1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giới thiệu về hát ru ba miền của Việt Nam

6 691 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 19,88 KB

Nội dung

Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.

Trang 1

HÁT RU BA MIỀN

1 Lịch sử hát ru

Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ Phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt

Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con

Hát ru có nguồn gốc lịch sử lâu đời Từ thời này qua thời khác, từ miền ngược đến miền xuôi, không nơi nào không có tiếng mẹ ru con ngủ Tiếng hát ru không thể thiếu được trên cánh võng, bên vành nôi đong đưa, trên đôi tay trìu mến của mẹ Mỗi dân tộc

có một làn điệu hát ru của riêng mình Nhưng dù thuộc dân tộc nào, con người đều lớn lên trong tiếng hát ru dịu ngọt của mẹ hiền

1.1 Tiếng động và giọng nói quen thuộc

Thai nhi trong tử cung bắt đầu nghe được tiếng động và giọng của mẹ từ tháng thứ 4 (mặc dù hệ thống tai-nghe hoàn thành vào tháng thứ 6) Theo nhiều nghiên cứu khoa học, mặc dù thai nhi nằm trong nước ối và được bao bọc bởi nhiều lớp cơ, màng, có thể nghe được tiếng động, tiếng nhạc, nhịp nhanh chậm, tông độ cao thấp,… gần như chính xác Tiếng nói của mẹ có cường độ mạnh vì truyền theo cơ thể thẳng vào tử cung Tiếng động có khả năng thay đổi nhịp tim của thai nhi Chỉ qua 5 giây, tiếng động kích thích có thể làm thay đổi nhịp tim kéo dài 1 tiếng đồng hồ Nhiều tiếng nhạc làm thay đổi chuyển hóa Trong một cuộc khảo cứu, khi trẻ sinh thiếu tháng được cho nghe bài nhạc "Lullabye" của Brahms 5 phút, 6 lần mỗi ngày rõ ràng có lớn nhanh hơn những trẻ tương tự

Nhịp điệu của bài hát đem lại cảm giác "an toàn" có thể vì làm nhớ lại nhịp điệu tim đập nghe được từ những ngày tháng còn trong lòng mẹ Giọng nói, tiếng ru của mẹ bên tai cho trẻ biết đang được người bảo bọc

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy ru bằng những nguyên âm không thành câu ("humming") dễ làm trẻ ngủ hơn là hát thành bài có câu cú rõ rệt

1.2 Theo cách nhìn khoa học

Trang 2

Dưới góc độ khoa học thì hát ru là những kích thích rất có lợi không những với sự phát triển ngôn ngữ, tâm lí, sinh lí mà còn cả phát triển thể chất nữa Đó là sự kích thích tiền đình và nhiều người đã xác nhận rằng những trẻ hằng ngày được kích thích bằng hát ru (khoảng 10 phút) thì phản xạ vận động tốt hơn nhiều so với trẻ không được nghe hát ru (theo nghiên cứu của Đại học Ohio)

1.3 Cách hát ru

Người ta có thể lấy bất cứ bài ca dao lục bát nào để ru Ở đây, âm điệu được lặp đi lặp lại bằng những chuỗi hư từ (à ơi, ầu ơ…) Hát ru còn được nâng cao bằng những làn điệu dân ca khắp các vùng đất nước Lúc này, lời ca không còn là những câu ca dao lục bát nữa mà trở nên phong phú hơn và âm điệu cũng hoàn chỉnh hơn

Dù là hát ru theo hình thức ngâm ngợi (à ơi, ầu ơ ) hay theo các làn điệu dân ca, hoặc hát những ca khúc mới, đặc điểm chung là tạo nên những âm điệu êm ả, thanh bình với tiết tấu chậm rãi, dàn trải để đưa trẻ thơ nhanh chóng chìm vào một giấc ngủ nồng nàn Người hát càng có ý thức trong việc ru trẻ, nghĩa là càng bộc lộ tình cảm trong giọng hát thì đứa trẻ càng dễ dàng đến với giấc ngủ và ngủ càng sâu

Nếu ru trẻ mà âm ư, nghêu ngao một cách bâng quơ, vừa hát vừa nhìn đi chỗ khác, để tâm vào việc khác thì hiệu quả đến với trẻ rất ít Ngược lại, nếu đứa trẻ đang khóc, bắt đầu bằng tiếng nựng của người lớn, rồi vừa âu yếm nhìn vào chúng, vừa để hết tình cảm vào lời hát để cất lên những âm điệu ru thiết tha thì chúng sẽ nín ngay, rồi hau háu nhìn vào người hát, dần dần lim dim đôi mắt, chìm vào giấc ngủ ngon lành Vấn đề không phải là hát hay mà là hát có tình

Trẻ thơ ngay từ khi lọt lòng mẹ, thậm chí từ khi còn là bào thai đã được sớm tiếp xúc với hát ru, một mặt sẽ nhanh chóng nảy nở năng khiếu âm nhạc vì do sớm được làm quen với những âm trầm bổng khoan nhặt trong lời ru, mặt khác sẽ tạo ngay cho trẻ những yếu tố dịu dàng, nhân hậu của tính cách, tâm hồn

Nói đến hát ru là nói đến lòng bao dung, nhân hậu, đến khát vọng được sống hoà bình hạnh phúc, đến lòng mong mỏi cho trẻ thơ được yên ấm trong sự chở che của cuộc đời Thật đáng tiếc, những người mẹ trẻ ngày nay gần như không còn biết đến việc ru con Thay cho sự vỗ về, nựng nịu, thì rất nhiều người mẹ muốn con mau ngủ đã tìm mọi cách rung, lắc, có khi còn quát tháo, thậm chí cả việc đánh cho con khóc để chúng mệt quá, sẽ phải ngủ Đó là việc làm phản khoa học, phản nhân cách Lại có không ít người

mẹ cũng biết rằng con cần nghe tiếng ru mới ngủ được bèn bật băng cassette những bài hát nhạc trẻ híp-hop để chúng nghe Nhưng như vậy chỉ là để trẻ thuần tuý nghe âm nhạc mà không có yếu tố giao lưu tình cảm nhân ái giữa mẹ và con Cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi những đứa trẻ tuy rất yêu thương mẹ, cần đến mẹ lúc ăn, lúc bú nhưng khi buồn ngủ thì chúng muốn được bà bế chỉ vì bà biết hát ru, những câu hát ru

Trang 3

giàu nhạc điệu gợi sự tưởng tượng của bé thêm phong phú, mở cho bé thấy thiên nhiên bao la, nhiều điều mới lạ cũng rất gần gũi thân thích

1.4 Hát ru đang dần biến mất

Trước sự bùng nổ của thông tin, thời đại số hóa toàn cầu, thì các bà mẹ ngày nay không còn ru con bằng những câu hát ru êm ái, dịu ngọt Thay vào đó là cho con nghe nhạc hip-hop, rung, lắc, quát tháo… Ngày nay, người ta quên mất chính tiếng hát ru sẽ giúp trẻ mau ngủ và có những giấc ngủ say, ngon lành

Giờ đây người ta chỉ thường thấy bà ru cháu, rất hiếm lời ru từ mẹ ru con, chị ru em

Đó là một sự lạc hậu, thụt lùi so với lịch sử Có nhiều lý do giải thích hiện tượng này

Có thể vì suốt ngày các cháu đi nhà trẻ? Có thể vì mẹ quá bận, không còn thời gian? Cũng có khi hát lên lại sợ mọi người cho là “lạc hâu, nhà quê” với những câu hát cũ kỹ không bổ ích

Những điều đó thật khó chấp nhận Chỉ có thể tìm nguyên nhân ở sự nghèo nàn về vốn liếng thơ ca, vốn liếng các bài hát ru của rất nhiều người mẹ hôm nay Và cũng phải chăng do quan niệm của họ bây giờ đã đổi khác khi mà nhịp điệu của cuộc sống hiện đại đã tác động đến mọi cảm nghĩ hàng ngày? Có phải vì như thế mà bây giờ tuy trẻ em

có thể thông minh, láu lỉnh hơn xưa nhưng sự ngoan ngoãn, nết na, lễ phép, giàu lòng nhân ái thì không bằng ngày trước?

Nếu cho rằng những bài hát ru đã cũ, thực ra chỉ đúng với ý nghĩa thời gian, vì nếu nhìn sản phẩm văn hoá của thời xưa bằng con mắt của đời nay thì sẽ không hiểu hết ý nghĩa của tổ tiên mình trong việc lấy nghệ thuật âm nhạc, lấy trò chơi và ngôn ngữ thơ

ca để giáo dục con cháu Thời gian đã cho thấy rằng trải qua bao nhiêu thế hệ chúng ta vẫn không bỏ được những câu hát ru của mẹ, của bà

Hiện nay, với hệ thống thông tin rộng khắp, thiết nghĩ nên mở rộng thành lập các Câu lạc bộ hát ru dành cho các bà mẹ trẻ, những người mới lập gia đình, thi hát ru cho mẹ

và các em học sinh tiểu học,… Nhằm hướng dẫn nuôi dạy con bằng những câu hát ru

và nêu rõ tầm quan trọng của hát ru,… Chúng ta - thế hệ hôm nay - hãy giữ gìn và phát triển những khúc hát ru, hãy tôn trọng nó vì hát ru chính là viên ngọc quí trong kho tàng văn nghệ dân gian của chúng ta

“Con ơi muốn nên thân người

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ ru”

2 Những bài hát ru tiêu biểu của ba miền

Trang 4

2.1 Miền Bắc

Bài hát “Con cò mà đi ăn đêm”

À ơi

Con cò mày đi ăn đêm Đậu phải cành mềm Lộn cổ xuống ao

À ơi

Ông ơi, ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

À ơi

Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục Đau lòng cò con

Bài hát “Cái ngủ”

Cái ngủ mày ngủ cho ngoan

Để mẹ đi cấy đồng xa trưa về Bắt được con trắm con trê Thòng cổ mang về cho cái ngủ ăn Cái ngủ ăn không hết để dành đến tết mùng ba Mèo già ăn vụng, mèo ốm phải đòn Mèo con phải vạ, con quạ chết trôi Con ruồi đứt cánh, đòn gánh có mấu

Củ ấu có sừng, châu chấu có chân

Bồ quân có rễ, cây nghệ có hoa

Cây cà có trái Con gái có chồng, đàn ông có vợ

kẻ chợ buôn bè cây tre có lá, con cá có vây Ông thầy có sách, thợ gạch có dao

Trang 5

Thợ cào có búa, xay lúa có giàn Việc làng có mỡ, ăn cỗ có phần cái ngủ mày ngủ cho lâu à…ơi…à…ơi

2.2 Miền Trung

Bài hát “Cái quán giữa đàng”

Bạn hàng trước ngõ Cây hương bên tàu nhỏ nhụy thơm xa (Chớ) anh có đi mô lâu cũng nhớ ghé vô thăm chén ngọc ve ngà

dù gần cũng nghĩa

dù xa cũng tình

Bài hát “Bạn chào ta có ân có ái”

Ta chào lại bạn có nghĩa có nhơn May mô may quyển lại gặp đờn Quyển kêu thánh thót còn tiếng đờn thì ngâm nga

Nhắn em về nói với mẹ cha Dọn đàng quét ngõ tháng ba dâu về Dâu về không lẽ về không?

Ngựa Ô đi trước ngựa Hồng theo sau

Ngựa Ô đi tới vạt cau Ngựa Hồng thủng thỉnh đi sau vạt chè

2.3 Miền Nam

Ầu ơi ví dầu Cầu ván đóng đinh Cầu treo lắc lẻo

Trang 6

Gập ghềnh khó qua

Ầu ơ

Khó qua mẹ dắt con qua

Con đi trường học

Mẹ đi trường đời…

Tổng hợp, “Hát ru”, https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1t_ru, trích dẫn 26.02.2017

Thế Hạnh, “Giữ gìn những khúc hát ru”, https://www.vhttdlkv3.gov.vn/Chuyen-de/Giu-gin-nhung-khuc-hat-ru.2087.detail.aspx, trích dẫn 26.02.2017

Ngày đăng: 17/07/2017, 15:02

w