BAO CAO TONG KET DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC Cap quan ly dé tai: BO Y TE
Tén dé tai:
BỔ SUNG DANH MỤC BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC BẢO HIỂM
Ở VIỆT NAM
Dé muc: BO SUNG BENH HEN PHE QUAN NGHỀ NGHIỆP
Chủ nhiệm đề mục: BS Phan Hồng Sơn
Cơ quan chủ trì: Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
Trang 2
BO Y TE
Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
ok Kk KKK
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
" BỔ SUNG DANH MỤC BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM"
Đề mục" Bổ sung bệnh Hen phế quản nghề nghiệp"
Chủ nhiệm đề mục: BS Phan Hồng Sơn
Phòng nghiên cứu Bệnh nghề nghiệp
Cố vấn: GS Lê Trung
GS Nguyễn Năng An Cơ quan tham gia nghiên cứu:
- Phòng nghiên cứu Bệnh nghề nghiệp-Viện YHLĐ và VSMT
- Phòng tâm sinh lý lao động-Viện YHLĐ và VSMT - Khoa dị ứng và miễn dịch lâm sàng-Bệnh viện Bạch mai
- Trung tâm Y tế dự phòng Hà nội
- Bệnh viện Dệt may
- Trung tâm Y tế công ty dệt 8/3
- Trung tâm Y tế công ty dệt sợi Hà nội - Trung tâm Y tế công ty dệt Minh khai Các thành viên tham gia nghiên cứu:
BS Hà Huy Kỳ
TS Nguyễn Thị Toán TS Phan Quang Đoàn Th.S Đặng Anh Ngọc
Th.S Trần Ngọc Lan
KTV Ha Thi Dan
BS Nguyén Hoang Phuong
BS Lê Văn Đức BS Tạ Tuyết Bình
Trang 3MUC LUC:
1.Đặt vấn đề 5+ s32 x1 v1 se trang 3 Mục tiên nghiền GỮUeueseeeeesaneoruaesaanrnae trang 5
2 Tổng quan - 25-52 ©25s=s<zses2 s52 trang 6
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu trang 11 4 Kết quả nghiên cứu - _¬ trang 13
4.1 Điều tra trên nhóm chủ cứu trang 13 4.2 Điều tra nhóm chứng trang 22
De BRON NAN ¿.:¿¿:22:62xcccczi22t62n6210101651221021410142142202L132.442 trang 25 cai na trang 31
7 Đề nghị . + 5< 5s *sESxvexersezeervrrrera trang 32 § Tài liệu tham khảo - - « ««<s=ss=s<s trang 33
Trang 4
CAC CHU VIET TAT:
HPQ: Hen phé quan
HPQNN: Hen phé quan nghé nghiép CNHH: Chức năng hô hấp
BNN: Bệnh nghề nghiệp
BNNEH: Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
CNHH BT: Chức năng hô hấp dạng bình thường CNHH HC: Chức năng hô hấp dạng hạn chế
Trang 5
| DAT VẤN ĐỀ:
Hen phế quản nghề nghiép (HPQNN) là tình trạng co thắt đường
thở mà nguyên nhân do việc tiếp xúc với các chất gây mẫn cảm đã được
xác định trong môi trường lao động như bụi, hơi, khí (13) Có trên 200 tác nhân khác nhau được coi là các dị nguyên gây mẫn cảm và là nguyên
nhân gây nên tình trạng tăng tính mẫn cảm đặc hiệu ở đường hô hấp và số
tác nhân gây mân cảm vẫn đang có chiều hướng gia tăng do q trình
cơng nghiệp hố
Bệnh HPQ là bệnh phổ biến nhất ở các nước phương Tây Ở
Canada, HPQNN là bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ đền bù cao nhất trong các
bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm (30) Tại Quebec và British Colombia -
Canada, nam 1986, HPQNN là bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ mắc cao nhất,
hơn bệnh bụi phổi amiăng và bệnh bụi phổi silic về số người mắc và số trường hợp được đền bù Tỷ lệ mắc HPQNN cũng khác nhau giữa các nước Tại Liên hiệp Anh, HPQNN chiếm khoảng 2-6% các trường hợp HPQ ở người lớn và chiếm 5-6,7% ở Tây Ban Nha (27) Theo Sertl, tỷ lệ
HPONN chiếm khoảng 6% trong số người bị HPQ (25)
Ở Hoa Kỳ tỷ lệ HPQNN rất thay đổi, nó chiếm khoảng 2% các
trường hợp HPQ (5) Việc phân tích các số liệu của tổ chức (điều tra xã
hội học về thương tật và an toàn lao động Mỹ ) US Social Security
Disability Survey vào năm 1978 đã xác nhận rằng 15% các trường hợp HPQ là do yếu tố nghề nghiệp (24) Khoảng 5% dân số Hoa Kỳ ở mọi lứa
tuổi bị HPQ, tức là khoảng từ 11-12 triệu người và ước tính có khoảng từ
220 000 đến 1,7 triệu trường hợp HPQNN ở Hoa Kỳ (26) Ở Nhật bản,
ước tính khoảng 15% các trường hợp HPQ ở nam giới là do sự tiếp xúc
nghề nghiệp
Trang 6
cong nhan dién, dién tử, công nhân ngành in, công nhân xây dựng (10)
Tỷ lệ mắc HPQNN thay đổi tùy theo mức độ tiếp xúc và theo nghề
nghiệp Theo Chelen, có khoảng 4-5% cơng nhân tiếp xúc với isocyanate
mắc HPQNN (9) 2,5% nhân viên ytế mắc HPQNN do tiếp xúc với nhựa
Latex (17) Dị ứng với bột mỳ gặp ở 25% công nhân làm bánh (19)
Khoảng 9% người làm bánh mỳ có test lẩy da (+) với nấm amylase và 8%
thấy xuất hiện kháng thể IgE đặc hiệu với amylase (7) Malo và cộng sự
(8) ghi nhận rằng có 23% cơng nhân sản xuất thảm có nguy cơ mắc HPQNN do sử dụng các loại keo trong quá trình nhuộm
Ở nước ta, theo khoa DỊ ứng và Miễn dịch lâm sàng-Bệnh viện
bạch mai thì chưa có điều tra tổng thể nào nhằm xác định chính xác tỷ lệ mắc HPQ ở Việt nam, theo dự báo khơng chính thức thì khoảng từ 5-6%
dân số nước ta ở mọi lứa tuổi mắc HPQ và bệnh HPỌNN là bệnh chưa
được quan tâm đúng mức
Hiện nay, nước ta đã có 21 bệnh nghề nghiệp nằm trong danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm nhưng so với số bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở các nước khác như Liên Xơ (cũ)-54 nhóm bệnh; Pháp-88 bệnh; Trung Quốc-102 bệnh hoặc như ở Hoa Kỳ bất cứ bệnh nào nếu
được chứng minh là do nghề nghiệp đều được bảo hiểm thì số bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta là q ít Ngồi ra, bệnh HPQNN là 1
trong 10 bệnh nằm trong danh mục BNN được bảo hiểm của Tổ chức lao động Thế giới từ rất sớm (năm 1934) Trong q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, người lao động ngày càng phải tiếp xúc nhiều với các yếu tố nghề nghiệp độc hại trong môi trường lao động, do đó nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp nói chung, bệnh HPQNN nói riêng ngày càng tăng Đặc biệt đới với ngành dệt, may- một ngành mũi nhọn trong nền Kinh tế của nước ta - số công nhân tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên khá lớn Tuy môi trường lao động đã được cải thiện đáng kể song tiếp tiếp xúc nghề nghiệp với bụi bông trong quá trình sản xuất là điều không thể tránh khỏi ở những công nhân dệt -sợi Buohys và cộng sự đã chứng minh đặc
Trang 7
tính dị nguyên của bụi bông năm 1937 và cho đến nay nhiều tác giả khác cũng đã chứng minh rằng tiếp xúc với bụi bông là nguyên nhân của các hội chứng và bệnh dị ứng như: bệnh bụi phổi bông, chứng ho của thợ dệt,
HPQ, viêm mũi, mày đay, mẩn ngứa
Vấn đề HPQNN đã có một số tác giả đề cập đến trong các nghiên
cứu khoa học cũng như trong các điều tra dịch tễế học các bệnh dị ứng (Phan Quang Đoàn và ctv-Khoa DƯ và MDLS-Bệnh viện bạch mai-33)) Tuy nhiên việc nghiên cứu HPQ ở những người lao động nhằm xác định mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp và HPQ trong công nhân tiếp xúc
và từ đó khuyến nghị bổ sung bệnh HPQNN vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thì hiện tại chưa có tác giả nào Do đó, việc tiến
hành nghiên cứu bệnh HPQNN, tiến tới bổ sung bệnh HPQNN vào danh
mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm là cần thiết nhằm bảo đảm quyền
lợi cho người lao động ở Việt nam
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Đánh giá tình hình HPQ ở công nhân một số nhà máy dệt
2 Tìm hiểu mối liên quan giữa tiếp xúc nghề nghiệp và bệnh HPQ trong công nhân dệt |
3 Xác định những căn cứ khoa học cho việc bổ sung bệnh HPQNN
Trang 8
ll TONG QUAN
Hen phé quan (HPQ) 1a bénh da được biết đến từ rất lâu, đặc biệt là
về vai trò viêm nhiễm đường hô hấp trong HPQ Có thể cho rằng định
nghĩa đầu tiên về HPQ được đưa ra vào năm 1688, khi đó bệnh HPQ được
định nghĩa là một bệnh hô hấp đặc biệt, khác hẳn với những bệnh hô hấp
thông thường khác (Sartorelli-23) Hơn một phần tư thiên niên kỷ trước đây, vào năm 1713, Ramazzini đã ghi nhận những ca bệnh HPQ liên quan
đến nghề nghiệp đầu tiên khi quan sát thấy hiện tượng nổi mề đay và khó
thở ở những công nhân làm nghề Xay, xát thóc (grain sifters) có tiếp xúc
với bui hitu co (Chan Yeung-8) 200 năm sau đó cho đến những năm đầu của thế kỷ 20, các trường hợp HPQNN được ghi nhận cũng chỉ là một con số rất nhỏ Năm 1919, các nhà khoa học đã ghi nhận trường hợp HPQ do tiếp xúc với muối bạch kim (platinium salt) ở những người thợ làm ảnh
(Steinman-28) Năm 1928, đã có những báo cáo về bệnh HPQ trong công
nhân sản xuất dâu từ đỗ (Hance AJ-12) Cứ như Vậy, các trường hợp HPQ
liên quan đến yếu tố nghề nghiệp được ghi nhận ngày càng tăng lên trong
những năm 1960 và 1970 (Wasserman-29) Vào năm 1980, các dấu hiệu
lâm sàng liên quan đến HPQNN được chú ý đáng kể và đặc biệt là đã có
các nghiên cứu về HPQNN Đến những năm 1990, HPQNN là bệnh được xem là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh hô hấp nghề nghiệp ở Hoa Kỳ
và nhiều nước khác (NHLBI/WHO Workshop report-21, SolerPG-26)
Bệnh HPQNN vẫn sẽ là bệnh được quan tâm chú ý nhiều trong thế kỷ 21,
đặc biệt khi mà nhiều loại hoá chất mới sẽ được đưa vào sử dụng và các
kỹ thuật tiến tiến ngày một phát triển
Các tác nhân gây bệnh HPQNN đã được tìm thấy ở rất nhiều ngành nghề khác nhau, từ những tác nhân có trọng lượng phân tử thấp như
formaldehyde (HCHO) đến các protein phức tạp có nguồn gốc từ động vật Có trên 200 tác nhân khác nhau được coi là các dị nguyên gây mẫn
cảm và là nguyên nhân gây nên tình trạng tăng tính mẫn cảm đặc hiệu ở đường hô hấp và số tác nhân gây mẫn cảm vẫn đang có chiều hướng gia
Trang 9
tăng do q trình cơng nghiệp hoá Tác nhân gây mẫn cảm chủ yếu được
chia làm 2 loại chính (Soler PG-26, Holt PG-13): hợp chất có trọng lượng
phân tử thấp (trọng lượng phân tử <1000 daltons, ví dụ như phthalic anhydride, platinum salt ở nghề làm ảnh, trimellitic anhydride) là những tác nhân thường gây nên phản ứng quá mẫn muộn và hợp chất có trọng lượng phân tử cao (trọng lượng phán tử >1000 daltons) ví dụ như các proteins, polysaccarides và peptides là những tác nhân được xem như gây nên các phản ứng quá mẫn sớm Bụi bông là một hỗn hợp phức tạp của các sợi bơng, bụi khống chất và một số chất khác Theo nghiên cứu của nhiều tác giả như Bouhys, Hatcher J.D, Juskin E thì trong bụi bơng có 65- 95% là chất hữu cơ, phần cịn lại là khống chất và nước Chất hữu cơ bao gồm Xenlucoza (49-85%), protein nguồn gốc thực vật (8-17%), Lisin
(20%) Lipit (2%) các loại vi khuẩn và bào tử nấm mốc Chất lượng bông
càng cao thì hàm lượng protein càng nhiều
HPQNN gồm có 2 loại, tuỳ thuộc vào việc có hay khơng có giai
đoạn tiềm tàng (thời kỳ ủ bệnh) trước khi xuất hiện bệnh (Kalb T.H-15)
Loại thứ nhất là bệnh HPQNN có giai đoạn tiểm tàng, là trường hợp cá
biệt của bệnh HPQNN mà cơ chế dị ứng và miễn dịch đã được xác định Loại thứ hai là trường hợp bệnh HPQNN khơng có giai đoạn tiềm tàng, là các trường hợp mắc bệnh HPQ ngay khi tiếp xúc với yếu tố dị nguyên và
được thể hiện bằng hội chứng rối loạn chức năng đường thở (RADS-
Reactives Airway Dysfuntion Syndrom)
Về cơ chế phát sinh HPQ có thể có 3 cơ chế phát sinh chủ yếu: + Hen do các yếu tố kích thích: Điểm đặc trưng của cơn hen là sự
tăng phản ứng của đường thở do tác động của Methacholin và Histamin
Đối với hen nghề nghiệp, người ta chứng minh được phản ứng này giảm
đi sau khi ngừng tiếp xúc với dị nguyên trong môi trường lao động
Lý do tăng phản ứng đường thở ở người hen còn chưa được biết rõ
Tuy nhiên, nói chung là có sự biến đổi cơ chế cân bằng nội môi, cơ chế kiểm soát trương lực cơ trơn ở đường thở Do có sự tăng phản ứng này mà
Trang 10
bất cứ một chất kích thích nào, ví dụ như bụi hữu cơ hay một hố chất nào
khơng thể gây ảnh hưởng hay chỉ ảnh hưởng ít ở người khoẻ mạnh, thì lại có thể gây tắc nghẽn đường thở ở công nhân bị hen hay có tiền sử hen
tình trạng này có thể xảy ra ngay cả khi những chất này ở nồng độ rất thấp
Một số chất có thể tác động vừa như một chất kích thích lại vừa như một chất mẫn cảm trong những điều kiện khác nhau Thí dụ như thở
hít một lượng lớn bụi cà phê xanh hay bụi thóc có thể gây viêm mũi, viêm
màng kết hợp và cũng có thể gây tắc nghẽn đường thở Nhưng thở hít nhiều lần với lượng nhỏ các chất trên lại gây giải mẫn cảm tức là sự tiếp
xúc với nồng độ thấp sẽ khơng có tác dụng kích thích
+ Hen do các yếu tố dị ứng: Những phản ứng dị ứng qua IgE gan như được khẳng định là cơ chế sinh bệnh của nhiều thể hen nghề nghiệp
do các chất thở hít tự nhiên hay hoá chất tổng hợp
Trong hen qua IgE, nói chung có thời kỳ tiểm tàng kéo dài hàng tuần, hàng tháng hay hàng năm từ lần tiếp xúc đầu tiên với các chất trong môi trường lao động đến khi xuất hiện rõ rệt các triệu chứng hen Chỉ một tỷ lệ nhỏ những người tiếp xúc (chủ yếu những người có cơ địa dị ứng di truyền phát sinh kháng thể đặc hiệu IgE) nói chung sẽ phát bệnh trong trường hợp mẫn cảm nghề nghiệp tự nhiên Các test lẩy da hay trong da
với những sản phẩm hoặc dị nguyên tt tự nhiên thích hợp trong mơi trường
lao động phần lớn dương tính
Kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh cũng được chứng mỉnh qua
các thử nghiệm trong phịng thí nghiệm với một số chất tự nhiên trong
môi trường lao động như cà phê xanh Kháng thể IgE có thể đo được bằng
nhiều cách, phổ biến nhất là test Radio Allergosorbent (RAST) Sự có mặt
của kháng thể có liên quan chặt chẽ với sự xuất hiện cơn hen tức thời hoặc sớm do các chất tự nhiên, nhưng không với cơn hen muộn
+ Hen theo cơ chế dược lý và các cơ chế khác: Hen nghề nghiệp do
một số chất đã được chứng minh rõ ràng qua các test gây co thắt phế quản
Trang 11
có kiểm sốt chặt chẽ Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh còn chưa rõ Trong
một số trường hợp, sự tăng phản ứng phế quản với Methacholin đã được chứng minh nhưng rất có thể đây là một hiện tượng thứ phát hơn là
nguyên phát
Nhiều thực nghiệm đã cho thấy Histamin được giải phóng trực tiếp do phức hợp muối platin, diisocyanat, có tác dụng như một chất ức chế sự kích thích cơ quan nhận cảm sự tiết beta adrenalin và như vay, tao ra kha năng can thiệp vào sự kiểm soát tự động sức cản đường thở theo hướng co thắt phế qủan
Vậy với những cơ chế giải thích trên đây, sẽ có 2 câu hỏi chính
được đặt ra:
1 Tại sao chỉ có một số người tiếp xúc có phản ứng?
2 Tại sao có thời kỳ tiểm tàng từ lần tiếp xúc đầu tiên đến khi xuất hiện cơn hen?
Đối với câu hỏi 1, câu trả lời có thể là su tang kich thich va tang phan ứng của đường thở ở người có cơ địa di tng dẫn đến sự đáp ứng với một lượng nhỏ chất trung gian, nhỏ hơn so với người có cơ địa dị ứng Như vậy, chỉ có số lượng nhỏ người ED xúc có cơ địa dị ứng có phản ứng và phát cơn hen
Tuy nhiên, dù ít gặp, chắc chắn là hen nghề nghiệp gap cả ở người
khơng có cơ địa dị ứng Ở những người này, sự phản ứng không đặc hiệu và được xác định là do di truyền, không liên quan đến cơ địa dị ứng
Đối với câu hỏi 2 khó trả lời hơn Nhiều tác giả đã đưa ra các giả
thiết khác nhau nhưng chưa được công nhận
Các loại đáp ứng miễn dịch học đối với bệnh đã được GiIl và
Coombs chia làm 4 loại, từ týp I đến týp IV Đáp ứng týp I hoặc phản
ứng quá mẫn sớm, trung gian là globulin mién dich dac hiéu IgE Trong
Trang 12
xúc với kháng nguyên, IgE đặc hiệu với kháng nguyên tăng lên, rồi gắn lên bề mặt tế bào Mastocyte (Mast cell) và bạch cầu ái kiểm Như Vậy,
kháng nguyên cố định vào tế bào Mastocyte đã gắn IgE, làm thay đổi tính chất bề mặt của tế bào dẫn đến việc giải phóng Histamin hay các chất
trung gian hoá học khác làm phát sinh các triệu chứng
Không phải mọi trường hợp hen nghề nghiệp đều có thể giải thích
như vậy, thí dụ, một người không mẫn cảm trở thành mẫn cảm với một
kháng nguyên đặc hiệu sau khi tiếp xúc lâu ngày Do đó, kháng thể đặc
hiệu IgE được kích thích sản xuất Có những trường hợp khác khi tiếp xúc với kháng nguyên, kháng nguyên gây ra các kích thích tại phế quản biểu
hiện bằng các co thất phế quản chỉ 1 giờ hoặc sau hơn 1 giờ tiếp xúc,
trường hợp này 8ặp trong hen nghề nghiệp do một số chất như isocyanat, phức hợp muối bạch kim người ta còn chưa hiểu cơ chế này, nhưng nó cũng tương tự cơ chế trong bệnh do Aspergillus ở phế quản phổi, đây là
phản ứng typ III, trung gian là bổ thể IgG
Trang 13Ill ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
HI.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Nhóm chủ cứu: Điều tra hồi cứu bệnh HPQ trong 700 công
nhân làm việc tại 2 nhà máy:
+ 200 công nhân làm việc tại phân xưởng dệt và sợi nhà
máy dệt 8/3
+ 500 công nhân làm việc tại 2 xí nghiệp sợi và xí nghiệp
dệt - Cơng ty dệt sợi Hà nội
Số công nhân đã xác định là HPQ gồm 18 người được chọn
làm nhóm chủ cứu trong thiết kế nghiên cứu bệnh chứng
- Nhóm đối chứng: 33 trường hợp HPQ không tiếp xúc nghề nghiệp với bụi bông, điều trị tại khoa Dị ứng và Miễn dịch
lâm sàng-Bệnh viện bạch mai
HII.2 Phương pháp nghiên cứu:
1, Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp nghiên cứu thuần tập hồi cứu kết hợp với nghiên cứu bệnh chứng;
2 Phương pháp thu thập số liệu:
2.1 Xác định các trường hợp cơng nhân có các biểu hiện ho, khó thở, tức ngực và các trường hợp công nhân đã được chẩn đoán là mắc HPQ qua tìm hiểu hồ sơ sức khoẻ được lưu giữ tại Y tế nhà máy của 700 công nhân đang làm việc tại xí
nghiệp đệt và sợi - Nhà máy dệt 8/3; Công ty dệt sợi Hà nội và Công ty dệt Minh khai
2.2 Tiến hành phỏng vấn và khám lâm sàng hệ hô hấp các trường hợp HPQ (nhóm chủ cứu) thu thập được từ hồ sơ sức
khoẻ bằng phiếu điều tra HPQNN được dịch từ phiếu điều tra
Trang 14
điều trị bệnh HPQ Các dấu hiệu chủ quan thu được từ bảng câu hỏi như
khó thở cùng gặp trên cả 18 công nhân nhưng chỉ gặp 9 người có biểu
hiện ho Đặc biệt, với biểu hiện gây khó chịu nhất cho 18 công nhân này
(cơn khó thở và tức ngực) liên quan khá rõ đến nghề nghiệp: có 16/18 người thấy cơn khó thở tăng lên trong thời gian lao động; Cả 18 người đều
cảm thấy dễ chịu hơn khi rời nơi làm việc; Các triệu chứng gây khó chịu nhất như: thở khò khè, cơn khó thở, tức ngực xuất hiện trở lại khi trở lại nơi làm việc gặp ở 13/18 người Có 9/18 cơng nhân có biểu hiện khạc
dom Có 1/18 người có biểu hiện khạc đờm kéo dài
Bảng 4: Tuổi đời nhóm cơng nhân HPQ (n=18)
¡_ Tuổi đời Số lượng | Ty lé 18-30 2 2/18 31-40 10 10/18 41-60 6 6/18 | Tong số 18 18/18 207 151 101⁄ sử” 0+ | i Tổng số 48-30 31-40 41-60
Biểu đô 3: Phân bố tuổi đời công nhân HPQ
Tuổi đời của nhóm cơng nhân HPQ tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 31-40, có 10 cơng nhân trong tổng số 18 người, chiếm tỷ lệ 10/18
Cơng nhân có tuổi đời trên 41 tuổi là 6 người, chiếm tỷ lệ ; 0H18 Chỉ có 2 công nhân ở độ tuổi từ 18-30, tỷ lệ 2/18
Trang 15
Tiếng kho khé/tho rit 18 18/18
Khó thở:
- Thì thở ra 10 10/18
- Cả hai thì 8 8/18
Ho 9 9/18
Dấu hiệu gây khó chịu nhất
- Tho khị khè/thở rít 3 3/18
- Cơn khó thở 8 8/18
- Tức ngực 7/18
Các triệu chứng nặng hơn khi
- Làm việc 16 16/18
- Sau khi ra khỏi nơi làm việc 2 2/18
Các triệu chứng thay đổi trong những ngày
nghỉ
- Không thay đổi 0 0/18
- Tốt hơn 18 18/18
Các triệu chứng biến đổi khi trở lại nơi làm
VIỆC
- Không thay đổi 5 5/18
- Xấu đi 13 13/18
Khac dom
- Không khạc đờm 9 9/18 - Khạc đờm 9 9/18
Khạc đờm 3 tháng/năm ] 1/18
Khac dom tit 1 nam trở lên ] 1/18
Hút thuốc lá 1 1/18 Tién sir - Ban than: - Gia đình: Cha mẹ mắc HPQ 1 1/18 Con mắc HPQ 1 1/18
Cả 18 công nhân này đều đã được chẩn đoán là mắc HPQ và đang
Trang 16Bảng 2: Tình hình mắc HPQ trong công nhân sợi-dệt
Loại Dệt 8/3 Dệt sợi Hà nội Tổng số công việc | S5L | Số |Tỷlệ| SL | Số |Tỷlệ| SL | Số | Tỷlẹ mắc | % mắc | % mắc | % Soi 100 5 5,0 | 350 8 2,29 | 450 | 13 2,9 Dét 100 Zz 2,0 | 150-} 3 2,0 | 250 5 2,0 Tổng số 200 7 3,5 | 500 | 11 2,2 | 700 | 18 | 2,57 500; 400“ El Số CN Sợi 300%
EIS mac CN Soi [Số CN Dệt 200# FISố mắc CN Dệt E Tổng số 100 Cs 04 Pk Dật 8/3 Dật sợi Hà nội
Biểu đồ 2: Tình hình mắc HPQ ở công nhân sợi-dệt
Số công nhân sợi mắc bệnh HPQ ở 2 nhà máy dệt 8/3 và dệt sợi Hà
nội là 13 người, chiếm tỷ lệ 2,9% số công nhân sợi 2 nhà máy Số công
nhân dệt mắc HPQ là 5 người, chiếm tỷ lệ 2,0% số công nhân dệt 2 nhà
máy
Bảng 3: Kết quả điêu tra công nhân mắc HPQ (n=18)
Dấu hiệu Số lượng Tỷ lệ Từng mắc HPQ | _ 18 18/18
Từng lên cơn HPQ Poss 18 18/18
Đã được bác sĩ chẩn đoán HPQ 18 18/18
Đang điều trị HPQ 18 18/18
Trang 17
IV KET QUA NGHIEN CUU
IV.1 Diéu tra tinh hinh HPQ trong cong nhan dét may
Tiến hành điều tra tình hình HPQ trong 700 công nhân làm việc tai
xí nghiệp Dệt và Sợi - Nhà máy dệt §/3 và Cơng ty dệt sợi Hà nội mà tiếp
xúc nghề nghiệp chủ yếu với bụi bông
Bảng 1: Phân bố công nhân theo loại công việc (n=700)
Nhà máy Soi Tỷ lệ % Dệt | Tỷ lệ % | Tổng số Dệt 8/3 100 14,28 100 14,28 200 Dệt sợi Hà nội 350 50,00 150 21,42 500 Tổng số 450 64,28 250 35,71 700 500¬ 45041 4001 3504 a 300 YY H Tổng số 2501 ISCN soi al EICN dat 150- 100, \\\ Dệt sợi Hà nội
Biểu đồ 1: Phân bố công nhân theo công việc
Trong tổng số 700 công nhân của 2 nhà máy, số công nhân làm việc tại xí nghiệp sợi là 450 công nhân, chiếm tỷ lệ 64,28% Số công nhân
làm việc tại xí nghiệp dệt là 250 người, chiếm tỷ lệ 35,71%
Trang 18
2.3 Tiến hành đo chức năng hô hấp (CNHH) cho các trường
hop HPQ Sit dung may Spiro-Analyse (ST-95) Viéc do
CNHH để xác định các thông số sau:
Dùng tích sống (FVC)
I Thể tích thở ra tối đa/giây (FEVI)
Tính % FVC theo FVC lý thuyết Tính % FEVI theo FEVI lý thuyết I Xác định tỷ số FEVI/FVC
Dựa trên các thông số này xác định các dạng CNHH: CNHH dạng bình thường, CNHH dạng hạn chế, CNHH
tắc nghẽn và CNHH dạng hỗn hợp
2.5 Tiến hành làm test lẩy da với các dị nguyên bụi bông, bụi nhà, lông vũ và lấy máu làm xét nghiệm phản ứng phân huỷ tế bào Mastocyte (nhóm tiếp xúc) Test lẩy da với dị
nguyên bụi bông, bụi nhà (nhóm chứng) nhằm nêu lên mối quan hệ giữa HPQ với yếu tố nghề nghiệp
2.6 Để tìm hiểu mối liên quan giữa HPQ với yếu tố nghề nghiệp tiến hành so sánh tỷ lệ mắc HPQ trong công nhân
ngành sợi, dệt với nhóm chứng dựa trên các tỷ lệORvàP -
3 Xử lý số liệu bằng chương trình EPI INFO 6.0
Trang 19Bảng 5: Tuổi nghề của 18 công nhân có biểu hiện HPQ Tuổi nghề Số lượng | Tỷ lệ 1-10 2 2/18 11-20 13 | 13/18 21-40 3 3/18 Tổng số 18 18/18 20 15 10 0 T Y T yo Tổng số 4-40 41-20 21-40
Biểu đồ 4: Phân bố tuổi nghề công nhân mắc HPQ
Số cơng nhân có tuổi nghề từ 11-20 năm là 13 người trong tổng số
18 cơng nhân có biểu hiện HPQ, chiếm tỷ lệ 13/18 Có 2 cơng nhân có
tuổi nghề từ 1-10 năm, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 18 công nhân là 2/18 và có 3 cơng nhân có tuổi nghề trên 31 năm, chiếm tỷ lệ 3/18
Bảng 6: Thời gian mắc HPQ
Thời gian Số lượng Tỷ lệ
Trang 20¡3
Tông số 5 nam 6-10 nam 11-20 nam
Biểu đồ 5: Thời gian mắc HPQ của CN
Trong l8 công nhân mắc HPQ, sé công nhân đã mắc HPQ trong thời gian 5 năm là 9 người, chiếm tỷ lệ 9/18 Số công nhân mắc HPQ từ 6 năm đến 10 năm là 5 người, chiếm tỷ lệ 5/18 và số công nhân mắc HPQ từ 11-20 năm là 4 người, chiếm tỷ lệ 4/18 Cả 18 công nhân đều lên cơn HPQ lần đầu tiên sau khi đã vào làm việc fại nhà máy, người lên cơn HPQ
sớm nhất là sau 2 năm tiếp xúc và người lên cơn HPQ muộn nhất là sau
16 năm tiếp xúc
Bảng 7: Sự phân bố số năm mắc HPQ theo tuổi nghề 18 người HPQ
Tuổi nghề Số năm mắc HPQ Tổng số 1-5 6-10 11-20 1-10 2 0 0 2 11-20 7 + pe 13 21-30 0 1 1 2 31-40 0 0 ] 1 Tổng số 9 5 4 18
Cả 18 công nhân đều mắc HPQ sau khi vào nghề, sớm nhất là sau 2 năm và muộn nhất là sau 16 năm Số công nhân mắc HPQ có tuổi nghề từ 10-20 năm là nhiều nhất, 13 người, chiếm tỷ lệ 13/18, trong đó có 7 người đã mắc HPQ từ 1-5 năm, 4 người đã mắc HPQ từ 6-10 năm và 2 người đã mắc HPQ từ 11-20 năm |
Trang 21
Bảng 8: Phân bố vị trí lao động của 18 công nhân và thời gian
xuất hiện dấu hiệu HPQ đầu tiên
Thời gian xuất hiện HPQ
Vị trí Số sau vào nghề
lao động | công nhân 25 | 6-10 11-20
Sợi 13 6 | 4 3
Dét 5 4 | 1 0 | Tong SỐ 18 10 | 5 3
Số người có biểu hiện HPQ sau vào nghề từ 2-5 năm là 10 người,
trong đó cơng nhân sợi là 6 người và công nhân đệt là 4 người Số công
nhân mắc HPQ sau vào nghề từ 6-10 năm là 5, trong đó cơng nhân sợi là 4 va cong nhân đệt là 1 và số công nhân mắc HPQ sau vào nghề từ 11-20
năm là 3 và cả 3 công nhân này đều là công nhân SỢI Bảng 9: Kết quả khám lâm sàng công nhân HPQ (n=18)
Dấu hiệu Số lượng Tỷ lệ
Hô hấp
- RREN: đều, rõ - 10 10/18
- RREN giảm § 8/18
Khó thở (co kéo cơ hô hấp) 0 0/18
Thở khò khè, thở rít 5 5/18
M@ Ran: rit, ngdy 5 5/18
Khám lâm sàng 18 công nhân tập trung chủ yếu vào các triệu chứng về hô hấp và tại thời điểm khi khơng có ai lên cơn HPQ Có 5 cơng nhân có tiếng ran rít, ran ngáy, chiếm tỷ lệ 5/18 Số công nhân có dấu hiệu
thở khị khè hoặc có tiếng thở rít là 5 cơng nhân, chiếm tỷ lệ 5/18 Khơng có cơng nhân nào có biểu hiện khó thở tại thời điểm khám lâm sàng Trong l8 công nhân mắc HPQ thì 10 người có RREN nghe đều rõ 2 bên phổi Số công nhân khám nghe tiếng RREFN giảm là § người
Trang 22
Bảng 10: Kết quả đo chức năng hô hấp công nhân HPQ (n=18)
Dạng chức năng hô hấp Số lượng Tỷ lệ %
Chức năng hô hấp bình thường § 8/18
Chức năng hô hấp dạng hạn chế ] 1/18 Chức năng hô hấp dạng tắc nghẽn 9 9/18 Chức năng hô hấp dạng hỗn hợp 0 0/18 Tổng số 18 18/18 18 CNHH BT
Biểu đồ 6: Chức năng hơ hấp nhóm cơng nhân HPQ
CNHH HC CNHH TN CNHH HH
Tổng số
Số cơng nhân có chức năng hô hấp dạng tắc nghẽn là nhiều nhất, có
3 người, chiếm tỷ lệ 9/18 Chức năng hô hấp dạng bình thường là § người,
chiếm tỷ lệ 8/18 và chức năng hô hấp dạng hạn chế là 1 người chiếm tỷ lệ
1/18 Khơng có cơng nhân nào có chức năng hô hấp dạng hỗn hợp
Bảng 11: Test lấy da của 18 công nhân mắc HPQ (n=18)
Đường kính | Số test dương | Vị trí lao Dị nguyên | Số lượng | ban sẩn (mm) tính động
X+SD
Bui bông 18 3,11 + 0,29 I] Soi (10)
Trang 2312- 10/7] 8+ 6†⁄ | 4 2~ a 0
Bui bong Bui nha Long vi
Biểu đồ 7: Test lay da cia công nhân mắc HPQ
OTest (+) HCN sợi ICN dệt
Tiến hành test lẩy da trên 18 công nhân với dị nguyên bụi bông, bụi
nhà, lông vũ Kết quả cho thấy có sự khác nhau khá rõ ràng về mức độ
mẫn cảm giữa dị nguyên bụi bông với dị nguyên bụi nhà và với dị nguyên
lông vũ Đường kính ban sẩn trung bình với đị nguyên bụi bông là 3,11 + 0,22 (tương đương dương tính +), trong khi đó đường kính ban sẩn trung
bình với dị nguyên bụi nhà và đị nguyên lông vũ lân lượt là 1,11 + 0,24 và 1,33 + 0,22 (tuong duong -)
Bảng 12: Phản ứng phân huỷ tế bào Mastocyte 18 công nhân HPQ
DỊ nguyên Số Tỷ lệ % tế bào Số phản ứng | Vị trí
lượng | Mast bị phân huỷ | dươngtính | lao động X+SD
Bụi bông 18 19,22 + 1,78 16 Soi (13)
Dệt (3)
Bui nha 18 9,94 + 1,09 9 Soi (7)
Trang 24Bui bong Lông vũ ElPhản ứng (+) BCN sợi ICN dệt
Biểu đơ §: Phan ứng phân huy Mastocyte công nhân HPQ
Tỷ lệ % số tế bào Mastocyte bị phân huỷ với dị nguyên bụi bông là
19,22 + 1,78 (tương đương dương tính), số cơng nhân có phản ứng dương
tính với dị nguyên bụi bông là 16 người, trong đó có 13 cơng sợi và 3
công nhân dệt Tỷ lệ % số tế bào Mastocyte phân huỷ với dị nguyên bụi nhà là 9,94 + 1,09 (tương đương -), số cơng nhân có phản ứng dương tính với dị nguyên bụi nhà là 9 người, trong đó cơng nhân sợi là 7 người và công nhan dệt là 2 người Tỷ lệ số tế bào Mastocyte phân huỷ với dị
nguyên lông vũ là 10,00 + 1,07, số công nhân có phản ứng dương tính là
7 người, trong đó công nhân sợi là 6 người và công nhân đệt là 1 người IV.2 Tìm hiểu mối liên quan tiếp xúc nghề nghiệp và HPQ
Nhóm chứng là 33 người mắc HPQ không tiếp xúc được chẩn đoán và
điều trị HPQ tại khoa Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng-Bệnh viện bạch mai
Bảng 13: Phân bố tuổi đời số các trường hợp HPQ nhóm chứng
Tuổi đời Nhóm tiếp xúc (n=18) Nhóm chứng (n=33)
Trang 25
Dựa vào bảng trên chúng ta có thể thấy rang tỷ lệ các trường hợp mắc HPQ trong các nhóm tuổi đời giữa nhóm tiếp xúc và nhóm chứng là tương đương nhau Số người có nhóm tuổi đời từ 31-40 là nhiều nhất ở cả
2 nhóm nhóm tiếp xúc là 10, chiếm 55,5% và nhóm chứng là 17, chiếm tỷ
lệ 51,5%
Bảng 14: Loại công việc của đối tượng HPQ (n=33)
| Loai cong viéc | Số lượng | Tỷ lệ % |
| Hoc sinh, sinh vién | 4 12,1
Giáo viên 7 15,2
N6i tro 12 36,4
Làm ruộng 10: 30,3
| Tong Số 33 100
Trong số 33 đối tượng HPQ ở nhóm chứng, có 12 người là nội trợ,
chiếm số lượng đông nhất, tỷ lệ là 36,4% Số người làm nông nghiệp là 10
người, chiếm tỷ lệ 30,3% Số học sinh, sinh viên là 4 người, chiếm tỷ lệ
12,1% Giáo viên là 7 người, chiếm tỷ lệ 15,2 Khơng có đối tượng nào
tiếp xúc nghề nghiệp với bụi bông Bang 15: So sánh kết quả test lay da
Test lấy da Nhóm chủ | Nhóm chứng
dương tính với | cứu (n=18) (n=33) P OR | X/
SL TL SL TL
Bụi bông 11 |61,11 4 12,12 | <0,001 | 11,39 | 11,21
Bui nha 2 |1111| 12 | 3636 | >0,05 | 452 | 257
Với kết quả test lẩy da trong bảng trên, ta thấy rằng số công nhân
nhóm tiếp xúc có phản ứng dương tính với dị nguyên bụi bông là 11 người
so với số người trong nhóm chứng có phản ứng dương tính chỉ là 1 người, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê với P<0,001 và nguy cơ mẫn cảm
với bụi bông ở cơng nhân nhóm tiếp xúc gấp 11,39 lần nhóm chứng
(OR=11,39) Với dị nguyên bụi nhà thì khơng có sự khác biệt có ý nghĩa
Trang 26thống kê giữa 2 nhóm tiếp xúc và chứng với P>0,05
Bảng 16: So sánh test lấy da dương tính ở cơng nhân sợi-dệt nhóm chủ cứu
Test lấy da Sợi Dệt P OR x?
¡_ dương tính
| Bui bông 10/18 1/18 | <0,05 | 21,25 | 8.38 | Bui nha 1/18 1/18 | >0,05 | 1,00 | 0,53
| Lông vũ 1/18 0 | >0,05 - -
Kết quả bảng trên cho thấy có sự khác biệt về số công nhân sợi và số công nhân dệt có test lẩy da đương tính với dị nguyên bụi bông: 10 so
với ] trong cùng một nhóm nghiên cứu và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với P<0,05 Nguy cơ có test lẩy da dương tính với dị nguyên bụi bông của công nhân sợi cao gấp 21,25 lần so với công nhân dệt
Bảng 17: So sánh phản ứng phân huỷ Masfoeyte ở công nhân sợi-dệt nhóm chủ cứu
% tế bào Mast Sợi Dệt P OR x?
phan huy
| Bui bong 13/18 3/18 | <0,01 | 13,00 | 9.11
| Bui nha 7/18 2/18 | >0,05 | 5,09 2,37
| Long vũ 6/18 1/18 | >0,05 | 850 | 2.84
Số công nhân sợi có phản ứng phân huỷ Mastocyte với dị nguyên bụi bông là 13 người trong khi công nhân đệt chỉ có 3 người, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,01 và nguy cơ có phản ứng phân huỷ
Mastocyte của công nhân sợi cao gấp 13,0 lần so với công nhân dệt
Trang 27
V BAN LUAN
1 Tình hình mắc HPQ trong công nhân dệt
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung chủ yếu vào việc xác định số công nhân mắc HPQ và tìm hiểu mối liên quan giữa tiếp xúc với
bụi bông và bệnh HPQ
Theo định nghĩa về HPQ của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thì HPQ là sự giảm có hồi phục lịng phế quản do co thất cơ, làm cản trở sự thông khí và biểu hiện là ho, tức ngực, khó thở ở thì thở ra, kèm theo tiếng thở rít, về khám lâm sàng có thể nghe thấy tiếng ran rít, ran ngáy
trong cơn HPQ và nếu đo chức năng hô hấp sẽ thấy tình trạng rối loạn
chức năng hô hấp dạng tắc nghẽn (có hồi phục) Kết quả điều tra hồi cứu
700 công nhân xác định có 1§ trường hợp mắc HPQ, chiếm tỷ lệ 2,57%
Kết quả nghiên cứu thu được cũng tương tự kết quả nghiên cứu năm 1996 của Nguyễn Năng An, Phan Quang Doan (23, 24) khi điều tra đánh giá tình hình mắc các bệnh dị ứng ở 548 công nhân dệt và thấy tỷ lệ mắc Hen phế quản là 2,5% Tỷ lệ này cao hơn so với kết quả điều tra trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Dũng (22) là 1,6%
HPQNN được định nghĩa là bệnh mà nguyên nhân do sự tiếp xúc với các yếu tố mẫn cảm được xác định có trong mơi trường lao động như
bụi, hơi khí Vậy để chỉ ra rằng 18 trường hợp HPQ trên là HPQNN do
tiếp xúc với bụi bông trong mơi trường lao động thì nghề nghiệp của 18 công nhân này phải được làm rõ Theo kết luận của Stenton và Hendrick: nếu như sự tiếp xúc với yếu tố nghề nghiệp tại nơi làm việc được biết rõ
thì chỉ riêng phần lịch sử bệnh cũng đủ để chẩn đốn HPQNN That vay,
trong 1§ cơng nhân thì có 13 người là công nhân sợi và 5 người là công
nhân dệt Theo Nguyễn Năng An và cộng sự trong đề tài "Điều chế và tiêu chuẩn hoá dị nguyên bụi bông, dị nguyên bụi nhà góp phần chẩn đốn và điều trị đặc hiệu HPQ" thì bụi bơng là ngun nhân chính gây
Trang 28
chứng minh về đặc tính dị nguyên của bụi bông năm 1937 va VIỆC tIẾp xúc với bụi bông là nguyên nhân của các hội chứng và bệnh như bệnh bụi phổi bông, chứng ho của công nhân dệt, HPQ, viêm mũi, mày đay Căn cứ vào danh mục các yếu tố nghề nghiệp gây HPQNN của ILO và các nước khác thì bụi bơng là nguyên nhân gây HPQNN trong công nhân dệt
Thời gian xuất hiện cơn HPQ đâu tiên của 18 công nhân này liên
quan với tuổi nghề: cả 18 công nhân này đều mắc HPQ sau khi vào nghề,
sớm nhất là sau 2 năm và muộn nhất là sau 1§ năm Trong công nhân
HPQ, số công nhân có tuổi nghề từ 11-20 năm là nhiều nhất: 13 người Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Burge Theo P.S Burge, thời kỳ tiềm tàng từ tiếp xúc lần đâu với tác nhân
gây HPQ đến khi xuất hiện cơn HPQ đầu tiên phụ thuộc vào loại tác nhân mà công nhân phải tiếp xúc trong môi trường lao động TIếp xúc với tác nhân trọng lượng phân tử thấp như phthalic anhydride, muối bạch kim thì thời kỳ tiềm tàng là từ 2-4 năm còn với tác nhân trọng lượng phân tử cao
như các protein, polysaccarit thì thời kỳ tiềm tàng có thể kéo dài tới hơn
10 năm Theo các tác giả Buohys, Hatcher, Juskin thì trong bụi bơng có 65-95% là chất hữu cơ, phần còn lại là khoáng chất và nước Chất hữ cơ bao gồm Xenlucoza (42-85%), protein nguồn gốc thực vật (§-17%), lisin
(20%), lipit (2%) các loại vi khuẩn và bào tử nấm khác Chất lượng bông
càng cao thì hàm lượng protein càng nhiều
Diễn biến các biểu hiện HPQ của công nhân cũng nêu lên vai trò
của việc tiếp xúc nghề nghiệp Theo các tác giả như Moira Chan-Yeung,
P.S.Burge, Sartorelli E (4,7,8,26), ở những công nhân mắc HPQ các triệu
Trang 29
người đều thấy rằng các triệu chứng bệnh giảm trong những ngày nghỉ và
có 13 người thấy các triệu chứng bệnh lại xuất hiện khi họ quay lại nơi làm việc sau những ngày nghỉ, kết quả nghiên cứu này cao hơn kết quả của Sartorelli khi nhận thấy 40% số công nhân HPQ hoàn toàn hồi phục
sau khi ngừng tiếp xúc |
Để làm nổi bật hơn nữa yếu tố nghề nghiệp, một số xét nghiệm đã
được tiến hành trên I8 công nhân này với dị nguyên là tác nhân nghề nghiệp mà những công nhân này thường xuyên tiếp xúc tại nơi làm việc Kết quả test lẩy da cho thấy có sự khác biệt tương đối rõ ràng về mức độ mẫn cảm giữa dị nguyên bụi bông với dị nguyên bụi nhà và lông vũ dựa
vào đường kính ban sản Đường kính ban sẩn với dị nguyên bụi bông là
3,11+0,29 so với đường kính ban sẩn của dị nguyên bụi nhà là 1,11+0,24
và với dị nguyên lông vũ là 1,33+0,22 Số cơng nhân có test lẩy da dương tính với bụi bông cũng lớn hơn số cơng nhân có test lẩy da dương tính với
bụi nhà là I1 so với 2 _(P <0,05) và cũng lớn hơn số công nhân có test lẩy
da dương tính với dị ngun lơng vũ, là I1 so với 1 (P <0,001) Theo
George Friedman, Jimenez và Edward các phản ứng da chứng minh khả
năng mẫn cảm đối với các tác nhân đặc hiệu tại nơi làm việc và trong một
vài trường hợp có thể loại trừ những thử nghiệm đường thở đặc hiệu khác Theo David và Bemstein (1997), kết quả phản ứng dương tính ở da
với các dị nguyên tại nơi làm việc là những dấu hiệu nhậy cảm của bệnh
HPQNN và ngay cả khi kết quả phản ứng âm tính ở da với các dị nguyên nghề nghiệp cũng có giá trị dự báo rất tốt trong việc loại trừ HPQNN
Theo Moira Chan-Yeung (7,8) khi hợp chất có trọng lượng phân tử
cao là nguyên nhân gây bệnh HPQNN thì phản ứng của da với những tác
nhân này là rất có ý nghĩa trong việc xác định tác nhân gây bệnh Kháng nguyên IgE đặc hiệu với những kháng thể này cũng được tìm thấy trong
huyết thanh Về mặt lâm sàng, việc chẩn đoán HPQNN được xác định khi
Trang 30
có phản ứng da dương tính với dị nguyên trong môi trường lao động và có
kháng nguyên đặc hiệu IgE trong huyết thanh
Cơ chế phát sinh HPQ đã được nêu rõ, đó là khi một di nguyên
xâm nhập vào cơ thể sẽ kết hợp với kháng thể IgE trên bề mặt tế bào Mast Su két hợp dị nguyên-kháng thể IgE trên màng tế bào Mast sẽ dẫn
đến việc giải phóng các hoá chất trung gian đó là nguyên nhân gây nên hiện tượng phù nề, tăng tiết dịch, co thất phế quản, sẩn ngứa và làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng dị ứng Cùng với test lẩy da, phản Ứng phân huỷ tế bào Mastocyte cũng đã được tiến hành với mục đích gián tiếp phát hiện kháng thể kháng dị ứng trong dị nguyên bụi bông trong huyết thanh người bệnh Đây là phản ứng mà các tác giả Aberse R.C, Benjamin
Burrows, Block K.J, Marone C (1,2,3,20) coi 1A cé d6 tin cay cao trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh dị ứng do nhóm các dị ngun vơ
khuẩn như bụi nhà, phấn hoa, thuốc, bụi bông Kết quả phản ứng phân huỷ Mastocyte trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ số tế bào Mastocyte bị
phân huỷ với dị nguyên bụi bông là 19,22+1,78 so với tỷ lệ số tế bào
Mastocyte bị phân huỷ với đị nguyên bụi nhà là 9 94+] ,09 (P<0,001) và so với tỷ lệ tế bào Mastocyte bị phân huỷ với dị nguyên lông vũ là 10,00+1,07 (P <0,05) Kết quả phản ứng cũng cho thấy rằng số công nhân có phản ứng Mastocyte dương tính với dị nguyên bụi bông là 16 người so với dị nguyên bụi nhà là 9 người (P<0,01) và so với dị nguyên lông vũ là
7 người (P <0,001) Tỷ lệ số công nhân có phản ứng dương tính với dị ngun bụi bơng là 88,8%, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ 69,91% trong
nghiên cứu của Phan Quang Đoàn và cộng sự và cũng cao hơn tỷ lệ 32,5% trong nghiên cứu của Nguyễn Thế Hùng, Lê Tuấn Linh, Nguyễn Trọng Hiếu
Trang 31
2 Mối liên quan nghề nghiệp và HPQ
Việc chọn nhóm chứng là 33 bệnh nhân mắc HPQ tại khoa Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, bệnh viện Bạch mai cũng nhằm để làm nổi bật mối liên quan giữa tiếp xúc nghề nghiệp với bệnh HPQ
Theo các tác giả Lê Trung (34), Chen Yeung (6,7,8), Benjamin (2) thì khơng có sự khác nhau về triệu chứng lâm sàng giữa HPQ và HPQNN
và cũng khơng có sự khác biệt về dạng tổn thương CNHH giữa HPQ và HPQNN, cả HPQ và HPQNN đều có biến đổi CNHH dạng tắc nghẽn Việc chẩn đoán HPQ chủ yếu dựa vào các triệu chứng như khó thở, tức ngực, tiếng khò khè thở rít Số đối tượng ở các nhóm tuổi đời trong nhóm
chứng cũng tương đương với số đối tượng ở nhóm tiếp xúc và chúng tôi tập chung chủ yếu vào việc so sánh về kết quả của phản ứng test lẩy da
glữa nhóm chủ cứu và nhóm chứng mà không so sánh về các biểu hiện
lâm sàng và CNHH vì số đối tượng nghiên cứu trong nhóm chủ cứu và nhóm chứng đều là những đối tượng đã được chẩn đoán là mắc HPQ, đã và đang điều trị HPQ tại các trung tâm Y tế và bệnh viện
So sánh kết quả xét nghiệm về test lẩy da giữa cơng nhân 2 nhóm
chủ cứu và nhóm chứng thấy rằng số cơng nhân có test lẩy da dương tính với dị nguyên bụi bông ở nhóm chủ cứu lớn hơn số công nhân ở nhóm chứng, sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê P<0,001 và nguy cơ phản
ứng dương tính với test lầy da ở nhóm chủ cứu gấp 11,39 lần Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số cơng nhân có test lẩy da dương
tính với bụi nhà giữa nhóm chủ cứu và nhóm chứng (P>0,05) hay nói cách khác, có sự khác biệt về phản ứng dương tính với dị nguyên bụi nhà giữa nhóm chứng và nhóm chủ cứu và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
P<Ð,05 và nguy cơ có (est lẩy da dương tính với dị nguyên bụi nhà ở nhóm chứng cao gấp 8,73 lần so với nhóm chủ cứu
Trang 32
So sánh kết quả xét nghiệm về test lẩy da va phan ứng phân huỷ
Mastocyte với dị nguyên bụi bông trong nhóm cơng nhân tiếp xúc giữa
công nhân sợi và công nhân dệt, thấy rằng có sự khác biệt về số test phản
ứng dương tính giữa 2 nhóm cơng nhân này là 10 so với 1 (test lẩy da) và 13 so với 3 (phản ứng phân huỷ Mastocyte) Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê: P<0,05 với test lẩy da và P<0,01 với phản ứng phân huỷ
Mastocyte và nguy cơ mắc của nhóm cơng nhân sợi gấp 21,15 lần công
nhân đệt (test lẩy da) và 13 lân (phản ứng phân huỷ Mastocyte
Như vậy qua việc phân tích kết quả nghiên cứu dựa vào việc so
sánh một vài tỷ lệ đã nêu trên chúng ta có thể rút ra được nhận định rằng
việc tiếp xúc thường xuyên với bụi bông tại phân xưởng sản xuất trong
cơng nhân dệt có thể là nguyên nhân gây mắc HPQ Đặc biệt, trong số
công nhân dệt tiếp xúc với bụi bơng có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ công
nhân mắc HPQ giữa công nhân sợi và công nhân dệt
Trang 33VI KẾT LUẬN:
1 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc HPQ trong công nhân
dệt- sợi là 2,57%;
2 Có sự liên quan nghề nghiệp giữa HPQ và tiếp xúc với bụi bông: - Các triệu chứng lâm sàng HPQ biểu hiện rõ khi tiếp xúc trong môi trường lao động;
- Có sự khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ Test lẩy da dương tính với di
nguyên bụi bơng ở nhóm cơng nhân tiếp xúc so với nhóm không
tiếp xúc, với P<0,001 (OR=11,39);
- Có sự khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ Test lẩy da dương tính với dị nguyên bụi bông ở công nhân sợi so với công nhân dệt
„ với P<0,05 (OR=21,25);
- Có sự khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ có phản ứng phân huỷ Mastocyte dương tính ở công nhân sợi so với công nhân dệt, với
P<0,01 (OR=13,0)
3 Căn cứ vào định nghĩa HPQNN của Tổ chức Y tế thế giới, danh
mục các yếu tố nghề nghiệp là nguyên nhân gây HPQNN của
Tổ chức lao động Quốc tế; dựa vào kết quả của nghiên cứu thực tế, việc bổ sung bệnh HPQNN vào danh mục BNNBH ở Việt nam là phù hợp và cần thiết
Trang 34VII ĐỀ NGHỊ
1 Bổ sung bệnh HPQNN vào danh mục bệnh nghề nghiệp được
bảo hiểm ở Việt nam
2 Cần tiến hành mở rộng nghiên cứu ở công nhân làm việc trong
những ngành nghề khác nhau với những yếu tố tiếp xúc khác nhau để có thể ước tính được tỷ lệ mắc chung bệnh HPQNN ở Việt nam
Trang 35VIII TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Aberse R.C, Gieges P.H, Bretlova V IgG, as blocking antibody Clin Rev Allergy, 1983;1:289-302
2 Benjamin Burrows M.D, Fernando D, Martinez Association of
asthma with serum IgE levels.and skin reactive to alergens The new journal of medicine, Feb, 1991, Vol 320-No.5:271-276 3 Block K.J, Salvaggio J.E Use and interpretation of diagnostic
immunologic laboratory test JAMA, 1982,248,N20:2734-2758
4 Burge P.S Diagnosis of occupational asthma Clinical and Experimental Allergy, 1989,volum19,P649-652
5 Brinkmann V, Kristofic C, TCR-stimulated native human CD4- 45Ro-T cells develop into effector cells that secrete IL-13, IL-
5,and IFN-gamma, but no IL-4, and help efficient IgE production by B cells J Immunol 1995;154:3078-3087
6 Chan Yeung Asthma Evaluation and treatment Charter 11 Occupational and environmental physicial 1994,;11:197-209
Chan Yeung M Immunologic and nonimmunologic mechanisms in asthma due to Wester red cedar (thuja plicata) J Allergy Clin Immunol 1982;70:32-37
~]
Chan-Yeung M, Malo J-L Occupational Asthma N Eng J Med 1995: 333: 107-112
oo
9 Chelen CJ, Fang Y, freeman GJ, et al Human alveolar
Trang 36expression of B7 costimulatory cell surface molecules, J Clin Invest 1995;95;1415-14221
10 Del Prete GF, De Carli M, D’Elios MM, et al Allergen
exposure induces the activation of allergen-specific Th2 cells in the airway mucosa of patiants with allergic respiratory disorders Eur L Immunol 1993;23:1445-1449,
11 Gratziou C, Carroll M, Walls A, Howarth PH, Holgate ST
Early changes in T-lymphocytes recovered by BAL following local allergen challenge of asthmatic airways AM Rev.Respir
Dis 1992;145:1259-1264
12 Hance AJ Pulmonary immune cells in health and disease: dendritic cells and Langerhans’ cells Eur Respir J
1993;6:1213-1220
13 Holt PG, Schon-Hegrad MA, Oliver J, Holt BJ, Mc Menamin
PG A contiguous network of dendritic antigen-presetting cells within the respiratory epithelium Int Arch Allergy Appl
Immunol 1990;91: 155-159
14 Jeffrey PK, Wardlaw AJ, Nelson FC, Collins JV, Kay AB
Bronchial biopsies in asthma AM Rev Respir Dis 1989;140:
1745-1753
15 Kalb TH, chuang MT, marom S, Mayer L Evidence for accessory cell function by class II MHC antigen-expressing airway epithelial celis Am J Respir Cell Mol Biol 1991;4:320-329
16 Kidney D.J, Fritzgerald M Occupational Asthma Irish
Trang 37
Medical Journal, March 1991 Vol84,No1:22-23
17 Krug N, Madden J, Redington AE, et al T-cell cytokine profile evaluated at the single cell level in BAL and blood in allergic asthma AM J.Respir Cell Mol Biol 1996;14:319-326
18 Maestrelli P, Del Prete GF, De Carli M CD-8 t-cell producing interleukine-5 and interferon-gamma in bronchial mucosa of patients with asthma induced by toluen-diisocyanate Scand J
Work Environ Health 1994;20:376-381
19 Marone C, Casolaro V, Pathophysiology of human basophils and = mast cells in allergic disorder Clin
immunol.1989,Apr,16(2):56-57
20 Mc William A, Nelson DJ, Holt PG The biology of airway dendritic cells Immunol Cell Biol 1995;73:405-413
21 NHLBI/WHO Workshop report Grobal initiative for asthma
Bethesda,MD: National Institute of Health, 1995
22 Parronchi P, Macchia D, Piccinni MP, et al Allergen and
bacterial antigen specific T-cell clones estabilished from atopic donors show a different profile of cytokine production Proc Natl Acad Sci USA 1991;88:4538-4542
23 Sartorelli E, Innocenti A Occupational bronchial asthma:an emerging problem Ann Ital Med Int 1989 Apr-Jun;4(2):111- 121
24 Seder RA, Paul WE Acquistion of lymphokine ‘producing
phenotype by CD4*T cells Annu Rev Immunol 1994;12:635-
Trang 3826 27 29, 30 31 673
Sert]l K, Takemura T, Tschachler E, Ferran VJ, Kaliner MA,
Shevach EM, Dendritic cells with antigen-presenting capability reside in airway epithelium, lung parenchyma, and visceral pleural J Exp Med.1986;163:436-451
Soler PG, Moreau A, Basset F, Hance AJ Cigarette smoking- induced changes in the number and differentiated state of pulmonary dendritic cells/Langerhans’cells Am Rev Respir Dis 1989;139:1112-1117
Szabo SJ, Dighe AS, Gubler U, Murphy KM Regulation of the interleukin (IL)-12R [2 subunit expression in developing T
helper 1 (Th1) and Th2 cells J Exp Med 1997;185:817-824
Steinman RM The dendritic cell system and its role in immunogenicity Annu Rev Immunol 1991;9:271-296
Wasserman SI Mast cells and airway inflammation in asthma
Am J Resp Crit Care Med 1994;150:S39-S41
Wenner CA, Guler ML, Macatonia SE, O'Garra A, Murphy KM Roles of IFN-gamma and IFN-alpha in IL-12 induced T helper cell-1 development J Immunol 1996;156:1442-1447
Nguyén Nang An, Phan Quang Doan., Lé Van Khang Diéu
chế và tiêu chuẩn hoá bị nguyên bụi bông, di nguyén bui nha
góp phần chẩn đốn và điều trị đặc hiệu hen phế quản Đề tài
cấp Bộ 1996
Nguyễn Đình Dũng Nghiên cứu điều kiện lao động liên quan
Trang 39đến sức khoẻ công nhân và đáp ứng dịch vụ y tế trong chuyển giao công nghệ ngành dệt Luận án tiến sĩ Y khoa 1999,
33 Phan Quang Đoàn, Nguyễn Thế Hùng, Lê Tuấn Linh, Nguyễn
Trọng Hiếu ứng dụng một số phương pháp chẩn đoán dị ứng
đặc hiệu nhằm phát hiện hen phế quản do bụi nhà Đề tài tốt nghiệp 1999,
34 Lê Trung Hen phế quản nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp tập 3
Tài liệu chưa in