1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)

107 208 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 31,45 MB

Nội dung

Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

NGUYEN HUY LINH

PHAT TRIEN CONG NGHIEP THANH PHO VIET TRi

LUAN VAN THAC Si THEO DINH HUONG UNG DUNG CHUYEN NGANH: QUAN LY KINH TE

Trang 2

NGUYÊN HUY LINH

PHAT TRIEN CONG NGHIEP THANH PHO VIET TRi

Chuyén nganh: Quan ly Kinh té Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ BẮC

Trang 3

Tôi xin cam đoan luan van “Phat trién céng nghiép thanh phố Việt Trì là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ dé lay bat kì học vị nào Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, có tính độc lập, số liệu và đữ liệu sử dụng trong luận văn được trích dẫn đúng quy định

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017 Tác giả

Trang 4

LOI CAM ON

Luận văn này được thực hiện tại trường Đại học kinh tế và QTKD - Dai

hoc Thai Nguyén T6i xin chan thanh cam on PGS.TS Đỗ Thị Bắc đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong

suốt q trình nghiên cứu Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học kinh

tế và QTKD - Đại học Thái Nguyên và Bộ phận Sau Đại hoc - Phong Dao tao

đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho hoạt động nghiên cứu của tơi Trong q trình thực hiện

đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm

nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh Phú

Thọ, Chi cục Thống kê thành phố Việt Trì, các đồng nghiệp cùng cơ quan đã

tạo điều kiện mọi mặt để tơi hồn thành nghiên cứu Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tồn thể gia đình, bạn bè đã ln khích lệ tỉnh thần và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017 Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN cv 1111111211 11111111111 11111 1111111111111 7111 1xcr i LỜI CÁM ƠN " " " veel MỤC LỤC " „111

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .VÏ

DANH MỤC CAC BANG ¬ vii

DANH MỤC CÁC HÌNH we Vii

MỞ ĐÂU wl

1 Tính cấp thiét ctia d6 tai cecccecccccccesssesssesssessueessecssecssesssesseeseeesees wel

2 Mục tiêu nghiên CỨU . - - + 111 1S TT HT TT TH HT HT HT 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2© ++x+EE+2EEtEEEEEEEEEEErrrkrrrkrrkrrrree 2 4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -á- cv Ekerkerkerkerkes 2

co cổ ẽẽ ẽ ẽ ẽ 4<.4ŒäHA.,), , 3

Chuong 1 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE PHAT TRIEN CONG NGHIEP 4

1.1 Cơ sở lý luận về phat trién cong nghiép .ceeccesccesssesssesssessseessesssecssesssecssessseesees 4 1.1.1 Khái niệm về công nghiệp và phát triển công nghiệp - + 4 1.1.2 Vị trí, vai trị của cơng nghiệp trong phát triển kinh tế . - +: 5 1;1:3: Phần loại công: nghiỆD secssnnse gnnnnn 0 08100010110116193105y033902553014334104534314343318135485368 a

1.1.4 Nội dung phát triển cOng nghigp cecceccsessssesssesssesssesssesssecssecssecssecsseessecseeesess 8

1.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới su phát triển của công nghiệp . 14 1.2 Cơ sở thực tiễn phát triển công nghiệp 22 22+2E+EEvEEevrxerrrerrrreee 18 1.2.1 Thực tiễn phát triển công nghiệp ở Việt Nam thời gian qua 18

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở một số địa phương - 20

1.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển công nghiệp cho thành phố

M5 27

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -2¿- 52©25+2cx2zxcsrxeee 29

2.1; Câu hối nghiền CỨU ssissseesysgittiegs6l036101651010063)000451008833008806308.t3us08 29 2.2 Phương pháp nghiên GỮU¿¿:::::-:ssssccs6x401265061161610665050616166363115515581538550185611511 149148658 29 2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu - ¿2© +E£+EE+EESEEEEEESEEEEEEEEEEEE AE EELrrrrrk 29

Trang 6

2.2.3 Phương pháp phân tích .- -¿- + + + + + k*k E9 1k 1T TH HT gưy 32

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứn - 2+©©22+E+++EE22EE+2EE2EEEEEEEEEEEEErrrkrrrrree 34

2.3.1 Quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng tăng trưởng công nghiệp 34 2.3.2 Cơ cầu và chuyên địch cơ cấu cơng nghiệp -2- 2© c+z2rxctrxrrseee 36 2.3.3 Năng suất lao động và chuyên dịch cơ cấu lao động -: - 36 2.3.4 Mức độ phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ 37

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN CƠNG NGHIỆP THÀNH PHĨ VIET 'TRÌ 22-22 SCS<C2EEE2E152715271127111271127112.1127112.11 11 11.11 Cxere 38

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển cơng nghiệp

thành phố Việt TTÌ . ¿2£ +x2EESEE2EE2711271127112711271127117111117111 11x 38

3.1.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Việt Trì -¿- 2+ +c+cxxecxererxeerrrecee 38 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Việt Trì -2 -2- 2++cx+cxerscee 39

3.2 Thực trạng phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì 2 +- 43

3.2.1 Quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp thành phố Việt Trì 43

3.2.2 Chuyển dịch cơ cầu ngành công nghiệp thành phố Việt Trì . 49

3.2.3 Năng suất lao động thành phố Việt TrÌ 2 2-©22+2z+txz+EEz+Exzzrxesrreees 55

3.2.4 Hiện trạng các khu và cụm công nghiệp thành phố Việt Trì .-.- 57

3.3 Kết quả điều tra về phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì 59

3.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì 63

3.4.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Việt Trì . -2- 22©z+xz+£xz+Exeerrerrreres 63

3.4.2 Lao động và chất lượng lao động thành phố Việt Trì -. 63

3.4.3 Kết cầu hạ tầng cho phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì 64

3.4.4 Cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp . s¿©c<++csceee 66

3.5 Đánh giá chung thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì 66 3.5.1 Những kết quả dat QUOC .cccscsccssssessssessssessssessssessssesssecsssecsssecssseessseessseessueessses 66 3.5.3 Những nguyên nhân của tỒn tại -+222+2222EEc2EEEEEEEErrkrrkrrrkree 69

Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỄN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHĨ VIỆT TRÌ 72 4.1 Các quan điểm, căn cứ phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì 72 4.1.1 Các quan điểm phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì 72

Trang 7

4.2.2 Mục tiêu phat trién céng nghiệp thành phố Việt Trì -. -¿ 5+ 74

4.3 Giải pháp nhằm phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì 75

4.3.1 Cần tăng cường các giải pháp thu hút vốn đầu tư và xúc tiễn thương mại để phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì . -2¿-¿++2++z2cx+vzzxerrrxeerr 75 4.3.2 Cần huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường các giải pháp về khoa học công nghệ dé phát triển công nghiệp

thành phố Việt TTÌ . -2¿-55+2E2EE2EE2E1127112711271127112711211171111111 1e 78

4.3.4 Cố gắng nâng cao năng lực thê chế va xây dựng môi trường chính sách hỗ trợ

phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì 2¿2¿©+¿+x++xt2zxe+zxezrxesrxesrx 81

4.3.5 Quan tâm đảo tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thị trường các sản phâm công nghiệp thành phố Việt Thì 83 4.3.6 Chú trọng các giải pháp về bảo vệ môi trường -. +czc++ 86

A.A, Kiétn nghiie.ccccccccccccsesssesssesssesssesssesssecssecssecssscssesssecssesssecssesssesssesssesssesssessseesseesseess 88

4.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính Phủ và các Bộ ngành Trung Ương 88 4.4.2 Kiến nghị đối với tỉnh Phú Thọ - 2-22 ©22¿22E22EE2EE22EEZEEZEEezrxrzrxrrrx 89

KẾT LUẬN . 2-52 SE2EE2EEEEE211271211211111111 1111111 1111111111111 11111 re 91

TAT LIEU THAM KHAO o.oo ccccecsssssssssssssssssscssssesssscssscesssccssscessscessecessecessecessecs 93

Trang 8

DANH MUC CAC TU VIET TAT CCN CN CNH-HDH : DN DTH KCN KT-XH SX TNHH UBND XHCN

Cum cong nghiép Công nghiệp

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa Doanh nghiệp

Đơ thị hóa

Khu cơng nghiệp

Kinh tế - Xã hội

Sản xuất

Trang 9

Bang 2.1 Bang 3.1 Bang 3.2: Bang 3.3: Bang 3.4 Bang 3.5 Bang 3.6 Bang 3.7 Bang 3.8 Bang 3.9 Bang 3.10 Bang 3.11 Bang 3.12 Bang 3.13 Bang 3.14 Bang 3.15 Bang 3.16

DANH MUC CAC BANG

Quy mô mẫu chọn theo phân ngành công nghiệp thành phố Việt Tri 31 Giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Việt Trì qua các năm 41 Tổng giá trị gia tăng ngành công nghiệp thành phố Việt Trì và tốc độ tăng trưởng Qua GẶC HẴTM: ::-‹:::‹-:::5-5::555225552252122252102251022510225152231062318112264 56 46 Tỷ lệ giá trị gia tăng công nghiệp so với giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Việt Trì giai đoạn 2012 - 2016 ccccccccccre 47 Vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phó Việt Trì giai doan 2012-2016 (gid so sath) awn 47 Tỷ trọng cơ cấu vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2012-2016 -t2ttEEEEEEEEErrrrrrrrr 48 Giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Việt Trì phân theo thành phần

kinh tế (giá so sánh) 2222222222222 50

Giá trị sản xuất cá thể công nghiệp thành phố Việt Trì phân theo một số nhóm ngành chính -++°+++++++++++++++++++++11112222227227272 2 53

Tỷ trọng từng nhóm ngành sản xuất cá thể công nghiệp thành phố Việt Trì phân theo một số nhóm ngành chính :+2 54 Số lượng lao động đang làm việc trên địa bàn thành phố Việt Trì và lao động làm việc trong ngành công nghiệp của Việt Trì 55 Năng suất lao động xã hội bình qn của thành phó Việt Trì qua các năm 56

Cơ cấu lao động thành phố Việt Trì -+++++++++++++++2+222222E2 57

Thực trạng các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì giai

đưậi 20122201 srosnnnrnotoittiDittiottiotGDSDEHIEHEHHDEEDEDEEHEHEDEEHSSHStASDSHSiSDgB 58

Trang 10

Hinh 3.1

Hinh 3.2

DANH MUC CAC HiNH

Tốc độ phát trién lién hoàn giá trị sản xuất ngành công nghiệp

thành phố Việt Trì giai đoạn 2013 - 2016 . -¿ -z©cscee-

Trang 11

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp là ngành kinh tế có vai trị quan trọng trong cơ cấu công nghiệp -

nông nghiệp - dịch vụ của nền kinh tế quốc dân Công nghiệp thúc đây lực lượng sản xuất phát triển, đây nhanh q trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng thị trường, thúc đây

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đơ thị hóa Trong xu thế hội nhập và tồn

cầu hố hiện nay, mọi quốc gia phải không ngừng đổi mới, thúc đây sự phát triển nền

kinh tế của mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Nước ta xuất phát từ nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, để có thể theo kịp sự phát triển của

nền kinh tế thế giới, đạt được mục tiêu xây dựng nên kinh tế thị trường theo định

hướng XHCN đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có chiến lược và chính sách phát triển

kinh tế phù hợp, thực hiện từng bước CNH-HĐH đất nước một cách vững chắc

Đảng ta đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển cho đất nước là: đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Công

nghiệp (CN) đã, đang và sẽ là động lực quyết định phát triển kinh tế xã hội của

nước ta trong suốt thời kỳ cơng nghiệp hố

Thành phố Việt Trì nằm ở phía đơng nam của tỉnh Phú Thọ, có các lợi thế để phát triển công nghiệp đó là: Là thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ, : thuận tiện giao thông đường bộ, đường thủy; gần với thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, đây cũng là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía

Bắc với Thủ đơ Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế

Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), Việc phát triển kinh tế và tạo

nhiều việc làm cho người lao động ở thành phố Việt Trì phụ thuộc phần lớn vào phát triển công nghiệp Về đóng góp trong sự phát triển của nền kinh tế thì cơng nghiệp giữ vai trị chủ đạo Vì vậy, ưu tiên thu hút và phát triển CN là một trong những quan tâm hàng đầu của các cấp, các ngành

Phát triển công nghiệp tại địa phương là cần thiết và rất quan trọng Do đó, cần được quan tâm nghiên cứu đầy đủ hơn cả về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn

Xuất phát từ đó tơi lựa chọn đề tài “Phát triển công nghiệp thành phố Việt Tri”

làm đề tài nghiên cứu luận văn nhằm góp phần thiết thực triển khai chiến lược phát triển công nghiệp là động lực quyết định phát triển kinh tế - xã hội trong suốt thời

Trang 12

Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển

công nghiệp thành phố Việt Trì, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì góp phần giúp thành phố thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển công

nghiệp thành phố

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì

năm 2012 — 2016

- Dé ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cơng nghiệp thành phố Việt Trì trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động phát triển công nghiệp tại thành phố Việt Trì, các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp của thành phố trong đó trọng tâm là nhân tố quản lý nhà nước của chính quyền địa phương

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Về không gian: Thành phố Việt Tri - Về thời gian: Năm 2012 — 2016

- Về nội dung: Tăng trưởng sản lượng công nghiệp, mở rộng quy mơ, duy trì tốc độ phát triển công nghiệp Nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp Đảm bảo cơ cấu công nghiệp hợp lý Nâng cao năng suất lao động cơng nghiệp Hồn thiện các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp Lựa chọn công nghệ trong phát triển các ngành công nghiệp Tận dụng lợi thế theo quy mô trong phát triển một số ngành công nghiệp

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn là cơng trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp công nghiệp thành phố Việt Trì, xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát

Trang 13

phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì và đối với các địa phương có điều kiện

tương tự

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục của đề tài gồm 4 chương:

Chương I1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Trang 14

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp

1.1.1 Khái niệm về công nghiệp và phát triển công nghiệp

- Khải niệm về công nghiệp theo Bách khoa toàn thư Việt Nam:

“Công nghiệp là ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội Tỷ lệ sản phẩm công nghiệp trong cơ câu tông sản phẩm xã hội được xem như chỉ tiêu phản ảnh trình độ phát triển KT-XH Công nghiệp gồm hai nhóm lớn: Nhóm A (sản xuất tư liệu sản xuất - công nghiệp nặng) và Nhóm B (sản xuất tư liệu tiêu dùng - công nghiệp nhẹ)” (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa

Việt Nam, 2011)

- Khái niệm về công nghiệp của G.A.Cô-Do-Lốp theo Từ điển kinh tế (NXB

Chính trị quốc gia sự thật, 2013):

“Công nghiệp là ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp (xí nghiệp, cơng xưởng, nhà máy, trạm phát điện, hầm mỏ v.v ), chế tạo ra công cụ lao động, khai thác nguyên vật liệu và nhiên liệu, chế biến các sản phẩm do nông nghiệp và các ngành khác sản xuất ra Công nghiệp do hai nhóm lớn hợp thành: sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu đùng

Công nghiệp chia ra; công nghiệp khai thác (khai thác than đá, khoáng sản, khai thác rừng, khai thác hải sản, v.v ) và công nghiệp chế biến (luyện kim, chế tạo cơ khí, đệt, chế biến thực phẩm.v.v )

Trình độ phát triển của công nghiệp quyết định thực lực kinh tế của đất nước,

khả năng quốc phịng, trình độ trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân bằng những công cụ lao động hiện đại, mức năng suất lao động và sự phát triển kinh tế của đất nước ”

- Khái niệm về công nghiệp của Hiệp hội kỹ sư Pháp:

“Công nghiệp là toàn bộ các hoạt động kinh tế tạo ra của cải vật chất thông qua việc biến đổi nguyên vật liệu Công nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực cơ bản và

Trang 15

phát triển công nghiệp, bao gồm các yếu tố về quản lý nhà nước như: Đường lối,

chủ trương; chiến lược, quy hoạch, chính sách, cơ sở hạ tầng, tác động của các khu vực kinh tế khác; cũng như sự phát triển của các yếu tố đầu vào trong sản xuất như: Vốn đầu tư, nguồn nhân lực, trình độ cơng nghệ, máy móc thiết bị, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, trình độ quản lý và sự phát triển của các yếu tố đầu ra như: Nhu cầu thị trường, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu chuyên ngành công nghiệp, phân bố sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường Phát triển công nghiệp nhằm tăng tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước (GDP), góp

phần hồn thành sự nghiệp CNH - HĐH đất nước” (Trần Thanh Mẫn, 2009)

1.1.2 Vị trí, vai trị của công nghiệp trong phát triển kinh tế 1.1.2.1.Vị trí của công nghiệp trong phát triển kinh tế

Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng

trong nền kinh tế quốc dân, bởi vì:

- Công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ Trong quá trình phát triển kinh tế đi lên sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó

- Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm, hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp vừa là ngành khai thác tài nguyên, vừa là ngành tiếp tục chế biến các nguyên liệu nguyên thủy được khai thác và sản xuất từ các loại tài nguyên

khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra vật phẩm

cuối cùng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người

- Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tổ có tính chất quyết định đề thực

hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tồn bộ nền kinh tế quốc dân Trong quá trình

phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, Đảng ta có chủ trương coi “công nghiệp là mặt trận hàng đầu” giải quyết về cơ bản vấn đề lương thực, cung cấp nguyên liệu cho

chế biến và đây mạnh xuất khâu nông sản hàng hoá nhằm tạo ra những tiền đề để

Trang 16

chiến lược của nền kinh tế xã hội như: Tăng thu nhập dân cư và 6n định xã hội, giải quyết việc làm, xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa miền xuôi

với miền núi, v v Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền

kinh tế đi lên sản xuất lớn là một tất yếu khách quan Bởi trong quá trình phát triển kinh tế công nghiệp là ngành có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển các ngành kinh tế khác đi lên nền sản xuất lớn

Công nghiệp được thừa nhận là ngành chủ đạo của nền kinh tế được thể hiện

trên các mặt chủ yếu sau:

Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập quốc gia Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác, mà năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đây nhanh tăng trưởng cơng nghiệp và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia Công

nghiệp có vai trị quan trọng này là do thường xuyên đổi mới và ứng dụng công

nghệ tiên tiến, hơn nữa, giá cả sản phâm công nghiệp thường ôn định và cao hơn so với các sản phẩm khác ở cả thị trường trong và ngoài nước

Như vậy, công nghiệp là một trong những ngành đóng góp quan trọng vào việc tạo ra thu nhập quốc đân, tích lũy vốn để phát triển kinh tế, đóng góp lớn vào thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, tạo ra các nguồn thu từ xuất khâu cũng như thu hút vốn đầu tư từ nước ngồi

Cơng nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kĩ thuật cho các ngành

kinh tế

Xuất phát từ đặc điểm của sản phâm công nghiệp, một bộ phận sản phẩm

công nghiệp sản xuất có chức năng là tư liệu sản xuất Do đó, nó cịn là ngành tạo ra tác động hiệu quả dây chuyền đến các ngành kinh tế khác và tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật của nên kinh tế

Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư

Trang 17

thay đổi này và đồng thời nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người

Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội

Dưới tác động của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp được nâng

cao tạo điều kiện dịch chuyền lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp Sự phát triển của công nghiệp làm mở rộng nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới và cả các ngành dịch vụ đầu vào và đầu ra sản phẩm công nghiệp, và như vậy thu hút lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội

Công nghiệp thúc đầy nông nghiệp phát triển

Trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cung cấp cho sản xuất nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như: phân bón hóa học, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu bệnh, máy móc, phương tiện vận chuyên làm tăng năng suất Hơn nữa, cơng nghiệp cịn góp phần làm tăng giá trị sản phâm nông nghiệp Như chúng ta đã biết, nếu cứ để các sản phẩm nông nghiệp ở dạng nguyên thủy thì giá trị sản phâm rất thấp Công nghiệp chế biến đã tạo ra những sản phẩm có giá trị từ các sản phẩm nông nghiệp, làm gia tăng giá trị các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người, bên cạnh đó cơng nghiệp còn cho phép vận chuyển nơng sản nhanh chóng tới thị trường tránh hư hỏng, tăng gia sản xuất nhiều hơn; bảo quản, dự trữ lâu hơn đề chờ cơ hội tăng giá Cơng nghiệp cịn có vai trị quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp cũng như xây dựng nông thôn mới 1.1.3 Phân loại công nghiệp

Hoạt động công nghiệp là vơ cùng đa đạng, có rất nhiều cách phân loại công nghiệp, như:

- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: người ta có thể chia công nghiệp thành công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu đùng và công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất; và theo đó có 2 nhóm ngành tương ứng là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ Đối

với các nước đang phát triển, việc phân chia này rất có ý nghĩa đối với việc tính tỷ

trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất so với tư liệu tiêu dùng và tỷ trọng xuất khâu so với

nhập khẩu, đặc biệt đối với các nền kinh tế theo đuôi chiến lược thay thế hàng nhập

Trang 18

đối với việc phân bỗ các ngành công nghiệp; trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên

nhiên hạn chế thì việc giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, ưu tiên phát triển công

nghiệp chế biến là điều cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững

- Dựa vào các đặc điểm kỹ thuật - công nghệ sản xuất: người ta chia công nghiệp thành những ngành có cùng đặc trưng kỹ thuật - công nghệ, hoặc cùng phương pháp công nghệ, hoặc sản phẩm có cơng dụng cụ thể tương tự nhau Cách phân chia này có ý nghĩa đối với việc quy hoạch các ngành công nghiệp dựa trên

cân đối liên ngành

- Dựa vào quan hệ sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất: người ta chia công nghiệp thành công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngồi quốc đoanh, cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Công nghiệp cá thể (gồm các hộ kinh doanh cá thể ngành công nghiệp) và các doanh nghiệp công nghiệp Việc phân chia này có ý nghĩa cho

việc xây dựng chính sách để phát triển các thành phần kinh tế phù hợp với chiến

lược chung của mỗi quốc gia

- Dựa vào quy mô doanh nghiệp: người ta chia công nghiệp thành công nghiệp lớn, công nghiệp vừa và công nghiệp nhỏ Việc phân chia này là cơ sở cho việc hoạch định chính sách và có hình thức quản lý phủ hợp nhằm hỗ trợ, phát triển công nghiệp vừa và nhỏ

1.1.4 Nội dung phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp trước hết là phải có sự gia tăng về quy mô sản lượng

của ngành, sự thay đổi cơ cấu của ngành theo hướng tích cực phù hợp với từng giai

đoạn phát triển Phát triển công nghiệp phải thực sự gia tăng thu nhập cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao của xã hội

* Tăng trưởng sản lượng công nghiệp, mở rộng quy mô, duy trì tốc độ phát triển công nghiệp:

Tăng trưởng về sản lượng công nghiệp theo chiều rộng bằng cách tăng quy mô sản xuất, vốn và quy mô lao động Đề tăng trưởng công nghiệp theo hướng này cần chú trọng mở rộng quy mô cơ sở sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tăng số lao động, vốn trong công nghiệp, phát triển các

khu công nghiệp, khu kinh tế từ đó tạo ra ngày càng nhiều hơn các sản phẩm công

Trang 19

nghiệp về chiều sâu Đó là sự gia tăng về quy mô và sản lượng phải dẫn đến những biến đổi tích cực trong sản xuất và sản phẩm công nghiệp Sản xuất công nghiệp

phải theo hướng ngày cảng hiện đại, tính chun mơn hóa cao, dây chuyên và thiết

bị sản xuất tiên tiến, nâng cao trình độ tay nghề lao động, sản phẩm phải đa dạng

chủng loại, tạo chuỗi giá trị cao

Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển công nghiệp về chất là tÿ lệ giữa giá trị gia tăng (VAcn) và giá trị sản xuất công nghiệp (GOcn) Tỷ lệ này càng cao phản ánh hiệu quả trong sản xuất công nghiệp càng lớn Làm được điều đó địi hỏi sản xuất công nghiệp phải phát huy tối đa các nguồn lực sãn có, đồng thời day mạnh đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc để tăng năng suất; nâng cao tính chuyên nghiệp, chun mơn hóa trong lao động, tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm có tính cạnh tranh cao

* Đảm bảo cơ cầu công nghiệp hợp lý:

Cơ cấu công nghiệp hợp lý là cơ cấu đa dạng nhưng thống nhất và có khả năng hỗ trợ cho nhau, cho phép tạo ra các giá trị gia tăng lớn nhất Để phát triển hiệu quả các ngành công nghiệp đã lựa chọn cần dịch chuyển cơ cấu ngành theo các

mơ hình liên kết như: Liên kết giữa các ngành khai thác tài nguyên và chế biến tài

nguyên thành các sản phẩm, liên kết giữa ngành công nghiệp chế biến với ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản trên từng vùng lãnh thé

Cơ cầu công nghiệp theo ngành kinh tế: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 20

Cơ cấu công nghiệp theo vùng: Phát triển công nghiệp theo vùng nhằm khắc phục tình trạng phân bồ công nghiệp mắt cân đối giữa các vùng, địa phương

Cơ cầu công nghiệp theo thành phần kinh tế: Nhà nước cần xác định cụ thể trong chiến lược phát triển công nghiệp lĩnh vực nào cần đầu tư, lĩnh vực nào thì khuyến khích các thành phần xã hội khác tham gia đầu tư

* Nâng cao năng suất lao động công nghiệp:

Năng suất lao động là phạm trù kinh tế nói lên hiệu quả sản xuất của người lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm Thực chất nó là giá trị đầu ra do một công nhân tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định hoặc số thời gian cần thiết đề sản xuất ra một đơn vị đầu ra

Năng suất lao động công nghiệp phản ánh tổng hợp kết quả của các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ tính cho một người lao động

Chỉ tiêu này không chỉ biểu hiện hiệu quả sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà còn là

động lực để cải thiện đời sống và tăng thu nhập của người lao động Năng suất lao động cao thể hiện hiệu quả lao động của người công nhân kết tỉnh vào giá trị sản phẩm cao và ngược lại Năng suất lao động phản ánh sự phù hợp của lao động với trình độ cơng nghệ trong quá trình sản xuất công nghiệp, đồng thời phản ánh mức độ hiệu quả khi sử dụng lao động của doanh nghiệp Để năng suất lao động tăng cao đòi hỏi người lao động phải thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo về trình độ chun mơn để thích ứng với các dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại

* Hồn thiện các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp:

Tổ chức sản xuất công nghiệp trên vùng, lãnh thổ là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực có sẵn nhằm đạt được kết quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Khu công nghiệp: Là khu dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường Những khu cơng nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp

Khu chế xuất: Là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế

Trang 21

Khu kinh tế: Là khu vực có khơng gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu

tư và kinh doanh

* Lựa chọn công nghệ trong phát triển các ngành cơng nghiệp:

Q trình phát triển công nghệ từ thấp đến cao tương ứng với các loại công nghệ như: công nghệ thâm dụng tài nguyên, công nghệ thâm dụng lao động, công nghệ thâm dụng vốn, công nghệ thâm dụng kỹ thuật Các nước đi sau có một số lợi thế vừa có thể phát triển tuần tự, vừa có thể nhảy vọt ở một số ngành kỹ thuật cao nếu có điều kiện phù hợp

Việc tận dụng lợi thế về tài nguyên phong phú và lao động giá rẻ là nguyên nhân trực tiếp để đa số các nước đang phát triển lúc đầu lựa chọn công nghệ thâm dụng tài nguyên và lao động Những ngành sử dụng loại công nghệ này thường dễ xây dựng, vốn đầu tư không lớn, tạo được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần tích luỹ vốn ban đầu Nhưng về lâu dài lại tạo ra giá trị gia tăng thấp, ít sự sáng tạo, năng suất lao động tăng chậm Lúc này, việc tận dụng lợi thế của kẻ đi sau lại tạo ra bước đột phá trong sản xuất, phát triển các ngành công nghệ cao, nâng cao năng suất lao động, tạo ra giá trị gia tăng lớn

Cơng nghệ thích hợp khi có tỉ lệ vốn-lao động phù hợp với nguồn lực sẵn có của đất nước, địa phương Thực tế cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài thường cung cấp những công nghệ phù hợp với điều kiện của họ, tức là có tỉ lệ vốn-lao động cao Ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ đạt được năng suất cao, tạo nhiều mối liên kết và tiềm năng sẽ tạo ra được những ngành công nghiệp chiến lược, đặc biệt trong hồn cảnh chính sách thay thế nhập khâu Tuy nhiên, trên cơ sở nguồn lực của các nước đang phát triển, công nghệ hiện đại chỉ có thể đạt được thành cơng khi có chính sách can thiệp của Nhà nước Một số chính sách can thiệp chủ yếu như:

- Chính sách giá trần và giá sàn của Nhà nước: chính sách lương tối thiểu hay lương theo thoả thuận của cơng đồn dẫn đến xu hướng chuyên sang sử dụng công

nghệ thâm dụng vốn

- Chính sách lãi suất trần, quản lý tín dụng làm cho các doanh nghiệp lớn có

cơ hội hơn và chuyền sang công nghệ thâm dụng vốn

- Chính sách ngoại thương nói chung khuyến khích các doanh nghiệp lớn thông qua miễn giảm thuế nhập khâu máy móc thiết bị

Trang 22

- Sản phẩm khơng thích ứng với nhu cầu và thị hiếu của đại đa số người tiêu

dùng trong nước

- Sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trong khi địa phương có khả năng cung ứng - Quy mô hoạt động quá lớn vượt quá khả năng quản lý

- Sử dụng lao động kỹ thuật cao khơng có sẵn tại địa phương

- Sử dụng nhiều máy móc nhập khẩu đắt tiền khơng thích hợp với điều kiện địa phương

- Thơng thường chỉ thích hợp với một số doanh nghiệp quy mô lớn chứ khơng thích hợp với nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ

- Công nghệ thâm dụng vốn có sản lượng cao hơn trên một đồng vốn đầu tư nên gia tăng GDP Công nghệ thâm dụng lao động có sản lượng trên một đồng vốn thấp nhưng tạo nhiều việc làm hơn

* Tan dung loi thé theo quy mô trong phát triển một số ngành công nghiệp - Trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất quy mô lớn có thể giảm được chỉ

phí Lợi thế kinh tế theo quy mô tổn tại vì những lý do:

+ Do tính khơng thể chia được của quá trình sản xuất, trong quá trình sản xuất luôn cần một số lượng tối thiểu các đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, nó khơng phụ thuộc vào việc có sản xuất hay không sản xuất, các chỉ phí đó gọi la chi phí cố định và nó khơng thay đổi theo mức sản lượng, nghĩa là các chi phi không thể chia nhỏ được nữa, nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lượng Vì vậy, khi sản lượng tăng, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô vì chi phí cố định này có thể chia cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản lượng và như vậy nó làm giảm chi phí bình qn

cho một đơn vị sản phâm

+ Do tính chun mơn hoá, một số ngành nghề riêng lẻ, một mình phải đảm đương tất cả các công việc trong kinh doanh nhưng nếu họ mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động thì mỗi người cơng nhân có thể tập trung vào một công việc cụ

thé và giải quyết công việc đó có hiệu quả hơn, do đó góp phần làm giảm chỉ phí

bình qn

+ Do tính quan hệ chặt chẽ, doanh nghiệp có quy mô lớn thường cần đến lợi thế của các máy móc mới, hiện đại, với mức sản lượng cao thì chỉ phí khấu hao máy

móc có thể trải đều cho một số lượng lớn sản phẩm và với kỹ thuật đó có thể sản

Trang 23

Các doanh nghiệp quy mơ lớn thường có khả năng chỉ phối thị trường, sử dụng kỹ

thuật sản xuất hàng loạt, có đủ tiềm năng tài chính để tự nghiên cứu và phát triển, có

bộ máy quản lý chuyên nghiệp và được xem là đầu tàu kéo các doanh nghiệp khác cùng phát triển

- Đối với phát triển các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ:

+Trong một số ngành công nghiệp mà sản phẩm có tính thời trang như quần áo, giày dép, đồ gỗ gia dụng, vật liệu xây dựng, thực phẩm, thì quy mơ vừa và nhỏ tỏ ra khá hiệu quả Việc phân loại quy mô lớn, vừa hay nhỏ dựa vào tiêu thức số lao động hay số vốn và chỉ mang tính chất tương đối

+ Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có những lợi thế rõ ràng, đó là khả năng thoả mãn nhu cầu có hạn trong những thị trường chuyên mơn hố, khuynh hướng sử

dụng nhiều lao động với trình độ lao động kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt rất linh

hoạt, có khả năng nhanh chóng thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị

trường, phát huy và tận đụng tốt các nguồn lực ở những vùng sâu, vùng xa

+ Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp quy mô nhỏ ở các thành phố lớn còn nhiều hơn các doanh nghiệp quy mô lớn Hơn nữa, doanh nghiệp quy mô nhỏ nói

chung thường sử dụng công nghệ thâm dụng lao động Loại hình doanh nghiệp này

tạo nhiều việc làm, góp phần phân phối lại thu nhập Công nghiệp quy mơ nhỏ cịn thúc đây phi tập trung hoá do phân bổ ở nông thôn hay những thành phố nhỏ, đó là xí nghiệp thơn dã Những ngành công nghiệp truyền thống cũng thường phát triển ở quy mô vừa và nhỏ Doanh nghiệp nhỏ còn là vườn ươm cho các tài năng quản lý

+ Tuy nhiên, hiệu quả của các doanh nghiệp quy mô nhỏ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả sinh ra do sự kết hợp nhiều doanh nghiệp và do các hoạt động thay thế hay hỗ trợ Những người sản xuất quy mô nhỏ cần tiếp cận với các đầu vào trung gian nên thích phân bố gần các cảng hay những tiện ích giao thông khác Các doanh nghiệp nhỏ ít tự đào tạo lao động, nhưng hưởng lợi do gần các trung tâm đô thị nơi

lao động có tay nghề Các doanh nghiệp nhỏ có tỉ lệ phá sản khá cao

+ Chính phủ tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển

Trang 24

1.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của cơng nghiệp

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp Ở mỗi vùng, mỗi địa

phương, do có những đặc điểm khác nhau nên sự tác động, ảnh hưởng của các yếu

tố cũng khác nhau Tuy nhiên, xét một cách chung nhất thì phát triển kinh tế nói

chung, phát triển cơng nghiệp nói riêng đều chịu sự tác động của các yếu tổ sau: * Vi tri dia ly

Vi tri dia ly bao gom vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thơng, chính trị VỊ trí địa lý tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng như phân

bố các ngành công nghiệp và các hình thức tô chức lãnh thổ công nghiệp

Nhìn chung, vị trí địa lý có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu

ngành công nghiệp và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập vào đời sống kinh tế

khu vực và thế giới

Sự hình thành và phát triển của các xí nghiệp, các ngành công nghiệp phụ

thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý Có thê thấy rõ hầu hết các cơ sở công nghiệp ở các

quốc gia trên thế giới đều được bố trí ở những khu vực có vị trí thuận lợi như gần

các trục đường giao thông huyết mạch, gần sân bay, bến cảng, gần nguồn nước, khu vực tập trung đông dân cư

VỊ trí địa lý thuận lợi hay không thuận lợi tác động mạnh tới việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bố trí khơng gian các khu vực tập trung cơng nghiệp Vị trí địa lý càng thuận lợi thì mức độ tập trung công nghiệp càng cao, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp càng đa dạng và phức tạp Ngược lại, những khu vực có vị trí địa lý kém thuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng và phát triển công

nghiệp cũng như việc kêu gọi vốn đầu tư ở trong và ngoài nước

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện địa lý, vị trí địa lý của một địa phương hay quốc gia ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, vùng nguyên liệu cho công nghiệp, cũng như mối liên hệ của địa phương, quốc gia đó đối với các trung tâm kinh tế khu vực và quốc

tế Môi trường tự nhiên cũng là nơi hấp thụ ô nhiễm, làm giảm chỉ phí cho việc cải

Trang 25

Khí hậu, thời tiết là yếu tổ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn

nguyên liệu công nghiệp, đến các hoạt động khai thác, tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm công nghiệp Đặc biệt, ngày nay, biến đổi khí hậu là nhân tố ảnh hưởng ngày càng quan trọng đến phát triển công nghiệp

Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở của nguồn đầu vào có thể khai thác được để phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các ngành, vùng hay

quốc gia Thực tế đã chứng minh rằng, với một mơ hình phát triển tương tự nhau, thì sự vượt trội về tài nguyên sẽ rút ngắn con đường dẫn đến thành công của một

vùng hay quốc gia nào đó Cụ thể hơn, tài nguyên là nhân tố tiết giảm chỉ phí lớn

trong sản xuất công nghiệp của một quốc gia nếu biết cách sử dụng hiệu quả nó * Von san xudt va von dau tu

Vai trò của vốn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đã được chứng minh

trong lý thuyết của kinh tế học phát triển như: mơ hình Harrod-Domar, J.Keynes Đối với sản xuất cơng nghiệp, vốn có vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất và mở rộng; góp phần gia tăng năng lực sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ đầu tư đổi thiết bị, công nghệ sản xuất Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp, vốn góp phần đầu tư mới, duy trì và mở rộng theo hướng ngày

càng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại

Trong các hoạt động đầu tư cho sản xuất thì đầu tư cho tái sản xuất tài sản sản cố định được xem là một hoạt động hết sức quan trọng, có tính chất lâu dài và

có những mối quan hệ én định, ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các khâu và các

yếu tố trong nền kinh tế Do đó, đầu tư vào tài sản cố định cần phải được xem xét một cách thận trọng, đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Đây là những khoản đầu tư ban đầu rất lớn, thời gian thu hút vốn chậm nên rất cần huy động các nguồn lực từ bên ngoài tham gia đầu tư phát triển; cũng như cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp trong hoạt động này

Đối với công nghiệp, nguồn vốn FDI có vai trị hết sức quan trọng thể hiện ở những tác dụng sau:

Trang 26

+ Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các công ty nước ngồi

chuyển giao cơng nghệ từ nước này sang nước khác, từ đó giảm dần khoảng cách về

khoa học công nghệ giữa các nước, nhất là trong công nghiệp là ngành đòi hỏi yếu tố về khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong quá trình sản xuất cao hơn nhiều so với các ngành khác trong xã hội

+ Đầu tư FDI còn làm cho các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trong

nước phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh của các doanh

nghiệp, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước Từ đó, có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực

* Lao động và chất lượng lao động công nghiệp

Lao động là yếu tố sản xuất đặc biệt có tầm quan trọng hàng đầu, quyết định trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững Lao động cho phát triển công nghiệp gồm nhân lực quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động với trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động phù hợp, tác phong lao động và ý thức tổ chức kỷ luật tốt Một nguồn lao động chất lượng cao, dồi dào về số lượng là nhân tố đặc biệt quan trong dé phát triển công nghiệp

* Tiến bộ khoa học- công nghệ

Tiến bộ khoa học- công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đây nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả và kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng phát triển của công nghiệp trong tương lai

Nhân tố khoa học cơng nghệ cịn ảnh hưởng quyết định đến nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh Nhờ các tiến bộ của khoa học công nghệ các dây chuyên, thiết bị trong khai thác, sản xuất công nghiệp ngày cảng trở nên tiến tiến, hiện đại; từ đó tăng khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho sản xuất, tiết kiệm được chỉ phí trong sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Ứng dụng và đổi mới công nghệ giúp tạo ra những sản phẩm có ưu thế vượt trội, có hàm lượng khoa học công nghệ cao,

đa tính năng, chủng loại và mẫu mã, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường, do đó

Trang 27

Cơng nghệ và đôi mới công nghệ trong cơng nghiệp cịn góp phần giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, giảm lao động nặng nhọc độc hại, biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ chun mơn cao, lao động kỹ thuật có tay nghề giỏi, giảm dần lao động phổ thông và lao động giản đơn Mặt khác, Tiến bộ khoa học cơng nghệ cịn làm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, cho phép phát triển công nghiệp ngay cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi

Tiến bộ khoa học công nghệ thúc đây sự phát triển của phân công lao động xã hội Ở mỗi trình độ cơng nghệ có những hình thức và mức độ phân cơng lao động thích ứng Đồng thời sự phân công lao động xã hội hợp lý là môi trường thuận lợi để thúc đây tiến bộ khoa học công nghệ phát triển Phân công lại lao động là tác nhân trực tiếp của sự hình thành công nghiệp và sự phân hố nội bộ cơng nghiệp thành những phân hệ khác nhau Bởi vậy, trình độ tiễn bộ của khoa học công nghệ càng cao, phân công lao động xã hội càng sâu sắc, sự phân hoá công nghiệp diễn ra càng mạnh và cơ cầu công nghiệp càng phức tạp

Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra những nhu cầu mới Chính những nhu cầu này là tác nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển một số ngành công nghiệp mới đại diện cho công nghiệp trình độ cao Những ngành này khi xuất hiện được xem là những ngành công nghiệp non trẻ, nhưng tương lai sẽ trở thành những ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước

* Hiện trạng kết cầu hạ tầng cho phát triển công nghiệp

Kết cấu hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp, nó bao gồm hệ thống giao thông (đường, cầu, bến bãi ), điện, nước, thông tin liên lạc

Kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển đồng bộ là điều kiện thuận lợi thúc đây

công nghiệp phát triển

* Cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp

Vấn đề phát triển công nghiệp được thé hiện tập trung nhất trong chính sách

phát triển kinh tế, xã hội và chính sách bảo vệ môi trường, trong mục tiêu tăng

Trang 28

công nghiệp theo hướng tăng ty trọng hàng chế biến, chế tạo, dựa trên cơ sở công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đảm bảo được tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp dài hạn, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, nâng cao thu nhập bền vững cho người lao động Cơ chế chính sách phát triển cơng nghiệp sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến nền công nghiệp của một quốc gia, địa phương

1.2 Cơ sở thực tiễn phát triển công nghiệp

1.2.1 Thực tiễn phát triển công nghiệp ở Việt Nam thời gian qua

Nhìn một cách tổng quát, trong những năm đổi mới vừa qua Đảng và nhà nước đã có rất nhiều các chủ chương, chính sách và định hướng cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển cơng nghiệp nói riêng, đi đôi với tăng trưởng và ôn định, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ Xu hướng của q trình này là cơng nghiệp tăng nhanh và nền kinh tế được hiện đại hóa

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm (2010 -

2015) đạt 5,82%/năm Quy mô và tiềm lực kinh tế tiếp tục tăng lên; GDP năm

2015 đạt khoảng 204 tỉ USD, bình quân đầu người khoảng 2.200 USD tính theo

giá hiện hành [6]

Sản xuất công nghiệp từng bước được phục hồi; chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2014 - 2015 tăng trên 7,5%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cầu công nghiệp tăng nhanh Chất lượng tăng trưởng nhiều mặt được nâng lên, đóng góp của khoa học công nghệ tăng; năng suất lao động tăng bình quân 3,8%/năm; vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả hơn

Dé đạt được những kết quả trên Nhà nước đã tập trung vào phát triển nền công nghiệp, đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao

chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động,

Trang 29

Day mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đây nghiên cứu và phát triển khai thác (R&D), nhập khâu công nghệ mới; thực hiện phương thức quản lý, quản trị hiện đại; phát huy tiềm năng con người và phát huy tỉnh thần sản xuất kinh doanh của

mọi người để chủ động khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh

Đây mạnh thực hiện mơ hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện

phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu; huy động và phân bổ có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển Xây dựng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý, phát huy lợi thế so sánh, có năng suất lao động và năng lực cạnh tranh cao

Thực hiện tốt chủ trương và có chính sách phù hợp đề xây dựng phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vào các ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu

Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế tạo, chế biến công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử, hóa chất, công nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng an ninh Chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng bước phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường và cơng nghiệp văn hóa

Đây mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội đề tập trung đầu tư hình

thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tương đối đồng bộ với một số công

Trang 30

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở một số địa phương

1.2.2.1.Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Thành phố Vĩnh Yên là một thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc Là đô thị cửa ngõ

của tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Vĩnh Yên được xác định như là một trong những đô thị

vệ tinh của vùng thủ đô Hà Nội; là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, thé duc thé thao và

dao tạo, là trung tâm kinh tế công nghiệp- dịch vụ, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ, giữ vị trí chiến lược quan trọng về phát triển công nghiệp và thương mại - du lịch

của tỉnh, góp phần kết nối giao lưu phát triển kinh tế với vùng thủ đô Hà Nội Phát huy

lợi thế về vị trí địa lý, trong những năm gần đây thành phố Vĩnh Yên đã có những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp, có nhiều tiềm năng, lợi thế đề thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội Kinh tế trên địa bàn luôn đạt mức tăng trưởng cao, 5 năm gần đây bình quân tăng 23,05%/năm, trong đó, cơng nghiệp tăng 21,78%; dịch vụ tăng 25,57%; nông nghiệp tăng 5,37%/năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố luôn cao hơn mức bình quân chung của tỉnh Vĩnh Phúc Cơ cấu kinh tế của thành phố

trong những năm vừa qua chuyên biến theo hướng tích cực, có sự chuyên dịch phủ hợp

với xu thế chung của toàn tỉnh, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm đần tỷ trọng ngành nông nghiệp Năm 2015, Thương mại - Dịch vụ: 7,36%; Công nghiệp - Xây dựng: 92,23%; Nông, lâm nghiệp: 0,51%; Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế là 99,59% Tổng thu ngân sách các thành phần kinh tế trên địa bàn chiếm trên 1/3 tổng thu Ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc

Đề đạt được những thành tựu trên, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt việc phát triển hạ tầng xã hội khu công nghiệp như: Nhà trọ, nhà ở thu nhập thấp cho công nhân, trường mầm non, tiểu học; hệ thống giao thông công cộng, thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường Thành phó phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc hoàn thiện quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Khai Quang, các cụm kinh tế - xã hội; tiễn hành rà soát, đơn giản các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của đoanh nghiệp; tổ chức cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ đề tìm kiếm thị trường và trao đổi thông tin; tăng cường thanh, kiểm tra

về vệ sinh mơi trường an tồn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, thực hiện chính sách

Trang 31

kinh doanh lành mạnh Việc triển khai kinh phí hỗ trợ của tỉnh cho hoạt động khuyến

công được thành phố triển khai nghiêm túc, đúng đối tượng và hiệu quả, góp phần

khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phát triển Từ 2012-2016, trên địa bàn thành phố đã có nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ máy móc,

thiết bị để phát triển sản xuất với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng UBND thành phố

đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, tập trung tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước và các chủ trương, định hướng của thành phố về hỗ trợ phát triển công nghiệp; Tổ chức điều tra, khảo sát các cơ sở sản xuất công nghiệp; Tập huấn nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, quan ly doanh nghiệp; Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở công nghiệp hoạt động: tổ chức các hoạt động khuyến công theo Nghị

định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 của chính phủ về khuyến khích phát triển công

nghiệp nông thôn; thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thé phat triển sản xuất, kinh doanh

* Bài học kinh nghiệm từ phát triển công nghiệp của thành phố Vĩnh Yên:

Thứ nhất:

Về vốn và thu hút đầu tư thành phố huy động vốn từ các doanh nghiệp, vốn từ các thành phân sản xuất tư nhân và hộ gia đình, nguồn vốn tín dụng cho đầu tư phát triển, vốn dau tư nước ngoài

Vốn doanh nghiệp: Thực hiện các chính sách của Nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như giữa các khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, để các doanh nghiệp có khả năng góp vốn đầu tư

Vốn từ các thành phân sản xuất tư nhân và hộ gia đình: Khuyên khích mọi

thành phần kinh tế tư nhân bỏ vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa dé giảm bớt thời gian lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành

nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng thủ công xuất khâu

Trang 32

xuất hàng hoá xuất khâu, Đồng thời các doanh nghiệp phải vay vốn trung và dài hạn,

huy động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức liên doanh liên kết, để tạo nguồn cho đầu tư phát triển công nghiệp

Nguôn vốn đầu tư nước ngồi: Rà sốt lại các hạng mục thu hút đầu tư với những ngành nghề, sản phẩm đang có sức cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với

nhu cầu của thành phố với các mức khuyến khích đầu tư hấp dẫn Trong đó, đặc biệt

dành ưu tiên cho các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà thành phố có lợi thế so sánh như: Cơ khí chế tạo các loại phụ tùng ô tô và xe máy; các dự án chế biến rau, quả xuất khẩu và các sản phẩm chăn nuôi

Thứ hai: Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực

Để phát triển nguồn nhân lực phải giải quyết đồng bộ cả 3 mặt chủ yếu sau là: Nâng cao thể lực; Nâng cao trí lực; Sử dụng con người và tạo việc làm Phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động của mỗi cá nhân, đơn vị, đơn vị kinh tế trong thành phố Khuyến khích, tạo lòng tin và hướng họ tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo các mục tiêu cụ thể mà quy hoạch tổng

thể đã đề ra

Thứ ba: Phát triển khoa học và công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đổi mới công nghệ, phát triển khoa học kỹ thuật: Tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển công nghiệp

Quản lý và bảo vệ môi trường: Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra môi trường Đầu tư kinh phí thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, đặc biệt xử lý nước thải, rác thải, quy hoạch nghĩa trang, vệ sinh môi trường, Tăng cường lực lượng cán bộ mơi trường có năng lực quản lý, phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường

Thứ tư: Phát triển thị trường và mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế Tổ chức sản xuất hàng hố có tinh cạnh tranh cao

Tổ chức và tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm các thị trường Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông dé

Trang 33

Thứ năm: Nâng cao năng lực quản lỷ hành chính và vận dụng các cơ chế chính sách

Hồn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước theo chủ trương của tỉnh Thực hiện tốt việc phân cấp, phân nhiệm Tăng cường năng lực quản lý từ cấp cơ sở cá về nhân lực, cơ sở vật chất và ứng đụng các biện pháp công nghệ trong quản lý Để thực hiện tốt những chức năng trong quy hoạch cần có một số cơ chế hỗ trợ đặc thù từ trung ương và tỉnh như: Để lại nguồn thu (thu thuế và nguồn thu khác) để xây dựng hạ tầng; thống nhất mặt bằng giá giải phóng mặt bằng; có cơ chế chuyền quyền sử dụng dat dé xây dựng hạ tầng cơ sở,

1.2.2.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của thành phố Sơng Cơng, tính Thái Nguyên Thành phố Sông Cơng có vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi, nhiều

tiềm năng thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, và hiện là đô thị lớn thứ hai của tỉnh Thái Nguyên Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã đoàn kết, nỗ lực và sáng tạo trong lao động sản xuất, khai thác tiềm năng thế mạnh của mình đề tạo nên những bước phát triển vượt

bậc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp và

dịch vụ, từng bước tạo cho thành phố một thế vững chắc

Trang 34

triệu đồng, bằng 109% kế hoạch giao Thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 4%

Để đạt được những kết quả trên, thành phố Sông Công đã tận dụng lợi thế so sánh của địa phương mình trong tổng thể khu vực, tổng thể vùng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; tập trung đầu tư và thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng Trên cơ sở quy

hoạch chỉ tiết, thành phố từng bước đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật gắn liền với

quy hoạch chung phù hợp với quy hoạch tổng thể và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên và của khu vực Theo đó, ưu tiên đầu tư xây dựng các cơng trình trọng điểm nhằm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu chuyền dịch cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tích cực Đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa, phát triển mạng lưới giao thông đô thị trên cơ sở nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông hiện có Giải quyết vấn đề cấp nước, vệ sinh môi trường theo đúng quy hoạch xây dựng chung

Cụ thể, Sông Công đã tập trung và huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tang xã hội, dành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng các cơng trình quan trọng, tập trung xây dựng các tuyến đường giao thông huyết mạch, xây mới và nâng cấp hệ thống giao thông đô thị Đặc biệt là thành phố đang đây mạnh xây dựng hạ tầng các Khu đô thị mới, khu trung tâm hành chính các xã, phường, tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước,

xử lý nước thải dọc các tuyến nội thị, góp phần đây nhanh tiến trình xây dựng đơ thị

xanh, sạch, đẹp Huy động mọi nguồn lực trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới Hiện nay các dự án đầu tư phát triển đô thị

luôn bám sát đồ án Quy hoạch chung thành phố đến 2020, theo đó các khu chức

năng cũ tập trung ở các phường nội thị được cải tạo, chỉnh trang; hệ thống chiếu sáng, nước sạch được nâng cấp, dọc các tuyến đường phó được trồng cây xanh, tôn tạo vỉa hè Những nhà máy xí nghiệp cũ gây ô nhiễm, khu nghĩa trang, bãi chôn rác thải đã được di dời ra khỏi khu vực trung tâm để đảm bảo cảnh quan và cải thiện vệ sinh, môi trường Đồng thời, thành phố còn tập trung nguồn lực hoàn thiện cơ sở

hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị và điểm

Trang 35

triển dân số và việc làm, hoàn thiện hệ thống các cơng trình hạ tầng đơ thị, hồn chỉnh quy hoạch đô thị và đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ cho người dân cùng

tham gia phát triển đô thị, giảm thiểu các nhu cầu kinh phí từ nguồn vốn ngân sách;

chú trọng phối hợp các huyện khác trên địa bản tỉnh, để phát huy hiệu quả đầu tư xây dựng của toàn vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển, tạo điều kiện rất thuận lợi

trong vận chuyển, đi lại; đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cho nhà đầu tư khi đến

thành phố

Không chỉ tập trung vào đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, thời gian qua, thành phố tập trung đây mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ban hành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ; xây dựng và triển khai Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp; tập trung vào giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trên địa

bàn; Cùng với phát triển kinh tế, thành phố đã triển khai có hiệu quả các quy

hoạch ngành, lĩnh vực được cấp có thâm quyền phê duyệt: Định hướng xây dung

thành phố Sông Công đến năm 2020, thành phố đã xác định dé đầu tư cho cơ sở hạ

tầng phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ nằm trong trục phát triển công nghiệp và đơ thị phía Nam của tỉnh Thái Nguyên Trong chương trình phát triển đô thị quốc

gia giai đoạn 2012 - 2020, thành phố Sông Công nằm trong danh mục đô thị được

nâng cấp lên đô thị loại II Quy hoạch tông thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên, định hướng phát triển đến năm 2020 đã khẳng định hệ thống đô thị Thái

Nguyên phát triển theo hướng lấy công nghiệp và dịch vụ làm nền tảng và hệ

thống đô thị hiện tại làm hạt nhân, trong đó Sơng Công là 01 trong 04 đô thị trung

tâm cấp tỉnh

1.2.2.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của thị xã Từ Son, tỉnh Bắc Ninh

Do đặc thù có nhiều làng nghề nên thế mạnh trong phát triển kinh tế của thị

xã Từ Sơn chính là kinh tế làng nghề và kinh tế tư nhân, hộ cá thể Đến nay thị xã có 10 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, với tổng diện tích 156,7§ha, hiện có

Trang 36

5 nam gan đây, do ảnh hưởng của lạm phát, đặc biệt là vấn đề phức tạp ở vùng đặc quyền kinh tế Biển Đông, liên quan đến Trung Quốc đã tác động trực tiếp

đến việc kinh doanh, sản xuất mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ - mặt hàng chủ lực của kinh

tế làng nghề Song với sự năng động, nhạy bén, các chủ doanh nghiệp và cơ sở sản

xuất đã chủ động thay đổi mẫu mã, tìm kiếm thị trường, mở rộng sản xuất Nhờ vậy

số doanh nghiệp toàn thị xã tăng từ 537 cơ sở năm 2010 lên 910 cơ sở năm 2015 Giá trị sản xuất tiêu thủ công nghiệp ngoài Nhà nước vẫn tăng hàng năm, từ 4.626

tỷ đồng năm 2010 lên 5.083 tỷ đồng năm 2013 Đến năm 2014 giảm xuống 4.408 tỷ

đồng, do ảnh hưởng thị trường xuất khẩu đồ gỗ giảm

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thị xã cũng tăng mạnh, góp phần quan trọng vào việc tăng ngân sách nhà nước Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia sản xuất công nghiệp thay đôi đáng kể, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 78,6% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp Hình thành các sản phẩm chủ lực là điện tử, công nghệ thông tin trong các khu công nghiệp tập trung, chế biến thực phẩm

Hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư được đây mạnh, thực hiện ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực, cơng nghệ tiên tiến, sử dụng đất tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường, đóng góp thu ngân sách cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, trong đó điển hình là các nhà đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp VSIP Quy mô công nghiệp tăng nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại, công nghiệp hỗ trợ đã hình thành là hạt nhân tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Để phát huy hiệu quả ngành sản xuất Công nghiệp-Tiều thủ công nghiệp, tạo đà cho kinh tế của thị xã phát triển, trong những năm tới, thị xã xác định mục tiêu tập trung khai thác triệt để các lợi thế, phát triển công nghiệp trên cơ sở khuyến khích đổi mới cơng nghệ, tạo bước tiến về chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của một số ngành và sản phẩm công nghiệp

Trang 37

nước ngoài có quy mơ vừa và nhỏ có chức năng cung cấp sản phẩm công nghiệp và

dich vụ hỗ trợ cho các khu công nghiệp Phát triển bền vững các làng nghề truyền

thống trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp làng nghề, các nghề truyền thống như đồ gỗ mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm đồng thời chú trọng phát

triển công nghiệp đa nghề

Với những mục tiêu, định hướng cụ thể, thị xã phần đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế sẽ theo hướng tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng chiếm 79,3%, Dịch vụ - Thương mại chiếm 19,5% và Nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm cịn 1,2%, qua đó tạo tiền đề để đưa thị xã trở thành đô thị loại 3 theo lộ trình dé ra

1.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển công nghiệp cho thành

phố Việt Trì

Thành phố quản lý phát triển công nghiệp qua các nội dung bao gồm: -_ Lập kế hoạch phát triển công nghiệp

- Ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp - Quan ly phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Quản lý môi trường trong phát triển công nghiệp - Thanh tra, kiểm tra các nội dung trên

Qua các nội dung trong quản lý phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì và từ kinh nghiệm phát triển công nghiệp của các địa phương được đề cập trên đây, có

thể rút ra một số bài học cho phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì

như sau:

Về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch các khu, cụm công nghiệp

Trang 38

Về duy trì tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp

Phải coi trọng ngay từ đầu việc bảo đám hài hòa giữa các mặt kinh tế, xã hội, môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp thông qua việc xây dựng quy

hoạch phát triển và xây dựng chiến lược phát triển bền vững; chú trọng phát triển

các ngành cơng nghiệp mũi nhọn, có năng suất lao động cao hơn, có đóng góp lớn

hơn cho tăng trưởng, thân thiện với môi trường; coi trọng việc giải quyết thoả đáng

van dé nang cao chat lượng tăng trưởng công nghiệp, bao gồm phát triển nhân lực, khoa học - công nghệ, tái cơ cấu ngành công nghiệp; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ

Về bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp

Dé tránh những hậu quả nặng nề về môi trường, bảo đảm cho hướng phát triển bền vững về môi trường, kinh nghiệm của các địa phương cho thấy cần phải quan tâm đến van dé bao vệ môi trường ngay từ đầu của quá trình phát triển Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào thành phó, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cần có hạ tầng mơi trường hồn chỉnh bao gồm điện, đường giao thông, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý các

chất thải mới được phép kinh doanh Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực bảo

vệ môi trường của doanh nghiệp và vai trò kiểm soát, hỗ trợ của Nhà nước Trong đó, vai trị của Nhà nước hết sức quan trọng

Về giải quyết các vấn đề xã hội trong phát triển cơng nghiệp

Chính sách phát triển công nghiệp của thành phố cần cân nhắc đầy đủ các

yếu tố về xã hội như tăng cường giải quyết việc làm, đặc biệt là các hộ gia đình

bị mất đất canh tác do giải phòng mặt bằng để đầu tư phát triển các dự án công nghiệp, chú trọng an sinh xã hội; có chính sách đảo tạo nghề cho lao động phù hợp với thực tiễn yêu cầu của ngành công nghiệp, quan tâm đến chế độ, chính sách tiền lương phù hợp với công nhân công nghiệp Thực hiện và tạo lập sự

bình đẳng hơn trong chính sách phân phối thu nhập nhằm xoá đói giảm nghèo và

Trang 39

Chuong 2

PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tai can trả lời các câu hỏi sau:

- Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì gồm những nội dung gì? - Thực trạng phát triển cơng nghiệp thành phó Việt Trì như thế nào?

- Các yếu tô nào ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp thành phơ Việt Trì?

- Những giải pháp phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì đến năm 2020 như thế nào?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Chọn điễm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại điện cho thành phố Việt Trì về điều kiện tự nhiên,

kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của thành phố Chọn 3 điểm ở 3 vùng như sau:

- Vùng Tây: Gồm xã Thụy Vân, xã Vân Phú và phường Minh Phương - Vùng Giữa: Gồm xã Hùng Lô, phường Dữu Lâu, phường Tiên Cát

- Vùng Đơng: Gồm phường Bến Gót, phường Thanh Miễu và phường Bạch Hạc Những xã, phường này có thê đại diện cho từng vùng và cho thành phố Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa phải đại diện và suy rộng được cho cả thành phố

2.2.2 Thu thập số liệu

2.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu đã công bố sử dụng trong luận văn được thu thập từ các thơng tin cơng bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu cá nhân, tô chức về tình hình sản xuất cơng nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước

Các số liệu đã công bố chủ yếu từ các nguồn, các cơng trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển công nghiệp, thông qua các tài liệu trong

và ngồi nước đã cơng bố như: Niên giám thống kê thành phố Việt Trì; tài liệu báo

Trang 40

2.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu mới được sử dụng trong luận văn là số liệu tác giả thu thập từ các doanh nghiêp công nghiệp trong thành phố Đây là số liệu chưa được cơng bố, tính tốn chính thức, phản ánh kết quả hoạt động công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng và

các vấn đề khác có liên quan

Để thu thập số liệu sơ cấp tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phi Van dé quan trọng nhất là đảm bảo cho tông thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bao gồm các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu cả khối, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu nhiều giai đoạn

Để thực hiện luận văn này tác giả tiến hành thu thập số liệu theo phương

pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, cụ thể như sau:

+ Tổng thể chung là các đơn vị SXCN trên địa bàn thành phố Việt Trì

+ Khung chọn mẫu là toàn bộ các cơ sở SXCN trên địa bàn thành phố Việt Trì gồm 1.394 cơ sở

+ Lựa chọn phương pháp chọn mẫu phân tầng, chia tổng số cơ sở SXCN trên địa bàn thành phố Việt Trì thành 4 tổ theo các phân ngành bao gồm: Phân ngành

khai khoáng (tổ 1); phân ngành chế biến (tổ 2); phân ngành sản xuất và phân phối

điện, khí đốt (tô 3); phân ngành Công nghiệp cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải (tổ 4) Sau đó tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản ở từng tổ, số đơn vị chọn ra ở mỗi tổ tương ứng theo tỷ lệ số đơn vị của tơ đó chiếm trong tổng thé

+ Quy mô mẫu: Tác giả xác định cỡ mẫu điều tra được tính tốn từ cơng thức Slovin:

n= N

1+N.e?

Trong đó:

Ngày đăng: 06/07/2017, 00:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN