1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Đánh giá tổn thất điện năng và đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh nam định

128 360 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 4,32 MB

Nội dung

Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT tính phân bố công suất và tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam Định 4.3.1 Xác định vị trí bù tối ưu lưới điện trên đường dây trung áp tỉnh Nam Định 7

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



LÊ VĂN ĐỨC

ĐÁNH GIÁ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆN

TRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH

*******

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN

MÃ SỐ: 2012BKTĐ-HTĐ-PC30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Nguyễn Lân Tráng

Hà Nội – Năm 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



LÊ VĂN ĐỨC

ĐÁNH GIÁ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆN

Trang 3

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Trang 4

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LƯỚI ĐIỆN, KHẢ NĂNG MANG TẢI VÀ TỔN

THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆNTRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH

2.1 Kết quả thực hiện công tác giảm tổn thất điện năng trong các năm qua của công

3.2 Một số phương pháp tính tổn thất điện năng cho lưới điện phân phối 39

3.2.3 Phương pháp thời gian tổn thất công suất lớn nhất 40

3.2.5 Phương pháp sử dụng biểu đồ phụ tải điển hình 41

Trang 5

CHƯƠNG 4

SỬ DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT TÍNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ

TÍNH BÙ TỐI ƯU LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH

49

4.1.4 Giao diện chính của chương trình PSS/ADEPT 52

4.2 Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT tính phân bố công suất và tổn thất điện năng

lưới điện trung áp tỉnh Nam Định

4.3.1 Xác định vị trí bù tối ưu lưới điện trên đường dây trung áp tỉnh Nam Định 72 4.3.1.1 Phương pháp xác định vị trí bù tối ưu của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 72 4.3.1.2 Cách chạy bài toán tìm vị trí đặt tụ bù tối ưu 75 4.3.2 Kết quả tính toán bù tối ưu trên lưới điện trung áp tỉnh Nam Định 78

CHƯƠNG 5

CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG

LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH

87

Trang 6

5.2.3 Áp dụng giải pháp DSM để giảm tổn thất điện năng 92 5.2.3.1 Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ sử dụng điện 92 5.2.3.2 Điều khiển nhu cầu dùng điện của khách hàng 94 5.2.3.3 Đánh giá khả năng ứng dụng DSM ở tỉnh Nam Định 94

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan những gì tôi viết trong luận văn là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác, nếu có đều được trích dẫn cụ thể

Đề tài của luận văn chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ nào trên toàn quốc cũng như ở nước ngoài; và cho đến nay chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin truyền thông nào

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014

Tác giả

Lê Văn Đức

Trang 8

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn

Thầy giáo hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Lân Tráng, người trực tiếp hướng dẫn

và đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để chỉ dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Cùng toàn thể các Thầy Cô giáo, Giáo sư, Giảng viên của Khoa Hệ thống điện

và Trường ĐHBK Hà Nội tham gia giảng dạy lớp Cao học HTĐ khóa 2012-2014, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Các thầy cô trong hội đồng bảo vệ đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành nhiệm vụ

Tác giả cũng xin cảm ơn toàn thể bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014

Tác giả

Lê Văn Đức

Trang 10

TT DANH MỤC CÁC BẢNG TRANG

1 Bảng 1.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phân theo thành phần kinh tế 6

3 Bảng1.3 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm tỉnh Nam Định giai đoạn

2008-2013 (%)

7

4 Bảng 1.4 Dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013 9

6 Bảng 1.6 Tiêu thụ điện năng theo thời gian giai đoạn 2002 - 2013 11

7 Bảng1.7 Diễn biến giá điện theo các lĩnh vực khác nhau 11

8 Bảng 1.8 Tình trạng mang tải các trạm 220-110kV hiện có của tỉnh Nam Định 13

9 Bảng 1.9 Tình trạng mang tải các trạm biến áp trung gian 13

10 Bảng 1.10 Thống kê đường dây trung áp và hạ áp hiện trạng 23

11 Bảng 1.11 Tình trạng mang tải các đường dây trung áp sau trạm 110kV 24

12 Bảng 1.12 Tổng dung lượng bù lưới điện trung và hạ áp 25

13 Bảng 1.13 Khối lượng các trạm biến áp phân phối hiện có của tỉnh Nam Định 26

14 Bảng 2.1: Diễn biến tiêu thụ điện năng tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-2013 29

15 Bảng 2.2.Tổn thất điện năng theo từng lộ đường dây trung áp năm 2013 30

16 Bảng 2.3 Tổng hợp vi pham sử dụng điện năm 2014 tại các Điện lực 33

17 Bảng 2.4 Thống kê số lần sự cố lưới điện năm 2012 và năm 2013 35

18 Bảng 4.1 Kết quả phân tích đường dây 22kV lộ 475-E37 58

19 Bảng 4.2 Tổn thất điện năng trong các máy biến áp của các phụ tải lộ 475-E37 62

20 Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả tính toán tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp

tỉnh Nam Định

64

21 Bảng 4.4 So sánh kết quả tính toán với tổn thất điện năng thực tế năm 2013 68

22 Bảng 4.5 Kết quả tính toán tụ bù tối ưu lộ 475-E37 92

23 Bảng 4.6 Kết quả tính toán bù tối ưu lưới điện trung áp tỉnh Nam Định 95

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau hơn 20 năm mở cửa, đổi mới Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt về phát triển kinh tế, xã hội và chính trị Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng điện của nước ta ngày càng tăng nhanh, việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cao là tiêu chí quan trọng hàng đầu của ngành điện nước ta

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp nên nhu cầu cung cấp điện với chất lượng cao, giảm tổn thất điện năng là nhiệm vụ thiết yếu của ngành điện

Thực trạng cho chúng ta thấy hơn 10 năm qua Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, hàng năm vào mùa khô thường xuyên xảy ra tình trạng cắt điện luân phiên trên phạm vi cả nước Vì vậy, việc thực hiện giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất có thể là một việc hết sức cần thiết và cấp bách góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ đối với ngành điện mà còn đối với cả xã hội, việc giảm tổn thất điện năng còn góp phần không nhỏ vào thực hiện tiết kiệm điện

Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, trong những năm qua tốc

độ phát triển của Nam Định tương đối cao, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp Việc thực hiện các giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam Định xuống mức thấp nhất, góp phần nâng cao chất lượng điện năng, đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Hiệu quả kinh tế của việc giảm tổn thất điện năng lưới điện trung áp mang lại

là rất rõ ràng, nó là một trong các chỉ tiêu chính đánh giá công tác sản xuất, kinh doanh của ngành điện là mục tiêu phấn đấu trong nhiều năm qua của Công ty Điện

Trang 12

lực Nam Định nói riêng và ngành điện nói chung Hơn nữa, giảm tổn thất điện năng còn có một ý nghĩa quan trọng là góp phần nâng cao chất lượng điện năng

Từ nhu cầu sử dụng điện của các hộ phụ tải và thực trạng nguồn, lưới điện trung áp tỉnh Nam Định, luận văn đã thực hiện đánh giá, phân tích tình hình tổn thất điện năng, tìm ra nguyên nhân tổn thất điện năng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp tỉnh Nam Định xuống mức thấp nhất

có thể

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu mà đề tài đặt ra là đánh giá, phân tích thực trạng lưới điện và tình hình tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam Định hiện nay

Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT tính toán trào lưu công suất và bù tối ưu trên các đường dây trung thế và đánh giá, so sánh với kết quả tổn thất điện năng thực tế từ công tác sản xuất, kinh doanh của Công ty Điện lực Nam Định

4 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

Trong quá trình truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ lượng tổn thất điện năng trong quá trình này là rất lớn, các khảo sát, báo cáo gần đây cho thấy tổn thất trong truyền tải và phân phối trong một số lưới điện có thể lớn hơn 10% tổng sản lượng điện năng Chất lượng điện áp ở một số nút trong lưới điện không đáp ứng được tiêu chuẩn, độ tin cậy cung cấp điện rất thấp…Giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất có thể trong những năm qua vẫn là bài toán khó của ngành điện Nhất là trước tình hình mở cửa, hội nhập và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh, lượng điện năng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu, tình hình thiếu điện ngày càng trầm trọng nhất là vào mùa khô Do đó, thực hiện giảm tổn thất điện năng lưới điện trung thế góp phần nâng cao chất lượng điện năng để hệ thống hoạt động hiệu quả hơn sẽ góp phần tích cực đưa nền kinh tế phát triển bền vững

Trang 13

4.2 Tính thực tiễn của đề tài

Đề tài nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tế của lưới điện trung áp tỉnh Nam Định, do đó kết quả mang tính thực tiễn, có thể áp dụng và nhân rộng rãi

* Các nội dung chủ yếu:

- Đánh giá hiện trạng nguồn, lưới điện, nhu cầu sử dụng điện và tình hình cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Nam Định

- Đánh giá tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam Định

- Các cơ sở lý thuyết áp dụng tính tổn thất điện năng

- Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để đánh giá tổn thất điện năng và bù lưới điện trung áp tỉnh Nam Định

- Đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng lưới điện trung áp tỉnh Nam Định

Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn đã hoàn thành Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong bộ môn Hệ thống Điện – Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, các bạn đồng nghiệp, Công ty Điện lực Nam Định, Sở Công Thương Nam Định…đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và đặc biệt xin cảm

ơn Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Lân Tráng đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong

quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Do điều kiện thực hiện luận văn có hạn, khối lượng công việc lớn và kiến thức thực tế như lý luận còn nhiều hạn chế nên nội dung luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự tham gia, góp ý của các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp để công trình nghiên cứu nhanh chóng phát huy hiệu quả cao trong thực tiễn, cũng như giúp em tiếp tục củng cố và nâng cao trình độ của mình

Trang 14

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG NGUỒN, LƯỚI ĐIỆN

Trang 15

là một thế mạnh nổi bật, dân số cũng góp phần tạo ra thị trường có nhu cầu to lớn về mọi mặt, nhân dân cần cù lao động và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề

cơ khí tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ 28%/năm Một số ngành cơ khí chủ lực có khả năng cạnh tranh như đóng mới tàu thuỷ, sản xuất xe ô tô…Trên địa bàn tỉnh đã đầu

tư 1 khu công nghiệp tập trung với diện tích 327 ha, Bảo Minh (Vụ Bản) ,16 cụm công nghiệp làng nghề, thu hút hàng trăm dự án trong và ngoài nước Đang triển khai xây dựng khu công nghiệp cao Mỹ Trung với diện tích 150 ha và quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp Thành An và Hồng Tiến (Ý Yên) với tổng diện tích trên 700 ha Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, giá trị sản xuất tăng 8,3%/năm Ngành du lịch có bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ du lịch đạt hiệu quả cao Bưu chính viễn thông được mở rộng, 100% xã có diểm bưu điện văn hoá xã, mật độ máy điện thoại đạt 9.1 máy/100 dân Cơ cấu kinh tế có sự chuyển hướng tích cực Tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp tư 40,9% năm 2000 giảm xuống còn 34,5% năm 2005; công nghiệp xây dựng từ 20,94% lên 28,1%; ngành dịch vụ 37,4% Cơ cấu lao động đã thay đổi phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh

Trang 16

tế Lao động trong ngành nông nghiệp đến năm 2005 còn 76,9%, lao động trong công nghiệp chiếm 13,2% Trong ngành nông nghiệp: thuỷ sản đã phát triển nhanh với tỷ trọng giá trị từ 9,4% tăng lên 15,5%: ngành trồng trọt 75,3% xuống còn 66,6%; tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp 24,7% lên 33,4% Ngành nghề nông thôn phát triển mạnh, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục Năm 2005 có 80 làng nghề, giá trị sản xuất ước tính đạt 1.864 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2000 Hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại có tiến bộ mới với tốc độ tăng trưởng khá Kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD năm 2006, tăng 16,5%/năm, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 18,2%/năm Giá trị xuất khẩu bình

quân đạt 61USD/người (gấp hơn 2 lần năm 2000)

Tình hình kinh tế tỉnh Nam Định những năm qua đã có bước khởi sắc rõ rệt Với chế độ mở cửa của nền kinh tế, cơ chế thoáng hơn đã thu hút được nhiều nhà đầu tu vào tỉnh Nam Định, kết quả là giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tốc độ phát triển kinh tế của tất cả các ngành Điều đó được thể hiện ở các bảng sau

Bảng 1.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phân theo thành phần kinh tế

(Theo giá so sánh năm 1994: triệu VNĐ)

lâm sản CN&XD Dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng GDP(%)

Trang 17

Qua bảng số liệu ta thấy GDP tăng qua các năm nhung tốc độ tăng trưởng của

nó thì lại không như vậy Có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm đầu của giai đoạn này 1994 - 1996 là cao nhất (trung bình khoảng 9%) Điều này là phù hợp bởi nó là thời kỳ đầu đánh dấu bắt đầu quá trình công nghiệp hoá của nước ta Sau đó tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 4,77% vào năm 1999 Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về cơ chế chính sách đầu tu của nhà nước là chua thoáng, chưa đáp ứng được nền kinh tế mở cửa dẫn đến kết quả trên Nhưng đến đầu những năm 2000, do những thay đổi tích cực trong cơ chế chính sách, thu hút đầu tu và mở rộng hợp tác quốc tế, tốc độ tăng GDP đã tăng ổn định trở lại và đã đạt được gần 8% năm 2004 Nói chung tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 5 năm là khá ổn định, thể hiện sự ổn định tương đối của nền kinh tế:

Bảng.1.2 Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 4 năm

Bảng.1.3.Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm tỉnh Nam Định giai đoạn 2008-2013 (%)

Tổng số 11,05 7,15 10,48 12,10 11,70 12,00 Nông, lâm nghiệp

Trang 18

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: mức tăng trưởng 3.64% của năm

2005 tuy có tăng so với năm 2003, 2004 nhưng vẫn chưa bằng mức của năm 2002 Mức tăng trưởng 3.2 % năm 2003 giảm so với mức tăng 4,06% của năm 2002 do mức tăng trưởng cao hơn so với năm trước của ngành thuỷ sản không bù được mức giảm của ngành nông nghiệp Ngành nông nghiệp năm 2003 chỉ tăng 3.2% so với mức tăng 4.06% của năm 2002 Nguyên nhân ngành nông nghiệp tăng trưởng chậm lại chủ yếu do vụ lúa Đông xuân, vụ hè thu của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long giảm cả về năng suất và diện tích; vụ mùa ở đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng của bão lụt Đối với ngành thuỷ sản, giá trị tăng thêm năm 2003 tăng 7.08% so với mức 5.67% của năm 2002 do chi phí nuôi trồng giảm, do nhân rộng mô hình nuôi trồng một vụ lúa, một vụ thuỷ sản

Khu vực công nghiệp và xây dựng: tốc độ tăng trưởng 10.30% của năm

2004 giảm so với của năm 2003 do tốc độ tăng trưởng về dịch vụ tăng nhưng không

đủ bù đắp sự giảm sút trong ngành công nghiệp Tốc độ tăng trưởng 10.34 % năm

2003 cao hơn mức 9.44% năm 2002, riêng công nghiệp tăng 10.27% cao hơn mức 9.12% của năm 2002 Đáng lưu ý là công nghiệp khai thác tăng mạnh từ 1.1% của năm 2002 lên 5.79% của năm 2003 Sản xuất dầu thô và than đá năm 2003 đều tăng

so với năm 2002, không chỉ góp phần quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nói riêng Sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của công nghiệp chế biến có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và xuất khẩu đều tăng cao nhẹ công nghiệp chế biến thuỷ sản, dệt may, giấy bìa, phân hoá học, xi măng, sắt thép, động cơ điện, lắp ráp ôtô, ti vi Công nghiệp sản xuất điện vẫn tiếp tục tăng trưởng

ở mức cao (năm 2002 tăng 10.81%, năm 2003 tăng 11.62%) Tăng trưởng của ngành xây dựng vẫn luôn là khu vực đóng góp rất nhiều vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, với 53,3% của mức tăng trưởng

Khu vực dịch vụ: Mức tăng 7.5% năm 2004 cao hơn hẳn mức tăng 6.57%

năm 2003 do dại dịch SARS đã được khống chế, khách du lịch tăng cao Mức tăng 6.57% của năm 2003 cao hơn một chút so với mức 6.54% của năm 2002 Sáu tháng đầu năm 2003 khu vực này giảm do đại dịch SARS nhất là đối với ngành du lịch,

Trang 19

vận tải hàng không … Song đã phục hồi nhanh chóng vào 6 tháng cuối năm đặc biệt

là Việt Nam đã tổ chức thành công SEA Games 22 Năm 2004 tỷ lệ đã tăng mạnh đạt 7.5% Nhưng đến năm 2005 thì lại giảm xuống 6.33% do nhiều nguyên nhân

Về cơ cấu tiêu thụ điện các ngành: cơ cấu các ngành kinh tế vẫn theo hướng tích cực

1.2.2 Tình hình dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013

Bảng 1.4 Dân số tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013

Năm Dân số (triệu người) Tốc độ tăng dân số

(so với năm trước: %)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định)

Qua bảng số liệu ta thấy dân số Việt Nam tăng gần nhu tuyến tính và ổn định qua các năm, tăng trung bình 1,1 triệu người/năm Điều này có được là do nhà nước

ta đã tuyên truyền sâu rộng và thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình Kết quả này còn được thể hiện rõ tốc độ tăng dân số giảm dần trong cả giai đoạn 1990-2002 Tuy trong 2 năm gần đây 2003 và 2004 tốc độ này có tăng nhẹ do nhà nước nới lỏng chính sách kế hoạch hoá gia đình, song điều này đã được thắt chặt ngay sau đó cho nên đến năm 2005 tốc độ này đã giảm còn 1.39%

Trang 20

1.2.3 Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

Định hướng chung: Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phấn đấu vì một xã hội công bằng dân chủ, văn minh

Mục tiêu cụ thể:

- Ổn định kinh tế vi mô, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp và dịch vụ

- Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỷ lệ dân số xuống dưới 1,5%/năm

Các kịch bản phát triển kinh tế:

Trong triển vọng từ nay đến năm 2020, dựa vào các phân tích tình thế kinh tế trong nước cũng nhu những nhận định về xu hướng kinh tế toàn khu vực kết hợp với chỉ tiêu kinh tế 2005 theo Nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 11 và dự báo

sơ bộ mới nhất của Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cho thấy nền kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng trưởng theo các kịch bản phát triển sau:

1.2.4 Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 2002 - 2013

- Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng theo thời gian giai đoạn 2002 - 2013

Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế thì tình hình tiêu thụ điện năng qua các năm tăng lên đáng kể Sản lượng điện bình quân theo đầu người cũng tăng lên qua các năm Mức độ tiêu thụ điện năng phản ánh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Khi tốc độ kinh tế tăng thì mức độ tiêu thụ điện năng cũng tăng và ngược lại Bảng 1.6 dưới đây sẽ phản ánh đầy đủ tình hình tiêu thụ điện năng của tỉnh Nam Định giai đoạn 2002 - 2013

Trang 21

Bảng 1.6 Tiêu thụ điện năng theo thời gian giai đoạn 2002 - 2013

Năm Điện thương phẩm

(Nguồn: Công ty Điện lực Nam Định)

- Phân tích tình hình tiêu thụ điện năng theo các ngành giai đoạn 2002 - 2013

Theo xu thế chung về phát triển kinh tế, tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch vụ ngày càng tăng lên còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm Bởi vậy, tỷ trọng điện năng tiêu thụ cũng thay đổi gần như tương ứng theo tỷ trọng các ngành

Ở đây chỉ xét tới 4 ngành tiêu thụ điện chính là Công nghiệp & xây dựng, Nông lâm

& Thuỷ sản, Quản lý & Tiêu dùng dân cư, Thương mại & các hoạt động khác

Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ điện năng, đó chính là giá điện

Bảng 1.7 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy diễn biến giá điện theo các lĩnh vực tiêu thụ giai đoạn 2002 - 2013:

Bảng1.7 Diễn biến giá điện theo các lĩnh vực khác nhau

Trang 22

- Các đường dây 110kV trên cấp điện tới 10 trạm biến áp 110kV với tổng công suất đặt là 500 MVA

- Trạm 110kV Trình Xuyên (E3.1): công suất 1x25MVA-110/35/22kV và 1x40MVA-110/35/22kV

- Trạm 110kV Phi Trường (E3.4): công suất 1x25MVA-110/35/10kV, 1x25MVA-110/35/22kV

- Trạm 110kV Lạc Quần (E3.8): công suất 1x25MVA-110/35/22kV và 1x40MVA-110/35/22kV

.- Trạm 110kV Mỹ Xá (E3.9) 2x40MVA-110/22kV

- Trạm 110kV Nghĩa Lạc (E3.10): công suất 1x25MVA -110/35/22kV

- Trạm 110kV Hải Tây (E3.11): công suất 1x25MVA-110/35/22kV, 1x25MVA-110/35/10kV

- Trạm 110kV Nam Ninh (E3.12): công suất 110/22kV, 110/35/10kV

1x25MVA Trạm 110kV Giao Thuỷ (E3.13): công suất 2x25MVA1x25MVA 110/35/22kV

- Trạm 110kV Mỹ Lộc (E3.14): công suất 1x25MVA-110/35/22kV

- Trạm 110kV Ý Yên (E3.15): công suất 1x40MVA-110/35/22kV

* Tình trạng mang tải của các TBA 220kV và 110kV

Trang 23

Bảng 1.8 Tình trạng mang tải các trạm 220-110kV hiện có của tỉnh Nam Định

Nguồn: Trạm 220 kV Nam Định và Chi nhánh lưới điện 110kV Nam Định

1.2.1.2 Các trạm biến áp trung gian

Các trạm biến áp trung áp của tỉnh Nam Định gồm có các trạm biến áp trung gian 35/10kV

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Nam Định đang vận hành 10 trạm biến áp trung gian (TG) 35/10kV Nhìn chung các trạm biến áp trung gian đang đầy tải Chi tiết tình trạng vận hành các trạm trung gian được trình bày trong bảng dưới đây

Bảng 1.9 Tình trạng mang tải các trạm biến áp trung gian

(kV)

S đm (kVA)

P max (kW) Tình trạng vận hành

Trang 24

1.2.2 Lưới điện trung áp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định đang tồn tại đồng thời nhiều cấp điện áp khác nhau: 220kV, 110kV, 35kV, 22kV, 10kV, trong đó lưới trung áp có 3 cấp điện

áp 35kV, 22kV và 10kV

*Lưới điện trung áp Thành phố Nam Định

Hiện tại Thành phố Nam Định được cấp điện từ trạm 220 kV khu Tám

E3.7, 110kV Phi Trường (E3.4): công suất

1x25MVA-110/35/22kV,1x25MVA-110/35/10kV trạm 110kV Mỹ Xá (E3.9) 2x40MVA-110/22kV, trạm 110kV Trình Xuyên (E3.1): công suất 1x25MVA -110/35/22kV và 1x40MVA-110/35/22kV Lưới điện thành phố Nam Định gồm 2 cấp điện áp 35kV và 22kV nhận điện từ các trạm 110kV

Trạm 220 kV Khu Tám E3.7

- Lộ 475E37 cấp điện cho khu vực các phường Thống Nhất, Quang Trung

Trạm 110 kV Mỹ Xá E3.9

- Lộ 471 cấp điện cho khu vực các phường Trường Thi, Văn Miếu, Xã Mỹ Xá

- Lộ 472 cấp điện cho khu vực các phường Cửa Bắc, Bà Triệu, Quang Trung,

Vị Hoàng, Vị Xuyên, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định

Trang 25

- Lộ 473 cấp điện cho khu vực các phường Trường Thi, Văn Miếu

- Lộ 474 cấp điện cho khu vực các phường, Trường Thi, Cửa Bắc

- Lộ 476 cấp điện cho khu công nghiệp Hòa Xá

- Lộ 479 cấp điện cho khu vực xã Mỹ Xá và khu CN Hoà Xá

Trạm 110 kV Phi Trường E3.4

- Lộ 371 cấp điện cho các Xã Lộc An, Bơm Cốc Thành

- Lộ 374 cấp điện cho khu vực TP Nam Định, UBND tỉnh, khu đền Trần

- Lộ 472 E3.4 cấp điện phường Trần Đăng Ninh, Năng Tĩnh, Trường Thi

- Lộ 474 E3.4 Cấp điện cho khu vực phường Cửa Bắc, Ngô Quyền

- Lộ 376 cấp điện cho Công ty dệt Nam định

Trạm 110 kV Trình Xuyên E3.1

- Lộ 476 E31 cấp điện cho khu vực xã Lộc An, Mỹ Xá

- Lộ 471 E3.1 cấp điện cho xã Lộc An, phường Trần Quang Khải

Trạm 110 kV Mỹ Lộc E3.14

- Lộ 471 E3.14 cấp điện cho các phường Lộc Vượng, khu Hòa Vượng

- Lộ 473 E3.14 cấp điện cho các phường Lộc Vượng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Trần Đăng Ninh, Cửa Bắc

*Lưới điện trung áp huyện Mỹ Lộc

Nguồn cấp điện cho địa bàn huyện Mỹ Lộc tại các TBA 110kV Mỹ Lộc E3.14

và TBA 220kV Nam Định phân phối qua các ĐZ trung áp sau:

- Lộ 371 E3.14: cấp điện cho toàn bộ khu vực các xã: Mỹ Thắng, Mỹ Hà, Mỹ Phúc, 1 phần xã Mỹ Trung

- Lộ 373 E3.14: cấp điện cho toàn bộ khu vực các xã: Mỹ Thành, Mỹ Hưng, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Thịnh và TT Mỹ Lộc

- Lộ 371 E3.14 đấu mạch vòng với lộ 374 E3.4 và liên lạc với lộ 373 E3.14 qua cầu dao 31-3; trường hợp sự cố đầu nguồn xảy ra, có thể phân đoạn sự cố để cấp

Trang 26

ngược nguồn từ lộ 374 E3.4 qua Đo đếm Đền Trần hoặc cấp từ 373 E3.14 sang Lộ

373 E3.14 có mạch vòng với trạm 110 kV E3.5 Hà Nam

*Lưới điện trung áp huyện Vụ Bản

Đường dây 376 - E31

- Là đường dây 35KV lấy điện từ nguồn E3.1

- Đây là đường dây liên huyện dài, cấp điện cho nhiều phụ tải Vụ Bản và phụ tải thuộc huyện Ý Yên Tuy nhiên trên đường dây có đặt trạm đo đếm Cầu Tào cột

87 là ranh giới quản lý giữa Điện lực Vụ Bản và Ý Yên

Đường dây 378 - E31

- Đây là đường dây liên huyện dài, cấp điện cho nhiều phụ tải quan trọng : Trạm UBND huyện,Thị trấn Gôi, Khu công nghiệp Bảo Minh; CTy xăng dầu Liên minh, Cty tấm lợp Gôi, cơ sở đúc Phương linh,

* Hai đường dây lộ 376 E31 và 378 E31 được kết dây theo mạch vòng để thay thế nguồn khi cần thiết

Đường dây lộ 473 - E3.1

- Đường dây này cung cấp điện cho 08 trạm phân phối thuộc huyện Vụ Bản :Trạm Liên Phương 2, trạm Gôi ĐLVB, trạm cơ sở gạch phạm văn Lương, Chi cục

thuế, Viễn thông Vụ Bản, kho Gôi, TBA Tam Thanh 1, TBA Tam Thanh 2 Đường

dây chủ yếu cung cấp cho phụ tải thuộc huyện Ý Yên, ranh giới tại đo đếm 88

Đường dây lộ 474 - E31

- Cấp điện cho 20 MBA phân phối (cấp điện cho các trạm Bơm Đế, Cốc Thành, HTX Mỹ Trung, Thành Lợi , Quyết Thắng, Nhất Trí, Thiện Linh) TBA Lê Lợi 1,2,3,4,5; TBA Mỹ Trung 1,2; TBA Nhất Trí 1,2,3; TBA Quyết Thắng 1,2,3,4; TBA Thiện Linh 1,2; TBA NHNN Thành Lợi; TBA nước sạch Đại Thắng

Đường dây lộ 478- E31

- Cấp điện cho các trạm HTX Bảo xuyên1, Bảo xuyên 2, Liên phương 1, Liên phương 3, trạm Tập thể E3.1, xí nghiệp gỗ, Ga trình xuyên, CTy Ngũ Hải

Trang 27

Đường dây 472 - E31

Cấp điện cho 37 MBA phân phối với tổng công suất là 8730 KVA (cấp điện cho

các trạm thuộc xã Tân thành, Đại An, Hợp Hưng, Quang Trung, trạm đài dẫn bay,

trạm Trại Giam, Bưu Điện …)

Đây là lộ Đường dây dài có nhiều phụ tải và là phụ tải quan trọng như trạm Đài

Dẫn Bay, Trạm trại giam Bất Gi, Bưu Điện, các trạm bơm của các hợp tác xã

Đường dây 475 E3.15

- Cấp điện cho trạm bơm và các xã Kim Thái, Minh Tân , Trung Thành, Thị

trấn Gôi.TBA Tân Lập, Làng Hoàng, Vân Tập, TBA Minh Tân Thượng, Bơm Yên

Dương, TBA Minh Tân Chiều, Minh Tân Hạ, TBA Chăn Len, TBA Thiện Vịnh,

TBA Y Tế dự phũng, Bệnh Viện Vụ Bản, TBA trường Hoàng Văn Thụ, TBA Trung

Thành 1,2,3,4,5,TBA NHNN Trung Thành, NMN Trung Thành

Đường dây lộ 473E3.15

- Cấp điện cho TBA Việt An; Duy Tân 1,2; TBA bơm Vực Hầu; TBA Vực

Hầu; TBA Tân Hòa1,2,3,4; TBA Viễn thông Lời; TBA Phong Cốc; TBA Bối Hạ;

TBA Cầu Vậy; TBA Văn Phũng Cộng Hòa

Cấp điện cho trạm bơm Vực Hầu và các HTX : Minh Tân, Trùng Khánh, Duy

Tân, Tân Hòa, Đồng Thanh, Phương Xá, Thanh Bình, Bắc Minh, Nguyệt Thượng

*Lưới điện trung áp huyện Ý Yên

Đường dây 35kV lộ 371E3.15

- Đường dây 35kV lộ 371 được cấp điện từ E3.15 đến đo đếm Yên Thọ (Liên

lạc với ĐZ 377 E24.8 của Hà Nam); ĐZ 371E3.15 song song chung cột với ĐZ

373E3.15 từ cột số 01 đến cột số 20

- Phụ tải của ĐZ: Cấp điện cho các xã: Yên Khánh, Yên Phong, Yên Hưng,

Yên Phú, Yên Chính, Yên Phương, Yên Thọ Trạm bơm Cổ Đam và bơm Quỹ Độ

Đường dây 35kV lộ 375E3.15

- Đường dây 35kV lộ 375 được cấp điện từ E3.15 đến đo đếm Cầu Tào (liên lạc

với ĐZ 376E3.1) và đến đo đếm Yên Bằng (liên lạc với ĐZ 376 A37 – CT TNHH

MTV Điện lực Ninh Bình)

Trang 28

- Phụ tải của ĐZ: Cấp điện cho TG Yên Thắng, bơm Vĩnh Trị, bơm Yên Bằng, bơm Yên Quang và một số phụ tảI 35/0,4kV thuộc huyện Ý Yên

Các lộ Đường dây 22 kV

Đường dây 22kV lộ 471E3.15

- Đường dây 22kV lộ 471 được cấp điện từ E3.15 đến hết tuyến Từ cột 01 đến

cột 11 đi chung cột với ĐZ 473E3.15 và 475E3.15.Phụ tải của ĐZ: Cấp điện cho xã Yên Bình, Yên Nghĩa, Yên Tân, Yên Trung

Đường dây 22kV lộ 473E3.15

- Đường dây 22kV lộ 473 được cấp điện từ E3.15 đến hết tuyến Điện lực Ý Yên quản lý từ đầu cáp đấu vào MC 473 E3.15 đến hết CD 112; ĐL Vụ Bản quản lý ĐZ

từ sau CD 112 đến hết tuyến

- Các vị trí đi chung cột: ĐZ 473E3.15 đi chung cột với 02 lộ đường dây 471E3.15 và 475E3.15 từ cột 01 đến cột 11

- Phụ tải của ĐZ: Cấp điện cho các xã: Yên Lợi, một phần của xã Yên Tân

Đường dây 22kV lé 475E3.15

- Đường dây 22kV lộ 475 được cấp điện từ E3.15 đến hết tuyến Điện lực Ý Yên quản lý từ đầu cáp đấu vào MC 475 E3.15 đến lèo cột 73; ĐL Vụ Bản quản lý ĐZ

từ sau lèo cột 73 đến hết tuyến

- Các vị trí đi chung cột: ĐZ 475E3.15 đi chung cột với 02 lộ đường dây 471E3.15 và 473E3.15 từ cột 01 đến cột 11 và đi chung cột với 01 lộ đường dây 473E3.15 từ cột 11 đến cột 39

- Phụ tải của ĐZ: Cấp điện cho các xã: Cấp điện cho TBA Tây Minh 1,2

Đường dây 22kV lộ 473E3.1

- Đường dây 22kV lộ 473 được cấp điện từ E3.1 đến hết tuyến Điện lực ý Yên quản lý vận hành từ đo đếm cột 88 đến hết tuyến

- Phụ tải của ĐZ: Cấp điện cho xã Yên Cường, xã Yên Lộc, xã Yên Nhân

ĐZ 10kV lộ 971 TG Yên Thắng

- Đường dây 10kV lộ 971 được cấp điện từ TG Yên Thắng đến hết tuyến

Trang 29

- Phụ tải của ĐZ: Cấp điện cho một phần xã Yên Thắng + một phần xã Yên Lương và một phần xã Yên Ninh (TBA Trịnh Xá)

- Phương thức vận hành: Trong chế độ vận hành bình thường ĐZ 971 được cấp

điện từ TG Yên Thắng đến hết tuyến

ĐZ 10kV lộ 972 TG Yên Thắng

- Đường dây 10kV lộ 972 được cấp điện từ TG Yên Thắng đến hết tuyến

- Phụ tải của ĐZ: Cấp điện xã Yên Khang + xã Yên Trị

ĐZ 10kV lộ 973 TG Yên Thắng

- Đường dây 10kV lộ 973 được cấp điện từ TG Yên Thắng đến hết tuyến

- Phụ tải của ĐZ: Cấp điện một phần xã Yên Thắng + một phần xã Yên Cường

*Lưới điện trung áp huyện Nam Trực

Lộ 971 - TG Cầu Vòi

- ĐZ xuyên suốt các xã Điền Xá, Tân Thịnh, Nam Thắng và Nam Hồng

- ĐZ có điểm mạch vòng đi chung cột tại vị trí cột 44 lộ 971 TG Cầu Vòi (nhánh Nam Hồng) và cột 58 lộ 974 TG Cổ lễ

Lộ 972 - TG Cầu Vòi

- ĐZ xuyên suốt các xã Hồng Quang, Nam Toàn

- ĐZ có điểm mạch vòng đi chung cột tại vị trí cột 12 lộ 975 E3.12

- ĐZ xuyên suốt TT Nam Giang

Lộ 975 - Trạm E3.12 (cấp cho cả phụ tải lộ 972 TG Cầu Vòi):

- Đang cấp cho 20 TBA với tổng công suất đặt: 3040KVA

- ĐZ xuyên suốt các xã Nam Giang, Nam Hùng, Bình Minh, Nam Cường, Hồng Quang, Nam Toàn

- ĐZ đấu mạch vòng tại vị trí cột số 12 lộ 972 TG Cầu Vòi

Trang 30

Lộ 977 - Trạm E3.12

- ĐZ xuyên suốt các xã Nam Giang, Nam Dương, Đồng Sơn

- ĐZ có điểm mạch vòng tại vị trí cột số 128 lộ 977 E312

Lộ 973 - Trạm TG Cổ Giả

- ĐZ xuyên suốt các xã Nam Tiến, Nam Lợi, Nam Hải, Nam Thanh

- ĐZ có điểm mạch vòng tại vị trí cột số 29 lộ 971 TG Cổ Lễ

Lộ 971 TG Trực Nội (ĐL Trực Ninh quản lý)

- ĐZ xuyên suốt các xã Nam Tiến, Nam Thái

Lưới điện 22 KV gồm có 04 lộ đường dây

- ĐZ xuyên suốt các xã Nam Mỹ, Nam Toàn, Nghĩa An

*Lưới điện trung áp huyện Nghĩa Hưng

Nguồn điện 35 kV

Huyện Nghĩa Hưng được cấp điện từ trạm 110kV Nghĩa Lạc

- ĐZ 373 E 3.10 thuộc trạm 110kV Nghĩa Lạc cấp điện cho trạm TG Liễu Đề và

các TBA 35/ 0,4KV

- ĐZ 371 E 3.10 Thuộc trạm 110kV Nghĩa Lạc cấp điện cho trạm TG Nghĩa Tân

- ĐZ 471 E3.10 Thuộc trạm 110kV Nghĩa Lạc cấp điện cho các TBA 22/0,4kV

Bưu Điện Nghĩa Lạc; Đồng Lạc 3; Nghĩa Phong 4,5; Nghĩa Bình 1,2,3,5,6

ĐZ 471 E3.10 Cấp điện một phần phụ tải của các trạm TBA 22/0,4kV Bưu

Điện Nghĩa Lạc; Đồng Lạc 3; Nghĩa Phong 4,5; Nghĩa Bình 1,2,3,5,6; C.Ty TNHH

Cụng Nghiệp và Thương Mại

Lộ 373 E3.10 cấp điện cho Trạm Trung Gian Liễu Đề

Trang 31

Lộ 471 E3.10 cấp điện cho các TBA phân phối: 22/ 0,4 kV Bưu Điện Nghĩa

Lạc; Đồng Lạc 3; Nghĩa Phong 4,5; Nghĩa Bình 1,2,3,5,6

*Lưới điện trung áp huyện Trực Ninh

- Điện lực Trực Ninh QLVH 02 đưòng dây 35 kV cấp điện cho 3 Trạm trung gian: TG Trực Nội; TG - Trực Đại; TG - Cổ Lễ

Đường dây : 373 - E 3.12 , 371 - E 3.8

+ Cấp điện cho Trung gian Cổ Lễ gồm 01 đường dây truyền tải 35 kV

+ Cấp điện cho Trung gian Trực Nội có đường dây truyền tải 35kV (đường dây

373 - E3.12) Đây là đường dây duy nhất cấp điện cho trung gian Trực Nội

+ Cấp điện cho Trung gian Trực Đại là đường dây 35kV lộ 373 - E3.8 Đường dây này do Điện lực Hải Hậu quản lý

- Đường dây 371- E3.8 ngoài cấp điện cho TG – Cổ lễ còn cấp điện cho các TBA phân phối cho nhánh cụm CN Cát Thành, điểm đấu tại cột 26A ĐZ 371 – E3.8

*Các đường dây 10 kV

- Đặc điểm của đường dây 10kV và trạm biến áp hầu hết đã đại tu và sửa chữa, năm 2009 lộ ĐZ 972 đã được cải tạo và nâng cấp tách 1 phần từ cột 22A về lộ

dự phòng 974

*Lưới điện trung áp huyện Xuân Trường

Đường dây 35 kV: Huyện Xuân Trường được cấp điện từ các đường dây:

- Đường dây 371, 372, 375 – E3.8 Lạc Quần cấp điện cho các xã Xuân Ninh, Xuân Kiên, Xuân Tiến, Xuân Hòa, Xuân Vinh, Xuân Bắc, Xuân Phương

- Đường dây 372 E3.8 Lạc Quần còn có nhiệm vụ liên lạc với đường dây 373 E3.13 Giao Thủy để cung cấp điện cho phụ tải lộ 372 khi cần huy động nguồn cấp

Đường dây 22 kV

- Đường dây 477 E3.8 cấp điện cho các TBA số 2,3,4,5,6,7,9 Thị trấn Xuân Trường Đặc biệt là TBA số 6 cung cấp điện cho nhà văn hóa huyện nơi diễn ra các chương trình hoạt động chính trị, văn hóa của cán bộ và nhân dân trong huyện

- Đường dây 471 E3.8 cấp điện cho HTX Xuân Nghĩa xã Xuân Ninh

Trang 32

- Đường 473 E3.13 Giao Thủy cung cấp điện cho xã Xuân Phú, Xuân Phong,

Xuân Phương, Thọ Nghiệp, Xuân Đài, Xuân Tân, Xuân Bắc

*Lưới điện trung áp huyện Giao Thuỷ

Nguồn cấp điện cho địa bàn huyện Giao Thuỷ là trạm biến áp 110KV Giao Thuỷ

E3.13 gồm :

- Lộ 373 - E3.13 các TBA 35/0,4kV

- Lộ 471 - E3.13 cấp điện cho trạm biến áp 22/0,4kV

- Lộ 472 - E3.13 cấp điện cho trạm biến áp 22/0,4kV

- Lộ 473 - E3.13 cấp điện cho trạm biến áp 22/0,4kV

- Lộ 474 - E3.13 cấp điện cho trạm biến áp 22/0,4KV

- Lộ 475 - E3.13 cấp điện cho trạm biến áp 22/0,4kV

- Lộ 477 - E3.13, 477 E3.13 cấp điện cho trạm biến áp 22/0,4kV

*Lưới điện trung áp huyện Hải Hậu

Đường dây 35 kV

- Đường dây 375 – E3.8 Lạc Quần cấp điện cho xã Hải Hưng, Trạm Yên Định

1+2+6+7, trạm Hải Phương 5, Cụm CN Hải Phương, TG Trực Đại

- Đường dây 373 – E3.11 Hải Hậu cấp điện cho Công ty cổ phần gạch Tuylen,

Trạm số 2 Hải Tây, Trạm Việt Tiến 5+6, Trạm Hải Thịnh 7

Đường dây 22 kV

- Đường dây 22 kV lộ 471 – E3.8 cấp điện cho các xã Xuân Ninh – Xuân

Trường, Hải Bắc, Hải Trung, Hùng Thắng 3, Anh Tiến – Hải Anh, Hải Minh

- Đường dây 22 kV lộ 473 – E3.8 cấp điện cho các xã Hải Vân, Hải Nam,

- Đường dây 22 kV lộ 472 – E3.11 cấp điện cho các xã Hải Đông, Hải Lộc, Hải

Phúc, TBA Hải Hà 2+3, TBA Hải Tây 1+3

- Đường dây 22 kV lộ 474 – E3.11 cấp điện cho các xã Hải Quang, Hải Phương,

Hải Long, Hùng Thắng 1, 2 - Hải Anh, TBA Vũ Đệ 1+2+3 – Hải Đường

Đường dây 10 kV

- Đường dây 971- E3.11 cấp điện cho khu vực TT Cồn, Hải Lý, Hải Chính

- Đường dây 973 - E3.11 cấp điện cho các xã Hải Phú, Hải Phong, Hải Ninh

Trang 33

- Đường dây 977 - E3.11 cấp điện cho các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải Toàn, Hải

Phong, Hải An, TBA Thống Nhất 1+2+3 + 4 + 5Hải Đường

- Đường dây 971 TG Hải Thịnh cấp điện cho xã Hải Châu, TBA Thống Nhất

2+3 TT Thịnh Long

- Đường dây 973 TG Hải Thịnh cấp điện cho TT Thịnh Long

*Thống kê khối lượng đường dây trung, hạ áp tỉnh Nam Định đến hết ngày 31

tháng 12 năm 2013 được trình bày trong bảng sau

Bảng 1.10 Thống kê đường dây trung áp và hạ áp hiện trạng

Ngành điện quản lý Khách hàng quản

I Đường dây trung áp Km 1.783,852 59,143 163,24

Nguồn: Công ty Điện lực Nam Định và Sở Công Thương Nam Định

Ở cấp điện áp trung áp, khối lượng lưới điện 22KV, 35 KV chiếm tỷ lệ lớn

lưới trung áp Lưới điện 22KV, 35kV phủ khắp các huyện thành phố của tỉnh Nam

Định Hiện tại các đường dây 22KV, 35kV hầu hết được liên hệ mạch vòng giữa

các trạm 110kV

Thống kê tình trạng mang tải của các đường dây trung áp sau các trạm 110kV

và các trạm trung gian trên địa bàn tỉnh Nam Định được trình bày ở các bảng dưới đây

Bảng 1.11 Tình trạng mang tải các đường dây trung áp sau trạm 110kV

Công suất các lộ ra

TT Tên trạm biến áp Tiết diện /

chiều dài (km) P max (kW) P min (kW)

I Trạm 110 kV Trình Xuyên (E3.1) 18.2 4.1

Trang 35

Nguồn: Công ty Điện lực Nam Định

Tổng dung lượng bù ở tất các cấp điện áp trung áp và hạ áp được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.12 Tổng dung lượng bù lưới điện trung và hạ áp

TT Lưới điện Số lượng (bộ) Tổng dung lượng (kVar)

Nguồn: Công ty điện lực Nam Định

Các trạm biến áp phân phối của tỉnh Nam Định bao gồm các loại trạm 35/0,4kV; 35(22)/0,4kV; 22/0,4kV; 10/0,4kV và 10(22)/0,4kV

Đến hết năm 2013 tổng số trạm phân phối là 2.643 trạm/ 2.704 máy biến áp với tổng dung lượng là 887,295kVA, trong đó khách hàng quản lý 884 trạm/ 924 máy

Trang 36

với tổng dung lượng là 376.221kVA, còn lại là do Công ty điện lực Nam Định quản

lý Các trạm biến áp của khách hàng thường có dung lượng lớn và chủ yếu là khách hàng công nghiệp còn các trạm do Công ty điện lực Nam Định quản lý có gam công suất bé hơn và chủ yếu cấp điện cho phụ tải sinh hoạt và các phụ tải khác

Trong tổng số 2.643 trạm biến áp phân phối có 623 trạm 35/0,4kV với tổng dung lượng là 252,094kVA Trạm 22/0,4kV có 1.390 trạm với tổng dung lượng là 474,352kVA Trạm 10/0,4kV, trạm phân phối với 630 trạm với tổng dung lượng là 160,849kVA

Bảng 1.13 Khối lượng các trạm biến áp phân phối hiện có của tỉnh Nam Định

Nguồn: Công ty điện lực Nam Định

1.3 QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN

- Công ty Điện lực Nam Định là đơn vị thực hiện phân phối, bán buôn, bán lẻ điện trên địa bàn tỉnh Nam Định Toàn bộ lưới điện trung áp 10kV, 22kV, 35kV

trên địa bàn tỉnh do Công ty Điện lực Nam Định quản lý vận hành

- Tỉnh Nam Định có 210 xã, phường, thị trấn Trong đó năm 2008 đã bàn

giao 100% lưới điện hạ áp 0,4kV cho ngành điện quản lý

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương1này luận văn đã trình bày về đặc điểm tự nhiên và hiện trạng nguồn lưới điện trung áp tỉnh Nam Định bao gồm những nội dung chính sau:

Trang 37

- Đặc điểm tự nhiên

- Tăng trưởng kinh tế

- Kết quả cụ thể trên các ngành lĩnh vực kinh tế

- Định hướng phát triển các ngành đến năm 2015

- Hiện trạng nguồn và lưới điện trung áp tỉnh Nam Định bao gồm nguồn nhận, các trạm 220kV, 110kV, các trạm biến áp trung gian, lưới điện trung áp và quản lý vận hành lưới điện

Qua đó ta thấy Nam Định có mật độ dân số cao với cả nước và có xu hướng phát triển mạnh về công nghiệp trong những năm gần đây Đồng thời luận văn cũng

đã trình bày cụ thể về hiện trạng nguồn lưới điện trung áp tỉnh Nam Định

Trang 38

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LƯỚI ĐIỆN, KHẢ NĂNG MANG TẢI VÀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆNTRUNG ÁP TỈNH NAM ĐỊNH

2.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LƯỚI ĐIỆN VÀ KHẢ NĂNG MANG TẢI

2.1.1 Đường dây 35kV

Lưới điện 35kV hiện có tại tất cả các huyện và thành phố của tỉnh Nam Định, tính đến hết năm 2013 toàn tỉnh có 617,707 km đường dây 35kV; 816,911 km đường dây 22kV; 590,574 km đường dây 10 kV Lưới điện 22kV đóng vai trò quan trọng trong trong hệ thống lưới trung áp của tỉnh Nam Định, các lộ đường dây 22kV cấp điện trực tiếp cho các hộ phụ tải, còn đường dây 35kV cấp điện các phụ tải còn cấp điện cho các trạm trung gian Hầu hết các đường trục 22kV, 35kV đều có liên hệ mạch vòng giữa các trạm biến áp 110kV, do vậy lưới điện 22kV, 35kV được vận hành một cách linh hoạt và ổn định Tuy nhiên hiện nay do phát triển phụ tải ở một số khu vực trên địa bàn tỉnh Nam Định với tốc độ nhanh đồng thời phụ tải phân

bố không tập trung nên một số các đường dây 22kV, 35kV vẫn phải mang tải lớn và một số đường đã quá tải Ngoài ra do được xây dựng từ lâu nên dây dẫn thường có tiết diện nhỏ, phụ tải tập trung cuối đường dây nên làm cho tổn thất công suất, tổn thất điện năng cũng như tổn thất điện áp cuối đường dây tương đối cao Bên cạnh

đó do các trạm biến áp 110kV dự kiến xây mới vào chậm tiến độ trong khi phụ tải tăng nhanh dẫn đến việc vận hành các đường dây trung áp luôn ở trạng thái khó khăn khi phân bố tải giữa các đường dây 22kV, 35kV và việc tối ưu hoá vận hành lưới 22 KV, 35kV cụ thể như sau:

+ Lộ 371 trạm 110kV Ý Yên (E3.15): đây là đường trục cấp điện chính cho Huyện Vụ Bản và Ý Yên, đường dây rất dài và tiết diện nhỏ Tổn thất điện áp đến cuối đường dây khoảng 6.5 %

2.1.2 Đường dây 22kV

Lưới điện 22kV phát triển ở thành phố Nam Định và các huyện, hiện tại một

số đường dây 22kV sau trạm 110kV Lạc Quần (E3.8) như lộ 471, đường dây 22kV sau trạm 110kV Giao Thủy (E3.13) như lộ 471, đường dây 22kV sau trạm

Trang 39

110kV Hải Tây(E3.11) như lộ 474

2.1.3 Đường dây 10kV

Đường dây 10kV hiện có sau các trạm biến áp trung gian (TG) 35/10kV Tổng chiều dài đường dây 10kV lộ 974 TG Trực Đại là 20,280 km, lộ 972 TG Trực Nội là 23,855 km

Các đường dây 10kV có đặc điểm đã được xây dựng từ rất lâu, có tiết diện nhỏ, các đường dây đều hình tia, không có khả năng hỗ trợ nguồn khi trạm trung gian bị sự

cố Hiện tại hầu hết các đường dây 10kV đều có tổn thất lớn, do vậy theo quy hoach được duyệt và kế hoạch của Công ty điện lực Nam Định các đường dây 10kV sẽ được cải tạo lên 22kV hoặc 35kV Đối với việc cải tạo lên 35kV thì các máy biến áp sẽ có đầu thêm đầu 22kV để thuận tiện cho việc chuyển đổi sau này

2.2 HIỆN TRẠNG TIÊU THỤ ĐIỆN

Nhu cầu tiêu thụ điện của tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-2013 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1: Diễn biến tiêu thụ điện năng tỉnh Nam Định giai đoạn 2007-2013

Nguồn: Công ty Điện lực Nam Định

Qua Bảng 2.1 thấy rằng cơ cấu tiêu thụ điện năng của tỉnh Nam Định có sự chuyển

dịch nhanh từ điện cho tiêu dùng sinh hoạt sang điện cho công nghiệp-xây dựng

Trang 40

2.1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG CÁC NĂM QUA CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC NAM ĐỊNH

Theo số liệu Bảng 2.1 ta nhận thấy tổng tổn thất điện năng từ năm 2007 đến năm 2013 có xu hướng giảm dần qua từng năm Công ty thực hiện tiếp nhận nguyên trạng lưới điện hạ áp 0,4kV của các xã trên địa bàn tỉnh vào năm 2008

Bảng 2.2.Tổn thất điện năng theo từng lộ đường dây trung áp năm 2013

STT Tên đuờng dây

Tổng Công suất đặt

Chiều dài đường dây

Sản lượng điện nhận năm 2013

Sản lượng điện thương phẩm năm

2013

TTĐN thực hiện năm 2013

Ngày đăng: 19/07/2017, 22:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Bách (2000), Lưới điện và hệ thống điện (Tập1), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - Hà Nội Khác
2. Trần Bách (2000), Lưới điện và hệ thống điện (Tập 2), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - Hà Nội Khác
3. Nguyễn Văn Đạm (1999), Mạng lưới điện, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - Hà Nội Khác
4. Nguyễn Hữu Phúc, Đặng Anh Tuấn (2007), Sử dụng phần mềm phân tích và tính toán lưới điện PSS/ADEPT - Thành Phố Hồ Chí Minh Khác
5. Nguyễn Lân Tráng (2005), Quy hoạch phát triển hệ thống điện, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - Hà Nội Khác
6. Đặng Quốc Thống (1998), Đánh giá tiềm năng tiết kiệm điện năng và hiệu quả của việc ứng dụng DSM ở Việt Nam - Hà Nội Khác
7. Báo cáo công tác quản lý kỹ thuật năm 2011, 2012, 2013 của Công ty Điện lực Nam Định Khác
8. Báo cáo công tác sản xuất kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 của công ty Điện lực Nam Định, Tỉnh Nam Định Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w