1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Vai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước ta

19 245 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Vai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước taVai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở nước ta

Trang 1

.P(⁄2 MỞ ‹ĐcÊ

Ding trước sự thay đổi hàng ngàu của kkoa lọc — kỹ thuật — công aghé va su canh tranh khée litt , nguồn “tân lực đã thực sự tee thanh tai san quú giá đối véi che doanh aghiétp Boi vi , ede doanh nghitp chi có thể tần tại nà phát triển dựa trên cơ sở phát huy liệu quả nhân tố con người Do dé , méi quan tam hang déu hiin nay của các nhà [ãnk đạo la lam sac dé khuyin khich nguéi lao động dem hét tai nang va trí tuệ ta phue vu cho doanh nghiép

Cin déi véi người luo đậng , Ítọ quan tâm trước hết đến ede loi ich kinh té va coi đố là nguồn động oiên quan trọng Cltực tế ở nước ta hiện nay „ thu nhập của người lao ding cin thaép Chnhs vi vdy , v6i người [ao đậng ,

tiền lương có tác dlrtg tắt lớn trong tạo động lực

Odi ý ngiữa đồ , em chọn đề tài - (ai trò tạo động lực của tiền lương trong nin kinh té thị trường ở nước ta —

Ket céiu bai vitt gam 3 chutong :

Chung F : Co 36 Ig ludn vé ding luc va vai teé ea titn luong trong nin kinh tế thị trường, Qltrrdrtg C1 : Cực trạng của tiền [ương ở nước fa nà nai trò tạo động lực của tiên lương @hursng 222 : Mbt tố giải pháp nhằm phát luuụ oa¿ trò tạo động lực của tiền luong

Bai vitt da duce hoan thanh nhé st huéng dan cia cô giấo -— FS Pham Shug Huong

dm xin chan thanh cim on !

Sinh vién

Trang 2

CHUONG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ VAI TRÒ TẠO ĐỘNG LỰC

CUA TIEN LUGNG TRONG NEN KINH TE THI TRUONG

| BAN CHAT CUA DONG LUC VA TAO DONG LUC LAO DONG

1 ĐỘNG LỰC LAO DONG

1.1 KHÁI NIỆM

Động lực lao dộng là sự khao khát và tự nguyện của con người , là sự sẵn sàng và nỗ lực làm việc để đạt được mục tiêu hay kết quả nào đó

Động lực lao động bao gồm động cơ lao động và mục đích hoạt động của con người Trong đó động cơ lao động là quan trọng nhất vì nó quyết định quá trình lao động của con người

+ Động cơ lao động là những gì tiềm ẩn trong con người, nó chỉ thể hiện ra thông qua các hoạt động của con người và động cơ này là khác nhau ở mỗi người Quá trình hình thành động cơ lao động có nguồn gốc từ sự xuất hiện nhu cầu Nhu cầu là những đòi hỏi , mong ước của con người xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhắm đạt được mục đích nhất định Có thể nói động cơ là nhu cầu mạnh nhất của con người trong một thời điểm nhất định và nhu cầu sẽ quyết định hoạt động của con người Nhu cầu trở thành động cơ khi có đủ ba yếu tố Đó là sự mong muốn, chờ đợi, tính hiện thực của sự mong muốn và hồn cảnh mơi trường xung quanh

+ Mục đích hoạt động của con người là nhằm thoả mãn những nhu cầu , mong ước của chính mình Như vậy, nhu cầu bao giờ cũng xuất hiện trước và được thoả mãn sau bằng chính hoạt động xuất phát từ nhu cầu đó Khi một nhu cầu này đựơc thoả mãn thì xuất hiện nhu cầu khác cao hơn Vì vậy, giữa nhu cầu và sự thoả mãn luôn có khoảng cách nhất định

Trang 3

Chính khoảng cách này đã tạo ra động lực cho người lao động, nó làm người ta hướng tới mục tiêu mới và sẽ cố gắng để đạt được bằng sự nỗ lực của chính mình một cách tự nguyện

Rõ ràng , động lực lao động là những tác động thúc đẩy từ bên trong

con người nhằm nâng cao mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu hay kết quả cụ thể nào đó một cách tự nguyện Động lực là nhân tố bên trong của con người

nhưng là con người trong tổ chức bởi vì động lực chỉ xuất hiện khi họ thực

hiện công việc Người lao động làm việc là để thoả mãn những nhu cầu và lợi ích của họ Trong khi đó , những nhà quan trị thì quan tâm đến việc dat dat tới các mục tiêu của tổ chức Nếu các nhu cầu cá nhân không phù hợp với các mục tiêu của tổ chức thì những nỗ lực của người lao động khó có thể hướng

tới việc đạt tới các mục tiêu của tổ chức Vì vây , để những nỗ lực của người

lao động hướng tới cá mục tiêu của tổ chức thì phải gắn việc đạt tới các mục tiêu của tổ chức với việc thoả mãn các nhu cầu cá nhân của người lao động Tóm lại, động lực là sự nỗ lực của người lao động nhưng phải đạt mục tiêu của tổ chức và phải thoả mãn nhu cầu của cá nhân

1.2 CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘNG LỰC

+ Các yếu tố thuộc về bản thân cá nhân : - Nhu cầu, kỳ vọng :

- Những giá trị cá nhân : giá trị đạo đức của cá nhân nằm ở cấp độ nào : xã hội , tập thể hay cá nhân Khi đạo đức người lao động phát triển ở cấp độ cá nhân thì nhà quản lý tạo động lực cho họ hoạt động bằng cách thoả mãn các nhu cầu và lợi ích kinh tế của người lao động Còn khi đạo đức người lao động phát triển ở cấp độ cá nhân hay xã hội thì người ta không quan tâm nhiều tới lợi ích cá nhân mà chue

yếu hướng tới tập thể, giá trị xã hội

Trang 4

, nhưng nếu giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc đã có tình trạng thoả mãn

+ Các yếu tố thuộc về tổ chức :

- Hệ thống chính sách có liên quan tới quyền và nghĩa vụ củ nười lao động ( những vấn đề về thu nhaap , thù lao , thăng tiến ) Những chính sách này phải xem xét ở 2 góc độ : nhà quản lý : đưa ra hệ thống chính sách để quản lý và khuyến khích người lao động : cò người lao động nghĩ rằng chính sách đó có lợi cho nhà quản lý chứ không có lợi cho mình > Nhà quản lý muốn chính sách tác động tạo động lực cho nhười lao động thì phải xây dựng chính sachs dựa trên ý kiến của họ

- _ Lãnh đạo tổ chức : quan điểm, thái độ , phương pháp lãnh dao ( độc tài hay dân chu ) , tư cách lãnh đạo của lãnh đạo ( người lãnh đạo vì cái chung hay vì mục đích cá nhân của họ , nếu vì mục đích cá nhân thì người lãnh đạo coi người lao động như là công cụ để đạt mục đích

2 TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 2.1 TẠO ĐỘNG LỰC

Như đã nói ở trên , nhu cầu là những đòi hỏi , mong ước của con người xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhắm đạt được mục đích nhất định Nhu cầu của con người phong phú , đa dạng và thường xuyên tăng lên về số

lương và chất lượng Rõ ràng , để có thể thoả mãn đựoc những nhu cầu đó ,

con người phải tham gia vào quá trình lao động Chính vì lẽ đó , nhu cầu của con người tạo ra động cơ thúc đẩy họ tham gia vào nền sản xuất xã hội

Trang 5

Nhu cầu và lợi ích có mối quan hệ chặt chẽ với nhau , không có nhu cầu thì không có lợi ích Hay nói cách khác, lợi ích là hình thức biểu hiện của nhu cầu Và nhu cầu của con người tạo ra động cơ thúc đầy họ tham gia lao

động, song chính lợi ích của họ mới là động lực trực tiếp thúc đẩy họ làm việc

có hiệu quả Thật vậy, trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu tạo ra động cơ thúc đẩy con người làm việc nhưng nhu cầu không phải là động cơ trực tiếp mà động lực trực tiếp lại là lợi ích; lợi ích càng nhiều càng kích thích con người làm việc và đặc biệt là lợi ích kinh tế Thực tế này đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm hơn đến lợi ích của người lao động, đảm bảo lợi ích mà người lao động nhận được là lớn nhất và cần phải đồng thời tạo ra sự hứng thú, vừa tạo ra sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ Đây là vấn đề không thể thiếu được trong việc tạo động lực lao động

2.2 CAC HOC THUYET TAO ĐỘNG LỰC

2.2.1 HOC THUYET VE SU KY VONG CUA VICTOR VROOM

Theo học thuyết này động lực là kết quả của sự mong đợi của cá nhân Người lao động cho rằng sự nỗ lực nhất định sẽ dẫn tới kết quả trong công việc, từ đó sẽ nhận được phần thưởng như mong muốn Sự hấp dẫn của pần thưởng tạo ra động lực cho người lao động , làm tăng nỗ lực nhằm đạt được kết quả Và cứ thế quá trình này tiếp diễn

` Nỗ lực Kết quả Phần thưởng Kỳ vọng

Tóm lại , động lực phụ thuộc vào tính hấp dẫn của công việc ( nhu cầu — kỳ vọng ) ; mối liên hệ kết quả của công việc và phần thưởng mà người ta nhận được ; mối liên hệ giữa nỗ lực và kết quả ( giữa chúng tôn tại các trung gian : phương tiện, điều kiện , năng lực )

2.2.2 HỌC THUYẾT VỀ SỰ CÔNG BẰNG CỦA STACY ADAMS

Trang 6

thưởng ) Ngoài ra , họ còn so sánh sự đóng góp và các quyền lợi của mình được hưởng với sự đóng góp và các quyền lợi của những người khác

Nếu người lao động cho rằng phần thưởng là không xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra thì họ sẽ bất mãn và từ đó họ sẽ là việc không hết khả năng và thậm chí sẽ bỏ việc

Nếu người lao động tin rằng phần thưởng là tương xứng với công sức họ đã bỏ ra thì họ sẽ duy trì mức năng suất như cũ

Nếu người lao động nhận thức rằng phần thưởng là cao hơn so với điều họ mong muốn họ sẽ làm việc tích cực hơn , chăm chỉ hơn Song trong trường hợp này , họ có xu hướng giảm giá trị của phần thưởng và do đó về lâu dài phần thưởng sẽ không còn ý nghĩa khuyến khích

II NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG

1 TIEN LUONG LA Gi ?

Trong nền kinh tế kế hoạch hố tập trung , tồn bộ mọi hoạt động về kinh tế đặt dưới sự quản lý Nhà nước một cách có kế hoạch, trong đó kể cả kế hoạch hoá sức lao động Do đó, tiền lương là một phần thu nhập quốc dan , được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao đđộng , Như vậy , tiền lương chịu sự tác động của quy luật phát triển cân đối , có kế hoạch và chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà nước

Còn nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thông qua quan hệ mua - bán , trao đổi Nó là một thể thống nhất của các thị trường : hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ, tư liệu san xuất, tài chính , sức lao động , trong đó thị trường sức lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Thị trường sức lao động tồn tại khi sức lao động trở thành hàng hoá hay phải có hai điều kiện sau :

+ Người lao động được tự do bán sức lao động ( năng lực ) của mình , và bán có thời hạn nhất định , chứ không phải bán bản thân con người một cách vĩnh viễn

+_ Người lao động không có tư liệu sản xuất hoặc có ít Trước đay quan niệm rằng chỉ với điều kiên bị tước hết tư liệu sản xuất thì người lao động mới có thể bán sức lao động của mình Song, thực tế ngày nay không phải tất cả

Trang 7

những người bán sức lao động đều không có tư liệu sản xuất mà họ có ít Nhưng có thể họ không biết sản xuất - kinh doanh hoặc sản xuất - kinh doanh

không có hiệu quả hơn là đi làm thuê ( bán sức lao động )

Và khi đã thừa nhận sự tồn tại khách quan của thị trường sức lao động thì

tiền lương không chỉ thụcphạm trù phân phối mà còn là phạm trù trao đổi ,

phạm trù giá trị

Trong nền kinh tế thị trường , hàng hoá sức lao động là một loạ hàng hoá đặc biệt , thể hiện ở chỗ :

+_ Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thẻ hiện rõ tong việc tiêu dùng sức lao động Và khi tiêu dùng nó sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hon gia tri ban đầu đã tiêu hao

+ Giá trị sức lao động được đo bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của con người

Do vậy, tiền lương là giá cả sức lao động Và giá cả sức lao động có thể đao động quanh giá trị coả nó tuỳ thuộc vào quan hệ cung - cầu sức lao động

Tóm lại , tiền lương mang bản chất kinh tế —- xã hội Nó vưa là thước do giá trị, là đơn vị của chi phí sản xuất kinh doanh , vừa gắn với con người và cuộc sống của họ

Ngoài khái niệm tiền lương còn có khái niệm thu nhập Thu nhập là tất cả các khoản thu mà người lao động nhận được ( từ doanh nghiệp là chủ yếu ) bao gồm tiền lương, tiền thưởng , các khoản tiền khác hoặc vật chất mà doanh nghiệp cung cấp cho người lao động

2 CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG

2.1 HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM

Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số lượng và chấtlượng sản phẩm ( hay dịch vụ ) mà họ đã hoàn thành

Trang 8

lượng sản phẩm đã hoàn thành Do đó, trả lương theo sản phẩm có tác dụng khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề , tích luỹ kinh nghiệm , rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo để nâng cao khả naqng lam việc và tăng năng suất lao động

Tuy nhiên để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng của nó cần đảm bảo các điều kiện sau : phải xây dựng được các định mức lao động có căn cứ khoa học để làm cơ sở tính toán đơn giá tiền lương Đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi lam việc Thực hiện tốt công tác thống kê , kiểm tra , nghiệm thu sản phẩm để tránh hiện tượng chạy theo số lượng đơn thuần

2.2 HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO THOI GIAN

Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương dựa vào mức lương theo cấp bậc và số thời gian làm việc thực tế của người lao động

Hình thức trả lương theo thời gian ít có tác dụng tạo động lực cho người lao động Vì nó không quan tâm trực tiếp tới số lượng và chất lượng lao động , chưa gắn thu nhập của người lao động với kết quả công việc , mang tính chất bình quân

Tuy hình thức trả lương theo thời gian có nhiều nhược điểm nhưng nó vẫn có đối tượng áp dụng riêng Đó là những người làm công tác quản lý hoặc là những công nhân sản xuất mà công việc họ thực hiện khó tiến hành định mức một cách chặt chế và chính xác

2.3 HÌNH THUC TIEN THUONG

Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

Trang 9

Có thể nói tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc Vì thế nó cũng có tác dụng động viên và kích thích người lao động làm việc

3 VAI TRO CUA TIEN LUONG TRONG TẠO ĐỘNG LỰC

Con người là một cơ thể sống , do đó con người bao giờ cũng hoạt động theo nhu cầu tự nhiên của nó Bất kì sự hoạt động nào của con người cũng đều bắt nguồn từ những nhu cầu Trong nền kinh tế thị trường , nhu cầu được thể

hiện tập trung ở lợi ích kinh tế - động lực thúc đẩy người lao động làm việc , và

làm việc có năng suất , chất lượng và hiệu quả Như vậy , động cơ hoạt động của con người là nhằm thoả mãn nhu cầu cho bản thân và gia đình người lao

động Hay nói cách khác, người lao động làm việc là vì đồng lương để nuôi

sống bản thân và gia đình

Thật vậy , tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, mặc đù công cuộc đổi mới đã làm tăng mức sống của người lao động nhưng hầu hết họ chưa có tích luỹ bảo đảm Điều đó có nghĩa chỉ cần một sự rủi ro nhỏ cũng có ảnh hưởng lớn tới người lao động Vì thế phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của mọi người lao động Mục đích này tạo động lực để

người lao động phát triển trình độ và khả năng của mình

Trang 10

CHƯƠNG II

THUC TRANG CUA TIỀN LƯƠNG VÀ TÁC DỤNG TẠO ĐỘNG LỰC CỦA TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

| TINH HINH TIEN LUONG VA THU NHAP

Từ năm 1993 nước ta thực hiện chính sách tiền luong méi Theo dé , tién lương đã góp phần đảm bảo đời sống cho người hưởng lương , đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Tuy nhiên , cuộc sống luôn luôn biến động , trong khi tiền lương lại chủ yếu nằm trong trang thái nh , dẫn đến chính sách tiền lương bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện, nổi lên là :

+ Tién lương tối thiểu thấp, tiền lương thực tế ngày càng giảm sút , vừa

không đủ để tái sản xuất sức lao động , vừa không đủ đáp ứng nhu cầu trong

điều kiện mở rộng xã hội hoá Thật vậy , tháng 1/2001, tiền lương tối thiểu một lần nỡa được điều chính lên 210.000 đ/tháng Và đến ngày 28 / 3 / 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 03 / 2002 / NÐ - CP cho phép các DNNN có

thể mở rộng tiền lương tối thiểu cao gấp 3 lần mức tiền lương tối thiểu chung ,

tức 630.000 đ/tháng Mac di mức lương tối thiểu đã được điều chỉnh tăng song mới chỉ bù đượctrượt giá 61% Do vậy lương thực tế vẫn trong xu hướng giảm sút

+ Diện hưởng lương từ ngân sách Nhà nước quá rộng , cơ cấu bất hợp lý và vẫn mang nặng tính bao cấp Tính đến cuối tháng 12 / 1999, đối tượng hưởng lương và trợ cấp thường xuyên tữ NSNN là 6.172.497 người ( không kể lực

lượng vũ trang ) , chiếm 8,2% dân số cả nước và tổng kinh phí tiền lương 1 năm

hơn 21.000 tỷ đồng Năm 2001 tổng quỹ tiền lương gần 32.000 tỷ đồng

+ Trên thực tế thu nhập của công chức lớn hơn nhiều lần so với tiền lương Số liệu điều tra ở 100 đơn vị thuộc các ngành giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật , phát thanh truyền hình , kho bạc , hải quan cho thấy mức thu nhập từ lương và ngoài lương như sau ( bảng 1 )

Trang 11

BẢNG 1 : CƠ CẤU THU NHẬP CỦA CÔNG CHỨC MỘT SỐ NGÀNH ( % ) Công chức khối Tổng số Từ tiền lương Ngoài lương Đại học 100 37,80 62,20 Phổ thông trunh học 100 62,85 37,15 Tiểu học 100 85,78 14,22 Bệnh viện tinh / TP 100 59,29 40,71 Y té huyén 100 78,83 21,17 Khoa hoc ky thuat 100 40,55 59,45 Phát thanh truyền hình 100 22,48 77,56 Kho bac 100 45,11 54,89 Hai quan 100 36,08 63,92

Nguồn : Tạp chí Lao động và xã hội — Số tháng 11 /2001

Nhìn chung hiện nay thu nhập của công chức bao gồm 2 phần : một phần do Nhà nước trả , phần kia là thu nhập do đơn vị làm thêm Trong đó phần từ tiền lương chỉ bằng 1/3 đến 1/4 thu nhập , còn từ hoạt động làm thêm mang lại 2/3 đến 3/4 thu nhập của công chức

II NGUYÊN NHÂN SỰ HẠN CHẾ CỦA TIỀN LƯƠNG HIỆN NAY Những hạn ché của chính sách tiền lương hiện nay có nhiều nguyên nhân Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu :

+ Coi tiền lương chỉ là yếu tố của phân phối mà chưa coi là yếu tố của sản xuất

Tiền lương là một bộ phận của thu nhập quốc dân , nhưng đối với người lao động vầ người sử dụng lao động , tiền lương có ý nghĩa, vị trí khác nhau Đối với người lao động , tiền lương là nguồn để tái sản xuất sức lao động, do vậy tiền lương là yếu tố của phân phối Song đối với người sử dụng lao động thì tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất Vì vậy , chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển Do chưa coi chỉ phí tiền lương là đầu tư cho người

Trang 12

lao động mà chỉ coi đó là một khoản chi cho tiêu dùng cá nhân nên chính sách

tiền lương còn nhiều hạn chế

> Phải thay đổi nhận thức về tiền lương Đối với người lao động, tiền lương là bộ phận chủ yếu của thu nhập Chính vì vậy , tiền lương là động lực kinh tế thúc đẩy người lao động quan tâm đến công việc của họ Trả đúng, trả đủ tiền lương cho người lao động sẽ khuyến khích họ quan tâm đến hoạt động và gắn bó với công việc mà họ đảm nhiệm

+ Chưa xoá bỏ bao cấp trong tiền lương

Hiện nay , có không ít cán bộ , công chức được hưởn bao cấp về nhà ở, xe cộ , điện thoại Nếu như giảm được những khoản này cũng có thể chuyển phan không nhỏ vốn vào quỹ tiền lương mỗi năm

> Tiép tục tiền tệ hoá tiền lương , cần xoá bỏ bao cấp trong tiền lương Các nhu cầu về điều kiện làm việc và sinh sống của cán bộ , công chức như nhà ở, xe cộ , điện thoại phải được tính toán day đủ vào tiền lương

+ Lương tối thiểu chưa ban hành theo từng vùng , ngành , không có sự phân biệt rõ ràng giữa lương tối thiểu của doanh nghiệp với cán bộ công chức, giữa lao động trí óc và lao động chân tay Hệ thống thang , bảng lương vừa phức tạp , vừa gây khó khăn cho việc xếp lương , các chế độ phụ cấp lương trùng lặp , ý nghĩa khuyến khích không rõ ràng về xách tính , tạo ra mâu thuẫn > Nhu cầu tối thiểu chung của xã hội thường thấp hơn nhu cầu của người làm

công ăn lương Vì vậy , mức lương tối thiểu không thể chỉ bằng nhu cầu tối

thiểu chung của xã hội

lll DANH GIA TAC DUNG TAO DONG LUC CUA TIEN LUONG TRONG CAC DOANH NGHIEP

Thực tế cho thấy mức lương hiện nay chưa đảm bảo tái sản xuất sức lao động , chưa bù đấp được các chi phí thiết yếu của bản thân người lao động , chưa kể đến gia đình họ Tiền lương thấp là nguyên nhân khiến mhiều doanh nghiệp “ phá rào “ tìm cách tăng thêm thu nhập cho người lao động Điều này tuy có tác dụng kích thích người lao động làm việc nhưng phần nào làm mất ý nghĩa tiền lương

Trang 13

Mat khac , do tién lương chỉ bằng 1/3 đến 1/4 thu nhập , nên người lao động phải làm thêm để có thu nhập nuôi bản thân và gia đình Thật vậy , trong cơ chế thị trường hiện nay , sức lao động cũng là hàng hoá Do đó , người lao động chỉ hăng say làm việc khi có thu nhập cao , nghĩa là , cá nhân họ bán được sức lao động của mình với giá cao , ít nhất là giá hop ly Vì thế, các doanh nghiệp trả lương cho họ ở mức độ nào thì họ sẽ bỏ thời gian và sức lực ¡ mức độ đó Người lao động rất nhạy bén , họ thường đầu tư sức lực và trí tuệ vào những công việc được trả lương xứng đáng Họ sẵn sàng bỏ việc ở doanh nghiệp có thu nhập thấp sang nơi làm việc mới có thu nhập cao hơn , hoặc đi làm thêm ( doanh nghiệp không thể là người chủ duy nhất ) Tình trạng “ chảy máu “ chất xám của các daonh nghiệp ( nhất là DNNN ) trong thời gian qua là khá phổ biến và hầu như là khó tránh khỏi

Tóm lại , tiền lương ở nứoc ta quá thấp đã làm mất vai trò đòn bẩy kích

thích đối với người lao động

Trang 14

CHƯƠNG IH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRO TAO DONG LUC CUA TIEN LUGNG

1 Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc đổi mới , hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương, song thực té cho thấy mức lương hiện nay cò rhấp Do đó, tiền lương chưa thực sự khuyến khióch người lao động , làm cho họ hăng hái làm việc thì phải tăng thu nhạp của họ Khi người lao động thấy rằng họ sẽ nhân được một khoản đủ để thoả mãn hợp lý các nhu cầu , thì họ sẽ nỗ lực làm việc và làm việc có năng suất , chất lượng , hiệu quả Nói chung lợi ích càng nhiều , càng kích thích con người làm việc , và ngược lại

Thực tế tiền lương tối thiểu ở nước ta thấp , nhưng tăng lương tối thiểu hồn tồn khơng đơn giản ( nếu cứ tăng thêm 10.000 đồng tiền lương tối thiểu thì phải tăng ngân sách Nhà nước khoảng 1.700 tỷ déng ) Do đó , các doanh nghiệp có xu hướng tăng thu nhập cho người lao động ( tăng tiền thưởng , các khoản phụ cấp, trợ cấp ) Mặt khác , Nhà nước phải luôn điều chỉnh tiền lương tối thiểu sao cho phù hợp với tình hình thực tế

2 Để tiền lương phát huy vai trò tạo động lực thì mỗi chính sách tiền lương ban hành ra phải thông qua người lao động ( bảng hỏi , phông vấn ) Sở di như vậy là vif khi người quản lý ban hành chính sách thì họ luôn cho rằng có sự công bằng trong chính sách đó Nhưng công bằng là sự nhận thức , nếu người lao động không cảm nhận được sự công bằng thì chính sách cũng không tạo động lực thúc đẩy họ làm việc Vì vậy , chính sách tiền lương đưa ra phải dé hiểu , làm cho người lao động có thể nhận thức được Đồng thời phải thường xuyên cung cấp thông tin cho người lao động thì họ mới nhận thức đúng được

Tránh tình trạng bình quân trong tiền lương : tiền lương của người làm việc kém hiệu quả cũng bằng tiền lươngcủa người làm việc có hiệu quả Bởi vì người lao động luôn so sánh những cái bỏ ra và những cái nhận được với những người xung quanh, nhất là những người trong cùng đơn vị Điều đó rất quan

Trang 15

trọng , nó sẽ tạo động lực cho người lao động vì những người lao động trong cùng đơn vị luôn có xu hướng thi đua với nhau Và hơn ai hết họ hiểu rõ hơn về những cái bỏ ra và những cái nhận được

3 Cụ thể để có một hệ thống tiền lương hiệu quả phải tuân theo một số nguyên tắc sau :

Đề cập tới mức lương và cơ cấu tiền lương

Quy trình tiền lương phải đề cập tới hai phương diện khác nhau : mức lương và cơ cấu tiền lương Mức lương cho mỗi vị trí trong doanh nghiệp có tính cạnh tranh không ? Cơ cấu tiền lương có linh hoạt và phù hợp với hiện tại và tương lai gần không ?

Phản ánh giá trị công việc

Khi xác định mức lương cho một công việc , phải xem xét các gia tri của công việc đối với doanh nghiệp

Xem xét các yếu tố khác như thâm niên công tác

Mặc dù giá trị công việc là yếu tố chính trong quy trình xác định mức lương song vẫn phải xem xét các yếu tố như thâm niên, tuổi tác theo các giá trị xã hội phổ biến

Tính đến mức lương trên thị trường lao động

Liên tục rà soát lại các mức lương trong doanh nghiệp dựa trên các mức lương của đối thủ cạnh tranh và dựa trên mức lương chuẩn trên thị trường nhằm đảm bảo hệ thống lương công bằng nội bộ và công bằng so với bên ngoài

Tính đến yếu tố biến động của giá cả sinh hoạt

Khi xác định mức lương , hệ thống tiền lương cần xem xét đến yếu tố biến động của giá cả sinh hoạt Khi mức lương chung cò thấp , việc xem xét các nhu cầu cơ bản của con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Bao gồm cơ chế tiền thưởng

Tiền lương có hai bộ phận : lương cơ bản và các khoản tiền thưởng Lương cơ bản là một bộ hận cố định và tiền thưởng là bộ phận có thể biến đổi theo kết quả làm việc của cá nhân hay kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Trang 16

Căn cứ vào kết quả làm việc

Việc tăng lương và chia tiền thưởng phải dựa trên kết quả làm việc Cần phải có một hệ thống đánh giá kết quả làm việc hoàn chỉnh để tạo động lực cho những nhân viên có kết quả làm việc cao

Trang 17

KET LUAU

Qua nghiéin atu dé tai nay , em thấu tàng tiền lương 66 vai tré

quan trong trong viée tạo động lue cho ngudi lao ding loạt đông‡

Xhông thé phi nhdn vai tré cha con nguéi trong qua trinh sain xudt Oa néi dén vai trò của con nguéi cin phai néi din tinh sang tac cia ho trong qua trinh lao ding Gd héi eang phat tritn thi kha nang tu duy sang tao cia con nguéi cing phat tritn Win mét hé thing tiền lương đáp ứng tét nhu cdu oa loi ich kinh té eta ngudi lao déng thi sé phat huy

duce vai tré va tinh sang tao cia nguoi lao déng

Guy nhiéin , tién luong ca ngưười [ao động ở nưước fqa con qua thap Cú trọng lao ding 66 thu nhap cac còn tất it Chinh vi vay titn luong van có tức dụng rất lớn trong tạo động tre (lung néu vé lau dai thi tiền trrdng thấp sẽ làm mdt vai trò đàn bấu ket thiết đất oới người [ao

động „ trệt tiêu tímk chú động láng tạo của người lao động, hông

khuyén khich ho nang cao trinh dé nghiép ou , trinh dé lanh aghé

Trang 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS PTS Tống Văn Đường “ Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý lao động , tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam “ - NXB Chính trị Quốc gia — 1995

PGS Nguyễn Linh Khiếu “ Lợi ích - động lực phát triển xã hội “ - NXB Khoa học xã hội —1999 ,

3 “ Tìm hiếu chế độ tiền lương mới “ - NXB Chính trị Quốc gia —- 1993

_ TS Mai Quốc Chánh - TS Trần Xuân Cỗu - “ Giáo trình kinh tế lao động “ — NXB Lao động xã hội - 2000

PGS TS Phạm Dức Thành - “ Giáo trình Quản trị nhân lực “ — NXB Thống ké - 1998

Tap chi Cong san — S6 630 / 2001 — “ May suy nghi vé việc tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương “ — Trang 25

Tạp chí Lao động và xã hội — Số 11 / 2001 - “ Một số vấn đề có tính phương pháp luận và nguyên tắc định hướng cải cách tiền lương ở nước ta “ — Trang 5 Tạp chí Lao động và xã hội —- Số 186 / 2002 - “ Một số vấn đề cần quan tâm trong cải cách chính sách tiền lương hiện nay “ — Trang 8 và “ Quan hệ tiền lương — Thực trạng và định hướng cải cách “ — Trang 10

Tap chi Thong tin thị trường lao động — S6 5 / 2000 — “ Một vài ý kiến về vấn đề trả công lao động trong nèn kinh tế thị trường “

Trang 19

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

CHUONG | : Cơ sở lý luận về động lực và vai trò tạo động lực của tiền lương trong nền kinh tế thị trường

I Ban chất của động lực lao động và tạo động lực lao động 1 Động lực lao động 1.1 Khái niệm 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực 2 Tạo động lực lao động 2.1 Tạo động lực 2.2 Các học thuyết về tạo động lực II Những lý luận cơ bản về tiền lương 1 Tiền lương là gì ? 2 Các hình thức trả lương

3 Vai trò của tiền lương trong tạo động lực

CHUONG II : Thực trạng của tiền lương và tác dụng tạo đọng lực của tiền lương

[ Tình hình tiền lương và thu nhập

Ngày đăng: 16/07/2017, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w