Tham luận về ngày sách, thực trạng sách ở nông thôn và phương hướng giải quyết Vậy, để việc vận động đưa sách về nông thôn đạt được hiệu quả tốt hơn cả về bề rộng lẫn chiều sâu, để văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh phát triển một cách toàn diện, cũng như để hưởng ứng đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng” giai đoạn 20112020 của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tôi xin đưa ra giải pháp chủ yếu sau, mong nhận được sự ủng hộ của chính quyền các cấp và sự thấu hiểu của các thầy cô giáo, các quý vị đại biểu: Học tập các mô hình thư viên mới như tủ sách lớp học để sách đến gần với các em học sinh hơn. Đẩy mạnh xã hội hóa huy động mọi nguồn lực của xã hội: huy động sự tham gia của các cá nhân, đoàn thể, các dòng họ trong việc chung tay đưa sách về với trẻ em vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. ...
Trang 1BẢN THAM LUẬN VỀ VIỆC VẬN ĐỘNG ĐƯA SÁCH VỀ VÙNG NÔNG THÔN QUẢNG TRỊ ĐỂ GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA ĐỌC
Kính thưa các quý vị Đại biểu
Thưa toàn thể quý thầy cô giáo, các em học sinh cùng các bạn!
Hôm nay, tôi: Lê Minh Tuấn, đại diện cho chương trình “Sách hóa nông thôn Quảng Trị”, rất vui khi được tham gia lễ khai mạc ngày sách và tham luận về việc vận động sách cho học sinh vùng nông thôn Quảng Trị để giữ gìn và phát triển văn hóa đọc
Vâng, thưa các quý vị!
Hiện nay, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa có chiều sâu, là phương thức tốt nhất để làm giàu vốn liếng từ ngữ của con người Những thuộc tính đi liền với đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi, là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người
Nhận biết được những điều đó, các nước phát triển đã và đang tích cưc giữ gìn văn hóa đọc một cách có hệ thống, từ chính sách cho đến truyền thông về sách rất hiệu quả, Israel, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, trung bình mỗi người dân đọc từ 20 cuốn sách trên năm, đặc biệt ở Nhật Bản thì việc đọc sách đã trở thành một nét văn hóa đẹp Ở khu vực Đông Nam Á thì người Singapore đọc trung bình 14 cuốn sách/năm, Malaysia là 10
cuốn trên năm, còn ở Việt Nam, trung bình 1 người chỉ đọc 3 cuốn trong một năm,
mà trong đó hết 2,2 cuốn là sách giáo khoa, chỉ có 0,8 cuốn là sách khác Như vậy, việc
thế hệ trẻ không đọc nổi 1 cuốn sách trên mỗi năm là điều phải nghiêm túc xem xét
lại Chúng ta dễ dàng bắt gặp những người nước ngoài giải trí bằng việc đọc sách ở nơi công cộng như ở sân bay, ga tàu, quán café, nhà chờ xe buýt, còn người Việt Nam thì theo thống kê, chỉ có 30% dân số thường xuyên đọc, 44% thỉnh thoảng đọc, và số lượng người hoàn toàn ko đọc gì là 26%, ở nơi công cộng chúng ta đang mãi mê cầm điện thoại thông minh và máy tính bảng, chứ không phải là sách
Ở Quảng Trị, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, văn hóa đọc chưa được coi trọng, phần là do thực trạng chung, phần là vì kinh tế còn chưa ổn định, nhiều em còn chưa có đủ bộ sách giáo khoa để học, chứ chưa nói đến việc có thể sở hữu những cuốn sách hay để đọc thêm, áp lực mưu sinh cũng khiến các em không có nhiều thời gian để đọc Ngay cả ở thành thị, cũng khá khó khăn để tìm được nơi bán những cuốn sách kinh điển, những tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới và trẻ em có điều kiện lại dành tới 55% thời gian để lướt web, xem truyền hình, chơi game online
Qua nghiên cứu và học hỏi các mô hình thư viện hiệu quả, chương trình sách hóa nông thôn Quảng Trị đã và đang vận động để đưa sách về với vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa của tỉnh Quảng Trị, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành 3000 tủ sách cho tất cả trẻ em trên địa bàn tỉnh được có đủ sách đọc như trẻ em các nước phát triển Sau hơn 1 năm hoạt động, cho đến nay chúng tôi đã vận động, đưa về tặng 18 trường ở khu vực nông thôn Quảng Trị 90 tủ sách, gồm 4500 đầu sách, trị giá 145 Triệu đồng Ngoài các trường được nhận tủ sách lớp học thí điểm, thì trong đó, các trường như cấp 1 Hải
Trang 2Hòa ở Hải Lăng, Cấp 2 Hải Hòa ở Hải Lăng, Cấp 2 Hải Tân ở Hải Lăng, cấp 1 A Túc ở Hướng Hóa, cấp 2 Triệu Sơn ở Triệu Phong, cấp 1 Võ Xá ở Gio Linh đã được nhận mỗi lớp một tủ sách từ sách hóa nông thôn Quảng Trị, chúng tôi đã tổ chức giao lưu về chủ
đề sách với các em, và đưa tủ sách về đặt ngay trong lớp để các em có thể tự bảo quản
và dễ dàng tiếp cận Sách được chọn để đặt vào các tủ sách chủ yếu là Văn học kinh điển thế giới, sách kỹ năng giao tiếp, sách về lòng nhân ái, gia đình, sách về tư duy sáng tạo, sách khoa học vui dành cho trẻ em của các giáo sư, tiến sĩ trong và ngoài nước
Nguồn kinh phí được vận động chủ yếu từ các cựu học sinh của các trường, hoặc chọn lọc từ quỹ sách mà mọi người đóng góp
Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức đi bộ tặng sách vào đêm giao thừa để vận động các phụ huynh lì xì sách cho con vào dịp năm mới, vận động các dòng họ thành lập thư viện sách kinh điển cho con em trong họ, vận động nhà tù thành lập tủ sách văn hóa cho phạm nhân, vận động thành lập thư viên ở các trung tâm học tập cộng đồng thôn xã
Sau một thời gian theo dõi và đánh giá hiệu quả, các tủ sách lớp học đã được các trường đón nhận, phản hồi tích cực và phát huy hiệu quả rất tốt, nhiều trường ở vùng Hải Lăng, Triệu Phong đã tự vận động thêm sách cho học sinh từ các cựu học sinh thành đạt, nhiều trường đã tổ chức được các buổi giới thiệu sách hay trong giờ chào cờ Việc đặt tủ sách ngay tại lớp học rất thuận tiện cho các em mượn đọc khi giải lao hoặc mượn về, số lượt đọc tăng nhanh, các em tự quản lý tủ sách làm tăng tính tự lập, như vậy đây là một mô hình hiệu quả mà cán bộ thư viện không cần mất quá nhiều thời gian
để quản lý Loại bỏ được các nhược điểm mà thư viện trường đang mắc phải như: không gian hẹp, cán bộ thư viện thì chỉ có một người, không thể theo dõi, cho mượn sách nhanh được, mà thời gian các em giải lao, ra chơi hay các tiết sinh hoạt thì khá ngắn
Bên cạnh đó, thực tế khi chúng tôi đến đặt vấn đề tặng tủ sách cho các lớp học thì nhiều trường còn e ngại, cán bộ thư viện sợ thêm việc, ban giám hiệu nhà trường còn thờ ơ với văn hóa đọc của học sinh, giáo dục trong nhà trường chưa thực sự chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh đọc sách, yêu cầu đọc sách chưa được coi là điều kiện bắt buộc trong giảng dạy của giáo viên và trong học tập của học sinh
Vậy, để việc vận động đưa sách về nông thôn đạt được hiệu quả tốt hơn cả về bề rộng lẫn chiều sâu, để văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh phát triển một cách toàn diện, cũng như để hưởng ứng đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng” giai đoạn 2011-2020 của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tôi xin đưa ra giải pháp chủ yếu sau, mong nhận được sự ủng hộ của chính quyền các cấp và sự thấu hiểu của các thầy cô giáo, các quý vị đại biểu:
-Học tập các mô hình thư viên mới như tủ sách lớp học để sách đến gần với các
em học sinh hơn
-Đẩy mạnh xã hội hóa huy động mọi nguồn lực của xã hội: huy động sự tham gia của các cá nhân, đoàn thể, các dòng họ trong việc chung tay đưa sách về với trẻ em vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa
-Tuyên truyền, khuyến khích các dòng họ, gia đình, tư nhân thành lập tủ sách phục vụ cộng đồng, nhất là ở vùng nông thôn
Trang 3-Khuyến khích các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình đưa sách về nông thôn, cũng như có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về mặt pháp lý cho các tổ chức,
cá nhân thực hiện
-Mạnh mẽ tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của sách đến toàn bộ người dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa, ví dụ có một chuyên mục về Sách trên kênh truyền hình địa phương
-Các cấp lãnh đạo phải đặt ra các chỉ tiêu cụ thể và giám sát trách nhiệm của các ngành, các địa phương liên quan đến việc phát triển văn hóa đọc, đảm bảo sâu vùng xa
có đủ sách về cả số lượng lẫn chất lượng
Trên đây là tham luận của tôi về việc vận động sách cho học sinh vùng nông thôn Quảng Trị Rất mong nhận được sự tham gia, ủng hộ của tất cả mọi người, để văn hóa đọc được lan tỏa, để con em chúng ta có một nền tri thức, nhân văn vững vàng, làm tốt hơn vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước
Cuối cùng, tôi xin chúc quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, mạnh khỏe, hạnh phúc Chúc các em học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện
Chúc “Ngày Sách Việt Nam nói chung và Ngày sách Quảng Trị nói riêng” thành công tốt đẹp!
Xin chân thành cảm ơn!