CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN A. TRẮC NGHIỆM: 1/ Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thường, Clo ở trạng thái vật lí nào? A. Rắn B. Lỏng C. Khí D. Tất cả đều đúng 2/ Đơn chất Clo có công thức phân tử nào sau đây? A. Cl B. Cl 2 C. Cl 3 D. Tất cả đều đúng 3/ Clo tác dụng với kim loại cho sản phẩm gì là chính? A. Clorua kim loại với kim loại có hóa trị thấp C. Hợp kim giữa clo và kim loại B. Clorua kim loại với kim loại có hóa trị cao D. Tất cả đều sai 4/ Kim loại nào sau đây tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại A. Fe B . Cu C . Zn D. Ag 5/ Cho biết các chất tạo thành khí cho axit clohiđric HCl tác dụng với clorua vôi CaOCl 2 A. Cl 2 + CaCl 2 + H 2 O B. CaCl 2 + HCl C. CaCl 2 + Cl 2D. CaCl 2 + H 2 O 6/ . Hỗn hợp khí clo và khí hiđro xảy ra phản ứng mạnh trong điều kiện nào? A. Bình chứa hỗn hợp khí đặt trong bóng tổi B. Bình chứa hỗn hợp khí để trong bóng râm C. Bình chứa hỗn hợp khí được chiếu sáng trực tiếp D. Bình chứa hỗn hợp khí không được chiếu sáng trực tiếp 7/ Đưa natri đang nóng chảy vào bình Clo thì phản ứng xảy ra như thế nào? A. Natri tiếp tục cháy B. Natri không cháy nữa C. Natri tiếp tục cháy mạnh D. Tất cả đều sai 8/ Bột sắt nóng cháy trong Clo theo phản ứng nào? A. 32 2 3 FeClClFe =+ B. Fe + Cl 2 = FeCl 2 C. Fe + 3Cl = FeCl 3 D. Fe + Cl 2 = FeCl 3 9/ Nước Gia- ven và clorua vôi dùng để A. Tẩy màu B. Sát trùng C. Tẩy uế D. Tất cả đều đúng 10/ Trong phản ứng hóa học để chuyển thành ion, nguyên tử Clo đã A. Nhận thêm một electron B. Nhận thêm một proton C. Nhường đi một electron D. Nhường đi một notron 11/ Khi cho axit HCl loãng tác dụng với Fe tạo thành A. FeCl 2 + H 2B. FeCl 3 + H 2 C. FeCl 2 + H 2 + O 2D. FeCl 3 + H 2 O 12/ Sắt tác dụng với chất nào dưới đây để cho muối sắt III clorua A. HCl B. Cl 2 C. NaCl D. CaCl 2 13/ Axit clohiđric tác dụng với Zn cho sản phẩm nào? A. ZnSO 4 và H 2B. ZnCl 2 và H 2 C. ZnCl 2 và H 2 O D. Tất cả đều sai 14/ Nhỏ HCl vào dung dịch AgNO 3 ta quan sát thấy gì? A. Khí hiđro bay ra B. Kết tủa trắng đục của bạc clorua C. Bạc óng ánh hiện ra D. Tạo dung dịch trong suốt 15/ AgNO 3 là thuốc thử của axit nào sau đây? A. H 2 SO 4 B. HNO 3 C. H 2 SO 3 D. HCl 16/ Xác định trạng thái của hidroclorua ở nhiệt độ thường A. Khí B. Lỏng C. Dung dịch D. Tất cả đều đúng 17/ Xác định trạng thái của axit clohidric ở nhiệt độ thường A. Khí B. Lỏng C. Rắn D. Tất cả đều đúng 18/ Axit clorơ có công thức HClO 2 , cho biết công thức của axit hipoclorơ A. HCl B. HClO C. HClO 4 D. HClO 3 BT củng cố Hoá lớp 10Hky2 .trang 1 19/ Trong phòng thí nghiệm để điều chế Clo người ta dùng MnO 2 như là chất gì? A. Chất xúc tác B. Chất oxi hóa C. Chất khử D. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử 20/ Phân tử Clo (Cl 2 ) đóng vai trò gì trong phản ứng với H 2 O? A. Chất khử B. Chất oxi hóa C. Vừa là chất khử và chất oxi hóaD. Chất xúc tác 21/ Hợp chất của clo và hidro được gọi là A. Hidroclorua ở trạng thái khí B Axit clohiđric nếu ở trạng thái dung dịch trong nước C Cả a và b đều đúng D. Cả a và b đều sai 22/ Khí hidroclorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn tác dụng với A. Xút B. Axit sunfuric đậm đặc và đun nóng C. Nước D. H 2 SO 4 loãng 23/ Muốn điều chế axit clohidric từ khí hidroclorua ta có thể dùng phương pháp nào sau đây? A. Cho khí này hòa tan trong nước C. Cho khí này tác dụng với axit clohidric loãng B. Oxi hóa khí này bằng KMnO 4 D. Cho khí này tác dụng với axit sunfuric loãng 24/ Khi phương trình sau đây đã được cân bằng: MnO 2 + HCl → MnCl 2 + H 2 O + Cl 2 Tính số mol H 2 O sinh ra A. 1 B.2 C. 8 D. 6 25/ Trong 4 hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là nước Javen A. NaCl + NaClO + H 2 O C. NaCl + NaClO 2 + H 2 O B. NaCl + NaClO 3 + H 2 O D. NaCl + HClO + H 2 O 26/ . Hidroclorua là A. Một chất khí tan nhiều trong nước C. Một chất khí khó hòa tan trong nước B. Một chất lỏng ở nhiệt độ thường D. Tất cả đều đúng 27/ Khi điện phân dung dịch bão hòa muối ăn trong nước (có vách ngăn xốp) ta thấy gì? A. Khí clo bay ra ở anot, oxi bay ra ở catot C. Khí clo bay ra ở anot, hidro bay ra ở catot B. Khí clo bay ra ở anot, natri tụ tại catotD. Nước Javen được tạo thành 28/ Axit nào mạnh nhất trong số các axit sau: A. HCl B. HBr C. HI D. HF 29/ Ta có phản ứng: Cl 2 + H 2 O = HCl + HClO , HClO = HCl + O Khí clo ẩm có tính tẩy trắng vì A. Oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh C. Cl + có tính oxi hóa mạnh B. HCl và oxi nguyên tử đều có tác dụng phá hủy màu D. Cl 2 tẩy màu 30/. Cho axit sunfuric đậm đặc tác dụng với 58.5g Natri clorua, đun nóng. Hòa tan khí tạo thành vào 146g nước. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được A. 15% B. 20% C. 25% D. 30% 31/ Nhận ra gốc clorua trong dung dịch bằng A. Cu(NO 3 ) 2B. Ba(NO 3 ) 2 C. AgNO 3 D. Na 2 SO 4 32/ Cho 8,7g đioxit mangan tác dụng với axit clohidric dư đun nóng. Tính thể tích khí thoát ra ? A. 2,24 l B. 22,,4 l C. 4,48 l D. 44,8 l 33/ Cho 8,7g đioxit mangan tác dụng với axit clohidric dư đun nóng. Tính khối lượng mangan clorua tạo thành A. 11,4 g B. 12,6 g C. 13,5 g D. 14,8 g 34/ Cho 56 lit khí Clo đi qua một lượng dư vôi tôi Ca(OH) 2 . Tính khối lượng clorua vôi tạo thành A. 358 g B. 278 g C. 318 g D. 285 g 35/ Điện phân dung dịch Natri clorua chứa 1 kg Natriclorrua với vách ngăn xốp. Cho biết khối lượng xút sinh ra A. 393 g B. 684 g C. 191 g D. 453 g 36/ Trong bài tập 35 trên ta hứng ở catot được A. 392 lit oxi B. 191 lit clo C. 191 lit hidro D. 200 lit nito BT củng cố Hoá lớp 10Hky2 .trang 2 37/ . Khí Clo oxi hóa dung dịch hidro sunfua H 2 S cho một lớp lưu huỳnh trắng hơi vàng và hidroclorua. Tính thể tích clo cần để oxi hóa 1 lít H 2 S A. 0,5 lít B. 1 lít C. 1,5 lít D.2 lit 38/ Cho một lượng dư axit clohidric tác dụng với 6.54g kẽm (Zn = 65) . Thể tích hidro thu được (đo ở đktc) là bao nhiêu? A. 1.15 lít B. 2.25 lít C. 3,35 lít D. 4,25 lit 39/ Người ta cho axit clohidric dư tác dụng với 15 g Zn (Zn=65). Thể tích hidro thu được (đktc) là bao nhiêu? A. 0.51 lít B. 10.28 lít C. 4,18 lit D. 5,17 lít 40/ Người ta cho khí HCl dư tác dụng với 15 g Zn (Zn=65). Tính thể tích khí hidroclorua ở đktc đã dùng A. 10,33 lít B. 11,28 lít C. 9,58 lít D. 2,56 lit 41/ Hòa tan 58.5g NaCl vào nước để được 0.5 lít dung dịch NaCl. Dung dịch này có nồng độ mol/l A. 1M B. 0.5M C. 2 M D. 0.4 M 42/ Cho axit H 2 SO 4 dư tác dụng với 100g NaCl. Tính thể tích khí hidroclorua thu được A. 38 lít B. 3.8 lít C. 4.48 lít D. 44,8 lit 43/ Người ta dùng xút để trung hòa 10cm 3 dung dịch axit clohidric chất muối thu được cân nặng 23.4g. Tính khối lượng hidroclorua chứa trong 1 lít dung dịch A. 14.6 kg B. 1.46 kg C. 146 kg D. 1460 Kg B. BÀI TẬP: 1. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau: Cl 2 (5) KCl (6) AgCl (4) (7) FeCl 3 →(8) Fe(NO 3 ) 3 NaCl →(1) HCl →(2) Cl 2 →(3) NaClO ↓(9) ↓(10) CuCl 2 CaOCl 22.Hòa tan 27,8g hỗn hợp G gồm Al và Fe trong dd HCl dư thì thu được 15,68 lit khí (đktc). Tính thành phần % về khối lượng của các chất trong G 3. Hòa tan hoàn toàn 20,4g oxit kim loại có công thức R 2 O 3 vào dd HCl dư thì được 53,4g muối khan RCl 3 . Xác định kim loại R 4. Cho 51,2g hỗn hợp G gồm CuO, Cu, Fe vào dd HCl có dư thì lọc được 12,8g chất không tan. Dung dịch còn lại đem cô cạn được 77,8g hỗn hợp muối khan. Tính khối lượng mỗi chất trong G BÀI GIẢI 1. Viết các phương trình hóa học (1). 2NaCl (rắn) + H 2 SO 4 (đ đặc) Na 2 SO4 + 2HCl (2). MnO 2 + 4HCl MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O (3). Cl 2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H 2 O (4). 2NaCl + 2H 2 O(điện phân dd, có vách ngăn) 2NaOH + Cl 2 +H 2 (5). 2K + Cl 2 2KCl (6). KCl + AgNO 3 AgCl + KNO 3 (7). 2Fe + 3Cl 2 2FeCl 3 (8). FeCl 3 + 3AgNO 3 3AgCl + Fe(NO) 3 (9). 2HCl + Cu(OH) 2 CuCl 2 + H 2 O (10). Cl 2 + Ca(OH) 2 CaOCl 2 + ( H 2 O 2. 2Al + 6HCl 2AlCl 3 + 3H 2 Mol x 3x/2 Fe + 2HCl FeCl 2 + H 2 Mol y y Số mol H 2 = 15,68 : 22,4 = 0,7 mol BT củng cố Hoá lớp 10Hky2 .trang 3 Ta có hệ 3/2x + y = 0,7 27x + 56y = 27,8 Giải hệ ta được: x = 0,2 Y = o,4 Khối lượng Al = 0,2 x 27 = 5,4 g % Al = 5,4 x 100 : 27,8 = 19,4 % % Fe = 100 – 19.4 = 80,6 % 3. R 2 O 3 + 6HCl 2RCl 3 + 3H 2 O (2R + 48) g 2(R + 35,5x3) g 20,4 g 53,4 g Ta có : 53,4 x (2R + 48) = 20,4 x 2(R + 106,5) 66R = 1782 R = 27 Vậy R là nhôm (Al) 4. Chất rắn không tan trong dung dịch HCl là Cu. Do đó khối lượng Cu = 12,8 g Khối lượng hỗn hợp Fe và CuO = 51,2 – 12,8 = 38,4 g Fe + 2HCl FeCl 2 + H 2 Mol x x CuO + 2HCl CuCl 2 + H 2 O Mol y y Ta có hệ: 56x + 80y = 38,4 127x + 135y = 77,8 Giải hệ ta được: x = 0,4 Y = 0,2 Vậy khối lượng Cu = 12,8 g Fe = 0,4 x 45 = 22,4 g CuO = 0,2 x 80 = 16 g BT củng cố Hoá lớp 10Hky2 .trang 4 CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH A. TRẮC NGHIỆM: 1/ Câu trả lời nào đúng khi nói về lí tính của oxi A. Oxxi là một chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí B. Oxi hòa tan rất nhiều trong nước nên nhờ đó mà sinh vật sống được trong nước C. Dưới áp suất khí quyển, oxi hóa lỏng ở nhiệt độ thấp – 183 0 C D. Tất cả đều đúng 3/ Thể tích của oxi trong không khí chiếm một tỉ lệ là A. 21% B. 78% C. 49.2% D. 50% 7/ Chất nào dưới đây tác dụng với oxi cho 1 oxit axit A. Natri B. Kẽm C. Lưu huỳnh D. Nhôm 8/ Trộn 2 lít NO với 3 lít O 2 . Hỗn hợp sau phản ứng có thể (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn) là: A. 3 lít B. 4 lít C. 5 lít D. 7 lít 9/ Người ta nhiệt phân 24.5 g kaliclorat KClO 3 . Tính thể tích oxi thu được ở đktc (K=39, Cl = 35.5) A. 4.55 lít B. 6.72 lít C. 45.5 lít D. 29,5 lit 10/ Người ta đốt lưu huỳnh trong 2 lít oxi (sự cháy là hoàn toàn (đktc)). Tính khối lượng lưu huỳnh đioxit được tạo thành A. 5.70 g B. 7.15 g C. 4.45 g D. 8,36 g 11/ Dùng phản ứng: 2KClO 3 = 2KCl + 3O 2 Tính khối lượng KClO 3 phải nhiệt phân để có được 4g oxi A. 5,2 g B. 8,4 g C. 9,6g D. 10.2 g 12/ Tính khối lượng nước phải điện phân để được 5 lít oxi (đktc) A. 8.04 g B. 0.80 g C. 6.08 g D. 9,02 g 13/ Tính thể tích không khí cần để oxi hóa 100 lít khí NO thành nitơ đioxit NO 2 (các thể tích khí lấy ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) A. 50 lít B. 100 lít C. 150 lít D. 200 lít 14/ Lưu huỳnh có 2 dạng là lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh tà phương. Chúng A. Tan trong nước và một số dung môi hữu cơ B. Không tan trong nước và tan trong một số dung môi hữu cơ C. Chỉ tan trong nước do có liên kết hidro với nước D. Cả A, B, C đều sai. 16/ Lưu huỳnh cháy trong oxi theo phương trình phản ứng nào? A. S + O 2 = SO 2 ↑B. S + ½ O = SO C. S + O 2 = SO + ½ O 2 ↑ D. S + O = SO 2 ↑ 17/ Dung dịch trong nước của SO 2 có tính chất gì? A. Có tính axit B. Trung hòa C. Có tính bazơ D. Không có tính axit và không có tính bazơ 18/ . Hai oxit SO 2 và SO 3 của lưu huỳnh được gọi là oxit axit vì: A. dd trong nước tạo thành bazơ B. dd trong nước tạo thành 2 axit tương ứng C. dd trong nước tạo thành cùng 1 axit D. dd trong nước tạo thành cùng 1 bazo 19/ Lưu huỳnh tác dụng với bột kim loại xảy ra theo một trong những trường hợp sau: A. Ở nhiệt độ cao tạo thành sunfua kim loại C. Ở nhiệt độ cao tạo thành H 2 S B. Ở nhiệt độ thường tạo thành H 2 S D. Ở nhiệt độ thường tạo muối 20/ Lưu huỳnh tác dụng với nhôm theo phản ứng nào sau đây A. Al + S → O t AlS B. 2Al + 3S → O t Al 2 S 3 BT củng cố Hoá lớp 10Hky2 .trang 5 C. Al + S → O t AlS 3 D. 2Al + S → O t Al 2 S 21/ Điều kiện để bột sắt tác dụng với bột lưu huỳnh cho sunfua sắt là: A. Đốt cháy hỗn hợp B. Để hỗn hợp trong không khí ẩm C. Để hỗn hợp trong phòng D. Để hỗn hợp ngoài nắng 22/ Nhận định các tính chất: I. Khí không màu ; II. Nặng hơn không khí ; III. Dễ hóa lỏng ; IV. Không hòa tan trong nước. Hidrosunfua có lí tính nào sau đây A. I và IV B. I và II C. II và IV D. II và III 24/ Oxit của lưu huỳnh thuộc loại oxit nào? A. Oxit axit B. Oxit bazơ C. Oxit lưỡng tính D. Tất cả đều sai 25/ Cacbon và lưu huỳnh có lí tính nào kể sau: A. Giòn, dễ vỡ, không dát mỏng và kéo sợi được C. Dẫn nhiệt tốt B. Thể khí ở điều kiện thường D. Tất cả đều sai 26/ Oxit nào trong các oxit sau có tính khử: A. CO 2B. CO C. SO 3 D. Tất cả đều đúng 28/ Lưu huỳnh đioxit tan trong nước theo phản ứng nào? A. SO 2 + H 2 O → H 2 SO 3 B. SO 2 + 2H 2 O → H 2 SO 4 + H 2 ↑ C. SO 2 + H 2 O → SO 3 + H 2 ↑ D. SO 2 + H 2 O → H 2 SO 4 29/ Chọn hợp chất của lưu huỳnh có tính tẩy màu A. H 2 SO 4 B. H 2 S C. SO 2D. SO 3 30/ Phản ứng của lưu huỳnh và đồng ở nhiệt độ cao tạo ra hợp chất gì? A. Sunfat B. Sunfit C. Hidrosunfua D. Sunfua 31/ Hidrosunfua có mùi gì? A. Lưu huỳnh cháy khét B. Trứng thối C. Lưu huỳnh D. Không mùi 32/ Chất điện li trong bình ắc quy là một dung dịch trong nước của chất gì? A. Amoniắc B. Etanol (rượu etylic) C. Axit sunfuric D. Tất cả đều sai 34/ Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai 1. Axit sunfuric là một chất lỏng, nhờn, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt 2. Có thể đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc không gây nguy hiểm 3. Axit sunfuric gây vết bỏng nguy hiểm khi chạm vào da 4. Axit sunfuric có ứng dụng kĩ nghệ quan trọng 5. Thuốc thử để nhận biết axit sunfuric là AgNO 3 6. NaHSO 4 là muối trung hòa Đ S Đ S Đ S Đ S Đ S Đ S 35/ Cu tác dụng với axit H 2 SO 4 đặc nóng cho một khí có tính chất gì? A. Mùi rất dễ chịu B. Làm mất màu cánh hoa hồng C. dd trong nước có tính bazơ D. Mùi trứng thối 36/ Khi đun nóng ống nghiệm chứa C và H 2 SO 4 đậm đặc phản ứng nào dưới đây xảy ra: A. H 2 SO 4 + C = CO + SO 3 + H 2 C. 2H 2 SO 4 + C = 2SO 2 + CO 2 + 2H 2 O B. H 2 SO 4 + 4C = H 2 S + 4CO D. 2H 2 SO 4 + C = CO 2 + 2H 2 O 37/ Axit H 2 SO 4 loãng tác dụng với Zn cho sản phẩm nào? A. Sunfat kẽm và khí hidro B. Sunfua kẽm và khí hidro C. Sunfat kẽm và khí sunfurơ D. Sunfat kẽm và nước 38/ Thuốc thử của axit H 2 SO 4 là gì? A. BaCl 2B. AgNO 3 C. Giấy quỳ tím D. Phenolphtalein 39/ Zn tác dụng với H 2 SO 4 trong điều kiện nào để cho khí SO 2 ↑ A. Loãng ở nhiệt độ thường B. Đậm đặc ở t 0 thường C. Đậm đặc và đun nóng D. Loãng, đun nóng 40/ Đồng tác dụng với axit sunfuric trong điều kiện nào để cho SO 2 ? A. H 2 SO 4 loãng, t 0 thường B. H 2 SO 4 loãng, 10 o C BT củng cố Hoá lớp 10Hky2 .trang 6 C. H 2 SO 4 đậm đặc và đun nóng D. H 2 SO 4 đậm đặc và t 0 thường 41/ Axit sunfuric loãng tác dụng với sắt tạo thành sản phẩm nào? A. Fe 2 (SO 4 ) 3 + H 2B. FeSO 4 + H 2 C. FeSO 4 + SO 2D. Fe 2 (SO 4 ) 3 + H 2 O 42/ Axit sunfuric đậm đặc đun nóng tác dụng với sắt sinh ra chất khí có tính chất A. Làm bùng cháy que diêm gần tắt B. Làm mất màu cánh hoa hồng C. Làm đục nước vôi D. Tất cả đều sai 43/ Axit sunfuric đậm đặc được dùng để làm khô chất khí nào sau đây? A. Khí H 2B. Khí CO 2 C. Hơi nước D. Khí H 2 S 45/ Một chất khí bay ra khi cho axit sunfuric loãng tác dụng với A. Bari clorua B. Natri sunfit C. Bạc D. Đồng 46/ Cho biết tên muối của axit sunfuric A. Sunfat B. Sunfit C. Sunfua D. Sunfuro 47/ Tác dụng của axit sunfuric đậm đặc và nóng với đồng thực hiện theo phương trình nào sau đây? A. Cu + H 2 SO 4 = CuSO 4 + H 2 ↑ B. Cu + 2H 2 SO 4 → O t CuSO 4 + SO 2 ↑ + 2H 2 O C. 2Cu + H 2 SO 4 = CuSO 4 + H 2 ↑ D. Cu + 2H 2 SO 4 → O t CuSO 4 + SO 2 ↑ + 2H 2 48/ Tác dụng của axit sunfuric loãng với đồng thực hiện theo phương trình nào sau đây? A. 2Cu + H 2 SO 4 loãng = Cu 2 SO 4 + H 2 ↑ C. Cu + H 2 SO 4 = CuSO 4 + H 2 ↑ C. Cu + H 2 SO 4 = CuSO 4 + H 2 O D. Tất cả đều sai 49/ Muốn hoà tan H 2 SO 4 đậm đặc vào nước, ta phải làm thế nào? A. Đổ từ từ nước vào lọ đựng axit B. Đổ axit từ từ vào nước C. Cả 2 cách trên đều được D. Cả 2 cách trên đều không được 50/ Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào không thể xảy ra được? A. H 2 SO 4 + dd BaCl 2B. H 2 SO 4 + dd Na 2 CO 3 C. H 2 SO 4 + dd Na 2 SO 4 D. H 2 SO 4 + dd K 2 CO 3 51/ Hidrosunfua là 1 axit A. Có tính khử mạnh B. Có tính oxi hóa mạnh C. Có tính axit mạnh D. Tất cả đều đúng 52/ Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu phát biểu là đúng và vào chữ S nếu câu đó là sai 1. Axit sunfuric là một axit mạnh 2. Axit sunfuric loãng có tính khử mạnh 3. Axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh 4. Ion H + trong H 2 SO 4 loãng có tính oxi hóa 5. S +6 trong H 2 SO 4 đăc có tính oxi hóa 6. S +6 trong dung dịch muối sunfat có tính oxi hóa mạnh Đ S Đ S Đ S Đ S Đ S Đ S 53/ Hidro có lẫn tạp chất là hidrosunfua. Có thể sử dụng dung dịch nào trong những dung dịch cho dưới đây để loại hidrosunfua ra khỏi hidro A. Dung dịch hidroclorua B. Dung dịch natri sunfat C. Dung dịch natri hidroxit D. Tất cả đều được 54/ Axit sunfuric đậm đặc tác dụng với một chất rắn màu trắng tạo ra một chất khí. Chất rắn màu trắng này: A. Không thể là sunfit B. Có thể là sunfit C. Là một sunfat D. Không là một sunfat 55/ Cho 24 g lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đậm đặc và đun nóng. Tính thể tích lưu huỳnh đioxit SO 2 được tạo thành ở đktc : S + 2H 2 SO 4 → O t 3 SO 2 ↑ + 2H 2 O A. 50.4 lít B. 16.8 lít C. 22.4 lít D. 32.4 lít 56/ Trộn một ít bột lưu huỳnh với bột sắt dư cho vào một ống nghiệm rồi đốt trên ngọn lửa người ta thu được 4.4g một chất mới. Tính khối lượng lưu huỳnh đã dùng: Fe + S → O t FeS A. 2,8 g B. 1,6 g C. 16 g D. 28 g BT củng cố Hoá lớp 10Hky2 .trang 7 57/ Cacbon nóng đỏ đưa vào một luồng hơi lưu huỳnh. Gỉa sử tất cả lưu huỳnh biến thành cacbondisunfua CS 2 . Tính khối lượng lưu huỳnh cần thiết để điều chế 22,8 g CS 2 : C + 2S → O t CS 2 A. 12,9 g B. 24,2 g C. 18,4,2 g D. 19,2 g 59/ Người ta đun nóng 15g đồng với axit sunfuric đậm đặc (Cu=64). Chất khí thoát ra có tên gì? A. Khí hidro B. Khí oxi C. Lưu huỳnh đioxit D. Khí nito 61/ Một quặng pyrit chứa 75% FeS 2 . Tính khối lượng lư u huỳnh chứa trong 1 tấn quặng ấy. A. 200 kg B. 400 kg C. 720 kg D. 800 Kg 61/ Người ta oxi hóa 9,8 lít lưu huỳnh đioxit bằng không khí (đktc). Tính khối lượng lưu huỳnh trioxit tạo thành : 2SO 2 + O 2 → O t 2SO 3 A. 35 g B. 15 g C. 28 g D. 45 g 62/ Người ta điều chế 10 lit lưu huỳnh đioxit (đo ở đk tc) do tác dụng của axit sunfuric đặc nóng với lưu huỳnh. Tính khối lượng của lưu huỳnh đem dùng:: S + 2H 2 SO 4 → O t 3 SO 2 ↑ + 2H 2 O A. 4,76 g B. 4,27 g C. 7.16 g D. 7,46 g 64/ Nung kẽm sunfua trong một luồng không khí. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào đúng? A. ZnS + O 2 = Zn + SO 2B. ZnS + 3/2 O 2 = ZnO + SO 2 C. ZnS + 2O 2 = ZnO 2 + SO 2D. ZnS + 2O 2 = Zn + SO 2 66/ Cho axit sunfuric loãng tác dụng với 6,5 g kẽm (Zn=65) Tính khối lượng axit cần dùng. A. 14,5 g B. 9,8 g C. 19,6 g D. 10,4 g 67/ Trong bài tập 66 trên tính thể tích chất khí bay ra và cho biết tên của nó A. 4.48 lít SO 2B. 2.24 lít SO 3 C. 224 lít H 2D. 2,24 lít H 2 69/ Đổ axit sunfuric vào một dung dịch Bari Clorua chứa 52 g muối này. Đun nóng cho nước bay hơi, chất bã còn lại được đem cân (Ba=137). Chất bã này cân nặng bao nhiêu A. 58,25g B. 23,45 g C. 85,76 g D. 67,53 g 70/ Axit sunfuric tác dụng với NaCl cho ta 1 tấn Na 2 SO 4 . Tính khối lượng axit sunfuric cần dùng. A. 69 kg B. 690 kg C. 960 kg D. 96 Kg 72/ Cho 14,7 g axit sunfuric loãng tác dụng với Fe dư (Fe=56). Tính thể tích khí bay ra và cho biết tên chất khí. A. 1.68 lít H 2B. 336 lít SO 2 C. 3,36 lít H 2D. 3,36 lít SO 2B. BÀI TẬP: 1. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau: H 2 S →(1) SO 2 →(2) SO 3 →(3) H 2 SO 4 →(4) SO 2 →(5) S →(6) Na 2 S →(7) FeS →(8) H 2 S →(9) S →(10) SO 22. Cho 50 ml dd H 2 SO 4 1M vào 200 ml dd NaOH. Để trung hòa dd thu được, người ta dùng 150 ml dd HCl 2M. Tính nồng độ mol của dd NaOH 3. Cho hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào dd H 2 SO 4 loãng dư thu được 0,20g khí. Lọc , rửa chất rắn không tan cho vào dd H 2 So 4 đặc, nóng thu được 3,36 lit khí (đktc). Tính khối lượng của A BT củng cố Hoá lớp 10Hky2 .trang 8 . A. H 2 SO 4 + dd BaCl 2 B. H 2 SO 4 + dd Na 2 CO 3 C. H 2 SO 4 + dd Na 2 SO 4 D. H 2 SO 4 + dd K 2 CO 3 51/ Hidrosunfua là 1 axit A. Có tính khử mạnh B. . Fe(NO) 3 (9). 2HCl + Cu(OH) 2 CuCl 2 + H 2 O (10) . Cl 2 + Ca(OH) 2 CaOCl 2 + ( H 2 O 2. 2Al + 6HCl 2AlCl 3 + 3H 2 Mol x 3x /2 Fe + 2HCl FeCl 2 + H 2 Mol y y