1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)

38 200 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 9,48 MB

Nội dung

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí và mối quan hệ của chúng tới năng suất ở đậu tương (Khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM HA NOI 2 KHOA: SINH - KTNN

ĐỖ THUỲ LINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CHÚNG VỚI NĂNG SUẤT Ở ĐẦU

TƯƠNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Sỉnh lý học thực vật

Trang 2

LOI CAM GN

Để hồn thành khố luận tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc tới PGS.TS Nguyên Văn Mã đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong

tổ bộ môn Sinh lý học thực vật, Ban chủ nhiệm khoa, các bạn sinh viên

trong nhóm cùng các bạn khoa Sinh - KTNN đã tạo điều kiện giúp đỡ và

góp ý kiến để em hoàn thành tốt khoá luận này

Hà Nội, ngày tháng ndm 2008 Sinh viên

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong khoá luận này

đảm bảo tính chính xác, trung thực và không trùng lặp với kết quả nghiên

cứu của các tác giả khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2006 Sinh viên

Trang 4

MUC LUC

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu 3 Nội dung nghiên cứu

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài CHUONG 1

CO SG LY LUAN

1.1 Vai trò của nước đối với thực vật nói chung và đậu tương nói riêng 1.1.1 Vai trò của nước đối với thực vật Trang 1.1.2 Vai trò của nước đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của đậu tương 10 1.2 Tình hình nghiên cứu về chỉ tiêu sinh lý và năng suất của đậu tương 12 CHUONG 2

ĐỒI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.3 Phương pháp xử lí số liệu

CHƯNG 3

KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trang 5

3.2 Khả năng trao đổi nước của đậu tương 20

3.2.1 Khả năng hút nước 20

3.2.2 Khả năng giữ nước 22

3.2.3 Độ hụt nước “còn lại” 24

3.3 Năng suất của đậu tương 27

3.3.1 Số quả trên cây và số hạt trên quả 28 3.3.2 Khối lượng 1000 hạt và năng suất hạt/1m” 29

3.4 Mối quan hệ của một số chỉ tiêu sinh lý với năng suất của đậu tương 31

Trang 6

DANH MUC BANG BIEU VA HINH VE

Bang 1: Sinh trưởng chiều cao thân của đậu tương

Bảng 2: Lượng nước không hút được của lá đậu tương Bảng 3: Lượng nước mất đi của lá đậu tương

Bảng 4 : Độ hụt nước “còn lại” của lá đậu tương Bảng 5: Các yếu tố cấu thành năng suất của đậu tương

Bảng 6: Hệ số tương quan giữa một số chỉ tiêu sinh lý với năng suất Bảng 7: Hệ số tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất với

năng suất

Bang 8: Sinh truéng chiéu cao than cla dau tuong (X +m)

Bang 9: Số liệu khí tượng thuy văn Vĩnh Phúc

Hình 1: Sự sinh trưởng chiều cao thân của đậu tương

Hình 2: Lượng nước không hút được của lá đậu tương Hình 3: Lượng nước mất đi của lá đậu tương

Hình 4: Độ hụt nước “còn lại” của lá đậu tương Hình 5: Số quả trên cây của một số giống đậu tương Hình 6: Số hạt trên quả của một số giống đậu tương Hình 7: Khối lượng 1000 hạt của đậu tương

Trang 7

MO DAU

1 Li do chon dé tai

Cay Dau tuong (Glycine max merrill) 14 c4y trồng có giá trị dinh

dưỡng cao Fukuda và nhiều nhà khoa học khác dựa vào sự đa dạng về hình thái đã thống nhất rằng: Đậu tương bắt nguồn từ vùng Mãn Châu (Trung

Quốc) rồi được nhân rộng khắp thế giới và phát triển mạnh ở MI, Canađa, Nhật Bản [1] Nước ta liền sát với Trung Quốc nên đậu tương được trồng từ

rất lâu, sở dĩ như vậy vì đậu tương cũng như các sản phẩm của đậu tương có

hàm lượng dinh dưỡng rất cao chủ yếu là prôtêin (30,51% - 40,28%), lipít (12% - 25%), các loại vitamin, khoáng chất [5] Prôtê¡n trong đậu tương dễ tan trong nước và chứa đầy đủ các loại axít amin Trong đó có 8 axít

amin là: Triptophan, treonin, lyzin, izoloxin, metionin, loxin và

phenylalanin cơ thể người và động vật không thể tự tổng hợp mà phải hấp

thụ từ nguồn thực phẩm bên ngoài [3]

Hạt đậu tương chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất, trong

100g hạt đậu tương hàm lượng vitamin B¡ đủ cung cấp cho nhu cầu prôtêïn của cơ thể trong một ngày (12mgB,/100g) Hàm lượng vitamin tăng lên rất cao khi hạt đang nảy mầm, nhất là vitaminC [5] Đậu tương giàu prơtêin và hồn tồn khơng có colesteron Hơn thế, nó còn chứa một loại dầu thường

thấy trong dầu cá và có khả năng giảm sự nguy hiểm của bệnh nhồi máu cơ tim, giúp cơ thể ngăn ngừa được bệnh ung thư

Ngoài ra đậu tương có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,

công nghiệp và xuất khẩu, bã đậu tương còn là nguồn thức ăn rất tốt cho gia súc vì chứa hàm lượng prôtêin khá cao Đậu tương cũng giống như các cây

họ đậu có thể bổ sung đạm cho đất, một hecta trồng đậu tương sinh trưởng và phát triển bình thường có thể để lại trong đất 40 - 70kg N; tương đương

với 200 - 350kg đạm sunfat [7 |

Những năm gần đây, khí hậu thời tiết trên thế giới cũng như nước ta

Trang 8

giảm chất lượng sản phẩm Vì cây đậu tương là cây trồng rất mẫn cảm với

sự thay đổi của ngoại cảnh Do đó, nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý và mối

quan hệ với năng suất của đậu tương là rất cần thiết

Vì vậy, chúng tôi đi nghiên cứu sâu hơn về vai trò của một số chỉ tiêu sinh lý nhất là các chỉ tiêu hạn chế năng suất và đánh giá tương quan của

chúng với năng suất

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất đồng thời đánh giá mối quan hệ của một số chỉ tiêu sinh lý với năng suất ở một số giống đậu tương đang được øieo trồng và khảo nghiệm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc

3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu sự sinh trưởng chiều cao của cây đậu tương

- Nghiên cứu khả năng trao đổi nước của cây đậu tương qua các thời kì

sinh trưởng khác nhau

- Nghiên cứu năng suất đậu tương thông qua các chỉ tiêu: số quả trên cây, số hạt trên quả trọng lượng 1000 hạt, năng suất g/m”

- Nghiên cứu mối quan hệ của các chỉ tiêu sinh lý trên với năng suất của cây đậu tương

4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung dẫn liệu về đặc điểm sinh

Trang 9

CHUONG 1

CO SO LY LUAN

1.1 Vai trò của nước đối với thực vật nói chung và đậu tương nói riêng

1.1.1 Vai trò của nước đốt với thực vật

Nước là một hợp chất vô cùng quan trọng đối với tất cả các cơ thể sống

trên trái đất Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể thực vật nước vì nó chiếm phần lớn khối lượng cơ thể Hàm lượng nước trong tế bào chỉ

mất đi một lượng rất ít cũng làm các quá trình sinh lý, sinh hóa trong tế bào và trong cơ thể bị xáo trộn, nhất là vào thời điểm cây chuyển từ sinh trưởng

sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực

Trước hết nước là dung môi có thể hòa tan nhiều chất trong tế bào thực

vật Nhờ đó mà các sản phẩm của quá trình đồng hóa tạo ra từ lá và các chất khoáng được hút từ rễ sẽ được phân phối đi khắp các bộ phận của cây, cung cấp năng lượng để xây dựng cấu trúc và dự trữ [1]

Nước tham gia trực tiếp vào các phản ứng sinh hóa như quá trình quang hợp (nước cung cấp photon H” để khử NADP'” thành NADPH;, tổng

hop ATP), qua trình hô hấp (nước là môi trường và nguồn nguyên liệu của nhiều phản ứng) Nước có vai trò là tác nhân hidrat hóa, nước hấp thụ lên bề

mặt hạt keo, bề mặt các màng tế bào tạo thành một lớp nước bảo vệ cấu trúc tế bào sống

Nước làm cho tế bào có độ thủy hóa nhất định tạo nên áp suất thủy nh (áp suất trương) để duy trì độ trương cho tế bào làm cho cây luôn ở trạng thái căng, đặc biệt là các tế bào còn non Nên khi cây thiếu nước sẽ làm cho cây rủ xuống, lá không xòe ra để tiếp nhận ánh sáng mặt trời được

[2]

Nước giúp cây chống lại hoặc chịu đựng điều kiện bất lợi của ngoại

Trang 10

ánh sáng mặt trời đốt cháy Mặt khác, nước lại có khả năng g1ữ nhiệt rất tốt nên làm cho cây ấm hơn khi gặp rét Nước còn hòa loãng lượng muối trong

đất nên cây không gặp hạn mà vẫn sống được trên đất mặn [2]

Trong thực tế đời sống cây trồng không phải lúc nào cây cũng được cung cấp đầy đủ, sự thiếu nước được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau

Viện sỹ Macximôp đã nói: “Hạn dẫu đi qua chỉ có tính chất tạm thời cũng

không phải đi qua mà không để lại dấu vết gì tác hại cho cây” Vì vậy, hạn (hạn trong không khí hay hạn trong đất) là tai họa thường đe dọa sự sống

của cây bởi lúc gặp hạn cây bị đốt nóng và sẽ ảnh hưởng tới các quá trình

sinh lý, sinh hóa trong cây như: Sinh trưởng, phát triển, quang hợp, hô hấp Nghiêm trọng hơn là khi bị hạn sâu lá thường cháy xám và héo khô từng đốm lá trước khi héo toàn bộ cơ thể Cây có thể giảm hoặc ngừng hẳn sinh

trưởng và chết

1.1.2 Vai trò của nước đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của

đậu tương

Sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương phụ thuộc vào lượng

nước tồn trữ trong đất do mưa hay lượng nước tưới để đảm bảo nhu cầu về

độ ẩm của chúng Thừa hay thiếu nước đều có hại cho sự sinh trưởng, phát

triển và sản lượng của cây Lượng nước đậu tương cần sử dụng thay đổi theo

điều kiện khí hậu và tuỳ thuộc vào từng giai đoạn trong quá trình sống của

cây

Trong giai đoạn nảy mầm, nước ảnh hưởng rõ rệt đối với sự nảy mầm của hạt Hạt đậu tương muốn nảy mâm phải hút nước để đạt lượng ẩm khoảng 50% Vì nhiều loại nấm có thể phát triển trên các hạt có lượng ẩm ít

hơn 50%, nên những hạt có thể hấp thụ được đôi chút nước nhưng không thể đạt đủ mức nảy mầm mà có thể chết lụi do nấm xâm nhập [1] Tuy nhiên lượng ẩm quá mức có thể có hại, Shanmugasundaram (1981) cho biết sự bén

Trang 11

trồng [3] Hiện tượng này xảy ra vi 6xi bi hạn chế vận động tới hạt hoặc do sự tăng cường hoạt động của các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng của cây giống Khi đất bão hòa nước, các vi sinh vật gây bệnh sẽ phát triển nhanh trên các hạt và rễ đậu tương đang nảy mầm và sẽ làm

ngừng quá trình tăng trưởng của rễ

Sau khi đã bén rễ năng suất đậu tương phần lớn bị ảnh hưởng do thiếu

ẩm trong thời kì ra hoa, kết quả Sự thiếu ẩm trong thời kì sinh dưỡng sẽ làm giảm quá trình tăng trưởng Trong thời kì ra hoa, sự bất thường về độ ẩm làm tăng tỉ lệ thui hoa và quả non Mặc dù đậu tương có thể bù đấp lại sự

thui hoa và quả non bằng cách tăng số hoa muộn nếu đủ ẩm nhưng sự thiếu hụt nước dài ngày trong thời kì ra hoa, tạo quả sẽ làm giảm năng suất của

cây Đây là thời kì cây khủng hoảng về nước nhiều nhất do đó muốn đậu tương đạt năng suất cao thì đất phải luôn luôn đủ độ ẩm kể từ khi cây bắt đầu ra hoa cho đến cuối thời kì quả chắc quả

Lá đậu tương héo về ban ngày biểu thị tình trạng mất cân bằng của nước trong cây Khi bị hạn cây sẽ giảm bớt hoạt động sinh lý thậm chí giảm

từ trước khi héo lụi xảy ra và chắc chắn là cây sẽ phản ứng thuận với việc

tưới nước sớm, nên cần phải xác định được thời điểm nào tưới nước cho cây là tốt nhất Bằng việc quan sát những biến đổi về độ 4m trong đất và sự biến đổi đặc điểm của cây người ta có thể xác định được những thời kì khô hạn trung bình để cung cấp nước cho cây

Tuy nhiên, nếu lượng nước quá thừa vào giai đoạn đầu trong chu ki sống sẽ làm giảm quá trình sinh trưởng của cây Các nhà nghiên cứu đã tiến hành tưới úng đậu tương trong 15 - 30 ngày vào thời kì sinh dưỡng và sinh

sản, tưới úng liền trong 15 - 30 ngày trước ra hoa sẽ làm lá vàng nhiều tức là

quá trình cố định đạm đã ngừng Có lẽ vì vi khuẩn tạo nốt sân trong đất

sũng nước không nhận đủ O; để hô hấp và đủ N; để cố định đạm Vậy, sự ngập úng bao giờ cũng làm giảm năng suất, trừ khi việc đó diễn ra vào cuối

Trang 12

thời kì sinh trưởng thì sẽ không làm giảm nhiều đến năng suất nhưng cũng

ảnh hưởng tới chất lượng của hat

Giai đoạn quả già, khi lá đã bắt đầu chín vàng cần để cho đất khô dần

Nếu lúc này vẫn duy trì độ ẩm của đất cao khiến cho hạt hô hấp rất nhanh

nên sẽ giảm khả năng nảy mầm và là môi trường thuận lợi để các vi sinh vật gây bệnh do đó sẽ làm giảm phẩm chất và hiệu quả thu hoạch

Như vậy, cũng như các loại cây trồng khác đậu tương cần lượng nước

nhất định để đảm bảo mọi hoạt động sống được diễn ra bình thường Sự

thiếu nước hay thừa nước quá nhiều trong mọi giai đoạn đều ảnh hưởng sự

sống, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của đậu tương Nhất là trong giai đoạn ra hoa và hình thành quả cây còn có những yêu cầu khắt khe hơn

về nước, độ ẩm của đất, nhiệt độ, ánh sáng

1.2 Tình hình nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lý và năng suất của đậu

tương

Mặc dù ở nước ta, cây đậu tương có lịch sử phát triển lâu đời hơn các nước ở châu Âu, châu MI, song trải qua một thời gian khá dài đậu tương chỉ

chiếm một vị trí khiêm tốn trong nền sản suất nông nghiệp Nhiều năm trước đây do điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nên công tác

nghiên cứu đối với cây đậu tương chưa tương xứng với vị trí và tiềm lực của

cây đậu quý này Vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX đậu tương mới bắt

đầu được quan tâm, nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào giống, thời vu, phan bon

Về sau đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn

Danh Đông, Trần Đình Long, Trần Thượng Tuấn, Trần Thị Lệ Nguyên,

Nguyễn Đăng Khoa tiến hành nghiên cứu về quá trình sinh trưởng của rễ,

thân, hoa, quả là chủ yếu

Trang 13

Đình Long đã tập trung chọn lọc, tao giống và đưa ra các biện pháp canh tác nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây đậu tương Các kết quả nghiên

cứu của Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh tại Viện di truyền nông nghiệp đã tạo ra nhiều giống đậu tương như DT84, DI90, DT94, DT05,

DT96 có khả năng cho năng suất cao và tính chống chịu điều kiện bất lợi

cũng tăng hơn các giống cũ [9], [10], [11], [12], [13]

Mối quan hệ của các chỉ tiêu sinh lý với năng suất của đậu tương chưa

được quan tâm một cách đầy đủ Gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu như Nguyễn Thị Đào đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng hạt giống

với các giai đoạn sinh trưởng và yếu tố cấu thành năng suất ở đậu tương [6];

Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Tấn Hinh xác định hệ số tương quan một số tính

trạng số lượng với năng suất của 145 mẫu giống đậu tương ở hai vụ đông và vụ xuân từ năm 1998- 2000 [8], nhưng chỉ đánh giá và so sánh hệ số tương quan giữa hai vụ trên cả tập đoàn đậu tương chứ không xét riêng cho từng

giống

Vì vậy, chúng tôi tiến hành “nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý và mốt quan hệ của chúng với năng suất ở đậu tương'` trên những đối tượng khác

biệt với hy vọng sẽ tìm hiểu sâu hơn các đặc điểm sinh lý, các yếu tố cấu

thành năng suất và mối quan hệ các chỉ tiêu đó với năng suất Từ đó giúp cho các nhà chọn giống có thêm cơ sở để chọn lọc ra những giống đậu

tương phù hợp với đặc điểm khí hậu của các vùng sinh thái của miền bắc

Việt Nam

Trang 14

CHUONG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

14 giống đậu tương đang được trồng ở vùng trung du và miền núi phía

Bắc:

- Các giống DT84, DT90, DT2004, DT2006 do Viện di truyền nông

nghiệp cung cấp Trong đó, DT84: Là tổ hợp lai giữa ĐH4 x DTS0+ Đột biến z - Co'?: DT90: Là tổ hợp lai giữa K7002 x Cocchum + Đột biến z - Co”, DT2006 là giống mới đang được khảo nghiệm và chưa được công nhận giống chính thức

- D912, D826, MA97: Là các giống do Bộ môn Cây công nghiệp trường ĐHNN Ï lai tạo Trong đó, D912: Là tổ hop lai V74 x M103; D826: Là tổ hợp lai DL02 x ĐH4; MA97: Là giống tạo ra khi xử lý đột biến giống đậu tương của Ấn Độ

- V74, VĐ33: Do Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam cung cấp Trong đó, V74 được tuyển chọn từ giống Cao quả địa trắng của Trung Quốc

- Tạp Hoàng 4 (TH4): Do Công £y giống cây trồng Hà Nam nhập về

từ Trung Quốc đang được trồng khảo nghiệm ở một số tỉnh: Hà Nam, Vĩnh

Phúc

- ĐVN6, ĐVN9, ĐVNII: Do Viện nghiên cứu ngô cung cấp cũng đang được trồng khảo nghiệm tại trại giống Mai Nham, Vĩnh Phúc

- Mường Khương (MK): Có nguồn gốc ở Lào Cai

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng ở vùng đất Xuân Hoà,

Trang 15

các giống, tiến hành theo dõi các chỉ tiêu qua các thời kì sinh trưởng và phát triển

% Sự sinh trưởng chiều cao cây (cm): Từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng bắt đầu đo sau khi gieo 15 ngày, đo 10 lần, mỗi lần cách nhau 7

ngày

*% Khả năng trao đổi nước: Xác định theo phương pháp của

Kozusko [4]:

+ Khả năng giữ nước

Lá lấy được vào buổi sáng, 3 lá/ô thí nghiệm cân nhanh được khối

lượng tươi ban đầu B(g) Để lá tự thoát hơi nước 5,5 giờ rồi cân lại được

khối lượng b(g) Đem sấy ở nhiệt độ 105°C trong 3,5 giờ cho lá khô đến

khối lượng không đổi rồi cân được khối lượng v(g) Khả năng giữ nước được tính bằng lượng nước mất đi sau khi héo trên tổng khối lượng nước của lá

x100%

theo công thức sau: z(⁄) = 5

—ệ

Trong đó: a - Khả năng giữ nước (%)

B - Khối lượng tươi ban đầu của lá (g)

b - Khối lượng tươi của lá sau khi thoát hơi nước (g) v - Khối lượng khô của lá sau khi sấy ở 105°C (g)

% Kha năng hút nước

Lấy mẫu như trên rồi đem ngâm cuống lá vào trong một cốc nước, lấy một cốc khác to hơn chụp kín hoàn toàn lá và cốc nước Để cho lá hút nước

đến khi bão hòa trong 3 giờ Lau khô lá và cân được khối lượng lá bão hòa

lần 1 là A,(g) Để lá héo sau 4,5 giờ rồi cho bão hòa nước lần 2 trong 3 giờ và cân lại được khối lượng A›;(ø) Khả năng hút nước được xác định bằng %

lượng nước mà cây không thể hút được sau khi gây héo và tính theo công thức: 4(%) =ế 2x10

Trong đó: A- Khả năng hút nước (%)

Trang 16

A¡- Khối lượng lá bão hòa 1an 1 (g) Az- Khối lượng lá bão hòa lần 2 (g)

+ Độ hụt nước “còn lại”

Lấy lá như trên rồi cân nhanh được khối lượng V;(g) Ngâm cuống lá

vào cốc nước để bão hòa hơi nước trong 3 giờ, cân lại được khối lượng V,(g) Độ hụt nước “còn lại” được tính bằng lượng nước mà cây hút thêm trên khối lượng của lá khi đã bão hòa hơi nước hoàn toàn, theo công thức:

V(%) = “2 100%

Trong đó: V- Độ hụt nước “còn lại” (%)

V,- Khối lượng lá khi bão hòa nước (g)

V;- Khối lượng lá tươi ban đầu (g)

% Các chỉ tiêu về năng suất: Xác định số quả/cây, số hạt/quả,

khối lượng 1000 hạt (gø) và năng suất hạt (g/m')

- Số quả/cây: Đếm số quả trên cây ở 3 cây thuộc 3 ô khác nhau - Số hạt/quả: Đếm số hạt trên quả của 3 cây ở 3 ô khác nhau

- Khối lượng 1000 hạt (g): Lấy 1000 hạt đem cân trên cân điện Sartorius

- Năng suất: Tiến hành thu hái trên 1m ô thí nghiệm để tính năng suất

thuc té, don vi g/m’

2.3 Phương pháp xử lí số liệu

Các số liệu thực nghiệm được đánh giá theo phương pháp thống kê

Trang 18

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Sự sinh trưởng chiều cao thân của đậu tương

Sự sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của mọi quá trình sinh

lý và trao đổi chất trong cơ thể Sinh trưởng về chiều cao thân là sự tăng lên về kích thước, trọng lượng của cây, đồng thời gắn liền với sự tạo mới các

thành phần cấu trúc của cơ thể Tốc độ tăng chiều cao thân tăng nhanh ở giai đoạn cây non chứng tỏ cây có sức sống khoẻ và sẽ tạo động lực cho quá

trình ra hoa, tạo quả Nhưng nếu khi cây ra hoa mà cây vẫn tăng trưởng

chiều cao vẫn có thể sẽ ảnh hưởng đến năng suất của giống

Kết quả nghiên cứu sự sinh trưởng về chiều cao thân của đậu tương được trình bày ở bảng 1 và bảng 8 (phụ lục) Bảng 1: Sinh trưởng chiều cao thân của đậu tương Don vi: cm

ST Giống Cay non Ra hoa Qua non Qua chic Qua gia

Trang 19

Qua bang Í ta thấy, chiều cao thân của tất cả các giống đậu tương tăng

chậm ở giai đoạn cây non và giữa các giống khác biệt không nhiều Từ giai

đoạn ra hoa đến quả non chiều cao thân của tất cả các giống tăng rất nhanh

Giai đoạn quả chắc và quả già, chiều cao thân của tất cả các giống tăng rất chậm, gần như không đáng kể Cm 50 = — V74 40 — ¬— SZ —_— DT84 30- ⁄ ————-——6NWt Ze — MA9? AC _— D826 20- Z⁄ l 10- — DT 2004 0 + + + + + + + j 6 - 12 3 4 5 6 7 8 9 10 Lân

Hình 1: Sự sỉnh trưởng chiều cao thân của đậu tương

Hình 1 cho thấy, 3 lần đo đầu các giống đậu tương có chiều cao thân tăng không nhiều mặc dù điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho sự sinh trưởng

của chúng Theo bảng số liệu thống kê của trung tâm khí tượng thuỷ văn Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc: Nhiệt độ trung bình 23,3°C, độ ẩm tương đối 87% và

lượng mưa trung bình là 101,1mm (phần phụ lục), chứng tỏ khả năng tăng

trưởng chiều cao thân trong giai đoạn ra hoa và quả non là do đặc điểm sinh lý của giống

Đa số các giống tăng nhanh chiều cao ở giai đoạn ra hoa (lần đo thứ 4, 5) và kết thúc tăng trưởng vào giai đoạn quả non (lần đo thứ 6,7), còn lại

DT12006, V74, VÐ33 kết thúc tăng trưởng chiều cao vào giai đoạn quả chắc (lan do 8,9)

Trang 20

Riêng VÐ33, trong 4 lần đo đầu có chiều cao tương đương với các

giống khác nhưng từ lần đo thứ 5 trở đi (từ cuối giai đoạn ra hoa đến giai

đoạn quả già) chiều cao của thân tiếp tục tăng mạnh VÐ33 là giống có chiều cao thân lớn nhất trong số 14 giống nghiên cứu

3.2 Khả năng trao đổi nước của đậu tương 3.2.1 Khả năng hút nước

Khả năng hút nước là một đặc tính của tế bào thực vật giúp phục hồi lại trạng thái truơng nước sau khi lá bị héo Đây là một chỉ tiêu quan trọng cho biết mức độ chịu đựng sự mất nước của cây, được xác định theo % lượng nước mà lá không hút lại được sau khi héo trên khối lượng tươi khi no

nước Lượng nước không hút được càng lớn thì khả năng phục hồi sức

Trang 21

Qua bảng 2 ta thấy, lượng nước không hút được của tất cả các giống đều rất cao ở giai đoạn cây non và giảm xuống ở giai đoạn ra hoa Giai đoạn quả non và quả già lượng nước không hút được tăng lên hay giảm xuống tuỳ theo từng giống Nhưng đa số các giống đều có lượng nước không hút được tăng lên ở giai đoạn quả chắc Giai đoạn quả già, lượng nước không hút

được tăng lên hay giảm xuống tuỳ từng giống % Sp — -DT84 40 -4 —— DVN6 —— ĐVN9 30- 20 - MK — TH 4 I0¬ —_— V74

0 Caynon Rahoa Quảnon Quachic Quagid Giai đoan Hình 2: Lượng nước không hút lại được của lá đậu tương

Giai đoạn cây non: Tế bào chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng hút nước còn kém do đó khi bị héo thì khả năng phục hồi lại chức năng hút nước sẽ rất yếu; ở các giống MK, TH4, V74, ĐVN9, DT2004 là những giống có lượng nước không hút được khá lớn

Giai đoạn ra hoa và quả non: Cấu trúc tế bào đã hoàn thiện hơn nên khả năng phục hồi trạng thái tổn thương của tế bào tăng vì vậy khả năng hút

nước cũng tốt hơn và sự khác biệt giữa các giống không lớn Đây là giai

đoạn mà cây cần rất nhiều nước cho sự phân hóa hoa, quá trình thụ tính và hình thành quả nên lượng nước không hút được ở tất cả các giống đều giảm và giảm khá mạnh Những giống có lượng nước không hút được giảm mạnh ở giai đoạn ra hoa và tương đối ổn định ở giai đoạn quả non sẽ có điều kiện

Trang 22

thuận loi hon cho quá trình tạo quả và tạo hạt còn những giống có lượng

nước không hút được tăng cao sẽ là một điều bất lợi cho quá trình đó

Giai đoạn quả chắc và quả già: Lượng nước không hút được ở hầu hết các giống đều tăng so với giai đoạn quả non, tốc độ tăng cũng khác nhau trừ

MK Ở giai đoạn quả già, tuỳ theo giống mà lượng nước không hút được

tăng lên hay giảm xuống: MK, VÐ33 tăng cao còn D826, DT2004, DT90 lại giảm xuống

Vậy, những giống có lượng nước không hút được giảm ở giai đoạn ra hoa và tiếp tục giảm hay giữ ổn định ở giai doan qua non 1a: DVN9, D826, D912, DT2006, DT84, DTI90, TH4, VÐ33 Những giống có lượng nước không hút được cao ở cây non có thể giảm ở giai đoạn ra hoa nhưng lại tăng

ngay ở giai đoạn qua non la: MK, MA97, DVN6, DVN11, DT2004, V74

3.2.2 Kha nang giit nuéc

Thực vật nói chung và đậu tương nói riêng cố khả năng chống lại sự

mất nước, khả năng này liên quan mật thiết với trạng thái nước liên kết

trong cây Nhiều tác giả cũng cho rằng khả năng giữ nước mang tính tích

hợp cho phép xác định ranh giới sự biến đổi thích nghi và mức độ chống

chịu của cây [1]

Nghiên cứu khả năng giữ nước của đậu tương thông qua % lượng nước mất đi sau khi để lá héo so với khối lượng lá tươi ban đầu, kết quả được

Trang 23

Bảng 3: Lượng nước mất di của lá đậu tương Don vi: % STT| Giống Cây non Ra hoa Qua non Quả chắc Quả già 1 | ĐVNII | 4466 + 081 | 5223 + 095 | 4586 + 060] 3599 + 101 | 3704 + 165 2 | DVN6 | 6841 + 0.58 | 5311 + 0.64 | 4664 + 091 | 3768 + 070 | 3717 + 073 3 | ĐVN9 | 7179 + 080] 5158 + 1.00 | 60.75 + 087 | 2806 + 079 | 3833 + 080 4| D826 61.12 + 073 | 5554 + 089 | 4778 + 101 | 3507 + 044 | 2908 + 09 5 | D912 34.77 + 083 | 4518 + 096 | 4623 + 098 | 3741 + 090 | 3458 + 087 6 | DT2004 | 71.44 + 0.51 | 54.33 + 0.97] 42.65 | + 0.84] 2150 + 0.48) 3440 + 105 7 | DT2006 | 6752 + 0.73 | 61.72 + 084 | 4565 + 0.76 | 32.54 + 082 | 3654 + 090 8 | DT84 | 5945 + 0.29) 4705 + 085 | 61.87 + 100] 32.02 + 101 | 24.78 + 049 9 | DT90 | 6586 + 0.50 | 4798 + 018 | 4417 + 031 | 35.77 + 065 | 3403 + 099 10} MA97 | 63.18 + 042] 5871 + 065 | 4506 + 0.94} 3247 + 047 | 3034 + 09 11} MK 4797 + 088 | 5262 + 096 | 6215 + 105 | 32.97 + 101 | 3276 + 070 12} TH4 6184 + 043 | 6202 + 0.77 | 4794 + 096 | 3651 + 084 | 2987 + 087 13} VbD33 36.75 + 0.50 | 5568 + 077 | 5760 + 089 | 3961 + 086 | 3886 + 081 14) V74 6590 + 067 | 6534 + 098 | 4723 + 103 | 3444 + 097 | 4081 + 093

Qua bang ta thấy, lượng nước mất đi của lá ở các giống có giá trị cực đại vào giai đoạn cây non và giảm ở giai đoạn ra hoa Giai đoạn quả chắc, quả già lượng nước mất ít khác biệt hơn giữa các giống và ở giai đoạn quả

gia có lượng nước mất đi ít nhất % À 70 ¬ 60 4 50 4 40 — 30 —¬ 20 —¬ 1a —_ MK

0 Caynon Rahoa Quảnon Quảchắc Quảgià Giai đoan

Hình 3: Lượng nước mất đi của lá đậu tương

Trang 24

Giai đoạn cây non: Lúc này các tế bào còn non, cơ chế giữ nước chưa được hình thành đầy đủ nên lượng nước thoát ra lớn nhất Hơn nữa lớp cutin

trên bề mặt thân và lá ít nên cây cần thoát nhiều nước để tránh sự đốt nóng

của mặt trời

Giai đoạn ra hoa: Ở thực vật cường độ quang hợp chỉ đạt cực đại khi có sự thiếu hụt 5% lượng nước so với lượng nước bão hòa nhưng khi sự thiếu hụt lớn hơn 40% thì cường độ quang hợp sẽ giảm và có thể bằng không Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình quang hợp có thể diễn ra thuận lợi

thì lúc này những giống có lượng nước mất đi cao giảm xuống Một số giống có lượng nước mất đi lớn sẽ ít lợi thế khi thiếu nước: VĐ33, MK,

DVN11, D912, riêng MK còn tiếp tục tăng lên ở giai đoạn quả non chứng tỏ khả năng giữ nước của MK là kém hơn Giai đoạn này có V74, TH4,

DT2006 tuy lượng nước mất đi giảm xuống nhưng vẫn có giá trị cao nên

không thuận lợi cho quá trình phân hoá hoa và thụ tinh của hạt phấn

Giai đoạn quả non: Ở giai đoạn này, mặc dù các cơ quan đã hoàn thiện

hơn nhưng nhu cầu về nước vẫn cao để cung cấp cho các quá trình tạo hạt

nên hầu hết các giống đều tăng khả năng giữ nước Trong đó có DT84 và

ĐVN0 lượng nước mất đi cao nên cũng không thuận lợi cho quá trình hình

thành quả, hạt

Giai đoạn quả chắc và quả già: Tất cả các giống đều có lượng nước mất đi giảm xuống Vì khi lá già chất nguyên sinh từ dạng sol chuyển sang đạng gel làm lượng nước tự do giảm do đó lượng nước mất đi giảm xuống Ở giai đoạn quả chắc cơ chế giữ nước hoạt động tốt hơn còn khi quả đã già tuy tế bào lá trao đổi chất không mạnh nhưng vẫn giữ được nước

3.2.3 Độ hụt nước “còn lai”

Độ hụt nước “còn lại” đặc trưng cho khả năng chịu sự mất nước của

Trang 25

hoàn toàn Vì ban ngày lượng nước mà rễ hút được không đủ đảm bảo cân bằng nước ở trong cây nên cây sẽ bị thiếu nước tạm thời, lượng nước thiếu

hụt sẽ được bù đắp vào ban đêm Nhưng nếu độ hụt nước trong ngày quá

lớn, trong đất lại thiếu nước thì lượng nước thiếu hụt đó không được bù đắp nên cây vẫn trong tình trạng thiếu nước, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự

sinh trưởng và phát triển của cây Kết quả nghiên cứu độ hụt nước “còn lại” được trình bày ở bảng 4 Bảng 4: Độ hụt nước “còn lại” của lá đậu tương Don vi: % STT Giống Cay non Ra hoa Qua non Quả chắc Quả già 1 | DVN11 | 9.04 + 0.69| 5.62 + 1.80|5.24 + 1117.225 + 0.96 |10.57 + 0.92 2 | ĐVNG |12.30 + 2.64 | 5.68 + 0.57|5.60 +0.61|6.93 + 0.57 | 8.61 + 1.50 3 | ĐVN9 |9.440 +0.57|10.41 + 0.99 |3.70 + 1.13|7.16 + 0.39 |11.99 + 1.70 4 | D§26 | 9.70 4 0.89 | 5.78 + 0.74 |5.82 +0.75|8.583 + 0.83 |12.15 + 1.14 5 D912 |10.6ú3 + 1.329.002 + 2.37|5.33 +0.49|7.61 + 0.58 | 8.23 + 1.38 6 | DT2004 | 10.76 + 1.30] 3.25 + 1.99 3.51 +0.50|6.94 + 1.17 6.52 + 0.26 7 | DT2006 | 9.25 + 0.91 |10.26 + 1.80 |6.40 + 0.896.225 + 0.32|1941 + 0.57 8 | DT84 | 9.40 + 2.01 | 6.34 + 1.06 |4.09 +0.67|6.20 + 0.42 | 8.87 + 0.79 9 | DI90 |10.67 + 2.55 | 3.53 + 1.17|5.41 +0.88|6.49 + 0.99 |14.80 + 1.60 10} MA97 | 14.68 + 3.69] 5.91 + 0.37|4.96 +0.62|6.82 + 0.39 |11.75 + 1.76 11 MK 11.76 + 2.46 | 5.32 + 0.68 |4.17 + 1.04|6.17 + 0.78 |11.56 + 1.49 12| TH4 |10.51 41.18] 9.26 + 1.18|6.53 +0.57|14.48 + 1.13| 8.27 + 0.66 13} Vb33 | 6.26 + 2.03} 2.50 + 0.65 |7.58 +0.73|6.52 + 0.93 | 9.71 + 0.99 14| V74 882 + 0.49] 4.29 + 2.47|7.10 £0.77) 7.28 + 1.24] 9.05 + 0.35

Quá trình sinh trưởng va phát triển của đậu tương có lượng nước thiếu hụt thấp nhưng lại cao ở giai đoạn cây non giảm ở gia1 đoạn ra hoa, quả non

tăng dần ở giai đoạn quả chắc và quả già

Sở đi như vậy vì giai đoạn cây non các tế bào còn non khả năng hút nước, giữ nước kém nên lượng nước thiếu hụt cao Khi cây ra hoa và hình

thành quả non, cấu trúc và chức năng của tế bào đã hoàn thiện hơn, cơ chế

giữ nước của tế bào đã được hình thành nên lượng nước thiếu hụt giảm đi

Trang 26

Một số giống như ĐVN9, D912, DT2006, TH4 có độ hụt nước “còn lại”

cao chứng tỏ khả năng hút nước của hệ rễ kém nên không bù lại được lượng bị mất ban ngày

Riêng DT2004 lại có lượng nước thiếu hụt cao ở giai đoạn cây non

nhưng lại giảm xuống thấp ở cả giai đoạn ra hoa và quả non nên vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa và hình thành quả Khi hạt chắc lại,

quả đã ngả vàng thì vai trò của hệ rễ cũng giảm sút, cấu trúc của tế bào bị

thoái hoá dần, đồng thời chức năng trao đổi chất suy giảm, mọi hoạt động của cây diễn ra yếu do vậy lượng nước thiếu hụt lại tăng lên % —_ DFI006 15 — D912 — ĐVN6 _—_ ĐVN9 1Ũ — pV? — D826 5 — NMK —— — V74 0

Caynon Rahoa Quanon Quảchấc Quảgià Giai đoạn

Hình 4: Độ hụt nước “còn lại” của lá đậu tương

Cây trồng nói chung và đậu tương nói riêng đều có một đặc điểm chung là cần nước rất lớn trong quá trình sinh trưởng và phát triển Nhất là ở giai đoạn ra hoa và quả non Đây là thời điểm quan trọng nhất vì nước quyết định đến sự hình hoa, sự nảy mầm của hạt phấn, sự thụ tính và hình thành hạt Các giống có lượng nước thiếu hụt cao ở giai đoạn này đều là bất lợi cho cây Việc giảm lượng nước mất di va tang kha nang hit nước để giảm

lượng nước thiếu hụt là rất quan trọng, nó thể hiện sự tiến hóa của cây trồng

để thích nghi với môi trường sống và duy trì nồi giống Vì vậy, khi đánh giá

khả năng trao đổi nước của cây cần phải xét cả 3 chỉ tiêu này

Trang 27

Những giống có khả năng trao đổi nước tốt nhất sẽ có lượng nước

không hút được, lượng nước mất đi và lượng nước thiết hụt ít nhất như vậy

sẽ chống chịu tốt khi gặp hạn như D826, DT90, DT84, còn các giống có khả

năng trao đổi nước kém nhu: MK, DVN11, D912, V74, VD33, DT2006, DVN3Q, trong đó kém nhất là MK, DVN11, D912

3.3 Năng suất của đậu tương

Năng suất là kết quả của quá trình đồng hóa và tích lũy các chất trong cây, nó không đơn thuần phụ thuộc vào một yếu tố nào mà là kết quả tác

động của nhiều yếu tố Để đánh giá năng suất của đậu tương có nhiều phương pháp khác nhau nhưng phương pháp kinh điển nhất là tiến hành xác

định các chỉ tiêu cấu thành năng suất như: Số quả trên cây, số hạt trên quả, khối lượng 1000 hạt, năng suất hạt trên 1m” Kết quả nghiên cứu các yếu tố

cấu thành năng suất được thể hiện ở bảng 5

Bảng 5: Các yếu tố cấu thành năng suất của đậu tương

ST ` ¬ „ , Khối lượng Năng suất

Trang 28

3.3.1 Số quả trên cây và số hạt trên quá 30 - 28.22 f , DYN6 MAO TH4 DLTR4 hệt, DT2004 DYNO [R36 MK VT4

Hình 5: Số quả trên cây của một số giống đậu tương

Số quả trên cây: Nhìn chung các giống đều đạt số quả trên cây tương đối ít, trung bình chỉ đạt 20,9 quả trên cây Trong đó giống có số quả trên

cây cao nhất là V74 (28,22 quả trên cây) và thấp nhất là DT8§4, ĐVN9

(15,78 quả trên cây) Nguyên nhân có thể do đậu tương được gieo trồng từ tháng 3 đến tháng 6, lúc này thời tiết có nhiều biến động gây bất lợi cho sự

sinh trưởng, phát triển của cây

Các giống có số quả trên cây cao như: V74, MK, TH4, ĐVNII, VĐ33, DT2004 còn các giống có số quả trên cây thấp như: DT84, ĐVN0,

DVN6, D826, DT90, DT2006, D912, MA97

Số hạt trên quả: Tất cả các giống đều có số hạt trên quả thấp, và không khác biệt nhiều giữa các giống Trong đó chỉ có DT84, ĐVN09 (2,18 hạt trên quả), còn lại đều ở mức trung bình 1,86 hạt trên quả, riêng MK có số hạt trên quả ít nhất(1,5 hạt trên quả) Các giống có nhiều quả 2 hạt nh: DT8Đ4,

VN9, MAđ7 cũn các giống có nhiều qua 1 hat nhu: VD33, MK, DVN11,

DT2006

Trang 29

L 218 217 19 196 ?ỦI l9 19 2 Las 187 sis 1.69 si, 1 137 1 ¬ 0 GIỐNG DT 200 DVN6 MAN) THA DT84 DI 20 M ĐVN9 I2 MK Vm

Hình 6: Số hạt trên quả của một số giống đậu tương

Như vậy, các giống có số quả trên cây cao thì lại có số hạt trên cây

thấp và ngược lại các giống có số quả trên cây thấp thì lại có số hạt trên cây cao Đó là các yếu tố cấu thành năng suất của đậu tương có sự bù trừ lẫn nhau [1] 3.3.2 Khối lượng 1000 hat và năng suất hat/1m’ GAM 2115 20 ¬ 168.7 161.1 167.9 154 7 153% 160 = M62 aay 118.8 “ne 1224 119.7 112.3 100 ¬ 73.7 = ._ GIỐNG DT90 DT2006 DVN6 ĐVNII MA9?7 TH4 VD33 DT84 DT2004 D912 DYN? ĐR26 MK V74

Hình 7: Khối lượng 1000 hạt của đậu tương

Khối lượng 1000 hạt là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá năng suất đậu tương vì tính trạng này khá ổn định và dễ phân biệt giữa các giống

Trang 30

Bảng 5 cho thấy, khối lượng 1000 hạt của các giống hầu như không có sự khác biệt nhiều và ở mức trung bình là 141,05g, riêng MK có đặc điểm hạt rất nhỏ chỉ được (75,7g) còn hạt của DT84 lại khá lớn (211,5ø) Đặc điểm này chủ yếu là do yếu tố di truyền quy định

Theo các nghiên cứu quốc tế về đậu tương có nhiều tác giả cho rằng

kích thước nhỏ cũng có thể có lợi Chẳng hạn, Singh phát hiện thấy các kiểu

hạt nhỏ có chiều hướng giữ được khả năng nảy mầm qua thời ki bảo quản

tốt hơn Hartwig và Edwards thấy hạt nhỏ nảy mầm đòi hỏi độ ẩm ít hơn còn hạt to dễ bị tổn hại do thao tác cơ học hơn Tuy nhiên, kích thước của

hạt quả nhỏ như MK lại không có ý nghĩa trong sản suất vì vậy cần nghiên

cứu sâu hơn để có thể chuyển gen mang đặc tính ưu việt của giống có kích

thước hạt nhỏ sang giống hạt có kích thước lớn để tạo ra các giống mang nhiều tính trạng tốt GAM | ^250— 248.31 ?1ñ.83 200— 188.33 / 166.57 ] 50 — 153.33 149.17 aca l48.06 13778 50 = GIGNG ry } DY NG {A97 DT) 004 ì DVN9 hã2& MK v74

Hình 8: Năng suất hạt của đậu tương (g/m”)

Qua bảng 5 và hình 8 thấy, hầu hết các giống đều có năng suất đạt

mức trung bình 151,9g/m, một số giống có năng suất cao như: DT00, ĐVNI (trên 200g/m”); TH4, V33 có năng suất thấp và rất thấp MK (61,0g/m”) Các giống có năng suất cao đều có kích thước hạt to, đa số là 2

hạt trên quả nhưng số quả trên cây lại ít, ngược lại các giống có năng suất

Trang 31

thấp thì hạt đều có kích thước nhỏ, số qua 1 hat trén cay nhiéu nhung số qua

lại khá lớn

Như vậy, năng suất của đậu tương là sự tổng hợp các yếu tố cấu thành

nhưng chủ yếu là do số hạt trên quả và khối lượng 1000 hạt quyết định Các yếu tố cấu thành năng suất có sự bổ sung cho nhau và trong số các giống

nghiên cứu thì giống DT90, ĐVNI11 là cho năng suất cao nhất

3.4 Mối quan hệ của một số chỉ tiêu sinh lý với năng suất của đậu

tương

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh lý và năng suất của đậu

tương là rất cần thiết vì đó là cơ sở để con người chủ động bổ sung những

điều kiện thích hợp nhất cho cây Đặc biệt vào các giai đoạn có vai trò quyết

định đến năng suất của giống, giúp cho đậu tương phát huy hết tiềm năng

của chúng

Kết quả nghiên cứu hệ số tương quan của các chỉ tiêu sinh lý với năng suất của đậu tương được ghi ở bảng 6

Bảng 6: Hệ số tương quan giữa một số chỉ tiêu sinh lý với năng suất

STT| Giống Chiều cao Khả năng Khả năng Độ hụt

thân hút nước | g1ữ nước |nước còn lai 1 | DVNI1 | 0.095 0.406 -0.261 0.822 2 | 2VNG -0.065 0.469 -0.121 0.258 3 | ĐVNO 0.080 -0.267 -0.443 0.781 4 D826 0.191 -0.003 0.386 -0.143 5 D912 -0.051 -0.050 -0.107 0.074 6 | DT2004 | -0.041 0.461 0.465 0.705 7 | DI2006 | -0.064 0.139 -0.178 0.937 8 DT84 0.142 0.966 -0.294 -0.106 9 DT90 -0.143 0.616 0.628 0.334 10 | MA97 -0.146 0.222 0.105 -0.110 11 MK -0.177 -0.113 0.591 0.645 12 TH4 0.156 0.341 0.034 0.370 13 | VbD33 -0.076 -0.435 0.564 -0.216 14 V74 -0.162 0.167 0.183 0.268

3.4.1 Mối quan hệ giữa chiều cao thân với năng suất của đậu tương

Chiều cao thân của đậu tương là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh

trưởng của cây Cây tăng mạnh chiều cao khi còn non là điều kiện thuận lợi

Trang 32

nhất để chất dinh dưỡng được tập trung cho việc hình thành hoa, tạo quả,

hat Con khi cây đã ra hoa mà vẫn tăng mạnh về chiều cao thì có thể ảnh hưởng tới năng suất hạt Do đó việc xác định hệ số tương quan giữa chiều

cao thân và năng suất là rất cần thiết để khẳng định việc tăng chiều cao thân

ảnh hưởng như thế nào đến năng suất

Tất cả các giống nghiên cứu đều có chiều cao tăng chậm khi cây non

và tăng nhanh khi ra hoa trong đó đa số là tương quan nghịch giữa chiều cao thân và năng suất, một số giống lại cố tương quan thuận, tuy nhiên mức độ tương quan thuận hay nghịch đều yếu Một số giống hầu như không có

tương quan giữa năng suất hạt và chiều cao thân: DT2006(r = - 0,064),

DVN6 (r = - 0,065), DVN11(r = 0,095) nén viéc tăng chiều cao thân vào giai đoạn ra hoa ảnh hưởng không lớn đến năng suat Chang han nhu VD33

có thân cây rất cao nhưng có tương quan nghịch rất yếu (r = - 0,076) gần như là không tương quan nên cũng không ảnh nhiều đến năng suất của VĐ33 Do đó, ta có thể khẳng định kiểu sinh trưởng chiều cao thân của đậu tương là do yếu tố di truyền quyết định

3.4.2 Mối quan hệ gữa khả năng trao đổi nước với năng suất của đậu

tương

Nước không thể thiếu đối với thực vật nói chung và đậu tương nói riêng, ở giai đoạn khác nhau nhu cầu nước của chúng là khác nhau Nhất là khi ra hoa, tạo quả, tạo hạt thì không thể thiếu nước và đây là giai đoạn đậu tương rất mẫn cảm về nước

* Kha nang hit nuée: Da s6 cac giống có tương quan thuận, một số giống có tương quan nghịch nhưng yếu, chỉ có D826 (r = 0,003), D912 (r =

0,05) hầu như không có tương quan Trong số các giống cố tương quan

thuận chủ yếu là tương quan thuận yếu, tuy nhiên DT90, DI8§4 có tương quan chặt và rất chặt: DT90 (r = 0,616), DT84 (r = 0,966)

* Kha năng giữ nước: Số giống có tương quan thuận và tương quan nghịch là ngang nhau Nhưng dù là tương quan thuận hay nghịch thì ở đa số các giống đều yếu Riêng năng suất của DT090, MK có tương quan thuận

Trang 33

* Dé hut nude “con lai Hau hét cdc giéng déu c6 tuong quan thuan giữa độ hụt nước “còn lại” và năng suất, một số giống có tương quan nghịch

nhưng đều yếu D826, DT8§4, MA97, VÐ33 (r = - 0,106 + - 0,216) Một vài

giống khác lại cố tương quan rất chặt như: ĐVN11, DT2006, DT2004 ( =

0,705 + 0,937)

Như vậy, các giống khác nhau có tương quan khác nhau giữa các chi

tiêu về khả năng trao đổi nước với năng suất nhưng hầu hết các giống đều có

tương quan thuận, một số giống có tương quan nghịch nhưng chỉ ở từng chỉ tiêu cụ thể Trong đó, độ hụt nước “cồn lại” có tương quan thuận khá chặt

với năng suất còn khả năng giữ nước có tương quan thuận yếu hơn

3.4.3 Méi quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất đậu tương

Kết quả nghiên cứu hệ số tương quan của các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất của đậu tương được trình bày ở bảng 7

Bảng 7: Hệ số tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất

Số quả Số hạt Khối lượng

Trang 34

Hầu hết các giống đậu tương đều có tương quan thuận giữa số quả trên cây và năng suất hạt, một số giống cố tương quan nghịch nhưng yếu: VD33,

MA97, DT2006, DVN6, DVN9, D826 (r = - 0,216 + - 0,479)

Còn tất cả các giống đều có tương quan thuận giữa số hạt trên quả, khối lượng 1000 hạt với năng suất hạt nhưng mức độ tương quan thuận chặt hay thuận yếu tuỳ thuộc vào từng giống Nhiều giống có tương quan thuận chặt giữa số hạt trên quả với năng suất như: ĐVN9, D§26, D912, DT84,

DT90 (r = 0,798 + 0,952) Mức độ tương thuận giữa khối lượng 1000 hạt với năng suất hạt yếu hơn tương quan thuận giữa số hạt trên quả với năng suất

Tuy nhiên việc chọn lọc các giống đậu tương gián tiếp dựa theo hai tính

trạng này sẽ có khả năng cho hiệu quả cao

Như vậy để chọn giống có năng suất cao có lẽ phương pháp phổ biến vẫn được dùng là dựa vào các yếu tố cấu thành năng suất thông qua việc đánh giá mối quan hệ của chúng với năng suất Nhưng ngày nay có rất

nhiều hướng để chọn giống hiệu quả hơn: như dựa vào các chỉ tiêu sinh lý

của giống hay thông qua bản chất của quá trình tổng hợp chất khô Tất cả đều nhằm nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng Có như vậy mới có

Trang 35

KET LUAN

Chúng tôi nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý và mối quan hệ của chúng với năng suất của 14 giống đậu tương Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Đa số các giống tăng nhanh chiều cao ở giai đoạn ra hoa và kết thúc

tăng trưởng vào giai đoạn quả non Còn DT2006, V74, VÐ33 kết thúc tăng trưởng chiều cao vào giai đoạn quả chắc

- Khả năng trao đổi nước của hầu hết các giống đều yếu ở giai đoạn cây non, tăng lên ở giai đoạn ra hoa và quả non rồi giảm ở giai đoạn quả chắc và quả già Các giống có khả năng trao đổi nước tốt D826, ĐT12, DT90 còn các giống có khả năng trao đổi nước yếu MK, ĐVNII1, D912

- Năng suất của các giống chủ yếu là do số hạt trên quả và khối lượng

1000 hạt quyết định DT90, ĐVN11, DT2006, DT96, ĐT12 là những giống

có năng suất cao; MK, Ð2501, VĐ33, TH4, ĐVN9 là những giống có năng

suất thấp

- Một số giống có tương quan thuận giữa chiều cao thân và năng suất

các giống còn lại cố tương quan nghịch nhưng đều rất yếu

- Đa số các giống nghiên cứu có tương quan thuận giữa khả năng trao

đổi nước với năng suất, một số có tương quan nghịch nhưng ở từng chỉ tiêu cụ thể Trong đó, độ hụt nước “còn lại” có tương quan thuận khá chặt với năng suất còn khả năng giữ nước có tương quan thuận yếu hơn

- Số hạt trên quả và khối lượng 1000 hạt luôn có tương quan thuận với

năng suất nên có thể chọn giống dựa vào 2 tính trạng này Cồn số quả trên cây tuỳ theo giống mà có thể có tương quan thuận hay nghịch

Trang 36

TAI LIEU THAM KHAO

1 Truong Cam Bao dich (1990), K.Hinson va E.E.Hartwig, Sdn xuất đậu tương ở vùng nhiệt đới, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội

2 Phạm Văn Biên, Hà Hữu Tiến, Phạm Ngọc Quy, Trần Minh Tâm, Bùi Việt Nữ (1996), Cây đậu nành (đậu tương), Nxb 'TTP Hồ Chí Minh, tr 6 - 8

3 Tâm Diệu (1998), Đậu tương thật là hoàn hảo, Nxb Hoa Sen

4 Kôzuskô (1984), Xác định tính chịu hạn của cây lấy hạt theo sự thay đổi của các thông số chế độ nước, Lêningrat (bản dịch từ tiếng Nga) 5 Ngô Đức Dương, Nguyễn Huy Hoàng (1995), “Xác định khả năng

chịu hạn của giống đậu tương DT8S0”, Tạp chí Sinh học, Tập 17), Thang 9/1995, tr 85-86

6 Nguyễn Thị Đào (1998), Nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng hat giống với các giai đoạn sinh trưởng và yếu tố cấu thành năng suất và đặc điểm ở hạt đậu tương, Nghiên cứu cây lương thực và thực phẩm (1995-1998), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 164 -169

7 Nguyễn Danh Đông (1983), Trồng đậu tương, Nxb Nông nghiệp 8 Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Tấn Hinh (2003), “Nghiên cứu hệ số biến

động, hệ số tương quan, hệ số đường đi của tập đoàn đậu tương”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn(9), tr1128 -1129

9 Nguyễn Văn Mã, Nguyễn Xuân Thành (1999), “Sự sinh trưởng và khả

năng quang hợp của một số giống đậu tương trên đất bạc màu”, Thông báo khoa học ĐHSP Hà Nội 2(1), tr 111

10 Đào Thế Tuấn(1978), Đời sống cây trồng, Nxb Khoa học kĩ thuật

Trang 37

12 Mai Quang Vinh, Ng6 Phuong Thịnh, Kế? gud chon tao và khu vực

hoá giống đậu tương DT90, Viện đi truyền Nông Nghiệp

13 Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh, Kết quả chọn tạo và khu vựu

hoá giống đậu tương DT94, Viện đi truyền Nông Nghiệp

14 Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh, Kết quả chọn tạo và khu vựu hoá giống đậu tương DT95, Viện đi truyền Nông Nghiệp

15 Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh, Kết quả chọn tạo và phát triển

giống đậu tương chịu hạn và chất lượng cao DT96, Viện đi truyền Nông Nghiệp

Trang 38

PHU LUC

Ngày đăng: 08/08/2017, 23:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w