THANHHOÁ I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: ThanhHoá thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích khoảng 11.168 km². -Phía Bắc giáp Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình. -Phía Nam giáp Nghệ An. -Phía Tây giáp Lào với đường biên giới là 192km. -Phía Đông giáp biển với chiều dài bờ biển là 102 km. +Giao thông: ~Đường bộ : Quốc lộ 1A nối Bắc Nam chạy qua vùng đồng bằng và ven biển của tỉnh (98km). Quốc lộ 15 nối Nghệ An – ThanhHoá ( chạy qua vùng trung du và vùng núi) – Mai Châu (Sơn La). Quốc lộ 217 nối ThanhHoá – Tỉnh Hủa Phăn (Lào). ~Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy gần như song song với Quốc Lộ 1A, đoạn chạy qua tỉnh gần 105km. ~Đường thủy: Với nhiều sông và các cửa lạch, giao thông đường thủy thuận lợi, nhiều cửa lạch cho tàu thuyền ra vào đánh cá ở biển, khu vực Nghi Sơn (Tĩnh Gia) có thể xây dựng cảng nước sâu. ~Đường hàng không: Sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân) phục vụ cho nhu cầu quân sự và nhân sự. +Địa hình: Địa hình phong phú và đa dạng. -Vùng núi và trung du chiếm 73,3% diện tích (đỉnh Tà Leo 1560m). -Vùng trung du với độ cao 150-200m. -Vùng đồng bằng chiếm 16% diện tích. -Vùng ven biển chiếm 10% diện tích. II/HÀNH CHÍNH: (1 thành phố, 2 thị xã, 24 huyện – 2004) Tỉnh lị: Thành Phố Thanh Hoá. Thị xã: TX Bỉm Sơn, TX Sầm Sơn. 8 huyện đồng bằng: Thọ Xuân, Đông Sơn, Nông Cống, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hoá, Hà Trung, Vĩnh Lộc. 5 huyện ven biển: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia. 11 huyện trung du và miền núi: Như Xuân, Như Thanh, Lang Chánh , Bá Thước, Thạch Thành, Thường Xuân, Ngọc Lạc, Cẩm Thuỷ, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát. Huyện Thường Xuân lớn hơn một vài tỉnh : Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên. III/TÀI NGUYÊN: +Khoáng sản: Khoáng sản ở ThanhHoá phong phú và đa dạng. Quặng sắt – Mangan phân bố ở Quang Hoá, Bá Thước, Như Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành. Quặng Imenhit phân bố ở Quảng Xương, Sầm Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá. Quặng Crôm với trữ lượng 5 triệu tấn ở Cổ Định (Triệu Sơn), Ngọc Lạc là mỏ duy nhất ở nước ta. Thiếc ở Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh. Chì – kẽm ở Quan Hoá, Như Xuân, Tĩnh Gia. Vàng ở Bá Thước, Cẩm Thủy, Thường Xuân… Đá ốp lát, đá vôi làm xi măng, đất sét, cát thuỷ tinh… +Rừng: Diện tích đất rừng gồm 430.000ha, có nhiều loại gỗ quý như lát, pơmu, trầm hương, lim, sến, táu, vàng tâm, dỗi, chò chỉ… Rừng tre nứa trồng nhiều làm nguyên liệu giấy. +Đất đai: Có nhiều nhóm đất khác nhau ở Thanh Hoá. Đất nông nghiệp chiếm 21,4%, đất lâm nghiệp chiếm 38,5%, đất chưa sử dụng và sông suối chiếm 32,3%. +Biển: Với 102km chiều dài bờ biển và các cửa lạch : Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Ghép, và các bãi tắm đẹp : Sầm Sơn, Ba Làng. Vùng biển ThanhHoá có nhiều hải sản có giá trị , có nhiều bãi triều để nuôi trồng hải sản nước lợ. IV/KHÍ HẬU THỦY VĂN: +Khí hậu: Thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa mưa nóng, mùa khô lạnh Nhiệt độ TB hàng năm 23-24 ˜C, ở vùng núi nhiệt độ thấp hơn. Lượng mưa TB hàng năm 1600-1800mm. +Thủy văn: ThanhHoá có khoảng 20 sông rạch, đa số chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, có tiềm năng thủy điện, đủ nước phục vụ sản xuất, có hiện tượng bão lụt vào mùa mưa.Các con sông chính: Sông Mã (242km) đổ ra cửa Lạch Trào; sông Chu –còn gọi là sông Lường (135km), có đập Bái Thượng tưới nước cho đất nông nghiệp; sông Hoạt chảy qua Hà Trung và Nga Sơn, sông Lạch Bạng, sông Yên. V/DÂN CƯ: Dân số của tỉnh khoảng 3.470.000 người (1999), là tỉnh đông dân, mật độ 313ng/km², gồm các dân tộc Kinh, Mường, Thái, H’Mông, Dao, Tày, Hoa, Sán Dìu, Cao Lan, Thổ… VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: ThanhHoá là một bộ của nước Văn Lang, tên là Cửu Chân, sau đổi thành Ái Châu, Thiệu Xương. Năm 1831, đổi tên thành tỉnh Thanh Hoá, là tỉnh có nhiều huyện nhất nước. VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH: +Lễ hội: Hội đền Vua Lê (TP Thanh Hoá): thờ vua Lê Thái Tổ, diễn ra từ ngày 5 đến 8 tháng 1 ÂL hàng năm. Lễ hội Bà Triệu : tổ chức vào ngày 24/2 ÂL nhằm ghi nhớ công ơn bà Triệu Thị Trinh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lăng. +Thắng cảnh: Bãi biển Sầm Sơn: cách thành phố ThanhHoá 16km, là bãi biển đẹp và nổi tiếng của miền Bắc nước ta. Hòn Trống Mái, Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên: Thuộc địa phận TX Sầm Sơn, nằm trên núi Trường Lệ. Vườn Quốc Gia Bến En (huyện Như Xuân): có nhiều hồ, núi non, sông suối với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Động Từ Thức (huyện Nga Sơn) : là một danh thắng nổi tiếng gắn liền với câu truyện truyền thuyết. Suối cá thần Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy): một cảnh đẹp nơi có dòng suối với một loại cá khác thường được người dân tôn là “cá thần”, và nơi đây đã được đưa vào danh sách “Những chuyện lạ Việt Nam”. Di tích Núi Đọ – Đông Sơn : tiều biểu cho nền văn hoá cổ Việt Nam với trống đồng Đông Sơn. Di tích thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc): được xây dựng vào năm 1397. Hiện nay chỉ còn lại cửa phía Nam với ba cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Lam Kinh (huyện Thọ Xuân): được xây dựng từ năm 1433, nơi bắt đầu của thời kỳ Hậu Lê trong lịch sử của Việt Nam. Nơi đây có đền thờ Lăng Miếu của Vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và vua Lê Nhân Tông. Chiến khu Ba Đình (Nga Sơn): nơi anh hùng Đinh Công Tráng lãnh đạo dân quân đánh Pháp. Sau này Ba Đình được chọn để đặt cho quảng trường, nơi khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. VIII/KINH TẾ: ThanhHoá là vùng nhiều địa hình khác nhau, phong phú về tài nguyên, nền văn hoá lâu đời, kinh tế cũng đa dạng, nhiều lĩnh vực. +Nông nghiệp: Cây lương thực : lúa, ngô, khoai… Đã có nhiều vùng thâm canh lúa. Cây công nghiệp : mía (cung cấp cho nhà máy đường Lam Sơn), lạc, đậu tương, cói, chè, cà phê và cao su. Chăn nuôi : trâu, bò, lợn, gia cầm… Ngư nghiệp : Với lợi thế nằm dọc bờ biển, ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản phát triển, có thu nhập cao, còn có nghề làm muối của các huyện ven biển. +Lâm nghiệp: Diện tích rừng còn tương đối lớn, lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, rừng trồng (tre nứa, luồng, gỗ) làm nguyên liệu giấy là một thế mạnh của tỉnh. Đã có trang trại và vườn rừng có hiệu quả kinh tế. +Công nghiệp: Sản xuất vật liệu xây dựng, có hai nhà máy xi măng là Bỉm Sơn và Nghi Sơn, đá ốp lát ThanhHoá được biết ở nhiều nơi, nghề chạm khắc đá của làng Nhồi (Đông Sơn). Chế biến lương thực thực phẩm: nhà máy đường, bánh kẹo Lam Sơn. Các nhà máy bia, nước ngọt, chế biến thủy hải sản. Hàng tiêu dùng: sản xuất sành sứ, thuốc lá, dệt chiếu, vải, lụa, may mặc… Cơ khí: nhà máy cơ khí Sông Chu đã hình thành các khu công nghiệp : Lệ Môn, Bỉm Sơn, Thạch Thành, Thọ Xuân, Nghi Sơn… . VÀ PHÁT TRIỂN: Thanh Hoá là một bộ của nước Văn Lang, tên là Cửu Chân, sau đổi thành Ái Châu, Thiệu Xương. Năm 1831, đổi tên thành tỉnh Thanh Hoá, là tỉnh. Sơn) : là một danh thắng nổi tiếng gắn liền với câu truyện truyền thuyết. Suối cá thần Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy): một cảnh đẹp nơi có dòng suối với một loại