Quyền và nghĩa vụ của người lao độngQuyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động Thời giờ làm việc bình thườngThời giờ làm việc ban đêmLàm thêm giờLàm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệtQuyền và nghĩa vụ của người lao độngQuyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động Thời giờ làm việc bình thườngThời giờ làm việc ban đêmLàm thêm giờLàm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệtNghỉ giải lao trong giờ làm việcNghỉ chuyển ca, kípNghỉ hàng tuầnNghỉ hàng nămThời gian, tiền lương và tiền tàu xe đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm và thanh toán tiền lương ngày chưa nghỉNgày nghỉ tăng thêm theo thâm niên làm việc
Trang 1Phần 2
AN TOÀN LAO ĐỘNG
Chương I
GIỚI THIỆU BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
1.1 Khái quát về luật lao động
Bảo đảm an toàn lao động là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người
Thực hiện theo bộ luật lao động năm 1994 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 thông 6 năm 1994, sửa đổi năm 2002,
2005, 2007 và sửa đổi năm 2010
Bộ luật lao động gồm 18 chương, 276 điều;
Sau đây là một số chương liên quan đến an tòan lao động;
Điều 6 Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1 Người lao động được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động vàtheo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; được bảo hộ lao động, làm việc trong nhữngđiều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm cólương và được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
2 Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo Luật côngđoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được hưởng phúc lợi tập thể, tham giaquản lý doanh nghiệp theo nội quy của doanh nghiệp và quy định của pháp luật
3 Người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể,chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sửdụng lao động
4 Người lao động có quyền đình công theo quy định của pháp luật
Điều 7 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1 Người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao độngtheo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; có quyền khen thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật laođộng theo quy định của pháp luật lao động
2 Người sử dụng lao động có quyền gia nhập, hoạt động trong hội nghề nghiệp có liênquan theo quy định của pháp luật
3 Người sử dụng lao động có quyền cử đại diện để thương lượng, ký kết thoả ước laođộng tập thể trong doanh nghiệp hoặc thoả ước lao động tập thể ngành; có trách nhiệm cộngtác với công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa có công đoàn bàn bạc các vấn
đề về quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động
4 Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao độngtập thể và những thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối xửđúng đắn với người lao động
5 Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa tạm thời doanh nghiệp theo quy định củapháp luật
CHƯƠNG VII: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Trang 2MỤC I- THỜI GIỜ LÀM VIỆC
Điều 119 Thời giờ làm việc bình thường
1 Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần Người
sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thôngbáo trước cho người lao động biết
2 Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn hai giờ đối với những người làm các côngviệc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và Bộ Y tế ban hành
Điều 120 Thời giờ làm việc ban đêm
1 Giờ làm việc ban đêm được quy định như sau:
a) Từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc được tính từ 22 giờ đến 6 giờ;
b) Từ thành phố Đà Nẵng trở vào phía Nam được tính từ 21 giờ đến 5 giờ
2 Người lao động làm việc ban đêm phải được người sử dụng lao động trả lương làmđêm theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật này
Điều 121 Làm thêm giờ
Người sử dụng lao động có quyền huy động người lao động làm thêm giờ nhưng phảithực hiện các yêu cầu sau:
1 Được sự đồng ý của người lao động
2 Trả lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Bộluật này
3 Phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động tối đa không quá 50% số giờ làmviệc chính thức trong một ngày và không quá 20 giờ trong một tuần nhưng tổng số giờ làmthêm trong 1 năm không quá 300 giờ
Điều 122 Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt
1 Trong những trường hợp sau đây, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu ngườilao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào:
a) Khi đất nước đang trong thời chiến hoặc Quốc hội tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốcgia;
b) Nhằm ngăn ngừa sự tổn thất sinh mạng và tài sản, hoặc mối nguy hiểm sắp xảy ratrong các trường hợp khẩn cấp đã diễn ra trên thực tế hoặc chắc chắn sẽ xảy ra như: tai nạnnghiêm trọng, hoả hoạn, lũ lụt, bão tố, động đất, dịch bệnh hoặc các thảm hoạ khác;
c) Cần thực hiện gấp một công việc trên máy, thiết bị hoặc dây chuyền nhằm tránh thiệthại mà người sử dụng lao động không còn cách nào khác;
d) Do khối lượng công việc tăng đột biến (quá mức bình thường) vì hoàn cảnh đặc biệthoặc do tính thời vụ của sản xuất kinh doanh;
đ) Để ngăn ngừa sự tổn thất hoặc hư hỏng của hàng hoá dễ hỏng;
e) Khi tính chất công việc đòi hỏi vận hành liên tục và việc ngừng việc có thể dẫn đếnthiệt hại không thể đền bù lại được cho người sử dụng lao động
2 Những trường hợp làm thêm giờ theo quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 1 Điềunày phải được người lao động đồng ý và không được quá 50% số giờ làm việc chính thức trongmột ngày
Trang 33 Người lao động làm thêm giờ theo quy định tại Điều này được người sử dụng laođộng trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 110 của Bộ luật này
MỤC II- THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Điều 123 Nghỉ giải lao trong giờ làm việc
1 Người lao động làm việc liên tục 8 giờ (hoặc 6 giờ theo Khoản 2 Điều 119) thì ítnhất sau 4 giờ (hoặc 3 giờ trong ca 6 giờ) được nghỉ giải lao ít nhất 30 phút, tính vào giờ làmviệc
2 Người lao động làm việc ban đêm được nghỉ giải lao ít nhất 45 phút tính vào giờ làm
việc
Điều 124 Nghỉ chuyển ca, kíp
Người lao động làm việc liên tục theo ca, theo kíp được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi
chuyển sang ca, kíp làm việc khác.
Điều 125 Nghỉ hàng tuần
1 Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục (một ngày)
2 Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sửdụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng
ít nhất là bốn ngày
3 Người sử dụng lao động có quyền quyết định và sắp xếp lịch nghỉ hàng tuần chongười lao động vào ngày chủ nhật hoặc một ngày xác định khác trong tuần nhưng phải đượcthể hiện trong nội quy lao động của doanh nghiệp
Điều 126 Nghỉ hàng năm
1 Người lao động có đủ 12 tháng làm việc liên tục cho một doanh nghiệp hoặc cho mộtngười sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; ngườilàm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành và đối với người dưới 18 tuổi;
c) 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danhmục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành
2 Người sử dụng lao động có quyền quyết định lịch nghỉ hàng năm sau khi đã thamkhảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trongdoanh nghiệp
3 Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng nămthành nhiều lần Người làm việc ở nơi xa xôi hẻo lánh, nếu có yêu cầu gộp số ngày nghỉ củahai năm để nghỉ một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý
4 Khi nghỉ hàng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằngtiền lương của những ngày nghỉ
5 Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tínhtheo tỉ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền
Điều 127 Thời gian, tiền lương và tiền tàu xe đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm và thanh
toán tiền lương ngày chưa nghỉ
1 Khi nghỉ hàng năm, nếu đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy
mà số ngày đi đường (cả đi và về) trên 2 ngày thì ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian điđường ngoài ngày nghỉ hàng năm và chỉ được tính cho một lần nghỉ trong năm
Trang 4Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận.
Đối với người lao động làm việc ở những vùng xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùngsâu,vùng xa, hải đảo) thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tầu xe và tiền lương chonhững ngày đi đường
2 Người lao động do thôi việc hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao đồng để làmnghĩa vụ quân sự; hết hạn hợp đồng; đơn phương chấm dứt hợp đồng; phải thôi việc do doanhnghiệp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, nghỉ hưu, sa thải, chết mà chưa nghỉhàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những ngày chưanghỉ
Điều 128 Ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ năm năm làm việc liên tục cho một doanh nghiệp hoặc cho một người sử dụng laođộng thì số ngày nghỉ hàng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của
Bộ luật này được tăng thêm tương ứng là một ngày
MỤC III- NGHỈ LỄ, NGHỈ VỀ VIỆC RIÊNG, NGHỈ KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
Điều 129 Nghỉ lễ
1 Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ sau đây:
a) Tết Dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).
c) Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)
2 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản
1 Điều này còn được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền dân tộc và một ngày Quốc khánh củanước họ và được hưởng nguyên lương
3 Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hàng
tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Điều 130 Nghỉ về việc riêng
Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong nhữngtrường hợp sau đây:
1 Kết hôn, nghỉ ba ngày.
2 Con kết hôn nghỉ một ngày
3 Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ ba ngày Điều 131 Nghỉ không hưởng lương
Người lao động thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.Thời gian nghỉ không hưởng lương không được tính là thời gian làm việc để tính trợ cấp thôiviệc
MỤC IV- THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÁC CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT
Điều 132 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với các công việc đặc biệt
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt như vận tải đường bộ, đường sắt, đườngthuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sửdụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, thợ
mỏ hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn
Trang 5đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các Bộ, ngành chuyên ngành quy định cụthể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi sau khi thoả thuận với Bộ Lao động – Thương binh
Điều 134 Nội dung kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hànhsản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động
Nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác Doanhnghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản
Điều 135 Nội quy lao động
1 Nội quy lao động do người sử dụng lao động ban hành, quy định về việc điều hànhsản xuất kinh doanh, việc quản lý sử dụng lao động trong doanh nghiệp
2 Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động, pháp luật có liênquan khác; và phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự trong doanh nghiệp;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh, sở hữu trí tuệ của doanhnghiệp;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷluật lao động, trách nhiệm vật chất
3 Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiếncủa Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa có Côngđoàn
4 Nội quy lao động phải được thông báo đến từng người lao động và những điểmchính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp
Điều 136 Đăng ký nội quy lao động
1 Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao độngtại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc tại ban quản lý khu công nghiệp (đốivới doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp)
2 Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sửdụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều 137 Bộ luậtnày
3 Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản nội quy lao động, cơ quanquản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc Ban quản lý khu công nghiệp phải kiểm tra vàthông báo việc đăng ký cho doanh nghiệp
Trường hợp nội quy lao động và các văn bản kèm theo có quy định trái pháp luật thì cơquan lao động, ban quản lý khu công nghiệp hướng dẫn cho người sử dụng lao động sửa đổi,
bổ sung và phải đăng ký lại
Trang 6Điều 137 Hồ sơ đăng ký nội quy lao động
1 Hồ sơ đăng ký nội quy lao động gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
b) Nội quy lao động kèm theo các văn bản của doanh nghiệp quy định có liên quan đến
kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có)
2 Trường hợp đăng ký sửa đổi, bổ sung nội quy lao động thì người sử dụng lao độngchỉ nộp hồ sơ đăng ký những nội dung sửa đổi, bổ sung
Điều 138 Hiệu lực của nội quy lao động
1 Nội quy lao động có hiệu lực kể từ ngày được đăng ký
2 Hết thời hạn đăng ký quy định tại khoản 3 Điều 136 mà không có thông báo của cơquan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc của Ban quản lý khu công nghiệp thì bản nộiquy lao động đương nhiên có hiệu lực
MỤC II: XỬ LÝ VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Điều 139 Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật lao động
Trừ trường hợp xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách bằng lời nóithực hiện ngay tại hiện trường phạm lỗi người lao động,việc xem xét, xử lý vi phạm kỷ luật laođộng được quy định như sau:
1 Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động bằng cácchứng cứ hoặc người làm chứng (nếu có)
2 Phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện côngđoàn cấp trên cơ sở nơi chưa có Công đoàn
3 Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư, bào chữa viênnhân dân, hoặc người khác bào chữa; trường hợp người lao động dưới 15 tuổi thì phải có sựtham gia của cha, mẹ, hoặc người đỡ đầu hợp pháp
Nếu người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng văn bản mà người lao động vẫnvắng mặt thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luậtcho người lao động biết
4 Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản
Điều 140 Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động
1 Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động là ba tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm.Trường hợp có hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật côngnghệ, kinh doanh, sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là
6 tháng
2 Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian: a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; bịtạm giam, tạm giữ; chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đốivới hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này;
b) Người lao động nữ có thai; nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; người laođộng nam phải nuôi con nhỏ dưới 4 tháng tuổi
Khi hết thời hạn quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nếu còn thời hiệu xử lý kỷ luậtlao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật ngay, nếu hết thời hiệu thì đượckhôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hếtthời gian nêu trên
Khi hết thời gian quy định tại điểm b khoản 2 Điều này mà thời hiệu xử lý kỷ luật đãhết thì được kéo dài thời hiệu để xem xét xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên
Trang 7Điều 141 Hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động
1 Người lao động vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theomột trong những hình thức sau đây:
a) Khiển trách bằng lời nói hoặc bằng văn bản;
b) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng;
c) Cách chức;
d) Sa thải
2 Khi một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng thời thì chỉ
áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất
Điều 142 Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1 Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, hành hung gây thương tích,
sử dụng ma tuý trong phạm vi doanh nghiệp, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh, sở hữu trítuệ của doanh nghiệp hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích củadoanh nghiệp
2 Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thờigian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm
3 Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng hai (02) ngày làm việc cộngdồn trong một tháng hoặc ba (03) ngày làm việc cộng dồn trong một quý, tính từ ngày đầu tiên
bỏ việc
Lý do chính đáng là: các trường hợp do thiên tai, hoả hoạn có xác nhận của cấp chínhquyền nơi xảy ra; do bản thân ốm có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền hoặc giấy xácnhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp; do thân nhân bị ốm phải đi cấp cứu và có giấyxác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp;và các trường hợp khác theo quy định của nộiquy lao động Thân nhân nói trong đoạn này gồm vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha mẹ (bênchồng, bên vợ) , cha mẹ nuôi
Điều 143 Xoá, giảm thời hạn xử lý vi phạm kỷ luật lao động
1 Người lao động bị khiển trách sau ba tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạnnâng lương sau sáu tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá
vi phạm kỷ luật
Tái phạm là trường hợp người lao động lại vi phạm cùng lỗi mà trước đó đã vi phạm
2 Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành đượcmột nửa thời hạn, có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ
Điều 144 Những quy định cấm khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động
1 Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý vi phạm kỷ luật laođộng
2 Dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động
3 Người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc mộtbệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình
4 Hành vi vi phạm của người lao động không được quy định trong nội quy lao độngcủa doanh nghiệp
5 Áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luậtlao động của người lao động
Trang 8MỤC III: TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
Điều 145 Bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ thiết bị
1 Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại chotài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra
Trường hợp do sơ suất mà gây thiệt hại không quá 10 tháng lương tối thiểu chung doChính phủ quy định, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là ba tháng tiền lương và bịkhấu trừ vào lương theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật này
2 Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp hoặc tài sản khác
do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép phải bồi thường thiệt hạimột phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồithường theo hợp đồng trách nhiệm
3 Người lao động không phải bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều nàynếu vì lý do thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp khác quy định trong nội quy lao động
Điều 146 Nguyên tắc xử lý bồi thường thiệt hại
Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hạithực tế và xem xét hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động
Trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều
139 và Điều 140 của Bộ luật này
Điều 147 Tạm đình chỉ công việc
1 Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụviệc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽgây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sởhoặc đại diện công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa có Công đoàn
2 Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũngkhông được quá ba tháng Trong thời gian đó, người lao động được tạm ứng 50% tiền lươngtrước khi bị đình chỉ công việc
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động phải được tiếp tục làm việc
3 Nếu có lỗi mà bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại sốtiền đã tạm ứng
4 Nếu người lao động không có lỗi thì người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương
và phụ cấp lương trong thời gian tạm đình chỉ công việc
Điều 148 Khiếu nại về kỷ luật lao động
Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theochế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng, có quyền khiếu nại với người sử dụnglao động, với cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự
do pháp luật quy định
CHƯƠNG IX - AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
MỤC I: AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 149 Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, môi trường
Mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theopháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và pháp luật bảo vệ môi trường
Trang 9Điều 150 Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với an toàn, vệ sinh lao động
1 Chính phủ lập chương trình mục tiêu quốc gia về bảo hộ lao động, đưa vào kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của Nhà nước; đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ pháttriển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo
vệ cá nhân; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động
2 Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động vàcác cơ quan liên quan tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình mục tiêuquốc gia về bảo hộ lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng phápluật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
3 Định kỳ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan,các bên liên quan xây dựng, công bố hồ sơ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 151 Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động vệ sinh lao
động
1 Người sử dụng căn cứ vào các quy định, yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động trongcác tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động để xây dựng các quytrình, nội quy lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc
2 Các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải tuânthủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động; quy định về mứcgiới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với các máy, thiết bị, quy trình sản xuất,
hệ thống quản lý, nhân lực để đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động
3 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xâydựng và triển khai áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với lĩnhvực có nguy cơ cao,bao gồm: xây dựng, khai thác mỏ, hóa chất, cơ khí, sử dụng điện
Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộixây dựng ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao độngtrong các lĩnh vực đặc thù
Điều 152 Trách nhiệm của người sử dụng lao động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc
1 Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc của người lao động đạt các quychuẩn quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động; công bố áp dụng các chỉ tiêu, quy định,yêu cầu của các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh nơi làm việc
2 Người sử dụng lao động có trách nhiệm không ngừng cải thiện điều kiện lao động,
áp dụng các tiêu chuẩn nơi làm việc theo quy định của pháp luật
3 Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Đánh giá các yếu tố nguy hiểm, độc hại liên quan đến sản xuất kinh doanh trongdoanh nghiệp để đề ra các biện pháp loại trừ các mối nguy hiểm, có hại đến người lao động;
b) Thực hiện các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe chongười lao động;
c) Định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn, quychuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động;
d) Phải có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiếtbị;
e) Phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đốivới máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy;
g) Người sử dụng lao động phải bảo đảm doanh nghiệp có đủ nước uống cho người laođộng, có buồng thay quần áo, buồng tắm, nhà vệ sinh riêng chia theo giới tính người lao động,
có túi đựng thuốc sơ cứu
Trang 10Điều 153 Trách nhiệm của người lao động đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi
Điều 154 Tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động
1 - Người sử dụng lao động tổ chức tuyên truyền và huấn luyện về an toàn - vệ sinh laođộng cho người lao động kể cả những người học nghề, tập nghề và người thăm quan cơ sở; tổchức hướng dẫn, huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động đối với công việc dự định phân côngcho người lao động trước khi người lao động làm công việc đó
2 - Chi phí tuyên truyền, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người lao động
do người sử dụng lao động trả Thời gian tham gia huấn luyện, tập huấn, an toàn - vệ sinh laođộng được tính vào thời giờ làm việc
3 - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình huấn luyện khung về
an toàn - vệ sinh lao động; hướng dẫn tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động; quiđịnh điều kiện, tiêu chuẩn làm dịch vụ huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động đối với các tổchức, cá nhân; thủ tục, trình tự, thẩm quyền cấp, rút đăng ký làm dịch vụ huấn luyện an toàn -
vệ sinh lao động; hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác huấn luyện an toàn - vệsinh lao động
Điều 155 Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
1 - Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức chăm sóc sức khoẻ người laođộng tại nơi làm việc; tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn tại nơi làm việc
2 - Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khoẻ miễn phí định kỳ hàng năm cho người lao động Đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại người sử dụnglao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần
MỤC II: TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 156 Tai nạn lao động
1 Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơthể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việcthực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
2 Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo
3 Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao độngtheo quy định của pháp luật
2 Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ
sơ sức khoẻ riêng biệt
Trang 11Điều 158 Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động
1 Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếphạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng laođộng
Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làmviệc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định ykhoa lao động
2 Người sử dụng lao động phải trả nguyên lương theo hợp đồng lao động cho người bịtai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị và phải chi trả toàn
bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao độnghoặc bệnh nghề nghiệp
3 Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụnglao động phải trả cho người lao động một khoản tiền bằng với mức quy định của Luật bảohiểm xã hội
4 Người lao động được bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức nhưsau:
a) 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và phụ cấp lương (nếu có) cho người laođộng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạnlao động, mà có lỗi của người sử dụng hoặc do người lao động bị bệnh nghề nghiệp Trongtrường hợp không có lỗi của người sử dụng lao động thì cũng được người sử dụng lao động trợcấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và phụ cấp lương (nếu có)cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động
từ trên 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồnglao động và phụ cấp lương (nếu có) mà có lỗi của người sử dụng lao động Trường hợp không
có lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhấtbằng 40% mức bồi thường đã quy định theo các tỷ lệ tương ứng nêu trên
Điều 159 Khai báo tai nạn lao động
1 Tất cả các vụ tai nạn lao động mà người lao động phải nghỉ 1 ngày làm việc trở lên,các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê vàbáo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật
2 Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp
MỤC III: PHÒNG NGỪA TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 160 Bảo đảm an toàn lao động đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động - vệ sinh lao động
1 Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưugiữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn laođộng, vệ sinh lao động, phải có luận chứng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về laođộng cấp tỉnh , về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làmviệc của người lao động và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật
2 Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, nănglượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệmới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Trang 12Điều 161 Khắc phục nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1 Trong trường hợp nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, người
sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục, ra lệnh ngừng ngay hoạtđộng tại nơi làm việc và đối với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục
2 Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ
có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe doạ nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khoẻ của mình vàphải báo ngay với người phụ trách trực tiếp
Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trởlại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục
Điều 162 Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
1 Mọi người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được trang bịđầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân
2 Người sử dụng lao động phải thực hiện chế độ trang bị trong lao động cho người laođộng theo hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
3 Người sử dụng lao động phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩnchất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật
Điều 163 Bồi dưỡng hiện vật
1 Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồidưỡng bằng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quyđịnh của pháp luật
2 Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờlàm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh
cá nhân
MỤC IV- KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 164 Kiểm định kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động
1 Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,
vệ sinh lao động phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ
Điều 165 Các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn
1 Các tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn phải đảm bảo các điều kiện chung
do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định Đối với một số loại máy, thiết bị, vật tưđặc thù củacác ngành, lĩnh vực còn phải đảm bảo các điều kiện do các Bộ quản lý ngành, lĩnhvực quy định
2 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lập quy hoạch phát triển các tổ chức kiểmđịnh kỹ thuật an toàn;quy định trình tự, thủ tục chỉ định các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn
3 Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghiệp vụkiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
Tiêu chuẩn nghiệp vụ kiểm định viên kỹ thuật an toàn, chương trình đào tạo, bồi dưỡngkiểm định viên kỹ thuật an toàn do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định
Trang 131.2 Những vấn đề về an tòan lao động và an tòan lao động trên tàu thủy
Công tác an tòan bao gồm 5 nội dung sau:
1 Kỹ thuật an toàn
2 Vệ sinh lao động
3 Trang thiết bị phòng bộ
4 Bồi dưỡng ca ba, độc hại
5 Tuyên truyền huấn luyện
- Kỹ thuật an toàn: là một môn khoa học nghiên cứu những nguyên nhân gây ra tai nạn lao
động trong sản xuất, nghiên cứu những biện pháp tổ chức và kỹ thuật hạn chế và loại trừtai nạn lao động
- Vệ sinh công nghiệp: là một môn khoa học nghiên cứu các ảnh hưởng của quá trình lao
động, môi trường lao động đến sức khỏe con ngươì, nghiên cứu các biện pháp về tổ chức,
kỹ thuật và vệ sinh cho phép đối với các môi trường lao động, nhằm tạo điều kiện tốt nhấtđảm bảo sức khỏe lâu dài cho người lao động
- Trang bị phòng hộ: là những phương tiện cần thiết làm tăng thêm điều kiện an toàn, bảo vệ
sức khỏe cho người lao động trong quá trình sản xuất
- Bồi dưỡng ca ba, độc hại: Thời gian làm việc hàng ngày của công nhân viên chức qui định
chung là 8 giờ (hoặc 6 giờ theo Khoản 2 Điều 119, bộ luật Lao động) Ở các bộ phận sảnxuất quá nặng nhọc, độc hại, giờ làm việc hàng ngày có thể rút bớt, ngược lại, những côngviệc sản xuất có những lúc không làm việc thực sự và liên tục thì có thể tăng thêm Trườnghợp cần thiết phải làm thêm ngoài giờ công nhân phải được hưởng phụ cấp thêm
Để kịp thời phục hồi sức khỏe cho công nhân viên chức trong các ngành nghề đặc biệt,
có hại, ở những nơi có hơi độc vượt quá tiêu chuẩn nhà nước quy định hoặc trong những điềukiện vật lí không bình thường như: quá nóng, quá lạnh, chịu sức ép, nơi dễ bị nhiễm trùng cần
có chế độ bồi dưỡng cụ thể Mức độ bồi dưỡng phụ thuộc vào điều kiện độc hại khác nhautrong các ngành nghề và căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của từng thời kỳ
Chế độ bồi dưỡng này gọi là bồi dưỡng ca ba, độc hại
- Tuyên truyền huấn luyện: là một mặt không thể thiếu được của công tác bảo hộ lao động.
Tổ chức định kỳ huấn luyện cho công nhân về kỹ thuật an toàn, vệ sinh công việc để côngnhân nắm bắt được đầy đủ kiến thức về bảo hộ lao động và vai trò quan trọng của nó trongviệc tổ chức thực hiện bảo hộ lao động cũng như pháp lệnh bảo hộ lao động Tuyên truyền
Trang 14huấn luyện tốt sẽ giảm được các tai nạn, bệnh tật đáng tiếc xảy ra, việc thực hiện an toànlao động sẽ đạt hiệu quả cao.
Trang 15Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO AN TÒAN LAO ĐỘNG VÀ AN
TÒAN LAO ĐỘNG TRÊN TÀU THỦY
2.1 Tổ chức lao động và an tòan lao động trên tàu thủy
2.1.1 Đặc điểm lao động trên tàu thủy
Lao động trên tàu thủy là một lao động đặc biệt
Quá trình lao động trên tàu tách rời với mọi hoạt động trên bờ bởi tàu hoạt động độclập, mọi vấn đề về an toàn lao động, xử lý tai nạn lao động trên tàu phụ thuộc vào sự nhanhnhạy của thuyền viên, ban chỉ huy tàu
Điều kiện làm việc trên tàu mang tính đặc trưng riêng
Khi hoạt động, tàu có thể chạy từ vùng nhiệt đới, ôn đới sang hàn đới hoặc ngược lại.Thời tiết cũng như khí hậu luôn thay đổi, nhiệt độ không ổn định, có thể chênh lệch nhiệt độngày và đêm đến 30o C
Tàu luôn chịu ảnh hưởng của sóng gió khắc nghiệt, nghiêng lắc đến 45o, chịu chúi đến
15o, thuyền viên và hành khách trên tàu luôn luôn sinh họat và làm việc ở trạng thái không cânbằng
Thuyền viên (sĩ quan, thủy thủ, thợ máy) làm việc trong môi trường vi khí hậu, thườngxuyên tiếp xúc với hơi khí độc như hơi dầu, khí CO, khí H2S, khí NH3 Đối với thợ máy cònthường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ từ 38oC đến 42oC, có khi lên tới 50oC, điều kiện vô cùngnóng, độ ẩm cao, nhiều hơi dầu, hơi độc, tiếng ồn, chấn động lớn
Ngòai ra, trong quá trình làm việc, thuyền viên phải điều khiển các hệ thống động lựcphức tạp với nhiều loại máy móc của nhiều nước, nhiều hãng chế tạo, và đỏi hỏi sự chính xáccao
Để đảm bảo hiệu qủa trong công việc, việc tổ chức chế độ làm việc trên tàu cũng cótính chất riêng biệt Chế độ làm việc phân công trách nhiệm rõ ràng và tuân thủ một quy địnhchung rất chặt chẽ, có các trưởng ca và người giúp việc
Đối với ngành máy tàu thủy, việc phân ca được quy định như sau:
- Ca trực từ 0 giờ đến 4 giờ và 12 giờ đến 16 giờ do Máy ba làm trưởng ca
- Ca trực từ 4 giờ đến 8 giờ và 16 giờ đến 20 giờ do Máy hai làm trưởng ca
- Ca trực từ 8 giờ đến 12 giờ và 20 giờ đến 24 giờ do Máy tư làm trưởng ca.Trong ca của máy hai là thời điểm tranh tối, tranh sáng, ca này dễ xảy ra sự cố và máyhai phân công lao động, kiểm tra lao động, chịu trách nhiệm trước máy trưởng
Ca của máy ba là ca mệt mỏi nhất do mất ngủ
2.1.2 Tổ chức an tòan lao động trên tàu
Để đảm bảo an toàn lao động, phải tổ chức lao động một cách chặt chẽ, thông thường,mỗi đơn vị sản xuất đều có ban an tòan lao động
Ban an tòan lao động gồm:
- Trưởng hoặc phó đơn vị làm trưởng ban;
Trang 16- Một đại diện công nhân (chủ tịch công đoàn hoặc công nhân có kinh nghiệm);
- Một kỹ thuật viên được huấn luyện nghiệp vụ an tòan lao động, kỹ thuật viên này phảihiểu biết các kiến thức tối thiểu về luật an tòan lao động, phương pháp điều tra, thống kê,báo cáo các tai nạn lao động
Ngoài ra, mỗi công nhân phải nắm được kỹ thuật an toàn, sử dụng được các thiết bị antoàn, nắm bắt được phương pháp sơ cứu, cấp cứu khi xảy ra tai nạn
Đối với ngành hàng hải, do đặc điểm của ngành, việc nắm vững kiến thức chuyên môn
về kỹ thuật an toàn hết sức quan trọng, có khi còn liên quan trực tiếp đến tính mạng của cả contàu, mỗi tàu cũng có một quy định rất cụ thể về an tòan lao động
Ban an tòan lao động trên tàu gồm:
- Thuyền trưởng là trưởng ban
- Công đoàn tàu (đại diện công nhân) làm phó ban
- Kỹ thuật viên an toàn, thường là Máy trưởng hoặc đại phó
2.1.3 Phân công lao động và trách nhiệm an tòan lao động ngành máy tàu
Định biên thuyền viên trên tàu được phân ra làm 4 ngành: Ngành boong, ngành máy, ngành vôtuyến điện và ngành phục vụ Mỗi ngành chịu trách nhiệm về một mặt hoạt động, phân côngtrách nhiệm an toàn tới từng ca trực, từng cá nhân để đảm bảo an toàn cho toàn bộ con tàu vàthuyền viên trên tàu
Việc phân công lao động và trách nhiệm an toàn, bảo hộ lao động của ngành máy như sau:
Máy trưởng: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ các thiệt bị của hệ thống động lực, theo
dõi việc chấp hành quy tắc vận hành của sĩ quan và huấn luyện những kiến thức chuyên môn
về an toàn lao động, tổ chức sửa chữa, làm việc, nghỉ ngơi cho thuyền viên, huấn luyện sĩ quan
và học sinh thực tập
Máy hai: Chịu trách nhiệm hệ trục chân vịt, quản lý và đảm bảo an toàn máy chính, các
thiết bị hệ trục chân vịt, quản lý và đảm bảo an toàn kho xưởng, theo dõi kỹ thuật khai thác,điều hành nhân lực, phân phối thời gian làm việc, vui chơi giải trí, nghỉ bù, nghỉ phép cho sĩquan và thợ máy
Máy ba: Phụ trách nồi hơi chính (nếu động cơ chính là máy hơi nước), phụ trách động
cơ lai máy phát điện, chịu trách nhiệm về an toàn kỹ thuật và an toàn lao động với hệ thốngdầu đốt, kể cả khi tiếp nhận và bảo quản sử dụng, nếu trên tàu không có thợ điện thì máy baphụ trách cả mạng điện và trạm phát của tàu
Máy tư: Chịu trách nhiệm an toàn kỹ thuật và an toàn lao động cho nồi hơi phụ, nồi hơi
khí xả, các hệ thống bơm, đường ống, hệ thống cân bằng tàu, các thiết bị tời, neo và cẩu hàng
Điện trưởng: Chịu trách nhiện an toàn kỹ thuật và an toàn lao động toàn bộ mạng điện
trên tàu
Lạnh trưởng: Có trách nhiệm phụ trách các thợ lạnh, đảm bảo kỹ thuật và an toàn lao
động toàn bộ hệ thống lạnh của tàu
Trang 17Bơm trưởng:(đối với tàu vận tải hàng lỏng thì phải có tổ bơm gồm 2-3 người) Bơm
trưởng phụ trách an toàn kỹ thuật và an toàn lao động cho toàn bộ hệ thống làm hàng và cácnhân viên trong tổ bơm
Thợ cả: là người giúp việc cho máy hai quản lý kho xưởng, là người phụ trách thợ bảo
quản và tiến hành công việc hàng ngày theo sự phân công của máy hai
Trực ca: mỗi ca trực thường có sĩ quan phụ trách và một vài người giúp việc Sĩ quan
trực ca chịu trách nhiệm toàn bộ hệ thống động lực trước máy trưởng khi tàu neo đậu cũng nhưtàu hành trình Trưởng ca (sĩ quan trực ca) cùng những người giúp việc của mình, ngoài việcchăm sóc đảm bảo cho máy móc hoạt động bình thường còn phải theo dõi để chấp hành mệnhlệnh từ máy trưởng và buồng lái Khi có lệnh phải thực hiện ngay và báo cáo kết quả thực hiệnghi nhật ký máy
Trực ca có quyền từ chối những người không có nhiệm vụ trong buồng máy ngăn cảnnhững người làm thất thoát vật tư tài sản và dụng cụ đã được ghi nhận là tài sản của buồngmáy
Thợ máy: bao gồm thợ máy trực ca và thợ máy bảo quản Thợ máy trực ca làm việc
theo sự phân công của sĩ quan trực ca Thợ máy bảo quản làm việc theo sự chỉ dẫn của thợ cả.Các thợ máy chỉ làm những công việc theo bậc thợ của mình
Việc phân công lao động và trách nhiệm bảo hộ lao động này dựa trên cơ sở điều lệ,chức danh thuyền viên, phù hợp với điều kiện làm việc trên tàu, giúp cho thuyền viện thực hiệntốt công tác bảo hộ lao động đảm bảo an toàn kỹ thuật, an toàn lao động hạn chế thấp nhất tainạn xảy ra trong quá trình sản xuất
2.2 Quy định trang bị phòng hộ cho thuyền viên làm việc trên tàu thủy
Theo tiêu chuẩn trang bị bảo hộ lao động đưa ra quy định trang bị phòng hộ cá nhânthủy thủ thuyền viên trên tàu như sau:
A Đối với khối tàu lớn
Trang 19- Áo lông 48 tháng
9 Máy trưởng, sỹ quan máy
10 Thợ máy, thợ sửa chữa
11.Điện trưởng, thợ điện
1 Thuyền trưởng, thuyền phó, thủy thủ
tàu kéo phục vụ (đưa đón thuyền viên)
2 Máy hai, thợ máy kéo tàu phục vụ
Trang 20- Mũ lông 48 tháng
3 Thuỷ thủ, thợ máy xà lan dầu
4 Thủy thủ thợ máy xà lan nước
Trang 21Chương 3
TAI NẠN LAO ĐỘNG
3.1 Nguyên nhân và phân loại tai nạn lao động
3.1.1 Khái niệm về tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Tai nạn lao động phân ra thành tử vong, chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnhnghề nghiệp
Tử vong là tai nạn lao động gây đến hậu quả làm người lao động bị tử vong
Chấn thương là trường hợp tai nạn kết quả gây ra vết thương, dập thương hoặc sự hủyhoại khác của cơ thể con người Hâụ quả của chấn thương có thể làm tạm thời hoặc vĩnh viễnmất khả năng lao động của con người lao động, có thể làm chết người
Nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần dần sức khỏe con ngườilàm việc, do kết quả tác dụng của những điều kiện bất lợi tạo ra bởi tình trạng sản xuất hoặc dotác dụng có tính chất thường xuyên của các chất độc hại lên cơ thể con người trong quá trìnhlao động sản xuất
3.1.2 Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
Để nghiên cứu thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động,việc tìm ra những nguyên nhân của chúng rất quan trọng Những nguyên nhân đó có thể phátsinh ra do điều kiện lao động, điều kiện sản xuất hoặc trong qúa trình công nghệ, các nguyênnhân gây tai nạn lao động rất đa dạng, do đó, việc phân loại các nguyên nhân gây tai nạn rấtkhó khăn, có thể phân chia thành 3 loại: những nguyên nhân kỹ thuật, những nguyên nhân tổchức và những nguyên nhân vệ sinh
- Những nguyên nhân kỹ thuật: Phụ thuộc vào tình trạng máy móc thiết bị, đường ống và chỗ
làm việc Những nguyên nhân kỹ thuật có thể là:
- Sự hư hỏng các thiết bị máy móc chính;
- Sự hư hỏng của các dụng cụ, phụ tùng;
- Sự hư hỏng các đường ống;
- Các kết cấu, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng không hoàn chỉnh, phù hợp;
- Khoảng cách cần thiết giữa các thiết bị bố trí chưa đủ;
- Thiếu rào chắn, bao che ngăn cách;
- Những nguyên nhân tổ chức
- Công tác chuẩn bị, giàn giáo, thiết bị an tòan
- Làm việc trong khoang kín, két dể cháy nổ, không đúng quy trình
- Phân công lao động không hợp lý
- Công tác đào tạo về an tòan lao động không hòan thiện
- Trang thiết bị, dụng cụ lao động không phù hợp
Trang 22- Những nguyên nhân vệ sinh: Là những nguyên nhân gây ra tai nạn do điều kiện môi trường
làm việc không đảm bảo tiêu chuẩn về mặt vệ sinh Những nguyên nhân này là:
- Môi trường không khí bị ô nhiễm;
- Điều kiện vi khí hậu không thích nghi;
- Chiếu sáng và thông gió không đầy đủ;
- Tiếng ồn, chấn động mạnh;
- Tia phóng xạ;
- Tình trạng vệ sinh ở các phòng phục vụ sinh hoạt kém;
- Người lao động vi phạm điều lệ vệ sinh cá nhân;
- Thiếu hoặc kiểm tra vệ sinh của y tế không đầy đủ;
3.1.3 Phân loại tai nạn lao động
Có nhiều cách phân loại tai nạn lao động, có thể được phân ra theo cách thức, tính chất tácdụng vào cơ thể, theo hậu quả của tai nạn hoặc phân loại theo số lượng người bị tai nạn
Theo cách thức tác dụng vào cơ thể, tai nạn lao động được chia thành tử vong, chấnthương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp;
Theo tính chất tác dụng vào con người, tai nạn lao động được chia thành: tai nạn do cơgiới, do điện, nhiệt hoặc do tác dụng hóa học
Theo nguyên nhân gây ra tai nạn có tai nạn do nguyên nhân kỹ thuật, do nguyên nhân
tổ chức và do nguyên nhân vệ sinh
Theo hậu quả của tai nạn người ta phân chia thành tai nạn nhỏ, tai nạn bị thương tật tạmthời, tai nạn gây thương tật tàn phế hoàn toàn hay tử vong
Theo số lượng người bị tai nạn có tai nạn 1 người, 2 người hay nhiều người;
3.2 Phương pháp nghiên cứu tai nạn lao động
3.2.1 Mục đích nghiên cứu tai nạn lao động
Nghiên cứu tai nạn lao động nhằm tìm hiểu các tai nạn đã xảy ra, đưa ra những nhậnxét, kết luận chính xác về tai nạn và nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động, từ đó tìm ra biệnpháp hữu hiệu để phòng ngừa tai nạn xảy ra tiếp theo, bổ sung kỹ thuật an toàn cho các trườnghợp lao động là mặt quan trọng của kỹ thuật an toàn đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện côngtác bảo hộ lao động
Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu tai nạn lao động thường sử dụng hiện nay;
3.2.2 Phương pháp thống kê tai nạn
Phương pháp này dựa vào sự nghiên cứu những số liệu thống kê và các biên bản tai nạnlao động, cơ sở của phương pháp này là sự phân nhóm tai nạn, theo quy ước nhất định như:theo nghề nghiệp, theo lọai công việc tiến hành trong thời gian xảy ra tai nạn, theo tuổi nghề,theo đặc tính chấn thương, theo nguyên nhân xảy ra tai nạn
Phân tích những số liệu nghiên cứu thống kê như vậy, cho phép xác định được nhữngnguyên nhân và hình thức tai nạn thường xảy ra nhất Từ đó nghiên cứu cụ thể để cải thiện tìnhtrạng kỹ thuật an toàn và loại trừ các nguyên nhân phát sinh tai nạn
Trang 233.2.3 Phương pháp địa hình, địa lý
Phương pháp này nghiên cứu trên bình đồ xưởng các khu vực xí nghiệp, đưa ra nhữngdấu hiệu thể hiện trực quan về nguồn gốc tai nạn có tính chất địa hình ở trên khu vực riêngbiệt Điều kiện bắt buộc của phương pháp này là phải ghi, đánh dấu ngay, kịp thời và có hệthống tất cả các trường hợp xảy ra tai nạn
Phương pháp này chủ yếu thấy được sự tác động của điều kiện môi trường vi khí hậunơi làm việc tới người công nhân
3.2.5 Phương pháp chuyên khảo (còn gọi là phương pháp tổng hợp)
Đây là phương pháp nghiên cứu tổng hợp tất cả các nguyên nhân và điều kiện sản xuất
từ đó gây ra tai nạn lao động bao gồm điều tra tỉ mỉ toàn bộ tình hình sản xuất và nghiên cứucác nguyên nhân của các trường hợp tai nạn lao động xảy ra trong toàn bộ khu vực sản xuất
Phương pháp này cho khả năng nghiên cứu một cách đầy đủ nhất các biện pháp phòngngừa tai nạn lao động có thể xảy ra
Khi tiến hành xem xét, điều tra các mặt trong quá trình sản xuất sẽ vạch ra được tất cảnhững điều nguy hiểm, trong đó có những điều có thể gây ra tai nạn lao động
3.2.6 Một số lưu ý
Trong quá trình nghiên cứu phân tích tai nạn lao động, để đáng giá đúng đắn về tình
trạng tai nạn, tử vong, chấn thương và bệnh nghề nghiệp người ta thường sử dụng các hệ số tần số chấn thương và hệ số nặng nhẹ Kn.
- Hệ số tần số chấn thương: tỷ số giữa số lượng tai nạn lao động xảy ra trong một thời gian
nhất định với số người làm việc bình quân trung bình trong thời gian đó
N: số người làm việc trung bình trong khoảng thời gian đó;
Hệ số tần số cho biết tai nạn lao động ở đơn vị được theo dõi;
Hệ số nặng nhẹ là số ngày phải nghỉ việc trung bình tính cho mỗi trường hợp tai nạn lao động
xảy ra
S D
K n=
Trang 24D: tổng số ngày phải nghỉ việc do các trường hợp tai nạn xảy ra trong khoảng thời giannhất định đang xét.
Trong tính toán S chỉ kể các trường hợp làm mất khả năng lao động tạm thời
Những trường hợp chết người hoặc làm mất khả năng lao động vĩnh viễn không kể đếntrong hệ số nặng nhẹ, phải xét riêng
Hệ số nặng nhẹ dùng để đánh giá tình trạng tai nạn lao động, trên cơ sở nghiên cứu phântích tai nạn lao động có thể đề ra và kiến nghị việc hoàn chỉnh các kết cấu của thiệt bị máy móc
và phụ tùng, thay đổi các quá trình của công nghệ, loại bỏ thao tác nguy hiểm và tổ chức laođộng hợp lý
3.3 Khai báo điều tra thống kê tai nạn lao động
3.3.1 Mục đích, ý nghĩa của công tác khai báo, điều tra thống kê tai nạn lao động
Công tác khai báo, điều tra và thống kê tai nạn lao động là công việc hết sức quantrọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc nghiên cứu các tai nạn lao động và đảm bảo an toàn sảnxuất Nếu việc khai báo, điều tra thống kê thiếu rõ ràng hay thiếu chính xác sẽ dẫn tới sựnghiên cứu, xem xét các tai nạn lao động, rút ra các kết luận phiến diện, thiếu khoa học, kéotheo việc tìm biện pháp phòng ngừa, hạn chế, loại trừ tai nạn lao động, xử lý tai nạn lao độngkhông chính xác
Do vậy, ban an tòan lao động cần quan tâm chú ý tới công tác khai báo khi tai nạn xảy
ra, người lao động xung quanh nơi xảy ra tai nạn cần thiết phải khai báo tỉ mỉ, chính xác giúpcho việc điều tra thống kê được chính xác và kịp thời
3.3.2 Yêu cầu của công tác khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động
Theo quy định của Nhà nước, tất cả các tai nạn lao động của công nhân viên chức xảy
ra trong giờ làm việc ở nơi làm việc lâu dài hay tạm thời đều phải được khai báo, điều tra vàthống kê
- Ban an tòan lao động, trực tiếp là trưởng ban phải chịu trách nhiệm về việc khaibáo, điều tra, thống kế chính xác kịp thời các tai nạn lao động và thực hiện đầy
đủ các biện pháp ngăn ngừa các tai nạn lao động và thực hiện đầy đủ các biệnpháp ngăn ngừa các tai nạn tái diễn
- Tất cả những trường hợp tai nạn lao động xảy ra làm cho công nhân phải nghỉviệc 1 ngày trở lên, phải ghi sổ theo dõi để làm tài liệu báo cáo thống kê gửi lên
cơ quan quản lý cấp trên
- Đối với các tai nạn lao động nhẹ làm cho công nhân phải nghỉ từ 3 ngày trở lên,quản đốc có trách nhiệm ghi sổ theo dõi và báo cáo cho ban an tòan lao động vàban cho giám đốc xí nghiệp trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn
- Đối với tai nạn lao động nặng, công nhân nghỉ việc trên 14 ngày, quản đốc vàgiám đốc báo ngay cho cơ quan lao động cấp trên cũng như công đoàn cấp trên
- Trong vòng 24 giờ ban an tòan lao động tổ chức điều tra nguyên nhân gây ra tainạn lao động, xác định rõ trách nhiệm để xảy ra tai nạn lao động
Trang 25Điều tra tai nạn lao động phải được tiến hành khách quan, thận trọng và tòan diện, nếu cầnthiết sẽ tiến hành những nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm chụp hình, trình bày bản vẽ vị tríxảy ra tai nạn lao động để minh họa.
Trong biên bản điều tra tai nạn lao động phải nêu rõ hoàn cảnh và trường hợp xảy ra tainạn, kết luận về trách nhiệm xảy ra tai nạn lao động, để nghị xử lý, đồng thời ra các biện phápngăn ngừa tai nạn tương tự, biên bản nên có ý kiến của người bị nạn
Giám đốc xí nghiệp phải gửi biên bản điều tra tai nạn kèm theo các tài kiệu cần thiếtnhư tờ khai của người làm chứng, ảnh họăc bản vẽ nơi xảy ra tai nạn, tài liệu xét nghiệm y tếcho cơ quan lý cấp trên biết
Ngoài ra, phải gửi một số văn bản kèm báo cáo về tổng thiệt hại do tai nạn gây ra, báocáo về trang thiết bị, máy móc bổ sung… Quy định các văn bản đánh máy với khổ giấy 27x19
cm và được gửi tới công đoàn cấp trên, thủ trưởng cấp trên, đơn vị quản lý về an tòan lao động,lưu một bản, thuyền trưởng một bản, bản viết tay giữ lại để đưa ra trong quá trình xét xử
Trang 26Chương 4
ẢNH HƯỞNG CÓ HẠI CỦA NGHỀ NGHIỆP
4.1 Ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu
4.1.1 Khái niệm vi khí hậu
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm cácyếu tố nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí
Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình sản xuất vàkhí hậu nơi sản xuất
Về mặt vệ sinh, vi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh tật của người lao động.Làm việc lâu trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc bệnh thấp khớp, viêm đường hôhấp trên, viêm phổi và làm nặng bệnh lao Vi khí hậu lạnh khô làm rối loạn vân mạch thêmtrầm trọng, làm giảm tiết niêm dịch đường hô hấp, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da Vi khí hậunóng ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi, tạo điều kiện rối loạn quá trình đièu hòa thânnhiệt, làm người lao đọng nhanh mệt mỏi, nó còn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây ra
cá bệnh ngoài da
Điều kiện vi khí hậu không thích hợp sẽ làm giảm sức khỏe của con người, ngoài ra,còn làm giảm năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giảm tuổi thọ của máy móc thiết bị
4.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng, phụ thuộc vào các quá trình sinh nhiệt của các máy mócthiết bị trong hệ thống động lực, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động
Con người luôn phải tỏa nhiệt ra môi trường để điều hòa thân nhiệt khi làm những côngviệc môi trường từ 24oC đến 27oC là thích hợp nhất với con người ở nhiệt độ này cơ thể điềuhòa thân nhiệt dễ dàng, các quá trình biến đổi sinh lý, chuyển hóa nước thực hiện tốt, lượngnhiệt thải ra môi trường là thích hợp
Trong giới hạn nhiệt độ xung quanh từ 20oC đến 30oC sự điều tiết và các quá trình biến
đổi sinh lý chưa ảnh hưởng đến con người, nhưng ngoài giới hạn này sự điều tiết thân nhiệt bị
ảnh hưởng lớn có thể dẫn đến rối loạn bệnh lý, làm việc trong điều kiện nóng để duy trì thăngbằng nhiệt, cơ thể phải tiết nhiều mồ hôi làm giảm thể trọng
Kèm với mồ hôi, cơ thể còn mất một lượng đáng kể muối ăn, muối khoáng và một sốsinh tố nữa, điều kiện làm việc càng kém, sự tỏa nhiệt chủ yếu nhờ sự bốc hơi của mồ hôi.Thân nhiệt bị hun nóng, mất nước, mất muối khoáng, khối lượng máu, tỷ trọng, độ nhớt củamáu thay đổi, tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp năng lượng và thải hết lượng nhiệt thừacho cơ thể, vì thế, nước thải qua thận giảm, làm chức phận thận bị ảnh hưởng, mặt khác, do
mất nước phải uống nhiều làm dịch vị bị loãng, mất cảm giác muốn ăn và ăn không ngon, đồng
Trang 27thời chức năng diệt trùng của dịch vị bị hạn chế, làm dạ dày, ruột nan dễ bị viêm nhiễm Chứcnăng chống độc của gan cũng bị giảm tốc độ kích thích và tốc độ phản xạ, kéo dài thời gianphản ứng, nên dễ bị tai nạn lao động.
Về mặt biểu hiện, khi làm việc trong điều kiện quá nóng, thường gặp là chứng say nóng
và co giật do mất can bằng nhiệt với triệu chứng: nóng mặt, đau đầu, đau thắt ngực, buồn nôn,nôn, mạch nhanh, thở gấp, trạng thái suy nhược rõ rệt, mức độ nặng hơn có thể gây choángnhiệt, mạch nhanh nhỏ, thân nhiệt cao, thở nhanh, nông, tím tái, có thể mất một phần tri giácđến toàn bộ tri giác hoặc hôn mê
Để cấp cứu nạn nhận trong trường hợp này cần đưa ngay ra ngoài nơi thoáng mát, tiêmthuốc trợ hô hấp, trợ tim mạch và các thuốc trợ lực khác Để chống nóng cần bố trí nơi nghỉ,giờ nghỉ thích hợp cũng như chế độ ăn uống phùy hợp cho công nhân
Trong buồng máy, đặc biệt là các khoang máy lọc, khoang nồi hơi, nhiệt độ rất cao
40-60 độ C, kết hợp với không khí chứa hàm lượng dầu cao gây khó thở, mệt mỏi cho thợ máy, sĩquan khi bảo dưỡng các thiết bị, đặc biệt khi tàu nghiêng lắc dữ dội
Khi làm việc ở điều kiện nhiệt độ thấp, da trở nên xanh lạnh, nhiệt độ da còn dưới
33oC, khí hậu lạnh còn làm giảm nhịp tim và nhịp thở, nhưng mức độ giải phóng nhiệt lượnglại tăng lên nhiều cơ và gan phải làm việc nhiều để chuyển hóa sinh nhiều nhiệt Bị lạnh nhiều,các cơ co lại theo kiểu rét run, nổi da gà để sinh nhiệt chống rét, tại chỗ bị lạnh do bị co thắtmạch, sinh cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa ở các đầu chi làm ta khó vận động rồi mất dần cảmgiác, sinh chứng đau cơ, viêm cơ, viêm bại bại các dây thần kinh, khí hậu lạnh còn gây ra bệnh
dị ứng kiểu hen phế quản, làm giảm sức đề kháng miễn dịch, gây ra các bệnh đường hô hấptrên, bệnh thấp khớp
Để chống lạnh cần phải mặc ấm và tăng chế độ ăn uống cho công nhân;
4.1.3 Ảnh hưởng của độ ẩm
Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng gam trong 1m3không khí, độ ẩm tương đối là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở nơi sản suấtphù hợp phùhợp với người lao động koảng 75% đến 80% Độ ẩm tương đối trung bình ở Việt Nam thường
từ 80% đến 90% vào mùa xuân, thậm chí có thể đạt 98%
Khi độ ẩm cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh
ngoài da, độ ẩm cao làm lượng không khí khô ít đi, ảnh hưởng sự hô hấp và sức khỏe con
người, đồng thời làm cho máy móc thiết bị han rỉ nhanh, tuổi thọ giảm
Môi trường có độ ẩm quá thấp thường có nhiều bụi bẩn trong không khí khô, ảnh hưởngđến hệ hô hấp, dễ gây các bệnh về họng, phổi, da dẻ nứt nẻ, vật liệu bình thường dễ cong vênhlàm giảm chất lượng của sản phẩm
4.1.4 Ảnh hưởng của tốc độ lưu chuyển không khí
Sự lưu thông không khí đảm bảo cho môi trường trong sạch và được biểu thị bằng tốc
độ của không khí tính bằng m/s;
Đối với không khí bình thường tỷ lệ oxy chiếm 21%, không khí do con người thải rachiếm 16% oxy, nếu lượng oxy trong không khí nhỏ hơn 19% có thể gây ngạt, vì vậy, nơi làm
Trang 28việc, trong khu vực đông người, chật hẹp, muốn không khí không lưu thông phải tiến hànhthông gió Tuy nhiên, cần chú ý vận tốc chuyển động không khí không nên vượt quá 3m/s, trên5m/s có thể gây kích thích bất lợi cho cơ thể, không khí dùng lưu thông cưỡng bức cần đượclọc sạch.
Trong buồng máy tàu thủy, thông gió còn đẩy bớt hơi dầu, khí độc hạ nhiệt độ khôngkhí, khi thông gió cần chú ý gạn lọc, đặc biệt ở khu vực cửa sông, cửa biển tránh côn trùng,châu chấu, bướm…
4.1.5 Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là những hạt năng lượng truyền trong không gian dưới dạng dao độngsóng điện tử gồm tia hồng ngoại, tia sáng thường và tia tử ngoại
Mọi nguồn nhiệt đều có bức xạ nhiệt, sự bức xạ nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiệt độ củanguồn nhiệt Các nguồn nhiệt có nhiệt độ dưới 500oC thì bức xạ nhiệt không đáng kể, nguồnnhiệt độ tới 500oC chỉ phát ra tia hồng ngoại, nguồn nhiệt tới 1800 - 2000oC còn phát ra tiasáng thường và tia tử ngoại, nguồn nhiệt tới 300oC lượng tia tử ngoại phát ra càng nhiều
Tia hồng ngoại có sức rọi sâu dưới 3cm làm bỏng da, rộp phồng da gây cảm giác nóngbỏng, khi làm việc ngoài trời, tia bức xạ gây ra các biến đổi gọi là say nắng Tia hồng ngoạicòn gây ra bệnh đục nhân mắt (bệnh thong manh) nghề nghiệp, bệnh xảy ra muộn sau 20-30năm làm việc, thị lực người lao động giảm dần và có thể bị mù hẳn
Tia hồng ngoại có thể làm hỏng da độ I, độ II, gây ra viêm màng tiếp hợp cấp tính làmgiảm thị lực và thu hẹp thị trường dưới dạng đau mắt điện, quang điện Nếu tác dụng nhẹ màlâu ngày có thể bị mỏi mệt, suy nhược, mắt khô, nhiều dử, thị lực giảm, đai đầu, chóng mặt,kém ăn
4.2 Ảnh hưởng của chất độc công nghiệp
4.2.1 Khái niệm
Chất độc công nghiệp là những hóa chất dùng trong sản xuất hoặc sinh ra trong quátrình sản xuất, khi thâm nhập vào trong cơ thể, dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây tình trạng bệnh
lý, bệnh gây ra do chất độc trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp
Chất độc có thể thâm nhậpvào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc qua da;
Ảnh hưởng của chất độc với cơ thể người lao động do 2 yếu tố quyết định: ngoại tốchất độc và nội tố cơ thể, khi độc tính chất độc yếu, nồng độ và nội tố cơ thể dưới mức chophép, cơ thể khỏe mạnh, không gây ảnh hưởng, khi cơ thể yếu mới xảy rac tác dụng Nếu nồng
độ vượt quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu, độc chất sẽ gây nhiễm độc nghềnghiệp, khi nồng độ chất độc cao, thời gian tiếp xúc không lâu và cơ thể khỏe mạnh vẫn gây ranhiễm độc cấp tính thậm chí có thể chết người
Tác dụng của chất độc lên cơ thể được quyết định bởi 3 yếu tố: cấu trúc hóa học củachất độc, nồng độ chất đọc trong không khí và thời gian chất độc tác dụng lên cơ thể
Trang 294.2.2 Ôxít các bon - CO
Ôxít các bon là một khí không màu, không mùi, không kích thích, tỷ trọng là 0,967,được tạo ra do có sự cháy không hoàn toàn, thường gặp ở mỏ, lò cao, máy nổ, khí đốt, khíxả…Khi hít thở khí CO, do có ái lực với máu gấp 250 lần so với oxy, nó chiếm oxy của máugây ra ngạt
Nhiễm độc CO cấp tính gây ra đau đầu, ù tai chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, co giật rồi
bị hôn mê, thể nặng thì hôn mê ngay, chân tay mềm nhũn, mặt xanh tím và bị phù phổi cấp.Nhiễm độc mãn tính thường bị dau đầu dai dẳng, chóng mặt, mệt mỏi, sút cân, nếu trongkhông khí có 0,3% khí CO có thể gây chết người, người lao động làm việc trong môi trườngnhiều CO thường gây, xanh xao và mắt hỏng nhanh
4.2.3 Khí H 2 S
Khí H2S là sản phẩm của xác sinh vật thối rữa, có mùi trứng thối, đặc biệt có nhiềutrong các kho chứa dầu thực vật, thịt súc vật không đảm bảo độ lạnh hoặc điều kiện vệ sinhkém, trong các hầm trục, hầm la canh lâu ngày không vệ sinh
Khi nhiễm độc H2S mũi và họng cảm giác trước gây khó chịu, chảy nước mắt, nướcmũi, khí H2S với nồng độ cao có thể gây chết người;
4.2.4 Khí NH 3
Khí NH3 thường được sử dụng làm công chất cho các máy lạnh như máy điều hòa nhiệt
độ không khí, hệ thống máy lạnh hầm hàng trên các tàu chở hàng đông lạnh…
Khí NH3 có mùi khai, xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp, khí NH3 có thểtác dụng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, trường hợp trúng độc nặng hơn sẽ gây căng cơ,chuột rút, ngạt thở, khi trong không khí có chiếm hàm lượng 20-25% NH3 có khả năng cháy nổnếu có ngọn lửa
4.2.5 Bột mangan (Mn)
Bột mangan là một loại hàng hay được vận chuyển trên tàu, mangan được vận chuyển
có thể đóng vào bao, hộp hoặc chở rời, có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, mắt, miệng và cảđường hô hấp, chúng dễ dàng hòa tan lưu thông trong máu
Trong trường hợp người lao động bị trúng độc mangan, nạn nhân ban đầu sẽ khó nói,sau không nói được và mệt mỏi buồn ngủ, đặc biệt trúng độc với nồng độ cao, nạn nhân có thể
bi ngất hay tử vong
4.2.6 Bột kẽm
Kẽm được sử dụng nhiều trên để chống ăn mòn trong các két, các ống và sinh hàn…,khi tháo lắp sửa chữa các thiết bị, kẽm bị phá hủy và bốc hơi độc, chúng qua đường hô hấp vàxâm nhập vào cơ thể
Trang 30Khi hít hơi độc của kẽm, người mệt mỏỉ, sốt nóng cùng với sốt lạnh, có thể tới nhiệt độcao 38-40oC và gây ra chứng co giật;
ảo giác ghê sợ làm cho bệnh nhân muốn tự sát
4.2.8 Benzen-C 6 H 6
Là dung môi hòa tan dầu mỡ, sơn cao su… có từ 5-20% trong xăng Benzen thâmnhậpvào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp và gây hội chứng thiếu máu nặng, chảy máu rănglợi, gây suy tỷ, giảm hồng cầu, bạch cầu, suy nhược cơ thể, xanh xao và có thể chết vì nhiễmtrùng máu
4.2.9 Hơi dầu xăng
Đối với thợ máy thường xuyên phải tiếp xúc với xăng dầu dễ bay hơi lẫn trong khôngkhí, khi hít thở phải dầu lâu làm cơ thể khó chịu, mệt mỏi, ăn kém ngon, suy nhược, rụng tóc,viêm chân lông
Nồng độ hơi dầu lớn hơn gây ra hiện tượng say dầu: chóng mặt, buồn nôn, ngạt thậmchí gây chết người
Để chống sự nhiễm độc nghề nghiệp, môi trường làm việc cần thông thoáng tốt, thậntrọng khi làm việc ở nơi có khả năng có chất độc, nếu làm việc thấy khó chịu cần rời xa nhanhkhỏi nơi làm việc, trường hợp phát hiện người bị trúng độc phải tìm cách cấp cứu ngay vàđồng thời báo cho người khác biết để hỗ trợ Tốt nhất khi vào những khu vực mà chưa chắcchắn nồng độ hơi độc ở mức an toàn càn sử dụng mặt nạ phòng độc (hình 4-1)
Hiện nay người ta thường sử dụng 2 loại mặt hàng nạ phòng độc là loại kín và loại hở,loại kín và loại hở, loại kín thì khí thở ra được đưa vào bình lọc lại, loại hở thở thằng ra môitrường
Trang 31Hình 4-1: Mặt nạ phòng chống độc loại tự thở (loại kín) 1- Đồng hồ áp suất; 2- Bình khí tự thở; 3- Dây đeo; 4- Mặt trùm; 5- ống dẫn khí; 6- Van
4.3 Ảnh hưởng của bụi công nghiệp
Bụi là tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạngbụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù
Bụi được sinh ra từ nhiều nguồn gốc, chúng có thể là bụi tự nhiên, bụi động thực vât,bụi nhân tạo, bụi vô cơ, bụi kim loại hay bụi hỗn hợp, trong bất cứ môi trường nào đều có bụi.Theo kích thước của bụi người ta phân ra thành bụi khói, bụi sương mù và bụi thực sự (bụilắng);
- Bụi khói có kích thước nhỏ hơn 0,1 µm, bụi này khi thâm nhập vào đường hôhấp không ở lại phế nang
- Bụi sương mù có kích thước 0,1-10 µm Loại có kích thước 0,1-5 µm thườngđọng lại ở phổi tới 80-90%, bụi 5-10 µm vào phổi được nhưng lại bị phổi thải
ra, bụi lắng có kích thước lớn hơn 10 µm thường đọng lại ở mũi
Bụi thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp, đặc biệt là bệnh bụi phổi do hítthở không khí có bụi điôxít silic lâu ngày, gây tác hại cho da, mắt, gây nhiễm quan con ngườinhư mắt, mũi mồm, da, tác hại của chúng phụ thuộc vào kích thước bụi, bàn chất bụi và lượngbụi vào cơ thể
Môi trường làm việc có thể nhiều hay ít bui, bụi lớn hay bụi nhỏ được quyết định bởiquy trình sản xuất, đối tượng lao động và phương pháp làm sạch môi trường, khi xâm nhập cơthể người, bụi có thể gây nhiễm độc, gây dị ứng, chúng gây cho người bệnh ngoài da, bệnhđường tiêu hóa, gây chấn thương mắt
Hiện nay chống bụi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của vệ sinh lao động và bảo
vệ môi trường nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động lau dài
Trang 324.4 Ảnh hưởng của tiếng ồn, chấn động, dao động
Tiếng ồn là những âm thanh gây khó chịu, ảnh hưởng đến sự làm việc và nghỉ ngơi của conngười, chấn động là dao động cơ học của các vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm thay đổi cótính chu kỳ
- Khi các máy móc và động cơ hoạt động, không chỉ gây ra các dao động âm màtai nghe được mà còn gây ra các dao động cơ học dưới dạng chấn động của cácvật thể và các bề mặt xung quanh
- Tác dụng gây khó chịu của tiếng ồn phụ thuộc tính chất vật lý của nó do mức độ
ồn quyết định, ảnh hưởng của tiếng ồn còn phụ thuộc vào hướng của nănglượng âm, thời gian tác dụng của nó trong một ngày làm việc quá trình lâu dàingười công nhân làm việc ở nơi ồn và độ nhạy của từng người, lứa tuổi, giớitính và trạng thái cơ thể của công nhân
- Trước hết, tiếng ồn giảm độ nhạy của thính giác, sau thời gian dài sẽ làm thoáihóa trong tai gây nặng tai, điếc, tiếng ồn có cường độ cao và trung bình kíchthích mạnh hệ thần kinh trung ương gây ra các rối loạn về chức năng thần kinh,tác động lên các cơ quan, hệ thống khác của cơ thể
- Tiềng ồn mạnh gây cho con người bệnh đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi,bực tức vô cớ, trạng thái tâm thần không ổn định, tiếng ồn mạnh gây ra nhữngthay đổi trong hệ thống tim mạch kèm theo sự rối loạn trương lực bình thườngcủa mạch máu, rối loạn nhịp tim, gây bệnh cao huyết áp
- Tiếng ồn còn làm rối lọan chức năng bình thường của dạ dày gây viêm, đau dạdày Đồng thời ồn làm giảm sự tập trung chú ý khi làm việc, là nguyên nhân gâymệt mỏi sớm và giảm năng suất lao động, giảm chất lượng công việc, tăng phếphẩm và tai nạn lao động
Khi chịu tác dụng của chấn động thần kinh sẽ bị suy nhược, thể hiện qua các loại bệnh
lý về rối loạn dinh dưỡng, con người nhanh chóng cảm thấy uể oải, thờ ơ, lãnh đạm, tính ổnđịnh thăng bằng của cơ thể gây ra những thay đổi trong hoạt động của tim, làm chức năng củacác hệ phân tích bị rối loạn nghiêm trọng, ngoài ra, chấn động còn làm rối loạn chức năng của
cơ quan sinh dục, gây bệnh khớp…
Khi đồng thời chịu tác động của tiếng ồn và chấn động hậu quả không chỉ có tính chấtcộng hưởng mà còn có khả năng tăng thêm do tác động tương hỗ giữ chúng Để giảm tác hạicủa tiếng ồn, chấn động có thể sử dụng các thiết bị tiêu âm, giảm chấn, các thiết bị bảo hộ cánhân…
4.5 Ảnh hưởng của chất phóng xạ
Chất phóng xạ là chất mà nguyên tố có hạt nhân nguyên tử không nhìn thấy được phát
ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và có khả năng ion hóavật chất
Hiện nay đã biết khoảng 50 nguyên tố phóng xạ tự nhiên và 1000 đồng vị phóng xạnhân tạo, việc sử dụng đồng vị phóng xạ vào kỹ thuật sản xuất và nghiên cứu khoa học ngàycàng phổ biến, đã giải quyết được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đem lại những hiệu quả
Trang 33kinh tế rõ rệt, tuy vậy, sử dụng và vận chuyển, bảo quản cũng như chế tạo các đồng vị phóng
xạ hết sức nguy hiểm, chúng ta cần hiểu rõ ảnh hưởng của nó tới cơ thể để phòng tránh
Tia phóng xạ có thể chiếu từ ngoài vào cơ thể, khi chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thểchúng gây nhiễm xạ cấp tính hay nhiễm xạ mãn tính tùy theo mức độ ảnh hưởng
Bệnh nhiễm xạ cấp tính xảy ra sau vài giờ hoặc vài ngày khi cơ thể nhiễm xạ tòan thân
trong một lúc với nhiều phóng xạ tương đối lớn, khi bị nhiễm xạ cấp tính, bệnh nhân bị rốiloạn chức phận của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là vỏ não, nhức đầu, chóng mặt, buồn
nôn, nôn mửa, dễ hồi hộp, cáu kỉnh, khó ngủ, chán ăn, cảm giác mệ mỏi, da bị bỏng hoặc tấy
đỏ chõ tia phóng xạ chiếu qua Cơ quan tạo máu bị tổn thương nặng nề, bệnh nhân thiếu máu
nặng, khả năng chống đỡ các bệnh nhân nhiễm trùng giảm, cháy máu kéo dài, gây, sút cân dần,chết trong tình trạng suy nhược toàn bộ cơ thể hoặc bệnh nhiễm trùng nặng sau thời gian vàituần, vài ngày, nặng hơn có thể chết ngay sau vài giờ
Tuy nhiên xạ cấp chỉ gặp trong các vụ nổ vũ khí hạt nhân, những tai nạn bất ngờ ở lòphản ứng nguyên tử, rất hiếm gặp trong điều kiện sản xuất, nghiên cứu thông thường
Bệnh phóng xạ mãn tính các triệu chứng xuất hiện muộn, nhiều khi tới hàng năm, hàng
chục năm kể từ lúc bị chiếu xạ hoặc nhiễm chất phóng xạ, bệnh xảy ra khi cơ nhiễm ít tia hoặcchất phóng xạ ở thời gian dài, đầu tiên, biểu hiện của bệnh là hội chứng suy nhược thần kinh
cơ thê, rối loạn chức năng cơ quan tạo máu, rối loạn chuyển hóa chất đường, chức phận ở toàn
bộ các cơ quan và hệ thống Bệnh nhân có thể có hiện tượng đục nhân mắt, ung thư da, ung thư
tủy, nhiễm trùng máu…
Biết rõ đặc tính và tác hại của chất phóng xạ, chúng ta cần đề ra được các biện phápphòng chống tốt nhất để ngăn ngừa những ảnh hưởng của chúng với cơ thể;
4.6 Ảnh hưởng của điều kiện sóng gió, chuyển vùng họat động
Điều kiện sóng gió ảnh hưởng rất lớn đến con người trong quá trình làm việc trên tàubiển Khi tàu nghiêng lắc, trạng thái tiền đình của thuyền viên họat động điều chỉnh liên tục,gây cảm giác mệt mỏi, buồn ói, đặc biệt khi thay đổi không gian từ buồng máy sang buồng ở
và ngược lại
Khi tàu chuyển vùng họat động từ vùng nóng sang vùng lạnh hay ngược lại sẽ làm chogiờ sinh học của cơ thể thay đổi, gây mỏi mệt, khó ngủ, đặc biệt khi múi giờ thay đổi liên tục
4.7 Biện pháp chống ảnh hưởng có hại của nghề nghiệp
Nghiên cứu các ảnh hưởng có hại của nghề nghiệp ta thấy trong quá trình lao động sảnxuất, các nghề nghiệp tạo ra các yếu tố có khả năng gây nên tai nạn tức thời hoặc tạo ra cácbệnh nghề nghiệp rất khó nhận biết ngay được Tìm hiểu biện pháp để giảm tác hại của chúng
là vấn đề đã và đang được mọi cấp, mọi ngành quan tâm, chú ý Để giải quyết vấn đề này,
nhiều cơ quan chức năng đã được thành lập như Tổ chức bảo hiểm xã hội, viện nghiên cứu an
toàn xã hội và bảo hộ lao động
Giảm ảnh hưởng có hại của nghề nghiệp chính là bảo vệ sức khỏe lâu dài cho ngườicông nhân, tạo cho người lao động được làm việc trong điều kiện tốt nhất, đảm bảo an toàn vệ
sinh lao động, đó cũng là quy định bắt buộc của pháp lệnh bảo hộ lao động đã đưa ra, tuy
nhiên, các biện pháp đề ra để đưa ra giải quyết vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nền
Trang 34kinh tế xã hội, chế độ xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật… Hiện nay, chủ yếu người ta tiếnhành các biện pháp sau đây:
- Đầu tư cơ giới hóa và tự động hóa các quá trình sản xuất;
- Tạo nên những thiết bị, vật liệu cách âm, cách nhiệt hiệu quả;
- Tăng cường các thiết bị, dụng cụ an toàn, thiết bị dụng cụ làm sạch môi trường đểcải thiện điều kiện làm việc của công nhân;
- Cải tiến các quy trình công nghệ sản xuất lạc hậu, tận dụng các nguồn phế thải đểlàm sạch môi trường;
- Quy định về phòng hộ lao động, tiêu chuẩn chế độ bảo hộ lao động ngày càng được
bổ sung hòan chỉnh chi tiết hơn cho từng ngành, từng đơn vị cụ thể;
Trang 35Chương 5
KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG
KHU VỰC BUỒNG MÁY5.1 Quy định cho tất cả mọi người làm việc dưới tàu
Khác với các ngành nghề khác, ngành vận tải biển có đặc tính riêng, điều kiện làm việc,
đi lại rất dễ gây ra các tai nạn, vì vậy, bất cứ thuyền viên lên xuống làm việc dưới tàu cần nắmđược một số nội qui, qui định của ngành để tránh tai nạn
Khi được điều động xuống làm việc trên tàu, thuyền viên phải tìm hiểu để nắm vững vềcon tàu, có điều gì chưa nắm vững, phải hỏi máy trưởng hay Thuyền phó để được hướng dẫn tỉ
mỷ về sử dụng các thiết bị an tòan khi cần thiết
Đảm bảo trả lời thành thạo các câu hỏi:
- Tín hiệu phát ra khi có cháy, có người rơi xuống biển?
- Các thiết bị ứng cứu khẩn cấp trên tàu được bố trí ở đâu, và chúng dẫn đến chỗ nào?
- Những trạm cứu hỏa đặt ở đâu?
- Phao áo cứu sinh và các trang thiết bị cứu hỏa cá nhân đặt ở đâu?
- Nhiệm vụ của bạn khi tiến hành thực tập cứu hỏa, cúu sinh?
Qui định cho tất cả mọi người lên xuống làm việc dưới tàu do Cục Hàng Hải Việt Namban hành:
1 Khi bước chân xuống cầu tàu phải chú ý xem cầu thang bắc có chắc chắn không, đảmbảo không, lưới an tòan có bố trí đúng không, nếu không đảm bảo, phải báo ngay trực caboong bắc lại rồi mới được xuống, khi xuống, không hấp tấp vội vàng, cầu lật người rơixuống nước gây tai nạn;
2 Không được đi guốc, dép cao su không có quai hậu trên tàu;
3 Khi lên tàu xuống dốc, đi phải vịn tay vào tay vịn hoặc dây chằng,
4 Không nhảy từ cầu tàu lên tàu, từ tàu lên cầu, phải đi bằng cầu thang Không được tự
ý chạy nhảy, leo trèo, không được nô đùa, xô đẩy nhau ở trên tàu
5 Đi đứng dưới tàu phải chú ý cẩn thận nếu không dễ bị trượt ngã gây tai nạn, đi quamiệng hầm hàng, két, phải chú ý tránh để rơi xuống hầm gây chết người
6 Các thiết bị, máy móc nếu không có nhiệm vụ tránh sờ mó, nghịch ngợm làm hưhỏng, mất độ chính xác
7 Khi tàu làm hàng cấm đứng ở đầu dây chằng, cần cẩu, dưới cần cẩu và góc quay chếtcủa cần cẩu, những vị trí này rất dễ gây tai nạn;
8 Không ngồi xổm trên chỗ be tàu và ngồi những chỗ chênh vênh của tàu tránh rơixuống biển;
9 Khi tàu mất điện đột ngột, trong những khu vực tối, đi lại phải hết sức thận trọng,tránh vấp ngã, va đập hoặc bước hẫng xuống hầm;
10 Khi tàu ra vào cầu, nếu không có nhiệm vụ không được đứng gần khu vực tàu làmdây làm vướng anh em dễ gây tai nạn;
11 Không được đứng gần chỗ đang làm việc, đang sửa chữa khi không có trách nhiệm
12 Nếu không chấp hành đúng nội qui ở trên thì người trực chuyên viên an tòan cóquyền mời lên khỏi tàu sau khi có nhắc nhở
Trang 365.2 Yêu cầu về an toàn lao động trong khu vực buồng máy
Khoang buồng máy, buồng nồi hơi là nơi người thợ máy luôn luôn phải tiếp xúc vớinhiệt độ tương đối cao do máy móc, nồi hơi tỏa ra, cùng với tiếng ồn, chấn động lớn, khoangbuồng máy, nồi hơi rất chật hẹp và có rất nhiều trang thiết bị, độ ẩm lớn, nhiều hơi dầu mỡ vàcác khí độc khác, để đảm bảo an toàn và giữ sức khỏe lâu dài cho người thợ cần chú ý thựchiện đầy đủ các yêu cầu sau:
5.2.1 Nguyên tắc chung làm việc trong buồng máy:
- Luôn duy trì buồng máy sạch sẽ, gọn gàng
- Khi tháo hoặc thay tấm sàn lacanh, phải đảm bảo an tòan, tháo đúng cách, tránh tainạn, sử dụng tay trượt, không dùng các ngón tay để tháo
- Khi dựng giàn giáo, phải đảm bảo các thanh dàn giáo là tốt, khô và sạch, kiểm tradây an tòan;
- Khi làm việc trên dàn giáo, nhớ phải sử dụng các dụng cụ an tòan;
- Không để máy móc họat động mà khhông có trực ca, thậm chí chỉ trong thời gianrất ngắn;
- Không mở các nắp bổ sung nhiên liệu, nước… khi máy đang họat động Không mởcác thiết bị này bằng tay, phải dung dụng cụ phù hợp;
- Không khởi động bất kỳ máy móc nào mà bạn chưa nắm vững nguyên lý họat động
- Bất kỳ rò lọt, vương vãi dầu nào cũng phải được làm sạch ngay, vứt bỏ rác, giẻ đã
sử dụng vào các thùng rác theo đúng hướng dẫn;
- Không để các vật dụng gây cản trở đến việc sử dụng các thiết bị chữa cháy trongbuồng máy;
5.2.2 Những yêu cầu khi làm việc trong khu vực buồng máy
1 Phải đảm bảo lượng không khí trong buồng máy, buồng nồi hơi đủ cho máy móc hoạtđộng và cho hô hấp của con người bằng cách trang bị các quạt hút và quạt đẩy không khí;
2 Phải duy trì cho nhiệt độ trong bồng máy, buồng nồi hơi nhỏ hơn 450C;
3 Ánh sáng trong buồng máy, buồng nồi hơi phải đủ và sáng đều ở mọi nơi, cường độ ánhsáng phải đạt tối thiểu là 60 light (đơn vị đo cường độ ánh sáng) Trong buồng máy, buồng nồihơi luôn luôn phải đảm bảo duy trì sự hoạt động tốt của cả hai mạng điện (mạng điện chiếusáng thông thường và mạng điện ắc –qui (sự cố 24 V);
4 Tất cả các cầu thang và lối đi lại phải có lancan chắc chắn;
5 Mặt sàn đi lại trong buồng máy, buồng nồi hơi phải có các gờ nổi chống trơn trượt vàphải được lau chùi sạch sẽ, không vương dầu, mỡ và rác bẩn;
6 Mặt ngoài các thiết bị tỏa nhiệt như nồi hơi, ống xả, ống hơi phải được bọc cách nhiệt antoàn đúng qui đình để chống nóng và chống hỏa hoạn xảy ra;
7 Mọi người làm việc trong buồng máy, buồng nồi hơi phải được trang bị đầy đủ quần áo,giầy mũ, găng đúng qui định trang thiết bị phòng hộ cá nhân;
8 Việc điều khiển, vận hành khai thác các trang thiết bị phải tuân thủ đúng qui trình kỹthuật của nhà chế tạo;
Trang 379 Khi giao nhận trực ca phải làm việc tại "buồng máy" sau khi đã kiểm tra lại thông số kỹthuật trong sổ nhật ký máy, thông số kỹ thuật thực tế trên máy;
10 Các khu vực đang tiến hành sửa chữa hoặc theo dõi, chỉnh định phải treo bảng ghi chú,treo đèn báo hoặc có dây khoanh vùng;
11 Phải treo bảng cấm lửa tại các vị trí: cửa hầm dầu, hầm dầu, hầm than, xưởng mộc, khosơn, kho giẻ lau máy và các buồng, hầm không thoáng khí;
12 Không được cho nồi hơi hoạt động trong trường hợp bơm cấp nước chưa hoạt động tốt;ống thủy chỉ báo mức nước nồi hơi chỉ còn một chiếc hoạt động tốt; đồng hồ áp suất khôngnhạy, mất chính xác: van an toàn đã quá thời hạn sử dụng; bình lọc nước nồi hơi chưa đượclàm sạch hoặc số ống đã bị hút lại lớn hơn 2%;
Ngoài ra những người làm việc công tác dưới buồng máy, buồng nồi hơi cần phải nhớ rõcác lối thoát hiểm lên boong tàu an toàn, nắm vững các trang thiết bị cứu hỏa, cách thao tác vàtác dụng của nó, nắm vững qui trình vận hành khai thác máy chính, máy đèn và các trang thiết
bị phụ
5.3 Kỹ thuật an toàn khi khai thác máy chính
Hiện nay trên tàu thủy, máy chính được dùng chủ yếu là dộng cơ diesel, một số tàu máychính là động cơ hơi nước (tua bin hơi hoặc máy hơi nước);
Căn cứ vào đặc điểm của từng loại máy chính tàu thủy, kỹ thuật an toàn đưa ra những
kỹ thuật khai thác riêng cho chúng Ngoài kỹ thuật an toàn dưới đây, quá trình khai thác vậnhành máy người khai thác cần phải tuân thủ đúng quy trình của nhà chế tạo yêu cầu
5.3.1 Kỹ thuật an toàn khi khai thác động cơ hơi nước
Động cơ hơi nước phát sinh công bằng năng lượng của dòng hơi do đó khi động cơdừng trong hoạt động ngưng lại rất nhiều nước, trên các đường ống lượng hơi còn lại cũngđược ngưng tụ, vì vậy trong quá trình vận hành khai thác loại động cơ này ngoài việc tuân thủtheo quy định chung của nhà chế tạo cần phải hết sức lưu ý để đảm bảo an toàn cho động cơcũng như cho người đặc biệt là ở giai đoạn khởi động và dừng động cơ Đây là giai đoạn dễsinh ra sự cố cho máy và tai nạn cho người khai thác
Khi dừng máy phải mở tất cả các van xả đáy xi lanh hoặc ở khoang dưới của tua bin để
xả nước ngưng Trên các đường ống dẫn hơi từ nồi hơi đến máy phải mở các van ở đoạn thấpnhất của ống để xả hết hơi nước còn lại trong ống, quá trình dừng máy phải để cho máy nguội
từ từ bằng cách cho chạy không tải, giảm dần lượng hơi đưa đến máy Khi dừng máy, giảm tốc
độ từ từ, đồng thời tiến hành các công việc chăm sóc máy, kiểm tra các ổ đỡ, tiến hành đảochiều quay cho máy và dừng máy;
Khi chuẩn bị và khi khởi động máy, an tòan kỹ thuật đối với động cơ hơi nước là chốnghiện tượng thủy kích, muốn vậy cần chú ý kiểm tra lại và mở các van xả trên đường ống, trênmáy hoặc tua bin Kiểm tra và bổ sung dầu mỡ nếu cần thiết, buộc phải hâm sấy máy nhằm xảhết nước ở đường ống cũng như trong máy làm nóng từ từ các chi tiết máy đảm bảo giãn nởđều, để máy sẵn sàng hoạt động, tạo điều kiện cho hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát làmviệc tốt
Trang 38Phải tiến hành mở hết các van xả trong suốt quá trình hâm máy, thường xuyên đảochiều để kiểm tra máy và xả hết nước ra ngoài, thời gian hâm máy có thể từ 15-20 phút, quátrình này kết thúc khi hé mở các van xả đáy chỉ thấy hơi ra, lúc này động cơ sẵn sang làm việc.
5.3.2 Kỹ thuật an toàn khi khai thác động cơ diesel
Động cơ diesel tàu thủy có nhiều ưu điểm vượt trội, ngày càng được sử dụng rộng rãitrên tàu thủy, như máy chính, máy đèn, máy phát sự cố, máy xuống cứu sinh chúng có thể làmáy 2 kỳ thấp tốc, 4 kỳ trung tốc hoặc cao tốc, tuy nhiên trong quá trình vận hành khai thác, đểđảm bảo an toàn máy móc cũng như an toàn cho con người cần lưu ý một số điểm sau:
Quá trình chuẩn bị máy cần phải kiểm tra toàn bộ các hệ thống phục vụ như hệ thốngnhiên liệu, hệ thống làm mát, bôi trơn, hệ thống không khí nén , xem có đảm bảo cho động cơhoạt động tốt trong quá trình khai thác không, bẳng cách kiểm tra các thông số, đồng hồ, cácvan , sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết;
Kiểm tra lại toàn bộ máy chính, quay và hâm máy xem máy có bị kẹt không, (nhớ phải
mở các biệt xả) có nước trong xi lanh không, khi hâm máy phải nâng nhiệt độ lên từ từ, viamáy với động cơ nhỏ vài vòng, với động cơ lớn từ 15-20 phút
Trước khi khởi động máy phải thông báo cho trực ca buồng lái, đối với những động cơlai trực tiếp chân vịt cần phải via máy xuôi ngược một số vòng nhất định, khi máy đã sẵn sànghoạt động phải báo cho buồng lái và máy trưởng biết đồng thời sẵn sàng khởi động máy
Trong quá trình máy hoạt động phải đảm bảo cho các thông số hoạt động bình thườngđặc biệt là các thông số về nhiệt độ và áp suất của các hệ thống phục vụ; thường xuyên kiểmtra các thông số kỹ thuật của động cơ và điều chỉnh để động cơ hoạt động tốt, các hệ thống bôitrơn và làm mát, nhiên liệu và khí nén khởi động cần được quan tâm đến đặc biệt
Tuyệt đối không khai thác động cơ ở chế độ quá tải vượt quá thời gian quy định (nmax = 103% n định mức, công suất Ne = 110% Ne định mức, với thời gian không quá 60 phút)chỉ khi có lệnh của buồng lái mới được chạy quá tải và phải ghi ngay vào nhật ký máy
5.4 Kỹ thuật an toàn khi khai thác máy nén gió và bình khí cao áp, thiết bị chịu áp lực
Hệ thống khí nén, các chai gió dùng để cung cấp khí nén cho khởi động động cơ chính,động cơ phụ, cung cấp khí nén cho vệ sinh, phục vụ sửa chữa, gió còi hơi, nâng hạ xuống cứusinh, thổi rác van thông biển…,
Ngoài chai gió, trong buồng máy có nhiều thiết bị chịu áp lực khác như hơi hàn, bìnhchứa freon, NH3, CO2, O2, nồi hơi, ống hơi khi thử áp lực cũng phải sử dụng áp suất cao Do
đó, khi khai thác máy nén gió và các thiết bị chịu áp lực trên tàu cần cẩn thận tránh nổ vỡ, hỏahoạn
Đối với máy nén gió, cần phải kiểm tra mức dầu bôi trơn, van nước làm mát, mở van xảnước trước khi khởi động, van xả khí chỉ được đóng lại khi van nạp gió trên đường ống nạp đãđược mở Trước khi dừng máy nén gió, van xả nước cũng phải được mở ra, rồi mới đóng vantrên đường ống nạp gió, khi máy nén khí đang vận hành, nghiêm cấm không được sửa chữa
Trang 39các bộ phận vẫn còn chứa khí cao áp Các áp kế, van an toàn của trong hệ thống phải đượckiểm tra định kỳ và bảo đảm hoạt động tốt.
Đối với các thiết bị chịu áp lực, cần lưu ý an tòan va chạm gây nổ khi giao nhận, vậnchuyển tới khi bảo quản và sử dụng
Khi nhận mới cần chú ý kiểm tra các bình áp lực có sự chấp thuận của đăng kiểm, cónhãn hiệu rõ ràng, ghi chú loại bình, chất đựng trong bình, đối với bình cứu hỏa thì phải ghicách sử dụng ở ngoài vỏ bình
Việc tiến hành vận chuyển các thiết bị, các bình khí cao áp cần phải kê, chèn chặt chẽ,che nắng che mưa, đảm bảo tốc độ vận chuyển chúng phải vừa phải và thay đổi từ từ;
Các bình khí cao áp phải được để ở nơi thoáng khí, nhiệt độ thấp, ít người qua lại, đểbảo quản tốt cần phải tiến hành sơn chống rỉ và kiểm tra độ bền của bình đúng định kỳ, khi thử
độ bền thường dùng phương pháp thử thủy lực vì phương pháp này không nguy hiểm lại dễphát hiện ra rò ri Các bình cao áp phải được cất giữ xa bếp và lò sưởi, cấm để các chai, bìnhkhí ôxi với những chai bình có chất cháy, các bình khí độc phải để trong nhà kín, các kho chứabình khí phải treo nội quy an toàn lao động ở cửa ra vào, nhà kho phải làm bằng chất khôngcháy được, nền bằng phẳng và không trơn
Khi tiến hành công việc gia nhiệt, phải lưu ý tránh xa vị trí bố trí các bình áp lực vìviệc hàn, cắt dễ gây ra cháy nổ;
Trước khi đem ra sử dụng các bình áp lực, phải kiểm tra kỹ nhãn mác, tránh sự nhầmlẫn gây nguy hiểm;
5.5 Kỹ thuật an toàn khi khai thác hộp số
Xu hướng ngày càng sử dụng nhiều động cơ trung và cao tốc, các động cơ có tốc độ caophải bố trí các bộ ly hợp và hộp số, bộ ly hợp và hộp số yêu cầu phải chịu được tải trọng lớn và
có độ bền cao, khi hư hỏng rất khó sửa chữa
Trong quá trình khai thác hệ động lực tàu thủy, để an toàn cho bộ ly hợp, hộp số, cần phảiduy trì mức dầu, áp suất và nhiệt độ dầu đạt ở định mức
Sử dụng dầu đảm bảo chất lượng, thay dầu định kỳ đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, cácthao tác điều khiển phải dứt khoát, không chỉnh định khi hệ thống đang hoạt động;
5.6 Kỹ thuật an toàn khi khai thác thiết bị lạnh
Trên tàu thủy có trang bị các hệ thống lạnh thực phẩm, điều hòa không khí, hệ thốnglạnh hầm hàng…, hệ thống lạnh tàu thủy thường sử dụng công chất lạnh độc, có vùng áp suất
và nhiệt độ cao rất dễ cháy nổ Công chất rò rỉ có thể gây ngộ độc cho con người, trong cácbuồng lạnh thường có nhiều hơi độc do các vật cần làm lạnh sinh ra
Việc khai thác sử dụng hệ thống lạnh cần tuân thủ chặt chẽ kỹ thuật an toàn để đảm bảo
an toàn cho hệ thống và con người
Phải tiến hành chuẩn bị đủ các điều kiện khởi động máy nén công chất lạnh trước khikhởi động máy nén, khi khởi động không thành công, phải kiểm tra kỹ càng tìm nguyên nhân
và chỉ khi khắc phục xong sự cố mới được khởi động lại
Trang 40Khi vào trong các buồng lạnh hoặc hầm hàng (tàu chở hàng đông lạnh) để sữa chữa, laurửa hoặc lấy thực phẩm cần phải kiểm tra lại nồng độ hơi độc có trong đó xem có vượt quámức giới hạn an toàn không, khi vào phải mặc ấm tránh bị lạnh đột ngột gây ngất và cần chú ý
để tránh bị bỏng lạnh, khi vào các buồng máy lạnh lớn cần có 2 người để bảo vệ lẫn nhau, đặcbiệt lưu ý kiểm tra cài chặt cửa trước khi vào buồng lạnh, tránh bị kẹt trong buồng lạnh khi cửađóng tự động
Trong buồng đặt máy nén lạnh rất dễ xảy ra cháy nổ và độc cho con người, do đóbuồng máy nén lạnh phải luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ khô ráo, trước khi vào buồng máynén, phải mở cửa và thông gió kỹ, khi vào buồng máy nén làm việc, phải hết sức chú ý cẩnthận tránh dùng lửa có thể gây nổ công chất khi có rò rỉ
5.7 Kỹ thuật an toàn khi sửa chữa máy
Quá trình sửa chữa rất dễ gây tai nạn lao động, việc thiếu cẩn trọng chút ít có thể gâylên hậu quả rất lớn, do đó khi chuẩn bị sửa chữa phải chú ý thực hiện tốt kỹ thuật an toàn khisửa chữa máy
Trước khi sửa chữa máy hoặc các bộ phận của máy cần phải cho máy ngừng hoạt động,không sửa chữa hoặc điều chỉnh các bộ phận quay khi máy hoạt động, công tác chuẩn bị sửachữa phải kỹ, phải sử dụng các dụng cụ đồ nghề đầy đủ, đúng kỹ thuật, chuẩn bị đầy đủ kê,đệm, dây bảo hiểm
Khi tiến hành sửa chữa phải chú ý tới các thiết bị xung quanh, các thiết bị dụng cụ cầnđược kiểm tra đảm bảo an toàn, khu vực sửa chữa phải treo đèn báo, thông báo hoặc căng dâykhoanh vùng tránh người không sửa chữa và gây tai nạn
Khi sửa chữa tháo lắp các thiết bị, chi tiết nặng phải sử dụng pa lăng, khi sửa chữa máychính phải cố định trục chân vịt chắc chắn để phòng sóng gió quay chân vịt làm quay trục cơ.Sửa chữa làm việc từ độ cao 2 mét phải đeo dây bảo hiểm;
Sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra lại toàn bộ thiết bị, dụng cụ đồ nghề, lắp che chắn
an toàn như cũ rồi mới khởi động máy, lau chùi đồ nghề sạch sẽ, cất vào đúng nơi quy định, vệsinh công nghiệp khu vực sau khi làm việc, tiến hành thử hoạt động của thiết bị được sửa chữa
và báo cáo kết quả cho người phụ trách
5.8 Kỹ thuật an toàn khi lau rửa hầm két
Công tác vệ sinh, làm sạch các hầm dầu, các te máy, hầm hơi tại đó có các hơi độccủa dầu hoặc các chất hữu cơ khác bị thối rữa, hơi độc của các sản phẩm chất phụ gia pha thêmvào dầu mỡ Khi làm công việc này, để an toàn lao động và an toàn tính mạng cần phải lưu ý
Trước khi tiến hành làm việc trong các két, hầm…, cần mở nắp thông hơi, tiến hànhthông gió bằng các quạt gió, nếu là các hầm dầu phải súc tráng bằng nước ngọt, hóa chất, cáchầm chứa dầu nhờn, dầu nặng phải súc tráng bằng hơi
Trong quá trình lau rửa làm vệ sinh phải duy trì thông gió tốt, đèn chiếu sáng chỉ sửdụng đèn pin, chống cháy nổ Nếu có thể dùng đèn pin kín nước càng tốt Quá trình làm vệsinh luôn luôn có ít nhất 2 người trở lên, một người làm, một người nghỉ và theo dõi bảo vệ lẫnnhau Các hầm, két vệ sinh để hàn, cắt thì phải rửa bằng xà phòng lại trước khi hàn, khi đanglau rửa vệ sinh nếu cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác gì đó khác thường, thì lập tức phải rời