LOI NOI DAU Trong xu thế toàn cầu hoá, khi mà nên kinh tế của các quốc gia ngày một phát triển,cùng với sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế — xã hội, nên trong quá trình sử dụng lao độ
Trang 1LOI NOI DAU Trong xu thế toàn cầu hoá, khi mà nên kinh tế của các quốc gia ngày một phát triển,cùng với sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế — xã hội, nên trong quá trình sử dụng lao động đã xẩy ra nhiều bất đồng về quyền và lợi ích, dẫn đến tranh chấp giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động Chế định giải quyết tranh chấp lao động là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động, góp phần duy trì, ổn định quan hệ lao động, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
Thực tế cho thấy, Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tỉnh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật của quốc gia
Do đó, tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động là một vấn đề hết sức quan trọng, luôn được đặt ra đối với hầu hết các nước trên thế giới.Và mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về tranh chấp lao động em đã chọn dé tai:
“Tranh chấp lao động cách giải quyết tranh chấp lao động ”
Trang 2NOI DUNG
L LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG :
1 Khái niệm tranh chấp lao động:
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động được thiết lập qua hình thức hợp đồng lao động theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động Thực chất, đây là quan hệ hợp tác cùng có
lợi, trên cơ sở hiểu biết và quan tâm lẫn nhau để cùng đạt được lợi ích mà mỗi
bên đã đặt ra Song, chính do mục tiêu đạt được lợi ích tối đa là động lực trực tiếp của cả hai bên, mà giữa họ có thể dung hoà được quyền lợi trong suốt quá trình thực hiện quan hệ lao động Người lao động thường có nhu cầu tăng lương, giảm thời gian lao động và được làm việc trong điều kiện ngày càng tốt hơn Người sử dụng lao động lại luôn cố xu hướng tăng cường độ, thời gian làm việc, giảm chi phí nhân công nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn Những vectơ lợi ích ngược chiều này sẽ trở thành những bất đồng, mâu thuẫn nếu hai bên không biết dung hoà quyền lợi với nhau Do đó sự phát sinh tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là điều khó tránh khỏi Hiện nay, tuy giải quyết tranh chấp lao động được quy định trong pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, nhưng tuỳ theo đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước mà khái niệm tranh chấp lao động được hiểu khác nhau Theo Bộ luật lao động (1994) :
* Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyển và lợi ích liên quan
đến việc làm, tiên lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đông lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề
2 Đặc điểm của tranh chấp lao động :
> Tranh chấp lao động phát sinh tôn tại gắn liền với quan hệ lao động Mối
quan hệ này thể hiện ở hai điiểm cơ bản : Các bên tranh chấp bao giờ cũng là
chủ thể của quan hệ lao động và đối tượng tranh chấp chính là nội dung của quan hệ lao động đó Trong quá trình thực hiện quan hệ lao động, có nhiều lý
Trang 3do để các bên không thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã được thống nhất ban đầu Ví dụ, một trong hai bên chỉ quan tâm đến lợi ích riêng
của mình, hoặc điều kiện thực hiện hợp đồng, thoả ước đã thay đổi làm cho
những quyền và nghĩa vụ đã xác định không còn phù hợp, hoặc cũng có thể
do trình độ xây dựng hợp đồng và sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế dẫn
đén các bên không hiểu đúng các qui định của pháp luật, các thoả thuận trong
hợp đồng
Tranh chấp lao động không chỉ là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ
mà còn bao gồm cả những tranh chấp về quyền và lợi của các bên trong quan
hệ lao động Thực tế, hầu hết các tranh chấp khác ( như tranh chấp dân sự ) thường xuất phát từ sự vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng hoặc do không hiểu đúng quyền và nghĩa vụ đã được xác lập mà dẫn đến tranh chấp Riêng tranh chấp lao động có thể phát sinh trong trường hợp không có vi phạm pháp luật Đặc điểm này bị chi phối bởi bản chất quan hệ lao động và cơ chế điều
chỉnh của pháp luật Trong nền kinh tế thị trường các bên của quan hệ lao
động được tự do thương lượng, thoả thuận hợp đồng, thoả ước phù hợp với
quy luật của pháp luật cũng như kha nang đáp ứng của mỗi bên Quá trình
thoả thuận thương lượng đó không phải bao giờ cũng đạt kết quả Ngay cả khi đạt kết quả thì những nội dung đã thoả thuận được cũng có thể trở thành không phù hợp do các yếu tố mới phát sinh tại thời điểm tranh chấp
> Tính chất và mức độ của tranh chấp lao động luôn phụ thuộc vào quy
mô và số lượng tham gia của một bên tranh chấp là người lao động
> Tranh chấp lao động nếu chỉ phát sinh giữa một người lao động và người sử dụng lao động ( đối tượng tranh chấp là quyền, nghĩa vụ, lợi ích chỉ liên quan đén một cá nhân người lao động ) thì tranh chấp đó đơn thuần là tranh chấp cá nhân Sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ ở mức độ hạn chế nên thường được xem là ít nghiêm trọng Song, nếu trong một thời điểm, có nhiều người lao động cùng tranh chấp với người sử dụng lao động, những tranh chấp đó lại cùng nội dung ( ví dụ : nhiều người lao động cùng yêu cầu tăng lương,
Trang 4cùng yêu cầu tiền thưởng cuối năm .) và nhất là khi những người lao
động này cùng liên kết với nhau thành một tổ chức thống nhất để đấu
tranh đòi quyền lợi chung thì những tranh chấp lao động đó đã mang
tính tập thể Mức độ ảnh hưởng của tranh chấp tập thể tuỳ thuộc vào
phạm vi xảy ra tranh chấp, nhưng nếu chúng có nguy cơ bùng nổ thành đình công thì rõ ràng là nghiêm trọng hơn các tranh chấp cá nhân
> Tranh chấp lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân, gia đình người lao động, nhiều khi còn tác động đén an ninh công cộng và đời sống kinh tế, chính trị xã hội
Đặc điểm này xuất phát từ bản chất quan hệ lao động là quan hệ chứa đựng nhiều vấn dé mang tính xã hội như thu nhập, đời sống, việc làm .của người lao động Thực tế hầu hết mọi người lao động tham gia quan hệ lao động để có thu nhập đảm bảo cuộc sống và gia đình họ cũng trông chờ vào nguồn thu nhập đó
Vì vậy, khi tranh chấp lao động xảy ra, quan hệ lao động có nguy cơ bị phá vỡ, người lao động có thể bị mất việc làm, mất thu nhập, mất nguồn đảm bảo cuộc sống thường xuyên cho ban thân và gia đinh nên đời sống của họ trực tiếp bị ảnh hưởng
Người sử dụng lao động cũng phải tốn thời gian, công sức vào quá trình giải quyết tranh chấp nên có thể việc sản xuất kinh doanh bị gián đoạn dẫn đến mất các cơ hội kinh doanh, mất một phần lợi nhuận và khả năng đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm Nghiêm trọng hơn, là khi tranh chấp lao động tập thể xảy ra ở những doanh nghiệp thiết yếu của nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng, trong một ngành hoặc một địa phương, thì còn có thể ảnh hưởng
đến sự phát triển và đời sống xã hội trong cả một khu vực, thậm chí có thể ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Nếu không giải quyết kịp thời, những tranh chấp
đó có thể ảnh hưởng tới an ninh công cộng và đời sống chính trị xã hội của quốc gia
3 Phân loại tranh chấp lao động :
Trang 5Sự phân loại tranh chấp lao động là nhằm để đánh giá đúng thực chất của tranh chấp lao động trên cơ sở đó mà giải quyết chúng cố hiệu quả Tranh chấp lao động có thể phân loại theo những tiêu chí sau :
3.1.Căn cứ vào quy mô của tranh chấp:
Theo điều 157 Bộ luật lao động : “ Tranh chấp lao động bao gém tranh chấp lao
động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động ”
* Tranh chấp lao động cá nhân :
Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người lao động với
người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiên lương,
thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động và trong quá trình học nghề; về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về
trường hợp bị đơn phương chấm đứt hợp đồng lao động; về bồi thường thiệt hại
cho người sử dụng lao động
% Tranh chấp lao động tập thể:
Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể lao động với người
sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập
và các điều kiện lao động khác; về thực hiện thoả ước lao động tập thể; về quyền
thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn
3.2Can cứ vào tính chất của tranh chấp:
Có thể phân làm hai loại đó là :Tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích -Tranh chấp về quyền: là những tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện
các quyền, nghĩa vụ đã được quy định trong luật lao động, thoả ước lao động tập
thể, hợp đồng lao động
- Tranh chấp về lợi ích là: những tranh chấp về quyền lợi chưa được pháp luật quy định hoặc để ngỏ, chưa được các bên ghi nhận trong thoả ước tập thể
hoặc đã được thoả thuận trong thoả ước nhưng không còn phù hợp do các yếu tố
phát sinh vào thời điểm tranh chấp ( ví dụ : tập thể lao động yêu cầu có tiền thưởng cuối năm, yêu cầu tiền lương cao hơn mức tiền lương đã thoả thuận ).
Trang 6Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên, tranh chấp lao động còn có thể được phân loại căn cứ vào nội dụng tranh chấp ( tranh chấp về tiền lương, thời gian
làm việc, kỷ luật lao động ) hoặc quan hệ phát sinh tranh chấp (tranh chấp trong quan hệ lao động, trong quan hệ học nghề, trong quan hệ bảo hiểm xã hội ) hoặc khu vực tranh chấp ( tranh chấp trong khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài )
4 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động:
4.1 Từ phía người lao động
Tranh chấp lao động xảy ra thường do các yêu cầu chính đáng của người lao động và những đòi hỏi công bằng với sức lao động mà họ bỏ ra chưa được thoả đáng, quyền lợi của họ không được đáp ứng Và cũng một phần do trình độ văn hoá của người lao động còn rất hạn chế, đến quyền lợi của họ mà họ cũng không biết là mình có quyền và nghĩa vụ gì, từ đó dẫn đến các tranh chấp xảy ra
4.2T phía người sử dụng lao động
Vì mục đích thu được nhiều lợi nhuận nên người sử dụng lao động tìm mọi cách để tận dụng sức lao động của người lao động vượt quá giới hạn mà luật lao động quy định, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ( đây là nguyên nhân cơ bản )
5 Đừnh công:
Đình công có thể nói là luôn liên quan đến tranh chấp lao động, nó vừa là biểu
hiện về mặt hình thức của tranh chấp lao động tập thể vừa là hậu quả của quá trình giải quyết tranh chấp lao động không thành
- Toà án nhân dân có quyền quyết định cuối cùng về những cuộc đình công
và tranh lao động tập thể
Việc giải quyết các cuộc đình công và các vụ án lao động do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định
Trang 7I.GIAI QUYET TRANH CHAP LAO DONG
1 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động :
* Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa các bên tại nơi phát sinh tranh chấp
Nguyên tắc này vừa đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ của các bên luôn phù
hợp với điều kiện của họ, vừa ngăn ngừa những hậu quả xấu xảy ra do tranh chấp lao động phát sinh
* Thông qua hoà giải để giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội
Nếu các bên đã thương lượng không thành, và một trong hai bên, hoặc cả hai bên gửi đơn yêu cầu giải quyết thì cơ quan có thẩm quyền trước hết phải hoà giải tranh chấp giữa các bên
* Giải quyết tranh chấp lao động công khai, khách quan, nhanh chóng, đúng pháp luật
Muốn giải quyết được nhanh chóng, muốn khôi phục, thừa nhận quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên và ổn định sản xuất thì cơ quan có thẩm quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên và ổn định sản xuất thì cơ quan có thẩm quyền phải thật khách quan, công khai và đúng pháp luật Pháp luật quy định thời hạn giải quyết tranh chấp lao động ngắn hơn thời hạn giải quyết số tranh chấp khác
* Đảm bảo quyền tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động
Đại diện của các bên thường là người am hiểu pháp luật, hiểu điều kiện của các bên, từ đó có thể giúp cơ quan có thẩm quyền có phương án giải quyết phù
hợp
2.Yên cầu đốt với giải quyết tranh chấp :
Trong giải quyết tranh chấp cần phải đặc biệt tuân theo các yêu cầu sau:
- Tôn trọng dé cao thương lượng, hoà giải và quyền tự quyết của các bên trong khuôn khổ pháp luật và theo lợi ích của xã hội, cộng đồng
- _ Phải phù hợp với đặc điểm tâm lí, truyền thống dân tộc và tập quán lao động quốc tế
Trang 83 Ý nghĩa của hoạt động giải quyết tranh chấp :
- Giải quyết tranh chấp lao động là việc cố ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó nhằm duy trì và củng cố, đảm bảo sự hoà bình và ổn định trong quan hệ lao động
- Giải quyết tranh chấp lao động giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc nhiều hơn kết quả lao động tốt hơn, động viên khuyến khích sản
xuất phát triển.Từ đó giúp cho các doanh nghiệp phát triển ổn định dẫn đến đất nước có một nền kinh tế bên vững
- - Và việc giải quyết tranh chấp lao động còn góp phân hoàn thiện pháp luật, nhằm bảo đảm các quy phạm pháp luật được áp dụng một cách thống nhất
và đúng đắn trên thực tế trong mọi thời điểm trên cả nước
4 Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động : 4.1 Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên của cơ quan lao động cấp huyện
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên Hoà giải viên của cơ quan lao động cấp huyện hoà giải các tranh chấp lao động xảy ra ở những doanh nghiệp sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động
4.2 Hội đồng trọng tài lao động cấp tính :
Hoà giải và giải quyết các tranh chấp lao động tập thể mà hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hoà giải viên của cơ quan lao động cấp huyện đã hoà giải nhưng không thành, các bên đương sự có đơn yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết 4.3 Toà án nhân dân
Đây là cơ quan duy nhất độc lập chỉ tuân theo pháp luật, có quyền nhân danh quyên lực nhà nước giải quyết dứt điểm các vụ án lao động và có quyền quyết định cuối cùng về những cuộc đình công
Trang 95 Trình tự giải quyết tranh chấp lao động :
3.1 Đối với các tranh chấp lao động cá nhân :
-_ Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải chậm nhất bảy ngày,
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải Tại phiên họp hoà giải, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ
Hội đồng hoà giải lao động cơ sở đưa ra phương án hoà giải để các bên xem xét , Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì lập biên bản hoà giải thành,
có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên ban
hoà giải thành
Trong trường hợp hoà giải không thành, Hội đồng hoà giải lao động cơ sở lập biên bản hoà giải không thành, ghi ý kiến của hai bên tranh chấp và của Hội
đồng, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng Bản
sao biên bản phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn ba ngày kể từ ngày hoà giải không thành Mỗi bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Toà án nhân dân cấp huyện xét xử tranh chấp Hồ sơ gửi Toà án nhân dân phải kèm theo biên bản hoà giải không thành
- - Toà án nhân dân
Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải không thành, khi cố đơn yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp
3.2 Đối với tranh chấp lao động tập thể :
Bước 1 : Hội đồng hoà giải
- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải chậm nhất bảy ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu hoà giải Tại phiên họp hoà giải, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ -_ Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đưa ra phương
án hoà giải để các bên xem xét Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và
Trang 10thư ký Hội đồng hoà giải lao động co sở hoặc của hoà giải viên lao động Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành
- Trong trường hợp hoà giải không thành, thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành, ghi ý kiến của hai bên tranh chấp và của Hội đồng hoặc của hoà giải viên lao động, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng hoặc của hoà giải viên lao động; mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết
Bước 2 : Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh
Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp
lao động tập thể chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu Tại phiên họp
giải quyết tranh chấp lao động tập thể, phải có mặt các đại diện được uỷ quyền của hai bên tranh chấp Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan Nhà nước hữu quan tham dự phiên họp
Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét Trong trường hợp hai bên nhất trí thì lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động Hai bên có nghĩa
vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành
Trong trường hợp hoà giải không thành, thì Hội đồng trọng tài lao động giải quyết vụ tranh chấp và thông báo ngay quyết định của mình cho hai bên tranh chấp; nếu hai bên không có ý kiến thì quyết định đó đương nhiên có hiệu lực thi
hành
Bước 3 : Toà án nhân dân
Trong trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hoặc đình công
Trong trường hợp người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài Việc người sử dụng lao động yêu cầu Toà án nhân
10