Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác gia công như: Độ chính xác của thiết bị công nghệ, kiến thức công nghệ, vật liệu gia công, vật liệu làm dụng cụ cắt, các thông số cắt, công
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
XÁC ĐỊNH ĐỘ CỮNG VỮNG ĐỘNG CỦA MÁY PHAY ĐỨNG
KHI GIA CÔNG VẬT LIỆU THÉP 45
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
Trang 2
2
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và những kết quả thực nghiệm được nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn thực tế khách quan Những kết quả tương tự chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đều
đã chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Phạm Văn Giang
Trang 3
3
Lời cảm ơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn thày TS Trần Đức Quý và GS.TS Trần Văn Địch
đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu
và viết luận văn của mình
Tôi xin cảm ơn các thày cô trong khoa cơ khí trường ĐHBK Hà Nội cung cấp cho tôi những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian tôi được học và quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin cảm ơn tập thể các thày cô trong khoa Cơ khí trường ĐHSPKT Hưng Yên, cùng các bạn đồng nghiệp đã tận tình cùng tôi, cho những ý kiến đóng góp để hoàn thành phần thực nghiệm
Tác giả luận văn
Phạm Văn Giang
Trang 4
4
CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Trang 6
6
Danh môc c¸c b¶ng biÓu
1 B¶ng 2.1 B¶ng th«ng sè kü thuËt m¸y phay
Trang 71 Hình 4.1 Quan hệ giữa lực và biến dạng
2 Hình 4.2 Sơ đồ hình dạng phôi trước khi gia công
Trang 8
8 Mục lục CÁC Kí HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN 4
Danh mục các bảng biểu 6
Danh mục các hình vẽ và đồ thị 7
Mở đầu 10
Chương 1 13
1.1 Khái niệm về quá trình cắt kim loại 13
1.2 Một số vấn đề về gia công phay: 14
1.2.1 Khái niệm chung về cấu tạo dao phay 16
1.2.2 Các loại dao phay 17
1.2.3 Dao phay mặt đầu – Các đặc trưng cơ bản khi gia công 19
1.2.4 Lực cắt trong quá trình phay bằng dao phay mặt đầu 26
1.2.5 Xác định công suất cắt 30
1.2.6 ảnh hưởng của các yếu tố khác đến lực cắt khi phay 31
1.2.7 Hiện tượng mài mòn của dao phay mặt đầu khi cắt 33
1.3 Những hiện tượng vật lý xảy ra trong quá trình phay 41
1.3.1 Nhiệt cắt 41
1.3.2 Hiện tượng rung động trong quá trình cắt 43
1.3.3 Hiện tượng cứng nguội trong quá trình gia công 43
1.4 Tuổi bền và tốc độ cắt khi phay 44
Chương 2 45
2.1 - Các loại máy phay 45
2.2 Giới thiệu về máy phay đứng 46
2.2.1 Máy phay đứng vạn năng 46
2.2.2 Máy phay đứng điều khiển theo chương trình số 47
2.3 Thông số kỹ thuật của một số loại máy phay 49
2.4 Khả năng công nghệ của máy phay đứng 50
2.4.1 Phay mặt phẳng bằng dao phay mặt đầu 50
2.4.2 Phay mặt phẳng nghiêng và góc nghiêng 51
2.4.3 Phay hốc, bậc, rãnh bằng dao phay ngón 53
2.4.4 Phay rãnh then bằng dao phay ngón trên máy phay rãnh then tự động 53
2.4.5 Phay rãnh chữ T 54
Chương 3 55
3.1 Lý thuyết độ cứng vững 55
3.2 ảnh hưởng của biến dạng hệ thống công nghệ đến sai số gia công trong một số trường hợp 60
3.2.1 ảnh hưởng của biến dạng hệ thống công nghệ khi tiện 60
3.2.2 ảnh hưởng của biến dạng hệ thống công nghệ khi phay: 68
Trang 9
9 Chương 4 71
4.1 Mô hình xác định độ cứng vững bằng thực nghiệm 71
4.1.1 Xác định độ cứng vững tĩnh 71
4.1.2 Mô hình xác định độ cứng vững động 72
4.2 Phần thí nghiệm 74
4.2.1 Cơ sở thí nghiệm 74
4.2.2 Tiến hành thí nghiệm 75
Trang 10Nhữmg chỉ tiêu tạo ra các sản phẩm đó được quyết định bởi độ chính xác gia công
Độ chính xác gia công là đặc tính chủ yếu của chi tiết máy Trong thực tế không thể chế tạo chi tiết có độ chính xác tuyệt đối bởi vì khi gia công xuất hiện sai
số
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác gia công như: Độ chính xác của thiết bị công nghệ, kiến thức công nghệ, vật liệu gia công, vật liệu làm dụng cụ cắt, các thông số cắt, công nghệ bôi trơn v.v…
Tất cả các yếu tố trên đều phản ánh vào những đặc trưng trong quá trình gia công đó là: rung động, chuyển vị tương đối giữa dao với chi tiết gia công và biến dạng mà được nâng thành lý thuyết về độ cứng vững
Đã có khá nhiều lý thuyết về độ cứng vững của hệ thống công nghệ trong gia công cắt gọt kim loại, song việc kiểm nghiệm, cách thức tiến hành thực nghiệm và
đưa ra những số liệu cụ thể lại là một vấn đề thời sự nóng hổi và rất cần thiết
Trong các loại máy công cụ thì máy phay có vị trí rất cơ bản vì nó gia công những sản phẩm đặc trưng của ngành chế tạo máy, do đó em chọn đề tài của luận văn là “Xác định độ cứng vững động của máy phay đứng khi gia công vật liệu thép C45”
* Cơ sở khoa học của đề tài:
+ Lý thuyết cắt gọt kim loại
Trang 11
11
của hệ thống công nghệ nói chung và của máy gia công cắt gọt kim loại nói riêng có
ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của sản phẩm Vấn đề này được đề cập khá nhiều trong các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, có thể kể
đến: GS TS Trần văn Địch (2003), Nghiên cứu độ chính xác gia công bằng thực nghiệm, Nhà Xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội; Thạc sỹ Luyện Duy Tuấn,
2006, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Nghiên cứu độ cứng vững của máy phay đứng; Thạc sỹ Vũ Xuân Cúc (1997), Luận văn cao học Nghiên cứu ảnh hưởng do biến dạng của hệ thống công nghệ dưới tác dụng của lực cắt đến sai số gia công, ĐHBK
Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Trọng Bình (2003), Tối ưu hoá quá trình gia công cắt gọt,
Nhà xuất bản Giáo dục,
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
+ Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Xác định độ cứng vững động của máy phay đứng bằng thực nghiệm
+ Đối tượng nghiên cứu:
Độ cứng vững động của máy phay đứng được xác định thông qua thực
nghiệm xác định chuyển vị của hệ thống công nghệ trong quá trình phay
+ Phạm vi nghiên cứu:
Bằng phương pháp thực nghiệm được tiến hành trên một số loại máy phay
đứng như: UF -222 và F250x900 của nhà máy cơ khí Hải Phòng Với phương pháp trên ta có thể thực hiện xác định độ cứng vững của một số máy gia công cắt gọt kim loại khác
- Tóm tắt một số luận điểm cơ bản và đóng góp của tác giả
Khi gia công chi tiết, người ta mong muốn vừa có năng suất cao, vừa đảm bảo
độ chính xác Trong đó năng suất cao thường gắn với tăng lực và tăng biến dạng Vì vậy ta phải tìm cách giảm bớt biến dạng của hệ thống công nghệ khi chịu tác dụng của lực cắt
Độ cứng vững của hệ thống công nghệ là khả năng chống lại biến dạng của
nó do ngoại lực gây ra Độ cứng vững của hệ thống công nghệ được biểu diễn định lượng bằng công thức sau:
Trang 12J - Độ cứng vững (kN/mm)
Py - Lực tác dụng theo phương hướng kính của bề mặt gia công (kN hoặc kG)
y - Lượng dịch chuyển của mũi dao theo phương tác dụng của lực (mm) Với cơ sở lý thuyết trên ta có thể xác định độ cứng vững động của máy phay
đứng bằng phương pháp thực nghiệm Ta có thể dùng đồng hồ so để xác định lượng dịch chuyển của hệ thống công nghệ Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đã có thiết
bị đo của hãng SKF cho phép ta xác định lượng chuyển vị của hệ thống công nghệ thông qua thông số dao động của hệ thống
Dùng máy đo chuyển vị chuyên dụng của SKF để xác định: máy đo chuyển
vị của hãng SKF làm việc trên nguyên lý đo độ rung và từ các thông số độ rung máy suất ra cho ta thông số chuyển vị Gắn đầu đo tại vị trí ổ đỡ của trục gá dao Như vậy với các chiều sâu cắt khác nhau nghĩa là lực cắt khác nhau máy cho ta các thông số chuyển vị tương ứng Từ thông số của lực cắt và thông số chuyển vị tương ứng ta có
được độ cứng vững động của máy phay đứng bằng công thức nêu trên Cũng từ phương pháp này ta có thể xác định độ cứng vững của một số loại máy gia công cắt gọt kim loại khác
Trang 13
13
Hình 1-1Mô hình tác động trong quá trình tạo phoi
Chương 1 Tổng quan về nguyên công phay 1.1 Khái niệm về quá trình cắt kim loại
Đây là một quá trình rất phong phú và cần thiết cho việc gắn liền giữa nghiên cứu với thực tiễn cũng như cho việc trao đổi giữa các nhà khoa học của các nước khác nhau
Việc nghiên cứu này được áp dụng cho tất cả các phương pháp gia công cắt gọt bằng những dụng cụ cắt khác nhau, còn gọi là dụng cụ có lưỡi
Quá trình tạo phoi liên quan trực tiếp đến lực cắt, nhiệt cắt, sự mòn dao, chất lượng bề mặt của chi tiết được gia công …
Quá trình tạo phoi được
giới hạn giữa vùng vật liệu
phoi và vùng vật liệu phôi
Dưới tác dụng của lực tác động, trước hết trong vùng này xuất hiện biến dạng dẻo (còn gọi là vùng biến dạng dẻo thứ nhất)
Khi ứng suất do lực tác động gây ra vượt quá giới hạn cho phép của kim loại thì xuất hiện sự trượt và phoi được hình thành
Vùng tạo phoi luôn luôn di chuyển cùng với dao trong qúa trình cắt
2-Vùng ma sát trượt thứ nhất: Là vùng vật liệu phoi tiếp xúc với mặt trước của dao
3-Vùng ma sát thứ hai: Là vùng vật liệu phôi tiếp xúc với mặt sau của dao 4- Vùng tách: Quá trình cắt kim loại là quá trình hớt đi một lớp phoi trên bề mặt kim loại để có chi tiết đạt kích thước, hình dạng và độ nhẵn bóng theo yêu cầu
Trang 14
14
Các dạng gia công cơ chủ yếu là: Tiện, bào, khoan, phay, mài,v.v Tất cả các dạng gia công này đều được thực hiện trên các máy cắt kim loại bằng các dụng cụ cắt khác nhau như : dao tiện, dao phay, lưỡi khoan v.v
Để thực hiện một quá trình cắt nào đó cần thiết phải có hai chuyển động là chuyển động chính và chuyển động chạy dao Chuyển động chính trong quá trình tiện là chuyển động quay tròn cuả phôi, còn khi phay chuyển động chính là chuyển
động quay của dao
Chuyển động chính là chuyển động tạo ra tốc độ cắt
Chuyển động động chạy dao khi tiện là tịnh tiến của dao theo phương dọc hoặc ngang
Chuyển động chạy dao khi phay là chuyển động tịnh tiến của bàn máy mang vật gia công theo phương dọc, ngang hoặc thẳng đứng
Tốc độ của chuyển động chính luôn lớn hơn tốc độ của chuyển động chạy dao Trong quá trình cắt kim loại, các bề mặt mới được hình thành do các lớp bề mặt biến dạng và được hớt dần với sự tạo thành phoi Phôi và dao được kẹp chặt trên máy Khi cắt vật liệu dẻo, người ta phân biệt các giai đoạn hình thành phoi như sau: Khi mới bắt đầu cắt, dao và chi tiết tiếp xúc với nhau, sau đó lưỡi dao ăn sâu vào kim loại làm vật liệu bị dồn ép Sự lún sâu của lưỡi dao vào vật liệu sẽ thắng lực liên kết giữa lớp kim loại bị hớt đi và phần kim loại còn lại Hiện tượng này dẫn đến sự trượt phân tử phoi đầu tiên Sau đó dao tiếp tục chuyển động và tách những phân tử phoi tiếp theo khỏi kim loại chính Từ đó phoi được hình thành và thực hiện quá trình cắt gọt
1.2 Một số vấn đề về gia công phay:
Là phương pháp gia công cắt gọt, trong đó dụng cụ cắt quay tròn tạo ra chuyển động cắt Chuyển động tịnh tiến của dao thường do bàn máy đảm nhiệm, cũng có khi do cả dao và máy kết hợp Khác với tiện và khoan, các lưỡi cắt của dao phay không tham gia liên tục nên phoi ngắn hơn, gián đoạn nên xuất hiện lực va
đập Tuy nhiên ở trường hợp này nhiệt có điều kiện phân tán nên khả năng chịu bền nhiệt tốt hơn
Trang 15
15
ở nguyên công phay có thể gia công được nhiều bề mặt khác nhau bằng các
phương pháp và ứng với các loại dao phay khác nhau (hìmh 1.2)
Dao phay có cấu tạo bởi nhiều lưỡi cắt nên lực cắt dao động và lưỡi cắt chịu
va đập gây ra rung động trong quá trình phay, vì thế máy phay phải có độ bền vững cao Dao phay có nhiều loại khác nhau tuỳ theo công nghệ và theo công dụng như: Dao phay trụ, dao phay mặt đầu, dao phay đĩa, dao phay ngón, dao phay lăn răng, dao phay định hình v.v
Dao phay có thể chế tạo liền hoặc rời phần thân với phần cắt.Trong trường hợp này các mảnh dao còn gọi là các mảnh quay được chế tạo theo tiêu chuẩn và
Hình 1-2 Các bề mặt gia công và các loại dao trên máy phay
a) Dao phay trụ b,c) Dao phay đĩa d,đ) Dao phay ngón e,g) Dao phay mặt đầu
Trang 16
16
được kẹp vào đầu dao nhờ cơ cấu kẹp chặt bằng vít Mỗi mảnh quay có thể có nhiều lưỡi cắt
1.2.1 Khái niệm chung về cấu tạo dao phay
Quá trình phay được thực hiện bằng một loại dụng cụ cắt mà ta gọi là dao phay Các răng của dao phay có thể xếp đặt trên bề mặt hình trụ và cũng có thể nằm
ở mặt đầu Mỗi một răng của dao phay là một lưỡi dao tiện đơn giản (Hình 1.3)
Thông thường thì dao phay là dụng cụ cắt có nhiều răng, nhưng đôi khi người ta sử dụng dao phay có một răng duy nhất
Phần cắt của dao phay được chế tạo từ thép cácbon, thép gió, hợp kim cứng và vật liệu sứ
+ Mặt phẳng đầu, là mặt phẳng vuông góc với trục của dao phay
+ Mặt phẳng tâm, là mặt phẳng đi qua trục của dao và một điểm quan sát trên lưỡi cắt của nó
+ Lưỡi cắt 2, là một đường tạo bởi giao tuyến của hai mặt trước và sau của răng
+ Lưỡi cắt chính là lưỡi cắt thực hiện công việc chính trong quá trình gia công ở dao phay hình trụ, lưỡi cắt chính có thể là thẳng (theo đường sinh của hình trụ) nghiêng so với đường sinh hoặc có dạng đường xoắn ốc
Hình 1.3.So sánh dao tiện
và răng dao phay
Bề mặt, lưỡi cắt và các yếu tố khác của
răng dao phay có những tên gọi sau đây (tương
tự như các dao tiện):
+ Mặt trước của răng 1, là bề mặt theo
đó phoi thoát ra
+ Mặt sau của răng 4, là bề mặt hướng
vào mặt cắt trong quá trình gia công
+ Lưng của răng 5, là bề mặt tiếp giáp
với mặt trước của một răng và mặt sau của răng
cạnh đó Nó có thể là mặt phẳng, gẫy khúc hoặc
mặt cong
Trang 17
17
ở dao phay mặt đầu cũng giống như dao tiện, người ta phân biệt:
+ Lưỡi cắt chính - là lưỡi cắt nghiêng một góc so với trục của dao phay + Lưỡi cắt phụ- là lưỡi cắt nằm ở mặt đầu của dao phay
+ Lưỡi cắt chuyển tiếp - là lưỡi cắt nối các lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ với nhau
Dựa theo bề mặt được mài dao phay, người ta chia kết cấu của răng ra làm hai loại:
+ Răng nhọn là răng được mài theo mặt sau
+ Răng tù là răng chỉ được mài theo mặt trước
Người ta phân biệt các thành phần của dao như sau:
+ Chiều cao h là khoảng cách giữa lưỡi cắt và đáy của rãnh, đo trong tiết diện hướng kính vuông góc với đường tâm của dao
+ Bề rộng mặt sau của răng là khoảng cách giữa lưỡi cắt và đường giao nhau của mặt sau với lưng của răng, do trong phương vuông góc với lưỡi cắt
+ Bước vòng của răng là khoảng cách giữa các điểm tương ứng trên lưỡi cắt của hai răng liền nhau, được đo theo cung tròn với tâm nằm trên trục dao và trong mặt phẳng vuông góc với trục này Bước vòng của dao phay có thể bằng nhau và cũng có thể không bằng nhau
+ Lượng hớt lưng k là khoảng cách hạ thấp của đường cong hớt lưng giữa hai lưỡi cắt của hai răng kề nhau
+ Rãnh là đường lõm xuống dùng để thoát phoi, rãnh được tạo thành giữa mặt trước của một răng với mặt sau và lưng của răng bên cạnh Rãnh chia ra làm hai loại: rãnh thẳng và rãnh xoắn ốc
1.2.2 Các loại dao phay
* Theo tính năng công nghệ người ta chia ra các loại dao phay sau:
a) Dao gia công mặt phẳng
b) Dao gia công rãnh và rãnh then hoa
c) Dao gia công các mặt định hình
d) Dao gia công bánh răng và ren
e) Dao gia công các mặt tròn xoay
Trang 18
18
f) Dao dùng để cắt vật liệu
* Theo đặc điểm cấu tạo người ta chia ra:
a) Theo phương của răng có: Răng thẳng, răng nghiêng, răng xoắn và răng các phương khác nhau
b) Theo kết cấu của răng: răng nhọn, răng hớt lưng (răng tù)
c) Theo kết cấu bên trong: dao phay liền, dao phay ghép, dao phay răng chắp, dao phay lắp ráp
d) Theo phương pháp kẹp chặt: dao có lỗ, dao phay ngón, dao phay có đuôi hình trụ hoặc có đuôi hình côn
* Dao phay kiểu mới:
Nhờ kẹp bằng cơ khí, cho phép xoay các mảnh hợp kim cứng, mà thay đổi các lưỡi cắt và cho phép sử dụng dao phay không cần phải mài lại Sau khi các mảnh này bị mòn hết, ta chỉ việc thay nhanh các mảnh mới Thời gian để hồi phục dao phay giảm xuống rất nhiều Nhà máy chế tạo dao cung cấp cho mỗi dao 8-10 bộ mảnh thay thế
So với các mảnh hàn phải mài, việc sử dụng các mảnh cắt thay thế có những
ưu điểm sau đây:
- Tuổi bền cao hơn (cao hơn 30%) do không phải hàn và mài lại (quá trình mài lại làm giảm tính chất cắt của hợp kim cứng)
- Thay đổi nhanh
Hình 1-4 Dao phay kiểu mới
Kết cấu của dao phay ảnh hưởng
lớn tới khả năng làm việc của dao và hiệu
quả sử dụng chúng Phương hướng chính
để chế tạo dao phay hợp kim cứng kiểu
mới là dùng kết cấu của lắp ráp từ các
mảnh hợp kim cứng thay thế (khi mòn ta
chỉ việc thay thế các mảnh mới) hình 1-4.
Trang 19
19
- Có thể sử dụng hợp kim cứng, có khả năng chống mòn cao (loại hợp kim này dễ bị nứt khi hàn và khi mài)
- Có khả năng mạ một lớp hợp kim chống mòn (cácbit titan, Nitrit titan)
- Tăng nhanh phần trăm hoàn lại khi mài của lớp hợp kim (từ 15-20% đối với dụng cụ hàn, lên tới 90%) đối với dụng cụ dùng mảnh hợp kim thay thế
- Giảm thời gian phụ cần thiết để thay đổi và điều chỉnh dao mòn
- Giảm số loại dao, đơn giản trong việc trang bị dụng cụ
- Có khả năng tập trung sản xuất các bộ phận, thay thế cho các loại dụng cụ khác nhau (dao tiện, dao phay, dao chuốt )
- Các kích thước và thông số hình học của dao được cố định, điều này đặc biệt quan trọng đối với các máy điều khiển theo chương trình số
Hình 1.4 là dao phay mặt đầu có lỗ trong với các mảnh hợp kim thay thế
Loại dao này dùng để gia công tinh và nửa tinh mặt phẳng chi tiết bằng thép và gang Dao cũng có thể để phay thô chi tiết với lượng dư không quá 5mm Độ đảo mặt đầu của các lưỡi dao là 0,02-0,03 mm
Các mảnh hợp kim cứng có lỗ tròn được lắp lỏng trên chốt và dùng đinh vít kẹp chặt xuống mặt tựa của dao (dạng lòng máng) Nhà máy “Dao phay” đã sản xuất các dao phay mặt đầu có đường kính 100 mm;125 mm và 160 mm với các mảnh hợp kim tròn không mài lại (hợp kim BK và TK) Kết cấu của dao phay cho phép sử dụng toàn chu vi phần cắt của các mảnh hợp kim Nếu sử dụng hợp lí và độ mòn mặt sau ≤ 1,7 mm thì được sử dụng mặt đầu thứ hai của mảnh hợp kim Số lần quay của mảnh hợp kim là 10 -12 khi phay tinh và nửa tinh là 6-7 khi phay thô Sau khi mảnh hợp kim bị mòn hết, người ta thay thế các mảnh mới Mỗi dao phay có 8-10 bộ mảnh hợp kim cứng thay thế
1.2.3 Dao phay mặt đầu – Các đặc trưng cơ bản khi gia công
1.2.3.1 Khái niệm về dao phay mặt đầu
Dao phay mặt đầu được dùng để gia công các mặt phẳng trên máy phay đứng
và ngang Dao phay mặt đầu khác dao phay trụ ở chỗ là răng của dao phay mặt đầu nằm ở cả bề mặt trụ và mặt đầu Theo kết cấu, dao mặt đầu chia ra làm 2 loại: dao
Trang 20H×nh 1-5 C¸c lo¹i dao phay mÆt ®Çu
§−êng kÝnh D, chiÒu dµi
L, ®−êng kÝnh lç d vµ sè r¨ng Z
−u ®iÓm cña dao phay mÆt ®Çu
víi dao phay trô lµ:
Trang 21
21
khó Hơn nữa, dao phay là dụng cụ cắt nhiều lưỡi nên đòi hỏi khá cao về vị trí tương
quan của các lưỡi cắt so với tâm dao Một số dao phay mặt đầu như hình 1-5
Với dao phay mặt đầu có đường kính Ф80 và Ф150 có các yêu cầu sau:
Độ đảo hướng kính của lưỡi cắt chính không quá: 0.05 với 2 răng không kề nhau và 0.08 với 2 răng đối diện
Độ đảo mặt đầu của lưỡi cắt phụ không quá: 0.05
Việc mài sắc dao phay phải được thực hiện trên đồ gá chuyên dùng và máy mài sắc vạn năng Từ các nguyên nhân trên đây ta thấy việc sử dụng dao phay có kết cấu liền hoặc hàn là không hợp lý Hiện nay trên thế giới đã có nhiều những mảnh dao phay mặt đầu ghép vào thân bằng các kết cấu khác nhau (chủ yếu ghép bằng cơ khí)
So với dao phay liền hoặc dao phay hàn thì dao phay mặt đầu ghép mảnh có các ưu
điểm sau:
+ Cơ tính cắt của lưỡi cắt cao hơn và cho phép sử dụng các mảnh dao có độ bền cao
+ Tiết kiệm được vật liệu quý hiếm
+ Thay thế, phục hồi đơn giản, thuận tiện
+ Hiệu quả kinh tế cao
Chọn đối tượng nghiên cứu dao phay mặt đầu răng chắp là trường hợp tổng quát, có khả năng đáp ứng và đón đầu sự phát triển của nguyên công phay
1.2.3.2 Thông số hình học của dao phay mặt đầu
Ngoài một số có kết cấu tương tự như những dụng cụ cắt khác, dao phay mặt đầu còn có một số các thông số và đặc điểm kết cấu khác:
Mỗi răng của dao phay mặt đầu có 3 lưỡi cắt (hình 1-6) Khi phay bằng mặt
đầu thì lưỡi 2-3 là lưỡi cắt chính, lưỡi 3-4 là lưỡi cắt phụ, còn lưỡi 2-1 không làm việc Khi phay mặt phẳng thẳng đứng bằng lưỡi trên mặt trụ thì chỉ có một lưỡi 1-2 tham gia cắt Lúc này dao phay mặt đầu làm việc giống như dao phay trụ và vai trò của góc giống như dao phay trụ phay thành đứng
Trang 22
22
Đối với dao phay mặt đầu làm bằng hợp kim cứng thường làm răng chắp, lúc
đó phần cắt răng dao phay giống như dao tiện (hình 1-6) Nó chỉ có một lưỡi cắt
chính và một lưỡi cắt phụ
Góc γ tại một điểm của lưỡi cắt chính là góc giữa mặt phẳng tiếp xúc với mặt trước và mặt đáy đi qua điểm đó, đo trong tiết diện chính (mặt đáy là mặt phẳng chứa trục dao và điểm đang xét)
Góc α0 tại một điểm của lưỡi cắt chính là góc giữa mặt phẳng tiếp xúc với mặt sau
và mặt tiếp xúc tại điểm đó, đo trong tiết diện chính
Góc trước hướng kính γ1 là góc gồm giữa tiếp tuyến với vết của mặt trước và phương hướng kính tại một điểm của lưỡi cắt đo trong tiết diện mặt đầu
Góc trước hướng trục γ2 là góc gồm giữa tiếp tuyến với mặt trước và phương hướng kính tại một điểm của lưỡi cắt và phương hướng trục đo trong tiết diện chứa véc tơ tốc độ cắt và song song với trục dao phay đo trong tiết diện đó
Mối quan hệ được biểu diễn bằng các biểu thức sau:
Tg γ = tgγ2 cosφ + tgγ1 sinφ
Tg γ1 = tgγ sin φ + tgλ cos φ khi λ > 0
Tg γ1 = tgγ sin φ - tgλ cos φ khi λ < 0 (1.1)
Tg γ2 = tgγ cos φ - tgλ sin φ khi λ > 0
Hình 1-6 - Cấu tạo dao phay mặt đầu
Ngoài ra để tăng sức bền
của lưỡi cắt và tuổi bền của dao,
người ta làm thêm một lưỡi cắt nối
tiếp có chiều dài f0 bằng khoảng
1-1,5 mm với góc nghiêng hoặc thay
bằng cung tròn bán kính r
Góc γ và α0 được đo trong tiết diện
chính A-A
Trang 23
23
Tg γ2 = tgγ sin φ + tgλsin φ khi λ < 0
Tg λ = tgγ2 sin φ – tgγ1 cos φ khi λ > 0
Tg λ = tgγ2 sin φ + tgγ1 cos φ khi λ < 0
Góc sau trong quan hệ mặt đầu và tiết diện chính có quan hệ sau:
Tg αn = Tg α sinφ / cosλ (1.2)
ở đây: λ là góc nâng của lưỡi cắt chính
1.2.3 3 Các yếu tố của chế độ cắt khi phay và lớp kim loại bị cắt khi phay bằng dao phay mặt đầu
1 Tốc độ cắt v: Được tạo thành từ chuyển động chính – là chuyển động tương đối đơn giản của dụng cụ cắt và chi tiết gia công, thường được thực hiện với tốc độ lớn nhất và gây nên quá trình cắt gọt Tốc độ cắt v – là quãng đường (đo bằng mét) mà một điểm trên lưỡi cắt chính ở cách trục quay xa nhất đi được trong một phút
Để xác định quãng đường mà điểm đó đi được trong một phút, cần phải nhân quãng đường đi được sau một vòng với số vòng quay của dao trong một phút, tức là πDn (mm/ph) Nếu tốc độ cắt biểu thị bằng m/ph, thì công thức tính tốc độ cắt có dạng sau:
1000
.n D
π
1000
2 Lượng chạy dao S – là chuyển động tương đối của dụng cụ và chi tiết gia công được thêm vào chuyển động chính và tạo điều kiện đưa vùng gia công lan ra toàn thể bề mặt gia công chuyển động chạy dao có thể liên tục và có thể gián đoạn Khi phay, người ta phân biệt các dạng lượng chạy dao như sau: lượng chạy dao một răng SZ, lượng chạy dao một vòng SV và lượng chay dao trong một phút Sph Theo phương cắt, người ta còn phân biệt lượng chạy dao dọc, lượng chạy dao ngang, lượng chạy dao thẳng đứng
Trang 24S0 = Sz.Z (1.5) Lượng chạy dao phút SM (mm/ phút)- là lượng dịch chuyển tương đối của bàn máy mang chi tiết so với dao phay trong một phút Lượng chạy dao phút bằng lượng chạy dao một vòng nhân với số vòng quay trong một phút
SM = S0.n = Sz.Z.n (1.6)
3 Chiều sâu cắt t: Là kích thước lớp kim loại bị cắt đo theo phương vuông góc với trục của dao phay ứng với góc tiếp xúc ψ Khi phay bằng dao phay mặt đầu thì :
+ Phay không đối xứng t được đo ứng với cung chắn góc tiếp xúc ψ
+ Phay đối xứng thì t bằng chiều rộng chi tiết
Hình 1.7 Thông số lớp cắt khi phay bằng dao mặt đầu
Trang 25
25
4 Chiều rộng phay B: Là lớp kích thước kim loại đo theo phương chiều trục của dao phay Khi phay bằng dao mặt đầu thì chiều rộng phay bằng chiều sâu cắt to ( B =to)
5 góc tiếp xúc: Là góc ở tâm của dao chắn cung tiếp xúc giữa dao và chi tiết
+ Khi phay đối xứng bàng dao phay mặt đầu thì:
Sau khi bàn máy dịch chuyển một lượng SZ thì quỹ đạo của lưỡi cắt dịch chuyển một
đoạn từ vị trí 1 đến vị trí 2 và lưỡi dao cắt một lớp kim loại có chiều dày aM Theo
hình 1.7 aM = n sin φ = SZ sin φ cos θ
Với Φ là góc nghiêng chính
Mỗi răng lần lượt tham gia cắt ở tiết diện B- B ứng với θ =
2
Ψ
, rồi theo sự chuyển
động của lưỡi cắt góc θ giảm dần đến 0 tại tiết diện A-A, rồi lại tăng dàn đến θ =
2
Ψ
, khi răng dao thoát khỏi vùng tiếp xúc
Tại tiết diện B-B với θ =
Tại tiết diện C-C với θ = -
dày cắt trung bình tại vị trí ứng với θ =
Trang 26Tổng diện tích cắt do n răng đồng thời tham gia cắt:
F =b SZ
1
n i
=
1.2.3.4 Phay thuận và phay nghịch
Tuỳ theo chiều quay với hướng tiến của dao phay người ta phân biệt hai loại: phay nghịch và phay thuận
Phay nghịch là quá trình phay, khi chiều chuyển động của dao phay và của chi tiết ngược nhau
Phay thuận là quá trình phay khi chiều chuyển động của dao phay và chi tiết trùng nhau (Các dạng này không nghiên cứu sâu α là góc sau đo trong tiết diện vuông góc với trục dao
1.2.4 Lực cắt trong quá trình phay bằng dao phay mặt đầu
1.2.4.1 ý nghĩa của việc xác định lực cắt trong gia công cắt gọt
Việc tiến hành nghiên cứu lực cắt là rất quan trọng Từ lực cắt, ta có thể tính
được công suất tiêu hao trong quá trình cắt
Thông qua lực cắt, ta có thể đánh giá được tính gia công của các vật liệu tạo cơ sở xác định chế độ cắt tối ưu cho các loại vật liệu gia công khác nhau ứng với các loại vật liệu dụng cụ khác nhau
Xác định được lực cắt chính xác, cho phép tối ưu hoá thiết kế hệ thống công nghệ, tính và đưa ra được giải pháp và giảm được rung động trong quá trình cắt, qua
đó nâng cao được độ chính xác gia công
Lực cắt khi phay đạt giá trị rất lớn nên đòi hỏi các máy phay có công suất lớn, đặc biệt là các máy phay nhiều trục chính
Trang 27
27
Lực cắt là nguyên nhân gây biến dạng mà đặc trưng là: "Độ cứng vững hệ thống công nghệ".
1.2.4.2 Mô hình lực cắt khi phay mặt đầu
Đối với dao phay mặt đầu, vị trí tương đối giữa dao và chi tiết có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giữa các lực thành phần Cũng như dao phay trụ ta có thể phân tích lực tổng hợp R nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường tâm dao khi phay ra các lực như sau: PZ; Pr ;Pn ; Pđ ;Po
Ta có thể phân tích mối quan hệ giữa các lực thành phần với lực vòng PZ như sau:
Khi phay đối xứng:
Trang 28Lực hướng kính PR hướng vuông góc với phương trục chính của máy phay
Nó có xu hướng đẩy nghiêng trục gá dao trong quá trình gia công Đồng thời nó còn tạo ra các áp lực lên các ổ trục chính của máy phay đứng, do đó gây ra các mô men
ma sát phụ lên ổ Giá trị của lực này dùng để tính sức bền trục gá dao và các ổ trục chính của máy
Lực vuông góc với phương chuyển động Pđ (Py) Đối với phay mặt đầu (không đối xứng) gây nên các biến đổi cơ tính lớp bề mặt đã gia công Khi phay mặt
đầu, giá trị lực Pđ được xác định tính toán lực kẹp chi tiết khi gia công
Thành phần lực nằm song song với phương chạy dao PN(PX) còn được gọi là lực chạy dao Tuỳ theo phay thuận hay phay nghịch mà nó có tác dụng tăng hay khử
độ dơ của cơ cấu truyền động vít me đai ốc Khi tính toán đồ gá kẹp chi tiết và cơ cấu chạy dao người ta dựa theo lực này
Trong trường hợp phay mặt đầu đối xứng: Dấu cộng ứng với trường hợp phay nghịch, dấu trừ ứng với trường hợp phay thuận
Khi biết giá trị của pz, pn và pd ta có thể tính được giá trị của pr
Trong quá trình cắt, lực cắt tác dụng lên từng răng luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của diện tích cắt Ta có thể tính các lực cắt thành phần tức thời tác dụng lên từng răng dao tham gia cắt trong cung tiếp xúc ψ Tổng các thành phần lực cùng tên đó chính là lực tác dụng lên toàn thân dao trong những phương đã xác
định
Trong trường hợp tổng quát khi phương của lưỡi cắt dao phay mặt đầu hợp với phương trục dao phay một góc là ω thì lúc này lực cắt tổng quát Q sinh ra trong
Trang 29
29
quá trình cắt được biểu diễn như sau:
Q = R + P0
Trong đó P0 – lực theo phương dọc trục của dao phay Lực này có tác dụng
đẩy dao phay lên khỏi bề mặt gia công, tác dụng nên ổ đỡ của đầu trục máy phay Trong thực tế thì thành phần này ảnh hưởng lớn đến quá trình gia công nên trong quá trình nghiên cứu thường đề cập đến thành phần lực này
1.2.4.3 Xác định lực tiếp tuyến khi phay bằng dao phay mặt đầu
Cơ sở thành lập công thức tính đối với dao phay mặt đầu cũng giống như dao phay trụ:
Lực cắt chính và giá trị là lực tiếp tuyến PZ – thay đổi về giá trị trong quá trình cắt và chỉ trong trường hợp phay ổn định tại điều kiện biết trước, các dao động
Trang 30Lực cắt đơn vị là tỷ số của lực tiếp tuyến và diện tích cắt tương ứng
Cũng như tiện, khi phay, q là đại lượng thay đổi, phụ thuộc vào vật liệu gia công vào kích thước phoi cắt và các thông số khác riêng đối với nguyên công phay, tính toán sẽ phức tạp do bề dày phoi thay đổi liên tục trong quá trình cắt, gây nên tải trọng tác động lên dao phay luôn thay đổi
Khi tính toán thực tế thường đòi hỏi giá trị P Ztb thì nó tìm được theo công thức sau:
atb – bề dày trung bình của lát cắt( mm)
Ftb – Diện tích trung bình của lát cắt (mm2)
Thay vào công thức giá trị Pztb từ (1.26) và v=π.D.n/1000 ta được:
Trang 31
31
CN = C.2 (sinϕ) /61,2.10 ψ ; XN = (m+1); YN = (m+1); qN = - m Các hệ số tính toán được cho dưới dạng bảng ứng với vật liệu gia công và vật liệu làm dao, cũng như các điều kiện gia công cụ thể Các hệ số này có thể tra trong các sổ tay cẩm nang về chế độ cắt khi gia công cơ
1.2.6 ảnh hưởng của các yếu tố khác đến lực cắt khi phay
1.2.6.1 ảnh hưởng của vị trí tương quan giữa dụng cụ và chi tiết gia công:
Vị trí tương quan giữa dao và chi tiết gia công có ảnh hưởng đáng kể đến lực cắt khi phay Thể hiện rõ nhất là đối với lực chạy dao (lực bước tiến) Tại các vị trí khác nhau của răng dao so với chi tiết gia công:
Ví dụ trên hình 1.8 dẫn ra ba trường hợp phay mặt đầu mà lực bước tiến Px khác nhau rõ rệt (đường kính dao phay φ = 100mm; chiều sâu phay t = 60mm; số răng z
pn = q.f1 (cos370 + 0,5sin 370) + q.f2 (cos770 + 0,5.sin770)
Pn = 0,8.q.B.Sz (1.31) Cũng tương tự với trường hợp thứ 2: phay đối xứng (hình 1-8) và trong trường hợp 3 phay không đối xứng có kiểu phay thuận (hình 1-8 a) Các giá trị của
Trang 32
32
pn và sự thay đổi của chúng theo thời gian được chỉ ra trên hình 1.8 có thể nhận thấy rằng dao động của lực Pn lớn đáng kể trong trường hợp (a) và bé nhất trong trường hợp (b) khi cắt không đối xứng
Đặc biệt khi làm việc một răng có dao động lực Pn và cung tiếp xúc lớn Lúc này lực bước tiến thay đổi không những về giá trị và còn về dấu, điều này còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của dao và chất lượng bề mặt gia công
1.2.6.2 ảnh hưởng của thông số công nghệ đến lực cắt khi phay:
1.2.6.3 ảnh hưởng của thông số hình học của dao đến lực cắt khi phay:
Khi thay đổi các thông số hình học của dao thì lực cắt cũng thay đổi theo Lực cắt và công suất cắt giảm đáng kể khi tăng góc trước γ ở phay nghịch khi cạnh cắt của răng cắt vào kim loại gia công, bóc phoi bắt đầu từ a=0 thì độ sắc của cạnh cắt có ý nghĩa rất lớn Bằng thực nghiệm người ta thấy rằng, khi làm việc nếu dao bị mòn lực cắt và công suất cắt nâng lên 40% so với trạng thái làm việc khi dao được mài sắc
Trang 33
33
Khi tăng góc trước, không những làm phoi biến dạng ít mà còn làm cho phoi
dễ trượt và dễ thoát trên mặt trước, do vậy làm lực cắt giảm xuống ảnh hưởng của thay đổi góc trước đối với lực pn lớn hơn so với lực cắt pz
Góc nghiêng chính ϕ tăng dẫn đến diện tích cắt sẽ giảm đi, do vậy lực cắt cũng giảm đi
Trong thực tế tính toán, người ta thường đưa vào các hệ số điều chỉnh kγ và kϕ… để
kể đến ảnh hưởng của các thông số hình học của dao đến lực cắt khi phay
1.2.6.4 ảnh hướng của vật liệu dao và vật liệu gia công đến lực cắt khi phay
+ảnh hưởng của vật liệu gia công:
Tính chất cơ lý của vật liệu gia công có ảnh hưởng nhiều đến lực cắt Khi gia công vật liệu giòn thì lực cắt thấp hơn vật liệu dẻo
+ ảnh hưởng của vật liệu dao:
ảnh hưởng của vật liệu làm dao đến lực cắt chủ yếu là do sự thay đổi của hệ
số ma sát Đối với dao làm bằng hợp kim cứng thì lực cắt sản sinh ra nhỏ hơn khi dùng dao làm bằng thép gió
1.2.6.5 ảnh hưởng của điều kiện cắt đến lực cắt trong quá trình phay:
+ ảnh hưởng của độ mòn dao:
Độ mòn dao làm tăng bề mặt tiếp xúc của dao trên các bề mặt làm việc, làm tăng bán kính mũi dao, làm giảm các góc ở bộ phận cắt (góc sau, góc trước) Do đó khi dao bị mòn lực cắt tăng lên rõ rệt Sự thay đổi của lực cắt còn phụ thuộc vào trạng thái mòn của dao Ví dụ như dao phay mòn theo mặt trước, mặt sau hay cả mặt trước và mặt sau thì lực cắt thay đổi
+ ảnh hưởng của dụng dịch trơn nguội:
Tưới dung dịch trơn nguội sẽ làm giảm lực cắt, hoạt tính của dung dịch càng cao thì lực cắt giảm càng nhiều Dung dịch trơn nguội có tác dụng giảm hệ số ma sát, giảm nhiệt giữa phoi và vật liệu gia công
1.2.7 Hiện tượng mài mòn của dao phay mặt đầu khi cắt
1.2.7.1 Sự mài mòn của dao
Trang 34
34
Mài mòn của dụng cụ cắt là một quá trình phức tạp xảy ra kèm theo những hiện t−ợng lý hoá ở nơi tiếp xúc của dụng cụ cắt với phoi và vật liệu gia công Khi mài mòn, hình dạng của dao, lực cắt, mức độ biến dạng dẻo của lớp bề mặt bị thay đổi, do đó cơ tính lớp bề mặt, nhiệt cắt bị thay đổi
Sự mài mòn dụng cụ cắt xảy ra trong điều kiện khốc liệt hơn nhiều so với sự mài mòn của chi tiết máy Do vậy, khi cắt các dao cắt phải chịu áp lực pháp tuyến lớn So với các chi tiết máy làm việc thì áp lực của dao tăng từ 300 ữ 400 lần và nhiệt độ tập trung vào một diện tích rất bé
Có nhiều hình thức mài mòn dụng cụ cắt, tuỳ theo điều kiện cắt, tính chất vật liệu gia công và vật liệu làm dao mà dụng cụ cắt có thể bị mài mòn theo những hình thức sau đây:
Mài mòn theo mặt sau (hình 1.9 a)
độ chính xác gia công đã cho)
Trang 351.2.7.2 Các cơ chế mài mòn lưỡi cắt của dụng cụ gia công
Tuỳ thuộc vào điều kiện cắt khác nhau mà dụng cụ cắt gọt bị mài mòn Theo những cơ chế sau đây: Mài mòn do dính, mài mòn do cào xước, mài mòn do khuyếch tán, mài mòn do ăn mòn hoá học
1 Mài mòn do cào xước
Khi cắt với tốc độ cắt thấp, sự mài mòn chủ yếu xảy ra do kết quả ma sát giữa mặt trước của dụng cụ với phoi và giữa chi tiết với mặt sau của dao Một số trường hợp, độ cứng của một số tạp chất có trong vật liệu gia công còn cao hơn độ cứng của vật liệu làm dao, nên trong quá trình cắt chúng cào xước bề mặt dụng cụ tạo thành những rãnh song song theo phương thoát phoi Phần lớn thép hợp kim dụng cụ bị mài mòn theo dạng này
Mòn do cào xước một quá trình rất phức tạp, do đó có rất nhiều biểu đồ mòn của dụng cụ Thí dụ, mòn có thể xảy ra như sau: Khi dịch chuyển tương đối phần rắn 1 của dụng cụ theo bề mặt kim loại bị mềm hoá sẽ tách ra một vảy mỏng dưới dạng phoi
Phoi bị tách ra tự biến dạng và làm hoá cứng rất nhiều phần tử cứng hơn phần
tử 1 ở tiết diện 2-3 và cuối cùng bị bật ra Thép nhóm austenits có đặc tính rất dễ hoá cứng Như vậy, kết quả biến dạng ở phoi xuất hiện chuyển pha với sự tách ra các hạt nhỏ Cacbit làm mòn bề mặt ma sát Do ảnh hưởng của áp suất và nhiệt độ cao
đạt trị số rất lớn ở các đoạn cục bộ trên các bề mặt ma sát tạo ra các lớp ôxit rất mỏng Các màng mỏng ôxit này có ảnh hưởng rất lớn đến mòn
ở mối ghép chặt chúng bảo vệ các mặt ma sát tốt làm giảm độ mòn của chúng
ở mối ghép lỏng, chúng sẽ bị tách ra ở dạng bụi cực nhỏ, bụi này làm tăng
ma sát và mòn các bề mặt làm việc Vì thế các đặc tính của tính chất cơ lý của kim loại vẫn chưa thể xác định được hoàn toàn khả năng mài mòn của dụng cụ Trong mối quan hệ này chỉ số quan trọng nhất là cấu trúc của vật liệu Khả năng chịu mài
Trang 36ở tốc độ cắt tương đối cao, khi nhiệt độ đạt đến một giá trị nào đó, cấu trúc tế
vi của các lớp bề mặt dao thay đổi có độ bền giảm đi dẫn tới dao chóng bị mòn
3 Mài mòn vì ôxy hoá:
ở tốc độ cắt cao, những lớp trên của bề mặt làm việc của dao có thể bị ôxy hoá Lớp này giòn nên dễ bị phá huỷ và quá trình phá huỷ cứ tiếp tục như vậy xảy
ra Dạng mài mòn như vậy gọi là mòn do ôxy hoá
4 Mài mòn vì dính
Một trong những dạng mài mòn của dụng cụ thường gặp nhất là dạng mài mòn vì dính Khi cắt do áp suất và nhiệt độ cao, phoi cắt thoát ra dính vào mặt trước của dụng cụ Khi chuyển động phoi sẽ dứt đi từng mảng nhỏ ở mặt trước của dao Kết quả là trên mặt trước của dao xuất hiện những vết lồi lõm Đây là dạng mài mòn vì dính
Cơ chế mòn do dính: Các bề mặt tiếp xúc của phoi và cạnh trước của dao không phải là phẳng lý tưởng mà khi tiếp xúc chúng chỉ chạm nhau ở các phần lồi
Điều này gây nên tải cục bộ lớn, phá hỏng màng mỏng ô xít bảo vệ mà kết quả xảy
ra hàn nguội kim loại của phoi với dụng cụ ở chỗ thực sự có tiếp xúc Điều này rõ hơn ở nhiệt độ thực sự tương đối cao gây biến dạng cục bộ và phá huỷ mảng mỏng bảo vệ Khi phoi chuyển động liên tục trên dao ở các chỗ tiếp xúc xuất hiện ứng suất cắt và do vậy ở mặt trước của dụng cụ, bứt ra các vật kim loại rất mỏng Khả năng bứt ra do tính không đồng nhất của vật liệu dụng cụ có trên bề mặt của nó Một số các đoạn bị mềm và bởi sự thay đổi tương quan của các vật liệu gia công với vật liệu chế tạo dụng cụ trong quá trình cắt ở các nhiệt độ cắt khác nhau
Mòn dính xảy ra khi gia công không những ở các vật liệu dẻo mà còn ở các vật liệu giòn, như thép tôi và gang Khi gia công các vật liệu cứng và giòn bằng các dao hợp kim cứng và gốm, do độ cứng của thép tôi và gang Xêmentít kém hơn so
Trang 37Trong tính toán lý thuyết về mòn dính, có nghĩa là tính lượng kim loại bị bứt
ra trên đoạn dài hành trình L được lấy định hướng (tương đối) vì rằng, độ dày của lớp các phần tử bị tróc ra tỷ lệ thuận với ứng suát tiếp xúc và tỷ lệ nghịch với độ cứng của dụng cụ Khi đó quy luật có thể biểu thị bằng công thức gần đúng
Trong đó:
v.T= L- hành trình của dụng cụ có thể gia công
v- tốc độ cắt
T- thời gian làm việc của dao đến lúc bị cùn
H1: độ cứng của vật liệu dụng cụ
H2: Độ cứng của lớp tiếp xúc của phoi
Z: (số mũ) bậc thay đổi cường độ mòn với sự thay đổi độ cứng tiếp xúc
Có thể cho rằng khi thay đổi một số lần tỷ lệ của các độ cứng thì cường độ mòn sẽ thay đổi gấp hàng trục lần
Công thức (1.32) là gần đúng, nhưng nó thể hiện ảnh hưởng của tỷ lệ của độ cứng tiếp xúc của vật liệu gia công và dụng cụ đến độ bền của dao Khi tăng tốc độ cắt, hành trình đi được bị giảm nhiều, điều này được giải thích bởi sự dính tăng nhanh ở nhiệt độ cao và sự thay đổi tỷ lệ các độ cứng tiếp xúc
5 Mài mòn vì khuếch tán
Khi cắt bằng dao hợp kim cứng ở tốc độ cắt cao, lúc nhiệt cắt đạt 900 ữ
10000C thì dao thường bị mài mòn vì khuếch tán, một số trường hợp có thể xảy ra ở
Trang 38
38
nhiệt độ thấp hơn vào khoảng 500 ữ 600C Điều đó có thể giải thích là do sự tương tác hoá học giữa vật liệu gia công và vật liệu làm dao Thật vậy, Titan là một trong các thành phần của các vật liệu chịu nóng đồng thời cũng là thành phần của hợp kim cứng (nhóm TK và TTK) Do sự tương tác hoá học như vậy nên khi cắt các nguyên
tử của vật liệu làm dao khuếch tán vào phoi và bề mặt chi tiết gia công, kết quả là dao bị mài mòn rất nhanh
Trong quá trình cắt ở nhiệt độ cao (đến 110 ữ 1150∝) tỷ lệ độ cứng tiếp xúc của thep gia công dẻo và dụng cụ hợp kim cứng giảm và mòn do mài mòn, mòn do dính sẽ giảm, do đó tuổi thọ của dụng cụ sẽ tăng Song thực tế ở các điều kiện này xảy ra mòn cưỡng bức ở dụng cụ cắt mặc dù giảm đáng kể lực cắt, (ví dụ khi gia công vật liệu được nung nóng nhân tạo hay là cắt với tốc độ cắt cực cao)
Phù hợp với quy luật parabol về độ tăng của mòn khuếch tán, tốc độ hoà tan rất cao ở thời điểm khuếch tán Trong quá trình cắt, thời gian tiếp xúc của phoi, bề mặt cắt và dao được tính bằng thành phần phần trăm hay phần nghìn của giây nhưng
sự tiếp xúc này luôn ngập vào các vật liệu gia công mới Điều này tạo điều kiện để bắt đầu giai đoạn khuếch tán mạnh, sẽ ảnh hưởng đến cường độ mòn dụng cụ cắt
Đối với dụng cụ gia công bằng gốm Al2O3, do có tính trơ nên dao cắt không
bị mòn do khuếch tán nên có thể gia công ở tốc độ cắt rất cao ở nhiệt độ cao
1.2.7.3 Quá trình mòn dụng cụ cắt:
Mòn dụng cụ cắt diễn ra trong quá trình cắt rất đa dạng do điều kiện làm việc của nó cũng rất khác nhau Các điều kiện này có thể thay đổi đột biến phụ thuộc vào vật liệu gia công, vật liệu chế tạo dụng cụ, tốc độ cắt, phương pháp cắt, chất bôi trơn tưới nguội, độ cứng vững của hệ thống công nghệ
Đa phần mòn mặt trước xảy ra khi gia công thép dẻo với lẹo ở đầu bảo vệ cạnh cắt khỏi tác động trực tiếp từ phoi và mặt cắt
Mòn mặt sau nhiều hơn khi tăng góc trước dương cũng như ở các dao có góc sau bé Nó đặc biệt rõ khi gia công các vật liệu giòn, đặc biệt là gang cũng như thép austenit dẻo và các hợp kim có tính đàn hồi lớn Khi gia công thép có khả năng mài mòn lớn, đặc biệt thiêu kết hoá cứng, quá trình biến dạng phân huỷ tạo ra pha cacbit
sẽ gây mòn rất nhanh cả mặt trước và mặt sau của dao
Trang 39
39
Quá trình mòn điển hình của các dao hợp kim cứng cũng như dao thép gió xảy ra theo trình tự như sau: Ban đầu cạnh cắt bị làm tròn, không thể nhìn bằng mắt thường được, nhưng nhìn rõ qua kính hiển vi, ở mặt trước xuất hiện các vết ở dạng dải sáng còn ở mặt sau các cạnh vát hẹp của mòn
Hiện tượng va đập trong quá trình cắt của dao phay mặt đầu đẩy nhanh quá trình phá hỏng dụng cụ cắt, đặc biệt khi bắt đầu vào gia công
Dao mòn nhanh khi làm việc có dao động, lúc này màng ôxit bảo vệ tróc làm mòn nhanh dao mặc dù khi cắt có dao động làm giảm nhiệt độ cắt, độ co ngót của phoi và công suất tiêu hao cho việc cắt gọt
Thông thường độ mòn dụng cụ cắt xảy ra không đồng đều dọc của cạnh cắt Thường mòn nhanh ở đỉnh và đoạn tiếp xúc giữa cạnh cắt và bề mặt gia công Mòn nhanh cạnh cắt ở đoạn tiếp xúc với bề mặt gia công do hoá cứng ở bề mặt này, do lần gia công trước hay do có lớp vỏ cứng; bề mặt vùng mòn nhanh có thể biểu hiện ở
bề dày của lớp bị hoá cứng
1.2.7.4 Tiêu chuẩn mòn dụng cụ:
Mài mòn do mặt sau là dạng mài mòn chủ yếu và dễ đo nhất Do đó thường dùng h3 - kích thước chiều cao của diện tích mài mòn theo mặt sau làm tiêu chuẩn
đánh giá mài mòn
Trị số h3-được gọi là độ mòn cho phép hoặc tiêu chuẩn mài mòn
Trong thực tế việc xác định chuẩn hợp lý về độ mòn dao có ý nghĩa quan trọng Chuẩn này được xác lập có tính đến độ chính xác và độ bóng cần thiết của bề mặt gia công, dạng dụng cụ, kích thước và vật liệu Sẽ là sai khi dùng dao bị cùn cho
đến lúc cạnh cắt bị phá huỷ hoàn toàn, điều này không mang lại hiệu quả kinh tế cũng như khái niệm sử dụng Người ta xác định chuẩn quy ước cùn dao, khi đạt đến giới hạn thì nó được dùng để mài sắc lại Cùn dụng cụ cắt là sự mài mòn có liên quan đến các yếu tố công nghệ mang tính quy luật mà thực tế có thể đo đạc được Các điều kiện này tương ứng với mòn dụng cụ ở bề mặt sau
Khi gia công thô có phoi lớn - tốc độ cắt nhỏ, mòn cho phép ở mặt sau có thể cao hơn, khi gia công thép dao mòn ít ở mặt sau và mòn nhiều ở mặt trước Khi gia công gang thì hiện tượng ngược lại dao mòn nhiều ở mặt sau
Trang 40Từ các điều kiện trình bày trên đây có thể rút ra kết luận rằng, tiêu chuẩn mòn hay mức độ mòn dụng cụ là đại lượng quy ước, phụ thuộc vào đặc tính gia công, chế độ cắt, vật liệu của dụng cụ và chi tiết gia công, khi ma sát giữa chi tiết gia công và dụng cụ cắt chuẩn mòn của dụng cụ có thể tăng rõ rệt đến các kích thước được xác định bởi các trường hợp cụ thể, các biệt bởi độ cứng vững của hệ thống công nghệ
Trong quá trình sản xuất, nên có các chỉ tiêu khách quan để đánh giá lượng mòn cho phép mà không cần sử dụng dụng cụ đo lượng mòn cho tới khi lưỡi cắt bị phá huỷ hoàn toàn Đã có ý đồ thử nghiệm lấy các chỉ tiêu làm tiêu chuẩn xác định lượng mòn, ví dụ như sự biến đổi của lực cắt trong khi gia công khi dao bị mòn Thực tiễn chứng minh rằng phương pháp này có các nhược điểm Công suất tiêu thụ trong quá trình cắt không hoàn toàn đặc trưng mức độ mòn của dụng cụ Cùng với
sự tăng dần độ sâu của vết lõm trên mặt trước của dao, công suất cắt hầu như không thay đổi và nếu tiếp tục mòn trên mặt sau, hiện tượng tróc, lở các cạnh cắt xảy ra mới kéo theo tăng công suất
Trong thực tế sản xuất, để đánh giá mức độ mòn của dụng cụ cắt theo kinh nghiệm, người ta ta cần quan sát các hiện tượng như: mặt phẳng sáng trên mặt cắt, thay đổi dạng phoi và mầu của nó
1.2.7.5 Độ mòn của dao phay mặt đầu:
Dao phay mặt đầu thường cắt phoi có chiều dày lớn, cộng thêm chiều mặt cung tiếp xúc lớn nên thời gian phoi trượt trên mặt trước lâu hơn, vì vậy, dao thường bị
mòn cả theo mặt trước và cả mặt sau Khi răng bị mòn, mặt trước có dạng lõm (hình 1-10), và tốc độ mòn càng lớn khi phay cao tốc bằng dao có góc trước âm