1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985 (LA tiến sĩ)

193 388 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 1985

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN VŨ CÔNG HOÀI

THI PHÁP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1975 – 1985

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội – 2017

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN VŨ CÔNG HOÀI

THI PHÁP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1975 – 1985

Chuyên ngành Văn học Việt Nam

Mã số: 62.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Tôn Thảo Miên

Hà Nội – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tài liệu, những kết luận, nhận định trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2017

Tác giả luận án

Đoàn Vũ Công Hoài

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp về khoa học của luận án 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 7

7 Cơ cấu của luận án 7

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 8

1.1 Những nghiên cứu lý thuyết về thi pháp và thi pháp truyện ngắn 8

1.2 Những nghiên cứu về thi pháp truyện ngắn VN giai đoạn 1975-1985 24

Chương 2: Truyện ngắn Việt Nam 1975-1985, bước chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về con người 36

2.1 Bối cảnh lịch sử xã hội và văn học nghệ thuật sau năm 1975 36

2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người 51

Chương 3: Thời gian và không gian, giọng điệu và ngôn ngữ trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985 73

3.1 Thời gian và không gian nghệ thuật 73

3.2 Giọng điệu và ngôn ngữ 93

Chương 4: Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985 trên bình diện thi pháp thể hiện 116

4.1 Thi pháp cốt truyện, tình huống ………….……… 116

4.2 Thi pháp kết cấu, trần thuật ……….… 138

KẾT LUẬN……… 163

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ……… 167

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………168

PHỤ LỤC: TÁC PHẨM KHẢO SÁT TRONG LUẬN ÁN………….…184

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Thi pháp học là một trong những đường hướng nghiên cứu văn học có từ lâu, nhưng nó thực sự được các nhà nghiên cứu quan tâm vào những năm đầu của thế kỷ XX Người ta căn cứ vào ngôn ngữ để cắt nghĩa thế giới tinh thần của nhà văn Từ đó, trích đoạn để phân tích, so sánh, chỉ

ra cách cảm nhận về tư tưởng thẩm mĩ trên ba phương diện: không gian, thời gian nghệ thuật và phương thức biểu hiện Bởi nghệ thuật là một thế giới chủ quan của người nghệ sĩ Nó kết tinh cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn về thế giới Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của văn học là chỉ ra ý thức của chủ thể nghệ thuật, các phạm trù của thế giới khách quan và chủ quan như một phương cách nhìn ra thế giới Cách tiếp cận thi pháp học cho phép người ta khám phá ra các chiều kích khác nhau như: hình tượng tác giả, phong cách nghệ thuật trong chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm

Ở Việt Nam thi pháp học du nhập vào một số trường đại học ở miền Nam trước năm 1975 Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này mới chỉ được giới thiệu, tiếp nhận theo hướng thi pháp xã hội học Vào những năm 80, thi pháp học bắt đầu có sự du nhập, đổi mới mạnh mẽ với các khuynh hướng ngôn ngữ học, kí hiệu học, cấu trúc luận, phân tâm học, phong cách học, thi pháp học lịch sử, tự sự học… Điều này thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu của Hoàng Trinh, Phan Ngọc, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình

Sử, Nguyễn Phan Cảnh, Đỗ Đức Hiểu, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà, Đỗ Lai Thuý, Nguyễn Xuân Kính, Vương Trí Nhàn… Đây được coi như là hiện tượng mới của nghiên cứu văn học

1.2 Sau 1975, tình hình đất nước đã có nhiều biến đổi, đời sống xã hội chuyển từ chiến tranh sang hoà bình Cuộc sống mới hiện ra với tất cả những bộn bề, phức tạp của nó Đây là thời kỳ giao thoa giữa cái cũ và cái

Trang 6

mới, cái cũ vẫn chưa mất đi, cái mới manh nha hình thành Những khó khăn sau giải phóng và khủng hoảng kinh tế xã hội cuối thập niên 70, cho thấy tính chất phức tạp và sự chi phối của nền kinh tế bao cấp đưa đến sự phân cực giữa trắng - đen, thiện - ác, tốt - xấu…; cơ chế quan liêu bao cấp hiện ra ngày càng rõ Tất cả những điều trên đã tác động không nhỏ đến đời sống văn học, tạo ra những đề tài nóng bỏng cho nhà văn khai vỡ, phát triển theo quy luật mới, quy luật đời thường Nhà văn Nguyễn Minh Châu nhận định khái quát về bức tranh xã hội Việt Nam những năm sau chiến tranh đang diễn ra “một cuộc đối chứng giữa nhân cách và phi nhân cách, giữa hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và những khoảng bóng tối còn rơi rớt bên trong tâm hồn của mỗi con người” [30, 364]

Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã mở đường cho nền kinh tế bao cấp chuyển sang cá thể, cơ chế thị trường; cởi trói cho tư duy con người, đưa lại một bầu không khí dân chủ, cách nhìn thông thoáng, uyển chuyển về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội Nhờ đổi mới, văn học có điều kiện

chuyển mình với tinh thần nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ

sự thật Không khí cởi mở, dân chủ của đời sống và học thuật đã tác động

mạnh mẽ đến chủ thể sáng tạo, khiến cho quan niệm của họ về hàng loạt vấn đề dần thay đổi Từ quan niệm về hiện thực, con người cá nhân đến quan niệm về cách viết, về sự cần thiết của việc đổi mới thi pháp thể loại Quá trình đổi mới văn học ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và đa dạng trên các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, ký,… Ngoài ra, phải nói đến lý luận, phê bình đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt khi đi sâu cắt nghĩa tiểu thuyết và truyện ngắn theo hướng thi pháp học

1.3 Truyện ngắn từng đóng vai trò xung kích, tiên phong trong quá trình hiện đại hoá văn học nước nhà ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX Thể tài này tiếp tục năng động, cơ động, có khả năng cập nhật hiện thực đời sống hàng ngày - một hiện thực luôn vận động, biến chuyển không ngừng

Trang 7

Năm 2008, báo Văn nghệ đã xuất bản tuyển tập 60 năm truyện ngắn báo

Văn nghệ (gồm 5 tập với 5 giai đoạn: 1945 - 1954, 1954 -1965, 1965 -

1975, 1975 - 1986, 1986 - 2007) Bộ tuyển tập này đã đem đến cho người đọc một cái nhìn bao quát về các chặng đường trong 60 năm phát triển của truyện ngắn Việt Nam Qua đó, có thể hình dung được bước đi, những đổi mới của thể loại, dấu ấn của lịch sử, thời đại và tư duy nghệ thuật của nhà văn qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể

Trong ba mươi năm chiến tranh, truyện ngắn đã hoàn thành xuất sắc vai trò, sứ mệnh của mình là phục vụ kháng chiến với đề tài chiến tranh, không gian chiến trường và hình tượng là người lính Với khối lượng đồ sộ, truyện ngắn giai đoạn này đã cổ vũ tinh thần nhiều thế hệ vượt qua khó khăn của kháng chiến, lay động lòng người vươn lên trong niềm tin chiến thắng, thức tỉnh con người về mặt trái của nó Năm 1975, đất nước bước sang thời bình, nhưng văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng vẫn còn

lao theo quán tính của một nền văn học minh hoạ Điều đó đã làm cho

truyện ngắn xa rời cuộc sống, lạnh nhạt với tâm tư, tình cảm của con người Tuy nhiên, đến cuối những năm 1970, truyện ngắn đã có sự chuyển động

âm thầm, tích cực và cần thiết, tạo tiền đề cho quá trình đổi mới truyện ngắn đương đại Tuy không phải là duy nhất, nhưng truyện ngắn lại tập trung nhiều các yếu tố đổi mới của nền văn học Việt Nam đang trăn trở chuyển mình Có thể coi truyện ngắn giai đoạn 1975 -1985 là bước tiền trạm cho cái mới, là giai đoạn xây nền móng, vỡ giọng để phát triển rực rỡ

từ sau năm 1985

1.4 Trong các sáng tác qua từng giai đoạn, thi pháp truyện ngắn có chiều hướng rạn nứt dần, mà nhiều người gọi là hậu hiện đại Là hướng nghiên cứu thiên về cắt nghĩa cái lý của hình thức, hình thức mang tính quan niệm, tức là hình thức mang tính nội dung, thi pháp học là cơ sở quan trọng trong việc xác lập và phân chia các giai đoạn, thời kỳ và khuynh

Trang 8

hướng văn học Cho nên, để có giai đoạn phát triển rực rỡ từ năm 1986, văn học phải có thời gian manh nha hình thành, chuẩn bị hay gọi là thể nghiệm,

đó là giai đoạn 1975 – 1985 Chúng tôi lấy thi pháp để soi rọi, so sánh giữa các giai đoạn phát triển của văn học, đặc biệt là giai đoạn trước và sau đổi mới

Rõ ràng, văn học luôn cần những tổng kết qua từng giai đoạn, từ đó đánh giá về nội dung, nghệ thuật và thi pháp, khuyến khích tìm tòi và thể

nghiệm mới trong sáng tác và nghiên cứu Đề tài Thi pháp truyện ngắn

Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 sẽ góp phần giải mã những nét độc đáo

đối với truyện ngắn giai đoạn này dưới góc nhìn thi pháp học Trên cơ sở

đó, so sánh với các thể loại văn học khác, hoặc giữa các giai đoạn, tạo điều kiện cho truyện ngắn tiếp tục có những đóng góp và tác động trong thực tiễn sáng tạo

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Chọn đề tài Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985,

luận án khái quát những nét chung về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn hậu chiến (1975 – 1985), đồng thời phác thảo diện mạo của thi pháp học trong nghiên cứu truyện ngắn nói chung và truyện ngắn thời kì này nói riêng

Tìm hiểu truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 trên quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian, không gian và phương thức thể hiện dưới góc nhìn thi pháp học; luận án khẳng định vị trí, vai trò và đóng góp của những nhà văn tiêu biểu thời kì này trong tiến trình vận động và đổi mới văn học Việt Nam thế kỉ XX

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đưa ra một cái nhìn chung về truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 từ góc nhìn thi pháp học Khảo sát, phân tích, xác định thi pháp truyện ngắn

Trang 9

thời kì này trên phương diện quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian, không gian nghệ thuật và phương thức thể hiện

Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 trên một số bình diện, phương thức thể hiện Sau đó rút ra một số kết luận về thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Trước hết, luận án tập trung khảo sát những tuyển tập truyện ngắn đoạt giải, đặc sắc do Hội Nhà văn, Báo Văn nghệ và Tạp chí Văn nghệ Quân đội tuyển chọn từ năm 1975 đến 1985

Tiếp nữa, luận án khảo sát những truyện ngắn đặc sắc khác của các Nhà xuất bản ấn hành từ năm 1975 đến 1985

Ngoài ra, luận án còn mở rộng giao diện với một số truyện ngắn tiêu biểu ở giai đoạn văn học khác, nhằm chỉ ra nét độc đáo, khác lạ của một giai đoạn văn học

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu đặc điểm thi pháp truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985, luận án tập trung vào ba phương diện: quan niệm nghệ thuật về con người ; thời gian và không gian; thi pháp tạo dựng cốt truyện, tình huống, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ và nghệ thuật trần thuật

Chúng tôi không khảo sát toàn diện mà chỉ tập trung nghiên cứu một

số phương diện có tính chất loại hình nhằm nhận ra diện mạo của một giai đoạn văn học chuyển mình (1975 – 1985)

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Ngoài những phương pháp luận chung của nghiên cứu khoa học xã hội là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, để thực

Trang 10

hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp chuyên biệt Tựu trung lại có thể kể đến các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: đây được xem là phương pháp chính Nhằm nghiên cứu về sự tiến hóa của các phương thức, phương tiện chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng, sự hoạt động chức năng xã hội - thẩm

mỹ của chúng, nghiên cứu số phận của các khám phá nghệ thuật

- Phương pháp loại hình: nhằm tìm ra những đặc điểm tương đồng loại hình về thi pháp thể loại, qua đó thấy được nét đặc sắc của thể loại từ thực tế đời sống văn học

- Phương pháp so sánh: để có sự đối sánh và cái nhìn sâu hơn về đối tượng, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát truyện ngắn giai đoạn này trong sự liên hệ để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa truyện ngắn ở giai đoạn sau năm 1986 và truyện ngắn giai đoạn trước đó (1945 - 1975)

- Phương pháp cấu trúc hệ thống: đặt truyện ngắn Việt Nam giai đoạn

1975 - 1985 trong sự vận động của văn học nói chung, xem xét đối tượng như một hiện tượng có tính hệ thống, chúng tôi hướng tới việc xác định vị trí, ý nghĩa của truyện ngắn giai đoạn này trong diễn trình văn học

- Phương pháp phân tích tác phẩm: nhằm tìm hiểu các yếu tố của văn bản tác phẩm thông qua việc phục nguyên lại đời sống văn hóa của một thời đại nhất định, dùng nó để lý giải các vấn đề văn học, đặc biệt là các quan niệm về văn học và sáng tác văn chương

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên cứu văn học khác như: phân tích, đối chiếu, thống kê, phân loại, mô hình hóa, khảo sát văn bản…

5 Đóng góp về khoa học của luận án

Luận án là công trình đầu tiên tìm hiểu, xác định diện mạo của thi pháp truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 với cái nhìn văn học ở bề sâu

Trang 11

Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu và nghiên cứu truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 nói riêng, truyện ngắn Việt Nam nói chung

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án vào tìm hiểu, bổ sung thêm một số kết quả nghiên cứu thi pháp truyện ngắn, góp phần xác định diện mạo và vai trò của truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 trong quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, tìm hiểu và nghiên cứu thi pháp truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985 nói riêng và văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận án được triển khai thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985, bước chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về con người

Chương 3: Thời gian và không gian, giọng điệu và ngôn ngữ trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985

Chương 4: Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985 trên một số bình diện thi pháp thể hiện

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Những nghiên cứu lý thuyết về thi pháp học và truyện ngắn

1.1.1 Nghiên cứu lý thuyết về thi pháp học

1.1.1.1 Thi pháp học là một hướng nghiên cứu văn học có từ lâu, nhưng thực sự có ảnh hưởng và được nhiều nhà nghiên cứu chú ý vào thế kỉ

XX Thuật ngữ thi pháp học có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, trong công trình

Poetica (Thi pháp học) của Aristote, khi nhìn nhận bản chất nghệ thuật như

các thể loại bi kịch, sử thi, cấu trúc cho đến ngôn từ “Qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, thi pháp học nhiều lần được hiểu khác nhau, khi thì thu hẹp vào loại hình thi ca, vào thi luật, phép làm thơ, biến thành quy phạm, giáo điều, khi thì mở rộng chỉ toàn bộ nghệ thuật, khi lại bị coi thường như một thứ hình thức chủ nghĩa ít có ý nghĩa và cho đến nay cách hiểu vẫn còn phân tán” [52, 9] Từ đầu thế kỉ XX, vấn đề ngôn ngữ, văn bản, cấu trúc của văn học được đặt lên hàng đầu, tạo thành khuynh hướng thi pháp học ngôn ngữ nghệ thuật, lấy văn bản làm đối tượng nghiên cứu đã đổi mới thi pháp học Đến những năm 60 (thế kỉ XX), khi phương tiện truyền thông nghe nhìn chiếm ưu thế, trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, tri thức, giao lưu văn hoá thì nghiên cứu văn học từ bình diện ngôn ngữ chuyển sang văn hoá học, nghiên cứu các vấn đề văn hoá như diễn ngôn, tri thức, hậu thực dân, chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa nữ quyền, thân thể, thời thượng, phi huyền thoại hoá, phi trung tâm, đại tự sự, trò chơi và mua vui… trở nên thịnh hành Đó đang là hướng vận động của thi pháp học mà nhiều người quan tâm

Từ cuối thế kỉ XIX, A N Veselovski, các nhà hình thức Nga đến các nhà cấu trúc Pháp, đều ra sức đi tìm định nghĩa về thi pháp học Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu V Girmunski: “Thi pháp học là khoa học

Trang 13

nghiên cứu thi ca (tức là văn học) như là một nghệ thuật Viacheslav Ivanov: “Thi pháp học là khoa học về cấu tạo của tác phẩm văn học và hệ thống các phương tiện thẩm mĩ được sử dụng trong đó…” [52, 11] M L Gasparov: “Thi pháp học - khoa học về hệ thống các phương tiện biểu hiện trong tác phẩm văn học… Trong nghĩa rộng thi pháp học trùng với lí luận văn học, trong nghĩa hẹp trùng với một trong các lĩnh vực của thi pháp lí thuyết Là lĩnh vực của lí luận văn học thi pháp học nghiên cứu đặc trưng của các loại hình, thể loại văn học, các dòng và trào lưu, các phong cách, phương pháp, nghiên cứu quy luật liên hệ nội tại và tuơng quan các cấp độ của chỉnh thể nghệ thuật”… V Vinogradov: “Thi pháp học là khoa học về các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm văn học Nó muốn bao quát không chỉ ngôn từ thơ, mà còn cả các khía cạnh khác nhau nhất của tác phẩm văn học và sáng tác dân gian,” B Tomashevski :“Nhiệm vụ của thi pháp học là nghiên cứu phương thức cấu tạo của tác phẩm văn học Đối tượng của thi pháp học là các sáng tác có giá trị Phương pháp nghiên cứu thi pháp là tiến hành miêu tả, phân loại và giải thích các hiện tượng được nghiên cứu.” [52, 12] Đối với R Jakobson, đối tượng của thi pháp học là “tính văn học” và “các thủ pháp”, phương pháp nghiên cứu thi pháp học là phương pháp ngôn ngữ học… Các học giả Pháp, như Kibedi Verga cho rằng thi pháp học tức là lí luận văn học; Gérard Genette thì cho rằng thi pháp học nghiên cứu các văn bản quá độ, khám phá

tính liên văn bản trong đó

Từ các định nghĩa trên, ta thấy thi pháp học là “một lĩnh vực nghiên cứu về đặc trưng, tổ chức, các phương thức, phương tiện, nguyên tắc làm nên giá trị thẩm mĩ của văn học trong tính chỉnh thể của văn bản [52, 13]

Đó là lĩnh vực nghiên cứu quy luật nội tại của tác phẩm, cấu tạo và phong cách, nó phân biệt với các lĩnh vực nghiên cứu khác Thi pháp về thực chất

Trang 14

là hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật, mang tính mở “Thi pháp học bao gồm các bộ phận lí thuyết, miêu tả và lịch sử, gồm cả phong cách học, và ngày nay bao gồm cả tự sự học, tu từ học, mỗi bộ phận có đối tượng riêng, nhưng đều không ra ngoài phạm vi nói trên Xét về cách tiếp cận còn có thể phân biệt thi pháp học lịch sử, thi pháp học ngôn ngữ học, thi pháp học so sánh, thi pháp học xã hội học, thi pháp học văn hoá” [52, 13] Nhiều nhà nghiên cứu đồng nhất thi pháp học với lí luận văn học, theo R Wellek, trong trường hợp đó, nên dùng thuật ngữ “lí luận văn học”, vì hàm ý của lí luận văn học rộng hơn thi pháp học Tuy nhiên, người ta vẫn thích nói “thi pháp”

để nhấn mạnh tính chất nghiên cứu nội tại của nó

Thi pháp học hiện đại (từ thế kỉ XX) khác thi pháp học truyền thống

Nó được hiểu như lĩnh vực nghiên cứu đặc trưng văn học hay tính văn học

và ngôn ngữ biểu hiện của nó chứ không đóng khung trong nghệ thuật thi

ca Phương pháp lấy việc nghiên cứu tính hệ thống, tính chỉnh thể thay cho việc nghiên cứu các yếu tố cá biệt, khác biệt để khái quát theo quan niệm

“nguyên tử luận; lấy việc nghiên cứu các biến số lịch sử thay cho nghiên cứu các nguyên lí bất biến, vĩnh hằng; nghiên cứu hướng tới người đọc hơn

là dạy dỗ nhà văn về cách sáng tác; lấy việc khái quát các phương thức phương tiện từ trong bản thân sáng tác hơn là đưa ra những công thức quy phạm Mặc dù đã có những quan điểm hoài nghi đặc trưng cũng như tính văn học, nhưng văn học ở đâu, thời nào cũng tồn tại trong sự đối lập với cái phi văn học, dù cho ranh giới giữa hai cái đó có đổi thay trong lịch sử Chừng nào còn đối lập ấy thì chừng ấy còn thi pháp học Chính vì thế phương pháp nghiên cứu thi pháp chủ yếu là miêu tả, quy nạp, hệ thống hoá

và thuyết minh, diễn giải chứ không phải là diễn dịch từ những nguyên lí của đại tự sự”[52, 14]

Các trường phái hình thức ở Nga, Anh, Mĩ, Đức nghiên cứu thế giới tinh thần và thế giới nghệ thuật của nhà văn biểu hiện qua văn bản ngôn

Trang 15

ngữ Fredric Gundolf “chủ trương phân biệt cuộc sống kinh nghiệm thực tế của nhà văn với cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật E.R.Curtius căn cứ vào ngôn ngữ mà nghiên cứu thế giới tinh thần của nhà văn, phản đối lối nghiên cứu dựa vào các quy tắc để đánh giá sáng tác Eric Auerbach nghiên cứu phương thức mô phỏng thế giới của các văn bản kinh điển mà ông trích từng đoạn để phân tích, so sánh, chỉ ra cách cảm nhận con người, không gian, thời gian, đồ vật”[52, 17] Leo Spitzer chủ trương đi tìm thế giới bên trong, cách cảm nhận thế giới của nhà văn và giải thích bằng hệ thống biểu hiện ngôn ngữ, nhưng không loại trừ tác động của các nhân tố thời đại Nghệ thuật là một thế giới chủ quan của nghệ sĩ, phân biệt với thực tại khách quan Tác phẩm văn học như một thế giới thẩm mĩ đặc thù Đối tượng nghiên cứu của văn học là ý thức của chủ thể nghệ thuật, là các phạm trù của thế giới quan như thế giới, không gian, thời gian… Cách tiếp cận này cho phép người ta khám phá các chiều kích thi pháp, phong cách nghệ thuật ngay trong tác phẩm nghệ thuật

Thi pháp học cấu trúc chủ nghĩa ở Pháp theo M L Gasparov nói:

“Thi pháp học cấu trúc không phải là thi pháp của các yếu tố tách rời, mà là thi pháp về các quan hệ của các yếu tố tạo nên tác phẩm”[52, 20] Thành công hơn cả của chủ nghĩa cấu trúc là “Tự sự học” của G Genette Đây là

hệ thống các thuật ngữ dành để phân tích cấu trúc văn bản tự sự mà ngày nay đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu có hiệu quả như lĩnh vực thi pháp tiểu thuyết và nghệ thuật tự sự nói chung Từ đó, theo J Watte, các vấn đề của tự sự như người trần thuật, điểm nhìn, hình thức không gian…đã được

bàn rộng rãi, chúng gắn liền với sự ý thức về vai trò độc lập tự chủ của con người cá nhân Ngoài ra, phong trào kí hiệu học Pháp hiện đại rất sôi động,

họ nghiên cứu theo hướng khám phá “tính văn học”, khai thác ý nghĩa siêu ngôn từ của văn bản văn học trong công trình nguyên lí kí hiệu học của Roland Barthes hay ngữ nghĩa học cấu trúc của Greimas Đáng chú ý là

Trang 16

nghiên cứu kí hiệu học trong phong cách học Phong cách học cũng là một

bộ phận của thi pháp học, trở thành trào lưu “Phê bình mới” ở Pháp thập niên 60, 70 (thế kỉ XX) Đặc biệt, phân tâm học đem lại cho nghiên cứu phong cách một đường lối giải thích sự thống nhất của phong cách Ch Mauron là đại diện cho hướng nghiên cứu này đã giải thích các “hình tượng

ám ảnh” chỉ từ phương diện tâm lí vô thức

Ở Nga, thi pháp học lý thuyết được hồi sinh, tiếp tục phát triển

trong Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiépxki, của M Bakhtin Ông xây dựng

mô hình lí thuyết thi pháp bắt đầu từ quan niệm nhân vật như một ý thức độc lập, làm nền tảng cho cấu trúc phức điệu; tiếp đến xem xét thế giới của nhân vật với không gian, thời gian, đặc trưng cốt truyện, thể loại, đặc điểm ngôn ngữ Các yếu tố của cấu trúc nghệ thuật đều phụ thuộc vào quan niệm con người “Ngôn ngữ của Đốtxtôiépxki đều phụ thuộc vào đặc điểm của con người trong ấy Mô hình của Bakhtin ở đây thích hợp trước hết đối với tiểu thuyết phức điệu của Đốtxtôiépxki Chúng tôi đã rút ra và phổ quát hoá

mô hình đó để có thể vận dụng vào thế giới nghệ thuật thuộc các thể loại văn học khác như thơ trữ tình, một thể loại mà Bakhtin không mấy hứng thú Mô hình của chúng tôi bao gồm: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian nghệ thuật, hình tượng tác giả, tình tiết, kết cấu, trần thuật, ngôn ngữ thể hiện”[52, 31]

1.1.1.2 Qua bức tranh khái quát trên, có thể thấy thi pháp học ở Việt Nam có cội nguồn từ thi pháp học hiện đại trên thế giới Nó có khuynh hướng phong cách học ngôn ngữ, kí hiệu học, phân tâm học, thi pháp học

xã hội và thi pháp học lịch sử, văn hoá Trước năm 1975, ở miền Bắc nghiên cứu văn học đi theo thi pháp xã hội học, thể hiện ở chủ nghĩa hiện thực với các phạm trù văn học với hiện thực ý thức hệ; ở miền Nam, các quan niệm nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại mới được giới thiệu, tiếp nhận trong các công trình của Nguyễn Văn Trung Sau năm 1975, nghiên

Trang 17

cứu văn học trong cả nước có một thời gian trì trệ; cho đến những năm 80 bắt đầu có sự đổi mới Thi pháp học được du nhập với các khuynh hướng ngôn ngữ học, kí hiệu học, cấu trúc luận, phân tâm học, phong cách học, thi pháp học lịch sử, tự sự học… “Các công trình của Phan Ngọc, Nguyễn Phan Cảnh, Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Xuân Kính, Đỗ Lai Thuý… xuất hiện, được coi như là hiện tượng mới của nghiên cứu văn học Hoàng Trinh vận dụng kí hiệu học khẳng định văn bản là cơ chế tạo nghĩa” [52, 30] Phan Ngọc nghiên cứu phong cách theo cơ chế lựa chọn, lệch chuẩn, thiên về cấu trúc, chú ý thao tác luận khách quan Đỗ Đức Hiểu phê bình phong cách học trên cơ sở phát hiện từ chìa khoá, hình tượng ám ảnh, xếp chồng văn bản, làm nổ tung văn bản; từ ngôn từ, văn bản, bên cạnh một

số bài phát hiện thi pháp có tính khách quan, nhiều bài khác gần với lối phê bình ấn tượng, nặng về cảm thụ chủ quan Nguyễn Phan Cảnh giải thích đặc trưng thơ bằng cơ chế ngôn ngữ Đỗ Lai Thuý cũng đi theo hướng khám phá đặc trưng ngôn từ, phát hiện quan niệm, giải thích từ nền tảng văn hoá trên cơ sở phân tâm học…

Trong Thi pháp Truyện Kiều đã có tự sự học, trong “Thi pháp văn

học trung đại Việt Nam đã có các bình diện của thi pháp văn học một giai

đoạn Các yếu tố của mô hình lí thuyết tương tự như thế có thể tìm thấy

trong Thi pháp văn học Nga cổ và Con người trong văn học Nga cổ, Thế

giới bên trong của tác phẩm văn học của Likhachev” [52, 31] Các học giả

của Viện văn học thế giới cũng thường xem xét thế giới nghệ thuật trong tương quan với quan niệm nghệ thuật Đó là mô hình được đúc kết nhằm phản ánh chỉnh thể nội tại của các thế giới nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo ra

mà người ta chỉ có thể khám phá từ bên trong văn bản Mô hình này cũng

có thể vận dụng vào nghiên cứu thể loại văn học, bởi thể loại văn học là một kiểu thế giới nghệ thuật Điểm đặc biệt là mô hình lí thuyết này có tính mềm dẻo, có thể bao hàm vào bản thân nó những bình diện của phong cách

Trang 18

học, tự sự học, tu từ học, kí hiệu học, ngôn ngữ học Theo quan niệm này, thế giới nghệ thuật chỉ có thể được quy nạp, khái quát từ cái nền ngôn từ của văn bản, xuất phát từ những biểu hiện của ngôn từ

Trần Đình Sử trong Toàn cảnh thi pháp học cho rằng: "Thi pháp học

là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hưởng lớn trong ngành nghiên cứu văn học thế kỉ XX, tuy có cội nguồn xa xưa nhưng đã được cải tạo triệt để, mang nội dung mới, rất đa dạng về quan niệm, phương pháp, đồng thời tự

nó cũng biến đổi nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử” [52, 9] Ở Việt Nam, thi pháp học đã có lịch sử phát triển lâu dài trong nhiều công trình nghiên cứu như đã nêu trên Nhưng “phải đến Trần Đình Sử, thi pháp học hiện đại – từ lý thuyết, diện mạo, tinh thần, thao tác nghiên cứu – mới có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống nghiên cứu và phê bình văn học Nói chính xác hơn, một mặt, Trần Đình Sử là người giới thiệu vào Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống về thi pháp học” [52, 470] Đây là một đánh giá xác đáng, một ghi nhận trân trọng của tác giả Nguyễn Đăng Điệp

trong công trình Thi pháp học ở Việt Nam

Trong Thi pháp hiện đại, Đỗ Đức Hiểu quan niệm: “Tôi hiểu phong

cách học, nói một cách đơn giản nhất, nghiên cứu những đặc trưng ngôn từ văn chương của một tác giả, một tác phẩm, còn thi pháp học nghiên cứu

tính văn học của một trào lưu, một thời đại, có thể gọi là phong cách lớn”[78] Thành công của Đỗ Đức Hiểu là vận dụng lí thuyết, đi theo một

hướng thi pháp học phương Tây, xem thi pháp biểu hiện ở phạm vi ngôn từ, lấy tính văn học của ngôn từ làm đối tượng nghiên cứu Ông cũng xem xét thi pháp học theo phạm vi thể loại như thơ, văn xuôi, kịch, nghiên cứu cách vận dụng ngôn từ trong một số tác phẩm văn học cụ thể

Ngoài ra, Đỗ Lai Thúy cũng là một trong những nhà phê bình văn học theo khuynh hướng thi pháp học được chú ý Ông đã nổi lên như một nhà nghiên cứu với nhiệt tình cách tân và định hình được phong cách riêng

Trang 19

Đỗ Lai Thúy gây được tiếng vang với Con mắt thơ (1992), một tác phẩm

phê bình thơ mới Nhìn từ con đường tiếp cận, thành công vang dội của Hoài Thanh trước đây trong phê bình thơ mới, theo một số nhà nghiên cứu, gắn liền với phương pháp phê bình ấn tượng Sau Hoài Thanh có thể kể đến

Phan Cự Đệ với cách tiếp cận xã hội học trong công trình Phong trào Thơ

mới Đỗ Lai Thúy lại lựa chọn hướng tiếp cận thi pháp học và nó đã thực sự

mang lại những phát hiện mới

Nhìn chung khuynh hướng thi pháp học đã gây được ảnh hưởng trong xã hội, nhất là trong các trường đại học và tạo thành một khuynh hướng nghiên cứu nổi bật trong nghiên cứu phê bình văn học suốt những năm 80 cho đến nay Thi pháp học mang lại nhiều thuật ngữ và khái niệm mới trong nghiên cứu văn học như: quan niệm nghệ thuật về con người và nhiều khái niệm hình thức văn học đã đi vào phê bình một cách phổ biến,

có tác dụng làm mới bộ công cụ phê bình văn học Nhưng quan trọng hơn,

đó là thi pháp học đem lại cách tiếp cận mới, phương pháp mới nghiêng về tính nội tại Nó tuy là nghiên cứu phương diện nội tại, song không tách rời hiện thực, lịch sử, bởi đó vẫn là căn cứ để giải thích mọi sự biến đổi văn học Đó là một hiện tượng chưa từng có trong phê bình, lí luận văn học Việt Nam trước những năm 80 Hàng loạt công trình nghiên cứu văn học có vận dụng thi pháp học ra đời Trong số đó có không ít công trình có giá trị, có sức thuyết phục cao, mở ra triển vọng mới Nhưng trong số đó cũng có một

số không ít nghiên cứu theo hướng thi pháp học mà chưa thực sự thấu đáo

về thi pháp học Đó cũng là một chuyện thường tình, bởi chẳng có một tư tưởng, lí luận, hướng nghiên cứu mới nào mà không bị hiểu lầm, bị đọc nhầm trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu

Mô hình lí thuyết có tính chất định hướng nghiên cứu, còn đặc điểm thi pháp cụ thể thì phải miêu tả, đúc kết từ văn bản nghệ thuật Mô hình đó

có thể thay đổi gia giảm tuỳ theo đối tượng nghiên cứu cụ thể như tác

Trang 20

phẩm, tác giả, thể loại… Tính quan niệm là yếu tố chi phối tất cả mọi yếu tố của văn bản: nhân vật, không gian, thời gian, sự kiện, điểm nhìn, ngôn ngữ

“Mô hình này đã khẳng định tính độc lập của thế giới nghệ thuật, phế bỏ

mô hình xem hình tượng nghệ thuật là hình ảnh tương đồng với hiện thực của lí thuyết phản ánh thịnh hành, khẳng định cá tính và tính tích cực của chủ thể nghệ sĩ Mô hình này như mọi mô hình khác cũng chỉ là một trong các mô hình có thể dùng để miêu tả thế giới nghệ thuật, tìm ra quy luật nội tại của chúng Nghiên cứu thi pháp, như Todorov đã nhận xét, không nhằm

để bình giảng, giảng văn, phát hiện ý nghĩa biểu đạt của một tác phẩm, mà nhằm khám phá quy tắc ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm, tìm thấy tính độc đáo, không lặp lại của ngôn ngữ ấy, cùng những giới hạn biểu hiện, chiếm lĩnh đời sống của nó” [52, 32] Chừng nào còn có thế giới nghệ thuật thì chừng ấy vẫn còn có khả năng vận dụng mô hình thi pháp học, để khám phá ra tính độc đáo của văn bản Dĩ nhiên, nó cần được hiểu đúng và đồng thời cập nhật nhiều khái niệm mới mà ngành nghiên cứu văn học mang lại, nhằm làm công cụ miêu tả thế giới nghệ thuật được hữu hiệu hơn

1.1.2 Nghiên cứu về thể loại truyện ngắn

1.1.2.1 Truyện ngắn, một thể loại văn tự sự, nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi, có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa Thông thường nó có độ dài từ vài dòng đến vài chục trang và chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật; thời gian và không gian cũng không trải dài như tiểu thuyết Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống,

chẳng hạn như Chí phèo của Nam Cao thời gian chỉ dăm ngày, Phiên chợ

Giát của Nguyễn Minh Châu chỉ xảy ra trong vài tiếng

Paul Bourget, nhà văn, nhà phê bình Pháp có nhận định về thể loại truyện ngắn, qua đó cũng giải thích phần nào về sự chênh lệnh số trang của

Trang 21

chúng: “Phong cách của truyện ngắn và của tiểu thuyết rất khác nhau Phong cách của truyện ngắn là thuộc về tình tiết Cái tình tiết mà truyện ngắn dự định diễn tả, truyện ngắn đã tách nó ra, làm cô lập nó lại Các tình tiết mà cả dãy đã làm nên đối tượng của tiểu thuyết, tiểu thuyết đã làm ngưng kết chúng, nối chúng lại với nhau Tiểu thuyết tiến hành thông qua cách triển khai, còn truyện ngắn thông qua sự tập trung Truyện ngắn là

độc tấu Tiểu thuyết là giao hưởng” [226] Nguyễn Kiên quan niệm: “Tôi

cho rằng truyện ngắn là một trường hợp, trường hợp đó là một quan hệ (tình huống) những khoảnh khắc trong quan hệ giữa con người và đời sống” [195,19] Nguyễn Công Hoan: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết” [195, 25] Nguyên Ngọc thì cho rằng: “Truyện ngắn là một bộ phận của tiểu thuyết nói chung, vì thế không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào những khuôn mẫu gò bó Truyện ngắn có nhiều vẻ, có truyện viết về cả một đời người, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua” [195, 27]

Để có một cái nhìn thống nhất, qua khảo sát một số khái niệm, truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ và thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội, có sự giới hạn về dung lượng và thích hợp với người tiếp nhận là đọc nó liền một mạch không nghỉ Từ đó, để nhận định truyện ngắn cần dựa vào hai tiêu chí chính là dung lượng và thi pháp Các yếu tố như cốt truyện, tình huống, kết cấu, lối trần thuật, giọng điệu cũng được coi là cơ bản khi tìm hiểu thể loại này

Truyện ngắn, một thể loại được coi là xung kích của đời sống văn học và có tính chất tiền trạm đối với hầu hết nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật Vì thế, khi nghiên cứu sự phát triển của những thể loại thì phải lưu ý đến con người và lịch sử sinh ra chúng Nếu như có những tư tưởng của thời đại thì cũng có những hình thức của thời đại Vì vậy, nên lưu

Trang 22

ý rằng, khi quan sát sự bộc lộ mối liên hệ với thời đại, với hiện thực lịch sử,

sự phát triển của những thể loại, chúng ta phải thấy rằng điều đó trong những thời kỳ lịch sử nhất định, nằm trong mối tương quan với sự phát triển những khuynh hướng nghệ thuật Và, cũng phải chú ý đến sự không đồng đều độc đáo của quá trình phát triển nghệ thuật, nghĩa là trong khi một số thể loại này sống không lấy gì làm lâu, thì những thể loại khác, tuy có sự biến đổi cơ bản, lại chứa đựng nội dung xung đột của những thời đại khác nhau

Khi tiếp xúc với truyện ngắn mà đặc biệt là truyện ngắn có dạng cốt truyện tâm lý, có người cho rằng: phải chăng truyện ngắn là thơ, một dạng thơ đặc biệt - thơ văn xuôi Truyện ngắn, tên gọi đã thể hiện khá rõ diện mạo của nó, truyện ngắn thì truyện phải là ngắn Không cần phải dùng lối chiết tự hoặc tra ngữ nghĩa của thuật ngữ truyện ngắn như nhiều người đã làm mà hãy cứ nhìn vào phương thức tồn tại Với hình hài ngắn gọn đến ngạc nhiên của những truyện ngắn sẽ có ngay được ý niệm cơ bản về truyện ngắn Có thể nói là một chỉnh thể nghệ thuật bé nhỏ, nhưng có sức chấn

động phi thường Đó là Anh hai của Lý Thanh Thảo, nhà văn Nguyễn

Quang Sáng nhận định: “Truyện viết hồn nhiên đến mức không ai có thể nghi ngờ có sự bịa đặt gì trong câu chuyện Ngắn, gọn nhưng đủ sức chứa

về mối quan hệ giữa người với người trong thời buổi bây giờ Từ câu

chuyện đã lên đến đỉnh đủ gây ấn tượng và xúc động Em ba ngón, anh hai

ngón Rất nghèo, nhưng rất tình và rất trẻ con Thương biết mấy” [195,161]

Một số người dựa vào chính cách tồn tại của truyện ngắn để giải thích những đặc điểm của thể loại Đây cũng là một hướng tiếp cận, bởi vì

từ khi ra đời cho đến nay, truyện ngắn ngày càng khẳng định rõ chức năng của mình ở cả hai phương diện báo chí và văn chương Môi trường sống của truyện ngắn là báo chí, nhưng tính chất của nó là một tác phẩm văn chương Báo chí qui định cho truyện ngắn một hình thức, khuôn khổ

Trang 23

ngắn gọn Tính chất văn chương đòi hỏi truyện ngắn phải đạt tới một tác phẩm nghệ thuật có cấu trúc hoàn chỉnh, một chỉnh thể thẩm mỹ Cũng là cái hạt mầm được gieo trên mảnh đất báo chí, nhưng truyện ngắn phải phát triển thành một loài cây đặc biệt, nó phải vươn tới tầm cao của sự sáng tạo nghệ thuật để tạo nên một thế giới nghệ thuật văn chương

Nhìn chung, truyện ngắn Việt Nam hợp với tính chất thời sự báo chí, người viết bị gò về tính chất của tờ báo, vào những đề tài mà tờ báo đó phải bám sát Song, chủ yếu là do tài năng của người viết, phải nhìn từ khung cửa của đề tài mà có thể mở rộng khả năng ôm trùm hiện thực, bao

quát của thể loại truyện ngắn như Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp Tương tự, AQ chính truyện của Lỗ Tấn là truyện ngắn có tầm cỡ của một

tiểu thuyết dù chỉ dài khoảng 70 trang Truyện gồm IX phần, mỗi phần tương ứng với một chương tiểu thuyết, nội dung truyện hầu như phản ánh toàn diện thực trạng xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XX

1.1.2.2 Truyện ngắn Việt Nam phôi thai từ Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỉ XVI) và bắt đầu hình thành từ cuối thế kỉ XIX với Thầy

Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản viết bằng chữ Quốc ngữ Sang thế kỉ

XX, truyện ngắn bắt đầu phát triển với các sáng tác của Phan Kế Bính, Phan Bội Châu, Nguyễn Phương Chánh, Tản Đà, Nguyễn Bá Học, Tam Lang, Nguyễn Chánh Sắt, Phạm Duy Tốn Trong đó, Nguyễn Bá Học và Phạm Duy Tốn là hai nhà văn có công lớn mở lối cho truyện ngắn Việt Nam phát triển Tuy không tránh khỏi những hạn chế của chủ nghĩa quy

phạm, ngôn ngữ ước lệ, khuôn sáo và kết thúc duy tâm chủ quan, nhưng Lời

khuyên học trò (Nguyễn Bá Học) và Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) là

những truyện ngắn tạo được dấu ấn nhất định trong tiến trình hình thành và phát triển thể loại Qua thập kỉ 20 (thế kỉ XX), Nguyễn Ái Quốc nổi lên với

với hàng loạt truyện viết bằng tiếng Pháp như: Lời than vãn của bà Trưng

Trắc, Vi hành, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu Với dung

Trang 24

lượng ngắn gọn, ngôn ngữ hàm súc, truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc chứa đựng nhiều ý nghĩa, thông tin thời đại mới

Giai đoạn 1930 - 1945, truyện ngắn Việt Nam hiện đại có sự khởi sắc

và được mùa với các tên tuổi Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyên Hồng, Kim Lân, Nhất Linh, Khái Hưng, Thanh Tịnh, Đỗ Tốn, Vũ Trọng Phụng Với vai trò xung kích, truyện ngắn khám phá đời sống trong giai đoạn lịch sử biến động, phân hoá

xã hội, các mâu thuẫn ngày càng gay gắt và phức tạp Ở một khía cạnh nào

đó, truyện ngắn giai đoạn này nhờ sự quảng bá của báo chí mà trở thành thể loại dân chủ, áp sát đời sống xã hội và đời tư từng con người nhỏ bé Đó là

Đứa ăn cắp, Đào kép mới, Ngựa người và người ngựa, Đàn bà là giống yếu

(Nguyễn Công Hoan), Trẻ con không được ăn thịt chó, Chí Phèo, Một bữa

no, Lang rận, Nửa đêm (Nam Cao), Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Sợi tóc

(Thạch Lam), Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân) và sáng tác của Tô Hoài,

Bùi Hiển, Kim Lân Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 “thực

sự đa dạng về phong cách, bút pháp Có thể nói trong lịch sử truyện ngắn hiện đại thế kỉ XX, chưa bao giờ có sự nở rộ phong cách như mười lăm năm đáng ghi nhớ của văn học” [195, 182]

Cách mạng tháng 8 (1945) thắng lợi đã đưa Việt Nam bước sang một trang mới và định hướng cho một nền văn học mới ra đời Truyện ngắn tiếp tục phát triển với những cây bút: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Nguyên Hồng, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng; thế hệ tiếp theo là Nguyễn Đình Thi, Hồ Phương, Vũ

Tú Nam, Nguyễn Văn Bổng, Từ Bích Hoàng, Đoàn Giỏi, Minh Lộc… Với dân tộc Việt Nam, từ mùa thu 1945 đến mùa xuân 1975 là ba mươi năm chiến đấu anh dũng, ngoan cường cùng những biến cố dữ dội Gắn với một nền văn học mang đậm tính sử thi là âm điệu hào hùng và niềm lạc quan cách mạng Ngợi ca những chiến công oanh liệt, những người anh hùng xả

Trang 25

thân vì nền độc lập, những con người kết tinh đầy đủ phẩm chất cao quý của cộng đồng Dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, dù đi vào chốn lửa đạn, vào nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, nhưng tất cả đều náo nức trong niềm vui ra trận, lạc quan tin tưởng đã trở thành cảm xúc tiêu biểu của thời đại Với cảm hứng sử thi, truyện ngắn giai đoạn này đã khẳng định được vị trí trong chiều dài lịch sử truyện ngắn Việt Nam

Sau 1945, Nam Cao sáng tác không nhiều, nhưng Đôi mắt đã trở thành “Tuyên ngôn nghệ thuật” (Tô Hoài) của văn học giai đoạn này Tiếp theo, Nguyễn Tuân tài hoa, ngẫu hứng vang bóng một thời, nay khoác ba lô

đi kháng chiến với “Lại ngược” tâm trạng đầy hồ hỡi Còn Kim Lân thì thể hiện cảm hứng về tương lai trong Vợ nhặt, hiện lên hình ảnh “đám người

đói và lá cờ đỏ bay phất phới”; Bùi Hiển thì hai vợ chồng tranh thủ Gặp gỡ

trên đường công tác; Trần Đăng thì vô tư, trong sáng Một lần tới Thủ đô; nhưng nổi bật hơn hết là Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Đây là thời kỳ

không có chỗ đứng cho cá nhân, cho những riêng tư đời thường Cảm hứng yêu nước, anh hùng ca gần như là hơi thở xuyên suốt hầu hết chặng đường của nền văn học chiến tranh Bằng nguồn cảm hứng này, văn học đã phản ánh và ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, góp phần đốt lên ngọn lửa nhiệt tình trong lòng bạn đọc Nó là mạch cảm hứng chính xuyên suốt gần nửa thế kỷ văn học, tạo nên diện mạo của văn học ở thời điểm lịch sử đặc biệt này Nhìn “toàn bộ hệ thống thể loại của văn học Việt Nam 1945 - 1975 đều rất thống nhất với nhau trong khuynh hướng cảm hứng Từ truyện cho tới thơ, từ kịch cho đến kí, tất cả đều rưng rưng cảm hứng trước cái đẹp cao cả… Đó là thế giới của cái cao cả, cái đẹp vượt lên trên sự tàn phá, huỷ diệt của bom đạn chiến tranh Cho nên, tiếp xúc với bất

kỳ một thể loại nào của giai đoạn văn học này ta đều chứng kiến sự chiến thắng huy hoàng của chất thơ đối với chất văn xuôi, và ưu thế tuyệt đối của

Trang 26

giọng trữ tình rưng rưng, hào sảng đối với tư duy phân tích và giải thích”

[161, 213]

Lực lượng sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ càng trở nên

hùng hậu, bởi sự góp mặt của những cây bút trẻ như: Nguyên Ngọc (Rừng

xà nu, Rẻo cao), Nguyễn Quang Sáng (Bông cẩm thạch, Quán rượu người câm, Ông Năm Hạng), Anh Đức (Mùa gió), Nguyễn Kiên (Đồng tháng năm), Vũ Thị Thường (Cái lạt, Câu chuyện bắt đầu từ những đứa trẻ, Vợ chồng ông lão chăn vịt), Đỗ Chu (Hương cỏ mật, Rẻo cao), Nguyễn Minh

Châu (Mảnh trăng cuối rừng), Nguyễn Thành Long (Lặng lẽ Sa Pa), Ma Văn Kháng (Bài ca trăng sáng, Khúc hát Mèo), Nguyễn Khải (Mùa lạc),

Xuân Thiều, Nguyễn Ngọc Tấn, Phan Tứ… Họ là những người lính, chiến

sĩ chiến đấu trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, tạo ra những sáng tác phục vụ kháng chiến Có thể nói, truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 thành tựu rực

rỡ, “có những tên tuổi mới, một số lượng tác phẩm đồ sộ và có những tác phẩm đạt đến đỉnh cao, hình thành đội ngũ tác giả và phong cách riêng cho truyện ngắn” [195, 199]

Sau khi chiến tranh kết thúc (4 1975), cảm hứng chủ đạo trong văn học có sự chuyển biến từ sử thi sang thế sự, đời tư, con người cá nhân với nhiều mối quan hệ phức tạp thay thế cho con người dân tộc, cộng đồng, lý tưởng trước đây Nếu cảm hứng sử thi, lý giải mọi vấn đề của đời sống trên hệ quy chiếu là lịch sử xã hội, là lợi ích của giai cấp, cộng đồng, thì cảm hứng thế sự lại hướng về con người cá nhân, cá thể trong tất cả những mối quan hệ phong phú, phức tạp tồn tại hàng ngày Khi cảm hứng thế sự trở thành mạch chủ đạo thì đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trở thành đối tượng để các nhà văn hướng đến Cũng từ sự chuyển đổi này, thấy rõ hơn

sự thay đổi các đề tài, phong cách ở nhiều tác giả hậu chiến (sau 1975) như: Nguyễn Kiên, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Minh Khuê, Dương Thu Hương, Nhật

Trang 27

Tuấn Truyện ngắn liên tục vận động để phản ánh kịp thời những vấn đề nóng bỏng của đời sống, đáp ứng tâm lý và nhu cầu của công chúng thời bình, cuộc sống đời thường muôn hình vạn trạng đã trở thành mảnh đất màu

mỡ để các cây bút thả sức khai phá Ở đó, cuộc sống được cảm nhận một cách sống động trong tính phức tạp vô tận, tính mâu thuẫn nội tại và sự biến động liên tục Con người được phát hiện ở nhiều chiều, nhiều mối quan hệ biện chứng chằng chịt giữa tính cách và hoàn cảnh mà nó tồn tại

Truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 chuyển hướng đi vào từng cá thể, từng mảnh đời thầm lặng, từng bi kịch cá nhân, vì thế tạo ra một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, phức tạp Bằng nhiều cách tiếp cận độc đáo, thể loại này đã thể hiện những quan niệm mới mẻ về con người Nhà văn tìm cách đi vào chiều sâu trong tâm hồn con người để thấy được ở mỗi cá nhân là những cung bậc cảm xúc với tất cả chất người của nó Hướng tới hiện thực về con người, các nhà văn đã lật xới lên những vấn đề nhức nhối, bức xúc của số phận những con người mang ý nghĩa nhân sinh, thời đại

“Trên địa hạt của truyện ngắn, nhà văn đã khắc hoạ chân dung những con người vừa đẹp đẽ, cao thượng, vừa đời thường, trần thế, luôn khát khao cái đẹp và hướng tới cái thiện Đó là con người cá nhân được quan niệm như một nhân cách, một nhân cách mới” [203, 35] Vấn đề này, chúng tôi sẽ nói

rõ hơn trong các chương sau

Thập niên 80 (thế kỉ XX), truyện ngắn là thể loại được các nhà văn lựa chọn bởi khả năng cập nhật, tiếp cận năng động của nó với các hiện tượng của đời sống Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi đây là thời kỳ lên ngôi của truyện ngắn Có thể thấy, trong văn xuôi, truyện ngắn là thể loại đã khẳng định được vị trí của mình và có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất đối với đời sống văn học: “Chưa bao giờ truyện ngắn Việt Nam lại tung phá

và biến ảo như thời kì này” (Hoàng Minh Tường) Cũng do bối cảnh xã hội – thẩm mỹ đặc thù của thời hậu chiến, các nhà văn dường như đang khởi

Trang 28

động một cuộc chơi thể loại: truyện ngắn - tư liệu, truyện ngắn - nhật kí, truyện ngắn - dòng ý thức, truyện ngắn - chân dung, truyện ngắn - phóng

sự, truyện ngắn siêu ngắn, truyện ngắn tiểu thuyết hoá, để sau năm 1985 trở thành một trào lưu rầm rộ

Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, mật độ các cuộc thi truyện ngắn được mùa tăng dần lên, là cơ hội ra mắt hàng loạt tác phẩm hay, ngày càng mang đậm hơi thở của cuộc sống, làm cho truyện ngắn Việt Nam thăng hoa trên văn đàn Hàng loạt những tên tuổi: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Thiều, Phan Thị Vàng Anh,

Y Ban, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Ấm, Từ Nguyên Tĩnh, Võ Thị Hảo, Lưu Sơn Minh, Nguyễn Ngọc Tư, , họ đã làm nên một thời kỳ truyện ngắn Các nhà văn trăn trở, âu lo cho số phận con người, quan tâm và khai

thác vấn đề con người Họ đã bứt phá dám bước qua lời nguyền, từ giã cái

thời lãng mạn để đến với một thứ văn chương chân thành hơn Ở đó con người được sống thật, không phải cố tỏ ra “trùng khít với chính mình, với

bộ áo xã hội của nó một cách đau đớn, giả dối” [15, 193]

1.2 Những nghiên cứu về thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985

1.2.1 Nghiên cứu chung về đặc điểm thi pháp truyện ngắn

Theo M.Bakhtin trong Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiépxki do Trần

Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch: “trước Đốtxtôiépxki và

khác với nhà văn này, tiểu thuyết chủ yếu phát triển trong quan niệm độc

thoại Đó là loại tự sự trong đó chỉ có tác giả là người duy nhất có ý thức,

biết suy nghĩ và đánh giá mọi sự việc, là vị chúa tể nắm hết mọi bí mật của cuộc đời Còn nhân vật thì chỉ là đối tượng câm lặng cho sự phẩm bình, nhận xét ấy” [16] Tác giả nhận định con người cũng như nhận định cái cây,

đồ vật Ngay cả khi trần thuật theo ngôi thứ nhất, tức nhân vật tôi đứng ra

Trang 29

kể chuyện, hoặc là miêu tả nội tâm của nhân vật thì đó cũng chỉ là bằng chứng của ý thức tác giả, chứng thực cho chân lý của tác giả về tính cách và

tâm hồn nhân vật

Về hình thức, thi pháp truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 có rất nhiều

ý kiến, mỗi ý kiến đưa ra là sự đánh giá về một hay vài phương diện nghệ thuật Tác giả Bích Thu cho rằng: “Trong một thời gian không dài truyện ngắn đã làm được nhiều vấn đề mà tiểu thuyết chưa kịp làm, đã tạo ra nhiều phong cách sáng tạo có giọng điệu riêng Xét trong hệ thống chung của các loại hình văn xuôi, nghệ thuật truyện ngắn đã đạt được những thành tựu đáng kể trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, trong cách nhìn nghệ thuật

về con người và trong sáng tạo ngôn từ” [203] Theo tác giả, truyện ngắn

“có xu hướng tự nới mở, đa dạng hơn trong cách thức diễn đạt… Có sự tác

động, hoà trộn giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ người kể truyện” Lý giải

về những thay đổi này, theo tác giả là “do những biến động khác nhau trong đời sống xã hội, yêu cầu của thời đại, tính chất phức tạp của cuộc sống, sự

đa dạng của tính cách con người, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng đòi hỏi nhà văn phải tìm tòi những phương thức thể hiện nghệ thuật tương ứng với

một thời kỳ đang chuyển biến” [203] Chính những nhu cầu mới của con

người khiến các thể loại của văn học có sự vận động và phát triển mà truyện ngắn có vai trò quan trọng, là thể loại đáp ứng nhanh nhạy những chuyển biến của văn học từ thời chiến sang thời bình

Tác giả Nguyễn Văn Long khi đi sâu vào nghệ thuật trần thuật khẳng định: “từ bỏ sự áp đặt một quan điểm được cho là đúng đắn nhất vì đó là quan điểm của cộng đồng, ngày nay người viết có thể đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, chính kiến khác nhau Để làm được điều đó, cách tốt nhất

là chuyển dịch điểm nhìn vào nhiều nhân vật để mỗi nhân vật có thể tự nói lên quan điểm, thái độ của mình và để có các ý thức cùng có quyền phát ngôn, cùng đối thoại Bên cạnh đó sự thay đổi vai kể, cách đưa truyện lồng

Trang 30

trong truyện, sự đảo ngược và xen kẽ các tình tiết, sự việc không theo một thời gian duy nhất” [119] Tất cả những thủ pháp ấy đều nhằm tạo ra một hiệu quả nghệ thuật mới để đáp ứng xu thế của thời đại

Nhìn một cách tổng thể, truyện ngắn giai đoạn 1975 - 1985 có xu hướng “vươn tới sự khái quát, triết luận về đời sống, kể ít tả nhiều và sử dụng nhiều hình thức khác nhau để tái tạo đời sống Vì thế, truyện ngắn ở giai đoạn tiền đổi mới này như một khúc chảy mạnh mẽ, tạo nên dòng chảy liên tục của truyện ngắn dân tộc suốt cả thế kỷ XX” [195] Bùi Việt Thắng

đã khẳng định trong Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể

loại của Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long trong “Một số vấn đề cơ bản

trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ sau 1975”, Văn học Việt Nam

sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy nhận xét: “Từ 1975-

1985 là chặng đường chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến Tính chất chuyển tiếp này thể hiện rõ ở cả đề tài, cảm hứng, các phương tiện nghệ thuật và cả quy luật vận động của văn học Những tác phẩm văn xuôi giai đoạn này đã giúp thu hẹp bớt khoảng cách khá xa giữa văn học với đời sống, tác phẩm và công chúng, đồng thời cũng

là sự chuẩn bị tích cực cho những chuyển biến mạnh mẽ của văn học khi bước vào thời kỳ đổi mới” [119] Có thể coi đó là một nhận xét khái quát về đặc điểm của văn xuôi giai đoạn 1975 - 1985 nói chung, trong đó có truyện ngắn

Nghiên cứu sâu vào những vấn đề của thể loại truyện ngắn ở giai đoạn này, có nhiều ý kiến đánh giá trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Những năm ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nền văn học cơ bản vẫn tiếp tục phát triển theo quán tính từ thời kỳ chiến tranh Đề tài về chiến tranh và hình tượng người lính vẫn bao trùm lên hầu hết các sáng tác Tuy nhiên, “trong truyện ngắn (và cả truyện vừa) thấy rõ

Trang 31

nét một hướng đi vào những khoảnh khắc thường nhật của chiến tranh, đi sâu hơn vào diễn biến tâm lý của nhân vật, vào những cảnh ngộ và xung đột nội tâm: truyện ngắn cũng có ưu thế trong việc đặt nhân vật trong mối tương quan hôm qua và hôm nay, để làm nổi bật lên những vấn đề có ý nghĩa đạo đức nhân sinh” [118]

Tác giả Phan Cự Đệ cũng cho rằng “cách khai thác những vấn đề chiến tranh trong mối tương quan quá khứ - hiện tại như thế làm cho truyện ngắn của ta sau 1975 có một bước phát triển mới, ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu bạn đọc ngày càng tốt hơn Bởi nó không dừng lại ở trực

giác mà đi sâu vào tâm lý, tiềm thức” [146] Nhà văn Nguyên Ngọc thì

khẳng định vai trò hàng đầu của truyện ngắn trong quá trình tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt của văn học giai đoạn này Theo ông, “truyện ngắn hiện nay đang vượt qua tiểu thuyết Nó sớm đạt đến tính khách quan xã hội cao hơn, nó đi thẳng vào vấn đề thân phận con người, thế giới bên trong của con

người, ý nghĩa nhân sinh, lẽ sống, con người ở đời sâu và sắc hơn” [136]

Trong Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, nhà

nghiên cứu Vũ Tuấn Anh nhận xét và ghi nhận công lao của truyện ngắn trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới văn học Truyện ngắn “mở ra những mũi thăm dò, khai thác và đặt ra nhiều vấn đề đạo đức thế sự nhanh chóng đạt đến một độ chín cả trong hình thức và nội dung mà tiểu thuyết còn chưa kịp đạt đến” [5] Nhận định của các tác giả về vai trò hàng đầu của truyện ngắn khi văn học vào những năm 80, giai đoạn đầu của thời kì đổi mới là hoàn toàn xác đáng Người viết sẽ viết rõ hơn trong những chương sau

Tác giả Phạm Mạnh Hùng trong Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến

thế kỷ XX cũng thừa nhận: “Truyện ngắn vẫn xuất hiện đều đặn trong các

báo, tạp chí văn nghệ trong Nam ngoài Bắc với một số lượng không nhỏ Trong khoảng 5 năm đầu của thời kỳ hoà bình, truyện ngắn vẫn tiếp tục những đề tài và chủ đề, phong cách, bút pháp và các giọng điệu như đã thấy

Trang 32

trong văn học trước đó Nhưng từ những năm 80 bắt đầu xuất hiện nhiều truyện ngắn có dấu hiệu mới về tư tưởng, về nghệ thuật trong cuốn sách” Theo ông, cái mới trong những truyện ngắn này là “đi vào những đề tài mới của cuộc sống sau chiến tranh, hay vẫn viết về chiến tranh nhưng với cách nhìn mới với những mối quan tâm, suy tư, trăn trở mới Số phận con người trong cuộc sống được chú ý khai thác ở góc độ không chỉ ở cái phi thường

mà còn ở cả cái bình thường” [88]

Đánh giá truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng khẳng định: “truyện ngắn sau 1975 tập trung nghiên cứu hiện trạng tinh thần xã hội sau chiến tranh - đó là hiện trạng phức tạp và đa dạng đan xen các mặt tích cực và tiêu cực Tính chất phức tạp của đời sống tinh thần xã hội là kết quả tất yếu của hậu quả chiến tranh, của đời sống kinh tế khó khăn, của sự xâm nhập các trào lưu tư tưởng từ bên ngoài vào Nhìn chung các nhà văn đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh và viết về sự thật Chuyện đời thường vì thế nổi trội trong đa số truyện ngắn trong giai đoạn này, thậm chí đã hình thành một quan niệm văn học đời thường” [195]

Đề tài truyện ngắn viết về chiến tranh, nhưng được nhìn từ thế giới quan của con người hôm nay mà cái nhìn đó có nhiều thay đổi so với thời kì trước Điều đó không chỉ giúp người đọc hiểu rõ về chiến tranh, mà còn nhận thức sâu sắc cái giá của chiến thắng Tái hiện quá khứ giữa cuộc sống hiện tại cũng là một cách tiếp cận với hiện thực chiến tranh của các thế hệ hậu chiến Những sáng tác này không phải chỉ để chiêm ngưỡng những vinh quang của chiến thắng mà còn để soi trong đó, tìm lời giải đáp cho những vấn đề của cuộc sống con người nhiều thời đại Cái hôm qua được nhận thức và lí giải từ chỗ đứng hôm nay, ánh sáng rạng rỡ của chiến tranh phải được phản chiếu từ cuộc sống hậu chiến Cuộc chiến đi qua, thước đo giá trị con người bằng hành động quả cảm, lý tưởng cách mạng đã không còn

Trang 33

phù hợp Những người anh hùng, những tấm gương quyết tử cho Tổ quốc quyết

sinh phải đối mặt với cuộc sống đời thường, âu lo tủn mủn, cơm áo gạo tiền Tất

cả mọi ngóc ngách của đời sống hiện dần ra, đẩy con người quay về lại với

chính mình Những lo toan sinh kế, những vật lộn giành giật nghiệt ngã của cơm

áo đã len vào tận tâm trí của mỗi con người Thế trận địch - ta không còn nữa

mà thay vào đó là bi kịch của mỗi con người đang đối diện, đấu tranh với chính bản thân mình, cái đẹp - cái xấu, cái thiện - cái ác, cái cao cả - cái đớn hèn đang giằng xé không khoan nhượng Xã hội không còn rõ ràng hai mảng sáng - tối, đồng loại không còn đùm bọc nhau mà độc ác, tàn nhẫn giành giật của nhau để tồn tại, sinh kế và mưu cầu hạnh phúc

Truyện ngắn Việt Nam nói chung đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu: Nhiều tác giả với công trình

như: Antonov với Viết truyện ngắn (Bùi Hiển dịch), Nxb Văn nghệ; Tạ Duy Anh với Nghệ thuật truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên; Lại Nguyên Ân với 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Huy Bắc với

“Truyện ngắn hậu hiện đại”, Tạp chí Văn học, số 9 2002; Vương Trí Nhàn với Sổ tay truyện ngắn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Bùi Việt Thắng với

Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học và Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Ngô Thu Thủy với Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến, Luận án Tiến sĩ Học viện Khoa học xã hội

Việt Nam Nguyễn Thị Năm Hoàng với Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 –

Nhìn từ góc độ thể loại, Luận án Tiến sỹ Đại học Khoa học xã hội và Nhân

văn Hà Nội Đây là các công trình nghiên cứu khá công phu về văn xuôi và truyện ngắn giai đoạn 1975 – 1985, người viết sẽ trích dẫn thêm ở các chương sau

Ngoài ra, một số luận án tiến sỹ như: Trần Mạnh Hùng với Khảo sát

đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu long từ 1975 đến nay, Trường

ĐH Sư phạm Tp HCM; Nguyễn Văn Kha với Đổi mới quan niệm về con

Trang 34

người trong truyện ngắn Việt Nam 1975-2000, ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí

Minh; Hoàng Thị Văn với Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam 1975-1995,

Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM ; đã có những nghiên cứu khá công phu về truyện ngắn Việt Nam đương đại trên nhiều bình diện Ngoài ra còn các bài viết về truyện ngắn sau năm 1975 đăng trên báo viết hoặc báo điện tử người viết sẽ trình bày trong các chương sau

Nhìn chung, các ý kiến đã chỉ ra được một số đóng góp ở phương diện thi pháp như phong cách, giọng điệu, ngôn ngữ, kết cấu và thủ pháp nghệ thuật của truyện ngắn 1975 - 1985, đặc biệt là dấu ấn vấn đề thi pháp trong tác phẩm Các nghiên cứu về truyện ngắn giai đoạn này đã có nhiều tìm tòi, khám phá đưa ra được những ý kiến quý báu, đáng trân trọng Trên cơ sở đó, chúng tôi có điều kiện để thừa hưởng và đi sâu hơn, phát hiện thêm những điều mới mẻ về truyện ngắn nói chung và truyện ngắn

1975 - 1985 nói riêng

1.2.2 Nghiên cứu về tác giả và tác phẩm truyện ngắn

Những năm sau chiến tranh (1975), nền văn học vẫn tiếp tục phát triển theo quán tính của thời kỳ chiến tranh, đề tài chiến tranh, nhân vật người lính vẫn bao trùm hầu hết sáng tác của các nhà văn Tuy nhiên,

“trong truyện ngắn thấy rõ nét một hướng đi vào những khoảnh khắc thường nhật của chiến tranh, đi sâu hơn vào diễn biến tâm lý của nhân vật, vào những cảnh ngộ và xung đột nội tâm: truyện ngắn cũng có ưu thế trong việc đặt nhân vật trong mối tương quan hôm qua và hôm nay, để làm nổi bật lên những vấn đề có ý nghĩa đạo đức nhân sinh” [118]

Những tác giả được nghiên cứu nhiều ở giai đoạn này là: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương Bởi trong điều kiện cực kỳ khó khăn của đất nước sau chiến tranh mà “sáng tác của họ đã đốt lên nhiệt tình tìm kiếm chân lý, báo

Trang 35

trước khả năng tự đổi mới của nền văn học Việt Nam khi nó dám sòng phẳng với quá khứ bất chấp trở lực cản ngăn” [139, 53] Với truyện ngắn, bên cạnh Nguyễn Minh Châu, còn phải kể đến như: Thái Bá Lợi, Xuân Thiều, Nhật Tuấn, Bùi Hiển, Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê, Khuất Quang Thuỵ, Nguyễn Kiên, Nguyễn Thành Long,

Các bài viết, ý kiến đánh giá về các tác giả này rất nhiều, đặc biệt chú

ý là của các nhà phê bình, nhà nghiên cứu, các nhà văn như: Tôn Phương Lan, Phong Lê, Vân Thanh, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Tô Hoài, Hoàng Như Mai, Hà Minh Đức, Trần Đăng Xuyền, Lê Thành Nghị, Trần Cương, Ngọc Trai, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Vương Trí Nhàn, Thiếu Mai, Bích Thu, Ở giai đoạn đầu, có nhiều ý kiến đánh giá trái chiều về trường hợp của Nguyễn Minh Châu Mặc dù hầu hết các ý kiến đều thừa nhận những đóng góp của ông trên hành trình đổi mới, song trong số đó vẫn còn ý kiến tỏ ra nghi ngại Nhận xét một số truyện ngắn của Nguyễn Minh

Châu, nhà văn Bùi Hiển băn khoăn trong Trao đổi về truyện ngắn những

năm gần đây của Nguyễn Minh Châu (Văn nghệ 1985, số 27 và 28): “đẩy

sự tìm tòi khám phá về nội tâm, tính cách về hình ảnh cuộc sống và ý nghĩa cuộc đời theo một hướng có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa chắc đã là sâu sắc

hơn” Nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường thì cho rằng ông chỉ thành công

một nửa

“Bức tranh không phải là kiệt tác của Nguyễn Minh Châu nhưng đó

là truyện ngắn đánh dấu cho hành trình sáng tạo văn học, mở đầu cho một thế giới quan, nhân sinh quan, một thi pháp hoàn toàn mới”[224] Trong

Bức tranh, con người lý tưởng biến mất, nhường chỗ cho con người đa

nhân cách: có cả tốt đẹp lẫn đớn hèn Từ những dằn vặt, đối chứng của nhân vật người họa sỹ, câu hỏi lớn, nhức nhối đặt ra là chúng ta có thể vì vinh quang của cộng đồng mà bỏ qua số phận cá nhân không? Ở đây cái nhìn của nhà văn đã thay đổi, đã quay về với thân phận con người, những kiếp

Trang 36

người đã hy sinh và mất mát quá nhiều vì cộng đồng, vì hào quang chiến tranh Trường hợp của Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê trong những truyện ngắn viết về những khía cạnh xấu của con người, tác giả Bích Thu cho rằng đã làm “xô lệch đi vẻ tự nhiên bình thường của con người, dẫu đó

là những mẫu hình tiêu cực trong đời sống chúng ta” [201] Nhưng cũng có

ý kiến ủng hộ cách viết này dù rằng “ngòi bút của tác giả ở đây thật đã đi đến những chỗ cùng cực trong cách miêu tả thậm chí là có phần ác quá Song ta đã chấp nhận phong cách này, thì để cho nó đi hết sự phát triển vốn

có, không dừng lại nửa vời” [163] Đó là phát biểu của Vương Trí Nhàn trong Văn học 1975-1985 - Tác phẩm và dư luận của Nxb Hội Nhà văn,

năm 1997

Nhà nghiên cứu Phan Huy Dũng trong Tinh tuyển văn học Việt Nam

viết: “Vũ Tú Nam viết khá thành công về sinh hoạt nông thôn, về những người dân quê bình thường mà hết sức đáng mến, đáng trọng Ở chừng mực nào đó, ông đã nhìn thấy bản sắc tinh tuý của nền văn hoá dân tộc Nhưng

nhắc đến Vũ Tú Nam, người ta thường nói đến truyện ngắn Sống với thời

gian hai chiều” [182, 354] Thiên truyện chú ý đến đời sống tinh thần của

một con người đã kinh qua hai cuộc kháng chiến, nhân vật ông An đã sống trong bầu không khí đầy sôi động của đất nước Ông đã từng: “Đi vào cách mạng, lòng luôn luôn phơi phới, tưởng như cái gì cũng đơn giản, dễ dàng”

[131] Đó là thời kỳ cái tôi cá nhân phụng sự cái ta dân tộc, phụng sự cho cuộc kháng chiến, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh Sống với thời gian hai

chiều như là hồi ký về bản thân, gia đình và dòng họ Chiến tranh đi qua,

cuộc sống mới trở lại bình thường, thời thế đã thay đổi, con người sống, làm việc và ứng xử cũng phải theo cung cách mới Trước dòng đời, dòng

chảy của thời cuộc, ông An kiểm điểm chân thành và xúc động: “Thế là lần

lượt: cô, bác, rồi thầy, mẹ, cậu, mợ mình đã theo nhau ra đi hết cả Các cụ như những lớp lá khô trút xuống trở về với đất Và đến lượt cánh mình phơi

Trang 37

ra giữa trời như những lớp lá già, che nắng, che sương, chuẩn bị cho những chồi non Chồi non là con mình, cháu mình, chắt mình Chúng nó đi xuôi thời gian, các cụ ngược về dĩ vãng Còn mình thì đứng giữa ư? Hay theo

hướng nào?” [131,126] Đó là những trăn trở của con người từ chiến tuyến

trở về hoà nhập với cuộc sống đời thường sau chiến tranh

Còn Bùi Việt Thắng bày tỏ sự hy vọng sau khi đọc 45 truyện ngắn

1975 – 1985: “Mười năm văn học văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng đã là bạn đường tâm đắc của chúng ta Đặc biệt với truyện ngắn, những thành công liên tục của nó đã làm hiển hiện một chân trời rộng lớn của thể loại Trong tấm gương của thể loại nhỏ Truyện ngắn hôm nay đọc thú vị, đó là một điều khó bác bỏ Sự hưng thịnh của truyện ngắn hôm nay trước hết nhờ ở những sự tìm tòi trong chính hình thức thể hiện của nó” [196,117] Bùi Việt Thắng đã đi sâu lý giải những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của truyện ngắn hậu chiến Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định vai trò hàng đầu của truyện ngắn trong quá trình tìm tòi thầm lặng mà quyết liệt của văn học giai đoạn này Theo ông, truyện ngắn hiện nay đang vượt qua tiểu thuyết, “nó sớm đạt đến tính khách quan xã hội cao hơn, nó đi thẳng vào vấn đề thân phận con người, thế giới bên trong của con người, ý nghĩa nhân sinh, lẽ sống con người ở đời sâu và sắc hơn” [136]

Trong bài viết “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, Bích Thu

đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về truyện ngắn và đội ngũ nhà văn: “Truyện ngắn đã và đang là trung tâm thu hút sức sáng tạo của các thế hệ cầm bút, là thể loại sở trường của nhiều nhà văn, người đến trước, kẻ đến sau tập trung thành một lực lượng hùng hậu Đó là những cây bút lão thành Tô Hoài, Bùi Hiển, Trần Kim Trắc vẫn dẻo dai sức viết, thâm trầm mà hóm hỉnh trong các tác phẩm Là Vũ Tú Nam, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng với cái nhìn từng trải vẫn đều đặn ra sách Là Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, Lê Văn Thảo, Trang Thế Hy, Nguyễn

Trang 38

Quang Thân vẫn không ngừng bộc lộ năng lực phát hiện mới trong quá trình sáng tạo Rồi tiếp đó là các cây bút gây ấn tượng với người đọc như:

Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Hoa, Dạ Ngân, Bảo Ninh, Chu Lai Là sự xuất hiện của lớp trẻ dồi dào bút lực: Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Nguyễn Thị Ấm, Trần Thị Trường, Ngô Tự Lập Đội ngũ tác giả, sự tiếp nối các thế hệ cầm bút này đã góp phần không nhỏ trong việc kế thừa và cách tân thể loại, làm cho truyện ngắn ngày càng mới mẻ và phong phú hơn Truyện ngắn của họ thật sự đã phát huy được ưu thế vốn có của thể loại” [203]

Các nhà nghiên cứu phê bình khác cũng thể hiện sự quan tâm của mình trước sáng tác của đội ngũ viết truyện ngắn: Ngô Vĩnh Bình với “Nhà

văn Nguyễn Minh Châu bàn về truyện ngắn”, Văn nghệ Quân đội số

4 1999; Nguyễn Thị Bình với Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 – Những đổi

mới cơ bản; Phạm Vĩnh Cư với Những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu; Hội nhà văn Việt Nam với Tác phẩm và dư luận văn học 1975-1995; Lê Thị Hường với Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995; Tôn Phương Lan với Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu – sự hình thành và những đặc trưng; Nhiều tác

giả với Văn học Việt Nam sau năm 1975 - những vấn đề nghiên cứu và

thưởng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội: Có một đêm như thế (1981), Thời

gian (1985)… và các tập truyện của các tác giả như: Nguyễn Minh Châu

với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985); Lê Minh Khuê với Đoạn kết (1983), Một chiều xa thành phố (1986), Xuân

Trang 39

Thiều với Gió từ miền cát (1985); Dương Thu Hương với Những bông bần

li (1981); Ma Văn Kháng với Ngày đẹp trời (1986) …

Tóm lại, số lượng các tập truyện và các bài viết khá nhiều, đăng tải trên báo trung ương và địa phương dưới nhiều dạng điểm sách hoặc phê bình Các bài viết này phần lớn đều nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận về nội dung hoặc nghệ thuật, về những phương diện đổi mới của từng truyện ngắn hay tập truyện ngắn Qua đó góp phần khẳng định xu thế đổi mới của thể loại cũng như của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu gồm các cuốn sách, bài báo, các ý kiến, trao đổi, thảo luận, một số luận văn, luận án, tôi thấy việc nghiên cứu truyện ngắn giai đoạn sau 1975 đã lật xới lên nhiều vấn đề Đã có những công trình nghiên cứu về một số vấn đề như tác giả, tác phẩm tiêu biểu cụ thể về truyện ngắn giai đoạn 1975- 1985, nhưng chủ yếu ở dạng phác thảo sơ bộ hoặc là những nhận định khái quát, thể loại Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể đặc điểm thi pháp của truyện ngắn giai đoạn này, giai đoạn phôi thai của tiến trình đổi mới

Đây là chặng khởi động của hành trình đổi mới, các tác giả của văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng mới chỉ là những bước đi đầu tiên trên những vùng đất mới Có những đột phá, thể nghiệm thành công nhưng cũng không ít nhận lãnh sự thất bại Nhưng dù sao cũng ghi nhận những nỗ lực của họ, vì chính những việc làm này đã góp phần chuẩn bị để tạo ra một

vụ mùa bội thu cho văn học Việt Nam từ sau 1985 Trên tinh thần tiếp thu ý

kiến của những nhà nghiên cứu đi trước đã gợi ý cho tôi lựa chọn đề tài Thi

pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985 Trong luận án này, tôi

sẽ đặt trọng tâm nghiên cứu vào việc khảo sát những dấu hiệu mới của thi

pháp truyện ngắn 1975 - 1985 nói riêng trong tiến trình phát triển của

truyện ngắn Việt Nam nói chung

Trang 40

Chương 2 TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 – 1985, BƯỚC CHUYỂN ĐỔI QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI

2.1 Bối cảnh lịch sử xã hội và văn học nghệ thuật sau năm 1975

2.1.1 Bối cảnh phức tạp của đất nước sau chiến tranh

Chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thu về một mối, Bắc – Nam sum họp một nhà, khát khao cháy bỏng của cả dân tộc Việt Nam đã trở thành hiện thực, toàn dân hào hứng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa IV nêu rõ: “Trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” [134,195] Tuy nhiên, đất nước chuyển từ thời chiến sang thời bình, từ cuộc sống phải đối mặt với bao gian nguy của chiến tranh sang cuộc sống thanh bình, đời thường cũng đối diện với bao khó khăn, thách thức

Tháng 4/1976, tổng tuyển cử Quốc hội được tiến hành trên cả nước, ngay sau đó Quốc hội khóa VI đã họp phiên đầu tiên tại Hà Nội, đã quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong giai đoạn mới Đó là nhiệm vụ tiếp tục hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực chính trị tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cách mạng Xã hội chủ nghĩa Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1976 - 1980) và

5 năm lần thứ hai (1981 - 1985) được triển khai thực hiện và đã mang lại một số kết quả nhất định Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, đời sống của đại bộ phận nhân dân ngày càng khó khăn hơn Tình hình thất nghiệp tăng cao, nhu cầu tối thiểu, chính đáng về vật chất lẫn tinh thần của người dân chưa được đảm bảo Vấn đề bình đẳng giai cấp bị vi phạm, hiện

Ngày đăng: 19/07/2017, 15:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Antônov (Bùi Hiển dịch) (1956), Viết truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết truyện ngắn
Tác giả: Antônov (Bùi Hiển dịch)
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 1956
[2]. Tạ Duy Anh (2002), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2002
[3]. Tạ Duy Anh (2008), Tạ Duy Anh – truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạ Duy Anh – truyện ngắn chọn lọc
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2008
[4]. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn học, (4), tr.12 - 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới văn học vì sự phát triển”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
[5]. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
[6]. Vũ Tuấn Anh – Bích Thu (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (1945 – 1975), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (1945 – 1975)
Tác giả: Vũ Tuấn Anh – Bích Thu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
[7]. Thái Phan Vàng Anh (2008), “Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại”, Tạp chí Sông Hương, (11), tr.23 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại”," Tạp chí Sông Hương
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2008
[8]. Thái Phan Vàng Anh (2010), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Luận án Tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2010
[9]. Nguyễn Thị Vân Anh (1985), Hoa xương rồng, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa xương rồng
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1985
[10]. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1984
[11]. Lại Nguyên Ân (1986), “Thử nhìn lại văn xuôi 10 năm qua”, Tạp chí Văn học, (1), tr.31 - 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nhìn lại văn xuôi 10 năm qua”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1986
[12]. Lại Nguyên Ân (1987), “Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu”, Tạp chí Văn học, (3), tr.19 - 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1987
[13]. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống với văn học cùng thời
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2003
[14]. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2004
[15]. Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu) (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Văn học - Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu)
Nhà XB: Nxb Văn học - Trường viết văn Nguyễn Du
Năm: 1992
[16]. Bakhtin (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch) (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôevxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôevxki
Tác giả: Bakhtin (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
[17]. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, (9), tr.7 - 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”," Tạp chí Văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
[18]. Lê Huy Bắc (2002), “Truyện ngắn hậu hiện đại”, Tạp chí Văn học, (9), tr.21 - 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn hậu hiện đại”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2002
[19]. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn lí luận tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn lí luận tác giả và tác phẩm
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
[20]. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 - Khảo sát trên nét lớn, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn. Đại học Sư phạm I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 - Khảo sát trên nét lớn
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w