1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khảo sát chất lượng môn văn 10

5 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 71,5 KB
File đính kèm kscl môn văn 10.rar (12 KB)

Nội dung

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi “Dạo hiên vắng thầm reo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm giường đã có đèn biết chăng ? Đèn có biết, giường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Buồn dầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng nghười khá thương” ( trích Chinh phụ ngâm Đặng Trần Côn, Bản dịch Đoàn Thị Điểm) Câu 1: Chỉ ra các lỗi chính tả và sửa lại cho đúng (1điểm) Câu 2: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.25 điểm) Câu 3: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0.25 điểm) Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên (1.5 điểm)

Trang 1

TRƯỜNG THPT

(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ KIỂM TRA KSCL - NĂM HỌC 2014-2015

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

“Dạo hiên vắng thầm reo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin, Trong rèm giường đã có đèn biết chăng ? Đèn có biết, giường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn dầu nói chẳng nên lời, Hoa đèn kia với bóng nghười khá thương”

( trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, Bản dịch Đoàn Thị Điểm)

Câu 1: Chỉ ra các lỗi chính tả và sửa lại cho đúng (1điểm)

Câu 2: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.25 điểm)

Câu 3: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0.25 điểm)

Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên

(1.5 điểm)

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

"Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn".

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về

ý kiến trên

Câu 2: (4 điểm)

Nghệ thuật trào phúng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của

tiểu thuyết Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) Qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ), anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó.

-Hết -MÃ ĐỀ 01

Trang 2

HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

ĐỌC

HIỂU

3điểm

1

reo  gieo

giường  dường

dầu  rầu

người  người

1 đ

3

Biện pháp tu từ:

- Câu hỏi tu từ: Trong đèn dường đã có đèn biết chăng?  tác dụng: người chinh phụ một mình lẻ loi cô đơn chỉ có ngọn đèn làm bạn (0.5đ)

- Điệp từ: đèn, điệp ngữ bắc cầu ( nối tiếp giữa cuối câu trước và

đầu câu sau) : Ngọn đèn cứ trở đi trở lại trong đoạn thơ (1đ)

Ý nghĩa :

+Đêm khuya, 1 mình 1 bóng với ánh đèn, người chinh phụ hi vọng

ngọn đèn sẽ thấu hiểu và soi tỏ lòng mình Nhưng đèn là vật vô tri

vô giác, không thể sẻ chia cùng nàng nỗi buồn đau cô lẻNgọn đèn

là biểu tượng cho niềm khao khát được đồng cảm sẻ chia của người

chinh phụ

+ Đèn xuất hiện nhiều lần : chúng tỏ người chinh phụ thao thức suốt

đêm để đợi chồng, Hoa đènlà minh chứng cho điều đó

1.5đ

LÀM

VĂN

Nghị luận xã hội (3đ)

Nghị luận văn học (4 đ)

Câu 1 "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan

trọng hơn".

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của

anh/chị về ý kiến trên

3điểm

a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội Kết

cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,

ngữ pháp.

b.Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách

nhưng cần có các ý chính sau đây.

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề

- Giải thích :

+ Tự hào: lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà

mình có

+ Xấu hổ: cảm thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém

cỏi trước người khác

0.25đ 0.5đ

Trang 3

+ Ý kiến: thể hiện quan điểm của người phát biểu về quan

hệ của tự hào với xấu hổ: tự hào thì cần thiết, xấu hổ quan trọng

hơn

- Phân tích, chứng minh :

+ Tự hào là cần thiết :

 Người tự hào thường là người hiểu rõ bản thân, nhất là sở

trường, các tốt đẹp của bản thân Do đó cũng dễ là người có thái độ

tự tin

 Tự hào thường mang lại những cảm xúc tích cực Nó giúp

người ta dễ phấn khởi trong hành động Do đó cuộc sống dễ đạt

được những thành công

+ Biết xấu hổ còn quan trọng hơn :

 Biết xấu hổ, người ta dễ tránh những lỗi lầm sai trái

 Biết xấu hổ, người ta dễ nổ lực vươn lên để khắc phục

những kém cỏi của bản thân

 Biết xấu hổ, người ta dễ có lòng khiêm tốn, có tinh thần

trách nhiệm, có lương tâm

 Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện của lòng tự

trọng, của nhận thức về phẩm giá con người

 Biết xấu hổ, người ta cũng dễ biết kiềm chế bản thân

trước các tình huống

- Bình luận:

+ Trong thực tế, có những người không biết tự hào, cũng

chẳng tự trọng, vô cảm với mình, với người Nguyên nhân thường

do thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng sống

+ Tự hào, tự trọng (mà biết xấu hổ là một biểu hiện của nó)

là những phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có, trong đó cần

nhận thức tự hào là cần thiết nhưng tự trọng thì quan trọng hơn

+ Làm sao để có lòng tự hào và tự trọng

(Cần có hiểu biết và ý thức về giá trị con người và cuộc sống Cần

có hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của phẩm giá cá nhân Cần nỗ

lực phấn đấu rèn luyện trau dồi những phẩm chất và kỹ năng sống

cần thiết để sống tốt)

- Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân

1.5đ

0.5đ

0.25đ)

Câu 2 Nghệ thuật trào phúng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên

thành công của tiểu thuyết Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) Qua đoạn

trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích Số đỏ), anh (chị) hãy

làm sáng tỏ điều đó.

Mở bài: Vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận 0.5

Trang 4

- Nghệ thuật trào phúng: trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười

mang ý nghĩa phê phán xã hội Để gây được tiếng cười trào phúng,

điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức

truyện làm nổi bật mâu thuẫn

- Trong đoạn trích, nghệ thuật trào phúng được thể hiện qua cách

xây dựng mâu thuẫn trào phúng, tình huống trào phúng, mô tả chân

dung trào phúng, cảnh trào phúng và giọng điệu, ngôn từ

0,25

0,25

a Mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích

- Nguyên nhân cái chết của cụ cố tổ (lời chào của Xuân với ông

Phán mọc sừng)

- Mâu thuẫn trào phúng còn thể hiện ngay trong tựa đề của chương

này Hạnh phúc của một tang gia

b Chân dung trào phúng:

+ Cụ cố Hồng vốn hiếu danh, thích được già để mọi người gọi là cố,

sung sướng tưởng tượng ra cảnh được mặc áo xô gai, chống gậy lụ

khụ, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để được khen : Úi kìa, con giai

nhơn đã già thế kia à !

+ Vợ chồng Văn Minh và ông Typn vui mừng vì đây là dịp tốt để

lăng xê các mốt quần áo tang và tờ chúc thư đã đi vào thực hành

+ Ông Phán nhận thấy cái sừng có giá trị vì ông sẽ được thêm vài

nghìn đồng trong phần chia gia tài

+ Cô Tuyết sung sướng có dịp mặc bộ váy ngây thơ, để chứng tỏ

mình còn trong trắng và thể hiện khuôn mặt buồn lãng mạn rất đúng

mốt

+ Cậu Tú Tân, nhân dịp này chứng minh hiệu quả của máy ảnh

c Chi tiết trào phúng

- Để tô đậm ý nghĩa trào phúng, nhà văn đã xây dựng và chọn lọc

được nhiều chi tiết ấn tượng :

+ Đó là cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to nhưng tất cả mọi

người đi đưa ma không hề có ai quan tâm đến người chết

+ Phải trẻ la ó, cậu Tú tân điên người, bà Văn Minh sốt ruột, ông

Typn bực mình… Mọi người điên lên Hoá ra người ta sốt ruột

không vì người chết mà vì cái xác chết ấy sao không mau chóng

được chôn để họ được hưởng Hạnh phúc của một tang gia

+ Mỉa mai thay là cảnh cậu Tú tân bắt mọi người phải đóng kịch để

chụp hình : người phải chống gậy, gục đầu, người phải lau nước

mắt… Nếu coi đoạn trích là một tấn bi hài kịch thì mỗi người là một

vai hề trình độ

+ Cuối cùng phải nói đến cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm

thiết trên tay Xuân Mỉa mai thay, đúng lúc xót thương lên đến cao

đọ cũng là lúc ông Phán tranh thủ thanh toán sòng phẳng số tiền

thuê Xuân bằng cách dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp

tư…

0,5

0,5

Trang 5

d Ngôn ngữ trào phúng, bút pháp phóng đại :

Góp phần cho tiếng cười đầy mỉa mai còn phải kể đến ngôn ngữ của

tác phẩm Khi kể chuyện, bao giờ Vũ Trọng Phụng cũng có sự kết

hợp những ngôn từ trái ngược nhau trong một câu văn để làm bật

lên sự vô nghĩa lý của cuộc đời Chẳng hạn, tác giả gọi nhà đám là

bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác

chết của cụ tổ…, hoặc tác giả miêu tả : Thật là một đám to tát có thể

làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung

sướng, nếu không gật gù cái đầu…!

0.5

Kết luận

Đám tang cụ cố tổ đã được miêu tả bằng một nghệ thuật trào phúng

điêu luyện khiến cho người ta phải mỉm cười nhưng là nụ cười xót

xa Đoạn trích đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của giới thượng lưu

đương thời

0,5đ

Ngày đăng: 19/07/2017, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w