Khi gia công kim loại bằng cắt và nhận được từ đó các bề mặt đã gia công trên chi tiết, phôi và dụng cụ cắt cần có các chuyển động xác định.. Là lượng dịch chuyển của 1 điểm trên lưỡi c
Trang 1-
CHU THÚC ĐỘ
NGHIÊN CỨU MÒN VÀ TUỔI BỀN CỦA DAO TIỆN THÉP GIÓ
SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THẾ LỤC
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thế Lục
Nếu sai tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định
Người thực hiện
Chu Thúc Độ
Trang 3Chương 1: Khái quát về lý thuyết cắt gọt kim loại 12
1.1.1 Các chuyển động khi cắt 12
1.1.3 Các bề mặt hình thành trên phần cắt của dao 131.1.3.1 Các bề mặt hình thành trên phần cắt của dao 131.1.3.2 Các mặt toạ độ 14
1.1.5 Các yếu tố cắt 191.1.5.1 Các yếu tố của chế độ cắt 191.1.5.2 Thông số hình học của lớp cắt 221.2 Cơ sở vật lý của quá trình cắt 221.2.1 Sự biến dạng của kim loại, quá trình hình thành phoi và các
loại phoi
22
1.2.1.1 Sự biến dạng của kim loại 221.2.1.2 Bản chất của quá trình hình thành phoi 231.2.1.3 Khái niệm về biến dạng bình quân và biến dạng tộng cộng 241.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến biến dạng 24
1.2.2 Các biểu hiện của biến dạng 27
Trang 41.2.2.3 Hiện tượng hoá cứng 32
1.2.3.1 Nhiệt cắt 331.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt cắt 341.2.3.3 Dung dịch tưới nguội 361.2.4 Rung động trong quá trình cắt 381.2.4.1 Khái niệm 381.2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rung động 39
Chương 2 Tổng quan về nghiên mòn và tuổi bền 412.1 Tổng quan về một số vật liệu dụng cụ cắt 412.1.1 Những đặc tính cơ bản chung của vật liệu dụng cụ cắt 412.1.1.1 Tính năng cắt gọt 412.1.1.2 Tính công nghệ 422.1.1.3 Tính kinh tế 422.1.2 Các loại vật liệu dụng cụ cắt 422.1.2.1 Thép các bon dụng cụ 432.1.2.2 Thép hợp kim dụng cụ 44
2.1.2.4 Hợp kim cứng 492.1.2.5 Gốm (sứ) 522.1.2.6 Kim cương 532.1.2.7 Nitơrit – Bo lập phương (CBN (CBN=Cubic Boron Nitride) 542.1.2.7 Vật liệu dụng cụ cắt có lớp phủ 562.2 Mòn dụng cụ cắt 58
2.2.2 Các cơ chế mòn của dụng cụ cắt 59
Trang 5công
69
2.3 Tuổi bền của dụng cụ cắt 692.3.1 Khái niệm chung về tuổi bền của dụng cụ cắt 692.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi bền của dụng cụ cắt 712.3.2.1 Ảnh hưởng của chế độ cắt đến tuổi bền của dụng cụ cắt 712.3.2.2 Ảnh hưởng của thông số hình học đến tuổi bền của dụng cụ
3.1.3 Mòn và tuổi bền của dao tiện 853.2 Nghiên cứu thực nghiệm mòn và tuổi bền của dao tiện thép gió
sản xuất tại Việt Nam
86
3.2.1 Xây dựng mô hình thực nghiệm 86
Trang 63.2.1.3 Thiết bị đo, kiểm tra 883.2.2 Quá trình thực nghiệm 893.2.2.1 Mô tả thí nghiệm 903.2.2.2 Phương pháp đo độ mòn dao tiện 923.2.3 Kết quả thí nghiệm 923.2.3.1 Kết quả đo lượng mòn hướng kính ∆(µm) 933.2.3.2 Xác tuổi bền của dao tiện 95
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG TrangBảng 2.1 Thành phần, tính chất cơ lý và phạm vi sử dụng của 1 số
mác thép cac bon dụng cụ 44Bảng 2.2 Tính chất cơ lý và phạm vi sử dụng của một số mác thép
hợp kim dụng cụ 45Bảng 2.3 Thành phần hoá học của một số loại thép gió 47
Bảng 2.4 Phạm vi sử dụng của một số loại thép gió ký hiệu ISO và 1 số
Bảng 2.5 Bảng phân loại hợp kim cứng theo ISO và Liên xô cũ 51Bảng 2.6 Thành phần hoá học, tính chất cơ lý và phạm vi sử dụng
của một số mác hợp kim cứng 52Bảng 2.7 Các thông số chế độ cắt khác nhau của Dawson và
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang
Hình 1-2 Các bề mặt hình thành trong quá trình cắt 13Hình 1-3 Các yếu tố trên phần cắt của dao tiện ngoài 14Hình 1-4 Các mặt tọa độ 15
Hình 1-7 Góc λ ảnh hưởng đến hướng thoát phoi: a) Góc l>0; b)
Hình 1-8 Dạng thực tế của lưỡi cắt 20
Hình 1-11 Tốc độ cắt khi tiện: a) Khi tiện ngoài, b) Khi tiện cắt 21
Hình 1-13 Dạng đặc trưng của biểu đồ kéo kim loại 23
Hình 1-15 Biến dạng của kim loại 24
Hình 1-20 Quan hệ giữa tốc độ cắt và chiều cao lẹo dao 30Hình 1-21 Lẹo dao ảnh hưởng đến độ chính xác gia công 31Hình 1-22 Độ cứng của các điểm trên chi tiết và phoi khi cắt thép
Hình 1-23 Nguồn sinh nhiệt trong quá trình cắt 33Hình 1-24 Các phương pháp tưới dung dịch trơn nguội 38
Trang 9Hình 2.2: Ảnh hưởng của vận tốc cắt đến cơ chế mòn khi cắt liên tục
Hình 2.4 Quan hệ giữa lượng mòn và thời gian gia công 65Hình 2.5 Các chỉ tiêu đánh giá lượng mòn của dao 67Hình 2.6: Quan hệ giữa một số dạng mòn của dụng cụ hợp kim cứng
với thể tích 0,6
c 1
V t , trong đó V tính bằng m/ph; t1 tính bằng mm/vg 68Hình 2.7: Các thông số đặc trưng cho mòn mặt trước và mặt sau –
ISO3685 69Hình 2.8: Ảnh hưởng của vận tốc cắt đến mòn mặt trước và mặt sau
của dao thép gió S 12-1-4-5 dùng tiện thép AISI C1050 71
Hình 2.9: Tuổi bền dụng cụ tính theo thể tích phoi được bóc tách 72
Hình 2.11: Quan hệ giữa lượng mòn mặt sau và tuổi bền mảnh
Hình 3.1 Mô hình mòn dụng cụ cắt 75
Hình 3.3 Quan hệ giữa tuổi bền T và vận tốc cắt V 77Hình 3.4 Phạm vi sử dụng của mô hình tuổi bền T = Cv.Vk 78
Hình 3.9 Mài mòn do chảy dẻo 80
Hình 3.11 Quan hệ giữa tuổi bền và vận tốc cắt: a) Quan hệ hàm mũ;
b) Quan hệ hàm loga (tuyến tính hoá quan hệ T-V) 81Hình 3.12 Quan hệ giữa thời gian, tốc độ và độ mòn của dao 83
Trang 10Hình 3.14 Dao tiện ngoài đầu thẳng 88
Hình 3.16 Phôi dùng để thí nghiệm 90Hình 3.17 Đồ thị mòn ∆ của dao tiện theo thời gian 95Hình 3.18 Mối quan hệ giữa vận tốc cắt V và tuổi bền T của dao 96Hình 3.19 Phạm vi tuổi bền cho phép ứng với vận tốc V 97Hình 3.20 Quan hệ logarit giữa tuổi bền T và vận tốc V 98
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật thì đối với
quá trình gia công cơ khí chế tạo ra các sản phẩm có chất lượng, độ chính xác và đặc biệt là năng suất cao để hạ giá thành sản phẩm
Tiện là một phương pháp gia công phổ biến nhất Nó có thể gia công được rất nhiều loại sản phẩm như Trục, bánh răng, bánh vít, tiện ren, mặt côn, mặt đầu, cắt đứt, tiện rãnh Dụng cụ gia công thường có nhiều nguồn gốc khác nhau và chề
độ gia công cắt gọt của đối với các loại dao vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, đặc biệt là nghiên cứu mòn và tuổi bền của dụng cụ cắt
Vì vậy sau khi được sự hướng dẫn tận tình của PGS TS Trần Thế Lục tác giả
đã chọn đề tài "Nghiên cứu mòn và tuổi bền của dao tiện thép gió sản suất tại
Việt nam"là rất cấp thiết nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm khi ứng dụng vào thực tế sản xuất
2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu mòn và cơ chế mòn của dụng cụ Xác định được mối quan hệ giữa mòn, chế độ cắt và tuổi bền của dụng cụ
- Xác định chế độ cắt hợp lý nhằm nâng cao tuổi bền của dụng cụ
- Ứng dụng và tham khảo trong thực tế sản xuất
3 Đối tượng nghiên cứu
Xác định mối quan hệ giữa chế độ cắt và tuổi bền của dao dao tiện thép gió khi gia công vật liệu thép S53C
Dụng cụ cắt là dao tiện ngoài đầu thẳng
Bề mặt gia công là mặt trụ ngoài
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp nghiên cứu bằng thực nghiệm
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trang 12Nghiên cứu lý thuyết về ảnh hưởng của các các thông số và chế độ cắt đến quá trình mòn và tuổi bền của dao tiện Từ kết quả nghiên cứu và thực nghiệm có thể đánh giá được tuổi bền của dao tiện thép gió sản xuất tại Việt nam
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài mang tính ứng dụng cao, kết quả của đề tài sẽ góp phần phát triển ngành công nghiệp chế tạo dụng cụ cắt tại Việt nam, nâng cao năng suất, chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm
Trang 13CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT CẮT GỌT KIM LOẠI
1.1 Những khái niệm và định nghĩa cơ bản
1.1.1 Các chuyển động khi cắt
Khi gia công kim loại bằng cắt và nhận được từ đó các bề mặt đã gia công trên
chi tiết, phôi và dụng cụ cắt cần có các chuyển động xác định Các chuyển động này được chia thành chuyển động cơ bản (để thực hiện quá trình cắt) và chuyển động phụ (để chuẩn bị và kết thúc quá trình cắt)
a Chuyển động cắt chính:
Là chuyển động cơ bản để tạo ra phoi Chuyển động chính có thể là chuyển động quay tròn hoặc là chuyển động tịnh tiến của phôi hoặc là của dụng cụ cắt Chuyển động này tiêu thụ chủ yếu công suất của máy
b Chuyển động chạy dao:
Là chuyển động cần thiết để duy trì quá trình cắt, nó có thể là liên tục (tiện, phay, khoan) hoặc gián đoạn (bào, sọc)
Ví dụ:
Tiện: + Chuyển động cắt chính: là chuyển động quay tròn của phôi
Hình 1-1 Các chuyển động cắt khi tiện và phay
Trang 14+ Chuyển động chạy dao: là chuyển động của bàn xe dao
Phay: + Chuyển động cắt chính: là chuyển động quay tròn của dao
+ Chuyển động chạy dao: là chuyển động tịnh tiến của phôi
c Chuyển động phụ:
Là chuyển động cần thiết để chuẩn bị hoặc kết thúc quá trình cắt (đưa dao vào, rút dao ra, chuyển động để điều chỉnh máy trước khi cắt)
1.1.2 Các bề mặt hình thành trên phôi
Trong quá trình cắt, trên phôi hình thành ba loại bề mặt (hình 1-2):
1 Bề mặt đã gia công: là bề mặt được hình thành khi đã cắt đi 1 lớp kim loại
2 Bề mặt chưa gia công: là bề mặt của phôi đang chuẩn bị cắt đi 1 lớp kim loại
3 Bề mặt đang gia công: là bề mặt nối tiếp giữa bề mặt chưa gia công và bề mặt
đã gia công, nó luôn tiếp xúc với lưỡi cắt chính của dao
1.1.3 Các bề mặt hình thành trên phần cắt
1.1.3.1 Các bề mặt hình thành trên phần cắt của dao
Có nhiều loại dụng cụ cắt, kết cấu của chúng phức tạp, nhưng phần đầu dao vẫn được coi như những dao tiện ngoài ghép lại
Hình 1-2 Các bề mặt hình thành trong quá trình cắt
Trang 15Do vậy lấy dao tiện ngoài làm cơ sở để nghiên cứu thông số hình học và những quy luật cơ bản về phần
với phoi Trong quá trình cắt phoi
được hình thành trên đó và thoát
ra ngoài
- Mặt sau chính: là mặt đối
diện với mặt đang gia công
- Mặt sau phụ: là mặt đối diện với mặt đã gia công
- Lưỡi cắt chính: là giao tuyến giữa mặt trước và mặt chính
- Lưỡi cắt phụ: là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau phụ
- Mũi dao: là phần nối tiếp giữa lưỡi cắt chính với lưỡi cắt phụ Lưỡi dao có thể
là điểm, đoạn thẳng, hoặc là cung tròn r=1÷2 mm
Trang 17a Các góc xét trên tiết diện chính (N-N):
- Góc trước γ: tại 1 điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt trước và mặt đáy xét trong tiết diện chính tại điểm đó
Trị số của g có thể âm, dương hoặc bằng 0
γ = 0 mặt trước trùng với mặt đáy
γ > 0 mặt trước ở dưới mặt đáy
γ < 0 mặt trước ở trên mặt đáy
Hình 1-5 Các góc của dao tiện
Trang 18- Góc sau α: tại 1 điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi mặt sau chính và mặt cắt xét trong tiết diện chính tại điểm đó
b Các góc xét trên tiết diện phụ (N 1 -N 1 ):
Các góc xét trên tiết diện phụ cũng được xác định tương tự như trên tiết diện
chính Tuy nhiên ở sau ký hiệu các góc có thêm chỉ số 1 để phân biệt với các góc trên tiết diện chính
- Góc trước phụ γ1: tại 1 điểm trên lưỡi cắt phụ là góc hợp bởi mặt trước và mặt đáy xét trong tiết diện phụ tại điểm đó
Góc sau phụ α1: tại 1 điểm trên lưỡi cắt phụ là góc hợp bởi mặt sau phụ và mặt cắt xét trong tiết diện phụ tại điểm đó
Trang 19c Góc độ của dao xét trên mặt cắt:
Góc nghiêng của lưỡi cắt chính λ (còn gọi là góc nâng): tại 1 điểm trên lưỡi cắt chính là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính và mặt đáy trên mặt cắt (hình 1-6)
Góc λ ảnh hưởng đến độ cứng vững của dao và hướng thoát phoi (hình 1-7)
* Cần lưu ý:
Hình 1-6 Góc nghiêng của lưỡi cắt chính
Hình 1-7 Góc λ ảnh hưởng đến hướng thoát phoi
a) Góc l>0; b) l=0; c) l<0
Trang 20Với lưỡi cắt của dao, ngay cả khi mài và mài bóng thật cẩn thận cũng không bao giờ sắc lý tưởng Thực tế chúng có dạng mặt trụ tròn có bán kính ρ (hình 1-8) Trị
số của ρ phụ thuộc vào loại vật liệu làm dao và công nghệ chế tạo dụng cụ cắt
Nếu dao tiện là hợp kim cứng
được mài bóng bằng đá kim cương thì ρ
có thể giảm đến (5÷8).10-3 mm
Trị số của ρ quyết định độ sắc của
lưỡi cắt Chiều dày cắt phụ thuộc vào độ sắc của lưỡi cắt, nghĩa là nó phụ thuộc vào
ρ Nếu chiều dày cắt quá bé so với ρ thì quá trình cắt không thực hiện được, dao sẽ nén kim loại và có hiện tượng trượt Các công trình thí nghiệm đã chứng tỏ, nếu chiều dày cắt lớn hơn hoặc bằng 1 nửa trị số của ρ thì quá trình cắt mới thực hiện được
1.1.5 Các yếu tố cắt
1.1.5.1 Các yếu tố của chế độ cắt
a Chiều sâu cắt t:
Là khoảng cách giữa bề mặt chưa gia công với bề mặt đã gia công sau 1 lát cắt và
đo theo phương vuông góc với bề mặt đã gia công
Khi tiện ngoài:
2
d D
Khi tiện trong (lỗ):
2
D d
(mm) (1-15)
Trong đó: D - đường kính của phôi
d - đường kính chi tiết gia công sau 1 lát cắt
b Lượng chạy dao (tốc độ chạy dao):
Hình 1-8 Dạng thực tế của lưỡi cắt
Trang 21Là lượng dịch chuyển của 1 điểm trên lưỡi cắt chính so với bề mặt đã gia công,
đo theo phương chuyển động chạy dao trong 1 đơn vị quy ước (vòng quay, thời gian, hành trình kép )
Ví dụ: Tiện: (mm/vòng), phay: (mm/ph), bào: (mm/HTK)
Người ta phân biệt lượng chạy dao:
* Theo hướng chạy dao:
- Lượng chạy dao dọc: Là lượng chạy dao đo theo phương chuyển động chạy dao dọc (song song với trục của phôi)
- Lượng chạy dao ngang: Là lượng chạy dao đo theo phương chuyển động chạy dao ngang (vuông góc với trục phôi)
- Lượng chạy dao nghiêng: Là lượng chạy dao đo theo phương chuyển động chạy dao nghiêng (hợp trục phôi một góc)
c Tốc độ cắt: V (m/ph): Là lượng dịch chuyển tương đối của 1 điểm trên lưỡi cắt
của dao so với phôi đo theo phương chuyển động cắt trong 1 đơn vị thời gian
Trang 23- Với dao lưỡi cắt thẳng a = const
- Với lưỡi cắt cong thì a tại 1 điểm là khoảng cách liên tiếp giữa 2 lưỡi cắt của điểm đó (a thay đổi)
- a phụ thuộc vào góc ϕ khi cắt với cùng bước tiến
t
b = (mm)
c Diện tích lớp cắt:
Diện tích danh nghĩa: F = a.b
1.2 Cơ sở vật lý của quá trình cắt
1.2.1 Sự biến dạng của kim loại, quá trình hình thành phoi và các loại phoi 1.2.1.1 Sự biến dạng của kim loại
Hình 1-12 Thông số hình học lớp cắt
Trang 24Dưới tác dụng của tải trọng, trong phần
lớn kim loại xảy ra 3 quá trình nối tiếp nhau
Biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo và phá
hủy Các quá trình này được biểu diễn trên
biểu đồ kéo nén mẫu kim loại (Hình 1-13)
a Giai đoạn biến dạng đàn hồi: Khi tăng tải
trọng đặt vào, độ biến dạng ∆l tăng tỷ lệ bậc
nhất với nó (quan hệ này tuân theo định luật
Húc)
Biến dạng bị mất đi ngay sau khi bỏ tải
trọng, tải trọng ứng với điểm P (Pp)
b Giai đoạn biến dạng dẻo: Là giai đoạn
tiếp theo giai đoạn biến dạng đàn hồi Độ
biến dạng ∆l tăng theo tải trọng với tốc độ nhanh hơn Sau khi bỏ tải trọng trong kim loại vẫn còn biến dạng dư (đoạn oa’ trên biểu đồ)
c Giai đoạn phá hủy: Khi tải trọng đạt đến giá trị lớn nhất (điểm b), trong kim loại
xuất hiện vết nứt, tại đó ứng suất thực tế tăng lên rất nhanh gây ra biến dạng tập trung, kích thước vết nứt tăng lên nhanh chóng dẫn đến phá hủy kim loại (điểm c)
1.2.1.2 Bản chất của quá trình hình thành phoi
Hình 1-14 Sơ đồ hóa miền tạo phoi
b) a)
Hình 1-13 Dạng đặc trưng của biểu đồ kéo kim loại
b
c
Trang 25Khi lực cắt tác dụng vào kim loại cần cắt Lực đó làm cho phần kim loại bị biến dạng đàn hồi rồi xô lệch trượt lên nhau Khi lực cắt đủ lớn thắng được lực liên kết nội bộ của kim loại, trong vùng cắt gọt phát sinh kẽ nứt và tách ra thành phoi
Quá trình cắt diễn ra giống như quá trình kéo sinh ra biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo và phá hủy Ở đây lớp kim loại vẫn còn dính vào lớp kim loại không cắt nên còn gọi là quá trình cắt không tự do
* Sự sắp xếp tinh thể kim loại trong vùng cắt (hình 1-14):
Vùng cắt gọt (miền tạo phoi): Các tinh thể kim loại bị méo đi, chúng trượt lên nhau theo phương CB trượt hợp với hướng chạy dao 1 góc β1 Mặt CB gọi là mặt trượt quy ước và góc β1 gọi là góc trượt Miền MNB gọi là miền tạo phoi
Vùng phoi: Giới hạn giữa vùng phoi và vùng cắt gọt là đường KB hợp với hướng chạy dao 1 góc β2 trị số của β2=250÷500 β2 > b2 nên
CB gọi là đường rạn nứt Do biến dạng mãnh liệt ở
vùng cắt và tách ra thành phoi b2 còn gọi là góc đứt
Vùng bề mặt gia công: Các tinh thể kim loại bị
kéo dài theo hướng chạy dao, do đó bề mặt gia công
có độ bóng và cơ tính cao hơn
1.2.1.3 Khái niệm về biến dạng bình quân và biến
Vậy: BD tổng cộng = BD bình quân x Fcắt
1.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến biến dạng
a Kim loại gia công:
Kim loại cứng ít biến dạng (khó biến dạng)
Hình 1-15
S
Trang 26Kim loại mềm biến dạng nhiều (dễ biến dạng)
Vận tốc cắt: Khi V = (0 ÷50) m/ph thì ma sát tăng, biến dạng tăng
Khi V>50 m/ph thì nhiệt cắt tăng, ma sát giảm, biến dạng giảm
c Ảnh hưởng của hình dáng hình học của dao:
Góc γ tăng thì d giảm, ít chèn ép kim loại, phoi thoát dễ nên biến dạng giảm Góc a tăng thì ma sát giảm nên biến dạng giảm
Bán kính mũi dao r: Khi r tăng thì biến dạng tăng
d Dung dịch trơn nguội: Khi có dung dịch trơn nguội thì ma sát giảm, nhiệt cắt
giảm, biến dạng giảm
1.2.1.5 Các loại phoi
Tuỳ theo vật liệu gia công, thông số hình học của dao và chế độ cắt Phoi cắt có thể có nhiều hình dạng khác nhau (hình 1-16)
Trang 27a Phoi vụn (hình 1-16c): Nhận được khi gia công vật liệu dòn (ví dụ như gang, đồng thau cứng,
brôm…), vật liệu có độ cứng cao, độ dẻo thấp cắt ở tốc độ cắt thấp Phoi có dạng hạt riêng biệt, hình dạng khác nhau, không liên kết hoặc liên kết yếu với nhau Quá trình cắt chỉ có biến dạng đàn hồi và đứt
Khi cắt tạo thành phoi vụn, lực cắt thay đổi liên tục, gây rung động trên toàn bộ
hệ thống công nghệ Bề mặt nhận được với chiều cao nhấp nhô lớn, chất lượng bề mặt thấp (hình 1-16d)
b Phoi xếp (hình 1-16b): Nhận được khi gia công vật liệu dẻo (ví dụ như thép, đồng
thau, hợp kim các loại …) ở tốc độ cắt trung bình, chiều dày cắt lớn và góc cắt δ của dao có giá trị tương đối lớn Phoi xếp có dạng mảnh rời hoặc từng đoạn ngắn liên kết với nhau, mặt ma sát với dao nhẵn, mặt kia của phoi có dạng răng cưa
Khi cắt tạo thành phoi xếp, lực cắt có thay đổi nhưng ít hơn so với khi tạo phoi vụn Do đó bề mặt gia công nhận được có chất lượng cao hơn
c Phoi dõy (hỡnh 1-16a): Nhận được khi gia công vật liệu dẻo với tốc độ cắt cao và
chiều dày cắt a nhỏ Phoi là 1 dải kim loại dà hoặc cuộn tròn liên tục Mặt tiếp xúc với mặt trước của dao rất nhẵn bóng, mặt kia hơi bị gợn
Hình 1-16 Các loại phoi
Trang 28Khi cắt tạo thành phoi dây, lực cắt ít thay đổi, do đó ít gây ra rung động cho hệ thống công nghệ, bề mặt gia công nhận được có chất lượng cao
1.2.2 Các biểu hiện của biến dạng
1.2.2.1 Hiện tượng co phoi
a Hiện tượng:
- Trong quá trình cắt, kim loại lớp cắt bị biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo chuyển thành phoi Hình dạng của nó không giữ nguyên như cũ mà chiều dài ngắn lại, chiều dày tăng lên Đó là hiện tượng co phoi
Gọi: Kd là hệ số co phoi dọc thì: Kd = lc/lp
Kn là hệ số co phoi ngang thì Kn = ap/lc
lp, ap là chiều dài và chiều dày phoi
lc, ac là chiều dài và chiều dày lớp cắt
Do phương tác dụng lực, chiều rộng b hầu như không thay đổi, khối lượng kim loại cắt và phoi luôn bảo toàn
Ta có: ac.bc.lc = ap.bp.lp vì bc = bp nên ac.bc = ap.bp
c
p p
a
a l
p p
c n d
F
F a
a l
l K K
Trang 29b Các phương pháp xác định hệ số co phoi:
- Phương pháp đo trực tiếp: dùng thước hoặc kính hiển vi để đo chiều dày hoặc chiều dài của phoi và so sánh với chiều dài, chiều dày tương ứng trên phôi, sau đó tính hệ số K như trên
Ví dụ: Khi bào 1 phôi có chiều dài lc lấy 1 phoi và dùng dụng cụ đo xác định được chiều dài lf1, lf2 và chiều dày af của nó Chiều dày cắt ac xác định thông qua lượng chạy dao S: a=S.sinϕ Lúc đó ta có:
γ - khối lượng riêng của vật liệu gia công (g/cm3)
Thể tích lớp kim loại được cắt xác định trên phôi là: Vc=ac.bc.lc
Do Vc=Vf nên S.t.lc=Qf/γ
c
Q l S t
γ
Ta có; lc=1000.Qf/γ.S.t (mm)
Từ đó ta tính được K=lc/lf
Hệ số K càng lớn phoi biến dạng càng nhiều
1.2.2.2 Hiện tượng phoi bám (lẹo dao)
Trang 30a Hiện tượng:
Trong quá trình cắt các vật liệu dẻo, khi có phoi dây, trên mặt trước của dao gần
kề ngay lưỡi cắt chính xuất hiện lớp vật liệu có cấu trúc và cơ lý tính khác với vật liệu gia công và vật liệu dụng cụ cắt (hình 1-18) Nó có dạng hình chêm và độ cứng cao hơn nhiều so với vật liệu gia công Lớp
vật này gắn chắc trên mặt trước của dao, tuy
nhiên không ổn định Nó được hình thành,
lớn dần rồi giảm dần và bị phá hủy, rồi lại
hình thành…
Hiện tượng này gọi là hiện tượng lẹo dao
b Nguyên nhân và điều kiện hình thành:
- Nguyên nhân: Do chịu áp lực lớn, nhiệt
độ cao trong vùng tiếp xúc và lực ma sát
giữa các phân tố phoi nằm kề sát với mặt
trước của dao lớn làm cho lớp mỏng kim loại trên mặt phoi bị chảy nhão Mặt khác mặt trước của dao không tuyệt đối nhẵn, có độ nhám nhất định Các phân tố phoi đó
có tốc độ di chuyển chậm lại và trong điều kiện nhất định bị giữ lại trên mặt trước của dao
Điều kiện hình thành: Xét 1 phân tố phoi trên dải phoi (tại vị trí tiếp xúc với mặt trước của dao), nó chịu tác dụng của các lực sau:
Hình 1-19 Điều kiện hình thành lẹo dao
Hình 1-18 Hiện tượng lẹo dao
c)
Trang 31+ Lực thoát phoi S
+ Lực liên kết nội bộ dải phoi Q
+ Lực ma sát giữa phân tố phoi với mặt trước của dao T
Lực S và Q có xu hướng đẩy phân tố phoi ra ngoài trên bề mặt trước của dao, con lực T có xu hướng cản lại chuyển động này
Lúc này điều kiện để hình thành và mất đi của lẹo dao là: T≥Q+S
Lẹo dao sẽ ổn định khi Q+S<T Đến khi tổng của Q và S vừa lớn hơn T thì lập tức lẹo dao bị phá hủy 1 phần hoặc toàn bộ và quá trình cứ như vậy lặp đi lặp lại
c Ảnh hưởng của tốc độ cắt đến lẹo dao:
Quan hệ giữa tốc độ cắt và chiều cao
lẹo dao biểu diễn trên hình 1-20
Khu vực I: Cắt ở tốc độ thấp
(Vc<V1), mức độ biến dạng của phoi bé,
nhiệt phát sinh ra trong quá trình cắt bé,
dẫn đến lực liên kết Q lớn, lẹo dao chưa
hình thành
- Khu vực II: Khi cắt ở tốc độ
V2≥Vc≥V1, với việc tăng Vc, mức độ
biến dạng của lớp cắt tăng lên, nhiệt cắt tăng làm cho chuyển động nhiệt giữa các phân tố tăng, lực liên kết Q nhỏ đi, lẹo dao hình thành và chiều cao của nó tăng lên, đạt trị số hmax khi Vc=V2
Khu vực III: Khi cắt ở tốc độ Vc≥V2 Lúc này nhiệt cắt tiếp tực tăng làm lực liên kết Q giảm đi, nhưng lại làm xuất hiện 1 lớp kim loại chảy nhão giữa phoi và mặt trước của dao, làm giảm lực ma sát giữa phoi và dao, dẫn đến chiều cao lẹo dao giảm dần
Khu vực IV: Khi cắt với tốc độ Vc≥V3, tốc độ cắt rất cao, ngoài việc làm giảm hệ
số ma sát giữa phoi và dao, nó còn làm giảm xu hướng hàn dính phoi vào mặt trước của dao, lẹo dao mất hẳn
d Ảnh hưởng của lẹo dao:
Hình 1-20 Quan hệ giữa tốc
độ cắt và chiều cao lẹo dao
Trang 32* Có lợi:
- Lẹo dao làm tăng góc trước
của dao (hình 1-18c) dẫn đến sự
thoát phoi dễ dạng hơn
- Do lẹo dao là 1 lớp kim loại
có độ cứng cao dính chặt vào
mũi dao nên nó thay vật liệu làm
dao trong quá trình cắt Vì vậy,
lẹo dao bảo vệ được mũi dao
Như vậy: Khi gia công thô lẹo dao có lợi
Khi gia công tinh lẹo dao không có lợi
Để khống chế lẹo dao, cần cắt ở vùng tốc độ cắt không sinh ra lẹo dao Vc>V2hoặc Vc<V1, tăng độ bóng mặt trước của dao, chọn vật liệu làm dao có hệ số ma sát
và khuynh hướng hàn đính với vật liệu gia công bé
1.2.2.3 Hiện tượng hoá cứng
Hình 1-21 Lẹo dao ảnh hưởng đến độ chính xác gia công
Trang 33a Hiện tượng:
Sự xô lệch mạng tinh thể kim
loại và sự biến dạng của hạt tinh
thể kim loại làm thay đổi độ
cứng bề mặt gia công gọi là hiện
tượng hoá cứng
Độ cứng lớp kim loại hoá
cứng gấp 3 ÷ 4 lần so với bên
trong và sâu tới 2mm và nó thay
đổi theo tính chất vật liệu, hình
dạng hình học của dao và điều
kiện cắt Độ cứng của phoi cao
nhất lên tới 290 đơn vị, vùng cắt
là 200, bề mặt gia công là 188 (hình 1-22) Hoá cứng làm thay đổi tính chất của bề mặt gia công
b Nguyên nhân:
Sau khi gia công do kết quả lan truyền biến dạng dẻo từ vùng tạo phoi
Do mũi dao không tuyệt đối nhọn mà có trị số bán kính cong ρ nào đó, vì vậy khi cắt, mũi dao ngoài nhiệm vụ tách phoi, nó còn nén bề mặt gia công, gây biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo lớp bề mặt, làm tăng xô lệch mạng của lớp bị nén và làm tăng độ cứng
Do ma sát giữa mặt sau của dao và bề mặt đã gia công, nên nó chịu thêm 1 biến dạng phụ trên bề mặt đã gia công làm tăng thêm độ cứng
c Tác dụng:
Hiện tượng cứng nguội có tác dụng nâng cao tính chống mòn
Bề mặt bị biến cứng có thể làm tăng độ biến cứng từ 15 ÷ 20%
Vì vậy, bề mặt gia công xong, nếu không có khuyết tật gì thì hiện tượng cứng nguội có tác dụng tốt Nếu hiện tượng này xuất hiện ở các nguyên công trung gian
Hình 1-22 Độ cứng của các điểm trên chi tiết và phoi khi cắt thép Y10A Đơn vị
độ cứng đo bằng KG/mm 2
Trang 34sẽ gây khó khăn cho quá trình gia công tiếp theo Ngoài ra nó còn làm tính dòn tăng, tính dẻo, dai giảm làm giảm tính va đập của chi tiết máy
1.2.2.4 Chất lượng của bề mặt gia công
Được đánh giá bằng cơ lý tính và độ nhẵn bề mặt đã gia công Trong đó độ nhám ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng bề mặt gia công
Thông số đánh giá độ nhám là độ cao nhấp nhô trung bình Rz
+ Rz ảnh hưởng đến tính năng làm việc của chi tiết máy:
- Chịu mỏi kém vì tạo ra ứng suất tập trung
- Dễ bị ăn mòn do bụi bẩn, dung dịch tưới
- Làm thay đổi tính chất của mối ghép
+ Nguyên nhân gây ra chiều cao nhấp nhô trung bình Rz:
- Do diện tích lớp cắt dư để lại h:
Với dao mũi nhọn:
1
cot cotgϕ gϕ
S h
- Biện pháp nâng cao độ nhẵn bề mặt: S, j, j1 giảm và R tăng Nhưng S giảm
sẽ ảnh hưởng đến năng suất cắt, j và j1 giảm thì Py tăng nên phải tăng độ cứng vững cho thệ thống công nghệ Vì vậy
thường tăng R là chủ yếu
Ngoài ra để nâng cao độ nhẵn bề
a Nguồn gốc phát sinh nhiệt cắt
Hình 1-23 Nguồn sinh nhiệt trong quá trình cắt
Trang 35Tổng nhiệt lượng phát sinh trong quá trình cắt được hình thành từ các thành phần sau:
Qvật = (3 ÷ 9)%Q∑ còn lại truyền vào không khí
Nhiệt truyền vào dao là có hại hơn cả vài nó làm thay đổi tính cắt và dao chóng mòn
1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt cắt
a Vật liệu gia công:
- Kim loại có σb và HB tăng thì Pz và Q tăng
- Kim loại có tính dẫn nhiệt tốt, nhiệt truyền vào phoi nhanh nên Qdao giảm
b Chế độ cắt:
Trang 36- Chiều sâu cắt t tăng thì Pz tăng tỷ lệ Nhưng t tăng thì Fcắt tăng làm cho sự sự tiếp xúc gữa dao và phoi nhiều, nhiệt truyền vào phoi dễ nên Qdao giảm Hai ảnh hưởng này trái ngược nhau nên khi t tăng thì Qdao tăng ít
- Bước tiến S tăng thì Pz tăng, Qdao tăng Nhưng khi S tăng thì a tăng và áp lực của phoi lớn Q truyền vào dao nhiều hơn khi tăng t
- Tốc độ cắt V: chỉ xét khi V lớn
Khi V tăng thì Pz giảm nhưng so vơi sự tăng của V thì không đáng kể Do vậy Q∑ tăng nhanh Nhưng V tăng thì nhiệt truyền ra phoi nhiều, do đó khi V tăng thì Qdao tăng nhưng không tỷ lệ
Quan hệ giữa nhiệt trên dao và các yếu tố trên như sau:
θ0 = Cθ.tx.Sy.Vz (z>y>x) (1-9) Trong đó: Cθ - là hệ số phụ thuộc vào vật liệu gia công và điều kiện cắt
X, y, z - là số mũ chỉ mức độ ảnh hưởng của t, S, V đến nhiệt cắt
c Vật liệu làm dao:
Vật liệu dụng cụ cắt ảnh hưởng đến nhiệt độ thông qua hệ số ma sát với vật liệu gia công, độ dẫn nhiệt và nhiệt dung của nó
d Dung dịch trơn nguội:
Dung dịch trơn nguội làm giảm hệ số ma sát, kích thước các vết nứt tế vi phát
triển, làm công tiêu hao cho quá trình cắt giảm, dung dịch trơn nguội dẫn nhiệt ra khỏi vùng cắt
Với những tác dụng trên dung dịch trơn nguội làm giảm đáng kể nhiệt độ vùng cắt (khoảng 10÷15%)
e Các yếu tố khác:
- Góc γ tăng phoi thoát dễ, Pz giảm, Q giảm Nhưng g tăng thì b giảm nhiệt truyền từ đầu dao vào thân dao chậm Nên g tăng thì Q tăng nhưng không tỷ lệ
- Góc ϕ tăng thì b giảm, sự tiếp xúc giữa dao và vật ít, nhiệt truyền và vật kém
Do vậy khi ϕ tăng thì Q tăng
- Bán kính mũi dao r tăng thì biến dạng tăng, Q tăng Nhưng r tăng, sự tiếp xúc giữa dao và vật tăng nên khi r tăng thì Q giảm
Trang 37- Tiết diện thân dao BxH tăng thì nhiệt lượng truyền và thân dao nhiều, Qđầu dao
1.2.3.3 Dung dịch tưới nguội
a Tác dụng và yêu cầu đối với dung dịch tưới nguội:
- Dung dịch tưới nguội tác động vào bề mặt phoi tạo ra lớp bọc cần thiết để phoi không bám vào nhau, thoát ra khỏi vùng tạo phoi dễ dàng
* Yêu cầu đối với dung dịch tưới nguội:
- Có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát tốt
- Có tác dụng làm nguội tốt
- Không bị phân hủy dưới sự tác động của nhiệt độ cao, sử dụng được lâu dài
- Ít làm han gỉ hệ thống công nghệ (Máy – dao – gá - chi tiết)
- Không gây độc hại cho công nhân và không làm ô nhiễm môi trường
- Dễ kiếm và giá cả hợp lý
b Các loại dung dịch trơn nguội thường dùng:
* Dung dịch làm nguội là chủ yếu:
- Gồm các dung dịch với độ nhớt nhỏ, nhiệt dung và khả năng dẫn nhiệt tốt như: dung dịch nước khoáng điện ly, dung dịch Êmunxi …
Trang 38Dung dịch Êmunxi được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, chế tạo Êmunxi từ Nước xà phòng + axit hữu cơ + cồn Dung dịch có màu trắng sữa, mùi khó chịu, hoạt tính cao nhưng khả năng thâm nhập kém Loại này được dùng nhiều khi mài Khi thay đổi tỷ lệ nước trong dung dịch Êmunxi, màu của nó chuyển từ màu trắng sữa sang nâu
* Dung dịch bôi trơn là chủ yếu:
- Được dùng khi gia công tinh và gia công lần cuối cần đạt độ bóng và độ chính xác bề mặt gia công cao
- Trong công nghiệp sử dụng phổ biến loại dầu Sul phi rê dôn, thành phần gồm 80% dầu cọc sợi số 3, 18% Nigron và 2% lưu huỳnh
c Cách sử dụng dung dịch trơn nguội (DDTN):
- Khi gia công thô, sử dụng DDTN có tính chất làm nguội là chủ yếu
- Khi gia công tinh, sử dụng DDTN có tính chất bôi trơn là chủ yếu
- Khi cắt tốc độ cao bằng dao hợp kim cứng, DDTN phải tưới liên tục, đẩy đủ, nếu không hợp kim cứng sẽ bị nứt
- Khi phay bằng dao phay mặt đầu, do dao làm việc không liên tục nên không cần tưới DDTN
- Khi gia công vật liệu dòn, nhận được phoi vụn, nhiệt phát sinh bé nên hiệu quả khi sử dụng DDTN thấp
- DDTN phải được đưa trực tiếp vào khu vực cắt bằng các phương pháp: tưới, phun vào mặt sau, phun sương mù, dùng áp suất đưa DDTN đi theo các rãnh của dụng cụ vào khu vực cắt (hình 1-24)
Trang 391.2.4 Rung động trong quá trình cắt
Dó đó khi nghiên cứu về rung động, tìm cách giảm rung (chủ yếu là giảm biên độ
và điều chỉnh tần số tránh cộng hưởng …) là nhiệm vụ cần thiết Trong quá trình cắt
có 2 loại rung động: rung động cưỡng bức và tự rung
a Rung động cưỡng bức: xuất hiện dưới tác động theo chu kỳ của các ngoại lực
Ví dụ:
Hình 1-24 Các phương pháp tưới dung dịch trơn nguội
Trang 40+ Khi tiện chi tiết có rãnh, lực cắt thay đổi theo chu kỳ (P=0 khi dao đi qua rãnh, P≠0 khi cắt)
+ Lực ly tâm của các vật quay không cân bằng (chi tiết, mâm cặp, bánh đai…) + Lực va đập khi chế tạo không chính xác các bánh răng trong hộp tốc độ, các chi tiết máy bị mòn
b Rung động tự rung: xuất hiện dưới sự tác dụng của nội lực
Ví dụ:
+ Lực ma sát giữa phoi và mặt trước của dao thay đổi
+ Sự không đồng nhất về cơ lý tính của vật liệu gia công gây biến thiên
+ Lẹo dao xuất hiện rồi bị phá hủy, góc γ cắt thực tế thay đổi Lực thay đổi theo gây tự rung
+ Khi đã xuất hiện rung động, vị trí của phôi và dao thay đổi, chiều dày cắt a thay đổi, lực cắt thay đổi gây tự rung
1.2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rung động
a Chế độ cắt:
Tốc độ cắt: Khi tăng tốc độ cắt rung động bắt đầu tăng theo, tiếp tục tăng tốc độ cắt lên nữa, rung động đạt biên độ lớn nhất sau đó giảm đi Điều này được giải thích bởi quá trình cắt xảy ra ở vùng tốc độ cắt có và không có hiện tượng lẹo dao
Lượng chạy dao S và chiều sâu cắt t: Khi S và t tăng làm tăng diện tích lớp cắt Lực cắt tăng Song rung động xuất hiện khi lực cắt thay đổi
Khi tăng S và t nếu hệ thống công nghệ không đủ cứng vững, lực cắt lớn làm cho biến dạng của hệ thống công nghệ tăng Nếu trong hệ thống công nghệ vì các nguyên nhân khác (không phải do tăng S và t) đã bị rung động thì khi tăng S và t lực cắt tăng sẽ làm tăng biên độ của rung động
b Thông số hình học của dụng cụ cắt:
Tăng γ lực cắt giảm, lẹo dao khó hình thành, biên độ rung động giảm
Tăng α ma sát ở mặt sau giảm, lực cắt giảm, biên độ rung động giảm
Góc ϕ ảnh hưởng đến rung động như sau: