1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

bai du thi day hoc tich hop lien mon lịch sử 6 bài: nước Âu Lạc

12 2,4K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 10,49 MB

Nội dung

Bài dự thi tích hợp liên môn môn Lịch sử đạt giải cấp huyện năm học 20162017. Tích hợp được các bộ môn Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc.....................................................................

Trang 1

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1 Tên chủ đề dạy học: LỊCH SỬ LỚP 6

BÀI 15 - TIẾT 16-NƯỚC ÂU LẠC (Tiếp theo)

2 Mục tiêu dạy học:

2.1 Kiến thức: HS thấy được:

- Thành Cổ Loa là trung tâm chính trị, kinh tế, là công trình quân sự độc đáo, thể hiện được tài năng quân sự của ông cha ta

- Do mất cảnh giác nhà nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà

- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức môn Địa lý, Ngữ Văn, Giáo dục công dân và Âm nhạc để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học

2.2 Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày 1 vấn đề lịch sử theo bản đồ Kỹ năng nhận xét,

đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử

2.3.Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng, giáo dục học sinh tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống

- Biết ơn các vị anh hùng dân tộc, bảo vệ các di sản văn hoá

3 Đối tượng dạy học của chủ đề:

- Đối tượng dạy học của dự án là các em học sinh trường THCS Nguyễn Trãi

+ Số lượng: học sinh

+Số lớp thực hiện:

+ Khối lớp: 6

- Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án

+ Đa số các em đều có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích hứng thú với bộ môn đang theo học

+

4 Ý nghĩa của bài học:

- Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết một vấn đề bất kỳ có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau

- Tích hợp kiến thức Địa lý, Văn học, Giáo dục công dân và Âm nhạc trong việc tìm

hiểu kiến thức liên quan ở mỗi bộ môn Cụ thể:

Trang 2

+ Tích hợp kiến thức Địa lý: xác định vị trí khu di tích thành Cổ Loa (thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội), xác định địa điểm Cầu Vực, Đầm Cả trên sơ đồ khu

di tích thành Cổ Loa

+ Tích hợp kiến thức Văn học: Liên hệ truyện Mỵ Châu- Trọng Thủy và bài thơ Tâm

sự của Tố Hữu để lý giải thêm về âm mưu của Triệu Đà và sự thất bại của An Dương

Vương

+ Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân: giáo dục HS về lòng biết ơn công lao dựng nước của An Dương Vương, bảo vệ di sản văn hoá (đền thờ An Dương Vương), di tích lịch sử văn hóa (thành Cổ Loa)

+ Tích hợp kiến thức Âm nhạc: giúp HS cảm nhận sâu sắc hơn lòng tự hào dân tộc và

khắc sâu tình yêu đất nước, lịch sử dân tộc qua ca khúc: Chuyện thành Cổ Loa.

*) Trong dạy học

- Dự án đã góp phần giúp cho việc dạy học đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng

- Phát huy tính chủ động tích cực của học sinh

- Giáo dục được kĩ năng sống cho học sinh và giúp học sinh tự ra quyết định

- Thực hiện được đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá dạy học theo hướng tích cực, tích hợp liên môn

*) Đối với thực tiễn

- Qua việc giảng dạy tích hợp các kiến thức của các môn học khác vào bài giúp học sinh hiểu được thành Cổ Loa vừa là trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự độc đáo, thể hiện được tài năng quân sự của ông cha ta Từ đó có ý thức giữ gìn di tích lịch sử- văn hóa quý giá của dân tộc

- Học sinh rút ra được bài học từ sự thất bại của An Dương Vương

- Nâng cao lòng tự hào dân tộc và khắc sâu tình yêu đất nước, lịch sử dân tộc

5.Thiết bị dạy học, học liệu:

* Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, loa, giáo án, bài giảng điện tử

- Video giới thiệu khu thành Cổ Loa

- Bài hát "Chuyện thành Cổ Loa"

- Ảnh: đền thờ An Dương Vương tại thành Cổ Loa (Hà Nội)

- Lược đồ “Cuộc k/chiến chống quân xâm lược Triệu Đà thời An Dương Vương”

- Kiến thức từ các nguồn tư liệu SGK, STK, SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng lịch

sử 7…

- Phiếu học tập

2

PHT số 1: Những nét chính về thành Cổ Loa - Tên gọi khác:

- Thời gian xuất hiện:

- Vị trí:

- Cấu trúc: + Gồm vòng thành + Chiều dài chu vi:

+ Chiều cao:

+ Mặt thành:

+ Chân thành:

+ Có bao quanh, rộng:

Trang 3

* Học sinh:

- Soạn bài và tìm hiểu bài trước ở nhà

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu theo yêu cầu của giáo viên (truyện Mỵ Châu- Trọng Thủy, tranh ảnh đền thờ An Dương Vương )

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

6.1 Ổn định tổ chức : kiểm tra sĩ số

6.2 Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:

? Cuộc k/c chống quân xâm lược Tần đã diễn ra ntn? ? Em nghĩ ntn về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu và Lạc Việt?

Đáp án:

- Năm 218 TCN nhà Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi

- Sau 4 năm, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sinh sống với người Tây Âu (Âu Việt)

- Cuộc kháng chiến bùng nổ Thủ lĩnh Tây Âu bị giết, Thục Phán được tôn lên làm tướng, ngày ẩn, đêm đến ra đánh quân Tần

- Năm 214 TCN, người Việt đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư Kháng chiến thắng lợi vẻ vang

PHT số 2:

? Em hãy nêu điểm giống và khác nhau của nhà nước

Văn Lang và nhà nước Âu Lạc ?

Văn Lang

Nhà nước Âu Lạc Giống nhau

Khác

nhau

Nơi đóng đô

Lực lượng quốc phòng Công trình quân sự

Trang 4

=> Tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sẵn sàng chịu cực khổ, đánh lâu dài với giặc khiến chúng mất hết ý chí xâm lược, phải chịu rút quân

6.3 Bài mới:

a Đặt vấn đề bài mới:

Nghe một đoạn bài hát: Chuyện thành Cổ Loa

? Cho biết tên bài hát và nội dung của bài hát?

b.Tổ chức dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của

HS

Nội dung

HĐ1

HS đọc từ đầu "Lạc tướng"

? Sau khi lên ngơi và chọn Phong Khê

làm nơi đĩng đơ, ADV đã làm gì?

GV hướng dẫn HS quan sát khu di tích

thành Cổ Loa

SƠ ĐỒ KHU DI TÍCH THÀNH CỔ LOA

Lũy, thành

Sơng

Hào

Cổng thành

Làng, xĩm

Phát phiếu học tập số 1

Cho HS xem video giới thiệu khu di tích

thành Cổ Loa

Yêu cầu HS xem video và hồn thành

phiếu học tập (2HS/ phiếu): (NL tự học,

hợp tác, sử dụng CNTT và truyền

thơng, thực hành bộ mơn lịch sử)

Chiếu mặt cắt ngang một đoạn lũy thành

Cổ Loa để minh họa thêm

- HS đọc SGK

- HS trả lời

- HS quan sát

- HS xem video, hồn thành phiếu học tập số 1

- HS lắng nghe

4 Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng.

a Thành Cổ Loa

- Vị trí: Phong Khê (Cổ Loa- Đơng Anh- Hà Nội)

- Cấu trúc:

+ Cĩ 3 vịng khép kín với chu vi 16000m, như hình trơn ốc (Loa thành hay thành Cổ Loa)

+ Các thành đều cĩ hào bao quanh và thơng nhau

=> Thành Cổ Loa là một biểu tượng

Trang 5

MẶT CẮT NGANG MỘT ĐOẠN LŨY THÀNH CỔ LOA

Mặt thành

Trung bình 10 m

Rộng 10 m  20 m

Chân thành

Rộng 10 m  30 m

Hào

Lớp

đá

tảng

Lớp gốm vỡ

Lớp đất

Gv giảng thêm về nhân vật Cao Lỗ, về

việc xây thành Cổ Loa theo truyền thuyết

Nỏ thần

? Em cĩ nhận xét gì về việc xây dựng

cơng trình thành Cổ Loa vào thế kỷ III

->II TCN ở nước Âu Lạc ? (NL nhận xét

vấn đề lịch sử)

GV bổ sung: Đây là cơng trình lao động

quy mơ lớn nhất của Âu Lạc, cách đây

hơn 2000 năm, thể hiện sự tài giỏi, sáng

tạo của người Âu Lạc (xen các lớp gốm

vỡ), sự quyết tâm của An Dương Vương

(thành xây trong 18 năm, xây rồi lại đổ

nhiều lần)

Đây là 1 di vật hiếm hoi của tổ tiên để lại

cho ngày nay Năm 1962, thành Cổ Loa

được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử

văn hĩa cấp quốc gia

Hiện các Bộ, ngành liên quan đang nghiên

cứu xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO

cơng nhận Khu di tích thành Cổ Loa là Di

sản văn hĩa thế giới

Tích hợp GDCD 7 (Bài "Bảo vệ di sản

văn hĩa": Giáo dục HS ý thức bảo vệ,

giữ gìn di tích lịch sử- văn hĩa quý giá

của dân tộc

? Tại sao nĩi Cổ Loa cịn là một quân

thành (khu thành quân sự, phục vụ chiến

đấu)? (NL xác định và giải quyết các

mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử với

nhau)

- HS nhận xét

- HS trả lời

rất đáng tự hào của nền văn minh Việt cổ

b Lực lượng quốc phòng: Cổ Loa cịn

là một quân thành

Trang 6

Chiếu hình ảnh giáo, dao găm, nỏ, mũi tên đồng Xác định địa điểm Cầu Vực, Đầm

Cả trên sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa

DAO GĂM MŨI GIÁO

VŨ KHÍ CỔ LOA

LẪY NỎ CỔ LOA

CẦU

VỰC

Hố mũi tên đồng phát hiện ở phía nam thành (Cầu Vực)

Trang 7

SƠ ĐỒ KHU DI TÍCH THÀNH CỔ LOA

Đầm Cả

GVKL: Âu Lạc cĩ thành Cổ Loa vừa là

kinh đơ, vừa là trung tâm kinh tế, chính

trị, vừa là cơng trình quân sự bảo vệ an

ninh quốc gia

Thảo luận nhĩm (3p'): Phát PHT số 2:

? Em hãy nêu điểm giống và khác nhau

của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu

Lạc ? (NL hợp tác, so sánh )

- HS thảo luận

HĐ2

? Em biết gì về Triệu Đà và việc lập nước

Nam Việt? (NL tư duy)

Sử dụng Lược đồ “Cuộc k/chiến chống

quân xâm lược Triệu Đà thời An Dương

Vương” giảng về cuộc xâm lược Âu Lạc

của Triệu Đà và kháng chiến của nhân

dân Âu Lạc

ÂU LẠC

CỔ LOA

BẮC NINH

NAM VIỆT

Chú thích:

Mũi tên màu đen liền : quân giặc tiến quân

Mũi tên màu đen đứt : quân giặc rút chạy

Mũi tên màu đỏ liền : tiến quân của Âu Lạc

Mũi tên màu đỏ đứt: rút quân của Âu Lạc

NGHỆ AN

Chiếu tranh truyện Mỵ Châu- Trọng Thủy

- HS trả lời

- HS theo dõi

- HS quan sát

5 Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?

- Năm 207 TCN, Triệu Đà lập ra nước Nam Việt, rồi đem quân đánh xuống Âu Lạc

- Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm đã giữ vững được nền độc lập

- Triệu Đà xin hịa

và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta

- Năm 179 TCN, Triệu Đà lại sai

Trang 8

Tích hợp mơn Ngữ văn

? Theo em, truyện Mỵ Châu- Trọng Thủy

nĩi lên điều gì? (NL tái hiện nhân vật

lịch sử)

GV giảng tiếp về cuộc xâm lược Âu Lạc

của Triệu Đà

?Tại sao nước Âu Lạc cĩ thành Cổ Loa

kiên cố, cĩ tướng giỏi, cĩ vũ khí tốt mà

vẫn thất bại?(NL xác định và giải quyết

các mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử

với nhau)

? Theo em, sự thất bại của An Dương

Vương để lại cho đời sau bài học gì? (NL

rút ra bài học lịch sử)

? Nêu nhận xét của em về nhân vật An

Dương Vương (NL nhận xét nhân vật

lịch sử)

- HS trả lời

- HS theo dõi, lắng nghe

+ Kẻ thù nham hiểm

+ Nội bộ bị chia rẽ

+ An Dương V-ương chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác với kẻ thù, để lộ bí mật quốc gia

- Khơng được chủ quan, phải luơn cảnh giác với kẻ thù, giữ bí mật quốc gia

- Phải tin tưởng trung thần, phải xây dựng khối đồn kết tồn dân, biết dựa vào dân để đánh giặc

- HS nêu nhận xét: An Dương vừa cĩ cơng, vừa

cĩ tội:

+ Cơng: lập nước

Âu Lạc + Tội: để mất

quân sang đánh chiếm nước ta, An Dương Vương thiếu phòng thủ nên thất bại  Au Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Triệu

Trang 9

? Để tưởng nhớ ADV, nhân dân ta đã làm

gì?

(Tích hợp giáo dục công dân 6 – bài

“Biết ơn”) : Giáo dục HS lòng biết ơn đối

với các vị anh hùng dân tộc

HS quan sát tranh Đền thờ An Dương

Vương, Lễ hội Cổ Loa

(Tích hợp GDCD 7- Bài Bảo vệ di sản

văn hóa): Giáo dục HS ý thức bảo vệ, giữ

gìn di tích lịch sử- văn hóa quý giá của

dân tộc

- GV chiếu hình ảnh đường phố, trường

học mang tên An Dương Vương: Để

tưởng nhớ công lao dựng nước Âu Lạc và

xây thành Cổ Loa của An Dương Vương,

nước

- HS trả lời

- HS ghi nhớ

- HS quan sát

- HS ghhi nhớ

- HS quan sát

Trang 10

ngày nay người dân Việt Nam đã lấy tên

ông để đặt tên những con đường, trường

học

Tích hợp môn Ngữ văn: GV giới thiệu

câu ca dao cuối bài, bài thơ Tâm sự của

Tố Hữu ( "Tôi kể ngày xưa đắm biển

sâu")

Ai về quê huyện Đông Anh

Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục

Vương

Cổ Loa thành ốc khác thường,

Trải bao năm tháng dấu thành còn đây

Ca dao

- HS lắng nghe, quan sát

Trang 11

6.4 Câu hỏi và bài tập củng cố:

- Thành Cổ Loa được xây dựng thế nào? Vì sao nói Cổ Loa còn là một quân thành?

- Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?

- Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương Rút ra bài học từ sự thất bại của

An Dương Vương

6.5 Dặn dò:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài

- Xem trước và chuẩn bị bài ôn tập chương I và chương II

- GV cho HS nghe một đoạn trong bài hát “ Chuyện thàn Cổ Loa”…

7 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:

- Học sinh đã liên hệ và vận dụng những kiến thức Âm nhạc, Lịch sử, Văn học.

- Có những hiểu biết sâu sắc hơn nội dung bài học và lịch sử dân tộc

- Củng cố tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về những trang sử của dân tộc qua bài học, qua thực tiễn và qua âm nhạc

- Biết vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập lịch sử

8 Các sản phẩm của học sinh

KẾT LUẬN

Việc áp dụng kiến thức liên môn là một nội dung phong phú, để sử dụng được phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng môn học đòi hỏi người giáo viên cần có kiến thức và thời gian nghiên cứu bài dạy để phù hợp với nội dung của bài Với học sinh, các kiến thức liên môn áp dụng trong bài học sẽ tạo hứng thú cho các

em để các em vừa hiểu được nội dung bài học lại vừa hiểu thêm những kiến thức của

Tượng Mỵ Châu không đầu

Trang 12

các môn học khác Đồng thời có thể vận dụng các kiến thức dó để giải quyết các vấn

đề trong thực tiễn Từ đó, các em sẽ phát triển toàn diện hơn về mọi mặt: đức- trí- thể-mĩ

Việc vận dụng kiến thức liên môn trong hoạt động dạy học đã được người giáo viên thực hiện thường xuyên khi liên hệ và tích hợp bộ môn và đã đạt những kết quả rất khả quan Các em sẽ chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức bộ môn lịch sử cùng với niềm say mê học tập

Chư Rcăm , ngày 10 tháng 1 năm 2017

Nhóm giáo viên thực hiện

Nguyễn Thị Xuyến Nguyễn Văn Tuyên

Ngày đăng: 18/07/2017, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w