MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2 1.2.1. Mục đích nghiên cứu 2 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài 2 1.4. Những đóng góp chính của khóa luận 3 1.5. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 20 2.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất. 20 2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 20 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 20 2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 23 2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang 23 2.3. Vấn đề chung về giá thành 25 2.3.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm 25 2.3.2. Phân loại giá thành 25 2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 26 2.3.4. Kỳ tính giá thành 29 2.3.5. Đối tượng tính giá thành 30 2.4. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 30 2.6. Kế toán chi phí sản xuất 31 2.6.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 31 2.6.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 34 2.6.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 36 2.6.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 39 2.7. Kế toán tính giá thành 41 2.7.1. Chứng từ và sổ sách 41 2.7.2. Tài khoản sử dụng 41 2.7.3. Trình tự hạch toán 42 2.7.3.1. Quy trình hạch toán 42 2.7.3.2. Sơ đồ hạch toán 43 2.7.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 43 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP VÀ XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 46 3.1. Giới thiệu chung về công ty 46 3.2. Lịch sử hình thành và phát triển 46 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 46 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 47 3.2.3. Phương hướng phát triển trong tương lai của công ty 47 3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 47 3.3.1. Sơ đồ tổ chức 47 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 48 3.3.3. Thuận lợi và khó khăn của công ty 49 3.4. Đặc điểm và quy trình sản xuất kinh doanh của công ty 50 3.4.1. Đặc điểm của sản phẩm 50 3.4.2. Tổ chức sản xuất 50 3.5. Tổ chức bộ máy kế toán và chứng từ kế toán 50 3.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 50 3.5.2. Tổ chức vận hành các chế độ, phương pháp kế toán 52 3.5.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản 54 3.5.4. Chế độ chính sách kế toán áp dụng tại công ty 55 3.5.5. Phần mềm kế toán sử dụng trong bộ phận kế toán tại công ty 55 3.6. Khái quát về tình hình tài chính của công ty 56 3.7. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 57 3.7.1. Phân loại chi phí sản xuất 57 3.7.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 58 3.7.3. Đánh giá sản phẩm dở dang 58 3.7.4. Phân loại giá thành 59 3.7.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 59 3.7.6. Kỳ tính giá thành 60 3.7.7. Đối tượng tính giá thành 60 3.7.8. Kế toán chi phí sản xuất 60 3.7.9. Kế toán tính giá thành 69 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP VÀ XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 72 4.1. Nhận xét chung 72 4.2. Một số ý kiến đề xuất 77 4.2.1. Hoàn thiện công tác tập hợp, lưu trữ và luân chuyển chứng từ 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 1NGUYỄN NGỌC DUNG
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP
VÀ XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HÀ NỘI, NĂM 2017
Trang 2NGUYỄN NGỌC DUNG
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP
VÀ XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN (KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP)
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC DUNG
Mã sinh viên : DH00300366
Niên khoá : 3 (2013 -2017)
Hệ đào tạo : CHÍNH QUY
HÀ NỘI, NĂM 2017
Trang 3BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
QLDN Quản lý doanh nghiệp
SPXL Sản phẩm xây lắp
TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quânTĐPTLH Tốc độ phát triển liên hoàn
TK Tài khoảnXDCT Xây dựng công trình
XLCN Xây lắp công nghiệp
Trang 44 Phụ biểu 5: bảng kê phiếu xuất vật tư
12 Phụ biểu 13: bảng phân bổ chi phí thuê máy
13 Phụ biểu 14: Bảng kê phiếu xuất vật tu chạy máy thi công
14 Phụ biểu 15: Bảng tổng hợp chi phí máy thi công
15 Phụ biểu 16: Nhật ký chung
16 Phụ biểu 17: Sổ cái
17 Phụ biểu 18: Bảng thanh toán lương của bộ phận quản lý đội
18 Phụ biểu 19: bảng kê công cụ, dụng cụ xuất dùng
24 Phụ biểu 25: Bảng tính giá thành theo pp giản đơn
25 Phụ biểu 26: Bảng tính giá thành theo pp tỷ lệ
26 Phụ biểu 27: Bảng tính giá thành theo pp hệ số
Trang 6TT Tên
1 Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán tổng hợp chi phí NVLTT
2 Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán tổng hợp chi phí NCTT
3 Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công
4 Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
5 Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
6 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
7 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh
8 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
9 Sơ đồ 3.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2
1.2.1 Mục đích nghiên cứu 2
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài 2
1.4 Những đóng góp chính của khóa luận 3
1.5 Tổng quan các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 20
2.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất 20
2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 20
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 20
2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 23
2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang 23
2.3 Vấn đề chung về giá thành 25
2.3.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm 25
2.3.2 Phân loại giá thành 25
2.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 26
2.3.4 Kỳ tính giá thành 29
2.3.5 Đối tượng tính giá thành 30
2.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 30
2.6 Kế toán chi phí sản xuất 31
2.6.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 31
2.6.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 34
Trang 82.6.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 39
2.7 Kế toán tính giá thành 41
2.7.1 Chứng từ và sổ sách 41
2.7.2 Tài khoản sử dụng 41
2.7.3 Trình tự hạch toán 42
2.7.3.1 Quy trình hạch toán 42
2.7.3.2 Sơ đồ hạch toán 43
2.7.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 43
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP VÀ XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 46
3.1 Giới thiệu chung về công ty 46
3.2 Lịch sử hình thành và phát triển 46
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 46
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 47
3.2.3 Phương hướng phát triển trong tương lai của công ty 47
3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 47
3.3.1 Sơ đồ tổ chức 47
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 48
3.3.3 Thuận lợi và khó khăn của công ty 49
3.4 Đặc điểm và quy trình sản xuất kinh doanh của công ty 50
3.4.1 Đặc điểm của sản phẩm 50
3.4.2 Tổ chức sản xuất 50
3.5 Tổ chức bộ máy kế toán và chứng từ kế toán 50
3.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 50
3.5.2 Tổ chức vận hành các chế độ, phương pháp kế toán 52
3.5.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản 54
3.5.4 Chế độ chính sách kế toán áp dụng tại công ty 55
3.5.5 Phần mềm kế toán sử dụng trong bộ phận kế toán tại công ty 55
3.6 Khái quát về tình hình tài chính của công ty 56
Trang 93.7.1 Phân loại chi phí sản xuất 57
3.7.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 58
3.7.3 Đánh giá sản phẩm dở dang 58
3.7.4 Phân loại giá thành 59
3.7.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 59
3.7.6 Kỳ tính giá thành 60
3.7.7 Đối tượng tính giá thành 60
3.7.8 Kế toán chi phí sản xuất 60
3.7.9 Kế toán tính giá thành 69
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP VÀ XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 72
4.1 Nhận xét chung 72
4.2 Một số ý kiến đề xuất 77
4.2.1 Hoàn thiện công tác tập hợp, lưu trữ và luân chuyển chứng từ 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi để hội nhập với nềnkinh tế thế giới nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với không ít những khókhăn do nền kinh tế thị trường mang lại mà khó khăn lớn nhất có lẽ là sự cạnhtranh gay gắt không những của các doanh nghiệp trong nước mà còn của cả cácdoanh nghiệp nước ngoài Để tồn tại và phát triển, nhiệm vụ của các doanhnghiệp là phải không ngừng cố gắng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ, giảm giá thành sản phẩm Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sảnxuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng, được các nhàquản lý đặc biệt quan tâm vì nó không chỉ là căn cứ lập giá mà còn là căn cứ đểđánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi chu
kỳ kinh doanh…
Chính vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn; đồng thời là khâu quan trọng nhấttrong toàn bộ công tác kế toán vì thực chất của hạch toán quá trình sản xuấtchính là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
Mặt khác, trên góc độ người sử dụng thông tin về chi phí và tính giá thành
sẽ giúp cho nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp phân tích đánh giá tình hình
sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn có hiệu quả hay không, tình hình thực hiện kếhoạch giá thành…từ đó, đề ra các biện pháp hữu hiệu hạ thấp chi phí sản xuất,giảm giá thành sản phẩm và ra các quy định phù hợp cho sự phát triển sản xuấtkinh doanh
Nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của công tác kế toán chi phí và tính giáthành sản phẩm, tôi đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: “ Kế toán chi phí sản
Trang 11xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phẩn kết cấu thép và xâylắp Công Nghiệp Hà Nội” cho khóa luận của mình
- Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện tại công ty Cổ phần kết cấu thép
và xây lắp công nghiệp Hà Nội
- Phạm vi về thời gian: thời gian thực tập trong khoảng thời gian từ ngày Thời gian thu nhập số liệu: tháng 02 năm 2017
- Phạm vi về nội dung:Tập trung vào mảng kế toán chi phí và tính giá thànhsản phẩm tại công ty Cổ phần kết cấu thép và xây lắp công nghiệp Hà Nội
1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình hạch toán kế toán khâu tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Thu thập số liệu có sẵn tại Công ty: Thu thập các số liệu có sẵn trongCông ty, đặc biệt là trong Phòng kế toán Xin một số chứng từ hóa đơn tại phòng
kế toán Tham gia vào những buổi họp ngắn tại công ty để biết thêm nhữngphương hướng dự định mà công ty sẽ làm trong thời gian tới Truy cập trangweb của công ty để biết thêm thông tin chung về công ty
Trang 12+ Phỏng vấn các cán bộ ở phòng ban của Công ty: Nói chuyện trực tiếp,gọi điện hoặc email với một số anh chị trong phòng kế toán để có thể thu thậpthêm các thông tin về công ty, thu thập thêm các số liệu cụ thể hơn Một số câuhỏi để biết được thêm thông tin về công ty mà mình đang làm đề tài: Ngànhnghề kinh doanh của công ty là gì? Công ty thường tập trung vào mảng nàonhiều? Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty như thế nào? Tổ chức bộmáy kế toán của công ty như thế nào? Có bao nhiêu kế toán các phầnhành? Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng là gì? Chứng từ sổ sách màcông ty đang áp dụng bao gồm những gì?
+ Kế thừa tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Tìm hiểu những đềtài những khóa luận trước để biết thêm cách viết và cách trình bày
- Phương pháp xử lý số liệu
+ Phân tích tổng hợp thống kê: Sau khi xin được một số chứng từ hóa đơncủa công ty sẽ tổng hợp lại các số liệu để viết bài Dựa vào những số liệu đãtổng hợp để phân tích số liệu, cùng với đó cũng phải dựa theo kiến thức cơ bản
đã học để viết bài và phân tích những số liệu ấy một cách hợp lý
1.4 Những đóng góp chính của khóa luận
Qua việc nghiên cứu đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm có thể giúp chúng ta nắm rõ một cách cụ thể nhất với cách tập hợp chi phísản xuất và giá thành của sản phẩm, đồng thời cũng tìm hiểu những khái niệmliên quan đến kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanhnghiệp xây lắp cũng như tìm hiều được các tài khoản được sử dụng, hệ thống sổsách trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trang 13Đề xuất những ý kiến và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổphần kết cấu thép và xây lắp Công nghiệp Hà Nội nói riêng
1.5 Tổng quan các công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Khóa luận tốt nghiệp “ Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Kỹ nghệHàng Hải” năm 2012 của sinh viên Nguyễn Thị Phương Thảo – Đại học Dân lậpHải Phòng
Trong bài khóa luận, sinh viên đã hệ thống hóa lý luận và đưa ra đượcthực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Quytrình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty đượcthực hiện tương đối khoa học, hợp lý, tuân thủ nghiêm túc chế độ, cũng như đảmbảo sự thống nhất trong việc chỉ đạo công tác kế toán Bên cạnh đó, hình thức kếtoán mà công ty đang áp dụng rất phù hợp với yêu cầu quản lý, giúp các nhàquản lý có thể quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty một cáchchặt chẽ, giảm bớt thất thoát, nâng cao được hiệu quả sản xuất, kinh doanh; hệthống chứng từ của công ty ban đầu được tổ chức khá đầy đủ, hợp lý và hợppháp
Nhưng bên cạnh đó, còn một số hạn chế các tác giả cũng đưa đc ra trongkhóa luận như việc áp dụng kế toán máy hay về công tác kế toán chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp Ví dụ như về việc Công ty áp dụng kếtoán máy sẽ giảm bớt được khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán,đồng thời vẫn đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của số liệu kế toán Tuy nhiên,trên thực tế, Công ty vẫn chưa khai thác một cách triệt để các chức năng củaphần mềm kế toán được sử dụng, nhiều công việc vẫn được các nhân viên kếtoán thực hiện thủ công trên Excel, đặc biệt là những công việc liên quan đếnviệc tính giá thành sản phẩm Hay như về công tác kế toán chi phí nhân côngtrực tiếp vẫn có những vấn đề chưa hợp lý mà doanh nghiệp cần xem xét đó làviệc tính lương cho lao động tại các tổ, đội thi công hiện khá phức tạp Do đó,
Trang 14một số ít kế toán của các tổ, đội thực hiện việc tính lương cho công nhân tại cáccông trình chưa thực sự chuẩn xác theo quy chế trả lương của công ty Hay như
về công tác kế toán chi phí sử dụng máy thi công, các máy thi công thuộc sở hữucủa công ty thường có giá trị lớn, Công ty đã chú trọng đến công tác bảo quảnmáy, có chế độ bảo dưỡng định kỳ Tuy nhiên, công ty chưa chú ý mua bảohiểm và trích trước chi phí sửa chữa lớn cho máy thi công để đề phòng rủi ro.Đây là biện pháp được nhiều tập đoàn xây dựng lớn trong và ngoài nước ápdụng khá phổ biến hiện nay
Trong bài khóa luận, sinh viên đã hệ thống hóa lý luận và đưa ra được thựctrạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, bố cục cácchương khá đồng đều Tuy nhiên, còn một số hạn chế như không sát với thực tế
về đề tài mà sinh viên đang tìm hiểu, còn khá nhiều lỗi chính tả cũng như lỗiđánh máy
* Khóa luận:”Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty cổphần xi măng Tiên Sơn Hà Tây” của sinh viên Vũ Đức Công – trường Đại họcCông Đoàn – năm 2015
Trong bài đã nêu rõ được tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí vàtính giá thành là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanhcũng như tình hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp Tác giả đã nêu chi tiết và phản ánh đầy đủ và toàn diện
về thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần xi măng TiênSơn Hà Tây
Tác giả cũng nêu lên những ưu điểm trong bộ máy kế toán của công ty: tổchức bộ máy kế toán hợp lý theo mô hình phân tán do đặc thù của doanh nghiệp
là doanh nghiệp khá lớn, có cơ sở sản xuất và cơ sơ kinh doanh nằm cách xanhau Công ty áp dụng phần mềm kế toán FAST nên hạn chế được nhiều côngsức tính toán thủ công của con người và đồng thời hạn chế những sai sót hoặcgian lận của kế toán Mặc dù công ty có mô hình kế toán phân tán nhưng chứng
từ ở phân xưởng sản xuất vẫn được chuyển cho kế toán trưởng định kỳ ba ngày
Trang 15một lần để kiểm tra, soát xét và kí duyệt Công tác kế toán chi phí được tổ chứcchặt chẽ
Bên cạnh những ưu điểm nhưng tác giả cũng chỉ ra được những mặt tồnđọng của kế toán công ty: đó là các Tài khoản trong phần mềm kế toán khôngđược phân chia rõ ràng dễ dân đến nhầm lẫn, ví dụ như tài khoản nguyên vậtliệu trực tiếp dùng để sản xuất gạch có lúc kí hiệu là TK1521 có lúc kí hiệu là152A; không thống nhất nhiều khi dẫn đến nhầm lẫn với tài khoản nguyên vậtliệu trực tiếp dùng để sản xuất sắt thép hoặc tài khoản nguyên vật liệu phụ Yếu tố ưu điểm cũng là nhược điểm nếu có quá nhiều hoạt động kinh tếphát sinh trong ngày và phải lập chứng từ như: nhập xuất nguyên vật liệu, nhậpxuất kho thành phẩm, bán chịu hàng, chiết khấu…mà ba ngày kế toán trưởngmới ký duyệt một lần, có thể dẫn đến nhầm lẫn, sai sót hoặc làm chậm trễ quátrình kinh doanh của doanh nghiệp
* Khóa luận “ Nghiên cứu công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm đá ốp lát tại công ty Công ty cổ phần đá ốp lát và xâydựng Hà Tây” của sinh viên Lê Thị Thanh Thủy – Trường đại học Thương mại– năm 2014
Khóa luận này có những ưu điểm và những nhược điểm nhất định Về ưuđiểm trình bày khá rõ ràng, mạch lạc về công tác chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm của công ty Đã chỉ ra được những ưu điểm của công ty về bộmáy kế toán khá chặt chẽ, phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa công ty Các kế toán viên được phân công nhiệm vụ rõ ràng và chịu tráchnhiệm trước kế toán trưởng về nhiệm vụ được giao Về công tác tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành hàng quý phù hợp với báocáo tài chính của công ty, các công việc rất đầy đủ, chính xác đảm bảo cung cấpkịp thời cho việc tính giá thành sản phẩm Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất,theo từng phân xưởng, còn đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm phù hợpvới dây chuyền công nghệ sản xuất Phương pháp tính giá thành giản đơn, dễtính toán và chính xác
Trang 16Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế về côngtác chi phí NVLTT, đối với vật liệu mua về không nhập kho mà chuyển thẳngđến phân xưởng SX thì trị giá vật liệu tính vào chi phí NVLTT chỉ là giá ghitrên hóa đơn GTGT, còn chi phí thu mua vận chuyển, bốc dỡ sẽ tính vàoCPXSC Mặc dù chi phí này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí nhưng
dù chỉ là một sự chênh lệch nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm,gây khó khăn cho Công ty khi cạnh tranh trên thương trường Về CPNCTT,công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếpSXSP, trong khi thực tế tổng số lượng công nhân trực tiếp SX trong công tykhông phải là quá động nhưng nếu tính tổng số công nhân nghỉ trong năm thìcũng khá lớn Mặt khác, thời gian nghỉ phép của công nhân lại không đồng đềugiữa các tháng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch SX đề ra mà cònảnh hưởng đến chi phí NCTT trong giá thành sản phẩm giữa các kỳ hạch toánTrong khóa luận đã đưa ra được khá chi tiết về công tác hạch toán kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhưng bên cạnh đó còn có nhữngmặt hạn chế nhất định Trong bài chưa đưa ra được những giải pháp hay ý kiến
đề xuất với đơn vị thực tập Chưa phân tích được kỹ những mặt tốt và nhữngmăt hạn chế trong công tác kế toán Hay trong bài khóa luận, các mẫu sổ cònchưa đúng quy định, lỗi font chữ và lỗi chính tả còn khá nhiều
* Khóa luận “ Hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty của phần 19” là đề tài của sinh viên Nguyễn Xuân Quyền –trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên – năm 2015
Trong đề tài đã nêu ra những thành tựu trong công tác hạch toán Về bộmáy kế toán trong công ty được tổ chức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học,cán bộ kế toán được bố trí hợp lý phù hợp với trình độ chuyên môn và khả năngcủa mỗi người Chính vì thế mà việc hạch toán nội bộ có hiệu quả, góp phần đắclực trong công tác quản lý của công ty Việc tổ chức công tác kế toán được tổchức phù hợp với yêu cầu quản lý ; chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp,
Trang 17hợp lệ Công ty áp dụng thành công một số phần hành hạch toán trên máy với hệthống sổ nhật ký chung đúng với yêu cầu của một doanh nghiệp xây lắp
Phương pháp tập hợp CPSX và tính GTSP được xác định phù hợp với đặcđiểm sản xuất, với hình thức giao khoán xuống các đội thi công Đây là hìnhthức tổ chức sản xuất khá phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty
Song song với những ưu điểm mà công ty đạt được, còn tồn tại những đặcđiểm về tổ chức quản lý chi phí còn chưa chặt chẽ và toàn diện vì thế mà giáthành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó Trong sản xuất, chi phínguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn nên việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu muavào là một trong những hướng chính để định giá sản phẩm Do đặc điểm sảnxuất của công ty mà chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng khôngtập hợp trực tiếp cho một sản phẩm nào thì kế toán thường phân bổ theo một tiêuthức nhất định là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dẫn đến sự không hợp lý vàgây ra sự chênh lệch lớn về các khoản chi phí Từ những yếu tố trên tác giả cũngđưa ra những ý kiến nhằm hàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp CPSX và tínhGTSP trong doanh nghiệp mình nghiên cứu như: tiết kiệm chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, tiết kiệm chi phí nhân công bằng cách cắt giảm số lao dộng khôngcần thiết tại công trình thi công; tránh lãng phí các khoản chi phí không cầnthiết…
Có lẽ cũng chính vì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmđóng vai trò quan trọng quyết định đến quy mô, hoạt động của công ty trong nềnkinh tế nên nó là đề tài được khá nhiều đối tượng tham gia tìm hiểu Hiện nay,
đã có nhiều tác giả thực hiện các công trình nghiên cứu về chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm theo nhiều góc độ khác nhau Những công trình này đãđóng góp tích cực trong việc xây dựng các nền tảng lý luận về kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Với các doanhnghiệp, thực hiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm làm cơ sở để giám sát các hoạt động, từ đó khắc phục những tồn tại,phát huy những tiềm năng đảm bảo cho danh nghiệp luôn đứng vững trong cơ
Trang 18chế thị trường luôn tồn tại cạnh tranh và nhiều rủi ro Tổ chức tốt công tác kếtoán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lơn, đồng thời
là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ công tác kế toán vì thực chất của hạchtoán quá trình sản xuất chính là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm Mặt khác, trên góc độ người sử dụng thông tin về chi phí và tính giáthành sẽ giúp cho nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp phân tích đánh giá tìnhhình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn có hiệu quả hay không, tình hình thựchiện kế hoạch giá thành từ đó, đề ra các biện pháp hữu hiệu hạ thấp chi phí sảnxuất, giảm giá thành sản phẩm và ra các quy định phù hợp cho sự phát triển sảnxuất kinh doanh
Xem xét một cách tổng quát, những vấn đề về hạch toán chi phí sản xuất vàtính giá thành đã có nhiều tác giả nghiêm túc nghiên cứu trong các bài luận Tuynhiên do thời gian ngắn, phạm vi khá rộng nên các tác giẳ chưa đề cập một cách
có hệ thống, từ đó tiếp tục bổ sung để công tác hạch toán hoàn thiện hơn
* Khóa luận “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần kỹ thuật và xây dựng HDBC” của sinhviên Lê Thành Nam – trường đại học Thủy lợi – năm 2015
Tác giả đã đưa ra được những ưu nhược điểm liên quan đến công tác hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Quá trình hạch toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty được thực hiện tươngđối khoa học, hợp lý, tuân thủ nghiêm túc theo chế độ, cũng như đảm bảo sựthống nhất trong việc chỉ đạo công tác kế toán, đối với phần hành kế toán tậphợp chi phí thì đối với những khoản mục chi phí phát sinh thì doanh nghiệp đãxây dựng được định mức chi phí Bên cạnh việc chú trọng và không ngừng nângcao chất lượng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm, công ty cũng rất quan tâm đến vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy kế toánsao cho hợp lý, hoạt động có hiệu quả Hiện tại bộ máy kế toán của công ty được
tổ chức gọn nhẹ, tổ chức mô hình kế toán theo hình thức tập trung Phòng kếtoán thực hiện toàn bộ công tác kế toán, từ việc thu thập xử lý chứng từ, ghi sổ
Trang 19kế toán, nhập số liệu vào máy, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và kiểmtra công tác kế toán của đơn vị.
Song bên cạnh đó các tác giả cũng đã đưa ra được những điểm còn tồn tạicủa công ty về một số mặt như kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp Ví dụ như về công tác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thìcông ty đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí tương đối hợp lý, tuy nhiên
do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất liên tục khép kín và hàng ngày đều cóvật tư xuất phục vụ sản xuất Tuy nhiên trong thực tế ở tại công ty thì số vật tưthực lĩnh thường lớn hơn số vật tư thực dùng vào sản xuất hàng ngày Phần vật
tư còn thừa tuy sẽ được tiếp tục sử dụng vào tháng sau, những phần vật tư dưthừa này không được nhập ngau lại kho mà vẫn để tại phân xưởng sản xuất, vìthế mà khâu bảo quản vật tư không được tốt dẫn đến mất mát, hư hỏng, lãng phívật tư Hay như về chi phí nhân công trực tiếp vẫn có vấn đề chưa hợp lý màdoanh nghiệp cần xem xét đó là cách tập hợp chi phí vào đối tượng chịu chi phí
về khoản mục chi phí nhân công là chưa hợp lý
* Khóa luận tốt nghiệp “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại công ty Cổ phần Việt Nox” năm 2015 của sinh viên Nguyễn Thị HòaBình – Đại học Kinh tế Quốc Dân
Trong khóa luận, sinh viên đã đưa ra được những ưu điểm và những mặtcòn tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.Công ty Cổ phần Việt Nox là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và hàngngày có số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, do vậy công tác kế toáncủa công ty được ban lãnh đạo rất quan tâm, coi trọng và luôn tạo điều kiện về
cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thu thập và xử lý sốliệu kế toán Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm được tính toán một cách kịp thời, đồng thời công ty sử dụng phương pháptính giá thành là phương pháp tỷ lệ để tính giá thành của sản phẩm nhập kho làphù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thànhtheo tháng do vậy đáp ứng được yêu cầu tính giá thành của công ty Bộ máy kế
Trang 20toán của công ty cũng được tổ chức khá gọn nhẹ và hợp lý.Nhìn chung quá trìnhhạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty được thựchiện tương đối khoa học, hợp lý, tuân thủ nghiêm túc theo chế độ cũng như đảmbảo sự thống nhất trong việc chỉ đạo công tác kế toán, đối với phần hành kế toántập hợp chi phí thì đối với những khoản mục chi phí phát sinh thì doanh nghiệp
đã xây dựng được định mức chi phí
Song bên cạnh đó, những mặt còn tồn tại trong công ty mà khóa luận cũngchỉ ra được Ví dụ như công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp Công ty ápdụng hình thức trả lương khoán, đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì trảlương theo sản phẩm, công việc lao vụ hoàn thành, Đối với công nhân gián tiếptrả lương theo thời gian Tuy nhiên vẫn có những vấn đề chưa hợp lý mà doanhnghiệp cần xem xét đó là cách tập hợp chi phí vào đối tượng chịu chi phí vềkhoản mục chi phí nhân công là chưa hợp lý Kế toán của doanh nghiệp đã tậphợp toàn bộ chi phí về tiền lương của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lývào chi phí nhân công trực tiếp Điều này đã không phản ánh chính xác giáthành và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Hay như về vấn đề hạchtoán sản phẩm hỏng, hiện nay ở công ty tuy đã xây dựng được định mức chi phí
về sản phẩm hỏng Tuy nhiên việc áp dụng nó chưa được thực hiện đặc biệt vớiphần chi phí vượt định mức doanh nghiệp cần phải có giải pháp để hạn chế vàlàm giảm lượng sản phẩm hỏng chỉ trong định mức cho phép, hoặc nếu có vượtđịnh mức thì cũng phải xem xét nguyên nhân do bộ phận nào, cá nhân nào gây
ra có quy định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cũng như có chế độ thưởngphạt hợp lý, khi đó vừa hạn chế được sản phẩm hỏng vừa khuyến khích đượcngười lao động làm việc tốt hơn
Bài khoa luận của sinh viên trên đã nêu được thực trạng công tác kế toántại công ty, trong bài có đưa vào các hình ảnh về công ty rất chân thực Số lượngtrang giữa các chương khá đồng đều Nhưng về đánh giá và các giải pháp cònchưa đi sâu vào đề tài,và không liên quan nhiều đến thực trạng kế toán chi phísản xuất và tính giá thành của công ty
Trang 21* Khóa luận tốt nghiệp “ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại công ty TNHH Thương mại Đồng Xanh” năm 2015 của sinh viênNguyễn Ngọc Khánh My – ĐẠi học An Giang
Bài khóa luận của sinh viên đã đưa ra được những nội dung cơ bản về côngtác chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Trong bài đã đưa ra được khá
rõ ràng những mặt mạnh và những mặt còn tồn tại của công ty Về tổ chức SX,công ty có quy mô SX phân bổ đồng đều rộng khắp nơi với cơ chế phù hợp Bộmáy SX kinh doanh của công ty gọn nhẹ và năng động, các phòng ban chứcnăng phục vụ có hiệu quả giúp cho ban lãnh đạo Công ty quản lý kinh tế, tổchức SX, giám sát thi công và tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, thíchhợp Về công tác kế toán của công ty được sự trợ giúp của phần mềm kế toán.Nhờ có phần mềm này, khối lượng công việc ghi chép hàng ngày và cuối thánggiảm đáng kể trong khi vẫn đảm bảo đầy đủ tính chính xác của số liệu kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phântán phù hợp với đặc điểm hoạt động phân tán ở nhiều nơi của công ty và được
bố trí chặt chẽ, hợp lý, có nề nếp với những nhân viên có năng lực, nhiệt tìnhtrong công việc trình độ nghiệp vụ kế toán của cán bộ kế toán luôn được nângcao, cá kế toán viên đều sử dụng thành thạo máy vi tính Các nhân viên có tínhthành tương trợ lẫn nhau, trong quá trình làm việc đã có nhiều sáng tạo linhhoạt Khối lượng công việc của kế toán viên được hỗ trợ và giảm nhẹ nhờ việc
áp dụng các phẩn mềm hỗ trợ kê khai thuế do chi cục thuế ban hành Hệ thốngchứng từ, tài khoản kế toán, được công ty tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ theoquy định của Bộ Tài chính về mẫu biểu và quá trình luân chuyển chứng từ Hệthống sổ kế toán đơn giản, phù hợp với hoạt động xây lắp tại công ty Về côngtác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tương đốichặt chẽ và phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty Công ty đã sửdụng một hệ thống chứng từ thống nhất cho tất cả các đơn vị phụ thuộc cả vềbiểu mẫu và thời gian tập hợp chứng từ từ các tổ đội về phòng kế toán của công
ty, giúp cho kế toán đội và kế toán của công ty phối hợp nhịp nhàng được với
Trang 22nhau trong công tác hạch toán chi phí sản xuất Kế toán công ty đã xác nhậnđúng nội dung, cách phân loại và tập hợp chi phí sản xuất xây lắp theo đúng quyđịnh hiện hành Do vậy đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinhdoanh theo dự toán, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra tình hình quản lýchi phí.
Trong bài khóa luận cũng nêu ra được những mặt còn hạn chế về công tác
kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm của công ty Về công tác chi phínguyên vật liệu trực tiếp thì việc giao khoán cho các đội thi công tự mua sắm vật
tư đôi khi chưa đáp ứng kịp thời gây cản trở cho tiến độ thi công, Bên cạnh đó,công ty chưa có biện pháp cụ thể để tận dụng phế liệu thu hồi Cụ thể như nhữngcông trình đã hoàn thành bàn giao, đối với phế liệu, kế toán không làm thủ tụcnhập kho và phản ánh trên sổ sách kế toán cả về số lượng và giá trị Hay như vềcông tác chi phí nhân công trực tiếp Tại công ty, do đặc điểm công việc xây lắp
có tính chất thời vụ nên số lượng công nhân trong biên chế là không nhiều,nhưng công ty lại ít quan tâm đến những khoản tiền thưởng, tiền làm thêm giờtrong những ngày lễ tết, để động viên mọi người làm việc hiệu quả hơn Do đóảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người lao động Về công tác chi phí sử dụng máythi công, tại công ty có rất nhiều loại máy móc để phục vụ cho thi công côngtrình và có giá trị lớn, do đó công ty tiến hành trích khâu hao cho những tài sản
đó để thu hồi vốn nhưng bân cạnh đó công ty cần phải tiến hành trích trước chiphí sửa chữa lớn cho những tài sản đó vì chi phí sửa chữa lớn phát sinh nhiều sẽlàm tăng chi phí trong ký phát sinh lên rất nhiều như vậy công ty chưa thực hiệnđúng nguyên tắc “ phù hợp” trong chuẩn mực kế toán
Ưu điểm của bài khóa luận là đã đi vào chi tiết từng mục cụ thể trong côngtác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Chỉ ra được nhữngmặt tốt về từng mục cụ thể như hệ thống báo cáo kế toán, hệ thống sổ kếtoán….bố cục các chương đống đều nhau Song bên cạnh đó trong bài khoánluận còn khá nhiều lỗi chính tả và lỗi đánh máy, cỡ chữ chưa đúng quy định, cácmẫu sổ còn sai, không đúng theo quy định, đưa ra những phương hướng để hoàn
Trang 23thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất còn khá sơ sài, chưa đi cụ thể vào từngnội dung
* Khóa luận tốt nghiệp “ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty Cổ phần Trapaco Vina” năm 2015 của sinh viên Nguyễn AnhĐức – Đại học Trà Vinh
Trong khóa luận đã nêu rõ được tầm quan trọng của công tác tập hợp chiphí và tính giá thành là những chỉ tiêu quan trọng đẻ đánh giá hiệu quả kinhdoanh cũng như tính hình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất trong quá trìnhkinh doanh của doanh nghiệp Các tác giả cũng nêu lên những ưu điểm trong bộmáy kế toán của công ty: bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cáchtương đối chặt chẽ với những nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việclại được bố trí hợp lý phù hợp với trình độ, khả năng của mỗi người góp phầnvào việc nâng nao hiệu quả trong công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chínhcủa công ty Công ty áp dụng phần mêm kế toán Accouting nên hạn chế đượcnhiều công sức tính toán thủ công của con người, đồng thời cũng hạn chế đượcsai sót hoặc gian lận trong kế toán Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tain công ty đã hạch toán chi phí cho từng CT,HMCT một cách rõ ràng điều này phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí vàhoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty, Công ty chấp hành đầy đủ cácchính sách, chế độ do Nhà nước ban hành Kế toán chi phí nhân công tương đối
rõ ràng đảm bảo nguyên tắc “ Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít” Gópphần vào việc sử dụng hợp lý lao động và nâng cao năng suất lao động
Bên cạnh những ưu điểm trên thì vẫn còn những tồn tại, những hạn chếnhất định Ví dụ như Tài khoản trong phần mềm kế toán chưa được phân chia rõràng, không thống nhất Về chi phí nhân công trực tiếp, kế toán hạch toán cả tiềnlương của công nhân điều khiển máy thi công hạch toán vào TK 623 là chưa hợp
lý, làm khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm tăng.Công ty thực hiện trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quý và tính vào chiphí sản xuất chung TK 627 của tháng cuối quý, làm cho khoản mục chi phí SXC
Trang 24tăng nhiều vào tháng cuối của mỗi quý từ đó ảnh hưởng đến tính chính xác củachỉ tiêu giá thành sản phẩm Về phương pháp tính giá thành, công ty đang ápdụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm cho các CT, HMCThoàn thành Song trên thực tế ngoài việc xây mới các công trình thì công ty cònthực hiện nhiều hợp đồng cải tạo, nâng cấp các CT, HMCT Các hợp đồng nàythường có đặc điểm là thời gian thi công ngắn, giá trị khối lượng xây lắp nhỏnên bên chủ đầu tư thường thanh toán khi CT hoàn thành Do vậy trường hợpnày nếu công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính thì sẽ không chặt chẽ
Ưu điểm của khóa luận là đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận và đưa rađược thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạicông ty, bố cục giữa các chương tương đối đồng đều Song bên cạnh đó phầngiải pháp và đánh giá chưa đi và phân tích sâu, bố cục bài khóa luận còn chưahợp lý, lỗi chính tả còn sai nhiều
* Khóa luận “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Cổ phần may Hà Phong” của sinh viên Hoàng Thị Yên Lương – Học Viên Nôngnghiệp – năm 2015
Trong bài luận, các tác giả cũng đã nêu lên được những ưu điểm trongcông tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Công ty
đã xây dựng được một hệ thống báo cáo, bảng biểu, bảng kê chi tiết từ bộ phậnthống kê, hạch toán ở xí nghiệp cho đến phòng kế toán – tài vụ của công ty Nhờ
đó, chi phí SX mà đặc biệt là chi phí NVLTT được tập hợp một cách chính xáchơn Đối tượng tính giá thành là mã hàng ( nhóm sản phẩm cùng loại) là phùhợp với đặc điểm của công ty, vì công ty chủ yếu gia công sản phẩm cho đơn vịbạn ( trong và ngoài nước), mỗi mã hàng có thể bao gồm nhiều loại kích cỡ khácnhau, nhưng không phân biệt về đơn giá gia công giữa các kích cỡ Hiện naycông ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung kết hợp với tính toán trênmáy vi tính Đây là hình thức rất tiên tiến đảm bảo cho hệ thống kế toán củacông ty thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trong quản lý SXKD, phòng kế toáncủa công ty được bố trí hợp lý, chặt chẽ, hoạt động có nề nếp, có kinh nghiệm
Trang 25với đội ngũ kế toán viên có trình độ, năng lực và lòng nhiệt tình, sáng tạo, đó làmột ưu thế lớn của công ty trong công tác kế toán nói chung và công tác quản lýchi phí và tính giá thành nói riêng.
Bên cạnh những ưu điểm , công ty còn có những nhược điểm tồn tại trongcông tác chi phí SX và tính giá thành sản phẩm Hiện nay, đối tượng kế toán tậphợp chi phí của công ty là toán bộ quy trình công nghệ SX sản phẩm Trong khi,công ty SX nhiều mã hàng cùng một lúc, kế toán đã tiến hành tập hợp được chiphí theo xí nghiệp cho nên xác định đối tượng như vậy thường làm giảm khảnăng quản lý chi phí theo từng địa điểm phát sinh chi phí Về phương pháp kếtoán chi phí, các khoản chi phí NCTT và CPSXC có được theo dõi từng địađiểm phát sinh chi phí nhưng khi tính giá thành lại được tổng cộng trên toàncông ty rồi lại phân bổ cho từng mã hàng làm giảm tác dụng theo dõi chi tiết Vềphương pháp kế toán CPSXC thì kế toán công ty không tập hợp CPSXC để tínhgiá thành theo đối tượng từng xí nghiệp thành viên mà tập hợp trong toàn công
ty vào cuối mỗi quý để tính giá thành bằng cách phân bổ cho mã hàng theo sảnlượng quy đổi Do vậy, công ty không theo dõi được tính hình tiết kiệm hay lãngphí CPSXC của mỗi xí nghiệp, từ đó có thể dẫn tới tình trạng giá thành cao dokhông quản lý được CPSXC
* Khóa luận “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty Cổ phần may Thế Anh” năm 2014 của sinh viên Dương Thu Huyền -Đại học Tài Chính Ngân Hàng
Khóa luận đã đi tìm hiểu khá kĩ về công tác kế toán chi phí và tính giáthành sản phẩm tại công ty Trong bài luận, đã nếu ra được những ưu điểm màcông ty đạt được như Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy kết hợp vớiviệc in sổ theo hình thức nhật ký chứng từ Hình thức này có ưu điểm là giúp kếtoán giảm bớt khối lượng ghi chép, thuận lợi chi việc kiểm tra và đối chiếu sốliệu Không những thế, công ty thực hiện việc lập, luân chuyển và lưu giữ chứng
từ theo đúng chế độ kế toán quy định Ngoài ra, công ty còn sử dụng một sốchứng từ khác nhằm phục vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Về công
Trang 26tác kế toán CPNVLTT, đây là yếu tố không thể thiếu trong quá trình SX, nhậnthức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này công ty đã ký hợp đồng lâu dài vớicác nhà cung cấp, chính điều này giúp công ty luôn chủ động nguồn nguyênliệu, hạn chế sự biến động giá cả, từ đó giúp ổn định giá thành sản phẩm VềCPNCTT, đặc biệt là đội ngũ CNTT sản xuất theo đúng quy định, góp phần bảo
vệ quyền lợi của người lao động cũng như đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.Những ưu điểm về quản lý và tổ chức công tác kế toán nêu trên đã có tác dụngtích cực đến việc tiết kiệm chi phí SX, giảm giá thành sản phẩm và nâng caohiệu quả SXKD tại công ty Tuy nhiên công tác kế toán này vẫn không tránhkhỏi những nhược điểm nhất định cần phải hoàn thiện
Ở công ty may có khá nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có nhiều yếu tốkhác nhau, được phân công SX nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú về màu sắc,kích thước, chủng loại Ở mỗi phân xưởng lại không có nhân viên kế toán riềnnên việc thu thập và phản ánh thông tin kế toán thường không kịp thời, ảnhhưởng nhiều đến công tác quản lý Về phương pháp tính khấu hao TSCĐ, đốivới một doanh nghiệp SX như công ty may thì tất cả TSCĐ được tính khấu haotheo phương pháp đường thẳng như hiện nay là không thật hợp lý và khôngphản ánh đúng hiện trạng cũng như tình hình sử dụng Có những TSCĐ hiệnđược huy động nhiều vào quá trình SX, bị hao mòn đáng kể nhưng lại chưa hết
số năm sử dụng quy định trong chế độ, vẫn được tính giá trị hao mòn thực tế củatài sản, gây hạn chế trong việc xây dựng các chiến lược đầu tư thay thế, đổi mớilàm giảm năng lực sản xuất Hay như về chi phí dịch vụ mua ngoài, công tykhông tập hợp chi phi dịch vụ mua ngoài cho từng phân xưởng mà kế toán tiếnhành tập hợp cho toàn công ty như thế vô tình làm tăng khoản mục CPSXC, đặcbiệt là với những dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại…không chiphục vụ cho hoạt động ở phân xưởng sản xuất mà còn phục vụ cho hoạt độngcủa các phòng, ban trong công ty
Trang 27* Khóa luận “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Cổ phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức” năm 2014 của sinh viên Nguyễn Thị ThuHương – trường đại học Thương mại
Trong đề tài đã nêu ra những thành tựu trong công tác hạch toán, Công ty
có đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo chính quy có nghiệp vụ chuyên môncao, và có nhiều năm kinh nghiệp trong công tác điều hành, quản lý và tổ chức
SX Bộ máy kế toán được tổ chức tương đối gọn nhẹ, hợp lý và phù hợp với đặcđiểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty Bên cạnh đó,giữa các nhân viên kế toán có sự phối hợp nhịp nhàng, phần hành kế toán đượcgiao phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng người Chính vì thế,công tác hạch toán tại công ty được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác,tránh được tình trạng chồng chéo công việc là một trong những nguyên nhân dẫnđến nhầm lẫn và sai sót Công ty sử dụng phần mềm kế toán Foxpro được công
ty thuê viết để sử dụng riêng Công ty đã xây dựng hệ thống chứng từ phù hợpvới các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam cũng như đặc điểm kinh doanhcủa công ty Hệ thống sổ sách và tài khoản chi tiết được thiết lập hợp lý thuậnlợi cho công tác hạch toán cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất
Bên cạnh những ưu điểm thì còn có những mặt hạn chế như trong côngtác kế toán CPNCTT tại công ty đó là việc luân chuyển chứng từ về nhập xuấtvật tư, thành phẩm còn trậm chễ, gây ứ đọng công việc của kế toán vật tư, thànhphẩm vào cuối kỳ, điều này có thể dẫn đến sai sót trong công tác hạch toán chiphí cũng như tính giá thành sản phẩm Về CPNCTT thì việc tính toán lương chocông nhân sản xuất còn tương đối phức tạp, gây khó hiểu cho lao động
Nhìn chung các bài khóa luận nghiên cứu đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm” đều đạt được mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hóa
lý luận và đưa ra thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại đơn vị thực tập Rất nhiều bài còn chụp được cả hình ảnh về công ty, đó lànhững dẫn chững cụ thể và rất đáng tin cậy Một số khóa luận nghiên cứu rất kĩ
Trang 28về những hạn chế của đơn vị thực tập từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiệnrất tốt
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được thì những nghiên cứu đềtài này còn khá nhiều hạn chế, Việc nghiên cứu chưa sâu về đề tài làm nghiêncứu, thiếu sức thuyết phục, rất rời rạc Hầu như chưa đưa ra những đánh giá vàgiải pháp đều chưa phân tích kỹ, Cần khắc phục những hạn chế trên đề tàinghiên cứu để đạt được kết quả tốt
Trang 29CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất
2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Như đã biết, bất kỳ một doanh nghiệp lớn hay nhỏ muốn tiến hành sản xuấtcũng cần bỏ ra những chi phí nhất định Những chi phí này là điều kiện vật chấttiền đề, bắt buộc để các kế hoạch, dự án xây dựng trở thành hiện thực Trongquá trình tái sản xuất mở rộng thì giai đoạn sản xuất là giai đoạn quan trọngnhất, nơi đó luôn diễn ra quá trình biến đổi của cải, vật chất, sức lao động ( làcác yếu tố đầu vào), để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa – tiền tệ thì các chi phí bỏ
ra cho hoạt động sản xuất đều được biểu hiện dưới hình thái giá trị ( tiền) Hiểumột cách chung nhất, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, laođộng vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà các doanh nghiệp cần bỏ ra tiếnhành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định
Nếu xét ở một phạm vi hẹp hơn, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền củatoàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cùng các chi phí khác màdoanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất trong một thời kỳ nhất định
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố sauđây:
- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyênvật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản …màdoanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ như: sắt, thép, ốc…
- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương phải trả và các khoảntrích theo lương của các công nhân sản xuất trong kỳ
Trang 30- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp tríchkhấu hao cho tất cả các loại TSCĐ tham gia hoạt động xây lắp như: các loại máythi công ( máy vận thăng, máy cẩu…), nhà xưởng, phương tiện vận chuyển…
- Chi phí dịch vụ: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loạidịch vụ mua ngoài: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại… phục vụ cho hoạt độngsản xuất của doanh nghiệp
- Chi phí bằng tiền khác: Là toàn bộ các chi phí dùng cho hoạt động sảnxuất ngoài chi phí kể trên
Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí giúp nhà quản
lý biết được kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí trong tổng chi phí qua đó đánh giáđược tình hình thực hiện dự toán chi phí Hơn nữa, cách phân loại này còn là cơ
sở để lập báo cáo tài chính, xây dựng định mức Vốn lưu động, lập kế hoạchmua sắm vật tư, tổ chức lao động tiền lương, thuê máy thi công…
2.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng
Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phítrong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chiphí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ trị giá nguyên vật liệu sửdụng trực tiếp cho thi công công trình mà đơn vị xây lắp bỏ ra ( vật liệu chính,vật liệu phụ, cấu kiện bê tông chế sẵn…) chi phí này không bao gồm thiết bị dochủ đầu tư bàn giao
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương chính, lương phụ vàphụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận chuyển vật liệu thicông, công nhân làm nhiệm vụ bảo dưỡng, dọn dẹp trên công trường
- Chi phí sử dụng máy thi công: Gồm chi phí trực tiếp liên quan đến việc sửdụng máy thi công để thực hiện công tác xây dựng và lắp đặt các công trình, baogồm…: Tiền lương công nhân điều khiển máy, nhiên liệu, khấu hao máy thicông…
Trang 31- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí có liên quan đến tổ đội xâylắp, tức là liên quan đến nhiều công trình Nội dung của các khoản chi phí nàybao gồm: lương công nhân sản xuất, lương phụ của công nhân sản xuất, khấuhao TSCĐ ( không phải là khấu hao máy móc thi công), chi phí dịch vụ muangoài ( điện, nước, văn phòng phẩm…), chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếpkhách, nghiệm thu bàn giao công trình.
Cách phân loại này phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo địnhmức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm và phân tích tìnhhình thực hiện kế hoạch giá thành, từ đó lập định mức chi phí sản xuất và kếhoạch giá thành cho kỳ sau
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp và phương pháp lập dự toán trong xâydựng cơ bản là dự toán được lập cho từng đối tượng theo các khoản mục giáthành nên cách phân loại chi phí theo khoản mục là phương pháp sử dụng phổbiến trong các doanh nghiệp xây lắp
2.1.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượngsản phẩm sản xuất
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất chia làm 2 loại:
- Chi phí biến đổi ( biến phí): Là những chi phí có sự thay đổi về lượngtương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong
kỳ như: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
- Chi phí cố định ( định phí): Là những chi phí không thay đổi về tổng sốkhi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chiphí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắpsáng
2.1.2.4 Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí sản xuất với đối tượngchịu chi phí
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm 2 loại:
Trang 32- Chi phí trực tiếp: Là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đếnviệc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định Kế toán có thể căn cứ vào
số liệu của chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí
- Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sảnphẩm, dịch vụ Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho các đốitương có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp
Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng đối với việc xác địnhphương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phímột cách đúng đắn, hợp lý
2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là phạm vi giới hạn để tập hợpcác chi phi sản xuất, có thể là nơi phát sinh chi phí ( phân xưởng, bộ phận) hoặc
có thể là đối tượng chịu chi phí ( sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng…)Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là việc xác định giới hạntập hợp chi phí phát sinh và đối tượng chịu chi phí Khi xác định đối tượng tậphợp chi phí sản xuất, trước hết là phải căn cứ vào mục đích sử dụng, sau đó làcăn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí
Xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu quản lý doanhnghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sảnxuất từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu ghi chép trên tàikhoản, sổ chi tiết
2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình, hạngmục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng xây lắp chưa được bên chủ đầu
tư nghiệm thu hoặc chấp nhận thanh toán
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là tính toán, xác định phần chi phí sảnxuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải gánh chịu Việc đánh giá chính xác sảnphẩm dở dang cuối kỳ là điều kiện quan trọng để tính chính xác giá thành sảnphẩm
Trang 33Hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm cuối kỳ có thể đượcđánh giá theo một trong các nội dung sau đây:
+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trựctiếp
+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng hoàn thành tươngđương
+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức
Thông thường sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp xây lắp đượcxác định bằng phương pháp kiểm kê khối lượng cuối kỳ Việc tính giá thành giátrị sản phẩm làm dở trong xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khốilượng xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu
* Nếu sản phẩm xây lắp quy định giao thanh toán sau khi đã hoàn thànhtoàn bộ thì công trình, hạng mục công trình được coi là sản phẩm dở dang, toàn
bộ chi phí sản xuất phát sinh thuộc công trình, hạng mục công trình đó đều là chiphí của sản phẩm dở dang Khi công trình, hạng mục công trình đó hoàn thànhbàn giao thanh toán thì toàn bộ chi phí sản xuất đã phát sinh tính vào giá thànhsản phẩm
* Nếu những công trình, hạng mục công trình được bàn giao thanh toántheo từng giai đoạn thì những giai đoạn xây lắp dở dang chưa bàn giao thanhtoán là sản phẩm dở dang, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sẽ được tính toánmột phần cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tỷ lệ dự toán công trình, hạng mụccông trình
x
CP cña
KL cuèi
kú theogi¸ dùto¸n
CP cña KL XL HTbµn giao trong kú +
CP cña KLXLDDcuèi kú theo gi¸ dù
to¸n
Trang 342.3 Vấn đề chung về giá thành
2.3.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí vềlao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp xây lắp bỏ
ra có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành
Giá thành sản phẩm xây lắp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kếtquả sử dụng tài sản, vật tư lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cũngnhư tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ màdoanh nghiệp xây lắp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượngsản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm bốn khoản mục sau:
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
- Khoản mục chi phí máy thi công
- Khoản mục CPSX chung
2.3.2 Phân loại giá thành
* Phân theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành
- Giá thành dự toán xây lắp: là chỉ tiêu giá thành được xác định theo địnhmức và khung giá để hoàn thành khối lượng xây lắp
- Giá thành kế hoạch: là chỉ tiêu được xác định trên cơ sở giá thành dự toángắn với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp
Trang 35Với doanh nghiệp không có giá dự toán thì giá thành kế hoạch được xácđịnh trên cơ sở giá thành thực tế năm trước và các định mức kinh tế kỹ thuật củadoanh nghiệp.
Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệpthực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình xây lắp Giá thành kếhoạch của sản phẩm xây lắp là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp xây lắp, làcăn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và
kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp
- Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu giá thành được xác định theo số liệu hao phíthực tế liên quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành bao gồm chi phí định mức,vượt định mức và các chi phí khác
* Phân theo phạm vi phát sinh chi phí
- Giá thành sản xuất: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việcxây dựng hay lắp đặt sản phẩm xây lắp
- Giá thành tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp cộngvới các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩmxây lắp
2.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệuCPSX đã tập hợp được của kế toán tính giá thành sản phẩm Trong các DNXLthường sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, công việc cóquy trình công nghệ sản xuất đơn giản, kết thúc quy trình sản xuất tạo ra mộtloại sản phẩm hoặc nhiều loại sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất làtoàn bộ quy trình công nghệ sản xuất ra từng loại sản phẩm, đối tượng tính giáthành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó
Công thức để tính giá thành theo phương pháp giản đơn như sau:
Z = Dđk + C - Dck
Trang 36Trong đó: Z: Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp
C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Dđk, Dck: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳGiá thành đơn vị sản phẩm=
Bảng tính giá thành: Phụ biểu 25
* Phương pháp tỉ lệ:
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong cùng một quátrình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loạivới kích cỡ, sản phẩm khác nhau
Đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo nhóm sản phẩm của toàn bộ quytrình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong quy trình đó.Trình tự tính giá thành theo phương pháp này như sau:
- Đầu tiên là tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giáthành thực tế của nhóm sản phẩm
- Xác định tỷ lệ tính giá thành: Căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giáthành định mức
* Phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quytrình công nghệ sản xuất, sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng kết quả sảnxuất thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau và chi phí không tập hợp
Tỷ lệ giá
thành
Trang 37riêng được cho từng sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần phải quy đổicác sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩmtiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn Sản phẩm có hệ số 1 đượcchọn làm sản phẩm tiêu chuẩn
Để tính được giá thành của từng loại sản phẩm phải căn cứ vào tiêu chuẩnkinh tế hoặc kỹ thuật để định cho mỗi loại sản phẩm một hệ số giá thành, trong
đó lấy loại có hệ số 1 làm sản phẩm tiêu chuẩn
Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ sốgiá thành đã quy định để tính đổi sản lượng từng loại ra sản lượng tiêu chuẩntheo công thức
Số sản phẩm
tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x hệ số quy đổi từng loại
- Xác định giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn
Giá thành đơn vị SP chuẩn =
- Xác định giá thành của từng loại sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm sản xuất = Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn củatừng loại x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Bảng tính giá thành: Phụ biểu 27
* Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi chi phí sản xuất vàphát sinh vượt quá định mức, từ đó tăng cường phân tích và kiểm tra kế hoạchgiá thành Nội dung của phương pháp này cụ thể như sau:
Căn cứ vào định mức chi phí hiện hành, kết hợp với dự toán chi phí đượcduyệt, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo định mức
So sánh chi phí phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch Tập hợpthường xuyên và phân tích những chênh lệch đó để kịp thời tìm ta những biệnpháp khắc phục nhằm hạ giá thành sản phẩm
Trang 38Trên cơ sở tính giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức,kết hợp với việc theo dõi chính xác số chênh lệch so với định mức, kế toán tiềnhành xác định giá thực tế của sản phẩm xây lắp theo công thức:
Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức sản phẩm + (-)Chênh lệch do thay đổi định mức + (-) Chênh lệch so với định mức
2.3.4 Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phảitiền hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Việc xácđịnh kỳ tính giá thành hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác giá thành sảnphẩm khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành của sản phẩm, lao vụ kịpthời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giáthành của kế toán
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức và chu kỳ sản xuất sản phẩm, kỳ tính giáthành trong doanh nghiệp xây lắp thường là:
+ Đối với những công trình, hạng mục công trình được coi là hoàn thànhkhi kết thúc mọi công việc trong thiết kế thì kỳ tính giá thành của công trình,hạng mục công trình đó là khi hoàn thành công trình, hạng mục công trình
+ Đối với những công trinh, hạng mục công trình lớn, thời gian thi côngdài, kỳ tính giá thành là khi hoàn thành bộ phận công trình, hạng mục công trình
có giá trị sử dụng được nghiệm thu hoặc khi từng phần công việc xây lắp đạtđến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng thicông được bàn giao thanh toán
Trang 392.3.5 Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tínhgiá thành sản phẩm Trong ngành xây dựng cơ bản, do đặc điểm sản xuất mangtính đơn chiếc, mỗi sản phẩm đều phải có dự toán và thiết kế riêng nên đối tượngtính giá thành sản phẩm xây lắp thường là các công trình, HMCT hay khối lượngcông việc có thiết kế và dự toán riêng đã hoàn thành
Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định được, phải căn cứ vào chu
kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm sản xuất sản phẩm và tổ chức công tác kế toán
mà doanh nghiệp xác định kỳ tính giá thành để đảm bảo số liệu cung cấp kịpthời, phục vụ cho công tác quản lý trong doanh nghiệp
2.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để đáp ứng được yêu cầu, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất để xác địnhđối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
- Vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho ( kê khai thườngxuyên hoặc kiểm kê định kỳ) mà doanh nghiệp lựa chọn
- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đốitượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất bằng phương pháp thích hợp để cung cấpnhững thông tin cho việc tính giá thành theo khoản mục chi phí và xác địnhđúng sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Vận dụng phương pháp thích hợp để tính giá thành nhằm phản ánh chínhxác giá thành sản phẩm sản xuất ra phục vụ cho việc định giá bán của sản phẩmhàng hóa mà doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ
- Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của công ty theo từng côngtrình, hạng mục công trình, từng loại sản phẩm xây lắp, chỉ ra khả năng và biệnpháp hạ giá thành một cách hợp lý, hiệu quả
- Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng côngtrình,HMCT, kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành
Trang 40sản phẩm xây lắp cung cấp chính xác, nhanh chóng thông tin về chi phí sảnxuất, giá thành phục vụ yêu cầu quản lý của công ty.
2.5 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có quan hệ chặt chẽbiện chứng với nhau Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giáthành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất Giá thành sản phẩm là biểu hiệnbằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nàonhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp đều bao gồm các hao phí về laođộng sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình thicông Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì bằng nhau thì tổng giáthành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kì
Như vậy, nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trongmột thời kì nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ragắn liền với việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp đượcnghiệp thu bàn giao, thanh toán Giá thành sản phẩm không bao hàm những chiphí cho khối lượng dở dang cuối kì, những chi phí không liên quan đến hoạtđộng sản xuất, những chi phí chi ra nhưng chờ phân bổ kì sau Nhưng nó lại baogồm chi phí dở dang cuối kì trước chuyển sang, những chi phí trích trước vàogiá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí của kì trước chuyểnsang phân bổ cho kì này
2.6 Kế toán chi phí sản xuất
2.6.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.6.1.1 Nội dung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí nguyên vật liệu chính,bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việcsản xuất