1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khai thác điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian thị trấn tam sơn, huyện quảng bạ, tỉnh hà giang (tt)

22 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 643,54 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị với đề tài “Khai thác điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn, huyện Quả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội - 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quy hoạch Vùng và Đô thị

Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS TRƯƠNG VĂN QUẢNG

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn thạc sĩ Quy hoạch vùng

và đô thị với đề tài “Khai thác điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, giảng viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, các thầy

cô trong Khoa Sau đại học của trường Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã cung cấp những kiến thức quý báu và giúp tôi hoàn thành Luận văn

Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Trương Văn Quảng đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin hứa sẽ tiếp tục và thường xuyên học tập, nghiên cứu để nâng cao sự hiểu biết để vận dụng các kiến thức đã được học tập, nghiên cứu vào cuộc sống thực tiễn tốt hơn

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Thị Vân Anh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô thị Vân Anh

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục hình minh họa

Danh mục hình bảng, biểu

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1

Mục đích nghiên cứu 2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

Phương pháp nghiên cứu 4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

Cấu trúc luận văn 5

Giải thích từ ngữ 5

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THỊ TRẤN TAM SƠN – HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG 7

1.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển thị trấn Tam Sơn 7

1.2 Điều kiện tự nhiên và hiện trạng quy hoạch xây dựng tại thị trấn Tam Sơn 8

1.2.1 Điều kiện tự nhiên thị trấn Tam Sơn 8

1.2.2 Hiện trạng quy hoạch xây dựng tại thị trấn Tam Sơn 15

1.3 Nhận dạng và khai thác điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian tại thị trấn Tam Sơn 20

1.3.1 Nhận diện các đặc điểm có giá trị về cảnh quan tự nhiên 20

1.3.2 Thực trạng khai thác điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn 23

1.4 Đánh giá tổng hợp 27

1.5 Những vấn đề đặt ra 28

Trang 6

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHAI THÁC CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRONG VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN THỊ TRẤN TAM SƠN HUYỆN QUẢN

BẠ - TỈNH HÀ GIANG 29

2.1 Cơ sở lý luận khai thác các điều kiện tự nhiên trong việc tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn 29

2.1.1 Lý luận về khai thác điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian 29 2.2.2 Vai trò và tác động của điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn 53

2.3.2 Các nhân tố tác động đến việc khai thác điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn 55

2.3 Kinh nghiệm khai thác các điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian trên thế giới và Việt Nam 58

2.3.1 Kinh nghiệm khai thác các điều kiện tự nhiên vào tổ chức không gian một số đô thị trên thế giới 58

2.3.2 Khai thác điều kiện tự nhiên vào tổ chức không gian một số đô thị ở Việt Nam 62

2.4 Cơ sở pháp lý 67

2.4.1 Các văn bản luật 67

2.4.2 Các văn bản dưới luật 68

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRONG VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN THỊ TRẤN TAM SƠN - HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 69

3.1 Quan điểm, mục tiêu 69

3.1.1 Quan điểm 69

3.1.2 Mục đích và yêu cầu 73

3.2 Đề xuất các giải pháp khai thác điều kiện tự nhiên trong việc tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn 73

3.2.1 Phân vùng cảnh quan tự nhiên trên cơ sở khai thác các điều kiện tự nhiên đặc trưng 73

Trang 7

3.2.2 Đánh giá và lựa chọn đất xây dựng dựa trên phân vùng cảnh quan tự

nhiên 76

3.2.3 Cấu trúc không gian quy hoạch dựa trên cơ sở khai thác điều kiện tự nhiên 80

3.2.4 Phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất 84

3.2.5 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các vùng đặc trưng 84

3.2.6 Tổ chức hệ thống giao thông 89

3.2.7 Sự tham gia của cộng đồng 91

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

Kết luận 92

Kiến nghị 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

Tài liệu tiếng Anh

Website

Trang 8

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA

Số hiệu

hình

Tên hình

Hình 1.1 Các dân tộc anh em tại thị trấn Tam Sơn

Hình 1.2 Sơ đồ phân vùng địa hình thị trấn Tam Sơn

Hình 1.3 Vị trí Núi Đôi trong thị trấn Tam Sơn

Hình 1.4 Cổng trời Quản Bạ

Hình 1.5 Thung lũng Quản Bạ hiện ra đẹp như một bức tranh

Hình 1.6 Sơ đồ phân bố thủy văn thị trấn Tam Sơn

Hình 1.7 Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Tam Sơn

Hình 1.8 Không gian kiến trúc cảnh quan thị trấn Tam Sơn

Hình 1.9 Khu vực trung tâm hành chính chính trị

Hình 1.10 Nhà ở khu trung tâm thị trấn

Hình 1.11 Nhà ở khu vùng ven thị trấn

Hình 1.12 Cảnh quan ruộng bậc thang đặc trưng tại Tam Sơn

Hình 1.13 Sơ đồ định hướng phát triển không gian thị trấn Tam Sơn đến năm

2030 Hình 2.1 Sơ đồ thể hiện vai trò của điều kiện tự nhiên trong quy hoạch xây

dựng Hình 2.2 Sơ đồ tổng quát các nội dung đánh giá cảnh quan

Hình 2.3 Cấu trúc cảnh quan đô thị

Trang 9

Hình 2.9 Hồ nước trung tâm

Hình 2.10 Thung lũng trung tâm

Hình 2.11 Thị trấn Sa Pa

Hình 3.1 Bản đồ phân vùng cảnh quan

Hình 3.2 Sơ đồ đánh giá đất xây dựng

Hình 3.3 Mô hình quy mô tập trung và dải

Hình 3.4 Cấu trúc đơn vị sinh thái

Hình 3.5 Cấu trúc cảnh quan thị trấn Tam Sơn

Hình 3.6 Định hướng cấu trúc không gian tổng thể thị trấn Tam Sơn Hình 3.7 Khai thác địa hình trong khu công nghiệp

Trang 10

Bảng 3.3 Bảng đánh giá chất lượng đất của thị trấn Tam Sơn

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Trong cấu trúc không gian đô thị, yếu tố tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là nền tảng hình thành đô thị, vừa là thành phần trong tất cả các không gian chức năng của đô thị Vấn đề nhận thức, đánh giá đặc điểm và nghiên cứu đề xuất giải pháp khai thác yếu tố tự nhiên là một khía cạnh quan trọng trong các nội dung thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị: đánh giá đặc điểm hiện trạng; luận chứng các cơ sở quy hoạch; đề xuất giải pháp quy hoạch: về không gian, hạ tầng kỹ thuật – môi trường

Tuy nhiên, trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng đô thị hiện nay, các yếu tố tự nhiên thường nghiên cứu tách rời từng yếu tố, chưa thể hiện rõ tính tổng hợp, đồng nhất chưa thấy rõ quan hệ tương hỗ chặt chẽ giữa các yếu tố và sự vận động biến đổi theo các quy luật tự nhiên đáng ra không thể tuỳ tiện làm biến đổi Đây chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

tự nhiên, đến sự phát triển bền vững, giảm hiệu quả kinh tế và không tạo được bản sắc địa phương

Thị trấn Tam Sơn thuộc huyện Quản Bạ, cách thị xã Hà Giang 43km Thị trấn là cửa ngõ của 4 huyện vùng cao núi đá Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc Thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ có vị trí thuận lợi trong mạng lưới đô thị của tỉnh Hà Giang Với mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế

xã hội với 4 huyện vùng cao phía Bắc thông qua trục đường quốc lộ 4C và hệ thống các trục đường liên huyện, liên xã tạo điều kiện thuận lợi cho thị trấn trở thành một khu vực chuyển tiếp hàng hoá của các huyện trong tỉnh Thị trấn Tam Sơn còn

là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo của huyện Quản Bạ Cơ sở hạ tầng tại thị trấn Tam Sơn bước đầu được đầu tư xây dựng, bộ mặt một trung tâm đang được hình thành nên tạo được sức hút lớn đối với các thành phần kinh tế

Đặc biệt, thị trấn Tam Sơn được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp với hệ thống núi non hùng vĩ, là nơi cư trú của của nhiều dân tộc

Trang 12

anh em nên có nền văn hóa rất đặc sắc Khả năng khai thác tiềm năng phát triển về

du lịch của khu vực rất lớn Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa diễn ra tại thị trấn đã làm mất đi nhiều giá trị tự nhiên vốn có, làm môi trường tại khu vực đang có nguy

cơ bị ô nhiễm Thiếu diện tích cây xanh mặt nước công cộng, bộ mặt cảnh quan chưa được quan tâm chỉnh trang Phương án quy hoạch và kiến trúc hiện tại chưa bảo tồn phát huy được hết thế mạnh về điều kiện tự nhiên để tạo nét đặc trưng cho thị trấn nhằm mục đích phát triển khả năng du lịch tại địa phương

Hiện nay phát triển đô thị sinh thái đang là xu thế chung ở cả Việt Nam và trên quốc tế Nghiên cứu tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn theo hướng khai thác các giá trị của điều kiện tự nhiên giúp phần nào tránh được những bất cập trong tương lai do quá trình đô thị hóa gây ở một số đô thị hiện nay như: đô thị kém sức hấp dẫn, cảnh quan xấu xí hỗn tạp, kiến trúc đô thị và giá trị dân tộc bị vi phạm và biến dạng nghiêm trọng; phá hủy môi trường sinh thái

Với những lý do trên thì việc nghiên cứu khai thác các điều kiện tự nhiên vào việc tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn – huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang là rất cần thiết và không trùng lặp các nghiên cứu trước đó

Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng khai thác điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn

- Nhận diện các đặc điểm có giá trị về cảnh quan tự nhiên tại thị trấn Tam Sơn

- Đề xuất các giải pháp phát huy giá trị của các điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn, nhằm tạo được nét độc đáo đặc trưng cho khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đô thị

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng:

Khai thác các điều kiện tự nhiên trong việc tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn

* Phạm vi nghiên cứu:

Trang 13

Vị trí thị trấn Tam Sơn trong huyện Quản Bạ và tỉnh Hà Giang

- Thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ có Quốc lộ 4C đi qua khu vực và là huyện cửa ngõ của 4 huyện vùng cao (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc)

- Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch : 931,91 ha

- Ranh giới thị trấn Tam Sơn:

+ Phía Bắc giáp với xã Thanh Vân

+ Phía Nam giáp với xã Quyết Tiến

+ Phía Đông , Đông nam giáp xã Quản Bạ

+ Phía Tây giáp với xã Tùng Vài

Trang 14

Phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp điều tra khảo sát, thống kê, thu thập số liệu;

- Phương pháp phân tích và tổng hợp;

- Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng kê thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, tài liệu liên quan đã thực hiện;

- Phương pháp chuyên gia

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Góp phần nâng cao chất lượng đô thị của thị trấn Tam Sơn

- Góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị tự nhiên của thị trấn Tam Sơn

Trang 15

- Bổ sung một góc nhìn cho đồ án quy hoạch thị trấn Tam Sơn

Cấu trúc luận văn

- Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, kiến nghị

và tài liệu tham khảo

- Phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương:

+ Chương I: Thực trạng về khai thác điều kiện tự nhiên trong việc tổ chức cảnh quan thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

+ Chương II: Cơ sở khoa học về khai thác điều kiện tự nhiên trong việc tổ chức cảnh quan thị trấn Tam Sơn - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang

+ Chương III: Giải pháp khai thác các điều kiện tự nhiên trong việc tổ chức cảnh quan thị trấn Tam Sơn - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang

Giải thích từ ngữ

1 Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát trong đô

thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi

bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh rạch trong đô thị và không gian

sử dụng chung thuộc đô thị [31]

2 Kiến trúc cảnh quan: Là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều

lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc hội họa,…nhằm giải quyết những vấn

đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc

Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh…) [19]

3 Kiến trúc cảnh quan đô thị: “Cảnh quan” là một phạm trù luôn luôn biến

đổi theo không gian và thời gian thì “kiến trúc” lại đề cao tính ổn định, lâu dài Kiến trúc cảnh quan tham gia vào việc quy hoạch môi trường, thiết kế, quy hoạch đô thị…và tạo dựng môi trường sống cho con người và thiên nhiên Chuyên ngành

Trang 16

kiến trúc cảnh quan kết hợp tính đa dạng về mục tiêu và thể loại của đồ án thiết kế cảnh quan với sự biến đổi không ngừng của các điều kiện môi trường [18]

4 Phân vùng cảnh quan: Miêu tả các đặc điểm đặc trưng các thể tổng hợp tự

nhiên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của địa lý tự nhiên, là khâu nối có quy luật của việc nghiên cứu cảnh quan và ứng dụng của nó trong mỗi vùng lãnh thổ Khái niệm “phân vùng cảnh quan” được các nhà địa lý tự nhiên xác định như

là lời giải thích về sự tồn tại một cách khách quan trên bề mặt Trái Đất các tổng hợp thể tự nhiên, đo vẽ nhóm gộp và đưa chúng lên bản đồ, nghiên cứu thành phần cũng như các quá trình động lực phát triển Chính vì vậy, phân vùng cảnh quan có thể được xem như là một kết quả tổng hợp nghiên cứu cảnh quan, phản ánh một cách

có hệ thống, có quy luật đặc điểm của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng được phân chia Mỗi vùng cảnh quan có đặc tính toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại tạo bởi khái quát chung vị trí địa lý và lịch sử phát triển, bởi sự thống nhất của các quá trình địa lý cũng như tập hợp các phần cấu tạo – các cảnh quan Phân vùng cảnh quan là một dạng hệ thống hóa đặc biệt các cảnh quan, phân chia cảnh quan theo các cấp cá thể (Khối lãnh thổ thống nhất có tên riêng) Trong khi đó phân loại cảnh quan dựa vào một hoặc hai chỉ tiêu chính, không quan tâm đến tương quan phân bố và quan hệ lãnh thổ của cảnh quan .[11][34]

5 Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây

xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.[40]

Trang 17

THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Trang 18

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1 Khai thác các điều kiện tự nhiên trong việc tổ chức không gian thị trấn Tam Sơn nhằm đáp ứng những nhu cầu phát triển theo định hướng phát triền thị trấn Tam Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Với mục tiêu phát triển thị trấn Tam Sơn và vùng phụ cận trở thành vùng đô thị hiện đại gồm nhiều chức năng hơn, thu hút du lịch, có đặc thù về khí hậu, cảnh quan tự nhiên và di sản kiến trúc

2 Tại Việt Nam, việc khai thác các điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian đô thị chưa được quan tâm đúng mức ngay từ giai đoạn lập quy hoạch, thiết kế

đô thị, thiết kế kiến trúc cảnh quan cho đến giai đoạn đầu tư xây dựng cũng như quản lý nên các điều kiện tự nhiên đang dần bị mất đi làm cho đô thị mất dần bản sắc, mỹ quan… cùng với sự mất cân bằng sinh thái và các hậu quả về môi trường

3 Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở khoa học cho việc khai thác các điều kiện tự nhiên trong tổ chức không gian đô thị dựa trên các quan điểm lý luận, kinh nghiệm tổ chức không gian trong nước cũng như trên thế giới Từ đó, luận văn đã phân tích và nghiên cứu những mô hình, giải pháp thích hợp với những đặc thù riêng của thị trấn Tam Sơn, nhằm mục đích hoàn thiện việc tổ chức cấu trúc không gian và cảnh quan phù hợp với các không gian chức năng, tạo nên hiệu quả về kinh tế-xã hội trong ứng dụng, đảm bảo tính bền vững của cấu trúc vật thể kiến trúc-kỹ thuật-môi trường cũng như tạo lập bản sắc và chất lượng thẩm mỹ cho cảnh quan đô thị

4 Luận văn đề xuất phân vùng cảnh quan và đưa ra các giải pháp tổ chức không gian dựa trên các điều kiện tự nhiên đặc thù thị trấn bao gồm: vùng phát triển

đô thị (điển hình là tổ chức cảnh quan đô thị trung tâm thị trấn Tam Sơn), vùng cảnh quan nông nghiệp (điển hình là khu vực ruộng bậc thang trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả), vùng bảo tồn rừng cảnh quan và không gian xanh (bảo tồn và khôi phục giá trị đặc trưng của đô thị miền núi), vùng phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn di tích thiền nhiên (điển hình là tổ chức khu sinh thái Núi Đôi)

Ngày đăng: 07/08/2017, 16:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w