1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

116 492 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên” được thực

Trang 1

TRẦN TRỊNH NHƯ QUỲNH

ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC BỆNH VIỆN

CÔNG LẬP TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

Trang 2

TRẦN TRỊNH NHƯ QUỲNH

ĐÁNH GIÁ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC BỆNH VIỆN

CÔNG LẬP TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến

tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên” được thực hiện dựa vào quá trình thu thập và nghiên cứu của bản thân tôi và hoàn

thành dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học

Cơ sở lý luận được tôi tham khảo từ các tài liệu thu thập được của các giáo trình, các nghiên cứu được nêu trong tài liệu tham khảo Dữ liệu dùng để phân tích được tôi thu thập thông qua bảng câu hỏi gửi đến các ban giám đốc, các trưởng phó khoa phòng

và một số nhân viên tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Tôi cam đoan luận văn này chưa từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào

TTP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2016

Người viết

Trần Trịnh Như Quỳnh

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do thực hiện đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Những đóng góp của luận văn 3

7 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 5

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố 5

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 5

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 7

1.2 Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu 9

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11

2.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ 11

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực công 11

2.1.2 Khái niệm kiểm soát nội bộ 12

2.1.3 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ 13

2.1.4 Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ 13

2.1.4.1 Lợi ích 13

Trang 5

2.1.4.2 Hạn chế 14

2.2 Các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 2013 15

2.2.1 Môi trường kiểm soát 15

2.2.2 Đánh giá rủi ro 17

2.2.3 Hoạt động kiểm soát 18

2.2.4 Thông tin và truyền thông 20

2.2.5 Giám sát 20

2.3 Đặc điểm của kiểm soát nội bộ trong bệnh viện công lập 21

2.3.1 Khái niệm bệnh viện công lập 21

2.3.2 Đặc trưng của các bệnh viện công lập 21

2.3.3 Mục tiêu kiểm soát nội bộ ở các bệnh viện công lập 21

2.3.4 Đặc điểm của kiểm soát nội bộ trong bệnh viện công lập 22

2.4 Lý thuyết nền 23

2.4.1.Lý thuyết ủy nhiệm 23

2.4.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng 24

Kết luận chương 2 25

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Khung nghiên cứu của luận văn 26

3.2 Thiết kế nghiên cứu 27

3.2.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 27

3.2.1.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các bệnh viện công 27

3.2.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu 27

3.2.2 Xây dựng thang đo 29

3.2.2.1 Thang đo cho các nhân tố của hệ thống KSNB 29

3.2.2.2 Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 32

3.2.3 Phương trình hồi quy tuyến tính đề xuất 33

Trang 6

3.3 Phương pháp nghiên cứu 33

3.3.1 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 33

3.3.2 Lấy mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu 34

3.3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 36

Kết luận chương 3 37

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 38

4.1 Khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động của ngành y tế tỉnh Phú Yên 38

4.1.1 Khái quát về nhân lực y tế tỉnh Phú Yên năm 2015 38

4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa tỉnh, các bệnh viện chuyên khoa và các bệnh viện đa khoa tuyến huyện 38

4.1.3 Kết quả công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2015 39

4.2 Kết quả nghiên cứu 41

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha 41

4.2.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố của hệ thống KSNB 41

4.2.1.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ” 45

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 46

4.2.2.1 Thang đo các yếu tố của hệ thống KSNB 47

4.2.2.2 Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ 53

4.2.3 Phân tích hồi quy đa biến 55

4.2.3.1 Kiểm định tương quan 55

4.2.3.2 Phân tích mô hình hồi quy và kiểm định giả thuyết 56

4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu 62

4.3.1 Mức độ ảnh hưởng bởi yếu tố Môi trường kiểm soát 62

4.3.2 Mức độ ảnh hưởng bởi yếu tố Đánh giá rủi ro 63

4.3.3 Mức độ ảnh hưởng bởi yếu tố Hoạt động kiểm soát 64

4.3.4 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố Thông tin và truyền thông 65

Trang 7

4.3.5 Mức ảnh hưởng của yếu tố Giám sát 66

Kết luận chương 4 66

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

5.1 Kết luận 68

5.2 Kiến nghị 68

5.2.1 Đối với các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Phú Yên 68

5.2.1.1 Đánh giá rủi ro 68

5.2.1.2 Thông tin và truyền thông 70

5.2.1.3 Giám sát 72

5.2.1.4 Môi trường kiểm soát 72

5.2.1.5 Hoạt động kiểm soát 74

5.2.2 Kiến nghị đối với Sở Y tế tỉnh Phú Yên 75

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

PHỤ LỤC 1 4

PHỤ LỤC 2 8

PHỤ LỤC 3 8

PHỤ LỤC 4 11

PHỤ LỤC 5 12

PHỤ LỤC 6 ……… ……… 18

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AICPA American Institude of Certificate Public Accountant- Hiệp hội kế toán

viên công chứng Hoa Kỳ COSO Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission-

Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận trên báo cáo tài chính

DN XD Doanh nghiệp xây dựng

EFA Exploratory Factor Analysis- Phân tích nhân tố khám phá

INTOSAI International Organisation of Supreme Audit Institutions- Tổ chức quốc

tế các cơ quan kiểm toán tối cao KSNB Kiểm soát nội bộ

KSRR Kiểm soát rủi ro

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Bảng kê số lượng mẫu khảo sát theo quy mô giường bệnh 35

Bảng 4.1: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Môi trường kiểm soát” 41

Bảng 4.2: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Đánh giá rủi ro” 42

Bảng 4.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Hoạt động kiểm soát” 43

Bảng 4.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thông tin và truyền thông” 44

Bảng 4.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Giám sát” 45

Bảng 4.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo “Kiểm soát nội bộ hữu hiệu” 45

Bảng 4.7: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần lần thứ nhất 47

KMO and Bartlett's Test 47

Bảng 4.8 Bảng phương sai trích lần thứ nhất 49

Bảng 4.9: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay lần thứ nhất 50

Rotated Component Matrixa 50

Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ hai 51

Bảng 4.11: Kết quả thực hiện EFA của biến phụ thuộc 54

Bảng 4.12: Bảng thống kê hệ số tương quan Pearson 55

Bảng 4.13 Kiểm định tính phù hợp của mô hình 57

Bảng 4.14 Bảng phân tích Anova 57

Bảng 4.15 Bảng kết quả các trọng số hồi quy 60

Bảng 4.16 Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết 61

Bảng 4.17 Bảng thống kê mô tả các giá trị của thang đo 62

Bảng 5.1 Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các nhân tố 68

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 26

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 27

Hình 4.1 Biểu đồ tần số Histogram Kiểm soát nội bộ hữu hiệu 58

Hình 4.2 Đồ thị phân tán của phần dư 59

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do thực hiện đề tài

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới

y tế, trong đó có các bệnh viện đa khoa Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật tiên tiến, sự gia tăng chuyên môn hóa ngành y tế với việc triển khai các kỹ thuật y tế tinh vi đã chuyển bệnh viện thành một tổ chức hoạt động khá phức tạp, đòi hỏi phải có cơ chế và phương pháp tổ chức quản lý phù hợp, hiệu quả Hiện nay môi trường và cơ chế hoạt động của bệnh viện đã thay đổi, cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của bệnh viện vì vậy hầu hết các quốc gia đề phải chú trọng vào kỹ thuật quản lý bệnh viện, đảm bảo quản lý có chất lượng mọi mặt hoạt động của bệnh viện, trong đó quản lý hoạt động tài chính là một nội dung hết sức quan trọng Hơn thế nữa, hiện nay Nhà nước ta đã và đang chuyển đổi phương thức quản lý tài chính, biên chế của các cơ quan quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, trong đó có các bệnh viện công lập Trước đây, Nhà nước ban hành tất cả các chế độ, chính sách yêu cầu các đơn vị phải tuân thủ Hiện nay, các đơn vị được giao khoán kinh phí, biên chế để chủ động trong việc điều hành thực hiện nhiệm vụ và khoản kinh phí tiết kiệm được sử dụng để cải thiện thu nhập cho cán bộ viên chức Việc chuyển đổi phương thức quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định trong Nghị định số 16/2015/NĐ- CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ, quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

Từ hai lí do kể trên ta có thể thấy, nhiệm vụ của các nhà quản lý trong các đơn vị

sự nghiệp công lập ngày càng nhiều, không chỉ làm nhiệm vụ về chuyên môn nghiệp

vụ mà còn phải làm tốt công tác quản lý tài chính, biên chế Trong khi đó, cán bộ quản

lý tại các đơn vị này thường chỉ giỏi về mặt chuyên môn khám chữa bệnh Do đó, để có

Trang 12

nói chung, và các bệnh viện công lập nói riêng thì việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) vững mạnh là một điều rất cần thiết Nó sẽ giúp ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm, yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao

Trên cơ sở nhận thấy được vai trò quan trọng của hệ thống KSNB trong việc đảm bảo cho bệnh viện hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật, tôi quyết định chọn đề

tài “Đánh giá sự tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống

kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên”

2 Mục tiêu nghiên cứu

₋ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB theo hướng dẫn của INTOSAI

2013

₋ Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

₋ Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

₋ Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nói trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

₋ Hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên hoạt động có hữu hiệu không ?

₋ Mức độ tác động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện nói trên?

₋ Các chính sách nào cần thực hiện nhằm tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên?

Trang 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

₋ Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về hệ thống KSNB của các bệnh

viện công lập Cụ thể, nghiên cứu về 5 thành phần cấu tạo nên hệ thống KSNB theo

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của luận văn chủ yếu là phương pháp định lượng, cụ thể:

 Dùng phân tích nhân tố khám phá EFA để khẳng định 5 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB có tồn tại trong hệ thống KSNB hiện hành tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

 Dùng phân tích mô hình hồi quy đa biến để đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nói trên với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập này

 Dùng phương pháp suy diễn từ kết quả mô hình hồi quy đa biến để bàn luận và kiến nghị các chính sách phù hợp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

6 Những đóng góp của luận văn

 Đánh giá tình hình thực trạng hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Phú Yên

 Đo lường được mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập

Trang 14

 Đề xuất các chính sách hợp lý nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các bệnh viện công lập nói trên

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, nội dung được chia làm 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 15

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ

Chương 1 trình bày: các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố

trong và ngoài nước; nhận xét về các đề tài nghiên cứu trước đó và xác định vấn đề cần nghiên cứu; kết luận chương 1

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

1/ Angella Amudo và Eno L Inanga (2009) với nghiên cứu “Evaluation of

internal control systems: A case study from Uganda Mục tiêu của nghiên cứu này là

xây dựng mô hình chuẩn sử dụng trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong các dự án khu vực công ở Uganda do Ngân hàng Phát triển Châu Phi tài trợ Tác giả bài nghiên cứu đã dựa trên báo cáo COSO và khuôn mẫu COBIT để thiết lập mô hình các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là hệ thống kiểm soát nội bộ Sau khi tiến hành nghiên cứu, Angella & Eno L.Inanga kết luận rằng có 6 nhân tố tác động đến

sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát và công nghệ thông tin

2/ Gamage, Mrs CT, Kevin Low Lock, and A A J Fernando (2014) với nghiên

cứu “A Proposed reaserch framework: effectiveness of internal contro system in state

commercial banks in Sri Lanka” Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tính hữu

hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Nhà nước ở Sri Lanka Trên cơ sở các nghiên cứu trước liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ mà các tác giả đã tìm hiểu và tóm tắt trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã đưa ra

mô hình đề xuất gồm 5 yếu tố độc lập mà họ cho là có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB (bao gồm môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro của đơn

vị, thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát và giám sát) Sau đó họ đã tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát tới các nhà quản

Trang 16

hàng Peoples Bank (PB) (2 ngân hàng thương mại nhà nước lớn của Sri Lanka có trên

300 chi nhánh trên cả nước), mỗi chi nhánh tiến hành khảo sát 2 đối tượng Dữ liệu thu thập được đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, sau đó tiến hành phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận (xử lý bằng phần mềm SPSS) Kết quả cho thấy mô hình cả 5 yếu tố trong mô hình đề xuất của nhóm tác giả có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại nhà nước của Sri Lanka

3/Etuk Ifiok Charles (2011) với nghiên cứu “Evaluation of internal control

system of banks in Nigeria” (Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở các ngân hàng tại

Nigeria) Mục đích của bài nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng Nigeria Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đưa ra

6 giả thuyết nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến các hoạt động của các ngân hàng tại Nigeria Tác giả đã tiến hành thu thập số liệu bằng cách phòng vấn bằng bảng câu hỏi gửi tới 100 cán bộ cao cấp ở 5 trong số 25 ngân hàng và các chi nhánh của nó ở Nigeria Các dữ liệu thu thập được được phân tích bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm giản đơn, mô hình Chi-Square, mô hình tương quan Spearman Rank và Pearson để kiểm định các giả thuyết đã đặt ra Kết quả kiểm định cho thấy sự hiện diện của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng đã cung cấp sự đảm bảo hợp lý về hiệu quả của hoạt động quản lý, sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, độ tin cậy của báo cáo kế toán và báo cáo quản trị và việc đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định trong ngân hàng ở Nigeria Từ kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở các ngân hàng, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị để cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở các ngân hàng này như nâng cao các khía cạnh kỹ thuật của kiểm soát nội bộ, nâng cao đãi ngộ đối với các nhân viên kiểm soát nội bộ….Ngoài ra, trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã tổng kết một cách cụ thể các khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ, mục tiêu, tính năng thiết yếu phân loại hệ thống kiểm soát nội bộ, cũng như là phần mềm để hỗ trợ cho kiểm soát nội bộ

Trang 17

4/ Shakirat Adepeju Babatunde và Kabiru Isa Dandago (2014) với nghiên cứu

“Internal control system deficiency and capital project mismanagement in the Nigerian public sector” Mục đích của nghiên cứu này là phân tích tác động của sự thiếu hụt hệ

thống kiểm soát nội bộ đến việc quản lý các dự án vốn trong khu vực công Nigeria Trên cơ sở sử dụng các phương pháp phân tích như ANOVA, chi-square…để xử lý các

số liệu thu thập được qua 228 dự án vốn, tác giả đã rút ra kết luận rằng việc thiếu hụt

hệ thống kiểm soát nội bộ có tác động tiêu cực đến việc quản lý các dự án vốn trong khu vực công ở Nigeria Từ đó, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị để giúp nâng cao việc quản lý các dự án vốn như việc chính phủ chỉ nên tập trung một số dự án vốn trong một khoảng thời gian nhất định và cần nghiêm túc hơn trong việc quản lý chung của mình Đồng thời bài nghiên cứu còn nhấn mạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt theo hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt nhất cho công dân

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

1/ Phạm Hồng Thái (2011) với đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm

soát nội bộ của ngành Y tế tỉnh Long An” Trong nghiên cứu này, dựa vào 5 thành

phần cấu tạo nên hệ thống KSNB tác giả đã tìm hiểu , phân tích và đánh giá thực trạng

hệ thống KSNB tại các đơn vị ngành Y tế tỉnh Long An, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại các đơn vị được khảo sát Việc khảo sát thực trạng

hệ thống KSNB tài các đơn vị thuộc ngành Y tế tỉnh Long An tác giả đã dựa trên 5 yếu

tố cấu thành theo báo cáo COSO 1992 và tiến hành lập bảng câu hỏi khảo sát Dựa trên

dữ liệu thu được từ khảo sát, tác giả đã dử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp, phương pháp biện chứng duy vật để phân tích đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp

2/ Trần Thị Bích Duyên (2014) với đề tài “Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống

kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định” Trong

nghiên cứu này, tác giả đã tìm hiểu và đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại

Trang 18

thành nên hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 2013 Để thu thập dữ liệu tác giả đã sự dụng bảng câu hỏi khảo sát được gửi trực tiếp và qua ứng dụng Google Docs đến các đối tượng có liên quan thuộc 133 DN kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định Dựa trên số liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp như kiểm định Cronbach’s Alpha, thống kê mô tả, kiểm định giá trị bình quân để đánh giá

về sự hữu hiệu của từng thành phần cấu thành nên hệ thống KSNB ở các DN này và sử dụng phân tích ANOVA để xem xét liệu có sự khác nhau về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB giữa các nhóm đối tượng khác nhau trong các DN thuộc lĩnh vực du lịch nói trên hay không Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp du lịch Bình Định còn nhiều yếu kém Trên cơ sở khảo sát, tác giả đã nhận diện được các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự yếu kém của hệ thống KSNB ở các DN nói trên và từ

đó đưa ra các kiến nghị để giúp nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở những

DN này

3/ Cao Thị Thanh Tâm (2014) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” Trong nghiên

cứu này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống KSNB theo INTOSAI dành cho các đơn vị thuộc khu vực công lập Và trên cơ sở lý thuyết đó, tác giả đã tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB của các đơn vị y tế trực thuộc ngành y tế tỉnh Tiền Giang dựa trên 5 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB theo INTOSAI Tác giả đã tiến hành khảo sát 16 đơn vị trực thuộc sở y tế tỉnh Tiền Giang bằng bảng câu hỏi khảo sát Dựa trên số liệu thu thập được, tác giả cũng sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, tổng hợp để phân tích, đánh giá các mặt được và chưa được của hệ thống KSNB ở các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng như là nguyên nhân yếu kém của hệ thống KSNB ở các đơn vị này Tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB cho các đơn vị này trên cơ sở 5 thành phần cấu thành nên hệ thống KSNB và một số các giải pháp khác đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan

Trang 19

4/ Nguyễn Thị Mai Sang (2015) với đề tài: “Đánh giá các yếu tố cấu thành ảnh

hưởng đến chất lượng quản lý của hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh”.Mục tiêu của nghiên cứu này xác định mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố cấu thành đến chất lượng quản lý của hệ thống KSRR tại các doanh nghiệp xây dựng ở TP.HCM, từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý của hệ thống KSRR tại các doanh nghiệp xây dựng Dựa trên lý thuyết về Báo cáo COSO năm 2004, tác giả đã xây dựng một mô hình nghiên cứu gồm

08 yếu tố tác động đến chất lượng quản lý kiểm soát rủi ro của DN xây dựng (bao gồm: môi trường kiểm soát; thiết lập mục tiêu, nhận dạng sự kiện tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin & truyền thông, giám sát) Sau đó, tác giả đã áp dụng của phương pháp phân tích dữ liệu như Cronbach’sAlpha, EFA và phân tích mô hình hồi quy đa biến để phân tích dữ liệu thu thập được từ 130 phiếu khảo sát hợp lệ Kết quả cho thấy cả 8 yếu tố trong mô hình mà tác giả xây dựng ban đầu đều có ảnh hưởng và biến thiên cùng chiều với chất lượng quản lý KSRR, trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là môi trường kiểm soát, tiếp theo lần lượt là thiết lập mục tiêu, đánh giá rủi ro, phản ứng rủi ro, nhận dạng sự kiện tiềm tàng, hoạt động kiểm soát, giám sát và ảnh hưởng thấp nhất là thông tin và truyền thông Cuối cùng, căn cứ vào kết quả phân tích được, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý KSRR tại DN theo báo cáo COSO năm 2004 cho các DN XD ở TP.HCM

1.2 Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu những nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài của luận văn, tác giả nhận thấy rằng:

- Đối với các nghiên cứu nước ngoài: phần lớn các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong khu vực công chủ yếu là tìm hiểu về tầm vĩ mô, chỉ có số ít là đi vào nghiên cứu

hệ thống KSNB trong một loại hình tổ chức công cụ thể (chủ yếu là ngân hàng nhà

Trang 20

nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu về sự ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến một đối tượng (như mức độ ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ, đến khả năng thu ngân sách nhà nước…) hoặc nghiên cứu về mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong một lĩnh vực cụ thể… và hầu hết các đề tài trong hướng nghiên cứu thứ 2 đều đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là gồm 5 yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB theo COSO hoặc INTOSAI Dựa trên cơ sở đó, tác giả sẽ vận dụng vào xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất cho luận văn của mình

- Đối với các nghiên cứu trong nước liên quan đến lĩnh vực y tế công: cơ bản nêu được thực trạng kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công, nhận thấy được mặt tồn tại của đơn vị đó, từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới bước đầu dừng lại ở việc nghiên cứu bằng phương pháp định tính, do đó cũng chưa xác định được cụ thể mức độ tác động của từng yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế đó Đồng thời, khu vực tỉnh Phú Yên nơi tác giả đang sinh sống là một nơi có hệ thống các bệnh viện công lập đang ngày càng mở rộng và phát triển, tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ ở những bệnh viện công lập nơi đây Chính vì

vậy, tác giả đã quyết định nghiên cứu theo hướng định lượng đề tài: “Đánh giá sự tác

động của các yếu tố cấu thành đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên”

Kết luận chương 1

Chương 1 trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu của các tác giả trong

và ngoài nước đã công bố có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những nội dung nghiên cứu mà tác giả thực hiện Qua đó, tác giả xác định khe hở nghiên cứu làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung và mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Trang 21

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2 bao gồm: Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ; Các nhân tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 2013; Đặc điểm của kiểm soát nội

bộ trong bệnh viện công lập; Lý thuyết nền; Kết luận chương 2

2.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ trong khu vực công

Trong lĩnh vực công, KSNB rất được xem trọng, nó là một đối tượng được quan

tâm đặc biệt của kiểm toán viên nhà nước.Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố chính thức về KSNB sử dụng cho các cơ quan, tổ chức công lập Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 có đề cập đến vấn

đề KSNB đặc thù trong tổ chức hành chính sự nghiệp

Năm 1953, Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao gọi tắt là INTOSAI (International Organization of Supreme Audit Institutions) được thành lập Hiện này, INTOSAI có 192 thành viên chính thức và 5 thành viên dự bị Với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI), INTOSAI đã góp phần quan trọng trọng việc giúp các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình Ngoài ra, INTOSAI còn là diễn đàn về kiểm toán viên nhà nước trên toàn thế giới, trao đổi những vấn đề cung quan tâm và cập nhật những tiến bộ mới nhất của các chuẩn mực kiểm toán và các quy định về nghề nghiệp cũng như thông lệ tốt nhất

Năm 1992, INTOSAI đã ban hành “Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ dành cho khu

vực công” Tài liệu này được xây dựng dựa trên nền tảng của báo cáo COSO 1992 về

kiểm soát nội bộ với những điểm chính: xác định KSNB là một bộ phận, quy trình không thể thiếu trong một đơn vị nhằm giúp đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị, đảm bảo tính tin cậy của các báo cáo tài chính, tránh sự thất thoát tài sản cũng như đảm bảo các cá nhân và tổ chức luôn tuân thủ pháp luật và các quy định Hệ thống KSNB theo tài liệu hướng dẫn này cũng bao gồm năm thành phần đó là: môi

Trang 22

sát Điểm đặc biệt của tài liệu này đó là tập trung hơn vào những điểm đặc thù của khu vực công trong quá trình xây dựng hệ thống KSNB Hướng dẫn nói trên được cập nhập vào năm 2001 (công bố năm 2004) Bản mới nhất hiện nay được cập nhật vào năm

2013 (so với bản 1992 có bổ sung thêm 17 nguyên tắc)

2.1.2 Khái niệm kiểm soát nội bộ

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ kiểm soát nội bộ Cụ thể như:

₋ Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ (AICPA) định nghĩa kiểm soát nội bộ như sau:

“Kiểm soát nội bộ bao gồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp

và đo lường được thừa nhận trong doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài sản của họ, kiểm tra sự phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu kế toán, tăng cường tính hiệu quả của hoạt động và khuyến khích việc thực hiện các chính sách quản lý lâu dài”

₋ Theo Báo cáo COSO thì : “Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh hưởng

bởi Hội đồng Quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ”

₋ Còn theo VSA 315 -Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông

qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị:KSNB là quy

trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tại ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

₋ Theo INTOSAI GOV 9100 thì KSNB được định nghĩa là” “một quá trình không

thể tách tời được thực hiện bởi nhà quản lý và các nhân viên trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức”

Những mục tiêu cần phải đạt được:

Trang 23

 Thực hiện các hoạt động trong đơn vị một cách có kỹ cương, có đạo đức, có tính

kinh tế, hiệu quả và thích hợp

 Thực hiện trách nhiệm giải trình

 Tuân thủ theo luật pháp hiện hành và các nguyên tắc, quy định tại đơn vị

 Bảo vệ các nguồn lực để không thất thoát, sử dụng sai mục đích

2.1.3 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập với ba mục tiêu chính như sau:

 Mục tiêu tuân thủ: Hệ thống KSNB được thiết lập trong đơn vị phải đảm bảo hợp lý việc chấp hành pháp luật và các quy định Hệ thống kiểm soát nội bộ sau khi thiết lập xong cần hướng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị nhằm đảm bảo các mục tiêu của đơn vị

 Mục tiêu báo cáo tài chính: Hệ thống KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được lập phải phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

 Mục tiêu hoạt động: Đây là mục tiêu liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động Kiểm soát nội bộ giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin

2.1.4 Lợi ích và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ

2.1.4.1 Lợi ích

Đối với tất cả các tổ chức nói chung và đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng, việc thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu mang lại cho đơn vị những lợi ích sau:

 Tạo lập một cơ cấu kỷ cương trong toàn bộ quy trình hoạt động của đơn vị

 Giúp nhận biết, phân tích và lựa chọn được phương pháp tối ưu đối phó với các

sự kiện bất lợi trong việc thực hiện mục tiêu

 Tạo lập được một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn

Trang 24

 Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa các bộ phận với nhau hoặc cấp trên với cấp dưới giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm do thiếu sót hoặc cố tình gây ra, động thời cũng giúp đánh giá và hoàn thiện hơn những bất cập cần bổ sung của HTKSNB…

KSNB giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện về vấn đề kiểm soát trong tổ chức theo hướng xác định mục tiêu, đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạt động kiểm soát; đồng thời tạo lập một môi trường kiểm soát tốt đi đôi với một hệ thống thông tin hữu hiệu

2.1.4.2 Hạn chế

Ở bất kỳ đơn vị nào, dù đã đầu tư rất nhiều trong thiết kế và vận hành hệ thống, thế nhưng vẫn không thể có một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn toàn hữu hiệu Bởi lẽ ngay cả khi có thể xây dựng được một hệ thống hoàn hảo về cấu trúc, tính hữu hiệu thật sự của nó vẫn phụ thuộc vào nhân tố chủ yếu là con người, tức là phụ thuộc vào năng lực làm việc và tính đáng tin cậy của lực lượng nhân sự…Nói cách khác, hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có thể hạn chế tối đa những sai phạm, vì nó có các hạn chế tiềm tàng xuất phát từ nhưng nguyên nhân sau đây:

 Những hạn chế xuất phát từ bản thân con người như sự vô ý, bất cẩn đãng trí, đánh giá hay ước lượng sai, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hoặc các báo cáo của cấp dưới…

 Khả năng đánh lừa, che giấu của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hay với các đối tượng bên ngoài đơn vị

 Hoạt động kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh mà ít chú ý đến những nghiệp vụ không thường xuyên, do đó những sai phạm trong các nghiệp vụ này hay bị bỏ qua

 Yêu cầu thường xuyên và trên hết của người quản lý là chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước tính do nhầm lẫn hoặc gian lận gây ra

Trang 25

 Luôn có khả năng là các cá nhân có trách nhiệm kiểm soát đã lạm dụng quyền hạn của mình nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân

 Điều kiện hoạt động của đơn vị thay đổi dẫn đến những thủ tục kiểm soát không còn phù hợp

Chính những hạn chế nói trên của kiểm soát nội bộ là nguyên nhân khiến cho hệ thống kiểm soát nội bộ không thể đảm bảo tuyệt đối, mà chỉ đảm bảo hợp lý trogn việc đạt các mục tiêu của mình

2.2 Các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 2013 2.2.1 Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát của một tổ chức phản ánh văn hóa, sắc thái chung, chi phối

ý thức kiểm soát của các cá nhân trong tổ chức và các bộ phận khác của KSNB Môi trường kiểm soát bao gồm các yếu tố sau:

₋ Sự chính trực và giá trị đạo đức: sự chính trực và giá trị đạo đức của nhà quản

lý và nhân viên xác định thông qua cư xử chuẩn mực của họ trong công việc, thể hiện qua sự tuân thủ các luật lệ, quy định và đạo đức của cán bộ công chức ở mọi thời điểm Điều này thể hiện qua các việc như kê khai tài sản cá nhân, lập bảng tự kiểm điểm hàng

kỳ

Ngoài ra, các tổ chức phải cho công chúng thấy được nhiệm vụ, sứ mệnh và tiêu chuẩn đạo đức của họ thông qua các văn bản chính thức

₋ Năng lực nhân viên: thể hiện qua trình độ hiểu biết, kỹ năng làm việc của nhân

viên đảm bảo kỹ cương, đạo đức, trung thực, tiết kiệm, thực hiện công việc hữu hiệu và hiệu quả, cũng như hiểu đúng đắn về trách nhiệm của mình liên quan đến KSNB Nhà quản lý và nhân viên phải đảm bảo duy trì mức độ hiểu biết của họ về tầm quan trọng của KSNB, của việc phát triển, thực hiện và duy trì một HTKSNB tốt Đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để hoàn thành các mục tiêu của KSNB và mục tiêu của toàn đơn vị Do đó, các thành viên trong tổ chức cần có kỹ năng để đánh giá rủi ro,

Trang 26

₋ Triết lý quản lý và phong cách điều hành của lãnh đạo: triết lý quản lý và

phong cách điều hành của nhà lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách, thái độ, cách xử

lý, ứng xử, thể hiện mình để làm gương cho nhân viên Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát và tác động đến việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức Khi nhà quản lý cấp cao nhất xác định rằng KSNB là rất quan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức sẽ nhận biết và

cố gắng cùng nhay xây dựng hệ thống kiểm soát Và ngược lại, khi các thành viên trong tổ chức thấy rằng việc kiểm soát không phải là mối quan tâm lớn của nhà quản lý cấp cao thì mục tiêu kiểm soát tại tổ chức gần như là không thể đạt được hiệu quả

₋ Cơ cấu tổ chức: một cơ cấu tổ chức hợp lý phải đảm bảo sự thông suốt trong

việc giao quyền, ủy quyền và phân công trách nhiệm Một cơ cấu tổ chức bao gồm:

 Sự phân quyền và trách nhiệm

 Quyền hạn và trách nhiệm báo cáo

 Hệ thống báo cáo phù hợp

Cơ cấu tổ chức xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận trong tổ chức Một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ tác động tốt đến môi trường kiểm soát và ngược lại Do vậy, cơ cấu tổ chức phải thiết kế sao cho ngăn chặn được vi phạm cũng như những hành vi che giấu sai phạm Cơ cấu tổ chức có thể bao gồm một đơn vị kiểm toán nội bộ độc lập với các bộ phận khác và đơn vị kiểm toán nội bộ này cần báo cáo trực tiếp lên bộ phận quản lý cao nhất trong tổ chức

₋ Chính sách nhân sự: chính sách nhân sự bao gồm việc tuyển dụng, định hướng,

đào tạo và giáo dục, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật… Mỗi cá nhân đóng vai trò nhất định trong một tổ chức và có vai trò quan trọng trong KSNB

Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đáng kể đến sự hữu hiệu của HT KSNB Nên khi quyết định tuyển dụng thì đảm bảo đối tượng tuyển dụng phải có giá trị đạo đức, liêm chính cũng như phải có kinh nghiệm để thực hiện công việc của họ Các nhà quản

lý và nhân viên phải có đầy đủ hiểu biết về KSNB và sẵn sàng chịu trách nhiệm, điều

Trang 27

này rất quan trọng để KSNB có hiệu quả và có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển tính chuyên nghiệp và thực thi chính sách minh bạch trong tổ chức; đặc biệt, đánh giá hiệu quả hoạt động và bổ nhiệm phải dựa trên thành quả công việc

2.2.2 Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là quá trình quan trọng nhằm xác định và phân tích rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức, từ đó xác định các biện pháp đối phó kịp thời Quy trình này bao gồm các bước sau:

₋ Cụ thể hóa các mục tiêu của đơn vị: Mục tiêu không phải là một bộ phận của

kiểm soát nội bộ nhưng việc xác định nó là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro Bởi

lẽ một sự kiện có trở thành một rủi ro quan trọng đối với đơn vị hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ tác động tiêu cực của nó đến mục tiêu của đơn vị Trong quá trình đánh giá rủi ro, người quản lý cần dựa vào mục tiêu chung đã được thiết lập để cụ thể hóa thành các mục tiêu và phổ biến để từng bộ phận, từng hoạt động có thể nhận dạng rủi ro

₋ Nhận dạng rủi ro: rủi ro có thể là rủi ro bên trong, rủi ro bên ngoài tổ chức hay

rủi ro của từng bộ phận, rủi ro ở cấp toàn đơn vị Việc xác định phương án đánh giá rủi

ro phụ thuộc vào việc xác định rủi ro nào, ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu của tổ chức

Xác định rủi ro là quá trình liên tục và xuyên suốt, được lập đi lập lại và được thực hiện cùng với quá trình lập kế hoạch Ở khu vực công, các cơ quan nhà nước phải quản trị rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu giao phó, bao gồm các chỉ tiêu được giao trong

kế hoạch đơn vị

₋ Đánh giá rủi ro: là việc đánh giá tầm quan trọng, ước tính thiệt hại mà rủi ro có

thể gây ra và khả năng rủi ro có thể xảy ra Có nhiều cách xác định rủi ro tùy theo loại rủi ro như thế nào nhưng phải đánh giá rủi ro một cách có hệ thống Mục đích chính của việc đánh giá rủi ro là để giúp cho nhà quản lý tìm ra phương án kịp thời để đối

Trang 28

phó, ngăn chặn cũng như thực hiện các thủ tục kiểm soát theo thứ tự ưu tiên Đơn vị có thể dùng phương pháp định tính, định lượng hoặc cả hai để đánh giá mức độ rủi ro

₋ Đánh giá mức rủi ro có thể chấp nhận được: một việc quan trọng để xem xét,

đối phó rủi ro là xác định mức rủi ro nào có thể chấp nhận Để xác định ngưỡng rủi ro

có thể chấp nhận được cần phải xem xét cả hai loại rủi ro, đó là rủi ro vốn có và rủi ro còn lại Rủi ro vốn có là rủi ro đối với một thực thể trong trường hợp không có bất kỳ hoạt động quản lý nào có thể làm thay đổi khả năng xảy ra rủi ro hoặc ảnh hưởng của rủi ro Rủi ro còn lại là rủi ro của một hoạt động, sự kiện, một phương pháp hoặc một quá trình ngay cả khi những biện pháp đối phó rủi ro đã được áp dụng Mức rủi ro có thể chấp nhận được phụ thuộc vào việc nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro đó ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu Xác định các rủi ro chấp nhận được là một vấn đề chủ quan nhưng nó vẫn là một giai đoạn quan trọng trong việc xây dựng chiến lược rủi

ro tổng thế

₋ Phát triển các biện pháp đối phó rủi ro: có bốn biện pháp đối phó với rủi ro là

phân tán rủi ro, chấp nhận rủi ro, tránh né rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro Phần lớn các trường hợp các rủi ro phải được xử lý hạn chế và phải duy trì hệ thống KSNB hiệu quả

để có biện pháp thích hợp, giữ rủi ro ở mức chấp nhận được; vì các đơn vị nhà nước phải làm theo nhiệm vụ được giao Trong một đơn vị, rủi ro không thể không có nên

mục đích của việc xử lý là phải ngăn chặn được rủi ro ở mức thấp nhất

2.2.3 Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là những chính sách, phương thức đối phó với rủi ro để mục tiêu của đơn vị đạt được kết quả Để đạt được hiệu quả, hoạt động kiểm soát phải phù hợp, thống nhất theo kế hoạch trong suốt một thời kỳ, chi phí hiệu quả, đầy đủ, hợp lý

và phải liên quan trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát Hoạt động kiểm soát xảy ra trong toàn tổ chức, tại các cấp và trong tất cả các chắc năng Bao gồm một loạt các hoạt động kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát phát hiện

Trang 29

₋ Thủ tục ủy quyền và phê duyệt: việc thực hiện nhiệm vụ phải là người được ủy

quyền và làm trong phạm vi quyền hạn của mình Việc ủy quyền phải thực hiện rõ ràng bằng văn bản Nhân viên sau khi được ủy quyền phải thực hiện nhiệm vụ của mình

trong phạm vi được ủy quyền được thiết lập bởi nhà quản lý và pháp luật

₋ Phân công nhiệm vụ: các nhân viên trong đơn vị phải được phân công công

việc một cách rõ ràng, một hệ thống kiểm soát đôi hỏi không có người nào thực hiện quá nhiều trách nhiệm và quyền hạn cũng như không thực hiện từ đầu đến cuối của một chu trình Một đơn vị cần chú ý đến việc bất kiêm nhiệm nhằm tránh gian lận có

thể xả ra Đảm bảo rằng có sự kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các nhân viên

Tuy nhiên, việc thông đồng của các nhân viên có thể làm giảm hoặc triệt tiêu hiệu quả của HTKSNB Do đó, nhà quản lý cần nhận thức để phát hiện rủi ro một cách kịp thời chẳng hạn như định kỳ luân chuyển nhân viên

₋ Chứng từ, sổ sách ghi chép: việc thiết kế mẫu chứng từ, sổ sách ghi chép logic,

rõ ràng giúp cho việc ghi chép số liệu một cách đầy đủ giảm thiểu các rủi ro sai sót có thể xảy ra, tránh việc ghi chép trùng lấp và dễ dàng trong việc đối chiếu số liệu Các chứng từ, sổ sách cần phải được sự phê duyệt của cấp trên và xác nhận của những người liên quan Việc dự trữ, đánh số chứng từ được thực hiện theo quy định của pháp

luật và theo quy định kế toán

₋ Bảo vệ tài sản: tài sản của một tổ chức bao gồm tiền, hàng hóa, máy móc, thiết

bị, thông tin,…các thủ tục bảo vệ tài sản bao gồm:

 Giám sát hiệu quả và phân định riêng biệt các chức năng

 Bảo quản, ghi chép tài sản, bao gồm cả thông tin

 Giới hạn việc tiếp cận tài sản

 Giữ tài sản ở nơi riêng biệt, đảm bảo an toàn, nhất là con dấu và chữ ký khắc sẵn (nếu có)

Trang 30

₋ Kiểm tra đối chiếu: các nghiệp vụ phải được kiểm tra đối chiếu trước khi xử lý

và báo cáo lên cấp trên hay công bố ra bên ngoài

2.2.4 Thông tin và truyền thông

Thông tin trong một tổ chức được tổng hợp nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định, điều khiển các hoạt động của đơn vị Và không phải thông tin nào cũng cần thiết

mà phải phụ thuộc các yếu tố sau:

₋ Tính kịp thời: thông tin được cung cấp đúng thời điểm, đúng mục đích cần thiết của nhà quản trị

₋ Tính chính xác: thông tin phải phản ánh đúng nội dung cần thu thập

₋ Tính đầy đủ và hệ thống: thông tin phải phản ánh đầy đủ mọi khía cạnh của tình huống giúp người xử lý thông tin có thể đánh giá một cách toàn diện

₋ Tính bảo mật: thông tin phải được cung cấp đến đúng người và phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm của người được nhận thông tin

Thông tin được cung cấp qua hệ thống thông tin Trong đó hệ thống thông tin kế toán là quan trọng vì nó là nơi thu thập và cung cấp số liệu cho đơn vị, nhà quản trị cũng có thể dựa vào đó mà xác định mục tiêu cụ thể

Truyền thông là thuộc tính của công nghệ thông tin, là việc trao đổi thông tin cho các bên liên quan bên trong hay bên ngoài đơn vị Truyền thông được truyền đạt từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên hay giữa các cấp với nhau nhưng phải đảm bảo rằng mọi thành viên trong đơn vị đều nắm bắt được thông tin để xử lý, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Các thông tin từ bên ngoài đơn vị cũng rất cần thiết giúp cho nhà quản lý có cách xử lý kịp thời

2.2.5 Giám sát

Giám sát là quá trình quản lý đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm soát Quá trình này cần phải theo dõi để đánh giá hiệu suất hoạt động và được theo dõi thường xuyên, định kỳ hay kết hợp cả hai

Trang 31

Giám sát thường xuyên được thực hiện thông qua việc kiểm tra các hoạt động thường ngày của đơn vị, kiểm tra giám sát các hoạt động hàng ngày của nhân viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình Việc giám sát thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời các hoạt động bất thường, thất thoát, lãng phí gây ảnh hưởng xấu đến đơn

vị

Bên cạnh việc giám sát thường xuyên, đơn vị cần tiến hành kiểm soát định kỳ để

có một cái nhìn khách quan độc lập về tính hữu hiệu của toàn hệ thống Kiểm soát định

kỳ còn giúp cho việc đánh giá lại tính hữu hiệu của việc đánh giá thường xuyên

2.3 Đặc điểm của kiểm soát nội bộ trong bệnh viện công lập

2.3.1 Khái niệm bệnh viện công lập

Bệnh viện công lập là những bệnh viện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước Là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu với chức năng là cung cấp dịch vụ công về y tế cho người dân, đồng thời thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về y tế

2.3.2 Đặc trưng của các bệnh viện công lập

₋ Đây là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, nguồn tài chính hoạt động chủ yếu

từ ngân sách nhà nước

₋ Mục tiêu hoạt động đem lại cho người dân những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất với chi phí hợp lý nhất, mang tính phúc lợi xã hội

₋ Chức năng hoạt động chủ yếu là khám chữa bệnh cho người dân, ngoài ra còn

có chức năng đào tạo nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế

₋ Bệnh viện được tổ chức hết sức khoa học, các khâu khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc được gắn kết chặt chẽ với nhau

2.3.3 Mục tiêu kiểm soát nội bộ ở các bệnh viện công lập

₋ Mục tiêu hoạt động: tối đa hóa lợi ích cộng đồng

Trang 32

₋ Mục tiêu báo cáo: các thông tin tài chính và phi tài chính phải được trình bày và báo cáo trung thực, đáng tin cậy; phải được cung cấp kịp thời và phù hợp với từng đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị

₋ Mục tiêu tuân thủ: phải chấp hành tuân thủ các quy định của Nhà nước và quy

chế của đơn vị

2.3.4 Đặc điểm của kiểm soát nội bộ trong bệnh viện công lập

Lao động trong ngành y tế là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khỏe của con người và tính mạng của người bệnh Chính vì đặc thù này mà vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề y cần phải được đề cao hơn bất kỳ ngành nghề nào khác Tuy nhiên thực tế kết quả của một cuộc điều tra diện rộng cho thấy có đến 70% đội ngũ y bác sĩ vi phạm vấn đề y đức với các biểu hiện: kê đơn thuốc đắt tiền

để hưởng phần trăm hoa hồng của trình dược viên; móc ngoặc chuyển bệnh nhân về phòng khám tư; thiếu tôn trọng bệnh nhân; lơ là, sao nhãng không hoàn thành nghĩa vụ, gây khó khăn cho bệnh nhân để nhận tiền bệnh nhân…

Nguyên nhân của việc vi phạm y đức nói trên theo kết quả phỏng vấn là do lương thấp, do quá tải, trình độ chuyên môn của các bác sỹ không đồng đều cũng như đội ngũ bác sĩ còn thiếu dẫn đến khó tránh khỏi tiêu cực để có được bác sĩ giỏi hơn chữa bệnh cho mình, cho người nhà Đặc biệt, đối với các cở sở y tế công lập, thì lương của bác sĩ được trả theo hệ thống lượng ngạch bậc của nhà nước do đó còn tương đối thấp, việc tuyển dụng bác sĩ vẫn còn có trường hợp dựa trên mối quan hệ quen biết chứ chưa chú trọng đến năng lực chuyên môn…

Ngoài ra, giống như các đơn vị sự nghiệp công lập khác, nguồn kinh phí hoạt động của các bệnh việc công, đặc biệt là các bệnh viện công lập ở các tỉnh lẻ như tỉnh Phú Yên, chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, do đó để sử dụng ngân sách sao cho hợp lý, tránh thất thoát, lãng phí, tham nhũng thì vấn đề đạo đức của những cán bộ trong các bệnh viện công là vấn đề cần quan tâm gắt gao

Trang 33

Chính vì các nguyên nhân kể trên, khi tiến hành xây dựng hệ thống kiểm soát nội

bộ ở các bệnh viện công lập thì cần phải nhấn mạnh rõ tầm quan trọng của giá trị đạo đức

2.4 Lý thuyết nền

2.4.1.Lý thuyết ủy nhiệm

Lý thuyết ủy nhiệm được khởi xướng bởi Micheal C.Jensen và William H.Meckling vào năm 1976 Theo lý thuyết này, mối quan hệ ủy nhiệm như là một hợp đồng mà trong đó bên ủy nhiệm (principal- có thể là một hay nhiều cá nhân) cam kết với bên đại diện (agent) thay mặt họ thực hiện một số công việc nào đó bao gồm cả việc ủy quyền ra quyết định kinh tế cho bên đại diện Trong công ty cổ phần, bên ủy nhiệm hay người chủ sở hữu là các cổ đông thuê nhà quản lý-bên đại diện thực hiện việc kiểm soát và ra các quyết định nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông

Khi người chủ sở hữu thuê bên đại diện quản lý công ty, một vấn đề nảy sinh khi xuất hiện xung đột lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý Nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và có xu hướng quên đi lợi ích của cổ đông khi họ có thể đạt được mức lợi nhuận nào đó Lý thuyết ủy nhiệm nêu ra vấn đề chính là làm thể nào để người đại diện làm việc vì lợi ích cao nhất cho người chủ khi họ có lợi thế về thông tin hơn người chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ông chủ này

Trong các bệnh viện công lập, ban giám đốc chỉ là những người đại diện quản lý bệnh viện và tất cả tài sản của bệnh viện thay cho người chủ sở hữu bệnh viện là Nhà nước Vì vậy, ban giám đốc các bệnh viện có thể có xu hướng đưa ra các quyết định mạng lại lợi ích cho bản thân hơn là lợi ích công cộng; thậm chí nếu như trong quá trình hoạt động của bệnh viện có xảy ra thất thoát tài sản công hay sự cố rủi ro trong quá trình khám chữa bệnh cho người dân thì ban giám đốc cũng sẽ có xu hướng che giấu thông tin để tránh ảnh hưởng đến lợi ích bản thân

Trang 34

Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để ban giám đốc bệnh viện có thể kiểm soát tốt các hoạt động của bệnh viện mình, đồng thời giảm thiểu được hành vi tư lợi của ban giám đốc? Để làm được điều đó đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế kiểm soát, giám sát chặt chẽ các hoạt động của bệnh viện và hành vi của ban giám đốc

Khi áp dụng lý thuyết nói trên vào phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng ban giám đốc tại các bệnh viện, những người được Nhà nước tin tưởng giao quản

lý các bệnh viện công lập, sẽ thực hiện việc xây dựng một hệ thống KSNB đầy đủ và hoạt động hữu hiệu, đáp ứng được việc kiểm soát các hoạt động trong bệnh viện, đảm bảo mọi hành vi của ban giám đốc và công nhân viên của bệnh viện đều đúng pháp luật, tài sản công trong bệnh viện được sử dụng đúng mục đích và bảo vệ an toàn, đảm bảo mọi hoạt động của bệnh viện đều vì mục đích cộng đồng

2.4.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Lý thuyết thông tin bất cân xứng được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1970 bởi G.A.Akerlof Theo lý thuyết này thì thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác, đồng thời bên có nhiều thông tin hơn có những hành vi gây bất lợi cho bên kia Lý thuyết này cũng đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng, chủ yếu tập trung vào ba nội dung: cơ chế phát tín hiệu, cơ chế sàn lọc, và cơ chế giám sát (Hà Xuân Thạch, 2016,trang 27 và 30)

Áp dụng lý thuyết này vào thực tế của luận văn ta có thể thấy: sẽ có xuất hiện hiện tượng thông tin bất cân xứng giữa bệnh viện với người khám bệnh, với các cơ quan nhà nước khác có liên quan (như Sở Y tế, Bộ Y tế, Bộ Tài chính…); thông tin bất cân xứng giữa ban giám đốc bệnh viện với các khoa, phòng trong bệnh viện Trong luận văn này, tác giả kỳ vọng rằng việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, thông qua việc xây dựng và hoạt động đồng bộ của 5 yếu tố cấu thành (đặc biệt là yếu tố giám sát và yếu tố thông tin và truyền thông) sẽ đảm bảo hạn chế được tình

Trang 35

trạng thông tin bất cân xứng,đảm bảo thông tin mà ban giám đốc nhận được cũng như

là các thông tin được cung cấp từ bệnh viện đến các đối tượng bên ngoài là đầy đủ và trung thực, đảm bảo mục tiêu báo cáo tài chính của hệ thống kiểm soát nội bộ

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày tóm tắt về:

₋ Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB trong khu vực công

₋ Hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên lý thuyết nền INTOSAI năm 2013 được cấu thành bởi 5 thành phần: môi trường kiểm soát, đánh ra rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin & truyền thông, giám sát

₋ Đặc điểm của hệ thống KSNB trong các bệnh viện công lập

₋ Một số lý thuyết nền áp dụng trong bài nghiên cứu

Trên cơ sở các lý thuyết đã tóm tắt làm nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu

và là tiền đề để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra trong các chương tiếp theo

Trang 36

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 trình bày các nội dung sau: Khung nghiên cứu của luận văn; Thiết kế nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Kết luận chương 3

3.1 Khung nghiên cứu của luận văn

Khung nghiên cứu của luận văn được xây dựng qua các bước từ việc xác định các

vấn đề nghiên cứu, đề ra các mục tiêu cụ thể, xây dựng cơ sở lý luận, tác giả đề xuất

mô hình nghiên cứu và thang đo cho luận văn Sau đó sử dụng các công cụ thống kê để kiểm chứng mô hình từ đó kết luận vấn đề nghiên cứu, cuối cùng là đưa ra một số kiến nghị Quy trình nghiên cứu được tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý luận:

Các nhân tố cấu thành nên hệ thống KSNB theo INTOSAI ,tính

hữu hiệu của hệ thống KSNB Các nghiên cứu trước đây

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định mô hình nghiên cứu và thang đo

Nghiên cứu định lượng

Xử lý số liệu Phân tích độ tin cậy Phân tích hệ số tương quan EFA

Phân tích hồi quy đa biến

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Trang 37

3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

3.2.1.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các bệnh viện công

Trên cơ sở lý thuyết về KSNB theo INTOSAI 2004 đã tóm tắt ở chương 2, mô hình lý thuyết nghiên cứu được đề xuất gồm năm yếu tố, nhằm phản ánh thực trạng của

hệ thống KSNB trong các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

3.2.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu

a Môi trường kiểm soát

Trong bất kỳ một quy trình hoạt động, kiểm soát nào thì yếu tố con người bao giờ cũng là yếu tố then chốt đem lại thành công cho quy trình đó Đối với hoạt động kiểm soát ở các bệnh viện công lập cũng vậy Nếu như người đứng đầu đơn vị hiểu rõ tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó đưa ra các chính sách, quyết định đúng

Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB

Môi trường kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Hoạt động kiểm soát

Thông tin và truyền thông

Giám sát

Trang 38

kiểm soát nội bộ trong bệnh viện đó mới thực sự có hiệu quả Do đó, tác giả đưa ra gải thuyết như sau:

Giả thuyết H1: Môi trường kiểm soát tốt làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống

KSNB trong các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

b Đánh giá rủi ro

Bệnh viện là môi trường đầy rẫy nguy cơ và rủi ro Những rủi ro này có thể đến

từ các yếu bên trong bệnh viện (vd: sự quản lý thiếu minh bạch, không coi trọng đạo đức nghề nghiệp có thể dẫn đến sự thất thoát nguồn lực của đơn vị; trình độ chuyên môn của các bác sĩ thấp dẫn đến sự nguy hại cho người bệnh hay một chương trình phần mềm thu viện phí bị lỗi có thể dẫn đến thiệt hại tài chính cho người bệnh….) hoặc

do bên ngoài tác động đến (vd: sự ban hành một chính sách bảo hiểm y tế mới có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện,…) Nhưng rủi ro ấy có thể ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động chung của bệnh viện Do đó, đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H2: Việc đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của

hệ thống KSNB trong các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

c Hoạt động kiểm soát

Khi ban lãnh đạo của bệnh viện đưa ra một chỉ thị, quyết định gì thì đồng thời phải có các chính sách và thủ tục để đảm bảo các quyết định, chỉ thị đó được thực hiện Hơn nữa, khi tiến hành đánh giá, nhận diện các rủi ro có thể xảy ra trong quá tình hoạt động của bệnh viện cần phải thiết lập các hoạt động kiểm soát đi kèm để kiểm soát và hạn chế khả năng xảy ra các rủi ro đó đến mức thấp nhất Hoạt động kiểm soát cần có mặt ở khắp mọi nơi và ở mọi cấp độ trong các bộ phận chắc năng của bệnh viện Vì lí

do đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H3: Hoạt động kiểm soát chặt chẽ làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống

KSNB trong các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

Trang 39

d Thông tin và truyền thông

Thông tin và truyền thông nắm vai trò quan trọng đối với hoạt động kiểm soát nội

bộ Nếu các cá nhân, bộ phận cấp dưới không nắm được thông tin chính xác, kịp thời

về các chính sách, quyết định do cấp trên ban hành thì sẽ dẫn đến việc chấm trễ, sai sót trong việc thực hiện Hoặc nếu như cấp trên không được kịp thời báo cáo về các hành

vi sai phạm, thiếu sót của cấp dưới thì dẫn đến việc đưa ra các quyết định, chỉ dẫn thiếu tính kịp thời, hợp lý Tất cả nhưng vấn đề đặt ra ở trên có thể là cho các quy trình hoạt động trong bệnh viện bị chậm trễ Chinh vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H4: Việc nâng cao chất lượng thông tin và các quá trình tuyền thông

góp phần làm tăng tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

e Giám sát

Mục đích của việc kiểm tra, giám sát là nhằm giúp lãnh đạo đơn vị có thể phát hiện ra những sai sót, sai phạm phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị, đồng thời có thể xác định được những khó khăn, vướng mắc, hoặc các điểm yếu kém, chưa phù hợp trong hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó kịp thời khắc phục và sửa chữa Ngoài

ra kết quả kiểm tra giám sát cũng là cơ sở, căn cứ quan trọng cho hoạt động thanh tra, kiểm toán của các đơn vị cấp trên Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H5:Hoạt động giám sát chặt chẽ góp phần làm tăng tính hữu hiệu của

hệ thống KSNB trong các bệnh viện công lập tỉnh Phú Yên

3.2.2 Xây dựng thang đo

3.2.2.1 Thang đo cho các nhân tố của hệ thống KSNB

a Thang đo nhân tố “môi trường kiểm soát”

Nhân tố “môi trường kiểm soát” được ký hiệu là MTKS và được đo lượng bằng 6 biến quan sát sau:

MTKS1:Các quy định về đạo đức nghề nghiệp ngành y, các quy tắc ứng xử được phổ

Trang 40

MTKS2:Bệnh viện có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, phù hợp với

trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân

MTKS3:Bệnh viện có chính sách hỗ trợ để khuyến khích tất cả các nhân viên (cả nhân

viên hành chính, bác sĩ, điều dưỡng…) học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ

MTKS4: Các quy định và biện pháp để giải quyết những nhân viên có trình độ chuyên

môn, năng lực không đáp ứng tình hình công việc hiện tại

MTKS5: Quy trình tuyển dụng của bệnh viện được ban hành công khai và quy định cụ

thể bằng văn bản

MTKS6: Bệnh viện có đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể để khen thưởng và xử

phạt nhân viên

b Thang đo nhân tố “đánh giá rủi ro”

Nhân tố “Đánh giá rủi ro” được ký hiệu là ĐGRR và được đo lường bằng4 biến quan sát sau:

ĐGRR1: Bệnh viện xây dựng mục tiêu hoạt động chung và mục tiêu hoạt động cụ thể

cho từng khoa, phòng

ĐGRR2: Bệnh việnthiết lập cơ chế để nhận diện các rủi ro liên quan đến các hoạt động

trong đơn vị (hoạt động khám chữa bệnh, quản lý tài chính…)

ĐGRR3: Định kỳ, bệnh viện tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng những rủi ro có thể

xảy ra

ĐGRR4: Bệnh viện có thiết lập các biện pháp cụ thể để đối phó với các rủi ro có thể

xảy ra

c Thang đo nhân tố” hoạt động kiểm soát”

Nhân tố “hoạt động kiểm soát” được ký hiệu là HDKS và được đo lường bằng 6 biến quan sát sau:

HDKS1: Các nghiệp vụ trước khi phát sinh đều được phê duyệt bởi người có thẩm

quyền

Ngày đăng: 31/07/2017, 16:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Thị Thanh Tâm (2014), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Tác giả: Cao Thị Thanh Tâm
Năm: 2014
2. Nguyễn Hữu Bình (2014), Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Hữu Bình
Năm: 2014
3. Nguyễn Thị Mai Sang (2015), Đánh giá các yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến chất lượng quản lý của hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Tôn Đức Thắng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá các yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến chất lượng quản lý của hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Sang
Năm: 2015
4. Phạm Hồng Thái (2011), Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành Y tế tỉnh Long An, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành Y tế tỉnh Long An
Tác giả: Phạm Hồng Thái
Năm: 2011
5. Trần Thị Bích Duyên (2014), Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định
Tác giả: Trần Thị Bích Duyên
Năm: 2014
6. Hà Xuân Thạch, Huỳnh Đức Lộng, Nguyễn Trọng Nguyên (2016), Tác động của quản trị công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính
Tác giả: Hà Xuân Thạch, Huỳnh Đức Lộng, Nguyễn Trọng Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2016
7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1, Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2008
8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2008
9. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh- Thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh-Thiết kế và thực hiện
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội. Tiếng Anh
Năm: 2011
10. Amudo, Angella, and Eno L. Inanga. "Evaluation of internal control systems: A case study from Uganda." International Research Journal of Finance and Economics 3 (2009): 124-144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of internal control systems: A case study from Uganda
Tác giả: Amudo, Angella, and Eno L. Inanga. "Evaluation of internal control systems: A case study from Uganda." International Research Journal of Finance and Economics 3
Năm: 2009
12. Charles, E. I. "Evaluation of Internal Control System of Banks in Nigeria." (2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of Internal Control System of Banks in Nigeria
14. Mwachiro, D. B. Effects of internal controls on revenue collection: a case of kenya revenue authority. Diss. University of Nairobi, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of internal controls on revenue collection: a case of kenya revenue authority
15. Jensen, Michael C., and William H. Meckling. "Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure." Journal of financial economics 3.4 (1976): 305-360 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure
Tác giả: Jensen, Michael C., and William H. Meckling. "Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure." Journal of financial economics 3.4
Năm: 1976
17. Saidin, Siti Zabedah. "Impact of the effective internal control system on the internal audit effectiveness at local government level." Journal of Social and Development Sciences 4.1 (2013): 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of the effective internal control system on the internal audit effectiveness at local government level
Tác giả: Saidin, Siti Zabedah. "Impact of the effective internal control system on the internal audit effectiveness at local government level." Journal of Social and Development Sciences 4.1
Năm: 2013
11. Babatunde, Shakirat Adepeju, and Kabiru Isa Dandago. "Internal control system deficiency and capital project mis-management in the Nigerian public sector.&#34 Khác
13. Gamage, Mrs CT, Kevin Low Lock, and A. A. J. Fernando. "A proposed reaserch framework: Effectiveness of internal control system in state commercial banks in Sri Lanka.&#34 Khác
16. Jokipii, Annukka. "Determinants and consequences of internal control in firms Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w