắt lóng trên từ 5-7 cm, tránh làm xây xước
+ Cưa 2 phía của gốc cành, chừa đoạn giữa rộng 0,1-0,2cm dính với thân
+ Áp đất kín gốc cành Bọc nilông bao kín bó đất, buộc dây kín 2 đầu
- Bẻ cành: Khi rễ chuyển từ màu trắng sang vàng, bẻ cành cho vào bầu
- Vào bầu:
+ Túi bầu: Túi bầu PE kích thước 15-15cm, đục 6-10 lỗ để thoát nước Đất dồn bầu: gồm 90% đất mặt + 9% phân chuồng hoai + 1 % Super lân
+ Lột bỏ nilông quanh đất bó cành, ươm vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn
- Chăm sóc cành chiết: Cành chiết đặt dưới bóng râm có độ che phủ ánh sáng 30-50% Thường xuyên tưới nước, tỉa cành (chỉ để 1-2 cành khỏe) Cành chiết mọc xanh tốt, rễ phát triển đầy đủ, không bị sâu bệnh là có thể xuất vườn
c Nhân giống bằng gốc chét: Chét là những cành lớn (cành chét) hoặc thân tre nhỏ (gốc
chét) mọc sát mặt đất Chọn những chét là những cành hoặc thân đã phát triển đầy đủ, phần gốc có rễ màu trắng phớt xanh ở sát gốc, đầu rễ màu hơi trắng Chét càng to càng tốt, giống chét cũng được ươm trong bầu đất cho ra rễ rồi mới trồng
3 Huấn luyện cây giống: Để cây giống dần thích nghi với điều kiện môi trường trồng rừng; trước khi trồng 20-30 ngày, cần ngưng tưới phân, giảm tưới nước, dỡ bỏ dàn che
V KỸ THUẬT TRỒNG CÂY
1 Thời vụ trồng: Tiến hành trồng rừng vào đầu mùa mưa tháng 6-7 hàng năm
2 Mật độ: Mật độ trồng: 500cây/ha, bố trí trồng theo khoảng cách: cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m
3 Xử lý thực bì và làm đất
- Nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 150) xử lý thực bì bằng phương pháp phát đốt toàn diện vào cuối mùa khô tháng 4-5
- Nơi có địa hình dốc thì xử lý thực bì bằng phương pháp phát đốt theo băng, băng chặt
có thể trồng được 4-5 hàng cây; băng chừa lại không phát thực bì, rộng từ 2-3m (nhằm giữ đất giảm xói mòn); đào hố trên băng chặt theo đường đồng mức Khi cây trồng đã khép tán có thể
tiếp tục trồng thêm cây trên băng chừa lại
4 Bón lót và lấp hố: Đào hố có kích thước 40cm x 40cm x 40cm Khi đào hố lớp đất
mặt để riêng, lớp đất đáy để riêng Bón lót 10 kg phân chuồng hoai mục Trộn đều phần lớp đất mặt với phân bón lót, cho phần đất trên vào hố, lấp khoảng 1/2 hố; phần đất đáy lấp phía trên cho đầy hố và vun cao hơn mặt đất tự nhiên từ 2-3cm Đào, lấp hố và bón lót phân phải
Trang 35 Trồng cây: Nên trồng cây vào đầu mùa mưa, khi đất rừng đã đủ ẩm, chọn ngày mưa
nhỏ trời mát hoặc nắng nhẹ Trước và sau khi trồng cây, phòng trừ mối gây hại bằng cách rải
thuốc Basudin, Confidor… trong hố và trên mặt đất quanh gốc cây
Đào ở chính tâm hố một lỗ sâu hơn chiều cao bầu, rạch bỏ vỏ bầu, đặt bầu cây giống vào đúng vị trí tâm hố sao cho thật ngay ngắn và cây thẳng đứng Nếu trồng bằng hom gốc rễ trần thì đặt gốc tre nghiêng khoảng 450
rồi dùng đất nhỏ mịn lấp đầy hố và nén chặt
VI KỸ THUẬT CHĂM SÓC
Chăm sóc rừng bao gồm các công việc sau: Trồng dặm, phát dọn thực bì, rẫy cỏ xới xáo đất vun gốc, bón thúc, phòng trừ sâu bệnh hại, phòng chống cháy và bảo vệ rừng
1 Trồng dặm: Sau khi trồng 20 - 30 ngày, tiến hành kiểm tra toàn bộ rừng trồng, cây
chết phải tiến hành trồng dặm lại
2 Phát dọn thực bì, dẫy cỏ và xới xáo: Tiến hành 2 lần /năm Lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào cuối mùa mưa kết hợp phòng chống cháy rừng Phát dọn thực bì kết hợp dẫy cỏ, xới xáo đất và vun gốc cây đường kính rộng 80-100cm quanh gốc cây
3 Bón thúc
- Năm thứ nhất: Bón phân 2 lần: sau khi trồng 1,5-2 tháng và vào cuối mùa mưa
+ Lần 1: Kết hợp với làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc bón thúc 100gr NPK (14-8- 6) cách gốc 20-30 cm, rải đều phân rồi lấp đất lại
+ Lần 2: Vào cuối mùa mưa kết hợp với làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc bón thúc 100gr NPK (14-8- 6) cách gốc 20-30 cm, rải đều phân rồi lấp đất lại
- Năm thứ hai trở đi: Tre Mạnh tông được trồng chủ yếu để lấy măng, vì vậy công tác chăm sóc bón phân thường xuyên là rất quan trọng Bón phân sẽ giúp cho cây sinh nhiều măng Hàng năm bón phân 3 lần, bón 20-30kg phân chuồng (bón 1 lần vào đầu mùa mưa) + 450g NPK/bụi (chia làm 3 lần); bón phân vào đầu, giữa và cuối mùa mưa
4 Phòng trừ sâu bệnh hại
Nhìn chung tre Mạnh tông ít sâu bệnh hơn các loại cây trồng khác Các loại sâu bệnh hại cây:
a Mối: Giai đoạn mới trồng để đảm bảo rừng trồng có tỷ lệ sống cao cần chú ý phòng
trừ mối gây hại Trước và sau khi trồng cây rải thuốc (Basudin, Confidor…) dưới hố trồng và trên mặt đất
b Sâu vòi voi: Sâu vòi voi thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng Chủ yếu gây hại trên măng
tre, làm măng chết, thối; giảm chất lượng cây
Biện pháp phòng trừ: Tìm và diệt nhộng và sâu trưởng thành bằng cách cuốc xới đất xung quanh gốc rộng 1m, sâu 15 - 20cm Khi ấu trùng đã chuyển hoá thành sâu non trong thân măng, có thể dùng các loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun hoặc quét lên măng Rắc một trong những loại thuốc sau quanh gốc tre vào cuối mùa mưa: Padan 4H, Basudin 10H
c Bệnh thối măng: Do nấm gây hại, nhất là trong mùa mưa Các bào tử nấm tồn dư
trong đất có thể xâm nhiễm và gây hại thông qua các vết thương cơ giới Cần phun trừ nấm bằng các loại thuốc Ridomil Gold®
, Aliette 89 WP
d Bệnh chổi xể:Do nấm gây ra Đây là loại bệnh nguy hiểm, cần chặt bỏ cả bụi tre và
đốt để tránh lây nhiễm Sử dụng dung dịch phun Boócđô 1% phun vào gốc
Trang 45 Bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng: Khi chăm sóc lần 2 kết hợp phát dọn thực
bì, đốt trước có kiểm sóat (nên đốt vào lúc sáng sớm hay chiều mát), làm đường ranh cản lửa
rộng 8 -10 m Rừng phải được bảo vệ; nghiêm cấm chặt phá, không để gia súc vào phá hại VII KỸ THUẬT ĐIỀU TIẾT CÂY MẸ
Tuỳ theo mục đích kinh doanh mà số lượng cây mẹ trong một bụi tre cần phải điều tiết cho phù hợp Trong điều tiết cây mẹ cần lưu ý mỗi cây mẹ chỉ nuôi đươc 1-2 cây trưởng thành, măng là do cây mẹ sinh ra, số lượng cây mẹ trong một bụi tre cần phải phù hợp thì năng suất mới cao Hàng năm phải khai thác cây mẹ từ 3 tuổi trở lên chỉ để lại khoảng 6-8 cây bánh tẻ tuổi 1 và 2 trong một bụi tre Chọn măng (măng tháng 7-9) có kích thước lớn, phân bố đều xung quanh bụi tre chừa lại làm cây mẹ
Trường hợp mục tiêu trồng rừng để lấy thân cây tre làm nguyên liệu thì số lượng cây để lại nuôi trong mỗi bụi sẽ phải lớn hơn (13-15 cây/bụi) Hàng năm cắt tỉa cành nhánh (hoặc kết hợp lấy giống cành chiết) chiều cao dưới 2m để bụi tre được thông thoáng
VIII KỸ THUẬT KHAI THÁC MĂNG, THÂN CÂY
1 Khai thác măng
Khai thác măng đúng kỹ thuật giúp kinh doanh măng được lâu dài, luôn duy trì gốc tre nằm sâu trong lòng đất Trong quá trình khai thác măng sẽ tác động đến các mắt ngủ sát vết cắt, nên bảo vệ các mắt ngủ vì chúng hình thành nên các thế hệ măng tiếp theo Khi khai thác măng cần xác định thời gian, tuổi khai thác như sau:
- Thời gian chặt măng: Nên chặt vào lúc sáng sớm, khi mặt trời chưa lên cao
- Tuổi khai thác măng: Tùy phương pháp chế biến mà thời điểm khai thác măng khác nhau để chất lượng măng đạt yêu cầu Nếu chế biến măng tươi hay phơi khô, thì để măng mọc cao hơn mặt đất khoảng 10cm; nếu chế biến măng thành khoanh đóng hộp, chế biến măng bẹ khô thì để măng đạt chiều cao từ 60cm-80cm
* Các bước khai thác măng:
- Quan sát mặt đất quanh bụi tre chỗ nào xuất hiện ngọn măng Dùng cuốc bới đất ra đào sâu xuống để thấy củ măng mọc sát thân ngầm
- Cắt măng: Vị trí cắt măng là phần tiếp giáp giữa thân ngầm và thân măng Cắt ở chỗ thắt của củ măng, cách gốc tre mẹ khoảng 3-4 cm, dùng dao cắt tại vị trí phình ra của măng theo chiều thẳng đứng; chừa khoảng 3-4 mắt măng, vết cắt cần nhẵn Không được cắt ngang gốc măng trên mặt đất, như vậy sẽ cho năng suất thấp, măng lên nhiều nhưng mầm măng rất nhỏ và làm cả bụi tre bị chà, nhanh cỗi, dễ bị trốc gốc đổ ngã khi gặp mưa to gió lớn
- Lấp đất: Sau khi cắt măng xong lấp đất lại
Không nên lấy măng quá non vì sản lượng ít, lấy măng quá già thì phần gốc không ăn được
2 Khai thác cây
- Phương thức khai thác: Khai thác chọn những cây đủ tiêu chuẩn
Khi rừng tre bị khuy (hiện tượng tre ra hoa, chết hàng loạt) thì khai trắng toàn bộ rừng
và trồng mới
- Mùa khai thác: Khai thác vào mùa khô
- Tuổi khai thác: Cây trưởng thành từ 3-4 tuổi, đây là tuổi tốt nhất để khai thác thân tre
Trang 5Chiều cao gốc chừa lại không quá 20cm Sau khi khai thác dọn vệ sinh rừng, gom đốt cành nhánh để lại Có thể bán cây tre cho cơ sở sản xuất hoặc ngâm trong bùn ao 2-3 tháng mới đem sử dụng để nâng cao độ bền của cây và chống mối mọt
IX CHẾ BIẾN MĂNG
Sau khi khai thác măng cần vận chuyển ngay đến nơi chế biến, bảo quản; tránh gây dập nát măng, không nên để măng ở chỗ có ánh nắng chiếu trực tiếp Măng lấy xong cần sơ chế ngay trong ngày vì nếu để đến hôm sau chất lượng sẽ giảm Phân loại măng to, nhỏ; bóc vỏ, rửa sạch; tùy lọai sản phẩm mà phương pháp chế biến khác nhau
1 Chế biến sản phẩm măng chua:
- Cách thứ nhất: Măng bóc bẹ, làm sạch sau đó luộc 1-2 giờ, rửa rồi ngâm nước muối
- Cách thứ hai: Măng bóc bẹ, làm sạch, thái miếng, ngâm nước sạch 1-2 ngày, rửa lại sau đó ngâm ngập măng bằng nước sạch
2 Chế biến măng khô: Măng được gọt bỏ bẹ, làm sạch, cắt thành phiến Cho măng vào
nồi luộc từ 1-2 giờ, sau đó rửa lại bằng nước (2-3 lần), vớt ra để cho ráo nước Tãi măng ra nong để phơi nắng hoặc sấy cho đến khô Khi măng khô đem cất giữ, bảo quản trong túi nilon
kín
http://khuyennonglamdong.gov.vn