1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa

138 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 4,54 MB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu 5 1.5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài 6 1.5.1. Khóa luận: “Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và vận tải An Phú Đông” của tác giả Bùi Thị Hằng, trường ĐHDL Hải Phòng, năm 2013 6 1.5.2. Khóa luận: “Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nhằm tăng cường quản lý chi phí kinh doanh tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải contener Hải Phòng” của tác giả Hoàng Thị Liên, năm 2013 7 1.5.3 Khóa luận : “ Hạch toán doanh thu chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại Ba Vì Hà Nội” Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, năm 2013 7 1.5.4 Khóa luận: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư thương mại Thanh Nhàn”, của tác giả Nguyễn Thu Huyền, trường đại học Công Nghiệp Hà Nội, năm 2014 8 1.5.5 Khóa luận: “ Hoàn thiện công tác doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH cơ khí Toàn Phát” của tác giả Trần Thị Lan Anh Trường đại học kinh tế quốc dân, Năm 2014 9 1.5.6 Khóa luận: “ Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Thanh Hóa” Tác giả: Phạm Minh Hoàng – trường Đại Học Hồng Đức, Năm 2015 10 1.5.7 Khóa luận: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Tân Phước Long” của tác giả Trần Thị Thanh Thúy, trường Đại học dân lập Hải Phòng, năm 2015 11 1.5.8 Khóa luận:“Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Hà” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trường học viện tài chính, năm 2015 12 1.5.9 Khóa luận: “ Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM và DV Thành Quân” Tác giả: Nguyễn Thị Như Quỳnh – Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, năm 2015 13 1.5.10 Khóa luận: “Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại thủ đô” của tác giả: sinh viên Nguyễn Phú Tuấn Anh, trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải, năm 2016 13 1.6 Kết cấu của khóa luận 15 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 16 2.1. Những vấn đề chung về hoạt động kinh doanh 16 2.1.1. Khái niệm về Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh 16 2.1.2 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh 17 2.2 Kế toán doanh thu 19 2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 19 2.2.2 Kế toán các khoản làm giảm doanh thu 22 2.2.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 25 2.2.4 Kế toán thu nhập khác 27 2.3 Kế toán chi phí 28 2.3.1 Kế toán giá vốn hàng bán 28 2.3.2 Kế toán chi phí tài chính 31 2.3.3 Kế toán chi phí bán hàng 32 2.3.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 33 2.3.5 Kế toán chi phí khác 35 2.3.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 36 2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 43 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA 46 3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy của công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa 46 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa 46 3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng của từng bộ phận 48 3.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty: 51 3.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty: 51 3.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán: 51 3.2.2 Các chính sách kế toán mà công ty sử dụng 54 3.2.3 Khái quát tình hình tài sản nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: 56 3.2.4 Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 59 3.3. Kế toán doanh thu 60 3.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 60 3.3.2 Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu 64 3.3.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 65 3.3.4 Kế toán thu nhập khác 66 3.4 Kế toán chi phí: 67 3.4.1 Kế toán giá vốn hàng bán 67 3.4.2 Kế toán chi phí tài chính 68 3.4.3 Kế toán chi phí bán hàng 69 3.4.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 71 3.4.5 Kế toán chi phí khác 72 3.4.6 Kế toán chi phí thuế TNDN 73 3.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 74 3.5.1 Chứng từ và sổ sách sử dụng 75 3.5.2 Tài khoản 75 3.5.3 Trình tự kế toán 75 CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA 77 4.1 Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Viglacer Xuân Hòa 77 4.1.1 Ưu điểm 78 4.1.2 Nhược điểm 79 4.2 Một số biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa 81 4.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa 81 4.2.2 Một số nguyên tắc và điều kiện tiến hành hoàn thiện công tác kế toán 82 4.2.3 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa 82 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kếtquả nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận của các tác giả khác đã được tôixin ý kiến sử dụng và được chấp nhận Các số liệu trong khóa luận là kết quảkhảo sát thực tế từ đơn vị thực tập Tôi xin cam kết về tính trung thực củanhững luận điểm trong khóa luận này.

Tác giả khóa luận

Phạm Thị Thanh

Trang 4

SẢN XUẤT KINH DOANH

18 TT – BTC THÔNG TƯ – BỘ TÀI CHÍNH

Trang 5

PHỤ LỤC 03: Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kế toán tài khoản 5212

PHỤ LỤC 04: Sơ đồ 2.4:Sơ đồ kế toán tài khoản 5213

PHỤ LỤC 05: Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán TK 515

PHỤ LỤC 06: Sơ đồ 2.6: Sơ đồ kế toán TK 711

PHỤ LỤC 07: Sơ đồ 2.7: Sơ đồ kế toán TK 632

PHỤ LỤC 08: Sơ đồ 2.8: Sơ đồ kế toán TK 635

PHỤ LỤC 09: Sơ đồ 2.9: Sơ đồ kế toán TK 641

PHỤ LỤC 10: Sơ đồ 2.10: Sơ đồ kế toán TK 642

PHỤ LỤC 11: Sơ đồ 2.11: Sơ đồ kế toán TK 811

PHỤ LỤC 12: Sơ đồ 2.12: Sơ đồ kế toán TK 821

PHỤ LỤC 13: Sơ đồ 2.13: Sơ đồ kế toán TK 911

PHỤ LỤC 14: SƠ ĐỒ 3.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ CÔNG TYPHỤ LỤC 15: SƠ ĐỒ 3.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠICÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA

PHỤ LỤC 16: SƠ ĐỒ 3.3 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNHTHỨC NHẬT KÍ CHUNG

Trang 6

PHỤ LỤC 17: BẢNG 3.1: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾNĐỘNG TÀI SẢN - NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TRONG CÁC NĂM2014-2015-2016

PHỤ LỤC 18: BẢNG 3.2:BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2015, 2016

Trang 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ

XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển, đổimới mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu mở ra nhiều ngành nghề, đa dạnghóa nhiều ngành sản xuất Tuy nhiên thị trường đổi mới đã dẫn tới sự cạnhtranh ngày càng quyết liệt trong nền kinh tế từ đó gây ra nhiều khó khăn vàthử thách lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Trong điều kiện nàydoanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình sản xuất cũng như kết quả hoạtđộng kinh doanh và phân công hiệu quả, rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của các bộphận trong công ty, đặc biệt là nhiệm vụ phòng kế toán Để đạt được điều này,các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính của công ty, cácnhà quản lý phải theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp mình, bao gồm quá trình sản xuất, theo dõi thịtrường, kiểm soát nội bộ và đặc biệt là lợi nhuận sẽ mang lại cho công ty Từ

đó nhà quản trị sẽ đưa ra những định hướng để đạt được lợi nhuận tối ưu nhất

Để đạt được mục đích đó thì kết quả tiêu thụ sản phẩm tạo ra doanh thu làmột trong những điều kiện quan trọng mà doanh nghiệp cần phải quan tâmđến Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải chú trọng quản lý một cách cóhiệu quả về tình hình lao động, tiền lương, tiền vốn, tài sản… Vì vậy đòi hỏidoanh nghiệp phải chuẩn bị kế hoạch và những hướng đi đúng đắn cho sựphát triển lâu dài, và một trong những kế hoạch đó là việc sử dụng nguồn vốn

và chi phí sao cho hợp lí Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ các yếu tố đầuvào của quá trình sản xuất, đó chính là chi phí bỏ ra trong một thời kỳ nhấtđịnh để sản xuất ra sản phẩm Muốn vậy doanh nghiệp phải đánh giá điểmmạnh, điểm yếu, sức cạnh tranh, yếu tố cung cầu của xã hội để từ đó khắcphục những nhược điểm của mình đồng thời phát huy mọi ưu điểm để doanh

Trang 8

nghiệp ngày càng phát triển Công việc của kế toán rất quan trọng, cuối quýviệc xác định kết quả kinh doanh phải kịp thời, chính xác giúp nhà quản línắm vững tình hình công ty, nắm bắt cơ hội kinh doanh giúp doanh nghiệpngày càng đi lên.

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp hoàn toàn tự dosản xuất kinh doanh và thực hiện quy định của pháp luật nên các doanhnghiệp có rất nhiều cơ hội để phát triển Vì vậy doanh nghiệp nào có phươnghướng phát triển và kết hoạch kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao thì

sẽ phát triển và tồn tại bền vững Tuy nhiên hiện nay, thị trường cạnh tranh rấtkhốc liệt, nhiều doanh nghiệp còn yếu kém cộng với việc chưa tìm đượchướng đi phù hợp dẫn tới doanh nghiệp không có lợi nhuận ổn định hoặc lợinhuận rất ít từ việc sản xuất kinh doanh và chưa xác định đúng đắn hướng đi,kết quả kinh doanh sẽ rất dễ dẫn tới lỗ không bù đắp được các khoản chi phí

đã bỏ ra từ đó dẫn tới phá sản

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu, chi phí

và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp, vận dụng những kiếnthức đã được học tập tại trường kết hợp với thực tế thu nhận khi đến thực tập

tại công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa, em đã chọn đề tài “Kế toán doanh

thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kếtquảkinh doanh tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa Từ đó đề xuất kiếnnghị những ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả kinh doanh tại công ty

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về công tác kế toán bán hàng và xácđịnhkết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa

Trang 9

- Đánh giá được thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh tại Công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa.

- Đưa ra nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán doanh thu, chiphívà xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Viglacera Xuân Hòa

- Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy công tác kế toánbán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viglacera XuânHòa

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là thu thập số liệu, xử lí số liệu,so sánh, kết hợp

lí luận, khảo sát tư liệu các giáo trình, một số luận văn tốt nghiệp, các báo cáo để tập hợp nhưng vấn đề chung đã có, khảo sát thực tế công tác kế toándoanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vàdùng phương pháp phân tích để rút ra các kết luận và đề xuất 1 số phươnghướng giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí

và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần Viglacera XuânHòa

Phương pháp thu thập số liệu: bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ

cấp Dữ liệu sơ cấp bao gồm số liệu thực tế của phòng kế toán để cung cấpthông tin về tình hình sử dụng, luân chuyển và lưu giữ chứng từ Dữ liệu thứcấp gồm số liệu đã qua xử lý hạch toán và tổng hợp như là: các kết quả nghiêncứu từ các năm gần đây liên quan đến đề tài nghiên cứu, sách tham khảo, báocáo chuyên ngành, tập san chuyên đề, các khóa luận văn hay nguồn internet

Phương pháp xử lý số liệu: Là từ những số liệu qua quá trình thực tập em

xin được và em đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, đánh giá, phân tíchnhững số liệu đó:

- Tổng hợp số liệu : Sử dụng để tổng hợp các kết quả điều tra trắcnghiệm theo từng nội dung cụ thể trong phiếu điều tra , từ đó có được nguồnthông tin cần thiết

Trang 10

- So sánh: Đây là phương pháp phân tích phổ biến nhất được thực hiệnthông qua việc đối chiếu các số liệu với nhau Sử dụng để đối chiếu giữanghiệp vụ thực tế phát sinh và thực tế hạch toán sổ sách, tài khoản so sánh đốichiếu giữa lý luận với thực tế công tác kế toán Thông qua đó nhận định điểmmạnh, điểm yếu nhằm tìm ra hướng hoàn thiện công tác kế toán tiền lương vàcác khoản trích theo lương tại công ty.

- Toán học : Để tổng hợp phiếu điều tra ngoài ra còn sử dụng để kiểmtra tính chính xác của số liệu thu thập được cũng như phân tích những số liệu

đó

Phương pháp phân tích: Phương pháp này sử dụng phương pháp so sánh

các chỉ tiêu giữa các kỳ với nhau Chia nhỏ vấn đề nghiên cứu làm cho vấn đềtrở lên đơn giản hoá, để từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá các nhân tố ảnhhưởng tới chỉ tiêu phân tích

Phương pháp chứng từ kế toán: Là phương pháp xác định và kiểm tra sự

hình thành các nghiệp vụ kinh tế cụ thể Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phátsinh trong một doanh nghiệp kế toán phải lập chứng từ theo đúng qui địnhtrong chế độ chứng từ kế toán Nếu căn cứ vào việc thực hiện ghi chép vàochứng từ kế toán và địa điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế thì phương phápchứng từ có thể phát biểu như sau: “Là một phương pháp kế toán phản ánhcác nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoànthành bằng giấy tờtheo mẫu qui định, theo thời gian và điạ điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế đểlàm cơ sở pháp lý cho việc ghi sổ kế toán”

Phương pháp tính giá: Để ghi nhận giá trị của tài sản vào chứng từ, sổ

sách và báo cáo kế toán cần sử dụng phương pháp tính giá Tính giá là mộtphương pháp kế toán để quy đổi hình thức biểu hiện của các đối tượng kếtoán từ các thước đo khác nhau về một thước đo chung là sử dụng thước đotiền tệ để xác định giá trị ghi sổ của các đối tượng cần tính giá theo nhữngnguyên tắc nhất định

Trang 11

Phương pháp đối ứng tài khoản: Là một phương pháp kế toán nhằm

phân loại đối tượng kế toán thành các đối tượng cụ thể chi tiết, từ đó theo dõimột cách có hệ thống về tình hình hiện có cùng những biến động về đối tượng

kế toán phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý Phương pháp đốiứng tài khoản là phương pháp đặc thù cho nghề kế toán, mục đích của phươngpháp này nhằm phân loại đối tượng kế toán để theo dõi, phản ánh có hệ thống

về một đối tượng kế toán

Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán: Là phương pháp khái quát

tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tếkhác thuộc đối tượng hạch toán trên những mặt bản chất và các mối quan hệcân đối vốn có của đối tượng kế toán

Phương pháp tổng hợp và cân đối là sự sàng lọc, lựa chọn, liên kết nhữngthông tin riêng lẻ từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong sổ kế toán, theo cácquan hệ cân đối mang tính tất yếu vốn có của các đối tượng kế toán, để hìnhthành nên những thông tin tổng quát nhất về tình hình vốn, kết quả kinhdoanh của đơn vị, thể hiện dưới dạng các báo cáo tổng hợp và cân đối như:bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh…

Tổng hợp và cân đối kế toán được ứng dụng rộng rãi trong công tác kếtoán, cóthể ứng dụng trên từng bộ phận tài sản và nguồn vốn, từng quá trìnhkinh doanh hoặc cân đối toàn bộ tài sản, nguồn vốn hay tổng hợp kết quả kinhdoanh chung cho toàn bộ quá trình kinh doanh của đơn vị trong một thời kỳnhất định

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại công ty Cổ phần Viglacera XuânHòa trong khoảng thời gian: được thực hiện trong suốt thời gian thực tập tạiđơn vị: Thực tập từ ngày 26/12/2016 đến 26/02/2017 và khoảng thời gian làmkhóa luận trong tháng 3 và tháng 4 năm 2017 với nội dung nghiên cứu côngtác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tạicông ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa Trên cơ sở đó khái quát những phương

Trang 12

hướng và nêu một số giải pháp cần thiết nhằm tổ chức công tác kế toán doanhthu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty có hiệu quảhơn.

1.5 Tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.5.1 Khóa luận: “Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và vận tải An Phú Đông” của tác giả Bùi Thị Hằng, trường ĐHDL Hải Phòng, năm 2013

- Một số kiến nghị chưa thực sự phù hợp với thực trạng, cũng như tìnhhình hoạt động của công ty

Trang 13

1.5.2 Khóa luận: “Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nhằm tăng cường quản lý chi phí kinh doanh tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải contener Hải Phòng” của tác giả Hoàng Thị Liên, năm 2013

Ưu điểm:

- Khóa luận mang nhiều ý kiến đóng góp cho công tác kế toán doanhthu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp thương mại…nói riêng

- Trình bày được cơ sở lý luận và khai thác thực trạng doanh nghiệp mộtcách đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu

- Phần thực trạng tác giả đã khai thác triệt để những chi tiết trong hạchtoán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, chỉ ra đượcnhững tồn tại mà doanh nghiệp mắc phải cùng với một số nguyên nhân dẫnđến tồn tại nói trên

- Một số giải pháp đưa ra mang tính đóng góp rất lớn, có thể thấy tác giả

đã nghiên cứu rất kỹ đối với doanh nghiệp

Nhược điểm:

- Tuy vậy một vài giải pháp vẫn chưa thực sự là tối ưu

- Tác giả nêu một vài những giải pháp bổ sung về các loại sổ sách tàikhoản chưa thực sự hợp lý, như vậy sẽ không thuận tiên cho việc theo dõicũng như quản lý cồng kềnh

1.5.3 Khóa luận : “ Hạch toán doanh thu chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại Ba Vì Hà Nội” Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, năm 2013

Ưu điểm:

- Khóa luận trên đã nêu lên được hệ thống lý luận về công tác doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh tổng quan về quản lý tài chính tại cácdoanh nghiệp, phân tích thực trạng công tác kế toán, phân tích tình hình tàichính tại công ty cổ phần thương mại Ba Vì Hà Nội, chỉ ra những ưu nhượcđiểm trong công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Trang 14

để đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả kinh doanh nhằm tăng cường quản lý tài chính tại công ty.

- Tống quan về vấn đề nghiên cứu: mục tiêu nghiên cứu, đối tượngnghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh

- Tác giả đã nêu được các khái niệm cơ bản về doanh thu, chi phí, kếtquả kinh doanh

- Điều kiện ghi nhận doanh thu

- Nhiệm vụ ý nghĩa của kế tóa doanh thu, chi phí và xác định kết quảtrong bộ máy kế toán

- Chứng từ, tài khoản sử dụng trong việc hạch toán doanh thu, chi phí vàxác định kết quả kinh doanh cũng như phương pháp hạch toán tổng hợp Nhược điểm:

- Chưa đưa ra nhận xét về phần hành kế toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả kinh doanh – đối tượng nghiên cứu chính của đề tài

- Công ty chưa thực hiện chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toántrong bán hàng Công ty nên áp dụng các khoản chiết khấu để khuyến khíchkhách hàng thanh toán sớm, hạn chế các khoản nợ lâu dài

1.5.4 Khóa luận: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư thương mại Thanh Nhàn”, của tác giả Nguyễn Thu Huyền, trường đại học Công Nghiệp Hà Nội, năm 2014

Trang 15

- Tác giả khái quát được phần hành kế toán doanh thu, chi phí và xácđịnh kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư thương mại Thanh Nhàn

- Phản ánh được công tác tổ chức quản lý kế toán doanh thu, chi phí vàxác đinh kết quả kinh doanh tại công ty đã thực hiện đúng theo quy chế tàichính kế toán của Nhà nước

- Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán được thực hiện theo đúng chế độ đãquy định và quản lý khá chặt chẽ

- Việc ghi chép, phản ánh được tiến hành dực trên căn cứ khoa học củachế độ kế toán hiện hành và dựa vào tình hình thực tế tại công ty

- Hình thức ghi sổ của công ty được sử dụng khá phù hợp với công tác

kế toán, chứng từ tổ chức khá chặt chẽ, phù hợp chế độ, đặc điểm của công tyNhược điểm:

- Cán bộ kế toán tại công ty chưa có nhiều kinh nghiêm, trình độ đội ngũ

kế toán chưa đồng đều, các quy định, văn bản mới chưa được cập nhập kịpthời

- Công ty chưa phân bổ chi phí quản lý kinh doanh cho các nhóm sảnphẩm - dịch vụ hoàn thành và chưa hoàn thành trong năm mà tính hết vào chiphí quản lý kinh doanh phát sinh trong năm vào chi phí kinh doanh để xácđịnh kết quả

- Bên cạnh đó việc sử dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung còn phát sinhmột số vấn đề còn tồn tại đó là việc trùng lặp một số nghiệp vụ

1.5.5 Khóa luận: “ Hoàn thiện công tác doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH cơ khí Toàn Phát” của tác giả Trần Thị Lan Anh Trường đại học kinh tế quốc dân, Năm 2014

Ưu điểm:

- Bộ máy kế toán tại công ty đã tổ chức hoạt động hiệu quả đáp ứngđược yêu cầu hạch toán, phần nào cung cấp thông tin cho các phòng ban, nhàquản trị đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh sát với khả năng và kế hoạch

đã đề ra của công ty

Trang 16

- Hệ thống chứng từ của công ty được tổ chức hợp pháp hợp lệ theo quyđịnh của bộ tài chính.

Nhược điểm:

- Công ty cần có các chính sách cụ thể về công tác Maketing đặc biệt là

ở thị trường nước ngoài

- Nâng cao kỹ năng cho cán bộ kế toán

- Bố cục trong bài sắp xếp lộn xộn các chứng từ chưa được được sắpxếp hợp lý theo trình tự để người đọc dễ hiểu Phần đề xuất kiến nghị chưabám sâu vào thực trạng mà công ty đang gặp phải để đưa ra những kiến nghịgiúp công ty hoàn thiện hơn

- Đã đi sâu và trình bày một cách khoa học về công tác hạch toán kếtoán các khoản mục doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh Kếtquả bán hàng là mục đích cuối cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh tại cácdoanh nghiệp ,là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa quan trọng trong sảnxuất kinh doanh, là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp

1.5.6 Khóa luận: “ Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Thanh Hóa” Tác giả: Phạm Minh Hoàng – trường Đại Học Hồng Đức, Năm 2015

Ưu điểm :

- Bài khóa luận gồm có 4 chương về doanh thu chi phí và xác định kếtquả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Thanh Hóa Tác giả đã hệ thốnghóa các vấn đề cơ bản về kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinhdoanh, đồng thời đánh giá được thực trạng công tác bán hàng và xác định kếtquả kinh doanh Từ đó đưa ra các ưu nhược điểm đề xuất kiến nghị công ty

- Tác giả đã nêu được tổng quan đề tài nghiên cứu về kế toán doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh

- Kiến nghị của tác giả đưa ra hợp lí về thực trạng công ty đang gặpphải

Trang 17

- Đã trình bày được hướng phát triển và những hạn chế mà công ty đanggặp phải từ đó đã nêu được những biện pháp kiến nghị tốt nhất cho công ty.Nhược điểm:

- Phương pháp kế toán còn sơ sài, chưa minh họa rõ được các nghiệp vụkinh tế phát sinh

- Đề tài khóa luận là kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nhưng tác giả lại chưa lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh

- Công ty nên sử dụng chiết khấu thanh toán đối với các công tác bánhàng, điều này không những giúp thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa mà còn thu hồivốn nhanh chóng, rút ngắn vòng quay vốn để tái sản xuất, nâng cao hiệu quảkinh doanh

1.5.7 Khóa luận: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Tân Phước Long” của tác giả Trần Thị Thanh Thúy, trường Đại học dân lập Hải Phòng, năm 2015

Ưu điểm:

-Tác giả đã hoàn thiện hệ thống những vấn đề cơ bản về kế toán doanhthu và xác định kết quả kinh doanh, đồng thời tác giả đã đánh giá được thựctrạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty -Tác giả đã nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề kế toán doanh thu và xácđịnh kết quả kinh doanh của công ty và chỉ ra được những ưu điểm như làphần hành kế toán do nhân viên kế toán có kinh nghiệm, nghiệp vụ đảmnhiệm một cách thuần thục, cẩn thận, chi tiết, đảm bảo khoa học chính xác từkhối lượng sản phẩm hoàn thành đến số lượng sản phẩm được đưa đi tiêuthụ Đội ngũ kế toán của công ty là những người có kinh nghiệm tại vị trímình đảm nhiệm, họ cũng là những người đã gắn bó lâu với công ty, cóchuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao Tác giả đã trình bày khá rõ vềcông tác kế toán doanh thu, chi phi và XĐKQKD của công ty nhờ dựa sửdụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu: Thu thập những chứng từ nghiệp

Trang 18

vụ kinh tế phát sinh tại công ty, tham khảo, hỏi han các ý kiến từ anh chị nhânviên phòng kế toán, xin ý kiến hướng dẫn sửa bài của giáo viên hướng dẫn,tham khảo sách báo, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, thu thập số liệu

từ các chứng từ gốc có liên quan đến đề tài để tổng hợp các sổ tài khoản cóliên quan đến việc XĐKQKD

1.5.8 Khóa luận:“Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh

doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển Thái Hà” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trường học viện tài chính, năm 2015

Ưu điểm:

- Khóa luận trình bày ngắn gọn

- Đã trình bày được phần cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí vàxác định kết quả kinh doanh

- Phần thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh đã có ví dụ minh họa cụ thể, trực tiếp trên phần mềm kế toán của công ty

- Đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về công tác tổ chức

kế toán tại công ty

Nhược điểm:

Ngoài những ưu điểm trên, khóa luận còn rất nhiều hạn chế như:

- Khóa luận trình bày khá sơ sài

- Nội dung chưa đầy đủ

- Ví dụ minh họa cho các phần chưa thực sự thuyết phục

- Phần thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinhdoanh còn nhiều thiếu sót

- Chưa đánh giá được thực trạng tại công ty

Trang 19

- Các giải pháp đưa ra chưa thực sự phù hợp với công ty

1.5.9 Khóa luận: “ Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM và DV Thành Quân” Tác giả: Nguyễn Thị Như Quỳnh – Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, năm 2015

Ưu điểm:

- Tác giả đã hệ thống được những vấn đề cơ bản về doanh thu, chi phí

và xác định kết quả kinh doanh, đồng thời tác giả đã đánh giá được thực trạngcông tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công tyTNHH TM và DV Thành Quân, từ đó tác giả đã có những nhận xét và đề xuấtnhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty

- Khóa luận đã khái quát được tính cấp thiết của mục tiêu, phương phápnghiên cứu… cũng như đưa ra được khóa luận cùng đề tài, đưa ra nhận xét vềcác bài luận nhằm rút ra kinh nghiệm hoàn thiện hơn khóa luận của mình

- Đã nêu được các vấn đề lý luận chung được trình bày hợp lý, đầy đủ

về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, phân tích được thựctrạng vấn đề tại cơ sở bằng các ví dụ nghiệp vụ chứng từ, sổ sách liên quanNhược điểm:

- Khi nói về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, tác giảchưa đưa ra được quy trình bán hàng, ảnh hưởng của quy trình bán hàng đếncông việc kế toán của toàn đơn vị

- Các kiến nghị được đưa ra vẫn còn sơ sài chưa bám sát vào những tồntại hiện có trong kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhcủa công ty

1.5.10 Khóa luận: “Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư công nghệ và thương mại thủ đô” của tác giả: sinh viên Nguyễn Phú Tuấn Anh, trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải, năm 2016

Ưu điểm:

Trang 20

- Bài khóa luận rất chi tiết, nêu được hầu hết các loại hình kế toán cóliên quan đến doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.

- Nội dung đầy đủ, đáp ứng hầu như được mọi thông tin mà người đọccần Nhìn chung những đề tài trên đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản củadoanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

- Đồng thời cũng cho thấy được những tồn tại và khó khăn liên quan đếndoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh và giải pháp để khắc phục vấn đềNhược điểm:

Tuy bài viết khá hoàn chỉnh và rất chi tiết nhưng lại quá dài, một số vấn

đề bị thừa thãi không cần thiết

Tóm lại: Các khóa luận đã trình bày khá đầy đủ về cơ sở lý luận và khoa

học về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong từngdoanh nghiệp Các tác giả đã mô tả được thực trạng công tác kế toán màdoanh nghiệp mình nghiên cứu Hầu hết đều mô tả được phần nào nội dungcách hạch toán và đi sâu vào từng phần hành cụ thể trong từng doanh nghiệp

mà tác giả nghiên cứu Đã đưa ra được những ưu điểm và những nhược điểmcòn tồn tại trong công ty Từ đó đưa ra được những nhận xét mang tính kháchquan về công tác kế toán tại công ty mà tác giả đã nghiên cứu Đồng thời đưa

ra những ý kiến hữu ích giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn công tác kế toántại doanh nghiệp mình

Tuy nhiên, mỗi đề tài còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: Các giảipháp đưa ra còn sơ sài, mang tính chất chung chung chưa có tính thuyết phục;một số giải pháp đưa ra còn chưa sát với tình hình thực tế; một số bài cònthiếu ví dụ minh họa, thiếu dẫn chứng cụ thể Dựa trên những đề tài đã nghiêncứu trên, tác giả sẽ cố gắng hoàn thiện khóa luận của mình theo định hướngtiếp thu những ưu điểm mà các khóa luận trên đã đạt được, đồng thời khắcphục tối đa những nhược điểm mà các khóa luận đã mắc phải tiến tới mục tiêuhoàn thành tốt nhất khóa luận tốt nghiệp của mình

Trang 21

1.6 Kết cấu của khóa luận

Kết cấu của khóa luận gồm 4 chương:

Chương I: Tổng quan đề tài nghiên cứu có liên quan đến kế toán doanhthu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Chương II: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phi và xác định kếtquả kinh doanh

Chương III: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quảkinh doanh của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa

Chương IV: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toándoanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của công ty Cổ phầnViglacera Xuân Hòa

Trang 22

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

2.1 Những vấn đề chung về hoạt động kinh doanh

2.1.1 Khái niệm về Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: “ Doanh thu là tổng giá trị cáclợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạtđộng sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm pháttriển vốn chủ sở hữu ”

Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường

Doanh thu còn bao gồm các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định củanhà nước đối với một số hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ được nhà nướccho phép và giá trị của các sản phẩm hàng hoá đem biếu, tặng hoặc tiêu dùngtrong nội bộ doanh nghiệp

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 làm rõ kháiniệmcủa doanh thu thì doanh thu được đinh nghĩa: Là tổng giá trị các lợi íchkinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh

từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp gópphần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Các khoản thu hộ bên thứ

ba, không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu Các khoản góp vốn của các cổđông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanhthu

Chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các haophí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan

Trang 23

đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý,năm).

Nói cách khác, chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ quá trình sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuậntiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục, cáchphân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từngđối tượng Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung

- Chi phí bán hàng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanhnghiệp trong một kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữatổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế được thực hiện

Xác định kết quả kinh doanh là việc tính toán, so sánh tổng thu nhậpthuần từ các hoạt động với tổng chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí kháctrong kỳ Nếu tổng thu nhập thuần lớn hơn tổng chi phí trong kỳ thì doanhnghiệp có kết quả lãi, ngược lại là lỗ

2.1.2 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Nhiệm vụ của kế toán doanh thu

- Tổ chức ghi chép, phản ánh và giám sát và tổng hợp số liệu

- Tính toán và phản ánh chính xác kịp thời doanh thu bán hàng

- Tính toán phản ánh đúng đắn giá trị hàng xuất kho và trị giá vốn hàng

đã tiêu thụ

Trang 24

- Ghi chép và phản ánh kịp thời các khoản giảm giá hàng bán, chiếtkhấu thương mại hoặc hàng bị trả lại để xác định chính xác doanh thu thuầnbán hàng.

- Tính toán chính xác, đầy đủ và kịp thời kết quả bán hàng Kiểm tra,chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch quá trình bán hàng

Nhiệm vụ của kế toán chi phí:

Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc thùcủa doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đốitượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫncác đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kếtoán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn Tuỳ theo yêu cầu quản lý đểxây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúngtừng trình tự đã xác định

- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất để chươngtrình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích chi phí sản xuất.Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ, báo cáo có tính tự động và xây dựngcác chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích

- Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuốitháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,… Xâydựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác địnhgiá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ mộtcách đầy đủ và chính xác

Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả kinh doanh

- Phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ

và hạch toán theo cơ chế của Bộ tài chính

- Kết quả hoạt động kinh doanh được tính toán chính xác, hợp lí , kịpthời và hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, dịch vụ trong từng hoạt

Trang 25

động thương mại và các hoạt động khác Kế toán phải theo dõi, giám sát vàphản ánh các khoản doanh thu chi phí của các hoạt động trong kỳ kế toán.

2.2 Kế toán doanh thu

2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng phải được theo dõi chi tiết theo từng loại sảnphẩm nhằmxác định chính xác, đầy đủ kết quả kinh doanh của từng mặt hàngkhác nhau

Nguyên tắc kế toán:

Theo điều 79 Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụthông tư 200:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ

kế toán, bao gồm cả doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch vụcho công ty mẹ, công ty con trong cùng tập đoàn

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh doanh thu của hoạtđộng sản xuất, kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:

Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá muavào và bán bất động sản đầu tư;

Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồngtrong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch,cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồngxây dựng

Doanh thu khác

Các trường hợp không được hạch toán vào doanh thu:

Trang 26

-Trị giá hàng hóa, vật tư bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài giacông.

-Số tiền thu được về thanh lý, nhượng bán TSCĐ

-Trị giá sản phẩm, hàng hóa gởi bán đã cung cấp cho khách hàng nhưngchưa được chấp nhận thanh toán

-Trị giá hàng gởi bán theo phương thức gởi bán đại lý, ký gởi (chưa xácđịnh là tiêu thụ)

-Các khoản thu nhập khác không được xem là doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ

* Điều kiện ghi nhận doanh thu

Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãncác điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người

sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy địnhngười mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điềukiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện

cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm,hàng hoá (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thứcđổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác);

- Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng;

- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thờithỏa mãn các điều kiện sau:

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Khi hợp đồng quy địnhngười mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể,

Trang 27

doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đókhông còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cungcấp;

+ Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấpdịch vụ đó;

+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thànhgiao dịch cung cấp dịch vụ đó

- Các khoản thuế gián thu phải nộp

- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;

- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;

- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;

- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinhdoanh”

Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cungcấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD Tài khoản

511 có 6 tài khoản cấp 2:

Trang 28

-Tài khoản 5111 : Doanh thu bán hàng hóa

-Tài khoản 5112 : Doanh thu bán các thành phẩm

-Tài khoản 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ

-Tài khoản 5114 : Doanh thu trợ cấp, trợ giá

-Tài khoản 5117 : Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

-Tài khoản 5118 : Doanh thu khác

Trình tự kế toán

SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TK 511 (Phụ lục 01)

2.2.2 Kế toán các khoản làm giảm doanh thu

Khoản giảm trừ doanh thu (Theo điều 81 thông tư 200) là những nhân tốlàm giảm doanh thu thu nhập của công ty, bao gồm: chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại được tính giảm trừ vào doanh thu ghinhận ban đầu để xác định doanh thu thuần, làm cơ sở để tính kết quả kinhdoanh trong kỳ kế toán

Tài khoản sử dụng: TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu

Bên Nợ:

- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán

- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng

- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặctính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.Bên Có: Cuối kì kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 để xác địnhdoanh thu thuần cuối kì báo cáo

Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2 bao gồm:

- Tài khoản 5211: Chiết khấu thương mại

- Tài khoản 5212 : Hàng bán bị trả lại

- Tài khoản 5213 : Giảm giá hàng bán

2.2.2.1 Chiết khấu thương mại

Trang 29

Chiết khấu thương mại là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho kháchhàng mua hàng với khối lượng lớn Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiếtkhấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã chiếtkhấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã cóthuế GTGT

Tài khoản sử dụng: TK 5211: Chiết khấu thương mại

Nguyên tắc kế toán:

-Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu thương mại người mua đãthực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanhnghiệp đã quy định

-Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng CKTM,giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm ( đã trừ chiết khấu thương mại)thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521.Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ CKTM

-Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt số lượng hàng mua đượchưởng CKTM, thì khoản CKTM này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “ hóađơn GTGT” hoặc hóa đơn bán hàng”

Nguyên tắc kế toán:

Giảm giá hàng bán là các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giákhi đã bán và phát hành hóa đơn Phát sinh thực tế được phản ánh bên Nợ Tài

Trang 30

Khoản 5213 Cuối kỳ trước khi lập báo cáo tài chính được kết chuyển sang

TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chứng từ kế toán:

+Hóa đơn giá trị gia tăng

Tài khoản sử dụng: TK5213: “Giảm giá hàng bán”, không ghi giảm giávốn

+ Hóa đơn giá trị gia tăng

+ Biên bản xác nhận hàng bị lỗi do nhân viên thị trường ký xác nhận.+ Phiếu nhập kho

Tài khoản sử dụng: TK 5212: Hàng bán bị trả lại

Trình tự kế toán

SƠ ĐỒ 2.3 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TK5212 (Phụ lục 03)

Trang 31

2.2.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

Khái niệm: Theo điều 80 thông tư 200, tài khoản 515 - Doanh thu hoạtđộng tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanhnghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kếtoán Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khithỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

- Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:

- Tiền lãi: Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng trả chậm, bánhàng trả góp

- Lãi do bán, chuyển nhượng công cụ tài chính, đầu tư liên doanh vào cơ

sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con

- Cổ tức và lợi nhuận được chia

- Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

- Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ,TSCĐ

- Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính

TK sử dụng: TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có);

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản

911-“Xác định kết quả kinh doanh”

Bên Có: Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ

Trang 32

Nguyên tắc kế toán

-Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổtức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanhnghiệp

- Đối với khoản doanh thu từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thuđược ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ muavào

- Đối với lãi tiền gửi: Doanh thu không bao gồm khoản lãi tiền gửi phátsinh do hoạt động đầu tư tạm thời của khoản vay sử dụng cho mục đích xâydựng tài sản dở dang theo quy định của Chuẩn mực kế toán chi phí đi vay

- Đối với tiền lãi phải thu từ các khoản cho vay, bán hàng trả chậm, trảgóp: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và khoản gốc chovay, nợ gốc phải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng

- Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, tráiphiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu

tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu

tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lạikhoản đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó

- Khi nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nhà đầu tư chỉ theo dõi sốlượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh BCTC, không ghi nhận giá trị cổphiếu được nhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính, không ghinhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty

Chứng từ sử dụng:

- Giấy báo có của ngân hàng về các khoản lãi tiền gửi

- Giấy thông báo được chia lợi nhuận, cổ tức

- Thông báo được hưởng chiết khấu thanh toán…

- Phiếu thu

Trình tự kế toán

SƠ ĐỒ 2.5 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TK515 (Phụ lục 05)

Trang 33

2.2.4 Kế toán thu nhập khác

Khái niệm : Theo điều 93, Tài khoản 711 - Thu nhập khác thông tư 200:Các khoản thu nhập khác là những khoản thu nhập mà doanh nghiệpkhông dự tính hoặc đó là những khoản thu không mang tính chất thườngxuyên

TK sử dụng: TK 711: Thu nhập khác

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đốivới các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theophương pháp trực tiếp

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong

kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ

Đối với bên bán: Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được

từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác

Đối với bên mua:

Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảmkhoản thanh toán cho người bán được kế toán giảm giá trị tài sản hoặc khoảnthanh toán (không kế toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đãđược thanh lý, nhượng bán Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thunhập khác trong kỳ phát sinh, ví dụ: Người mua được quyền từ chối nhậnhàng và được phạt người bán nếu giao hàng không đúng thời hạn quy địnhtrong hợp đồng thì khoản tiền phạt phải thu được ghi nhận là thu nhập khác

Trang 34

khi chắc chắn thu được Trường hợp người mua vẫn nhận hàng và số tiền phạtđược giảm trừ vào số tiền phải thanh toán thì giá trị hàng mua được ghi nhậntheo số thực phải thanh toán, kế toán không ghi nhận khoản tiền phạt vào thunhập khác

Khái niệm: Theo Điều 89 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của sản phẩm (hoặc bao gồm

cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ đối với doanhnghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và

đã xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác địnhkết quả kinh doanh trong kỳ

Tài khoản sử dụng: TK 632: giá vốn hàng bán

- Bên nợ:

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ

+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi đã trừ đi phầnbồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dựphòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lậpnăm trước chưa sử dụng hết)

- Bên có:

+ Giá vốn hàng bán bị trả lại trong kỳ

Trang 35

+ Kết chuyển giá vốn hàng bán vào bên nợ TK911 để xác định kết quảkinh doanh.

Nguyên tắc kế toán:

- Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (Đốivới doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ Ngoài ra, tài khoản này còn dùng đểphản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tưnhư: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu

tư theo phương thức cho thuê hoạt động (Trường hợp phát sinh không lớn);chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư

- Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bántrên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thểthực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho Khi xác định khối lượng hàngtồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khốilượng hàng tồn kho đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thựchiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho kháchhàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thựchiện hợp đồng

- Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trịthiết bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán

- Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tínhngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có)

- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao vượt mức bìnhthường, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vàogiá trị sản phẩm nhập kho, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (saukhi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có) kể cả khi sản phẩm, hàng hóa chưađược xác định là tiêu thụ

- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môitrường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoảnthuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán

Trang 36

Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: Gồm 3 phương pháp

- Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp này thì giá vốn hàng bán xuất kho được tính căn cứvào số lượng hàng bán xuất kho và đơn giá bình quân

Trị giá vốn thực tế của

hàng hóa xuất kho =

Số lượng sản phẩmhàng hóa xuất kho x Đơn giá bình quân + Bình quân gia quyền cả kỳ

Đơn giá bình quân gia

quyền cả kỳ =

Trị giá hàng hóa tồnkho đầu kỳ +

Trị giá hàng hóanhập kho trong kỳ

Số lượng hàng hóatồn kho đầu kỳ +

Số lượng hàng hóanhập kho trong kỳ

+ Bình quân gia quyền liên hoàn

Đơn giá bình quân sau

lần nhập thứ i =

Trị giá hàng hóa tồn kho sau lần nhập i

Số lượng hàng hóa thực tế tồn kho sau lần nhập

i

- Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)

Theo phương pháp này thì sản phẩm, hàng hóa, vật tư nào nhập trước thì

sẽ đươc xuất trước, lấy đơn giá bằng đơn giá nhập Trị giá thực tế của sảnphẩm, hàng hóa, vật tư từ những lần nhập đầu tiên

- Phương pháp thực tế đích danh

Theo phương pháp này, trị giá vốn hàng xuất kho được xác định dựatrên giá khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa, vật tư thì căn cứ vào đơn giá từnglần nhập, xuất hàng hóa thuộc lô nào thì lấy đơn giá lô đó

Chứng từ sử dụng

- Phiếu nhập kho

Trang 37

- Phiếu xuất kho

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

Tình tự kế toán:

SƠ ĐỒ 2.7 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TK 632 ( Phụ lục 07)

2.3.2 Kế toán chi phí tài chính

Khái niệm: Theo Điều 90 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

Chi phí tài chính là khoản tiền chi ra từ hoạt động đầu tư tài chính vàkinh doanh về vốn khác, dùng để phản ánh những khoản chi phí hoạt động tàichính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạtđộng đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay, chi phí góp vốn liên doanhliên kết,…

TK sử dụng là Tài khoản 635 - Chi phí tài chính

Bên nợ: Các chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lỗ bán ngoại tệ,chiết khấu thanh toán cho người mua,…

Bên có:

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn;

- Cuối kỳ kế toán năm, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinhtrong kỳ để xác định kết quả kinh doanh

Nguyên tắc kế toán

- Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính baogồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tưtài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,

lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán;

Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vàođơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái

- Chứng từ sử dụng:

+ Giấy báo nợ

+ Bảng tính lãi vay

+ Phiếu chi

Trang 38

+ Chứng từ chia cổ tức

Trình tự kế toán:

SƠ ĐỒ 2.8 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TK635 (Phụ lục 08)

2.3.3 Kế toán chi phí bán hàng

Khái niệm: Theo Điều 91 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định

Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa và lao độngphục vụ trực tiếp cho quá trình tiêu thụ hàng hóa

Tài khoản sử dụng: TK 641: Chi phí bán hàng

Bên nợ: các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm hànghóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kì

Bên có:

- Các khoản được ghi giảm chi phí bán hàng phát sinh trong kì

- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911: xác định kết quả kinhdoanh” để tính kết quả kinh doanh trong kì

TK 641 có 7 tài khoản cấp 2:

-TK 6411: Chi phí nhân viên

-TK 6412 : Chi phí vật liệu, bao bì

Trang 39

Nguyên tắc kế toán:

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quátrình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chàohàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phíbảo hành sản phẩm, hàng hoá chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế TNDNtheo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã kế toánđúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉđiều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phínhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ muangoài, chi phí bằng tiền khác Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàngvào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

- Chứng từ sử dụng

+ Hóa đơn chi phí đầu vào

+ Bảng lương nhân viên

+ Bảng trích khấu hao tài sản cố định…

Trình tự kế toán:

SƠ ĐỒ 2.9 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TK641 (Phụ lục 09)

2.3.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Khái niệm:

Tại Điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định thì Tài khoản 642 –Chi phí quản lý doanh nghiệp dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung củadoanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanhnghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lýdoanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐdùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dựphòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo

Trang 40

hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị kháchhàng…).

Tài khoản sử dụng: TK 642 : Chi phí quản lí doanh nghiệp

Bên Nợ:

- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;

- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số

dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụnghết)

Bên Có:

- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệchgiữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa

- TK 6421 : Chi phí nhân viên quản lý

-TK 6422 : Chi phí vật liệu quản lý

Ngày đăng: 26/07/2017, 11:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w