3 Bàn độ đứng Để đo góc đứng hoặc góc thiên đỉnh 5 Ống kính đọc trị số bàn độ Kính hiển vi Để đọc trị số trên các bàn độ 6 Gương hắt sáng Hắt ánh sáng vào bàn độ, giúp số đọc hiện r
Trang 11
Lời nói đầu
Giáo trình HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRẮC ĐỊA do cán bộ giảng dạy của bộ môn Trắc địa trường Đại học Công nghệ GTVT biên soạn với sự hỗ trợ
chuyên môn của chuyên gia Nhật Bản thuộc dự án Hợp tác kỹ thuật tăng cường năng lực đào tạo cho Trường Đại học Công nghệ GTVT
Giáo trình bao gồm 6 bài thực hành Nội dung các bài đi vào hướng dẫn sử dụng các thiết bị phổ biến, thông dụng cho tới các thiết bị hiện đại, phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực đo đạc khảo sát:
Bài 1 Máy kinh vĩ
Bài 2 Máy toàn đạc điện tử
Bài 3 Máy thủy bình
bộ làm công tác xây dựng trong và ngoài ngành
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của ông Kasuhizo Ishizuka – chuyên gia JICA Nhật Bản Chúng tôi mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các nhà chuyên môn, các bạn đồng nghiệp
và các em sinh viên để kịp thời sửa chữa, bổ sung góp phần hoàn chỉnh trong lần tái bản tới
Trang 2Hình 1 1 Cấu tạo thân máy kinh vĩ quang học
Hình 1 2 Cấu tạo chân máy, đế máy kinh vĩ
Trang 3- Điều quang lưới chỉchữ thập Để dây chữ thập được rõ nét – Có thể vặn thuận và ngược kim đồng hồ
- Điều quang ảnh
Để có được ảnh đối tượng ngắm rõ nét nhất - Có thể vặn thuận hoặc ngược kim đồng hồ đến khi ảnh đối tượng rõ nét nhất
3 Bàn độ đứng Để đo góc đứng hoặc góc thiên đỉnh
5 Ống kính đọc trị số bàn độ
(Kính hiển vi) Để đọc trị số trên các bàn độ
6 Gương hắt sáng Hắt ánh sáng vào bàn độ, giúp số đọc hiện rõ
10 Vi động ngang ống kính
Quay ống kính lên xuống trong phạm vi nhỏ - Có thể vặn thuận và ngược kim đồng hồ
11 Núm đặt trị số bàn độ Đặt sơ bộ trị số trên bàn độ ngang về một giá trị mong muốn - Ấn và xoay
Trang 414 Ba ốc cân
Cân chỉnh máy để đưa bàn độ ngang về mặt phẳng nằm ngang - Có thể vặn thuận và ngược kim đồng hồ
15 Ốc liên kết thân máy, đế máy Liên kết thân máy và đề máy – Vặn
thuận kim đồng hồ
16 Ốc nối máy đế máy và chân máy Liên lết chân máy và đế máy, dưới có
thể buộc quả dọi
17
Thủy tròn Để cân sơ bộ máy – dùng chân máy (26) đưa bọt thủy vào giữa
Mặt trên của ống thuỷ có khắc các vòng tròn đồng tâm cách nhau 2mm Mặt trong của ống thuỷ tròn có dạng chỏm cầu, đỉnh chỏm cầu là "điểm không"
18
(19) đưa bọt thủy vào giữa
Mặt trên của ống thuỷ có các vạch chia cách nhau 2mm tương ứng với góc ở tâm (gọi là độ nhậy ống thuỷ)
Trục ống thuỷ dài là đường tiếp tuyến với mặt cong phía trong của ống thuỷ
và đi qua điểm giữa ("điểm không")
19 Ống định tâm quang học
Để đưa máy đặt đúng vị trí (trục quay của máy đi qua điểm đánh dấu) – Nhìn vào ống định tâm
20
Quả dọi
Để đưa máy đặt đúng vị trí (trục quay của máy đi qua điểm đánh dấu) – Buộc quả dọi cách mặt đất 2 – 3 cm
Trang 55
21 Chân máy (Giá 3 chân) Giúp máy đứng vững trên mặt đất
22 Ốc hãm chân máy Thay đổi chiều dài chân máy
1.1.2 Máy kinh vĩ điện tử
Cấu tạo về cơ bản giống máy kinh vĩ quang cơ như: bộ phận ngắm, vi động ngang, vi động đứng, ốc cân máy và chỉ khác nhau ở bộ phận đọc số Máy kinh
vĩ điện tử đọc số trên màn hình LCD
Hình 1 3: Cấu tạo thân máy kinh vĩ điện tử
Bảng 2: Màn hình và các phím chức năng (Máy ET-O2 South)
Trang 66
Phím Dùng để lật các trang màn hình
Bật, tắt đèn chiếu sáng màn hình - ấn giữ trong vòng 3 giây
Phím Bật, tắt chế độ giữ giá trị trên bàn độ ngang không đổi:
ấn giữ trong vòng 3 giây
Phím 1 Đặt chế độ đo quay thuận, ngược kim đồng hồ Đặt
là L: giá trị trên bàn độ tăng từ 0 0
÷ 3600 khi ta quay máy ngược chiều kim đồng hồ
Nếu đặt là R: giá trị góc bằng sẽ tăng từ 0 ÷ 360 0
khi ta quay máy thuận chiều kim đồng hồ
2 Bật tắt chế độ laze định tâm – Bấm giữ trong vòng 3 giây
Phím Đưa giá trị trên bàn độ ngang ở một hướng cố định về
1.2.1 Định tâm, cân máy
Bước 1: Đặt chân máy
- Nới lỏngốc hãm chân, rút chân máy cao
ngang ngực, khóa ốc hãm chân (1)
- Mở rộng ba chân máy đảm bảo thiết bị ổn
định, tâm mốc ngay dưới lỗ tròn trên mặt
phẳng chân máy
- Dận 3 chân xuống nền (2)
- Cân chỉnh cho mặt phẳng chân máy tương
đối nằm ngang bằng cách vặn các ốc
trên chân máy để điều chỉnh
- Điều chỉnh cho 3 ốc cân trên thân
máy vào giữa, đặt thân máy lên chân máy, vặt chặt ốc nối
Lưu ý khi xử dụng chân máy:
Kiểm tra tất cả các ốc vít và bu lông xem có chặt không
- Trong khi vận chuyển, cần sử dụng hộp bảo vệ
Trang 77
- Chân máy bị trầy xước hay bị các hư hỏng khác có thể gây ra trường hợp gắn không vừa ốc nối hay đo không chính xác
- Chỉ sử dụng chân máy cho công tác đo
Hình 1 5 Lưu ý khi sử dụng chân máy
Bước 2: Định tâm Có 3 cách sau:
- Sử dụng quả dọi (thường dùng để định tâm sơ bộ): Buộc quả dọi vào móc và điều chỉnh độ dài dây dọi đảm bảo mũi quả dọi ở độ cao xấp xỉ điểm đặt máy (cách mặt đất 2 – 3cm) Để mũi quả dọi dọi thẳng vào tâm mốc
- Định tâm quang học: Để tâm vòng tròn nhìn trên ống định tâm quang học trùng tâm mốc
- Định tâm laze (kinh vĩ điện tử, toàn đạc điện tử): Để tia laze (phím L/R với máy ET-O2 South) chỉ thẳng vào tâm mốc
Lưu ý:
(1) Nếu quan sát thấy tâm lêch ít thì
Nới lỏngốc liên kết và di chuyển thân máy
cẩn thận trên mặt phẳng chân máy sau đó
vặn chặt ốc liên kết lại
(2) Nếu thấy tâm lệch nhiều thì cần xê
dịch cả chân máy
Bước 3: Cân bằng sơ bộ
Chỉnh cho bọt nước của ống thủy tròn
Trang 88
bọt thủy đi vào vị trí nằm trên đường thẳng vuông góc với đường thẳng nối hai ốc cân A, B
2 Vặn ốc cân C để đưa bọt thủy tròn vào giữa
Bước 4: Kiểm tra lại tâm máy làm lại từ bước 2
Khi bước 2, 3 cùng đạt ta chuyển sang bước 5
Bước 5: Cân bằng chính xác (cân thủy dài)
- Để ống thuỷ dài song
song đường nối hai ốc
cân B và C, vặn hai ốc
cân này ngược chiều
nhau (cùng ra hoặc
cùng vào) đưa bọt
thuỷ dài vào chính giữa
- Quay máy đi 900 dùng ốc cân A đưa bọt thuỷ vào giữa
- Quay máy đi 1800 nếu bọt thuỷ dài vào giữa (không quá một vạch) thì được, còn không thì thao tác lại lặp lại bước 5 Sau một vài lần cân lại bước 5 không đạt kết luận máy cần đưa đi điều chỉnh
Bước 6: Kiểm tra lại tâm máy làm lại từ bước 2
1.2.2 Ngắm bắt mục tiêu
Bước 1: Điều chỉnh dây chữ thập rõ nét
Quay ống kính ngắm một vùng sáng như bức tường sơn màu sáng hoặc mảnh giấy trắng chắn trước ống kính và xoay ốc điều chỉnh tiêu cự sao cho nhìn dây chữ thập rõ nét nhất
Bước 2: Bắt mục tiêu sơ bộ
Mở ốc hãm trục quay máy và trục quay ống kính, quay máy, quay ống kính
hướng tới mục tiêu nhờ ống ngắm sơ bộ, rồi khoá các ốc hãm lại
Bước 3: Điều chỉnh ảnh rõ nét
Nhìn vào ống kính xoay ốc điều ảnh kính vật chỉnh ảnh mục tiêu rõ nét (hơi dịch chuyển mắt lên xuống nếu thấy ảnh của mục tiêu đứng yên là được)
Hình 1 7 Cân bằng bọt thủy dài
Trang 91 Với máy quang học
Quay gương hứng ánh sáng vào bộ phận đọc số và vặn ốc điều quang trên ống đọc số để vạch khắc và trị số đọc trên bàn độ rõ nét
Đọc số trên bàn độ ngang: Vành độ ngang khắc vạch toàn vòng từ 00 đến
3600 theo chiều thuận kim đồng hồ, mỗi vạch tương ứng 10.Vạch chuẩn đọc số (du xích) dài bằng 1o, căn cứ vào số vạch chia trên du xích (n vạch) sẽ tính được chiều dài một vạch t = 10
/n (t chính là độ chính xác của máy Kinh vĩ)
Cách đọc: Phần độ là trị số trên vạch bàn độ ngang cắt vào du xích Phần
phút, giây chính là độ dài từ vạch 0 đến
vạch trên bàn độ ngang cắt vào du xích
(Ước lượng đến 1/10 vạch trên du xích)
Số đọc trong (hình 8) trên là 125o54’18’’
(khoảng lẻ ước lượng 3/10 vạch)
Đọc số trên bàn độ đứng: Giống du xích bàn độ ngang, chiều dài du xích
bằng 1o, căn cứ vào số vạch chia trên du xích (n vạch) sẽ tính được chiều dài một vạch 10
/n
Cách đọc: Tương tự như cách đọc trên bàn độ ngang Lưu ý với máy có du
xích âm thì khi trị số trên bàn độ đứng cắt vào du xích là âm ta dùng du xích âm đọc
2 Với máy kinh vĩ điện tử : Đọc số trực tiếp trên màn hình
Trang 1010
vừa ấn vừa xoay núm đặt trị số bàn độ cho tới khi nhìn thấy vạch 0 trên du xích trùng với vạch a trên bàn độ ngang
b Với máy kinh vĩ điện tử:
Bước 1: Quay máy đến vị trí sao cho trị số trên H màn hình xấp xỉ bằng a Bước 2: Khóa chuyển động quay của máy
Bước 3: Vi động ngang sao cho trị số trên H màn hình bằng a
Bước 4: Ấn phím hold 2 lần ta có trị số trên bàn độ ngang không đổi bằng a Bước 5: Mở khóa, quay máy bắt chính xác mục tiêu sau đó lại khóa máy Ta
được hướng ngắm có trị số bằng a trên bàn độ ngang
1.2.5 Đọc mia (3 dây)
Hình 1 9 Cách đọc mia
Đọc các trị số trên mia tương ứng với 3 dây trên lưới chữ thập Đọc 4 số đến mm
1.3 ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN
1.3.1 Đo góc bằng theo phương pháp đo đơn giản
1 Nội dung yêu cầu:
Cần đo góc bằng kẹp giữa hai hướng ngắm OA, OB; đo 1 lần
2 Dụng cụ:
Máy kinh vĩ quang học hoặc máy kinh vĩ điện tử
Trang 1111
3 Trình tự đo:
a Nửa lần đo thuận kính:
Bước 1: Đặt máy kinh vĩ tại O, định tâm cân máy chính xác, tìm màng dây
chữ thập rõ nét
Bước 2: Đưa máy về vị trí thuận kính (Bàn độ đứng ở bên trái ống kính) Bước 3:Quay máy bắt tiêu dựng tại A và đọc trị số trên bàn độ ngang (a1)
hoặc đưa trị số trên bàn ngang về 0 (a1 = 0)
Bước 4: Quay máy ngắm tiêu tại B, đọc trị số trên bàn độ ngang (b1)
b Nửa lần đo đảo kính:
Bước 5: Đảo ống kính (Bàn độ đứng ở bên phải ống kính)
Bước 6: Quay máy bắt tiêu tại B và đọc trị số trên bàn độ ngang là b2 Bước 7: Quay máy bắt tiêu tại A và đọc trị số trên bàn độ ngang là a2
Chú ý:
1 Tiêu yêu cầu phải dựng thẳng đứng
2 Nửa lần đo đảo kính và thuận kính chiều quay của máy phải ngược nhau ( Từ A quay đến B và từ B quay về A)
3 Trong một lần đo không được thay đổi vị trí của bàn độ ngang giữa hai nửa lần đo
4 Các trị số đọc được ghi vào bảng theo mẫu sau:
Bảng 3: Sổ đo góc bằng (phương pháp đo cung – 1 lần đo)
- Máy kinh vĩ:……… - Người đo:………
- Ngày đo:……… - Người ghi:………
- Thời tiết:……… - Người tính:………
lần đo TSĐ
Góc ½ lần đo
Trang 1212
- Góc ở hai nửa lần đo: th = b1 – a1 và đ = b2 – a2
- Sai số đo giữa nửa lần đo thuận và đảo kính:
= th - đ
- Sai số giới hạn:
cp = 2t với t là vạch chia nhỏ nhất trên du xích
- Kiểm tra: Nếu || < cp thì βtb =
1 Nội dung yêu cầu:
Đo góc đứng V theo phương pháp hai số đọc trái (T) và phải (P)
Trang 1313
1.3.3 Đo khoảng cách và chênh cao
1 Nội dung yêu cầu:
Yêu cầu đo khoảng cách theo phương nằm ngang và chênh cao giữa hai điểm A và B
2 Dụng cụ đo:
Máy kinh vĩ điện tử hoặc máy kinh vĩ quang học và mia khắc vạch
3 Quy trình đo
- Đặt máy kinh vĩ vào điểm A, mia dựng ở B
- Tìm màng dây chữ thập rõ nét, xác định trị số MO của máy
- Dùng thước thép đo chiều cao máy i (từ đỉnh cọc đến trục quay nằm ngang của máy): i
- Đưa vành độ đứng về bên trái ống kính (thuận kính), quay máy bắt mia
Trang 14Chú ý: Với thẻ nhớ SD nên chỉ dùng các loại thẻ nhớ đã được kiểm
nghiệm bởi hãng như bảng sau để đảm bảo việc có thể thao tác với File trên
Hình 2 1 Thân máy toàn đạc điện tử
Trang 152 ESC Trở lại màn hình trước đó hoặc thoát khỏi ứng dụng
7 Phím chức năng Thực hiện một chức năng cụ thể nào đó khi đo
8 HELP Nhấn đồng thời [ILLU] + [ESC] menu help xuất
hiện
Hình 2 2: Bàn phím máy toàn đạc điện tử (Bentax)
Trang 1616
Bảng 5: Các ký hiệu viết tắt hay sử dụng
2.2 CÁC THAO TÁC CƠ BẢN
2.2.1 Định tâm cân máy
Giống như máy kinh vĩ
(xem 1.2.1) Lưu ý sau khi
liên kết thân máy với chân
Xoay các ốc cân để chỉnh bọt thủy điện tử Nếu bọt nước của thủy bình điện
tử được đưa vào giữa có nghĩa là máy đã cân bằng
Dùng Phím [SENS.] thay đổi khoảng chia của bọt thủy điện tử Có 3 khoảng chia cho bọt thủy điện tử 20”/1DIV, 30”/1DIV, 60”/1DIV
Thay đổi cường độ laser: Nhấn F3
LD POINT
ELECTRONIC VIAL
30”/1 DIV
Trang 1717
Các ảnh hưởng ngoại vi
và các điều kiện về bề mặt
có thể đòi hỏi điều chỉnh
cường độ laser Nếu cần,
chiếu điểm laser có thể
được điều chỉnh theo nhiều
bậc
Dùng phím <ENT> để
chấp nhận lưu cường độ laser vừa chọn và kết thúc chức năng này
2.2.2 Cài đặt các thông số ban đầu và lựa chọn chế độ đo (3 bước) Bước 1: Chọn chế độ đo
Có hai chế độ đo:
1 Chế độ A (mode A) – Chế độ đo máy kinh vĩ : để đo góc bằng, góc đứng,
khoảng cách theo các phương đứng, ngang, xiên Chế độ đo này không cho phép ghi lại kết quả vào máy
2 Chế độ đo B (mode B) để đo các ứng dụng gồm: khảo sát địa hình, bố trí
điểm, tính toán, đo đường chuyền, các trường hợp đo đặc biệt- đo cao không với tới, đo khoảng cách gián tiếp và trao đổi dữ liệu với máy tính ngược lại
LD PLUM POWER ADJ
0 10
4
MODE A 30 C N 0
Trang 18F2 [ANG SET]: Cài đặt góc
F3 [HOLD]: Giữ góc nằm ngang trên màn hình
F4 [CORR]: Chọn lựa hằng số gương, nhiệt độ và áp xuất
F5 [MODE]: Chuyển đổi từ mode A sang mode B hoặc
Bước 2: Cài đặt góc
Thực hiện: Dùng phím F5 [SELECT]: Để chọn lựa giữa hai chế độ
Ấn F2 [ANG SET] xuất hiện màn hình 3
ANGLE/% GRADE : Góc hoặc % góc đứng
Bước 3: Chọn lựa hằng số gương, nhiệt độ và áp suất
Ấn F4 [CORR] trên màn hình 2 sẽ xuất hiện màn hình 4
MODE B 30 C N 0
MODE B 30 C N 0
Trang 19Prism const : hằng số gương
Thực hiện : Dùng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ tới mục Prism
const và nhấn phím F5 [SELECT] lúc này trên màn hình xuất hiện cửa sổ cho phép ta nhập giá trị của hằng số gương vào
Sheet const : hằng số gương giấy
Thực hiện : Dùng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ tới mục Sheet
const và nhấn phím F5 [SELECT] lúc này trên màn hình xuất hiện cửa sổ cho phép ta nhập giá trị của hằng số gương vào
Temp: Nhiệt độ
Thực hiện : Dùng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ tới mục Temp và
nhấn phím F5 [SELECT] lúc này trên màn hình xuất hiện cửa sổ cho phép ta nhập giá trị của nhiệt độ vào
Press: Áp suất
Thực hiện : Dùng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ tới mục Press và
nhấn phím F5 [SELECT] lúc này trên màn hình xuất hiện cửa sổ cho phép ta nhập giá trị của áp suất vào
ppm: Hệ số cải chính nhiệt độ, áp suất
Thực hiện: giá trị của hệ số cải chính nhiệt độ áp suất sẽ tự động tính toán khi ta thay đổi nhiệt độ, áp suất ở mục trên
Hiệu chỉnh ngày giờ: Bật nguồn (Power on) đồng thời ấn giữ phím F3+F4,
sau đó nhả nguồn trước rồi nhả phím F3+F4 Chỉnh ngày giờ xong thì bấm
phím ENT để kết thúc
CORRECTION
Trang 20hiện cửa sổ cho phép
ta tạo mới một công
việc (màn hình 6)
Màn hình 6
F1 [ ]: Di chuyển con trỏ sang bên trái
F2 [ ]: Di chuyển con trỏ sang bên phải
Trang 2121
F3 [BS]: Xoá lùi lại một ký tự
F4 [CLEAR]: Xoá toàn bộ ký tự đã tạo hoặc trả lại các ký tự đã tạo
F5 [TO 123]: Chuyển đổi từ số sang chữ
Hoặc F5 [TO ABC]: chuyển đổi từ chữ sang số Sau khi nhập xong tên của công việc ta nhấn phím [ENT] để kết thúc
2.3 ĐO TỌA ĐỘ
2.3.1 Đo điểm chi tiết
1 Phương pháp đo tọa độ vuông góc (RECTANGULAR COORD)
Bước 1: Chọn phương pháp đo
Bước 2: Vào chế độ đo BRECTANGULAR COORD (XYZ)
MEASURE METHOD SELECTION
Trang 2222
Nhấn F1 vào Station
xuất hiện màn hình 9 cho
phép:
- Khai báo trạm máy
- Khai báo góc phương
Bước 3: Khai báo trạm máy
F1 [SAVE]: Lưu điểm
F2 [LIST]: Liệt kê
Bước 4: Nhập tọa độ trạm máy
STATION POINT SETUP RECTANGULAR COOR
Trang 23[ENT] để nhập tên điểm
đặt máy, tọa độ, chiều
cao máy và mã điểm
Màn hình 9
F1 [ ] : Di chuyển con trỏ sang bên trái
F2 [ ] : Di chuyển con trỏ sang bên phải
F3 [BS] : Xoá lùi lại một ký tự
F4 [CLEAR] : Xoá toàn bộ ký tự đã tạo hoặc trả lại các ký tự đã tạo
F5 [TO 123] : Chuyển đổi từ số sang chữ và ngược
Trang 2424
Bước 5: Xác định hướng tham chiếu (Nhập tọa độ điểm định hướng)
Sau khi nhập tọa độ
STATION POINT H.ANGLE SETUP
STATION POINT SETUP
Trang 2525
Nhấn F5 [BSP] màn hình
11 xuất hiện Để nhập toạ độ
của điểm định hướng ta thao
tác tương tự như nhập toạ độ
điểm đứng máy Sau khi
nhập xong tọa độ điểm định
Did you aim Ref.point?
Press [ENT] when ready
Trang 2626
Để máy ở màn hình
như trên và thực hiện đo
các điểm chi tiết: Đặt mia
gương điểm chi tiết cần
đo, quay máy bắt gương
và nhấn F3, đo xong điểm
này lại chuyển mia đến
điểm đo tiếp theo và thao
F5 [PAGE]: Chuyển đổi giữa các trang màn hình
2 Phương pháp đo: tọa độ cực - toàn đạc (POLAR COORD)
Bước 1: Chọn phương pháp đo
2 POLAR COORD Đo tọa độ cực
3 RECT_POLAR COORD Đo kết hợp
4 IH MEASURE Đo chiều cao gương
MEASURE 30 C N 0
MEASURE METHOD SELECTION
Trang 2727
Màn hình 14 cho phép:
- Khai báo trạm máy
- Khai báo góc phương vị
- Thực hiện chức năng đo
xuất hiện màn hình 15 cho
phép nhập thông số của điểm
đứng máy
Sau khi nhập các thông số
xong ta nhấn phím [ENT] hoặc
xuất hiện màn hình 16 cho
phép nhập thông số của điểm
STATION POINT SETUP
STATION POINT H.ANGLE SETUP POLAR COOR
Trang 282.3.2 Trao đổi dữ liệu
Truyền dữ liệu từ máy đo qua máy vi tính
Có 3 cách: (1) Qua cáp USB – mini USB
(2) Qua cáp Com – mini USB (3) Qua thẻ nhớ SD
Và cần phân biệt dữ liệu truyền có dạng tọa độ vuông góc hay tọa độ cực
MEASURE 30 C N 0
Trang 2929
1 Truyền dữ liệu tọa độ vuông góc từ
máy đo qua máy tính
* Chuẩn bị từ máy vi tính (4 bước):
Bước 1: Khởi động phần mềm Data link
DL-01 bằng cách nhấn đúp chuột vào biểu tượng
máy trên màn hình máy tính
Bước 2: Cài đặt thông số cho phù hợp với máy đo Vào mục Edit chọn
Settings màn hình xuất hiện cửa sổ cho phép chọn các thông số
Sau khi chọn xong nhấn phím [OK] để kết thúc
Hình 2 4 Hình bước 2
Hình 2 3 Biểu tượng
chuyển đổi dữ liệu
Trang 3030
Bước 3 : Chọn biểu tượng ở giữa (có hình mũi tên đi từ máy đo sang máy
vi tính) [RECEIVE] Màn hình xuất hiện của sổ cho phép ta chọn đường dẫn
để lưu tên file sẽ truyền sang Sau khi chọn xong đường dẫn để lưu dữ liệu và đặt tên file sẽ truyền sang và nhấn phím [SAVE] để lưu đồng thời xuất hiện cửa sổ cho phép chọn dạng dữ liệu
Bước 4 : Chọn mục Non-protocol
(for SDR, CSV and AUX)
và nhấn [OK] và màn hình xuất
hiện màn hình chờ
* Chuẩn bị từ máy đo (5 bước)
Bước 1: Chọn Job cần truyền dữ
liệu VD: chọn Job PENTAX
Bước 2: Vào mục [I/O] chọn mục
[SEND RECT DATA] màn hình
3 Ext CSV
Hình 2 5 Hình bước3
Trang 3131
Bước 4: Nhấn mục [Start
receiving] bên máy vi tính trước sau
đó nhấn phím [ENT] bên máy đo để
đẩy dữ liệu sang Khi nào trên máy
vi tính xuất hiện
Việc truyền số liệu đã kết thúc!
Bước 5: Để xem và xử lý số liệu ta sử dụng phần mềm Exell với dạng
Chú ý: Khi truyền số liệu có
nhiều nguyên nhân dẫn tới số
liệu không truyền được cụ thể
như sau:
- Trong quá trình thao tác các thông số từ máy đo và máy vi tính không giống nhau
- Cáp nối chưa tiếp xúc hết
- Cổng Com 1 không nhận diện cáp nối
PENTAX After pressing [ENT], set the PC ready to receive !
DATA SEND CONFIRMATION
Trang 3232
BÀI 3: MÁY THỦY BÌNH
3.1 CẤU TẠO
3.1.1 Máy thủy bình bán tự động và mia
(auto levelling and bar staff)
3.1.2 Máy thủy bình điện tử và mia mã vạch
(electrolic levelling and bar code staff)
- Các bộ phận cơ bản ( Leica sprinter 150M)
9 Chân máy (giá 3 chân)
Hình 3 1 Cấu tạo máy thủy bình quang học
Hình 3 2 Thân máy thuỷ bình điện tử
Trang 33đo
c Độ cao/khoảng cách Chuyển đổi đo cao/
đo xa
Chức năng điều khiển đi lên
cao
chức năng điều khiển xuống
thông tin
Trang 3434
3.2 CÁC THAO TÁC CƠ BẢN
3.2.1 Máy thủy bình bán tự động và mia
(auto levelling and bar staff)
Bước 1: Nới lỏng ốc hãm chân, rút chân máy cao ngang ngực, khóa ốc hãm
chân
Bước 2: Mở rộng ba chân máy đảm bảo chân đứng vững vàng trên nền, mặt
phẳng chân máy tương đối nằm ngang
Bước 3: Đặt thân máy lên chân máy, vặt chặt ốc nối, vặn 3 ốc cân trên giá
máy vào giữa
Bước 4: Vặn 3 ốc cân đưa thủy tròn vào giữa
Bước 5: Quay máy bắt mia sơ bộ qua khe ngắm, điều chỉnh dây chữ thập và
ảnh mia rõ nét nhờ (1)
Bước 6: Bắt mia chính xác: sử dụng ốc vi động ngang điều chỉnh cho dây
chỉ đứng trùng vào mia
Bước 7: Đọc mia: Nhìn lại vào thủy tròn đảm bảo đưa bọt thủy vào giữa,
đợi trong vòng 3 – 4s cho máy ổn định và đọc các trị số trên mia ứng với vị trí dây trên, dưới, giữa tùy vào yêu cầu đo
3.2.2 Máy thủy bình điện tử và mia mã vạch
(electrolic levelling and bar code staff)
Tùy thuộc vào loại máy mà có các cách thức đo khác nhau
1 Đo ghi sổ
Dùng cho máy không có bộ nhớ Leica Sprinter 150/ 250
Bước 1: Đặt máy giữa hai điểm cần xác định chênh cao, cân bằng máy như
máy thủy bình thông thường
Bước 2: Quay máy về phía mia sau: Bật phím nguồn (phím màu xanh),
nhấn phím đo bên hông, kết quả hiện trên hình là: Số đọc trên mia và khoảng cách từ máy đến mia
Chiều cao đọc trên mia
Khoảng cách từ máy mia
Bước 3: Quay máy về phía trước, thao tác tương tự
Chênh cao giữa hai điểm = Kết quả đọc mia sau – Kết quả đọc mia trước
Trang 3535
2 Đo lưu kết quả
Dùng cho máy có bộ nhớ Leica Sprinter 150M/ 250M
Bước1: Đặt máy giữa hai điểm cần xác định chênh cao, cân bằng máy như
máy thủy bình thông thường
Bước 2: Quay máy về phía sau: Bật phím nguồn (phím màu xanh), nhấn
Menu chọn Input PtID đặt tên điểm, vào Recordingchọn bộ nhớ trên máy, nhấn Menu rồi thoát ra Sau đó nhấn phím đo bên hông màu đỏ Kết quả trên màn hình là khoảng cách và chênh cao từ máy tới mia, kết quả này được tự động lưu lại
Bước 3: Quay máy về phía trước, thao tác tương tự
3 Đo và tính toán kết quả cao độ tại điểm cần đo
Dùng cho máy có bộ nhớ Leica Sprinter 150M/ 250M
Bước 1: Đặt máy giữa hai điểm cần xác định chênh cao, cân bằng máy như
máy thủy bình thông thường
Bước 2: Nhấn Menu,chọn program chọn Line leveling Có 3 kiểu đo có thể
lựa chọn:
- Đo độ chính xác cao: BFFB (đo Sau – Trước – Trước – Sau)
- Đo dẫn: BF (Sau – Trước)
- Đo chuyển điểm BIF
Bước 3: Chọn chương trình đo BF, nhấn Menu
Đo điểm sau – Mốc chuẩn (B)
- Vào Input PtID nhập tên điểm, sau
đó bấm Menu chấp nhận (Ví dụ
A1)
- Vào Input BM nhập cao độ điểm
A1 (ví dụ 10000)
- Quay máy bắt mia dựng ở điểm sau
và bấm phím đo khi đó trên màn
hình xuất hiện
PtID: A1 Chiều cao đọc trên mia Khoảng cách từ máy mia
Bấm Menu chấp nhận kết quả đo
Bước 4: Đo điểm trước (F)
Quay máy bắt mia dựng ở điểm trước và bấm phím đo khi đó trên màn hình
Trang 3636
xuất hiện
PtID: A2 ELV : Cao độ điểm đo
dH : Chênh cao mốc chuẩn và điểm đo
: Chiều cao đọc trên mia
: Khoảng cách từ máy mia
Trang 37Thẻ nhớ SD dùng để lưu dữ liệu đo
Máy vi tính có cài phần mềm convert
và xử
lý số liệu Xuất
các báo cáo đo
Trang 3838
Các phụ kiện tiêu chuẩn
Những phụ kiện sau đây sẽ cung cấp cùng với máyG3100
Mỗi một máy thu G3100GNSS sẽ đi kèm theo các phụ kiện cài đặt sẵn sau đây:
4.2 CÁC THAO TÁC CƠ BẢN
Tại một trạm thu tín hiệu
Bước 1: Lắp Ăng tentrên giá
3 chân xoay vạch định hướng ăng
ten hướng về phía Bắc với sai số
50, dọi tâm với sai số <1mm và
cân cho bọt thuỷ tròn vào giữa
Bước 2: Đo chiều cao nghiêng
của ăngten (slant height) bằng
thước chuyên dùng đọc số đến
1mm như hình vẽ
Bước 3: Ghi tên trạm máy,
ngày tháng năm, số hiệu ca đo,
chiều cao ăngten vào sổ đo theo
mẫu (phụ lục 4.1)
P i n BP07Lithium-ion §æi nguånAC05AC
Sổ tay điều khiển
Khe cắm SIM
Hình 4 2 Ăng ten thu tín hiệu
(Pentax)