1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

May VÔ TUYẾN ĐIỆN ECDIS

17 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 629,49 KB

Nội dung

5.1.1 Khái niệm về hải đồ điện tử ENC và ECDIS:- ENC – Hải đồ điện tử là dạng hải đồ được xây dựng dựa trên việc ứng dụng kỹ thuật số và công nghệ máy tính, nhằm dần thay thế cho khối lư

Trang 1

HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ HIỂN THỊ

HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ

E LECTRONIC C HARTS D ISPLAY AND

I NFORMATION S YSTEM - ECDIS

Trang 2

5.1.1 Khái niệm về hải đồ điện tử ENC và ECDIS:

- ENC – Hải đồ điện tử là dạng hải đồ được xây dựng dựa trên việc ứng

dụng kỹ thuật số và công nghệ máy tính, nhằm dần thay thế cho khối lượng lớn các hải đồ giấy hiện tại và phương pháp hàng hải truyền thống

- Hải đồ điện tử có đầy đủ các tính năng của hải đồ cùng với nhiều tiện ích khác

- Hải đồ điện tử là thế hệ kế tiếp của các hải đồ giấy Các hình thức lưu trữ

dữ liệu điện tử làm đơn giản hóa công việc hàng hải truyền thống như lập tuyến hành trình và cập nhật hải đồ, cũng như có khả năng tự động hiển thị đường di chuyển của con tàu thông qua thiết bị định vị vệ tinh

Trang 3

5.1.1 Khái niệm về hải đồ điện tử ENC và ECDIS:

- Khi hệ thống hải đồ điện tử sử dụng cơ sở dữ liệu địa lý do Cơ quan thủy

văn có thẩm quyền cung cấp, đáp ứng các tiêu chuẩn trong tài liệu S-57 của

IHO, phù hợp với yêu cầu của SOLAS 74 (quy định V/19 và V/27) sẽ tạo

thành một Hệ thống thông tin và hiển thị hải đồ điện tử – ECDIS.

- ECDIS bao gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm được thiết kế cho mục đích hành hải trên tàu phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật được qui định

Hệ thống ECDIS sử dụng kèm với hải đồ điện tử ENCs

Đặc điểm quan trọng của ECDIS: Khả năng báo động –

generating alarms (anti-grounding, off route, etc.), dựa trên

các cảm biến-sensors và phân tích thông tin hải đồ.

Trang 4

5.1.1 Khái niệm về hải đồ điện tử ENC và ECDIS:

Trang 5

5.1.2 Phân loại hải đồ điện tử:

Theo nguyên lý xây dựng ta có 02 loại:

- Hải đồ Vector (Electronic Navigational Charts – ENCs): tuân thủ những yêu

cầu của IMO quy định trong SOLAS (V/19 và V/27)

- Hải đồ Raster (Raster Navigational Charts – RNCs): chỉ được sử dụng trên

tàu như một thiết bị hỗ trợ

Trang 6

5.1.2 Phân loại hải đồ điện tử:

Hải đồ Vector (Electronic Navigational Charts – ENCs):

- Nguyên lý xây dựng hải đồ theo phương pháp Vector là lấy thông số địa lý của mỗi một đường bờ, độ sâu, mục tiêu riêng biệt… tạo thành một bộ giá trị dữ liệu số và lưu giữ theo lớp

- Phương pháp này cho phép hiển thị số liệu giống như một hải đồ liên tục (không có đường nối) hoặc hiển thị từng phần tùy chọn

- Với việc xếp lớp, các cửa sổ dữ liệu khi chưa cần sử dụng sẽ không hiển thị, vì vậy không gây rối loạn trên mặt chỉ báo

- Vì sử dụng phương pháp truy đọc các dữ liệu, ENCs cũng có thể kết nối với các hệ thống khác trên tàu để tự động phát ra các tín hiệu báo động

cảnh báo

Trang 7

5.1.2 Phân loại hải đồ điện tử:

Hải đồ Raster (Raster Navigational Charts – RNCs):

- RNCs sử dụng phương pháp quét ảnh để tái hiện các hải đồ giấy thành dạng điện

tử Hình ảnh quen thuộc của hải đồ giấy giúp người sử dụng tin tưởng hơn trong

việc dùng hải đồ điện tử khi so sánh trực tiếp hình ảnh giữa màn hình và hải đồ đang

có trên bàn hải đồ.

- RNCs gồm nhiều pixels tạo nên hình ảnh kỹ thuật số phân bố theo bề mặt, mỗi

pixel tương ứng với một điểm địa lý, tạo khả năng cập nhật liên tục vị trí tàu khi kết nối với hệ thống định vị vệ tinh (GPS)

- Khác với ENCs, RNCs không thể lựa chọn sự hiển thị theo yêu cầu.

Mẫu hải đồ RNC lấy từ các hải đồ Anh BA2036 và BA2675

Trang 8

5.1.2 Phân loại hải đồ điện tử:

Hải đồ Raster Hải đồ Vector

#

Trang 9

5.1.3 Thông tin trên ECDIS và nguyên tắc hiển thị:

Các nhóm thông tin:

- Nhóm thông tin cơ bản: gồm đường bờ biển, đường đẳng sâu, những nguy

hiểm cá biệt, cầu bến, hệ thống phân luồng, tỉ lệ xích hải đồ…

- Nhóm thông tin chuẩn: gồm cả thông tin cơ bản và các thông tin về phương

tiện trợ giúp, các khu vực hạn chế, cảnh báo…

- Nhóm thông tin bổ sung: Gồm các điểm độ sâu, chi tiết nguy hiểm cá biệt, số

liệu trắc địa, ngày phát hành hải đồ điện tử, độ biến thiên địa từ…

Trang 10

5.1.3 Thông tin trên ECDIS và nguyên tắc hiển thị:

Nguyên tắc hiển thị:

- Nhóm thông tin cơ bản: Luôn luôn được hiển thị, người sử dụng không xóa

được

- Nhóm thông tin chuẩn: Người sử dụng có khả năng lược khỏi màn hình,

nhưng khi một thông tin nào đó bị lược bỏ sẽ xuất hiện cảnh báo trên màn

hình

- Nhóm thông tin bổ sung: Cho phép chọn lựa hiển thị bất kỳ thông tin nào ở

nhóm thông tin bổ sung Việc giản lược hay bổ sung đều có thể được thực hiện đơn giản

Trang 11

5.1.3 Thông tin trên ECDIS và nguyên tắc hiển thị:

Chọn lựa thông tin hiển thị:

- Người sử dụng có thể lựa chọn để giản lược hình ảnh trên hải đồ sao cho việc quan sát thuận lợi nhất

- Lưu ý rằng việc giản lược đó không được ảnh hưởng đến mức độ an toàn khi dẫn tàu

- ECDIS có thể hiển thị thông tin hải đồ ở nhiều mức độ chi tiết khác nhau Người sử dụng có thể chọn bổ sung thêm các chi tiết cho hải đồ hay xoá bỏ

đi một số chi tiết không cần thiết khỏi màn hình Với chức năng này, ECDIS làm cho ta có được hình ảnh rõ ràng trên hải đồ, giảm thời gian quan sát, tăng cường thời gian cảnh giới

Trang 12

5.1.3 Thông tin trên ECDIS và nguyên tắc hiển thị:

Chọn lựa thông tin hiển thị:

- Các đèn biển và cung chiếu

sáng của nó

- Các giá trị độ sâu

- Tên các địa danh ghi trên hải

đồ

- Các phao

- Các tuyến hành trình

- Hình ảnh radar

- Mạng lưới kinh vĩ độ

- Khu vực cấm

- Đường đẳng sâu

- Tuyến đi lại của phà

- Khu vực hạn chế và các cảnh báo

- Chi tiết về các nguy hiểm đặc biệt

- Chi tiết về các phương tiện trợ giúp hàng hải

- Nội dung của các thông báo; cảnh báo

- Ngày phát hành ENC

- Các số liệu trắc địa, độ biến thiên địa từ

Trang 13

5.1.3 Thông tin trên ECDIS và nguyên tắc hiển thị:

Chọn lựa thông tin hiển thị:

Các mức hiển thị dữ liệu theo yêu cầu trên ECDIS: tối thiểu, trung bình, tối đa.

Trang 14

5.1.4 Quy định và yêu cầu đối với ECDIS:

Các yêu cầu mang tính pháp lý:

- Đáp ứng các yêu cầu về trang bị hải đồ trên tàu của IMO/ SOLAS.

- Đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật của IHO (International Hydrography Oganization) theo các tiêu chuẩn hợp nhất quy định trong S-51, S-57, S-61 …

Các yêu cầu về sử dụng và đào tạo chuyên môn

Trang 15

5.1.4 Quy định và yêu cầu đối với ECDIS:

Quy định về thời hạn trang bị:

Trang 16

5.1.5 Cấu trúc hệ thống ECDIS:

Trang 17

5.1.5 Cấu trúc hệ thống ECDIS:

Ngày đăng: 31/07/2017, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w