LAICHÂU I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: LaiChâu là một tỉnh miền núi biên giới, thuộc vùng Tây Bắc nước ta. Diện tích 9065km². -Phía Bắc giáp Trung Quốc. -Phía Nam giáp tỉnh Điện Biên và tỉnh Sơn La. -Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên. -Phía Đông giáp tỉnh Lào Cai. +Giao thông: ~Đường bộ: Giao thông chính là đường bộ. Quốc lộ 12 nối Thành Phố Điện Biên với cửa khẩu Mù La Than (Biên giới Trung Quốc). Đường số 4 nối Lào Cai, Lai Châu. ~Đường sông : Là tỉnh có nhiều sông, suối, lắm thác ghềnh và dốc. +Địa hình : Địa hình của LaiChâu chủ yếu là núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng, những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Đỉnh Phu-khao-luông (2998m). Đỉnh Pu-si-lung (3076m). II/HÀNH CHÍNH: Tỉnh lị: Thị trấn Phong Thổ. Các huyện: Tam Đường, Mường Tè, Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên. III/TÀI NGUYÊN: +Rừng: Có nhiều loại gỗ quý, hướng hiện nay là trồng rừng và bảo vệ rừng (lâm trường Phong Thổ) . +Khoáng sản: Khoáng sản nằm phân tán, trữ lượng thấp, khó khai thác với quy mô công nghiệp. Đất hiếm ở Phong Thổ, mỏ Thiếc ở Sìn Hồ, khai thác tận thu quặng sắt tại các địa phương. IV/KHÍ HẬU – THỦY VĂN: +Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới núi cao, mùa đông khô và lạnh từ tháng 11- tháng 3, mùa mưa từ tháng 4 -10, nhiệt độ TB hàng năm 21-23 ˜C. Lượng mưa ở Mường Tè có thể lên đến 3200mm/năm. +Thủy văn: LaiChâu có nhiều sông, suối, nhiều thác, ghềnh, lưu lượng dòng chảy lớn, có tiềm năm về thủy điện, có lũ về mùa mưa. Các con sông chính là :sông Đà, sông Nậm Na, Nậm Mu… V/DÂN CƯ: Dân số khoảng 313.000 người. Gồm các dân tộc Thái, H’Mông, Kinh… VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Tỉnh LaiChâu được thành lập năm 1909 gồm Châu Lai, Châu Quỳnh Nhai, Châu Điện Biên. Tỉnh LaiChâu (cũ) bao gồm cả tỉnh Điện Biên và LaiChâu bây giờ. Năm 2004 tỉnh LaiChâu (cu) tách ra làm hai tỉnh là LaiChâu và Điện Biên. VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH: +Lễ hội: Hội Bắt cá của người Kháng: Diễn ra vào ngày 5 tháng 3 ÂL (huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu), là hội bắt cá tập thể bằng tay, dâng cúng cá, ăn các món ăn bằng cá, múa hát giao duyên. Lễ hội Căm Mường. Diễn ra từ 30 tháng 12 đến ngày 5 tháng 1 ÂL, là ngày hội xuân của người Lào ở Lai Châu, cầu khấn thần sông , thần núi, ông, bà, tổ tiên phù hộ cho con cháu làm ăn thuận lợi. Tết cơm mới của người La Hủ: Diễn ra vào tháng 10 đến tháng 11 ÂL (Tỉnh Lai Châu), múa xoè và kiêng ba ngày không đi rừng, hái củi, chặt cây, phát cỏ để cầu mong cây cỏ tươi tốt quanh năm. +Thắng cảnh: Miếu Nàng Han: Miếu nằm bên bờ suối Nậm So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Thờ Nàn Hang, một người con gái có tà, sắc, đã dũng cảm cùng cha đứng lên chống giặc xâm lăng. Hang Tiên Sơn: Thuộc xã Bình Lư, huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu: là một hang đá đẹp, còn giữ được vẻ hoang sơ, trong hang có nhiều nhũ đá rũ xuống, nhiều măng đá “mọc” từ dưới lên tạo thành các hình thù kì lạ. Sìn Hồ: Đây là bản gồm nhiều dân tộc khác nhau cư trú, thường có phiên chợ đầy màu sắc, họp vào chủ nhật mỗi tuần. VII/KINH TẾ: +Nông nghiệp: Lúa là cây lương thực chính rồi đến ngô, sắn, khoai. Lúa ngô trồng nhiều ở huyện Phong Thổ. Cây công nghiệp : đậu tương, lạc, bông, mía, vừng… Cây chè trồng tập trung ở huyện Phong Thổ. Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm. +Lâm nghiệp: Hoạt động khai thác gỗ, lâm sản là chính. +Công nghiệp: Có tiềm năng phát triển về thủy điện, các ngành chế biến : chè, sản xuất VLXD, khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm, thực phẩm… . Nhai, Châu Điện Biên. Tỉnh Lai Châu (cũ) bao gồm cả tỉnh Điện Biên và Lai Châu bây giờ. Năm 2004 tỉnh Lai Châu (cu) tách ra làm hai tỉnh là Lai Châu và. CƯ: Dân số khoảng 313.000 người. Gồm các dân tộc Thái, H’Mông, Kinh… VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Tỉnh Lai Châu được thành lập năm 1909 gồm Châu Lai, Châu Quỳnh