1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý quần thể di tích đình miếu hùng lô ở việt trì, phú thọ (tt)

11 273 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 203,91 KB

Nội dung

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI --- KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA CHUYÊN NGÀNH:CHÍNH SÁCH VĂN HÓA QUẢN LÝ QUẦN THỂ DI TÍCH ĐÌNH MIẾU HÙNG LÔ Ở VIỆT

Trang 1

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

-

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA

CHUYÊN NGÀNH:CHÍNH SÁCH VĂN HÓA

QUẢN LÝ QUẦN THỂ DI TÍCH

ĐÌNH MIẾU HÙNG LÔ Ở VIỆT TRÌ, PHÚ THỌ

Giảng viên hướng dẫn :ThS Trần Thị Thu Nhung

Sinh viên thực hiện : Chu Thị Thanh Bình

Khóa học : 2012-2016

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Được sự phân công của Khoa Quản lý văn hóa Đại học văn hóa Hà Nội và

sự đồng ý của Cô giáo hướng dẫn ThS Trần Thị Thu Nhung tác giả khóa luận đã thực hiện đề tài “ Quản lý quần thể di tích đình miếu Hùng Lô ở Việt Trì, Phú Thọ

Để hoàn thành khoá luận này,tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo

đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn ThS Trần Thị Thu Nhung đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tác giả thực hiện khoá luận này

Xin cảm ơn các cán bộ tại Phòng văn hóa thành phố Việt Trì, Ban Văn hóa

xã Hùng Lô và các bác cán bộ trong Ban quản lý di tích cùng hai Cụ từ đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Hùng Lô

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Tác giả rất mong được sự góp ý của các thầy

cô để khoá luận được hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội,ngày 13 tháng 01 năm 2016

Sinh viên

Chu Thị Thanh Bình

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁTVỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HÙNG LÔ 6

1.1 Khái niệm 6

1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể và di tích lịch sử văn hóa 6

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa, quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa và quản lý về di tích đình, miếu 9

1.2 Vai trò của di tích lịch sử - văn hóa trong đời sống xã hội 17

1.3 Khái quát về làng Hùng Lô 18

1.3.1 Điều kiện về vị trí địa lý và tự nhiên 18

1.3.2 Điều kiện về dân cư 19

1.3.3 Điều kiện về kinh tế 21

1.3.4 Điều kiện lịch sử, văn hóa 23

Chương 2:CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUẦN THỂ DI TÍCH ĐÌNH MIẾU HÙNG LÔ 28

2.1 Tổng quan về quần thể di tích 28

2.1.1 Vị trí địa lý 28

2.1.2 Nguồn gốc và quá trình hình thành 29

2.1.3 Kiến trúc 34

2.1.4 Hệ thống các hiện vật, đồ thờ 42

2.1.5 Lễ hội và các hình thức sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng 45

2.2 Thực trạng công tác quản lý tại quần thể di tích 51

2.2.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của ban quản lý 52

2.2.2 Công tác kiểm kê và quản lý tài sản 55

2.2.3 Công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của quần thể di tích.59 2.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích 59

2.2.5 Công tác tổ chức và quản lý các dịch vụ trong lễ hội 61

2.2.6 Công tác quản lý các nguồn thu, chi tại khu di tích 63

Trang 4

Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢCHO

CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI ĐÌNH MIẾU HÙNG LÔ 65

3.1 Đánh giá về thực trạng công tác quản lý 65

3.2 Cơ sở đưa ra những giải pháp trong công tác quản lý 69

3.2.1 Tiềm năng của xã Hùng Lô 69

3.2.2 Đường lối chính sách của Nhà nước, sự phát triển du lịch của vùng đất tổ 71

3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý di tích đình miếu Hùng Lô 73

3.3.1 Tăng cường công tác quản lý nhà nước 74

3.3.2 Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho những người làm công tác quản lý 76

3.3.3 Xây dựng những chính sách hỗ trợ cho những người làm công tác quản lý 78

3.3.4 Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vật chất kỹ thuật cho việc bảo tồn di tích 79

3.3.5 Tăng cường công tác quảng bá để phát triển du lịch 83

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 89

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thời gian luôn vận động và biến đổi không ngừng, mỗi khoảnh khắc trôi đi không bao giờ trở lại Lịch sử cũng như vậy, nó như những dòng chảy xuyên xuốt,

vô tận.Tuy nhiên, thay đổi đó lại để lại những dấu ấn Di sản văn hóa chính là những dấu ấn đó Là tài sản quý báu của dân tộc Việt Nam, là bộ phận trong kho tàng di sản văn hóa của nhân loại, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.Trong nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH TW khóa VIII

về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa” Bên cạnh đó, di sản văn hóa còn góp phần thỏa mãn nhu cầu về tinh thần của quần chúng nhân dân, nâng cao ý thức, lòng tự hào dân tộc và trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay đi sản văn hóa còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân

Việt Nam là một trong những quốc gia có kho tàng di sản văn hóa phong phú và đa dạng, trong số đó không thể không nhắc tới hệ thống các di tích lịch sử văn hóa Đó là nguồn tư liệu chân thực, sống động và là minh chứng rõ nét nhất cho quá trình lao động, sáng tạo, chinh phục tự nhiên, chống giặc ngoại xâm bảo

vệ lãnh thổ và quá trình xây dựng đất nước của dân tộc ta từ ngàn đời nay Đó là tài sản vô giá của dân tộc, là một trong những bộ phận hợp thành nên nền văn hóa Việt Nam, được lưu giữ trường tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác

Trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta ngày nay, việc kế thừa những tinh hoa văn hóa của dân tộc là điều không thể thiếu được

Trang 6

Tuy nhiên việc kế thừa này phải mang tính chọn lọc và sáng tạo Phú Thọ cũng như bao các tỉnh khác đã và đang trên con đường bảo tồn và chấn hưng văn hóa của dân tộc Là một tỉnh có nhiều đi tích lịch sử, hiện nay, trong toàn tỉnh có 292 di tích được Nhà nước xếp hạng, trong đó có một di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia và 218 di tích cấp tỉnh Bên cạnh các di tích nổi tiếng gồm: khu di tích Đền Hùng (Lâm Thao), đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, Đào Xá, chùa Xuân Lãng, chùa Phúc Khánh, thì quần thể di tích đình miếu Hùng Lô ở xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì được nhắc đến như một niềm tự hào dân tộc về truyền thống đánh giặc giữ nước và đạo lý uống nước nhớ nguồn từ ngàn đời nay của ông cha ta

Đứng trước tốc độ đô thị hóa tăng cao,việc mở cửa hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng, văn hóa nước ta đang đứng trước một thời có đầy triển vọng nhưng cũng đầy thách thức.Vì vậy,việc bảo vệ di tích, khai thác và phát huy tác dụng của di tích phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đang là một nhiệm vụ cấp bách đặt ra

Là người con sinh ra ở mảnh đất cội nguồn nơi có nhiều di sản văn hóa giá trị, đồng thời bản thân cũng đang theo học ngành quản lý văn hóa và với mong muốn tìm hiểu thêm các di sản văn hóa đặc biệt là quần thể di tích đình miếu Hùng

Lô vì vậy tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Quản lý quần thể di tích đình miếu

Hùng Lô ở Việt Trì, Phú Thọ”làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu

Đình miếu Hùng Lô là khu di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam nói chung đặc biệt là người dân vùng đất tổ nói riêng Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quần thể di tích đình miếu này

từ trướctới nay là chưa có Nhiều tác phẩm viết về Phú Thọ có đề cập đến quần thể

di tích này như:

Trang 7

Cuốn “Phú Thọ - miền đất cội nguồn” xuất bản năm 2010 của tác giả Dương Huy Thiện là tài liệu tập hợp và giới thiệu về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán của đất và người tỉnh Phú Thọ

Cuốn “Di tích, danh thắng vùng đất tổ” xuất bản năm 1998 của tác giả Trần Kim Thau, cuốn sách này giới thiệu về các di tích và danh thắng của vùng đất Tổ, ghi lại không khí của hội hè làng xóm và các giá trị nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc,ôn lại những trang sử vẻ vang của quê hương Phú Thọ

Cuốn “ Đình Việt Nam” của Giáo sư Hà Văn Tấn và nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Cự Các tác giả đi sâu phân tích về nguồn gốc, kiến trúc “ngôi nhà cộng đồng của lãng xã Việt” qua không gian – thời gian, điêu khắc đình làng, thần và tín ngưỡng ở đình, những lễ hội ở đình Bên cạnh đó,cuốn sách cũng cho thấy đặc điểm khác nhau về kiến trúc, lễ hội trong các ngôi đình ở mỗi vùng miền, do phong tục, tập quán sống quy định

Như vậy, tính đến nay đã có nhiều tác giả quan tâm và đề cập đến các di tích nói chung của vùng đất tổ Tuy nhiên, nghiên cứu về công tác quản lý quần thể di tích Hùng Lô đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào Đây là một khỏang trống mà khóa luận lần này sẽ lấp đầy góp phần vào kho tàng của nghiên cứu về di tích lịch sử của Phú Thọ nói chung và Việt Trì nói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với quần thể di tích đình miếu Hùng Lô

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Quần thể di tích đình miếu Hùng Lô và các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng Đặc biệt đề tài đi sâu nghiên cứu vào công tác quản lý tại quần thể di tích này

Trang 8

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Với góc nhìn quản lý văn hóa bài viết nhằm làm sáng tỏ những giá trị lịch sử văn hóa quý báu và qua đó nâng cao vai trò quản lý cũng như nhận thức của người dân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị của di sản, góp phần phát huy giá trị của di sản, góp phần xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ những cơ sở pháp lý và khoa học cùng những điều kiện, tiềm năng của vùng đất Hùng Lô, đồng thời qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý tại quần thể di tích đình miếu Hùng Lô Đề tài đã đưa ra những phương hướng và giải pháp phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lí luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm biện chứng Mácxit, kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa và

lí luận chung của nhà nước và pháp luật

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài,người viết sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp khảo sát, điền dã

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phân tích

Trang 9

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp tổng hợp

6 Đóng góp của đề tài

Khóa luận không chỉ làm sáng tỏ những giá trị quý báu của quần thể di tích đình miếu Hùng Lô mà còn góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị của quần thể di tích nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân đối với việc bảo tồn , tôn tạo để quần thể di tích không bị xuống cấp

và phục vụ tốt hơn nữa cho nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng và du lịch của nhân dân

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận được kết cấu 3 chương :

Chương 1: Lý luận chung về quản lý di tích và khái quát về tình hình kinh

tế - xã hội ở xã Hùng Lô

Chương 2: Công tác quản lý quần thể di tích đình miếu Hùng Lô

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý

tại đình miếu Hùng Lô

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ác – Môn – Đốp A.I(Chủ biên) (1991), Cơ sở lí luân Văn hóa Mác- Lênin,

Nxb Văn hóa

2 Nguyễn Bắc (2000), Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quan niệm tôn tạo

di tích, Tạp chí cộng sản- số 7

3 Lã Đăng Bật (2004), Mấy vấn đề cấp bách bảo vệ di sản văn hóa Việt Nam,

Tạp chí cộng sản

4 Vũ Kim Biên (1999), Văn hiến làng xã vùng đất Tổ, Sở Văn hóa – Thông tin-

Thể thao Phú Thọ

5 Cục Di sản Văn hóa – Bộ VH,TT&DL (2008), Một con đường tiếp cận di sản

văn hóa, tập 1,2,3,4, Nxb VHTT, Hà Nội

6 Phạm Xuân Độ(1940), Phú Thọ tỉnh địa chí, Nxb Nam Kỳ, Sài Gòn

7 Trịnh Thị Minh Đức – Nguyễn Đặng Duy (1992), Bảo tồn di tích lịch sử văn

hóa, Nxb VHTT, Hà Nội

8 Trịnh Thị Minh Đức, Phạm Thu Hương (2007), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa,

Nxb ĐHQG, Hà Nội

9 Vũ Ngọc Khánh ( 1994), Tín ngưỡng làng xã, Nxb VHDT, Hà Nội

10 Luật di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb CTQG,

Hà Nội

11 Hoàng Nghi ( 2006), Thơ ca hò vè làng Xốm, Văn bản lưu hành nội bộ, bản

đánh máy, khổ A4, 56tr

12 Hoàng Nghi (2007), Vài nét về làng An Lão trong lịch sử, Văn bản lưu hành

nội bộ, bản đánh máy, khổ a4, 138tr

Trang 11

13 Sở Văn hóa – Thông tin và Thể thao Phú Thọ (1998), Di tích và danh thắng

vùng đất Tổ, Phú Thọ

14 Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ - Hội Văn nghệ dân gian Phú THọ (2006), Lễ

hội truyền thống vùng đất Tổ, Phú Thọ

15 Hà Văn Tấn – Nguyễn Văn Cự (1998), Đình Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí

Minh

16 Hà Văn Tấn, Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hóa –

hiện đại hóa, Tạp chí Xưa và Nay

17 Phan Văn Tú (1999), Khoa học quản lý, NXB Văn hóa thông tin,Hà Nội

18 UBND – UBMTTQ – Hội người cao tuổi xã Hùng Lô (2011), Di tích lịch sử

văn hóa quần thể đình làng Xốm xã Hùng Lô, Văn bản lưu hành nội bộ,

bản đánh máy, khổ A5, 127tr

19 Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đê bảo tồn và phát triển văn hóa, NXB chính

trị quốc gia, Hà Nội

20 http://ditichlichsuvanhoa.com

Ngày đăng: 03/08/2017, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w