Đặc biệt là các tuyến đường chạy qua vùng núi thường có độ dốc lớn, nền địa chất phức tạp, mức độ chia cắt lớn cùng lượng mưa dồi dào;tình trạng canh tác ở khu vực sườn dốc làm cho hiện
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA ĐỊA LÝ - ĐỊA CHẤT
-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG GIS VÀ PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ TRONG ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÀNH ĐAI RỪNG BẢO
VỆ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH, ĐƯỜNG 9 ĐOẠN CHẠY QUA
HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
ThS Nguyễn Quang Việt Lê Minh Tâm
Thừa Thiên Huế, 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các quý thầy cô giáo trong khoa Địa lý - Địa chất.
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa Học Huế, Ban chủ nhiệm Khoa
và các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Địa lý - Địa chất đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và tri ân đến thầy giáo ThS Nguyễn Quang Việt người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn UBND huyện Đakrông, đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Do còn nhiều hạn chế về kinh nghệm và kiến thức thực tiễn nên không tránh khỏi sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Minh Tâm
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Cấu trúc đề tài 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3
1.1.1 Giới thiệu GIS 3
1.1.2 Phân tích đa tiêu chí 4
1.1.3 Khái niệm vành đai rừng bảo vệ 5
1.1.4 Quy hoạch 5
1.2 VAI TRÒ CỦA ĐAI RỪNG TRONG BẢO VỆ HỆ THỐNG GIAO THÔNG .5 1.2.1 Chống sạt lở hai bên đường 5
1.2.2 Giữ cho nền đường vững chắc 6
1.3 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUY HOẠCH 6
1.3.1 Ứng dụng GIS trong quản lý giao thông 6
1.3.2 Ứng dụng GIS trong quy hoạch vành đai rừng 6
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
1.4.1 Phương pháp thu thập, thống kê số liệu 7
1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa 7
1.4.3 Phương pháp bản đồ 8
1.4.4 Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS 8
1.4.5 Phương pháp AHP 8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH VÀ AN TOÀN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN CHẠY QUA HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ 10
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 10
2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ AN TOÀN VÀ ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG 10
2.2.1 Địa chất 10
Trang 42.2.2 Địa hình 11
2.2.3 Khí hậu 12
2.2.4 Thổ nhưỡng 13
2.2.5 Thảm phủ thực vật 13
2.1.5.1 Thảm thực vật nguyên sinh 13
2.2.5.2 Thảm thực vật thứ sinh 14
2.2.5.3 Thảm thực vật nhân tác 14
2.2.6 Con người 14
2.3 HIỆN TRẠNG ĐƯỜNG HỐ CHÍ MINH VÀ ĐƯỜNG 9 ĐOẠN CHẠY QUA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 15
2.3.1 Sạt lở 15
2.3.2 Xói mòn 16
2.3.3 Nguyên nhân sạt lở, xói mòn 17
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐƯỜNG 9 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÀNH ĐAI RỪNG BẢO VỆ DỰA VÀO GIS VÀ PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ 20
3.1 PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ AN TOÀN HỆ THỐNG GIAO THÔNG 20
3.1.1 Lựa chọn các tiêu chí 20
3.1.1.1 Độ dốc 20
3.1.1.2 Hướng sườn 20
3.1.1.3 Phân cắt sâu 21
3.1.1.4 Độ cao 21
3.1.1.5 Thổ nhưỡng 21
3.1.1.6 Mưa 21
3.1.1.7 Thảm phủ thực vật 22
3.1.2 Phân cấp và phân tích AHP các tiêu chí đánh giá 22
3.1.2.1 Phân cấp các tiêu chí 22
3.1.2.2 Phân tích AHP để xác định trọng số các tiêu chí 24
3.1.3 Đánh giá mức độ an toàn hệ thống giao thông 26
3.2 ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ ĐƠN TÍNH VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN CẤP MỨC ĐỘ AN TOÀN HỆ THỐNG GIAO THÔNG 26
Trang 53.2.1 Xây dựng các bản đồ đơn tính 26
3.2.1.1 Tiêu chí độ dốc 26
3.2.1.2 Tiêu chí lượng mưa trung bình năm 29
3.2.1.3 Tiêu chí về hướng sườn 31
3.2.1.4 Tiêu chí phân cắt sâu 33
3.2.1.5 Tiêu chí thảm phủ thực vật 35
3.1.2.6 Tiêu chí về thổ nhưỡng 37
3.1.2.7 Tiêu chí độ cao 39
3.1.4.2 Xây dựng bản đồ phân cấp mức độ an toàn của hệ thống giao thông 41
3.2.2 Phân tích khu vực cần trồng vành đai bảo vệ rừng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và đường 9 đoạn chạy qua huyện Đakrông 42
3.3 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÀNH ĐAI RỪNG BẢO VỆ HỆ THỐNG GIAO THÔNG Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 51
3.3.1 Những căn cứ khoa học cho việc đề xuất 51
3.3.2 Định hướng quy hoạch vành đai rừng bảo vệ hệ thống giao thông ở địa bàn nghiên cứu 52
3.3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch vành đai rừng 54
3.3.3.1 Giải pháp tài chính 54
3.3.3.2 Giải pháp nâng cao nhận thức 55
3.3.3.3 Giải pháp quản lý đất đai 55
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHP: Analytic Hierarchy Process (Đánh giá đa tiêu chí)
GIS: Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)UBND: Ủy ban nhân dân
DEM: Digital Elevation Model (Mô hình độ cao)
CHDCND: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thang điểm so sánh cặp đôi tiêu chí của Saaty 9
Bảng 3.1 Phân cấp các tiêu chí ảnh hưởng đến sự phát sinh sạt lở, xói mòn 23
Bảng 3.2 Thang điểm đánh giá các tiêu chí phát sinh sạt lở 25
Bảng 3.3 Ma trận so sánh cặp đôi và trọng số các tiêu chí đánh giá [2] 25
Bảng 3.4 Bảng phân cấp độ dốc ảnh hưởng đến sự an toàn 27
Bảng 3.5 Phân cấp lượng mưa trung bình năm ảnh hưởng đến sự an toàn 29
Bảng 3.6 Phân cấp tiêu chí hướng sườn ảnh hưởng đến sự an toàn 31
Bảng 3.7 Phân cấp phân cắt sâu ảnh hưởng đến sự an toàn 33
Bảng 3.8 Phân cấp thảm phủ ảnh hưởng đến sự an toàn 35
Bảng 3.9 Phân cấp thổ nhưỡng ảnh hưởng đến sự an toàn 37
Bảng 3.10 Phân cấp độ cao ảnh hưởng đến sự an toàn 39
Bảng 3.11 Phân cấp chỉ số an toàn 42
Bảng 3.12 Diện tích các cấp an toàn hệ thống giao thông với vùng Buffer 500m 47
Bảng 3.13 Thống kê các loại thảm phủ theo cấp chỉ số an toàn 49
Bảng 3.14 Đề xuất định hướng quy hoạch rừng bảo vệ hệ thống giao thông 53
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Các thành phần của GIS 3
Hình 1.2 Thang điểm so sánh mức độ quan trọng của các tiêu chí 9
Hình 2.1 Xói mòn rãnh ở khu vực đồi xã Húc Nghi [10] 16
Hình 2.2 Trượt lở đất ở sườn núi thuộc xã Tà Long [10] 17
Hình 2.3 Rừng bị khai thác quá mức ở xã A Vao [10] 19
Hình 3.1 Sơ đồ phân cấp tiêu chí độ dốc 28
Hình 3.2 Sơ đồ phân cấp tiêu chí lượng mưa 30
Hình 3.3 Sơ đồ phân cấp tiêu chí hướng sườn 32
Hình 3.4 Sơ đồ phân cấp tiêu chí phân cắt sâu 34
Hình 3.5 Sơ đồ phân cấp tiêu chí thảm phủ 36
Hình 3.6 Sơ đồ phân cấp tiêu chí thổ nhưỡng 38
Hình 3.7 Sơ đồ phân cấp tiêu chí độ cao 40
Hình 3.8 Bản đồ chồng ghép từ bảy bản đồ ứng với bảy tiêu chí 41
Hình 3.9 Tính chỉ số an toàn cho bản đồ chồng ghép 41
Hình 3.10 Đường giao thông được mở trên Arcmap 43
Hình 3.11 Thiết lập biểu tượng tạo Buffer 43
Hình 3.12 Chọn đối tượng cần tạo buffer 44
Hình 3.13 Chọn khoảng cách cần tạo buffer 44
Hình 3.14 Chọn file lưu Buffer 45
Hình 3.15 Buffer sau khi được thành lập 45
Hình 3.16 Cắt bản đồ phân cấp độ an toàn theo Buffer 46
Hình 3.17 Thống kê diện tích cấp an toàn 46
Hình 3.18 Sơ đồ phân cấp mức độ an toàn dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, đường 9 48 Hình 3.19 Bản đồ chồng xếp của thảm phủ và các cấp an toàn ở dạng vector 49
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống sản xuất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngày càngsâu rộng, trong đó có mạng lưới giao thông, đóng một vai trò hàng đầu trong việc đảmbảo, duy trì và nâng cao tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao côngnghệ, giao lưu du lịch văn hoá, đào tạo Tạo điều kiện cho các ngành kinh tế mũi nhọn
và chủ lực phát triển
Giao thông được cải thiện là yếu tố then chốt để cải thiện sự tiếp cận của ngườidân nông thôn đối với các cơ hội xã hội và kinh tế, khi tăng chỉ tiêu vào cơ sở hạ tầngthêm, làm giảm tỉ lệ nghèo Vì vậy cần xây dựng các định hướng và các giải pháp pháttriển hệ thống mạng lưới giao thông đối với sự phát triển kinh tế của mỗi đô thị nóiriêng và của cả nước nói chung
Ở nước ta, sạt lở đường giao thông đang là vấn đề thời sự cấp bách, có sức ảnhhưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân bởi tầm quan trọng của các tuyến đường giaothông, cũng như chi phí tu sửa hàng năm Trên các tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, đường
Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D, Quốc lộ 279… hàng năm xảy ra rất nhiều vụsạt lở trên nhiều đoạn đường Đặc biệt là các tuyến đường chạy qua vùng núi thường
có độ dốc lớn, nền địa chất phức tạp, mức độ chia cắt lớn cùng lượng mưa dồi dào;tình trạng canh tác ở khu vực sườn dốc làm cho hiện tượng sạt lở, xói mòn xảy ra phổbiến ảnh hưởng đến sự an toàn của các hệ thống giao thông tại khu vực có đoạn đường
Hồ Chí Minh và đường 9 chạy qua
Đường Hồ Chí Minh và đường 9 là tuyến đường huyết mạch nối các xã củahuyện Đakrông với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Cửa Việt và huyện A Lưới của tỉnhThừa Thiên Huế Vì có vị trí quan trọng nên ở những khu vực tiếp giáp với tuyến giaothông này, người dân địa phương mà chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số đãtiến hành khai thác tài nguyên đất cho canh tác các loại cây trồng hàng năm trên đất có
độ dốc lớn Do đó, các hiện tượng sạt lở, xói mòn có nguy cơ và thực tiễn diễn ra rấtphổ biến dọc 2 bên tuyến đường Vì vậy cần thiết phải tiến hành biện pháp hạn chế,trong đó, biện pháp quy hoạch vành đai rừng bảo vệ sẽ mang lại nhiều lợi ích như cảitạo cảnh quan, môi trường; chống xói mòn, rửa trôi và hạn chế sạt lở đất và quan trọnghơn là không đòi hỏi kỹ thuật và tiết kiệm kinh phí
Trang 10Phương pháp ứng dụng GIS kết hợp phân tích đa tiêu chí cho phép quản lý vàđánh giá mức độ an toàn của đường giao thông phục vụ định hướng quy hoạch huyệnĐakrông, tỉnh Quảng Trị, một khu vực thường xuyên bị xói mòn, sạt lở; cần thiết phảinâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ một cách tiết kiệm, khoa học Từ
đó, với hi vọng góp phần làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ hệ thống giao thông một
cách tiết kiệm và khoa học, tác giả quyết định chọn đề tài: “ Ứng dụng GIS và phân
tích đa tiêu chí trong định hướng trong quy hoạch vành đai rừng bảo vệ đường Hồ Chí Minh, đường 9 đoạn chạy qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ
a) Mục tiêu
Đề tài nghiên cứu nhằm định hướng không gian quy hoạch vành đai rừng bảo vệđường Hồ Chí Minh và đường 9 - đoạn chạy qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, gópphần vào việc cải thiện cảnh quan và môi trường
b) Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
- Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự an toàn của
hệ thống giao thông ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
- Lựa chọn các tiêu chí đánh giá những khu vực giao thông cần bảo vệ bởi vànhđai rừng
- Ứng dụng GIS và AHP để đánh giá những khu vực dọc tuyến giao thông cầnbảo vệ bởi vành đai rừng (đường Hồ Chí Minh và đường 9)
- Đề xuất các giải pháp phục vụ quy hoạch vành đai rừng dọc tuyến đường HồChí Minh và đường 9 ở khu vực nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướngquy hoạch vành đai rừng bảo vệ đoạn đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện Đakrông,tỉnh Quảng Trị
b) Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đoạn đường Hồ Chí Minh và đường 9 chạy qua huyệnĐakrông, tỉnh Quảng Trị
- Về thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài ở giai đoạn 2011- 2016
- Về nội dung: Chỉ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến các khu vực cần trồngvành đai rừng
4 Cấu trúc đề tài
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Trang 11Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định và an toàn đường
Hồ Chí Minh, đường 9 đoạn chạy qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Đánh giá mức độ an toàn đường Hồ Chí Minh và đường 9 phục vụđịnh hướng quy hoạch vành đai rừng bảo vệ dựa vào GIS và phân tích đa tiêu chí
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Giới thiệu GIS
Hệ thống thông tin địa lý GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tíchcác sự vật, hiện tượng thực trên trái đất Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữliệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa
lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ
Từ vài thập niên trở lại đây, công nghệ GIS đã có những bước phát triển và ứngdụng không chỉ trong lĩnh vực địa lý, mà trong nhiều lĩnh vực khác của khoa học vàcủa cuộc sống hàng ngày như: đô thị hóa, thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng, bản đồđiện tử, hoạt động quân sự v.v Hiểu theo cách đơn giản nhất, GIS bao gồm các lớpthông tin về một địa điểm nhằm tăng thêm khả năng hiểu biết về địa điểm này Từ mộtgóc độ khác GIS là sự ứng dụng liên giao giữa công nghệ thông tin và lý thuyết địa lý.Một trong những thế mạnh của công nghệ địa tin học này là khả năng bản đồ hóa(mapping) các thông tin và các kiểu cơ sở dữ liệu khác nhau nhằm đưa ra một bộ cơ sở
dữ liệu cho phép người sử dụng có thể lưu trữ, xử lý, phân tích, lựa chọn, loại trừthông tin v.v…, nói chung là hàng loạt các thao tác liên quan đến thông tin, để phục vụcho một mục đích chuyên biệt nào đó Tại Việt Nam, công nghệ GIS được thí điểmkhá sớm và được sử dụng phổ biến để quản lý nhiều lĩnh vực Từ năm 1995, Bộ Khoahọc và Công nghệ đã thành lập dự án Hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tàinguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, tạo điều kiện cho nhiều cơ quan trong cảnước tiếp cận với công nghệ thông tin địa lý (GIS) [7]
GIS được hình thành bởi 5 thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, conngười và phương pháp
Trang 12Hình 1.1 Các thành phần của GIS
- Phần cứng: Phần cứng là một hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động.Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủtrung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên mạng
- Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết đểlưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lí Các thành phần chính trong phần mềm
- Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong hệ GIS là dữ liệu Các dữliệu địa lí và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặcmua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian vớicác nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lí
- Bản đồ: Bản đồ địa hình với các đường đồng mức và những đặc điểm địa hình
và các bản đồ có liên quan khác với các vật thể được số hóa bởi bản đồ hoặc scanner
- Không ảnh (Aerial photographs) Phân tích hoặc kĩ thuật quan trắc thì rất đắttiền nhưng đây là phương pháp tốt nhất để cập nhật dữ liệu
Trang 13- Ảnh vệ tinh (Satellite image): Ảnh vệ tinh hoặc cơ sở dữ liệu có thể giúp cho
sự phân loại các kiểu sử dụng đất, mô hình độ cao (DEM), cập nhật mạng lưới
- Khảo sát thực địa bằng GPS: Tổng các địa diểm khảo sát nằng GPS sẽ hiện đạihóa trong việc khảo sát bề mặt Nó rất chính xác nhưng rất tồn kém để đi tất cả các nơitrong vùng nghiên cứu
Thực tế cho thấy trình độ ứng dụng GIS tại Việt Nam nói chung chưa đạt mứcphát triển cao trên thế giới, hiện chỉ đạt trung bình Cơ sở dữ liệu còn chưa đồng bộ vàthiếu tính liên kết Các cơ quan tự tạo lập dữ liệu qua quá trình nghiên cứu triển khai
cụ thể nên hệ thống dữ liệu cũng đã tản mát, khó tập trung Số liệu của ngành thống kêrất cần thiết để sử dụng chung cho các ngành nhưng không đủ chi tiết
1.1.2 Phân tích đa tiêu chí
Phân tích quyết định nhiều tiêu chí (MCE) là một nhóm các kỹ thuật hỗ trợ cácnhà ra quyết định xây dựng cơ cấu các quyết định đa diện và đánh giá các lựa chọnthay thế Nó đã được sử dụng trong khoảng hai thập kỷ với hệ thống thông tin địa lý(GIS) để phân tích các vấn đề không gian [2]
Đánh giá đa tiêu chí (MCE) là hoạt động hỗ trợ quyết định cơ bản nhất trong hệthống thông tin địa lý Hệ thống thông tin địa lý (GIS) cung cấp cho người ra quyếtđịnh một bộ công cụ mạnh mẽ để thao tác và phân tích thông tin không gian Tuynhiên, chức năng của GIS được giới hạn trong các phân tích xác định nhất định trongcác lĩnh vực ứng dụng chính như tìm kiếm không gian Việc tích hợp các kỹ thuậtđánh giá đa tiêu chí MCE với GIS được chuyển tiếp như cung cấp cho người dùng cácphương tiện để đánh giá các phương án khác nhau dựa trên các tiêu chí và mục tiêuxung đột và nhiều mục tiêu [2]
1.1.3 Khái niệm vành đai rừng bảo vệ
“Vành đai rừng” là thuật ngữ chỉ những vùng đất trồng rừng để bảo vệ các côngtrình xây dựng, khu dân cư, đường giao thông… với những khoảng cách nhất định.Các vành đai rừng dọc khu vực đường bờ biển Đông Nam Á, bao gồm cả khu vựcrừng đước, được coi là vùng đệm và giúp hạn chế những thiệt hại lớn về người trongtrận Sóng thần kinh hoàng tháng 12/2004 [13]
1.1.4 Quy hoạch
Quy hoạch là một phạm vi rộng của sự hoạch định, là một công cụ để làm mộtviệc có chủ đích, có thể dùng làm công cụ quản lý, có thể dùng làm đòn bẩy kích thíchđầu tư, có thể dùng làm kế hoạch thực thi một ý định, hoặc cũng có thể là một công cụgiáo dục, tăng cường nhận thức của cộng đồng, hoặc thậm chí là một công cụ để pháhủy, đàn áp và hủy hoại môi trường
Trang 141.2 VAI TRÒ CỦA ĐAI RỪNG TRONG BẢO VỆ HỆ THỐNG GIAO THÔNG 1.2.1 Chống sạt lở hai bên đường
Hai tác nhân chính gây ra các vụ sạt lở trên các tuyến đường miền núi chính là dotác động mạnh mẽ của dòng chảy mặt, của mưa lớn và kết cấu thiếu vững chắc của nềnđất đá Vì vậy giải pháp để giảm thiểu nguy cơ sạt lở là cần giảm tác động của dòngchảy mặt, giảm động năng của hạt mưa đồng thời cải tạo và gắn kết các hạt đất hai bên
ta luy của tuyến đường
Đất nước chúng ta không hề thiếu những loại cây xanh, thậm chí có một số loài
cỏ nếu trồng ven đường cũng hạn chế được sạt lở Vậy thì chủ trương trồng cây xanhven đường giao thông, chống sạt lở là việc cần phải tính tới và phải làm ngay Bởi nếulàm tốt mô hình này thì vừa hạn chế tốn kém vừa tạo cảnh quan môi trường xanh chođịa phương [3]
Trang 151.2.2 Giữ cho nền đường vững chắc
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: Ở vùng có đủ rừng thìdòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng
ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vậthọc của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì Rừng lại liên tục tạo chất hữu
cơ Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn củavùng đất không có rừng Điều đó chứng tỏ mức độ quan trọng của rừng trong việc giữđất và cải tạo đất [3]
1.3 ỨNG DỤNG GIS TRONG QUY HOẠCH
1.3.1 Ứng dụng GIS trong quản lý giao thông
Trong ngành giao thông vận tải, hệ thống GIS đã được áp dụng thực tế vào một
số yêu cầu cụ thể về quản lý cơ sở hạ tầng giao thông cũng như quản lý phương tiệngiao thông theo thời gian thực Phần mềm GIS được sử dụng phổ biến là MapInfo
Hệ thống ứng dụng GIS trong việc quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cung cấpcho người quản lý, lãnh đạo những thông tin đặc thù mà rất khó có thể cung cấp bởicác hệ thống khác như mối tương quan giữa hạ tầng giao thông với các đối tượng địa
lý Vì thế việc ứng dụng GIS trong việc quản lý hạ tầng giao thông đường bộ là khôngthể tách rời
Việc phát triển và quản lý mạng lưới giao thông đường bộ ở huyện ở nước ta, vẫncòn nhiều hạn chế: quản lý thông tin rời rạc, chưa khoa học; công nghệ thấp; cơ chế,chính sách, quy hoạch còn thiếu và chưa đồng bộ; một số quy định chưa cụ thể và khảthi; công tác thực thi pháp luật còn hạn chế ;… Điều này đặt ra bài toán cho công tácquản lý, nhất là trong việc quản lý hiện trạng, thông tin quy hoạch mạng lưới giaothông đường bộ Nếu chỉ bằng những phương pháp khai thác thông tin truyền thốngqua bảng biểu, đồ thị, người lãnh đạo sẽ rất khó khăn cho việc xác định thông tin chitiết các tuyến đường, thông tin liên quan đến đơn vị hành chính, phạm vi triển khai,thông tin qui hoạch… Để khắc phục những tồn tại trên, hệ thống GIS là hệ thống thíchhợp nhất để cung cấp thông tin tổng quan về hiện trạng cơ sở hạ tầng được triển khaimang tính không gian địa lý Hệ thống GIS được xây dựng sẽ mang đến cho ngườiquản lý điều hành những thông tin toàn diện về hiện trạng hạ tầng giao thông đường
bộ gắn với vị trí địa lý, dữ liệu được cung cấp dưới dạng đơn giản và xúc tích nhưngvẫn đầy đủ thông tin
1.3.2 Ứng dụng GIS trong quy hoạch vành đai rừng
Trang 16GIS ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng như một công cụ trong tiến trình quyhoạch GIS giúp tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng những khối lượng lớn dữ liệu và vậndụng các dữ liệu đó để chọn lựa, cập nhật, kết hợp, đưa thành mô hình các câu hỏi
“Điều gì xảy ra nếu như” (what if) và thể hiện thông tin lên bản đồ Điều cốt yếu củaGIS là khả năng tập hợp và quản lý các dữ liệu liên ngành lại với nhau và thể hiện nómột cách rõ ràng và ngắn gọn theo nhiều cách khác nhau, giảm thiểu chi phí thu thập
và quản lý thông tin dữ liệu
Hệ thống GIS trong quy hoạch vành đai rừng được tổng hợp bao gồm nhiều lớpthông tin như: Môi trường gồm đất, địa lý, nguồn nước, thực vật, đời sống; sơ sở hạtầng, công trình giao thông và hệ thống thông tin liên lạc mà cụ thể ở đây là thông tin
về đường giao thông; thông tin về kinh tế xã hội: Công nghiệp, thương mại, giáo dục,sức khỏe, phúc lợi, chỉ dẫn công cộng, phân bố dân cư để đánh giá và phân cấp mức
độ an toàn cho khu vực nghiên cứu [5]
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập, thống kê số liệu
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, của huyện Đakrôngcác nghiên cứu về bảo vệ hệ thống giao thông Bên cạnh đó, tác giả đã hệ thống hóacác bản đồ, tài liệu…đã thu thập được Phương pháp này giúp cho việc thu thập dữliệu được nhanh chóng, đồng bộ Việc thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu vừatránh được trùng lặp, vừa thừa kế các kết quả nghiên cứu từ trước, từ đó biết được cácthiếu sót của các nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu ở mức độ cao hơn.Nguồn dữ liệu thống kê bao gồm:
- Thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu trữ
- Thống kê qua khảo sát, đo đạc các chỉ tiêu về xây dựng đô thị
- Thống kê qua đo đếm, tính toán trên bản đồ Đây là phương pháp rất quan trọng
vì các số liệu thu thập được có tính đồng bộ và tương đối đầy đủ
1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa là phần công việc rất quan trọng, là cơ sở của việcnghiên cứu đề tài Đây là phương pháp truyền thống đươc sử dụng rộng rãi trong địa lý
và có thể xem là một phương pháp không thể thiếu được khi nghiên cứu chi tiết mộtlãnh thổ nào đó Trong quá trình thu thập số liệu làm khóa luận, tác giả đã:
- Tiến hành khảo sát, đo đạc và thu thập các số liệu về địa hình, thảm thực vật,hiện trạng sạt lở, xói mòn
- Kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình nội suy hay tínhtoán trong phòng
Trang 17Công tác khảo sát thực địa được thực hiện tại hai bên đoạn đường Hồ Chí Minh
và đường 9 chạy qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
Trang 181.4.3 Phương pháp bản đồ
Trong nghiên cứu về quy hoạch vành đai rừng bảo vệ đường giao thông, để xácđịnh các thông số đầu vào cho mô hình đòi hỏi phải sử dụng bản đồ Đặc biệt, trongđánh giá liên hệ giữa các thông số được thể hiện ở các bản đồ: bản đồ hành chính, bản
đồ khí hậu 2011, bản đồ thực phủ 2011 Ngoài ra, bản đồ còn giúp tác giả thực hiệncác công tác ngoại nghiệp như: Vạch tuyến khảo sát, các phương án quy hoạch giúpcho các nhà quản lý đưa ra những quyết định về tổ chức đánh giá hệ thống giao thôngmột cách nhanh chóng và hiệu quả
Đây là phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu quy hoạch vành đai rừngbảo vệ, cho phép phân tích, thống kê, tính toán đơn giản
1.4.4 Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS
Đây là phương pháp chính trong đánh giá hiện trạng sạt lở, phân tích thống kêcác kết quả nghiên cứu Phần mềm ArcGIS 10.1 hoặc 10.2 được sử dụng để lượng hóacác thông tin trong bản đồ đơn tính hành các trị số Sử dụng dữ liệu GIS để xác địnhcác điểm sạt lở ở hai gần và hai bên đoạn đường Hồ Chí Minh Sử dụng các công cụGIS để đánh giá so sánh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đường giao thông đểquy hoạch rừng bảo vệ
1.4.5 Phương pháp AHP
AHP là một kỹ thuật tạo quyết định, nó giúp cung cấp một tổng quan về thứ tựsắp xếp của những lựa chọn thiết kế và nhờ vào nó mà ta tìm được một quyết định cuốicùng hợp lý nhất AHP giúp những người làm quyết định tìm thấy cái gì là hợp lý nhấtcho họ và giúp họ việc hiểu những vấn đề của mình
Từ khi được đề xuất bởi T Saaty trong những năm 1980, đến nay AHP đã trởthành phương pháp phân tích đa chỉ tiêu hay được sử dụng nhất vì nó khá đơn giản, cótính khách quan khá cao và phù hợp với tư duy con người Quá trình thực thi của AHPgồm 4 bước chính:
1 Phân rã một tình huống phi cấu trúc thành các thành phần nhỏ
2 Sắp xếp các thành phần hay các tiêu chí theo một thứ tự phân cấp
3 Gán giá trị số cho những so sánh chủ quan về mức độ quan trọng của các chỉtiêu Việc so sánh này được thực hiện giữa các cặp chỉ tiêu với nhau và được tổng hợplại thành một ma trận vuông cấp n, trong đó phần tử aij thể hiện mức độ quan trọng củacác chỉ tiêu ở hàng I so với chỉ tiêu ở cột j Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đượcđánh giá dựa trên ý kiến của các chuyên gia theo thang điển như trên hình 1.2
4 Tính toán và tổng hợp các kết quả để lựa chọn ra tiêu chí có mức độ quantrọng cao nhất thông qua 2 bước:
Trang 19- Chuẩn hóa ma trận mức độ quan trọng của các tiêu chí bằng cách lấy giá trị củamỗi ô trong một cột chia cho giá trị tổng của cột đó;
- Tính giá trị trung bình của từng dòng trong ma trận cho ra trọng số tương ứngcủa từng tiêu chí
1/9 1/7 1/5 1/3 1 3 5 7 9
Hình 1.2 Thang điểm so sánh mức độ quan trọng của các tiêu chí
(các giá trị trung gian là 1/2, 1/4, 1/6, 1/8, 2, 4, 6, 8)
a) Cách tính AHP:
- Các câu hỏi được đặt ra là X1 có lợi hơn, thoả mãn hơn, đóng góp nhiều hơn,vượt hơn, … so với X2, X3, Xn… bao nhiêu lần;
- X1 X2, X3,…,Xn là nhân tố tác động đến đối tượng
Các câu hỏi rất quan trọng, nó phải phản ánh mối liên hệ giữa các thành phần củamột mức với tính chất của mức cao hơn
Dùng thang đánh giá từ 1 - 9 như bảng 1.1
Bảng 1.1 Thang điểm so sánh cặp đôi tiêu chí của Saaty
1 Có tầm quan trọng như nhau Hai thành phần có tính chất bằng nhau
3 Quan trọng ít Kinh nghiệm và nhận định hơn
5 Quan trọng nhiều Nghiêng về một thành phần hơn thành phần kia
7 Quan trọng hơn rất nhiều Một thành phần được ưu tiên rất nhiều hơn cái
kia và được biểu lộ trong thực hành
9 Tuyệt đối quan trọng hơn Sự quan trọng hơn hẳn ở trên mức có thể
2, 4, 6, 8 Khoảng trung gian giữa các
mức độ trên
Cần sự thỏa hiệp giữa hai mức độ nhận định
(Nguồn: M Berrittella và ctv, 2007)Sau đó dùng công cụ AHP Priorities để tính trọng số của từng tiêu chí
Vôcùngquantrọnghơn
Rấtquantrọnghơn
Quantrọngnhiềuhơn
Quantrọnghơn
Quantrọngnhưnhau
Ítquantrọnghơn
Ítquantrọngnhiềuhơn
Rất
ítquan
Trang 20CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC
ĐỘ ỔN ĐỊNH VÀ AN TOÀN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN CHẠY QUA HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Đakrông là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị, trung tâm huyện lỵcách thành phố Đông Hà 41 km, với hơn 53,8 km đường biên giới chung với nướcCHDCND Lào, có cửa khẩu quốc gia La Lay, chiến khu cách mạng Ba Lòng trong haithời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Lãnh thổ Đakrông được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 16017’55’’ đến 16049’12’’
vĩ độ Bắc và từ 106044’01’’ đến 107014’15’’ kinh độ Đông
- Phía Bắc giáp huyện Gio Linh và Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị;
- Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và nước CHDCND Lào;
- Phía Đông giáp huyện Triệu Phong và Hải Lăng thuộc tỉnh Quảng Trị;
- Phía Tây giáp huyện Hướng Hóa thuộc tỉnh Quảng Trị và nước CHDCND Lào.Toàn huyện có 13 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 122.332,24 hachiếm 25,83% diện tích tỉnh Quảng Trị Trên địa bàn huyện có mạng lưới giao thôngđường bộ chạy qua như Quốc lộ 9 - Tuyến đường xuyên Á nối Việt Nam - Lào - TháiLan - Mianma và đường Hồ Chí Minh Đây là 2 tuyến đường giao thông quan trọng vàthuận lợi nối với Quốc lộ 1A, cảng Cửa Việt, đường sắt, các cửa khẩu (Lao Bảo, LaLay, A Lưới…) Ngoài ra, huyện còn có hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ điều kiệnthúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đakrông mà còn là cầu nốicho sự phát triển các địa phương khác
Vì có vị trí địa lý như trên nên lãnh thổ Đakrông có khí hậu khắc nghiệt vớilượng mưa và nền nhiệt lớn, nên gây hư hại đến hệ thống giao thông, đặc biệt là đoạnđường Hồ Chí Minh và đường 9
2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ AN TOÀN VÀ ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG GIAO THÔNG
2.2.1 Địa chất
Trang 21Nằm trong dãy Trường Sơn Bắc hùng vĩ, huyện Đakrông thuộc đơn vị cấu trúcđịa chất uốn nếp Bắc Trường Sơn nên mang nhiều nét đặc thù trong địa chung củatoàn vùng Tổng thể cấu trúc gồm 27 phân vị địa tầng và 9 phức hệ macma có tuổi từProteozoi muộn đến Kainozoi.
Các hoạt động phá hủy kiến tạo và lịch sử phát triển địa chất nói chung ở đây rấtphức tạp, mang tính chất chồng lặp lên các yếu tố địa chất Chính sự phức tạp về cấutrúc địa chất đã tạo ra ở đây một nền nham thạch kém đồng nhất Trong vùng có đầy
đủ 3 nhóm đá chính là: macma, trầm tích hỗn hợp và biến chất
- Nhóm đá macma: Trong nhóm đá macma thì các đá macma thì các đá macmaaxit có diện tích lớn và phân bố hầu như đều khắp lãnh thổ Các đá macma bazơ phuntrào chủ yếu vào cuối Neogen đến kỷ Thứ tư tạo nên các vùng đất đỏ bazan với tầngdày có nơi đến hàng chục mét
- Nhóm đá trầm tích hỗn hợp: Bao gồm các loại đá phiến sét xen bột kết, cát kết,
đá phiến silic phân bố rộng khắp
- Nhóm đá biến chất bao gồm phiến sét, phiến mica và gơnai Đây là nhóm đábiến chất nhiệt tiếp xúc với đá macma xâm nhập của các khối granit, có diện tích đáng
kể và phân bố ven rìa của các khối granit
Sự khác biệt về mẫu chất (đá mẹ để hình thành đất) theo không gian lãnh thổ làtiền đề tạo nên tính đa dạng của nền tảng dinh dưỡng đất và góp phần phân hóa tạo racác loại cảnh quan Đồng thời, cấu trúc địa chất và vận động kiến tạo đã gián tiếp phânhóa “nền nhiệt - ẩm” thông qua độ cao địa hình và hướng sườn [6]
Như vậy, việc xem xét cấu trúc địa chất, đặc điểm nham thạch và vận động kiếntạo của một lãnh thổ cho phép xác định vai trò, chức năng và động lực phát triển củachúng trong tành tạo cảnh quan Đồng thời đây là cơ sở để nghiên cứu địa hình cùngcác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước ngầm và tài nguyên đất
2.2.2 Địa hình
Nhìn chung địa hình của Đakrông là đồi núi cao bị chia cắt mạnh bởi các sôngsuối và hệ thống sông Đakrông, sông Quảng Trị Đỉnh cao nhất là đỉnh Kovaladut cao1.251m so với mặt nước biển nằm ở phía Đông Nam của huyện và thấp nhất là bãi bồiven sông Ba Lòng chỉ 25m Toàn huyện chia làm 3 dạng địa hình chính:
- Dạng địa hình thung lũng hẹp: Phân bố ở các xã Hướng Hiệp, Mò Ó, TriệuNguyên, Ba Lòng, Hải Phúc và một số ở Tà Rụt Đây là dạng địa hình khá bằng phẳngnằm giữa các vùng đồi núi, được hình thành do sự hạ lún tương đối ở các phần trungtâm của hoạt động đứt gãy song song phương Tây Bắc - Đông Nam Phần rìa thung
Trang 22lũng chủ yếu là phát triển các dạng địa hình đồi Dọc thung lũng chỉ có tích tụ bãi bồi
và bậc thềm nhỏ hẹp
- Dạng địa hình đồi núi thấp: Dạng địa hình này có độ dốc 8 - 20° với độ cao địahình từ 150 - 300m Thành phần đất đá khá đa dạng nhưng chủ yếu là đá trầm tích.Hình thái bề mặt là dạng bán bình nguyên lượn sóng Ở đây có phun trào bazan, cácđồi bazan không liên tục mà bị xen kẽ Địa hình phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc vàĐông Bắc huyện (Hướng Hiệp, Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc, Đakrông vàrãi rác ở một số xã phía Nam dọc sông Đakrông)
- Dạng địa hình đồi núi cao: Địa hình có độ cao trung bình 600 - 800m, độ dốckhá lớn 20 - 30°, quá trình xâm thực rửa trôi mạnh Thành phần đất đá chủ yếu là các
đá xâm nhập axit, đá biến chất, đá trầm tích Địa hình cao, dốc nên bị xói mòn mạnh.Hình thái đường sống núi từ răng cưa thoải đến lượn sóng Dạng địa hình này đượcphân bố hầu hết ở các xã trong huyện nhưng chủ yếu là ở xã Ba Nang, Tà Long, HúcNghì, A Vao, Tà Rụt, A Bung, A Ngo [6]
Như vậy, địa hình ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn Điều này
có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xói mòn tiềm năng của phần lớn diện tích lãnh thổ
2.2.3 Khí hậu
Lãnh thổ Đakrông nằm trọn trong vòng đai nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nên thừahưởng một chế độ bức xạ phong phú và một nền nhiệt cao Các tháng mùa hạ có số giờnắng trung bình từ 200 - 250 giờ/tháng và mùa đông cũng đạt từ 80 - 100 giờ/tháng
Do có số giờ nắng nhiều nên lượng bức xạ hàng năm ở đây cũng rất lớn, khoảng từ
125 - 130 Kcal/cm2
Về hoàn lưu khí quyển, Đakrông chịu tác động mạnh mẽ của hoàn lưu gió mùakhu vực Đông Nam Á Về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc và frontcực, còn mùa hè chịu tác động của gió Tây Nam khô nóng và front hội tụ nhiệt đới.Đồng thời, cùng với sự chi phối của biển và địa hình dãy Trường Sơn nên về mùaĐông ở đây có thời tiết lạnh và mưa, mùa hè có thời tiết nóng và khô Đôi khi sự hoạtđộng của front hội tụ làm cho thời tiết bị nhiễu động gây gió xoáy, mưa lớn và bão
Về chế độ gió: Đakrông chịu sự khống chế của hai loại gió mùa chính là gió mùađông và gió mùa hạ Tuy nhiên, do điều kiện lãnh thổ có dãy Trường Sơn vuông gócvới hướng gió Đông Bắc về mùa đông và Tây Nam về mùa hạ nên hướng gió thịnhhành bị lệch chút ít so với hướng ban đầu và ở mỗi nơi có khác nhau Đầu và cuối mùa
hạ là thời kỳ tranh chấp của hai mùa gió của tháng chuyển tiếp, thông thường là tháng
IV và tháng VII (Gió có tốc độ trung bình năm từ 2,5 - 3,9 m/s và ít thay đổi giữa cáctháng Tốc độ gió cực đại trong năm đạt tới 35 - 40 m/s thường xảy ra trong các trận
Trang 23dông tố, cơn lốc hoặc bão
- Về chế độ nhiệt, các vùng đều có nhiệt độ trung bình năm từ 18 - 240C Do quyluật đai cao nên nhiệt độ có sự thay đổi theo các bậc địa hình Mùa đông nhiệt độ giảmnhanh hơn so với mùa hạ Biên độ nhiệt năm cũng có sự biến động theo độ cao vàcàng lên cao biên độ càng nhỏ
Số ngày mưa cũng có sự phân hoá: Ở Đông Hà quan sát được 154 ngàymưa/năm, còn ở Khe Sanh có đến 188 ngày mưa/năm
Khả năng mưa lớn ở sườn Đông Trường Sơn qua số liệu quan trắc lượng mưangày lớn nhất cũng khá cao Từ 2010 - 2015 ở Đông Hà quan sát thấy:
- 19 ngày có lượng mưa trên 200mm, trong đó có 11 ngày rơi vào tháng X
- 8 ngày có lượng mưa trên 300mm, trong đó có 6 ngày rơi vào tháng X
- 2 ngày có lượng mưa trên 400mm và đều xuất hiện vào tháng X
Ở sườn Tây Trường Sơn tình hình mưa khác hơn nhiều:
- 11 ngày có lượng mưa đạt trên 200mm (tháng X có 4 ngày)
- 1 ngày có lượng mưa trên 300mm (rơi vào tháng IX/1990)
- Không có ngày nào xuất hiện mưa trên 400mm
Như vậy, ở miền Tây Đakrông khả năng mưa lớn thấp hơn nhiều so với phầnĐông, kể cả con số thống kê về số ngày có lượng mưa trên 100mm [10]
2.2.4 Thổ nhưỡng
Với sự chi phối của trắc lượng hình thái địa hình và tính chất phức tạp của nền nhamnên ở lãnh thổ có lớp phủ thổ nhưỡng rất đa dạng Kích thước hạt là một yếu tố quantrọng đối với khả năng xói mòn Những hạt có kích thước to đòi hỏi một lực lớn để dichuyển chúng Tuy nhiên, những hạt có kích thước nhỏ hơn 0.06 mm sẽ hạn chế xói mònbởi sự dính kết của các phần tử Để phân tích sự ảnh hưởng của đất đến sạt lở, xói mòn đềtài sử dụng tính chất thành phần cơ giới để đánh giá Dựa vào tính kháng xói của đất (K)tương ứng với các loại thành phân cơ giới thể hiện trong bản đồ thổ nhưỡng theo bảng tracủa cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ (EPA – Evironmental Protection Agency)
Trang 242.1.5.1 Thảm thực vật nguyên sinh
Với sự tác động của con người, thảm thực vật nguyên sinh chỉ còn lại ở những khuvực núi cao, xa xôi và được bảo tồn tương đối tốt ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông.+ Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, cây lá rộng ít bị tác động với cácquần xã ưu thế: Huỷ.nh (Heritiera cochinchinensis), Gội (Amoora gigantea), Sao mặtquỷ (Hopeamollissima), Bưởi bung (Macclyrodendron), Bứa (Garcinia planchonii),Muồng đen (Cassia siamea), các loài Sung, Đa (Ficus sp)
+ Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, cây lá rộng, ít bị tác động với cácquần xã ưu thế: Gụ (Sindora tonkinensis), Xoay (Dialium cochinchinensis), Lim xẹt(Peltophorum pterocarpum), Huỷnh (Heritiera cochinchinensis), Vấp (Mesua frerea),Sau sau (Liquidambra formosana), Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata)
+ Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh cây lá rộng có cây gỗ rải rác với quần xã
ưu thế: Hu, Thành Ngạnh, Thao kén, Mán đỉa, Lá nến, Sim, Mua, Mâm xôi
+ Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh cây lá rộng không có cây gỗ với quần xã
ưu thế: Sim, Mua, cỏ Lào, Chổi xể
2.2.5.3 Thảm thực vật nhân tác
a Các loại cây trồng hàng năm:
- Lúa: Phân bố rải rác khắp các xã với diện tích 2.248,01 ha chiếm 41,48% diệntích đất sản xuất nông nghiệp và 2,32% diện tích đất nông nghiệp của huyện
- Đồng cỏ: Đất có diện tích rất nhỏ 7,58 ha chiếm 0,01% diện tích đất nôngnghiệp và chỉ phân bố ở xã Tà Long
- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích 1.409,98 ha với cây trồng chủ yếu làngô, lạc, vừng, thuốc lá, các loại đậu, rau màu,… phân bố rộng khắp cả huyện
b Các loại cây lâu năm:
Có diện tích 1.753,72 ha chiếm 32,36% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.Trong đó, đất trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, hồ tiêu,…) là 878,88 ha, đấttrồng cây ăn quả (chuối, mít, cam, bưởi, dứa,…) 52,77 ha và đất trồng cây lâu nămkhác 822,07 ha Phân bố đều khắp cả huyện và tập trung diện tích lớn ở các xã A Bung
Trang 25(872,97 ha), Hướng Hiệp (104,57 ha), Tà Long (94,82 ha), Ba Lòng (92,43 ha), thịtrấn Krông Klang (91,53 ha),…
Hiện nay, người dân đã tiến hành canh tác ở những khu vực đất bằng và trên nhữngdiện tích sườn đồi gần khu vực dân cư Tuy nhiên, với trình độ dân trí thấp, tập quán canhtác lạc hậu nên hầu hết các diện tích đất canh tác đồi núi đều còn những bất cập:
- Người dân tộc vẫn còn thói quen khai hoang diện tích cho trông trọt bằngphương pháp đốt nương làm rẫy, sau một vài vụ lại bỏ hoang;
- Trồng các loại cây hàng năm trên diện tích đồi núi có độ dốc quá lớn (phổ biếntrên 150) nhưng hầu hết không có các biện pháp chống xói mòn;
- Phương thức canh tác “chọc lỗ, trĩa hạt”, phụ thuộc vào độ phì tự nhiên; không
bổ sung chất dưỡng cho đất
Nhìn chung, tài nguyên đất đã bị con người khai thác tương đối mãnh liệt, đặcbiệt là những khu vực đồi núi gần các khu dân cư đã gây ra những tác động to lớn đếnquá trình suy thoái đất Trong đó, những biện pháp canh tác lạc hậu đã và đang thúcđẩy quá trình xói mòn diễn ra phổ biến trên toàn diện tích canh tác đồi núi
2.3 HIỆN TRẠNG ĐƯỜNG HỐ CHÍ MINH VÀ ĐƯỜNG 9 ĐOẠN CHẠY QUA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.3.1 Sạt lở
Sạt lở là một dạng tiêu biểu của tai biến môi trường do các quá trình địa động lựcngoại sinh với tính chất hiểm họa Tuy nhiên những hiểm họa sạt lở chỉ là những hiểm họacuối cùng của tai biến tiềm ẩn và vấn đề đó càng được thể hiện rõ nét ở các vùng đất dốc Sạt lở là thuật ngữ quen thuộc dùng để chỉ hầu hết các hiện tượng chuyển độngcủa các khối đất đá, các tảng, các mảnh vụn, bị tách khỏi nền gốc ở trên cao, di chuyểnxuống phía dưới chân sườn ở dưới thấp Sạt lở đất xảy ra khi sự ổn định của độ dốc từ
ổn định đến tình trạng không ổn định
Sạt lở và trượt lở về cơ chế di chuyển vật chất có khác nhau, song song thực tế
Trang 26luôn song hành cùng nhau, cộng hưởng, để nhiều khi gây nên những thảm họa lớn đốivới cộng đồng vùng cận kề
Trên sườn đất dốc, hiện tượng trượt lở thường kéo theo hiện tượng sạt lở, nghĩa
là đất đá rơi tự do, dưới tác dụng của trọng lực, ngay sau khi tách khỏi nền đá gốc hayđới sinh trượt Sườn có độ dốc càng lớn thì khả năng sạt lở đất càng cao
Sạt lở đất luôn tiềm ẩn trong các khu vực có năng lượng địa hình lớn và liên quantới nhiều yếu tố tự nhiên như: Lượng mưa, độ dốc, thảm phủ thực vật …Ở huyệnĐakrông, tượng sạt lở đất xảy ra hầu hết trên các tuyến giao thông, bên cạnh đó hiệntượng trượt, sạt lở bờ sông xảy ra mạnh mẽ đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng nhưsập nhà, phá hủy, làm ách tắc các tuyến giao thông và làm hư hại, mất đất canh tác củangười dân Tình hình sạt lở đường giao thông biểu hiện như sau:
+ Xã A Bung: sạt lở đường Hồ Chí Minh tại thôn Cu Tài và Ty Nê
+ Xã Đakông: Quốc lộ 9 đi qua tại Km 53 + 600 sạt lở một đoạn dài gần 100 m.+ Xã Mò Ó: Sạt lở đường nội thôn tại thôn Khe Luồi dài khoảng 45m
+ Xã Tà Long: Sạt lở đường Hồ Chí Minh ở Km 19 ở Thôn Vôi, Km 21 thôn Pa
đá cao dốc, cắt ngang các cấu trúc hẹp dài với mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu lớn
do đó làm cho tình hình trượt lở đất xảy ra cao hơn Toàn Tuyến có tổng cộng 95 điểmtrượt lở với các quy mô từ nhỏ, trung bình đến lớn lần lượt là 29, 42 và 24 điểm trượt lở.Tổng diện tích trượt lở 14.620,4 m2, khối lượng trượt 66.308,7 m3 và mật độ trượt lở lênđến 2,5 điểm/km2 Nhìn chung, hiện tượng xói mòn ở lãnh thổ nghiên cứu đang diễn raphổ biến và đã xuất hiện trượt lở với mức độ ngày một nghiêm trọng
2.3.2 Xói mòn
Theo kết quả khảo sát thực tế, hiện tượng xói mòn xảy ra phổ biến khắp các xã ởlãnh thổ nghiên cứu Quá trình này diễn ra chủ yếu ở các khu vực địa hình có độ dốckhá lớn, đặc biệt là những vùng xung quanh các chân đồi, nơi thảm thực vật bị phá huỷnghiêm trọng, và canh tác các loại cây ngắn ngày Điều này có thể nhận thấy rất rõ khiquan sát những quả đồi dọc theo 2 bên các tuyến giao thông: Đường 9, đường Hồ ChíMinh và đoạn từ Mò Ó đến Phúc Hải [6]
Theo quan sát, xói mòn bề mặt đã xuất hiện và phát triển hầu khắp diện tích có
Trang 27con người tác động Hiện tượng này đã xác nhận ở những khu vực sườn đồi, đặc biệt lànhững khu vực canh tác cây hàng năm trên đất dốc Tại những nơi này, những hòn đávới nhiều kích thước khác nhau đã lộ ra trên bề mặt đất với mật độ khá dày, một sốxuất hiện những tảng đá kích thước lớn; tầng dày phẫu diện không quá 10 cm Một sốsườn đồi đã xuất hiện xói mòn khe, thậm chí xói mòn rãnh với độ rộng trên 30 cm.
Hình 2.1 Xói mòn rãnh ở khu vực đồi xã Húc Nghi [10]
Ngoài ra, xói mòn đi kèm trượt lở đất cũng xuất hiện ở một số sườn đồi thuộc các xãdọc đường Hồ Chí Minh, đường 9 tuy với diện tích không lớn nhưng chân sườn không bịcắt bởi các tuyến giao thông nên đây là một biểu hiện bất thường rất đáng quan tâm
Hình 2.2 Trượt lở đất ở sườn núi thuộc xã Tà Long [10]
Dọc theo các tuyến giao thông Đường 9 và Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều điểmsạt lở đất khá phổ biến, cộng với việc đốt nương làm rẫy trên các sườn đồi có độ dốc
Trang 28lớn đã làm tăng khả năng trượt, sạt lở đất với diện tích và cường độ ngày càng tăng.Theo quan sát, dọc theo các tuyến đường này có hơn 50 điểm sạt lở với quy mô vàdiện tích khác nhau Phổ biến diễn ra ở khu vực chân sườn bị cắt ngang bởi các tuyếngiao thông, diện tích sạt lở từ 20 - 50 m2; tuy nhiên có một số đoạn sạt lở diễn ra từđỉnh đồi đến chân đồi với diện tích hàng trăm m2.
2.3.3 Nguyên nhân sạt lở, xói mòn
Các nguyên nhân gây sạt lở giao đường giao thông, xói mòn: Có 2 nguyên nhân
chính làm sạt lở đường giao thông ở miền núi là do tự nhiên và con người
Nguyên nhân do tự nhiên tác động là: Mưa, gió và kết cấu địa hình khu vực
* Tác động của mưa lớn:
- Khi mưa lớn các giọt nước mưa đập mạnh xuống mặt đất làm tan rã các hạt đấtvàbắn ra xung quanh Nơi đất dốc lượng hạt đất bị nước mưa làm bắn về phía dưới dốcnhiều Lâu dần sẽ gây ra hiện tượng xói mòn đất ở phía trên dốc và dẫn tới sạt lở Mưa còn thấm sâu vào lòng đất, chảy trên mặt đất và tạo thành dòng chảy từ caoxuống thấp Trong quá trình chảy tràn, nước mưa cuốn theo các hạt đất Ngoài ra khi xảy
ra hiện tượng chảy tràn nước mưa còn cuốn theo các loại vật chất khác có trong đất Cácvật chất này ở trong dòng chảy ma sát với đất làm cho quá trình sạt lở xảy ra nhanh hơn.Tác động của gió: Gió mạnh và đất có thành phần cơ giới nhẹ và không có thựcvật che phủ nên tác động của gió sẽ xảy ra mạnh mẽ Gió cuốn các hạt đất và bào mòndần nền đất,thành núi lâu dần sẽ sảy ra hiện tượng sạt lở
Tác động của kết cấu địa hình khu vực:
- Địa hình cao và tác động của trọng lực tạo điều kiện thuận lợi cho sự trượt đất
từ cao xuống thấp và cũng là điều kiện thuận lợi tạo dòng chảy từ trên cao xuống thấpkhi mưa lớn
- Độ dốc lớn của địa hình kèm với bề mặt đất lớn cũng là nguyên nhân gây ra hiệntượng sạt lở của đường giao thông vùng núi Độ dốc và bề mặt lớn giúp dòng chảy tràncủa mưa trên bề mặt đất mạnh hơn và mang theo nhiều vật chất kéo theo sự sạt lở
- Đất có kết cấu không vững chắc dễ bị sạt lở khi chịu tác động của tự nhiên vàcủa cả con người
- Đất ở tại sườn khuất gió của núi, quanh năm khô hạn, đất có lượng nước thấpnên kết cấu đất không vững chắc do thiếu sự liên kết giữa đất với nước, khi chịu tácđộng của một số hiện tượng tự nhiên hay nhân tạo sẽ gây sạt lớ đất
Trang 29Ngoài yếu tố tự nhiên thì yếu tố con người cũng đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sự
hư hại của hệ thống giao thông bởi các hoạt động sau:
- Khai thác đất bừa bãi, khai hoang vô ý thức, không bảo vệ rừng đầu nguồn,khai phá chặt cây ở những khu vực có độ dốc, đốt cháy rừng làm rẫy, để trống đất dốckhông có cây che phủ,…
- Các biện pháp canh tác trên đất dốc không hợp lý, cày, bừa, làm đất khôngđúng kỹ thuật, không trồng cây theo đường đồng mức, không chú ý có cây che phủvào mùa mưa,…
- Do diện tích đất bằng hạn chế nên đất canh tác phát triển nhờ vào quá trình khaihoang từ những khu vực sườn đồi Người dân tiến hành phát quang bằng phương phápđốt nương để sử dụng cho mục đích trồng trọt Theo quan sát, việc đốt nương rẫy pháttriển hầu khắp các đồi núi, đặc biệt là dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và đoạn Đường 9
từ Thị trấn Krông Klang đi Hướng Hoá Các ngọn đồi trọc đã xuất hiện rất nhiều, cónơi tạo thành một dãy Điều này làm phá huỷ thảm phủ dẫn đến lớp đất mất đi hệthống bảo vệ bên trên, mưa và dòng chảy dễ dàng tách các phần tử đất ra khỏi bề mặt
và di chuyển theo sườn dốc một cách dễ dàng
Hình 2.3 Rừng bị khai thác quá mức ở xã A Vao [10]
Trang 31CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
VÀ ĐƯỜNG 9 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÀNH ĐAI RỪNG BẢO VỆ DỰA VÀO GIS VÀ PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ
3.1 PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ AN TOÀN HỆ THỐNG GIAO THÔNG
3.1.1 Lựa chọn các tiêu chí
Khi lựa chọn các tiêu chí đánh giá cho việc xác định mức độ ảnh hưởng của sạt
lở đất đến độ ổn định và an toàn của đường giao thông cần phải tuân thủ các nguyêntắc sau:
- Các tiêu chí phải có sự phân hóa rõ ràng trên lãnh thổ nghiên cứu Nguyên tắcnày rất cần thiết vì có nhiều yếu tố quan trọng nhưng không có sự phân hóa thì việclựa chọn tiêu chí đánh giá sẽ không có ý nghĩa
- Các tiêu chí phải có sự ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành và mức độ nguyhiểm của sạt lở đất đến đường giao thông
Khi lựa chọn và phân cấp các tiêu chí cần căn cứ vào các yếu tố sau:
- Căn cứ vào yếu tố tự nhiên và các nhân tố nhân sinh tác động đến phát sinh,phát triển của sạt lở trên địa bàn nghiên cứu
- Căn cứ vào hiện trạng sạt lở trên địa bàn nhiên cứu trong thời gian qua
Dựa vào các nguyên tắc trên tác giả đã lựa chọn các tiêu chí sau:
3.1.1.1 Độ dốc
Độ dốc của khu vực có vai trò quan trọng trong sự hình thành sạt lở đất Nó chiphối tốc độ dòng chảy và khả năng tích tụ nước của khu vực Độ dốc ảnh hưởng trựctiếp đến độ ổn định của sườn, có vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển củasạt lở đất Khi độ dốc càng lớn thì mức độ ổn định của sườn càng nhỏ, khi góc dốcbằng 0 thì không có sạt lở xảy ra [3]
3.1.1.2 Hướng sườn
Do hướng núi chủ yếu của khu vực là hướng Tây Bắc - Đông Nam mà hướng gióchính lại là hướng Đông Bắc và Tây Nam nên nhìn chung hướng gió thổi thẳng gócvới địa hình và tương phản lớn nhất trong khí hậu diễn ra giữa hai sườn Đông và Tây.Nhiệt độ khác nhau ở các hướng của sườn núi, sườn phơi nắng (hoặc sườn đón nắng)
có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng Nhìn chung sườn đón gió có lượng mưa lớn hơnsườn khuất gió từ đó ảnh hưởng đến sạt lở và xói mòn [12]
Trang 333.1.1.4 Độ cao
Độ cao địa hình là một trong những nhân tố quan trọng phá vỡ sự cân bằng củakhối đất đá cấu tạo nên sườn dốc Những nơi có độ cao sườn dốc càng lớn, càng dễphát sinh trượt lở Đối với bậc độ cao dưới 500m, các khối trượt có mối quan hệ mậtthiết với sự tác động của con người đến địa hình Mật độ các điểm dân cư và các côngtrình hạ tầng ở bậc độ cao này cũng lớn nhất Trượt lở phát triển mạnh ở độ cao từ1.000m đến 1.600m, đây cũng là tính quy luật chung của khu vực miền núi phía bắcViệt Nam Ở độ cao này, tính chất á nhiệt đới ẩm đai cao của vỏ phong hóa đã ảnhhưởng đến độ ổn định của sườn [1]
3.1.1.5 Thổ nhưỡng
Nhân tố thổ nhưỡng có vai trò tương đối quan trọng đến sự hình thành và pháttriển của sạt lở Các loại đất khác nhau sẽ có thành phần cơ giới khác nhau, các quátrình phong hóa ảnh hưởng rất lớn tới tính chất cơ lý của đất đá sườn dốc Tùy theomức độ phong hóa mà tính chất của đất đá bị biến đổi Khi bị phong hóa đá sẽ trởthành đất xốp, loại đất sét mềm dính Kết quả của quá trình phong hóa trên các đá biếnchất tạo nên lớp vỏ dày từ và chục centimet đến vài chục mét Thành phần chủ yếu làcác khoáng vật có độ kết dính kém và các mảnh vụn có kích thước khác nhau Cácmảnh vụn này sẽ tiếp tục bị phong hóa hóa học làm cho mềm bở, độ kết dính yếu Vìvậy dễ gây ra sạt lở trên sườn dốc và dễ sạt lở bờ sông do tác động của dòng chảy mặt
\
3.1.1.6 Mưa
Mưa là một trong những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình sạt lở Khảnăng của mưa gây ra sạt lở phụ thuộc vào những đặc điểm như: Năng lượng mưa,cường độ mưa Những tính chất trên quyết định đến khả năng hạt mưa làm tách nhữngphần tử đất và phát sinh dòng chảy mặt, khả năng vận chuyển và tích tụ các vật liệuxói mòn Những phần tử đất được tách ra bởi những hạt mưa và di chuyển bởi dòngchảy trên bề mặt xuống những khu vực thấp hơn Số lượng và cường độ mưa, cũngnhư kích thước hạt mưa ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ xói mòn Thời lượng mưa cũng
là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tốc độ xói mòn vì thời gian mưa dài với cường độ
Trang 34yếu cũng có thể tác động đáng kể đến xói mòn đất [4].
Lượng mưa trung bình năm cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành sạt
lở do nước tập trung với một khối lượng lớn làm cho lưu vực không thoát kịp thời nêngây lũ quét dẫn đến sạt lở đất
3.1.1.7 Thảm phủ thực vật
Thảm phủ thực vật có vai trò quan trọng trong các yếu tố ảnh hưởng đến sạt lở, làyếu tố biến đổi chậm, song do tác động của con người, sự suy thoái đạt đến mộtngưỡng mà vai trò lá chắn của rừng không còn nữa, tổ hợp với yếu tố khác làm lũ quétxuất hiện nhiều hơn Thực tế cho thấy rừng có tác dụng điều tiết dòng chảy mặt và khảnăng làm hạn chế xảy ra sạt lở, nếu khu vực nào có thảm thực vật bảo vệ tốt thì có thểkhông gây ra sạt lở và ngược lại Các loại cây cỏ thân bụi hay thân gỗ có ảnh hưởngtrực tiếp đến việc thay đổi cân bằng nước trong khu vực gây ra sạt lở Ngoài ra, lớpphủ thực vật còn tạo nên lớp màng chắn điều hòa nước hoặc rễ cây đâm sâu tạo nênmối liên kết đất đá phòng chống sạt lở, xói mòn đất [2]
3.1.2 Phân cấp và phân tích AHP các tiêu chí đánh giá
3.1.2.1 Phân cấp các tiêu chí
Việc quy hoạch vành đai rừng bảo vệ hệ thống giao thông cần quan tâm đến cácyếu tố liên quan, chọn các vị trí cần bảo vệ dựa trên bộ phận các tiêu chí về mặt tựnhiên, kinh tế xã hội
Sự thay đổi các đặc tính của 1 vị trí: như độ cao, hướng sườn, thảm phủ… ảnhhưởng đến tính ổn định và an toàn của điểm đó Trọng số và phương pháp cho điểm cóthể được áp dụng đối với trường hợp đánh giá nhiều yếu tố để xác định tiêu chí quantrọng nhất ảnh hưởng đến sự hư hại của đoạn đường Hồ Chí Minh và đường 9 chạyqua huyện Đakrông
Phân tích bản đồ định hướng quy hoạch vành đai rừng được dựa trên các tiêu chí sau:
- Tiêu chí về độ dốc
- Tiêu chí về hướng sườn
- Tiêu chí về phân cắt sâu
- Tiêu chí về lượng mưa
- Tiêu về thổ nhưỡng
- Tiêu chí về độ cao
- Tiêu chí về thảm phủ thực vật
Trang 35Tất cả bảy lớp dữ liệu trước tiên được chuyển đổi về dạng dữ liệu raster Sau khi dữliệu vector được chuyển sang dạng raster, dữ liệu raster được gán giá trị và trọng số chotừng lớp Việc gán các giá trị của mỗi lớp theo mức độ phù hợp với từng điểm Trong mỗibản đồ, các thông tin thuộc tính được chuyển đổi và thống nhất theo thang điểm.
Để đánh giá mức độ ổn định và an toàn của đoạn đường Hồ Chí Minh và đường
9 căn cứ vào các tiêu chí trên; mỗi tiêu chí được gắn với một biến số, mỗi biến số đượcgắn với giá trị trọng số nhất định Giá trị trọng số dựa trên mức độ ảnh hưởng tới mức
độ ổn định và an toàn của đường (Bảng 3.3)
Phép phân tích không gian và trọng số dựa trên thang điểm theo mức độ an toàn
và ổn định, các biến số hay các chỉ tiêu là các lớp thông tin được sử dụng để phân tíchkhông gian Giá tri trọng số thể hiện mức độ ảnh hưởng của các biến số tới mức độ antoàn và ổn định (tổng các mức ảnh hưởng là 1 hay 100%)
Bản đồ quy hoạch vành đai rừng bảo vệ đường giao thông bao gồm tổ hợp cả 7 yếu
tố trên Bản đồ này được xây dựng dựa trên tính toán đa chỉ tiêu sau đó được phân lạithành các mức độ phát sinh sạt lở ảnh hưởng đến độ an toàn để quy hoạch (Bảng 3.1)
Bảng 3.1 Phân cấp các tiêu chí ảnh hưởng đến sự phát sinh sạt lở, xói mòn
Cấp 2 (Khá ít): North (Bắc), South (Nam) 3
Cấp 3 (Khá nhiều): Southeast (Đông Nam), Northwest (Tây Bắc), Northeast (Đông Bắc), Southwest (Tây Nam)
Trang 36Cấp 5 (Nghiêm trọng): >300 m/km² 9
5 Thảm phủ Cấp 1 (Rất ít): Rừng rậm thường xanh nhiệt
đới gió mùa, rừng rậm thường xanh ít bị tác động
1
Cấp 2 (Ít): Rừng rậm thường xanh bị tác độngmạnh; trảng cây bụi thứ sinh có cây gỗ rải rác; trảng cây bụi thứ sinh, lá rộng, thường xanh
2
Cấp 3 (Khá ít): Trảng cây bụi thứ sinh không
có cây gỗ, trảng cây bụi thứ sinh thường xanh 3
Cấp 6 (Rất nhiều): Trảng cỏ thứ sinh với quần xã ưu thế Cỏ Tranh, trảng cỏ thứ sinh với quần xã ưu thế Lau
7
Cấp 7 (Nghiêm trọng): Lúa nước, cây hàng
(thành phần cơ giới)
3.1.2.2 Phân tích AHP để xác định trọng số các tiêu chí
Qua việc lựa chọn, phân tích các nhân tố hình thành sạt lở và mức độ quan trọngcủa các nhân tố, đề tài đã lựa chọn thang điểm đánh giá chúng qua bảng 3.2 [2]: