1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG MÔN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

22 819 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 140,21 KB

Nội dung

Chương 1 Câu 1: vai trò và mục đích tuyên truyền KTTV • Vai trò : cung cấp thông tin, cảnh báo, dự báo KTTV đáp ứng các yêu cầu phát triển KTXH, phòng tránh thiên tai. • Mục đích : Những điều kiện cơ bản về KT, KH và TV khu vực, LV sông; Những thuật ngữ chuyên môn được sử dụng trong các bản tin thông báo, cảnh báo và dự báo KTTV; Những khái niệm cơ bản về hiện tượng KTTV nguy hiểm và cách phòng tránh, giảm nhẹ các thiên tai: + Thời tiết: bão, mưa lớn, dông, lốc, tố, mưa đá, KKL,.. + Thủy văn: lũ, lụt, lũ quét, hạn hán,… + KTTV biển: bão, gió, vòi rồng, sóng, nước dâng, triều cường, sóng thần,… Câu 3:yêu cầu Người tuyên truyền phải nắm vững kiến thức về KTTV (chuyên trách kiệm nhiệm); Các bài tuyên tuyền phải ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu phù hợp với các đối tượng khác nhau trong cộng đồng và có một mục tiêu xác định; Những bản chỉ dẫn, phổ biến kiến thức phải đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng, các đơn vị cơ quan nhằm phục vụ tốt nhất đến từng nhóm đối tượng cụ thể. Làm cho cộng đồng biết tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin, bản tin dự báo chính xác, đúng nghĩa của nó Câu 4:Nội dung và sử dụng Cung cấp và phổ biến: Những tài liệu về đặc điểm KTTV, bản đồ phân bố yếu tố KTTV cơ bản, các loại thiên tai (LV, vùng, các thời kỳ); Cung cấp thông tin và giải thích về bản tin dự báo KTTV và hướng dẫn khai thác sử dụng,… Các biện pháp, kinh nghiệm phòng tránh, các sổ tay hướng dẫn, cẩm nang khoa học kĩ thuật; Cung cấp và phổ biến các văn bản pháp quy về KTTV Câu 5: WMO WMO được thành lập năm 1950, có 189 thành viên (181 QG và 8 Vùng lãnh thổ). WMO là tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc về KTTV và các khoa học địa vật lý liên quan. Trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ Chủ tịch: David Grimes (Canada) Tổng thư ký: Michel Jarraud (Pháp). WMO lấy ngày 223 làm Ngày nước thế giới và 233 làm Ngày Khí tượng thế giới

Trang 1

Chương 1

Câu 1: vai trò và mục đích tuyên truyền KTTV

• Vai trò : cung cấp thông tin, cảnh báo, dự báo KTTV đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH, phòng tránh thiên tai

• Mục đích :

-Những điều kiện cơ bản về KT, KH và TV khu vực, LV sông;

- Những thuật ngữ chuyên môn được sử dụng trong các bản tin thông báo, cảnh báo và dự báo KTTV;

- Những khái niệm cơ bản về hiện tượng KTTV nguy hiểm và cách phòng tránh, giảm nhẹ các thiên tai:

+ Thời tiết: bão, mưa lớn, dông, lốc, tố, mưa đá, KKL,

+ Thủy văn: lũ, lụt, lũ quét, hạn hán,…

+ KTTV biển: bão, gió, vòi rồng, sóng, nước dâng, triều

cường, sóng thần,…

Câu 3:yêu cầu

- Người tuyên truyền phải nắm vững kiến thức về KTTV (chuyên trách/ kiệm nhiệm);

- Các bài tuyên tuyền phải ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu phù hợp với các đối tượng khác nhau trong cộng đồng và có một mục tiêu xác định;

- Những bản chỉ dẫn, phổ biến kiến thức phải đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng, các đơn vị cơ quan nhằm phục vụ tốt nhất đến từng nhóm đối tượng cụ thể

- Làm cho cộng đồng biết tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin, bản tin dự báo chính xác, đúng nghĩa của nó

Câu 4:Nội dung và sử dụng

Cung cấp và phổ biến:

- Những tài liệu về đặc điểm KTTV, bản đồ phân bố yếu tố KTTV

cơ bản, các loại thiên tai (LV, vùng, các thời kỳ);

- Cung cấp thông tin và giải thích về bản tin dự báo KTTV và hướng dẫn khai thác sử dụng,…

- Các biện pháp, kinh nghiệm phòng tránh, các sổ tay hướng dẫn, cẩm nang khoa học - kĩ thuật;

- Cung cấp và phổ biến các văn bản pháp quy về KTTV

Trang 2

- Chủ tịch: David Grimes (Canada)

- Tổng thư ký: Michel Jarraud (Pháp)

WMO lấy ngày 22/3 làm Ngày nước thế giới* và 23/3 làm Ngày Khítượng thế giới

a Tổ chức

- Đại hội đồng: gồm tất cả các thành viên của tổ chức 4 năm họp

một lần tại trụ sở của WMO (Giơnevơ) Trưởng đoàn là người đứng đầu Cơ quan Khí tượng - Thuỷ văn quốc gia

Chức năng của Đại Hội đồng là:

• Đề ra các biện pháp chung nhằm thực hiện tốt tôn chỉ, mục đíchcủa Tổ chức đã đề ra;

• Xem xét các khuyến nghị của các nước thành viên về các vấn

đề liên quan đến thẩm quyển của tổ chức;

• Xem xét các báo cáo của Hội đồng Chấp hành, quyết định việc thành lập các Hội khu vực, các Uỷ ban kỹ thuật, các vấn đề về tài chính, ngân sách và pháp lý v.v; bầu Ban lãnh đạo của Tchức

- Hội đồng chấp hành: Gồm 36 thành viên trong đó có: Chủ tịch, ba

Phó Chủ tịch, sáu Chủ tịch của sáu khu vực và 26 thành viên Họp ít nhất 1 lần/ năm, có nhiệm vụ triển khai thực hiện các quyết định của Đại hội đồng

- Các Hội khu vực: WMO có sáu tổ chức khu vực và được chia theo

vị trí địa lý, cụ thể như sau:

Khu vực 1: châu Phi

Khu vực 2: châu Á

Khu vực 3: Nam Mỹ

Khu vực 4: Bắc và Trung Mỹ

Khu vực 5: Tây Nam Thái Bình Dương

Khu vực 6: châu Âu

- Các Uỷ ban kỹ thuật: WMO có tám Ủy ban kỹ thuật về khí quyển,

hệ thống cơ bản, khí động học, thuỷ văn, khí hậu, khí tượng biển,…

Trang 3

- Ban Thư ký: Đứng đầu là Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu,

nhiệm kỳ 4 năm, và các nhân viên kỹ thuật, hành chính cần thiết để

thực hiện các công việc của tổ chức.

Câu 7: Chương trình hoạt động của WMO

• Đào tạo về phương pháp quan trắc;

• Dự báo bão nhiệt đới;

• Nghiên cứu khí hậu thế giới;

• Cung cấp dữ liệu dự báo thời tiết khí hậu;

• Nghiên cứu quan hệ giữa khí hậu và môi trường;

• Nghiên cứu về vật lý, hoá chất trong các đám mây và tác động của chúng đến sự biến đổi khí hậu;

• Áp dụng kỹ thuật tổng hợp trong bảo vệ mùa màng và chống hạn hán, sa mạc hoá;

• Nghiên cứu KH đại dương và tác động đến các hoạt động trên biển;

• Sử dụng và khai thác các nguồn nước;

• Vai trò điều phối của WMO trên phạm vi toàn cầu

Câu 8: Nhiệm vụ của WMO

1. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác trên toàn thế giới trong việc thành lập mạng lưới trạm, các quan sát KTTV, địa vật lý và thúc đẩy việc thành lập và duy trì các trung tâm chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ KTTV;

2. Đẩy mạnh việc thành lập và bảo trì hệ thống trao đổi nhanh các thông tin khí tượng liên quan;

3. Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa các quan sát khí tượng và đảm bảo việc xuất bản thống nhất các số liệu quan sát và thống kê;

Trang 4

4. Tăng cương hơn nữa các ứng dụng của KT hàng không, vận chuyển, vấn đề nước, nông nghiệp và các hoạt động của con người;

5. Đẩy mạnh hoạt động về thuỷ văn và hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa khí tượng và thủy văn;

6. Khuyến khích nghiên cứu và đào tạo về KTTV trong việc phối hợp các nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo tầm cỡ quốc tế

Câu 9: Tổ chức Trung tâm KTTV Quốc gia:

Chương 2:

Câu 2: Phân loại:

Loại TTKT xảy ra thường xuyên hàng năm, theo mùa như bão,

ATNĐ, gió mùa mạnh, nắng nóng khô hạn gay gắt, rét đậm, rét hại, sương mù nặng, mưa lớn…

Loại TTKT xảy ra mang tính cực đoan, mang tính lịch sử với

tần suất rất nhỏ (các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan)

Loại TTKT xảy ra với quy mô rộng mang tính hệ thống và có

khả năng giám sát được như bão, không khí lạnh, mưa lớn diện

rộng…

Trang 5

Loại thiên tai xảy ra quy mô rất hẹp, bất ngờ, khó kiểm soát như

dông sét, tố, lốc vòi rồng, mưa đá…

Câu 3:Ảnh hưởng và tác động của TTKT

Ảnh hưởng của TTKT

• TTKT ảnh hưởng trực tiếp trước mắt như bão, ATNĐ, tố lốc…

• TTKT ảnh hưởng mang tính lâu dài như biến đổi khí hậu

TTKT thường gây ra những thiên tai khác như thiên tai thủy

văn, thiên tai do suy thoái môi trường, thiên tai địa vật lý…

Tác động của TTKT

• Tác động đến kinh tế, chính trị, xã hội

• Tác động đời sống con người

Tác động môi trường sinh thái

Câu 4: Nguyên nhân hình thành TTKT

1.Gió mùa mùa đông

Đây là loại gió hoạt động có hướng thịnh hành Đông bắc, hoạt động trong mùa đông nên gọi là GMMĐ

• GMMĐ, do khối KKL cực đới biến tính trong quá trình di

chuyển xuống phía nam sinh ra Có 2 TT tác động chính Xi Bê Ri và Uran Hoạt động từ IX-IV, TB = 24-26 đợt/năm, tập trung (X-III) và chia làm 3 thời kỳ đầu mùa (IX, X), chính mùa (XI- II) và cuối mùa (III, IV)

• GMMĐ thường gây gió manh trên biển đôi khi lên đến cấp 8, gió giật trên cấp 8, nguy hiểm tàu thuyền nhỏ KKL kết hợp nhiều hệ thống thời tiết khác gây mưa lớn, lũ lụt (đặc biệt Miền Trung) Gây rétđậm, rét hại, băng giá, sương muối (ở Bắc Bộ)

• Trong những tháng chuyển tiếp KKL ảnh hưởng dễ phát sinh tố lốc

2.Gió mùa mùa hè

- GMMH là loại gió thịnh hành trong những tháng mùa hè, có hướng Tây nam nên cũng được gọi là gió mùa Tây nam

- Bản chất GMMH là quá trình phát triển và lùi lên gần xích đạo

của áp cao cận nhiệt đới Nam bán cầu (nơi đây là thời kỳ mùa đông), gió đổi hướng ĐN sang TN khi vượt qua xích đạo thường phát triển mạnh ở khu vực vịnh Ben Gan, Nam Bộ, khu vực Nam Biển Đông

- Trung bình hàng năm hoạt động (V- IX) Gió mùa TN gắn chặt với chế độ mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên Thời kỳ hoạt động mạnh

Trang 6

của gió mùa TN liên quan đến thiên tai như mưa lớn, ngập lụt và

những thiên tai quy mô nhỏ như dông, tố lốc

- Gió mùa TN liên quan đến hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới vớiquá trình hình thành, phát triển bão, ATNĐ trên BĐ

Câu 5: Các thiên tai có nguồn gốc từ biển và tác động của chúng

Sóng và gió ảnh hưởng đến các hoạt động trên biển

 Gió cấp 6, cấp 7 (39-61km/h) gây sóng cao 3-4m Biển động Nguy hiểm với tàu thuyền nhỏ

 Gió cấp 8, cấp 9 (62-88km/h) gây sóng cao 5-7m Biển động rất mạnh Rất nguy hiểm với tàu thuyền,nhà tốc mái, cành cây bị gãy

 Gió cấp 10, cấp 11 (89-117km/h) gây sóng cao 9-12m Biển

động dữ dội Làm đắm tàu thuyền, nhà cửa, cây cối bị đổ

 Gió từ cấp 12 trở lên (Từ 118km/h trở lên) gây sóng cao trên 12m Biển động dữ dội, đánh đắm các tàu thuyền có trọng tải lớn, tàn phá nhà cửa công trình, cây cối, hoa màu

Câu 6:

1.Khái niệm mưa lớn :

+ là mưa cấp từ mưa vừa - mưa to trở lên, lượng mưa từ 16mm -

50/24h trở lên và trên diện rộng một vùng hay một miền

+ Mưa lớn là hiện tượng cực đoan do nhiễu động khí quyển như: bão,

áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ gió, đường đứt Đặc biệt nguy hiểm, khi

có sự kết hợp tác động: gây ra mưa lớn dài ngày trên diện rất rộng.+ Mưa lớn là loại thời tiết đặc biệt nguy hiểm gây ra: lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt làm thiệt hại nghiêm trọng đời sống, KTXH và con người

2.Các TTKT quy mô nhỏ

A, Dông sét

Những đám mây dông đối lưu thường tích điện trái dấu nhau và điên áp chênh lệch lên đến hàng vạn, hàng triệu KV Khi di chuyển đến gần nhau, chúng phóng điên gây ra tia chớp và kèm theo tiếng nổ rât lớn gọi là dông

Tác đông :

Về mặt lợi:

Trang 7

Mưa rào và dông thường cung cấp một lượng nước đáng kể trong mùakhô hạn Cơn dông sinh ra một lượng đạm tự nhiên giúp cho cây cối phát triển.

+Tố thường xảy ra khi có KKL tràn mạnh vào vùng KKN, làm KKN

bị nâng lên mạnh mẽ, đồng thời luồng không khí xung quanh tràn vào gây gió mạnh đột ngột Tố thường xảy ra trong một thời gian ngắn chừng vài phút Vùng Tố là một dải dài và hẹp (rộng khoảng 100m dàikhoảng 500m) chuyển dịch với tốc độ lớn sinh ra đường tố Trong đường tố cũng thường xuất hiện những xoáy nhỏ với sức gió có thể lên tới cấp 10 hoặc lớn hơn

+ Tố cũng có thể sinh ra ở rìa của các cơn bão

+ Gió mạnh do Tố có thể gây ra đổ cây lớn, đổ nhà, đổ các công trình xây dựng, cuốn đi các phương tiện giao thông, thậm chí gây chết

người và gia súc đặc biệt đối với các tàu thuyền đánh cá hoạt động trên biển

C,Lốc

Định nghĩa: Trong điều kiện không khí bất ổn định, dòng không khí

chuyển động thăng mạnh mẽ làm xuất hiện những vùng nhỏ có khí áp thấp hơn rất nhiều so với xung quanh Không khí xung quanh tràn vàovùng áp thấp tạo nên những dòng gió xoáy có phạm vi hẹp nhưng cường độ gió rất mạnh, đôi khi tương đương một cơn bão mạnh, người

ta gọi là lốc

Ảnh hưởng của lốc: Mặc dù phạm vi hẹp nhưng gió xoáy do lốc có

sức mạnh khủng khiếp đôi khi tương đương một cơn bão manh Trên biển lốc có thể làm đắm tàu thuyền có trong tải nhỏ Trên đất liền lốc

Trang 8

có thể làm đổ nhà, tốc mái, đổ cây cối và các công trình thiếu kiên cố

và đôi khi cả sinh mạng con người

D, Vòi rồng

Vòi rồng cũng là vùng gió xoáy quy mô nhỏ và tốc độ gió rất lớn Khác với lốc, nguyên nhân hình thành vòi rồng là do những đám mây dông phát triển mạnh Sự chuyển động thăng mạnh mẽ của dòng

không khí làm mật độ không khí thay đổi, trong đám mây dông xuất hiện những vùng có khí áp rất thấp tạo nên những xoáy nhỏ ở trên cao.Những dòng gió xoáy phát triển dần xuống thấp với hình dạng giống cái vòi nên gọi là vòi rồng Cũng như lốc dòng thăng không khí mạnh

mẽ cuốn hút những vật thể ở tầng thấp kể cả nước biển đưa lên cao và rơi xuống phía ngoài rìa của vòi rồng Xoáy thấp đầy dần từ tầng thấp lên cao, bởi vậy vòi rồng thu hẹp mất dần từ thấp tựa như kéo vòi lên cao Thực tế cho hay cũng có đám mây dông xuất hiên liên tiếp nhiều vòi rồng trong cùng một khoảng thời gian nhất định Vòi rồng xuất hiện trên biển và rất nguy hiểm đối với tàu thuyền nhỏ

E,Mưa đá

Mưa đá là loại giáng thủy rắn, kèm theo mưa dông là những hạt

đá có kích cở khác nhau từ vài mm đến vài cm Nguyên nhân mưa đá

là do hơi nước theo dòng thăng mạnh lên cao và ngưng kết thành

nước Do dòng thăng của không khí rất mạnh những giọt nước tiếp tụcchuyển động thăng lên cao hơn đến mức nhiệt độ đóng băng và nhữnghạt nước đóng bang

• Mưa đá có tác hại lớn đối với nông nghiệp đặc biết hoa màu

• Mưa đá với hạt đá lớn vài cm có thể làm phá hỏng một số công trình như nhà kính, mái tôn, mái ngói…đôi khi cũng nguy hiểm đối với con người

Câu 7:

Nắng nóng

- NN là một dạng thời tiết đặc biệt thường xảy ra trong những tháng mùa hè Nắng nóng là sự biểu hiện khi nền nhiệt độ TB ngày khá cao

và được đặc trưng ở nhiệt độ cao nhất trong ngày

- NN xảy ra trong trường hợp ít mây, độ ẩm không khí khá thấp (dưới 50%) được gọi là hiện tượng khô nóng và khi xảy ra trong điều kiện nhiều mây, độ ẩm không khí tương đối cao gây oi bức, khó chịu

Trang 9

Ở các tỉnh Bắc Bộ NN thường xuất hiện vào thời kỳ đầu mùa mưa, còn các tỉnh Trung Bộ NN thường xuất hiện chủ yếu vào thời kỳ mùa khô Do vậy NN đối với các tỉnh miền Trung hay kèm theo sự khô hạnthiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống

Tác hại của NN:

Hạn hán:

-

Hạn khí tượng: được coi là thiên tai, do sự thiếu hụt nghiêm trọng

lượng mưa so với giá trị TBNN

- Hạn nông nghiệp: mất cân bằng giữa lượng nước trong đất với

nhu cầu nước của cây trồng

nước trong các tầng chứa nước dưới đất hạ thấp

- Hạn Kinh tế xã hội: Nước không đủ cung cấp cho nhu cầu của

các hoạt động kinh tế xã hội

• Huỷ hoại thực vật, động vật, quần cư hoang dã, môi trường

• Giảm chất lượng không khí, nước, cháy rừng, xói lở đất Các tác động này có thể kéo dài và không khôi phục được

• Tác động đến kinh tế xã hội: giảm năng suất, diện tích, sản lượnglương thực và cây trồng khác; giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi; giảm sản lượng thuỷ điện Tăng chi phí sản xuất và giá thành sản

phẩm

• Gây ra những xung đột về nguồn nước

Chương 2: tiếp

Câu 2:

Lũ (KH) là một sóng thủy lực truyền trong mạng lưới sông, trong đó

lưu lượng và mực nước tăng lên gấp nhiều lần so với điều kiện dòng chảy bình thường

Lũ (PT) là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian

nhất định, sau đó giảm dần

Đặc trưng cơ bản:

Trang 10

Trận lũ (hay con lũ) là do một trận mưa trên lưu vực gây ra, song cũng

có thể là do vỡ đê, vỡ đập, làm cho mực nước trong sông dâng cao dần cho tới khi đạt tới cao nhất (đỉnh lũ), sau đó mực nước hạ thấp dần cho đến khi xấp xỉ bằng mực nước khi bắt đầu dâng cao

1) Lũ đơn là trận lũ chỉ có một đỉnh cao nhất do một trận mưa trên lưu

vực sinh ra

2) Lũ kép là trận lũ có nhiều đỉnh, thường hai, ba đỉnh, do hai hay

nhiều trận mưa liên tiếp sinh ra

3) Mực nước là độ cao của mặt nước trong sông tính từ một độ cao

chuẩn quốc gia (mực nước trung bình trạm Hòn Dấu), được biểu thị

bằng ký hiệu H và đơn vị là cm (centimét) hoặc m (mét).

4) Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong

một đơn vị thời gian (1 giây), được biểu thị bằng ký hiệu Q và đơn vị

là m 3 /s hoặc l/s

5) Chân lũ lên là lũ bắt đầu lên (mực nước bắt đầu dâng cao (Hcl) hay

lưu lượng nước bắt đầu tăng lên)

6) Đỉnh lũ là mực nước hay lưu lượng nước cao nhất trong một trận lũ

(Hđ).

7) Chân lũ xuống là lũ rút xuống thấp nhất, xấp xỉ bằng lúc bắt đầu lũ

lên (Hcx

8) Thời gian lũ lên là khoảng thời gian từ chân lũ lên đến đỉnh lũ (tl).

9) Thời gian lũ xuống là khoảng thời gian từ đỉnh lũ đến chân lũ

xuống (tx).

10) Thời gian trận lũ là khoảng thời gian từ chân lũ lên đến chân lũ

xuống:

t = tl + tx

11) Cường suất lũ là sự biến đổi của mực nước trong một đơn vị thời

gian, thường lấy đơn vị là cm/h (cm/giờ) hoặc m/24 giờ Cường suất

lũ trên các sông ở vùng núi có thể lên đến 2-5 m/h, ở đồng bằng hạ lưu các sông, có thể 10 - 20cm/h

Ảnh hưởng của lũ:

Caau3:nét chung về lũ,lụt Việt nam

1) ĐB và trung du BBộ, chịu tác động chủ yếu của lũ, úng, nước biển

dâng Hệ thống đê sông, đê biển và nhiều công trình phòng lũ khác (hồ chứa, công trình phân lũ, chậm lũ, ) đã và đang bảo vệ cho đồng

Trang 11

bằng ngày một an toàn hơn Tuy nhiên, ảnh hưởng của BĐKH và tác động của con người, lũ trên các sông, suối miền núi vẫn ngày càng giatăng Ngay cả trên các sông lớn, khi lũ lớn trên sông lại gặp triều

cường hoặc bão mạnh như trong năm 1969, 1971, 1986, 1996 thì nguy

cơ vỡ đê, ngập lụt diện rộng là rất khó tránh khỏi

2) Miền Trung luôn đối mặt trực tiếp với lũ lụt sau đó là bão và nước

biển dâng Tại đây, lũ lụt lớn thường đi ngay sau mưa lớn, bão, ATNĐ,xảy ra liên tiếp và trên diện rộng, bao trùm một số tỉnh hoặc hầu như trên toàn miền Lũ tập trung rất nhanh về hạ lưu vốn là vùng trũng, thấp, thoát lũ kém, gây lụt nhiều ngày Lũ các sông MTrung thuộc loại

lũ quét: ác liệt, lên nhanh, xuống nhanh, diễn ra trong thời gian ngắn Thủy triều và nước biển dâng cũng tác động đến gia tăng tình hình ngập lụt ở MTrung

3) Vùng Tây Nguyên thường chịu tác động của lũ quét và lũ lớn trên

các sông Sự phát triển kinh tế xã hội một cách mạnh mẽ làm lũ quét xảy ra thường xuyên hơn và phổ biến hơn, gây thiệt hại lớn hơn

Cùng với lũ quét, lũ lớn trên các sông chính có thể làm ngập các vùng trũng ven sông, các thị trấn, thị xã, gây ngập lụt một vài ngày, thậm chí ngập lụt nhiều ngày, như tại thị xã Kon Tum và nhiều thị trấn, trung tâm dân cư khác trên vùng núi và cao nguyên

4) Lũ lụt ĐBSCL, hàng năm gây thiệt hại lớn về người và tài sản

Những năm lũ lụt lớn gần đây đã xảy ra vào 2000, 2001 Lụt kéo dài 3-5 tháng trên diện rộng chiếm khoảng 2/3 đồng bằng Phương châm

“chung sống với lũ lụt” một cách tích cực, chủ động đã và đang thực thi hàng loạt biện pháp công trình và phi công trình một cách đồng bộ

để giảm dần thiệt hại, phát huy mặt lợi của lũ lụt

Trước mắt, tình hình lũ lụt lớn kết hợp với triều cường, nước dâng do gió bão, sóng thần, ở ĐBSCL vấn còn là vấn đề hết sức phức tạp.Câu 4:

Lũ quét là loại lũ lên nhanh, xuống nhanh, dòng chảy xiết, cuốn theo mọi vật cản trên đường đi Lũ quét thường có nhiều bùn cát, đá, cây cối, nhà cửa và có sức tàn phá, vùi lấp lớn

Lũ quét thường xảy ra bất ngờ trên các sông suối miền núi vừa và nhỏ1,Các dạng lũ quét: Lũ quét sườn dốc: sinh ra trên sườn dốc 20-35% của các khu vực nhỏ Lũ xảy ra do mưa to, có tốc độ lớn, thời gian ngắn, quét mọi thứ trên đường đi

Ngày đăng: 24/07/2017, 15:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w