ĐÀNẴNG I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Thành phố ĐàNẵng là thành phố trực thuộc trung ương, nằm ở ven biển trung bộ Việt Nam. Diện tích khoảng : 1248 km². Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam. Phía Đông giáp biển Đông (30km). +Giao thông: Là đầu mối giao thông quan trọng của miền Trung. Đường bộ QL 1A chạy dọc thành phố ĐàNẵng theo hướng Bắc Nam. QL 14 B nối ĐàNẵng với các tỉnh Tây Nguyên. Đường sắt Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua thành phố khoảng 30km, ga ĐàNẵng là một ga lớn của Việt Nam. Đường biển: Cảng ĐàNẵng là cảng lớn nhất khu vực miền trung, cảng ĐàNẵng còn là nơi đón các tàu khách du lịch quốc tế, gồm các cảng Sông Hàn, Tiên Sa, Liên Chiểu. Đường hàng không : Sân bay ĐàNẵng là sân bay hàng không quốc tế. II/HÀNH CHÍNH: (5 quận, 2 huyện -2004). 5 Quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu. 2 Huyện: Hoà Vang, và huyện đảo Hoàng Sa(là quần đảo gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ). III/TÀI NGUYÊN: +Rừng: ĐàNẵng có khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa cao 1487m (8838ha) Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (có loài voọc Chà Vá) 4370ha. Khu bảo tồn Nam Hải Vân (10850ha). +Khoáng sản: Đá mỹ nghệ ở Non Nước Cát trắng ở Nam Ô. +Biển: ĐàNẵng có chiều dài bờ biển khoảng 30km, được bình chọn là một trong những bờ biển đẹp nhất thế giới. Với nhiều bờ biển : Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê, Non Nước… IV/KHÍ HẬU THỦY VĂN: ĐàNẵng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm trên 25 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2700-2800mm. Thuỷ văn: Sông Hàn là phần hạ lưu của sông Thu Bồn, sông này không dài nhưng khá rộng, đổ ra vũng Hàn. Sông Cu Đê dài 38km. V/DÂN CƯ: Dân số khoảng 715.000 người. Đasố là người Kinh. VI/ SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Năm 1831, thành lập tỉnh Quảng Nam. Năm 1889, thực dân Pháp cắt 18 xã của huyện Hoà Vang lập ra nhượng địa ĐàNẵng (Tourane) đặt dưới sự cai quản trực tiếp của toàn quyền Đông Dương. Năm 1950, Pháp trả ĐàNẵng cho chính quyền Bảo Đại. ĐàNẵng là thành phố trực thuộc trung ương dưới chế độ cũ Năm 1976, ĐàNẵng và tỉnh Quảng Nam hợp nhất thành tỉnh Quảng Đà. Năm 1996, Thành Phố ĐàNẵng được tách ra trực thuộc trung ương. VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH: ĐàNẵng là một trung tâm văn hoá, du lịch lớn của miền trung. +Thắng cảnh: Đèo Hải Vân: được mệnh danh là Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan, nằm trên con đường xuyên Việt Bắc- Nam, đường đèo quanh co, khúc khuỷu, men theo triền núi, uốn lượn như dải lụa bắc ngang giữa trời mây, hiện nay đường hầm xuyên đèo Hải Vân là dường hầm dài nhất Đông Nam Á,. Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn : Với nhiều hang động, cảnh quan tự nhiên và chùa chiền. Khu du lịch Bà Nà – Núi Chúa (Hoà Vang) : cách ĐàNẵng 40 km, là khu bảo tồn thiên nhiên, không khí tươi mát quanh năm. Bán đảo Sơn Trà : Đứng bất cứ ở đâu trên đất ĐàNẵng đều nhìn thấy ngọn núi này, Sơn Trà là bức bình phong che chắn bão giông cho thành phố, đây còn là khu bảo tồn thiên nhiên. Viện bảo tàng Chăm : nơi lưu giữ các nghệ thuật kiến trúc Chăm. Bãi biển đàNẵng : được tạp chí FORBES của Mỹ bình chọn là một trong số các bãi biển đẹp nhất trên thế giới. VIII/KINH TẾ: Thành phố ĐàNẵng là trung tâm của vùng kinh tế miền Trung, là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, là đầu mối giao thông đường biển, đường hàng không quốc tế, đường xuyên Việt, xuyên Á, đường sắt. Các khu công nghiệp chính: Công nghiệp dệt – may – da –giày. Công nghiệp chế biến đồ uống, thủy hải sản. Công nghiệp sành sứ, thuỷ tinh, xi măng, vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, điện kim, điện tử. Công nghiệp Hoá Chất. +Làng nghề truyền thống: Làng nghề sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước. Làng nghề nước mắm Nam Ô . thành phố khoảng 30km, ga Đà Nẵng là một ga lớn của Việt Nam. Đường biển: Cảng Đà Nẵng là cảng lớn nhất khu vực miền trung, cảng Đà Nẵng còn là nơi đón các. 1976, Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam hợp nhất thành tỉnh Quảng Đà. Năm 1996, Thành Phố Đà Nẵng được tách ra trực thuộc trung ương. VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH: Đà Nẵng