SỞ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO NINH BÌNHTrường THPT Nguyễn Huệ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LỚP 12 THPT Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: Đọc- hiểu 4,0 điểm Đọc bài thơ sau và trả l
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO NINH BÌNH
Trường THPT Nguyễn Huệ
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LỚP 12 THPT
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: Đọc- hiểu (4,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Thời gian
Thời gian qua kẽ tay Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi Rơi
như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn Riêng những câu thơ
còn xanh Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em như hai giếng nước.
(Văn Cao, Lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998))
Câu 1: Xét theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, bài thơ là loại văn bản gì ?
Câu 2: Bài thơ được chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần?
Câu 3: Cụm từ "những câu thơ", "những bài hát" trong hai câu thơ 5 và 6 có ý
nghĩa gì ?
Câu 4: Từ "còn xanh" trong hai câu thơ 5 và 6 diễn tả điều gì ?
Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật của hai phần trong bài thơ là:
A Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập
B Sử dụng hình ảnh nhân hóa
C Sử dụng biện pháp cường điệu
D Ngắt nhịp linh hoạt
Câu 6: Cảm nhận của em về hai câu thơ mở đầu ?
Câu 7: Các câu "Kỉ niệm trong tôi/ Rơi như tiếng sỏi tronglongf giếng cạn" dùng
biện pháp tu từ gì ? tác dụng của biện pháp tu từ ấy ?
Câu 8: Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối bài ?
Câu 9: Tìm điểm chung về hình thức của các câu thơ 4,5,6,7 ?
Câu 10: Nêu ý nghĩa tư tưởng của bài thơ ?
Câu 11: Đọc xong bài thơ, em nghĩ đến nhận định nào của nhà văn Nga
X Sê đrin ?
Câu 12: Điều em học tập được qua bài thơ ?
Trang 2Phần II - Viết (6,0 điểm)
HS chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:
Câu 1:
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói sau :
"Gốc của sự học là học làm người"
(R Ta-go)
Câu 2:
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau :
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi ( Quang Dũng, Tây Tiến, SGK Ngữ văn 12, T1, trang 88 )
Trang 3SỞ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO NINH BÌNH
Trường THPT Nguyễn Huệ HDC ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LỚP 12 THPT
Môn thi: Ngữ văn
Phần I: Đọc- hiểu (4,0 điểm)
1 Yêu cầu về kỹ năng
HS cần có kỹ năng đọc - hiểu văn bản để cảm nhận được nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật cũng như thấy được tài năng của nhà văn
2 Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh nắm được các đặc diểm của văn bản đọc - hiểu, tìm và phân tích được các biện pháp tu từ, ý nghĩa của từ ngữ, câu văn Từ đó mà chiếm lĩnh được nội dung, tư tưởng, chủ đề của văn bản:
1 Xét theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, bài thơ là loại văn bản gì ?
Văn bản thuộc PCNN nghệ thuật
2 Bài thơ được chia làm mấy phần ? Nội dung chính của từng phần?
Phần 1( 4 câu thơ đầu): Sức tàn phá của thời gian
Phần 2 (3 câu cuối): những điều có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian
3 Cụm từ "những câu thơ", "những bài hát" trong hai câu thơ 5 và 6 có ý
nghĩa gì ?
Biểu tượng cho nghệ thuật
4 Từ "còn xanh" trong hai câu thơ 5 và 6 diễn tả điều gì ?
Sự tồn tại mãi mãi với thời gian
5 Đặc sắc nghệ thuật của hai phần trong bài thơ là gì :
A Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập
B Sử dụng hình ảnh nhân hóa
C Sử dụng biện pháp cường điệu
D Ngắt nhịp linh hoạt
6 Cảm nhận của em về hai câu thơ mở đầu ?
- Thời gian qua kẽ tay : Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ im, tưởng như yếu ớt
- Chiếc lá: giống như những mảnh nhỏ của cuộc đời con người
Thời gian từ từ, lặng lẽ tàn phá dần từng phần cuộc đời con người
7 Các câu "Kỉ niệm trong tôi/ Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn"
dùng biện pháp tu từ gì ? tác dụng của biện pháp tu từ ấy ?
BPTT so sánh : Kỉ niệm của đời người cũng rơi vào quên lãng, vô tăm tích như hòn sỏi rơi vào cái giếng bùn cát lấp thì chẳng có tiếng vang gì
8 Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối bài ?
Kỉ niệm về tình yêu luôn trong mát, ngọt lành và tồn tại mãi mãi bất chấp thì gian
9 Tìm điểm chung về hình thức của các câu thơ 4,5,6,7 ?
Hình thức những câu thơ vắt dòng
Trang 410 Nêu ý nghĩa tư tưởng của bài thơ ?
Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người Duy chỉ
có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài, không bị thời gian hủy hoại.
11 Đọc xong bài thơ, em nghĩ đến nhận định nào của nhà văn Nga X Sê đrin ?
Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.
12 Điều em học tập được qua bài thơ
Niềm tin tưởng và thái độ trân trọng đối với văn học nghệ thuật và tình yêu đôi lứa.
Biểu điểm:
- Câu 10: 1,0 điểm
- Câu 2: 0,5 điểm
- Các câu còn lại mỗi câu 0,25 điểm
Phần II - Viết (6,0 điểm)
Câu 1:
1 Yêu cầu về kỹ năng
HS biết cách làm bài văn nghị luận xã hội bố cục đầy đủ, rõ ràng, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt
2 Yêu cầu về kiến thức
HS cần đảm bảo được các ý sau :
a) Giải thích
- Gốc : là yếu tố quan trọng, là cội nguồn của cây Ta-go ẩn dụ để nhấn mạnh
tầm quan trong trước hết của sự học
- Sự học: Bao gồm nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực phong phú, đa dạng.
- Học làm người: là học cách đối xử với người khác, xử thế sao cho phù hợp với
các chuẩn mưc của xã hội và cũng là để hoàn thiện nhân cách
Học làm người là khởi đầu cho mọi bài học, là kết quả cao quý cuối cùng dành cho mọi bài học
b) Bàn luận
- Những biểu niện của bài học làm người: trong gia đình, trong nhà trường, ngoài xã hội
- Câu nói phù hợp với quan niệm truyền thống Tiên học lễ, hậu học văn Học
làm người là bài học đầu tiên và quan trọng nhất Đó là mục tiêu lớn nhất của những con người chân chính
- Việc học là mãi mãi, học làm người là bài học suốt đời để hoàn thiện nhân cách, góp phấn làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn Học không chỉ phục vụ cho bản thân mà còn phục vụ cho cộng đồng
- Học làm người là cần thiết nhưng chưa đủ, chúng ta cần tiếp thu tri thức khoa học, văn minh,
c) Rút ra bài học nhận thức hành động cho bản thân
Trang 5Biểu điểm:
- Điểm 5- 6: Đáp ứng các yêu cầu trên Văn viết rõ rãng, mạch lạc
- Điểm 4: Đáp ứng 2/3 yêu cầu, có thể còn mắc một vài lỗi
- Điểm 2-3: Hiểu đề song còn sơ sài, đáp ứng 1/2 yêu cầu
- Điểm 1: Triển khai vấn đề chưa đúng hướng, sai nhiều lỗi
- Điểm 0: Không làm bài
Câu 2:
1 Yêu cầu về kĩ năng
HS biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp
2 Yêu cầu về kiến thức:
HS cần nêu được các ý chính sau :
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
- Đoạn thơ cũng như bài thơ có cảm hứng chủ đạo là nỗi nhớ về đồng đội, về miền Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở mà thơ mộng
- Khổ thơ đầu là hình ảnh người lính Tây Tiến hành quân gian khổ giữa núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội và bí ẩn
- Bút pháp tạo hình tạo nên một bức tranh sống động bằng một vài chi tiết đặc tả đồng thời cũng mở ra không gian ba chiều bằng những nét vẽ mờ ảo
- Cảm hứng lãng mạn và hiện thực đan xen khi Quang Dũng miêu tả sự hi sinh cao đẹp của người lính Tây Tiến trên con đường hành quân, trong chiến đấu gian khổ
- Giọng điệu, cách gieo vần, miêu tả hình ảnh của đoạn thơ nhấn mạnh nỗi nhớ của nhà thơ; lại vừa như có sự xót xa, thấm thía, lại vừa như có cái cứng rắn, hơi chút ngang tàng của người lính
- Đánh giá giá trị của đoạn thơ
Biểu điểm
- Điểm 5- 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ
- Điểm 4: Đáp ứng 2/3 yêu cầu, còn một số sai sót
- Điểm 3: Đáp ứng 1/2 yêu cầu, còn mắc một số lỗi
- Điểm 1 -2: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn