Hệ thống điện thực sự cần thiết cho hầu hết các hoạt động của xe. Bất cứ khi nào nhắc đến điện xe hơi, mọi người đều nghĩ đến một loạt dây, nối với bình ắcquy. Tuy nhiên, thực tế thì hệ thống điện xe ô tô không chỉ đơn giản là dây nối và nguồn điện. Hệ thống này gồm nhhiều chi tiết kết nối chặt chẽ với nhau. Hệ thống điện gồm nhhiều chi tiết kết nối chặt chẽ với nhau Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, xe hơi được trang bị máy phát điện 1 chiều, bây giờ nó đã được thay thế bằng máy phát điện xoay chiều. Hệ thống điện và điện tử can thiệp vào gần như tất cả các hoạt động trên một chiếc xe hơi, từ hệ thống đơn giản như khởi động, cung cấp điện, đánh lửa đến những hệ thống mới được nghiên cứu và ứng dụng như hệ thống phanh, hệ thống lái. Sau đây là liệt kê một số hệ thống điện và điện tử trên ô tô: Hệ thống khởi động Hệ thống nạp Hệ thống điều khiển động cơ Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu Hệ thống điện phụ: nâng kính, gạt nước, khóa cửa, điều khiển từ xa Hệ thống điều khiển điều hòa không khí Hệ thống phanh điều khiển điện tử Hệ thống lái điện tử Hệ thống mã hóa khóa động cơ và chống trộm Hệ thống điều khiển xe Hệ thống điều khiển xe Hybrid Hệ thống định vị toàn cầu GPS v.v...
Trang 1CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ CƠ BẢN
Chương 1
HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ VÀ CÁC
THÀNH PHẦN CHỨC NĂNG
Khái niệm hệ thống cơ điện tử
Các thành phần của hệ thống cơ điện tử
Quá trình phát triển của hệ thống cơ điện tử trên ô tô
Trang 21.1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ
Hệ thống cơ điện tử là thiết bị công nghệ cơ khí điều khiển tự động
bởi thiết bị điện tử => Thiết bị công nghệ cơ khí + bộ điều khiển tự
động bằng điện tử
Thiết bị công nghệ cơ khí + bộ điều khiển tự động
1.1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ
Trang 31.1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ
Thiết bị công nghệ cơ khí + bộ điều khiển tự động
1.1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ
Trang 41.1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ
Cơ điện tử là kỹ thuật tích hợp đa lĩnh vực
Cơ khí + điều khiển tự động + điện tử và công nghệ thông tin
1.2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ
1 Thiết bị công nghệ cơ khí:
Đây chính là cơ cấu máy công tác, thực hiện các thao tác của quá
trình công nghệ
2 Cảm biến (sensor)
Là thiết bị chuyển đổi năng lượng từ dạng này qua dạng khác,
được dùng để xác định giá trị các đại lượng vật lý Ví dụ cảm biến
vận tốc, cảm biến gia tốc, cảm biến ứng suất, cảm biến áp suất,
cảm biến lưu lượng…
3 Cơ cấu chấp hành (actuator)
Đây là thiết bị nhận nguồn năng lượng từ bên ngoài và tác động
vào thiết bị công nghệ trên cơ sở tín hiệu điều khiển từ bộ điều
khiển Trong các hệ thống cơ điện tử thường gặp ba loại cơ cấu
chấp hành là công tắc, động cơ (điện) tịnh tiến và động cơ (điện)
Trang 51.2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ
4 Bộ vi xử lý (microprocessor)
Dùng làm lõi của bộ điều khiển Cấu trúc của nó gồm 4 thành phần
chính: bộ tính toán số học và lô gíc, bộ điều khiển, các thanh ghi và
các bus truyền thông
Trang 6Các phương tiện giao thông vận tải là những thí dụ điển hình về hệ
thống cơ điện tử
1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ
Antilock Braking (ABS)
Traction Control Systems (TCS)
Vehicle Dynamics Control (VDC)
Electronic Stability Program (ESP)
Electronically Controlled Suspension (ECS)
Electric Parking Brake (EPB)
1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ
Trang 7- Vào đầu những năm 1960, thiết bị điện tử trên ô tô chỉ là thiết bị
radio Các thiết bị chức năng khác thuần túy là cơ khí hoặc điện từ
Đai an toàn lúc bấy giờ thuần túy cơ khí Hệ thống cung cấp điện
thuần túy là hệ thống điện từ Hệ thống đánh lửa thường dùng tiếp
điểm cơ khí…
- Hệ thống cơ điện tử đầu tiên ứng dụng trên ô tô là hệ thống đánh
lửa điện tử vào cuối những năm 1970 Hệ thống này gồm các cảm
biến vị trí trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam, cảm biến vị trí bớm
ga, cảm biến tốc độ mở bướm ga… và bộ vi xử lý để xác định thời
điểm đánh lửa
- Cũng vào những năm cuối 1970, hệ thống chống bó cứng bánh
xe khi phanh ABS được ứng dụng trên ô tô Hệ thống này dùng
các cảm biến tốc độ tại các bánh xe để cảm nhận sự bó cứng
bánh xe và bộ vi xử lý phát ra tín hiệu điều khiển cơ cấu chấp hành
thực hiện điều chỉnh áp suất dầu trong hệ thống phanh để các
bánh xe không bị hãm cứng và trượt lết
1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ
- Hệ thống điều khiển chống trượt quay TCS (traction control
system) được phát triển trên ô tô vào giữa những năm 1990
Các cảm biến xác định sự trượt quay của các bánh xe trong
quá trình tăng tốc và bộ điều khiển (vi xử lý) điều khiển giảm
công suất của động cơ truyền đến bánh xe và phanh bánh xe bị
trượt quay
Trên những đường trơn trượt, tải động cơ ảnh hưởng lớn đến
sự quay thân xe khi tăng tốc Khi bánh xe đã bị trượt dọc, khả
năng bám ngang giảm đi rất nhiều, tức là mất khả năng điều
khiển hướng
TCS giúp ô tô có duy trì khả năng điều khiển hướng của ô tô khi
tăng tốc và giúp tăng khả năng động lực học vì duy trì được độ
trượt trong phạm vi tốt nhất (đặc biết là với những loại xe có tính
năng động lực học cao như xe đua) và có tác dụng như bộ vi sai
hạn chế trượt
1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ
Trang 8- Hệ thống điều khiển quá trình động lực học ô tô VDC (Vehicle
Dynamics Control) được giới thiệu trên ô tô vào cuối những năm
1990 Lúc bấy giờ, hệ thống này làm việc tương tự như TCS
nhưng có thêm cảm biến quay thân xe và cảm biến gia tốc
ngang Hệ thống thực hiện điều chỉnh lực kéo tại các bánh xe và
tốc độ ô tô để tối thiểu hóa sự sai lệch hướng chuyển động của
ô tô và hướng của các bánh xe dẫn hướng
- Hiện nay trên ô tô sử dụng hệ thống điều khiển ổn định của ô
tô ESC (electronic stability control) Nó thực hiện điều chỉnh lực
kéo và lực phanh tại các bánh xe để tránh các hiện tượng quay
vòng thừa và quay vòng thiếu
1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ
- Trên ô tô hiện nay, các bộ vi xử lý 8, 16 và 32 bít được sử
dụng để thực hiện các chức năng điều khiển khác nhau Các bộ
vi điều khiển với các bộ nhớ EEPROM/EPROM và nhiều thiết bị
chức năng khác như ADC, PWM, Timer,… được tích hợp trong
chip dần được ứng dụng trên ô tô
Các bộ vi điều khiển loại 32 bit dùng cho điều khiển động cơ, hệ
thống truyền lực, túi khí; loại 16 bit dùng cho ABS, TCS, VDC,
hệ thống điều hòa không khí… và loại 8 bit hiện chỉ dùng để
điều khiển ghế, cửa, gương…
1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ
Trang 9Hệ thống điều khiển duy trì khoảng cách an toàn với các ô tô phía trước
1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ
Các hệ thống cơ điện tử trên ô tô hiện đang được phát triển
theo hướng hoàn toàn tự động nhằm nâng cao tính năng an
toàn, tính thân thiện với môi trường, tính tiện nghi
Các hệ thống điều khiển bằng điện và các hệ thống mạng
không dây để truyền thông giữa ô tô với các trung tâm điều độ
giao thông và với các ô tô khác đang được nghiên cứu ứng
dụng
1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ
Trang 10Các hệ thống vi cơ điện MEMS (Micro ElectroMechanical
System), rada sóng ngắn đang được nghiên cứu ứng dụng trên
các ô tô và các hệ thống cơ điện tử trên ô tô ngày càng tinh tế
với nhiều chức năng ưu việt
Ứng dụng của hệ thống định vị toàn cầu GPS đang được
nghiên cứu trên ô tô và ô tô được dự đoán sẽ hoàn toàn tự
động trong vòng vài thập kỷ tới
1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ
1.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ
Trang 111.3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HT CƠ ĐIỆN TỬ Ô TÔ
Điện trở
Điện trở cản trở dòng điện đi qua và biến đổi điện năng thành
nhiệt năng
Ứng dụng của điện trở: giới hạn dòng điện, dùng để phân
cực, phân áp, định hằng số thời gian, v.v
Khi chọn điện trở cần chú ý đến các thông số;
- Trị số danh định,
- Công suất danh định,
- Các giá trị điện dung và điện cảm ký sinh
1.4 LINH KIỆNĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Trang 12Điện trở
Bảng mã màu ghi trị số điện trở
Vạch màu thứ 1
Vạch màu thứ 2
Vạch màu thứ 3
Vạch màu thứ 4
Màu Hàng chục Đơn vị Số nhân Dung sai
Tụ điện là loại linh kiện tích luỹ năng lượng dưới dạng điện trường
Trị số điện dung của tụ điện là lượng điện tích mà tụ điện tích trữ được
khi đặt vào hai má của tụ điện một hiệu điện thế 1 v
Một tụ điện gồm có hai điện cực và lớp điện môi đặt giữa hai cực
Trị số điện dung của tụ điện tỷ lệ với diện tích S của điện cực và hằng
số điện môi , tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai cực Tụ có cấu
trúc dạng phẳng, dạng ống hoặc cuốn tròn
Tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua, nhưng cho dòng
điện xoay chiều đi qua Trị số dung kháng của tụ điện tỷ lệ nghịch với
điện dung của tụ và tần số của dòng điện chạy qua tụ
1.4 LINH KIỆNĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Trang 13Tụ điện
Tụ điện được phân biệt theo chất điện môi:
- Tụ không khí: Giữa hai má tụ là không khí hoặc chân không
- Tụ dầu: Chất điện môi là một loại dầu tổng hợp không dẫn điện
- Tụ vô cơ : Chất điện môi là các chất rắn vô cơ như mica, sứ
(gốm), thuỷ tinh
- Tụ hữu cơ : Chất điện môi là giấy, chất dẻo tổng hợp
- Tụ hoá : Chất điện môi là ôxit kim loại được hình thành trong
quá trình điện phân Loại tụ này có trị số điện dung lớn nhưng nó có phân
cực dương và âm nên chỉ dùng trong các mạch một chiều (lọc nguồn)
hoặc truyền các tín hiệu âm tần
1.4 LINH KIỆNĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Tụ điện
Vạch 1 Vạch 2 Vạch 3 Vạch 4 Vạch 4 Vạch 5 Màu Số có
nghĩa
Số có nghĩa
Số nhân (PF) Tantan(μF)
-3 1PF ±10% Hồng - -
-1.4 LINH KIỆNĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Trang 14Tụ điện
Ứng dụng của tụ điện:
+ Tụ điện được dùng để tạo phần tử dung kháng ở trong mạch
+ Liên lạc giữa các mạch xoay chiều khi cần ngăn dòng 1 chiều (tụ
Cuộn cảm tích luỹ năng lượng dưới dạng từ trường Nó được cấu
tạo từ các vòng dây điện từ cuốn một lớp hay nhiều lớp, có lõi sắt từ
hoặc không lõi, có thể bọc kim hoặc không bọc kim
Trị số cảm kháng của cuộn cảm trong mạch điện xoay chiều tỷ lệ
thuận với hệ số tự cảm và tần số của dòng điện chạy qua
1.4 LINH KIỆNĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Trang 15Điôt bán dẫn được cấu tạo từ một mặt ghép n-p với mục đích sử
dụng nó như một van điện
Điôt tiếp điểm được sử dụng ở các mạch để xử lý tín hiệu vô tuyến
điện như tách sóng, điều chế, biến tần Điôt tiếp mặt được dùng để
Trang 16Transistor có hai mặt ghép n-p cấu tạo từ ba lớp bán dẫn
Loại transistor p-n-p gọi là transistor thuận, loại n-p-n gọi là transistor
Trang 17Khuếch đại thuật toán
Có thể coi khuếch đại thuật toán là một bộ khuếch đại lý tưởng:
- có hệ số khuếch đại điện áp vô cùng lớn K ,
- dải tần số làm việc từ 0 ,
- trở kháng vào cực lớn Zv ,
- trở kháng ra cực nhỏ Zr 0,
- có hai đầu vào và một đầu ra: đầu vào (+) gọi là đầu vào không đảo,
đầu vào (-) gọi là đầu vào đảo
K = A gọi là Hệ số khuếchđại hiệu Theo lý thuyết Ko =
, thực tế Ko = 103 106
1.4 LINH KIỆNĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Khuếch đại thuật toán
Đặc tính của khuếch đại thuật toán
1.4 LINH KIỆNĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Trang 18Cổng lô-gíc: NOT Cổng lô-gíc: OR
1.4 LINH KIỆNĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Cổng lô-gíc: NAND (Not And)
Cổng lô-gíc: AND
1.4 LINH KIỆNĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Trang 19Cổng lô-gíc: NOR (Not OR)
1.4 LINH KIỆNĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Cổng lô-gíc: XOR (Exclusive-OR)
Cổng lô-gíc: IC cổng
1.4 LINH KIỆNĐIỆN, ĐIỆN TỬ
Trang 20Chương 2 CẢM BIẾN VÀ MẠCH ĐO DÙNG TRÊN Ô TÔ
KHÁI NIỆM CẢM BIẾN
2.1 CẢM BIẾN VÀ ĐẶC TÍNH CẢM BIẾN
CONTROLLED SYSTEM (Thiết bị cơ khí)
Trang 21PHÂN LOẠI CẢM BIẾN
Cảm biến được phân biệt thành hai loại: cảm biến tích cực và cảm biến
thụ động Cảm biến tích cực là cảm biến tự phát ra tín hiệu tương ứng với
giá trị đại lượng vật lý cần đo Cảm biến thụ động không tự nó phát ra tín
hiệu, nó cần nguồn năng lượng khác từ bên ngoài để chuyển đổi thành tín
hiệu
Ví dụ điển hình về loại cảm biến thụ động là cảm biến nhiệt kiểu nhiệt
điện, cảm biến piezo… lại thuộc loại cảm biến tích cực Thí dụ về cảm
biến thụ động là cảm biến nhiệt điện trở, cảm biến vị trí kiểu điện trở…
Cảm biến còn được phân loại theo nguyên lý hình thành nên cảm biến
thành cảm biến điện trở, cảm biến điện dung, cảm biến điện cảm, cảm
biến quang điện…
2.1 CẢM BIẾN VÀ ĐẶC TÍNH CẢM BIẾN
THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CẢM BIẾN
Tín hiệu có thể phải chuyển đổi nhiều lần trong cảm biến nhưng ta chỉ
quan tâm đến các đặc tính thể hiện quan hệ giữa đại lượng kích thích vào
và tín hiệu ra khỏi cảm biến
Hàm truyền của cảm biến (Transfer function): thể hiện quan hệ của tín
hiệu ra theo đại lượng kích thích vào cảm biến trong điều kiện lý tưởng
(không có sai số) Quan hệ này còn được gọi là đặc tính chuẩn của cảm
Trang 22THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CẢM BIẾN
Độ nhạy :
Độ nhạy của cảm biến: b = hoặc b =
Để phép đo đạt độ chính xác cao cảm biến cần có độ nhạy không đổi
Thường giá trị của độ nhạy b được cho tương ứng với điều kiện làm việc
cụ thể của cảm biến
Thời gian đáp ứng (response time)
Là thông số đặc trưng cho khả năng theo kịp của tín hiệu ra theo tín hiệu
vào về mặt thời gian
2.1 CẢM BIẾN VÀ ĐẶC TÍNH CẢM BIẾN
THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CẢM BIẾN
Độ tuyến tính của cảm biến
Cảm biến tuyến tính trong một dải đo xác định nếu trong dải đó, độ nhạy
không phụ thuộc vào giá trị đại lượng đo
Tuyến tính hóa là sự hiệu chỉnh (bằng cách lắp thêm vào mạch đo các
thiết bị hiệu chỉnh) để tín hiệu ra nhận được tỷ lệ với giá trị đại lượng đo
Dải đo được (Span hay Full-scale input): là phạm vi thay đổi giá trị của
đại lượng cần đo mà cảm biến có thể cảm nhận được Nó thể hiện khoảng
đo lớn nhất mà cảm biến có thể đo được với sai số chấp nhận được
Dải tín hiệu ra (full-scale output): là độ chênh đại số của giá tín trị hiệu ra
khi đo giá trị đo cực đại và cực tiểu của dải đo
2.1 CẢM BIẾN VÀ ĐẶC TÍNH CẢM BIẾN
Trang 23THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CẢM BIẾN
Độ chính xác (accuracy): thể hiện sai số lớn nhất của kết quả đo
Sai số của bộ cảm biến được phân biệt thành sai số hệ thống và sai số
ngẫu nhiên
Sai số hệ thống: là sai số không phụ thuộc vào số lần đo, có giá trị không
đổi hoặc thay đổi chậm theo thời gian đo và thêm vào một độ lệch không
đổi giữa giá trị thực và giá trị đo được Sai số hệ thống thường do sự thiếu
hiểu biết về hệ đo, do điều kiện sử dụng không tốt gây ra, cụ thể là:
+ Do nguyên lý của cảm biến
+ Do giá trị của đại lượng chuẩn không đúng
+ Do đặc tính của bộ cảm biến
+ Do điều kiện vμ chế độ sử dụng
+ Do xử lý kết quả đo
2.1 CẢM BIẾN VÀ ĐẶC TÍNH CẢM BIẾN
THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CẢM BIẾN
Độ chính xác (accuracy): thể hiện sai số lớn nhất của kết quả đo
Sai số ngẫu nhiên: là sai số xuất hiện có độ lớn và chiều không xác định
Người ta có thể dự đoán được một số nguyên nhân gây ra sai số ngẫu
nhiên nhưng không thể dự đoán được độ lớn và dấu của nó
Các nguyên nhân gây sai số ngẫu nhiên:
+ Do sự thay đổi đặc tính của thiết bị
+ Do tín hiệu nhiễu ngẫu nhiên
+ Do sai số khi chuẩn cảm biến
…
Hiện nay người ta thường dùng khái niệm giá trị không chắc chắn để thay
cho độ chính xác, vì độ không chắc chắn bao gồm cả sai số hệ thống và
sai số ngẫu nhiên (thể hiện độ chính xác)
2.1 CẢM BIẾN VÀ ĐẶC TÍNH CẢM BIẾN
Trang 24THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CẢM BIẾN
Độ chính xác (accuracy):
2.1 CẢM BIẾN VÀ ĐẶC TÍNH CẢM BIẾN
THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CẢM BIẾN
Định chuẩn (calibration)
Định chuẩn cảm biến là việc xác định các giá trị định lượng của đặc tính
cảm biến (xác lập mối quan hệ giữa giá trị cúa tín hiệu ra và giá trị của đại
lượng đo có tính đến các yếu tố ảnh hưởng)
Phương pháp định chuẩn cảm biến: thực hiện các phép đo nhằm xác định
giá trị tín hiệu ra tương ứng với các giá trị đã biết chính xác của đại lượng
cần đo
Hai phương pháp định chuẩn: định chuẩn đơn giản và định chuẩn nhiều
lần
2.1 CẢM BIẾN VÀ ĐẶC TÍNH CẢM BIẾN
Trang 25Công tắc
Công tắc dùng để tạo ra một bit thông tin:
chạm/không chạm (công tắc hành trình),
có/không (hoạt động của một trạng thái),…
??Trên ô tô cảm biến chuyển mạch được sử
Ex: Thiết kế mạch điện của thiết
bị đánh dấu quãng đường phanh
2.2 CẢM BIẾN CHUYỂN MẠCH
Trang 26Cảm biến chuyển vị trí
Có nhiều loại theo các nguyên tắc khác nhau: cảm biến
điện trở thay đổi (biến trở), cảm biến điện dung, cảm
biến điện cảm, cảm biến quang điện…
Biến trở
??Trên ô tô cảm biến vị trí được sử dụng ở những đâu
?? Cấu hình mạch điện sử dụng cảm biến chuyển vị biến
Trang 28Cảm biến chuyển vị trí
Cảm biến điện dung: có thể dùng để đo các chuyển động tịnh tiến theo
hướng tiệm cận hay song song giữa các bản cực Dải đo được cỡ mm
2.3 CẢM BIẾN CHUYỂN VỊ
Cảm biến chuyển vị trí
Cảm biến cảm ứng xoay chiều
(Linear Variable Differential Transformers – LVDT)
2.3 CẢM BIẾN CHUYỂN VỊ
Trang 29Cảm biến Hall:
Có 2 loại: cảm biến tuyến tính và cảm biến xung (chuyển mạch), được
sử dụng phổ biến để phát hiện từ trường, vị trí và chuyển vị của vật rắn
2.3 CẢM BIẾN CHUYỂN VỊ
Vận tốc có thể được xác định bằng cách vi phân chuyển vị theo thời gian
2.4 CẢM BIẾN VẬN TỐC
?? Có thể đo vận tốc góc bằng máy phát DC sử dụng nam châm vĩnh cửu.
?? Ưu nhược điểm của cách đo này.
?? Các cách đo vận tốc góc khác.
Trang 302.4 CẢM BIẾN VẬN TỐC
Cảm biến quang điện
Encorder tương đối và encorder tuyệt đối (đo chuyển vị quay và vận tốc
quay của trục)
?? Độ phân giải của encorder tương đối
?? Làm thế nào để phân biệt chiều quay của trục
?? Độ phân giải của encorder tuyệt đối
2.4 CẢM BIẾN VẬN TỐC
Trang 31Cảm biến quang điện
2.4 CẢM BIẾN VẬN TỐC
2.5 CẢM BIẾN GIA TỐC
Trang 32R – Điện trở của vật dẫn
ρ – điện trở suất của vật dẫn
V, I – điện áp và dòng điện trên vật dẫn
Cảm biến đo lực kiểu tenzo
2.6 CẢM BIẾN LỰC
Khi chịu lực F, xuất hiện ứng suất σ và biến dạng ε, kích thước hình học
bị thay đổi và điện trở thay cũng thay đổi theo
2.6 CẢM BIẾN LỰC
Trang 33Bố trí cảm biến đo lực kiểu tenzo
Cảm biến đo lực kiểu tenzo (load
cell) không đắt nhưng có thể đo
được lực trong phạm vi rộng với
sai số dưới 1%
Load cells thường cần hiệu chuẩn
(calibration) trước khi sử dụng
2.6 CẢM BIẾN LỰC
Cảm biến đo lực kiểu piezoelectric
Hiệu ứng piezoelectric: Thạch anh
chịu ngoại lực, bị biến dạng và thay
đổi diện dung, tạo ra sức điện động
2.6 CẢM BIẾN LỰC
Trang 34Các loại cảm biến đo lực khác
2.6 CẢM BIẾN LỰC
Cảm biến gõ (Knock Sensor): khi
xẩy ra hiện tượng gõ trong xi lanh,
thành xi lanh bị rung động làm phần
tử piezoelectric biến dạng và tạo ra
sức điện động
2.6 CẢM BIẾN LỰC
Trang 35Cảm biến đo áp suất
2.7 CẢM BIẾN ÁP SUẤT
Cảm biến áp suất (sử dụng piezo)
2.7 CẢM BIẾN ÁP SUẤT
Trang 36Cảm biến áp suất trên đường ống nạp (sử dụng điện trở piezo)
2.7 CẢM BIẾN ÁP SUẤT
Cảm biến đo lưu lượng
2.8 CẢM BIẾN LƯU LƯỢNG
Trang 37Cảm biến đo nhiệt độ có thể theo nguyên lý nhiệt điện trở Thermistors
(Negative or Positive Temperature Coefficient)
hoặc theo nguyên lý sức nhiệt điện động (Thermocouples)
2.9 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
Thermistors: Thermocouples:
R t = R 0 (1 + αT)
2.9 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
Trang 38Thermistors được ứng dụng trên ô tô để đo nhiệt độ nước làm mát, nhiệt
độ dầu, nhiệt độ khí nạp, lưu lượng khí nạp…
?? Cấu hình mạch đo nhiệt độ dùng nhiệt điện trở
2.9 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
2.9 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
Trang 39IAT – Intake Air Temperature
2.9 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
EGR – Exhaust Gases Recirculation
2.9 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
Trang 402.9 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
Đo mô men và công suất có ý nghĩa lớn trong xác định hiệu suất và điều
khiển quá trình làm việc của cơ cấu máy hay thiết bị
2.10 CẢM BIẾN MÔ MEN