1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhận dạng, đánh giá xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa của trung quốc dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội khoa học

42 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 204,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài Ngày nay vấn đề toàn cầu hoá và triển vọng của chủ nghĩa xã hội đang là tâm điểm của các nước xã hội chủ nghĩa nói nói riêng và của thế giới nói chung. Trong đó khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và mở ra cho loài người bao nhiêu điều kỳ diệu. Trong thế kỷ XXI, khoa học công nghệ đã có những bược phát triển mà trước đây ngay cả những dự báo táo bạo nhất cũng chưa thể hình dung được. Cuộc cách mạng đó đã đi và đang đi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết nó tạo nên bước nhảy vọt trong lực lượng sản xuất của xã hội. Chưa bao giờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như khả năng cải tạo và thích nghi tự nhiên của con người lớn như hiện nay. Cùng với khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đã xuất hiện nền kinh tế mới kinh tế tri thức ở một số nước tư bản phát triển. Hệ quả của sự phát triển lực lượng sản xuất mới và chín muồi trên quy mô toàn cầu và tiền đề cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và cho sự xuất hiện CNXH đang chín muồi trên phạm vi thế giới. Đó cũng chính là sự ra đời của những “mầm non xanh tươi” mọc lên từ công cuộc cải cách ở Trung Quốc, đổi mới Việt Nam. Đặc biệt Trung Quốc với công cuộc cải cách và mở cửa bắt đầu từ Hội nghị Trung ương 3 khoá XI của Đảng Cộng Sản Trung Quốc( tháng 121978)., đường lối đối mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức được tuyên bố từ đại hội Đảng lần thứ VI( tháng 121986) Công cuộc cải cách và đổi mới đều được bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận về CNXH trên cơ sở kiên định chủ nghĩa Mác Lê Nin và vận dụng học thuyết này phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá, đặc điểm kinh tế, xã hội của mỗi nước song luôn định hướng XHCN. Thực tiễn cải cách đổi mới ở hai nước cho thấy mặc dù đây đó trong cách diễn đạt, chẳng hạn diễn đạt về bản chất của CNXH, về giai đoạn phát triển đang hiện hữu ở mỗi nước… có ít nhiều khác nhau nhưng hình thái kinh tế xã hội, đường lối, chính sách phát triển ở hai nước căn bản giống nhau. Cả hai nước đều phát triển nền kinh tế thị trường XHCN( hay định hướng XHCN); các nền kinh tế đang được điều tiết( hay quản lý) theo hướng phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thụât của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại đi liền với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối. Cả hai nước đều quan tâm đặc biệt đến thực hiện công bằng xã hội. Trung Quốc đã nhẫn mạnh: “ Hoàn thiện cơ cấu phân phối, kiên trì lấy chế độ phân phối theo lao động làm chính đồng thời duy trì các hình thức phân phối khác. Kết hợp phân phối theo lao động với phân phối theo yếu tố sản xuất, giữ vững nguyên tắc ưu tiên hiệu quả, công bằng, có lợi cho ưu tiên sắp xếp nguồn tài nguyên, thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo ổn định xã hội. Bảo đảm thu nhập hợp pháp theo luật, cho phép và khuyến khích một số người giàu lên trước thông qua lao động chân chính và kinh doanh hợp pháp, cho phép và khuyến khích các yếu tố sản xuất như vốn, kỹ thuật tham gia vào phân phối thu nhập trong sản xuất và kinh doanh…” ( Đại hội XV, Đảng Cộng Sản Trung Quốc). Từ những thành công của công cuộc cải cách, mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã có những biến đổi sâu sắc. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu Trung Quốc đã trở thành một trong những cường quốc vững mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế trên thế giới. Một niềm tự hào của các nước Á Đông, song sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn trong xã hội như sau: mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền; vấn đề việc làm; vấn đề môi trường sinh thái, tài nguyên…Đặc biệt sự chênh lệch giữa các vùng miền tạo nên nhiều hệ luỵ cho xã hội, nhiều vấn đề mới nảy sinh đặc biệt lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng đã mất sự bền vững. Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp điều hòa lợi ích, giải quyết mâu thuẫn, ngăn chặn xung đột trong xã hội, đặc biệt giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thực của của nhân dân. Đứng trước vấn đề này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đứng đầu là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã đưa ra mục tiêu “Xây dựng xã hội hài hòa XHCN” để xây dựng một phương hương sao cho phù hợp với con đường hòa bình cùng phát triển, tồn tại, đưa đất nước phát triển hài hòa bền vững trên mọi lĩnh vực: kinh tế chính trị văn hóa – xã hội. Từ những năm trước và sau đổi mới, cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã tạo nên, làm xuất hiện một mô hình CNXH đầy sức sống, đầy triển vọng thay thế mô hình Xô viết đã đổ vỡ. Chính vì thế chúng ta và nước láng giềng Trung Quốc nên học hỏi những kinh nghiệm, trao đổi cùng nhau phát triển không chỉ vì xã hội mỗi nước khác nhau mà còn vì lý tưởng chung của chủ nghĩa xã hội, của một thế giới hoà bình, phát triển và thân ái. Qua hiểu biết, nghiên cứu về chủ trương xây dựng một xã hội mới với cái tên cũng rất đặc biệt “ xã hội hài hoà XHCN” của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tác giả nhận thấy bản thân mình nên tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ hơn, cụ thể và làm rõ hơn những hiểu biết cơ bản của mình. Với những lý do trên tác giả xin chọn đề tài “Nhận dạng, đánh giá xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội khoa học” làm đề tài tiểu luận học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học nâng cao.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do và tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay vấn đề toàn cầu hoá và triển vọng của chủ nghĩa xã hộiđang là tâm điểm của các nước xã hội chủ nghĩa nói nói riêng và của thế giớinói chung Trong đó khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuấttrực tiếp và mở ra cho loài người bao nhiêu điều kỳ diệu Trong thế kỷ XXI,khoa học công nghệ đã có những bược phát triển mà trước đây ngay cảnhững dự báo táo bạo nhất cũng chưa thể hình dung được Cuộc cách mạng

đó đã đi và đang đi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết nótạo nên bước nhảy vọt trong lực lượng sản xuất của xã hội Chưa bao giờtốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như khả năng cải tạo và thích nghi tự nhiêncủa con người lớn như hiện nay Cùng với khoa học đã trở thành lực lượngsản xuất trực tiếp, đã xuất hiện nền kinh tế mới- kinh tế tri thức- ở một sốnước tư bản phát triển Hệ quả của sự phát triển lực lượng sản xuất mới vàchín muồi trên quy mô toàn cầu và tiền đề cho cuộc cách mạng xã hội chủnghĩa và cho sự xuất hiện CNXH đang chín muồi trên phạm vi thế giới Đócũng chính là sự ra đời của những “mầm non xanh tươi” mọc lên từ côngcuộc cải cách ở Trung Quốc, đổi mới Việt Nam"

Đặc biệt Trung Quốc với công cuộc cải cách và mở cửa bắt đầu từHội nghị Trung ương 3 khoá XI của Đảng Cộng Sản Trung Quốc( tháng12/1978)., đường lối đối mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức đượctuyên bố từ đại hội Đảng lần thứ VI( tháng 12/1986) Công cuộc cải cách vàđổi mới đều được bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận về CNXH trên cơ sởkiên định chủ nghĩa Mác- Lê Nin và vận dụng học thuyết này phù hợp vớitruyền thống lịch sử, văn hoá, đặc điểm kinh tế, xã hội của mỗi nước songluôn định hướng XHCN

Trang 2

Thực tiễn cải cách đổi mới ở hai nước cho thấy- mặc dù đây đó trongcách diễn đạt, chẳng hạn diễn đạt về bản chất của CNXH, về giai đoạn pháttriển đang hiện hữu ở mỗi nước… có ít nhiều khác nhau nhưng hình tháikinh tế xã hội, đường lối, chính sách phát triển ở hai nước căn bản giốngnhau Cả hai nước đều phát triển nền kinh tế thị trường XHCN( hay địnhhướng XHCN); các nền kinh tế đang được điều tiết( hay quản lý) theohướng phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế để xâydựng cơ sở vật chất và kỹ thụât của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân,phát triển lực lượng sản xuất hiện đại đi liền với xây dựng quan hệ sản xuấtphù hợp trên cả ba mặt- sở hữu, quản lý và phân phối Cả hai nước đều quantâm đặc biệt đến thực hiện công bằng xã hội Trung Quốc đã nhẫn mạnh: “Hoàn thiện cơ cấu phân phối, kiên trì lấy chế độ phân phối theo lao độnglàm chính đồng thời duy trì các hình thức phân phối khác Kết hợp phânphối theo lao động với phân phối theo yếu tố sản xuất, giữ vững nguyên tắc

ưu tiên hiệu quả, công bằng, có lợi cho ưu tiên sắp xếp nguồn tài nguyên,thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo ổn định xã hội Bảo đảm thu nhập hợppháp theo luật, cho phép và khuyến khích một số người giàu lên trước thôngqua lao động chân chính và kinh doanh hợp pháp, cho phép và khuyến khíchcác yếu tố sản xuất như vốn, kỹ thuật tham gia vào phân phối thu nhập trongsản xuất và kinh doanh…” ( Đại hội XV, Đảng Cộng Sản Trung Quốc)

Từ những thành công của công cuộc cải cách, mở cửa, nền kinh tếTrung Quốc đã có những biến đổi sâu sắc Từ một nước nông nghiệp lạchậu Trung Quốc đã trở thành một trong những cường quốc vững mạnh vềchính trị, quân sự, kinh tế trên thế giới Một niềm tự hào của các nước ÁĐông, song sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc cũng gặpnhiều khó khăn trong xã hội như sau: mất cân đối giữa thành thị và nôngthôn, giữa các vùng miền; vấn đề việc làm; vấn đề môi trường sinh thái, tài

Trang 3

nguyên…Đặc biệt sự chênh lệch giữa các vùng miền tạo nên nhiều hệ luỵcho xã hội, nhiều vấn đề mới nảy sinh đặc biệt lòng tin của nhân dân vào sựlãnh đạo của Đảng đã mất sự bền vững Điều đó đòi hỏi phải có những giảipháp điều hòa lợi ích, giải quyết mâu thuẫn, ngăn chặn xung đột trong xãhội, đặc biệt giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thực của củanhân dân Đứng trước vấn đề này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đứng đầu làTổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã đưa ra mục tiêu “Xây dựng xã hội hài hòaXHCN” để xây dựng một phương hương sao cho phù hợp với con đườnghòa bình cùng phát triển, tồn tại, đưa đất nước phát triển hài hòa bền vữngtrên mọi lĩnh vực: kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội.

Từ những năm trước và sau đổi mới, cả hai nước Việt Nam và TrungQuốc đã tạo nên, làm xuất hiện một mô hình CNXH đầy sức sống, đầy triểnvọng thay thế mô hình Xô- viết đã đổ vỡ Chính vì thế chúng ta và nước lánggiềng Trung Quốc nên học hỏi những kinh nghiệm, trao đổi cùng nhau pháttriển không chỉ vì xã hội mỗi nước khác nhau mà còn vì lý tưởng chung củachủ nghĩa xã hội, của một thế giới hoà bình, phát triển và thân ái

Qua hiểu biết, nghiên cứu về chủ trương xây dựng một xã hội mới với cáitên cũng rất đặc biệt “ xã hội hài hoà XHCN” của Đảng Cộng Sản Trung Quốc,tác giả nhận thấy bản thân mình nên tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ hơn,

cụ thể và làm rõ hơn những hiểu biết cơ bản của mình Với những lý do trên tácgiả xin chọn đề tài “Nhận dạng, đánh giá xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa củaTrung Quốc dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội khoa học” làm đề tàitiểu luận học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học nâng cao

2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

2.1 Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Con đường XHCN và quá trình xây dựng đất nước của Trung Quốc

đã và đang là tâm điểm nghiên cứu của nhiều nhà tư tưởng, nhà lý luận

Trang 4

chính trị dưới nhiều góc độ khác nhau Đặc biệt khi Trung Quốc là một quốcgia đã tuyên bố tiến theo chủ nghĩa xã hội thì chúng ta- những đứa con củachủ nghĩa Mác- Lênin, của triết học Mác- Lênin càng cần phải làm rõ về bảnchất của “ xã hội hài hoà” xem nó có phù hợp với những nguyên lý và quytắc của CNXHKH hay không Điều đó càng cần thiết không chỉ đối với chủnghĩa Mác- Lê nin nói riêng mà cả nhân loại nói chung để một lần nữakhẳng định tính đúng đắn và sáng tạo của một học thuyết thời đại, họcthuyết của nhân loại tiến bộ Chính vì thế với đề tài “ Nhận dạng, đánh giá

xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc dựa trên những nguyên tắccủa chủ nghĩa xã hội khoa học” tác giả đã chọn những nguyên tắc cơ bản củaCNXHKH làm đối tượng khảo sát của đề tài để xem xét, nhận dạng, đánhgiá xem xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đã đang và sẽ tiếnbước trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không?

2.2 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

Để làm rõ được đối tượng nghiên cứu của đề tài, tác giả cho rằng, việcđầu tiên phải làm là xác định cho rõ các khái niệm cơ bản về, “xã hội hàihòa”, “xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa” Đây là những khái niệm công cụquan trọng giúp người nghiên cứu thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụnghiên cứu của tiểu luận có một hệ thống hóa về mặt lý luận và thực tiễn về

xã hội hài hòa XHCN của Trung Quốc

Khái niệm “xã hội hài hòa” được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghịTrung ương 4 khóa XVI (năm 2004) Trung Quốc coi việc xây dựng một “xãhội hài hòa” có tầm quan trọng như phát triển kinh tế, chính trị và xã hội.Khái niệm này bước đầu đã tiếp cận được những khía cạnh khác nhau củathuật ngữ “hài hòa”

Về xã hội hài hòa, xét từ khía cạnh triết học, xã hội hài hoà là xã hội ởtrạng thái tồn tại và phát triển cân đối, điều hòa giữa các mặt của đời sống xã

Trang 5

hội, giữa các cộng đồng dân cư, giữa con người với tự nhiên, là giai đoạn lýtưởng và hình thức hoàn mỹ của sự phát triển trong sự thống nhất của cácmặt đối lập.

“Xã hội hài hòa XHCN” là một khái niệm hoàn toàn mới, có nội hàmkhoa học hết sức phong phú Đề tài này đã thu hút sự quan tâm của các nhànghiên cứu, các nhà khoa học nhằm tìm ra những điểm mới và đặc sắc về xãhội hài hòa

Và còn rất nhiều những quan điểm các nhau của nhiều học giả khác về

xã hội hài hòa Nhưng tựu chung tại, chúng ta có thể hiểu khái niệm “Xã hộihài hòa XHCN” bao gồm có hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, Xã hội hài hòa là xã hội có kết cấu giữa các bộphận, các yếu tố gắn kết làm một, cùng vận hành nhịp nhàng Thực ra, hàihòa trên những phương diện lớn bao gồm bốn mặt, đó là: hài hòa trong bảnthân con người, hài hòa giữa con người với tự nhiên, hài hòa giữa con ngườivới xã hội và hài hòa giữa các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

Theo nghĩa hẹp, xã hội hài hòa chỉ là sự hài hòa trong bản thân cáctầng diện xã hội, nghĩa là sự hài hòa phải hiện diện trong từng lĩnh vực củađời sống cũng như trong mỗi con người và sự hài hòa đó phải mang tính chất

xã hội chủ nghĩa Ví dụ như trong phát triển kinh tế phải hưởng tới phát triểnhài hòa giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàunghèo, giải quyết công bằng xã hội và tạo thêm việc làm, tăng cường chốngtham nhũng, phát triển hài hòa mới môi trường, tự nhiên và tài nguyên

Có thể nói, xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc vừa làmục tiêu, vừa là một yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, đồng thời cũng là mộtbiện pháp quan trọng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắcTrung Quốc Đóng vai trò là một nhân tố quan trọng góp phần ổn định xãhội, thúc đẩy sự đồng thuận xã hội, đảm bảo cho sự phát triển bền vững

Trang 6

2.3 Giới hạn khảo sát của đề tài

Để khảo sát đề tài này, tác giả lựa chọn thời gian khảo sát là từ khiTrung Quốc tiến hành Hội nghị TW 4 khóa XVI (năm 2004) đưa ra kháiniệm “xã hội hài hòa” cho đến nay cùng với những nguyễn tắc củaCNXHKH

3 Tình hình nghiên cứu đề tài

“Xã hội hài hòa XHCN” là một khái niệm hoàn toàn mới, có nội hàmkhoa học hết sức phong phú Đề tài này đã thu hút sự quan tâm của các nhànghiên cứu, các nhà khoa học nhằm tìm ra những điểm mới và đặc sắc về xãhội hài hòa

Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các sách, các bài viết

về công cuộc cải cách, mở cửa, về chủ nghĩa xã hội hài hòa mang màu sắcTrung Quốc Trong đó, đặc biệt là các học giả Trung Quốc và Việt Namnhư:

- Đề tài cấp bộ: “Về Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc –Những vấn đề có thể tham khảo cho công cuộc đổi mới của nước ta” Đề tàinày đã nghiên cứu tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc trên nhiềuphương diện, nhằm làm rõ những nét đặc sắc của chủ nghĩa xã hội Trungquốc trong quá trình xây dựng đất nước Đồng thời còn nêu lên một số luậnđiểm có ý nghĩa với mục đích bổ sung lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hộinước ta trong giai đoạn hiện nay

- “Tìm hiểu tư tưởng cải cách, mở cửa của Đảng cộng sản Trung Quốcquan các kỳ đại hội XIII, XIV, XV, XVI”, Phạm Đức Cường (sinh viên Họcviện Báo chí và Tuyên truyền) bảo vệ năm 2003 Đề tài này cho ta thấy cáinhìn tổng quan và có hệ thống về những quan điểm của Đảng cộng sản

Trang 7

Trung Quốc trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa thôngqua việc nghiên cứu và tìm hiểu các văn kiện Đảng cộng sản Trung Quốc.

- Cuốn “Vấn đề sở hữu và phát triển bền vững ở Việt Nam và TrungQuốc trong những năm đầu thế kỷ XXI” do PGS.TS Lương Việt Hải (chủbiên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 Cuốn sách là kết quả của haicuộc hội thảo khoa học được tổ chức vào các năm 2004 và 2006 giữa ViệnTriết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Triết học, Viện Khoahọc xã hội Trung Quốc Nội dung của cuốn sách đề cập đến những vấn đề lýluận quan trọng trong xây dựng CNXH ở Trung Quốc và Việt Nam, đó làvấn đề sở hữu và vấn đề phát triển bền vững, trong đó nhiều vấn đề củaCNXH mang đặc sắc Trung Quốc đã được đề cập đến, như lý luận về kinh tếthị trường XHCN, vấn đề xây dựng xã hội hài hòa, quan điểm phát triểnkhoa học

- Gần đây nhất, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, thuộc Viện Khoa học

xã hội Việt Nam đã cho xuất bản cuốn “Vấn đề xây dựng xã hội hài hòa xãhội chủ nghĩa của Trung Quốc” do TS Hoàng Thế Anh (chủ biên), NXBChính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 Đây là công trình chuyên khảo đầu tiênxuất bản ở Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về xã hội hài hòa - một trongnhững nội dung quan trọng của CNXH mang đặc sắc Trung Quốc Cuốnsách đã đề cập một cách khá toàn diện về các nội dung của xã hội hài hòacủa Trung Quốc Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm đồng thuận và khôngđồng thuận của các học giả Việt Nam và thế giới đối với xã hội hài hòa,cuốn sách cũng đưa ra những đánh giá ban đầu về việc xây dựng xã hội hàihòa của Trung Quốc, về những khó khăn và thuận lợi của Trung Quốc khitiến hành xây dựng xã hội hài hòa

Trang 8

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: Đánh giá chủ nghĩa xã hội hàihoà XHCN Trung Quốc với những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội khoahọc Đó chính là mục tiêu lớn nhất của tiểu luận này Nhưng để đạt đượcmục mục tiêu ấy, tác giả xác định cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứudưới đây:

- Tìm hiểu cơ sở hình thành lý luận về xã hội hài hòa Xã hội chủ nghĩa ởTrung Quốc

- Tìm hiểu những quan niệm cơ bản về xã hội hài hòa XHCN ở TrungQuốc để từ đó đánh giá sự phù hợp giữa xã hội hài hoà Trung Quốc và Chủnghĩa xã hội khoa học

- Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Để nghiên cứu được đề tài này, tác giả dựa vàonhững nguyên lý, các cặp phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứngnhư các cặp phạm trù: Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đốilập, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả; quy luật lượng –chất… để nghiên cứu Và xem xét các vấn đề đều dựa trên những nguyên tắccủa chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Phươg pháp nghiên cứu chung: phương pháp logic - lịch sử, lượcthuật tài liệu, phối hợp với phân tích – tổng hợp tài liệu…

6 Kết cấu nội dung tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo tiểuluận có kết cấu gồm 3 chương 6 tiết

Trang 9

Chương 1: Cơ sở hình thành lý luận về xã hội hài hòa

Xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1.Xã hội hài hòa là mục tiêu mà loài người theo đuổi

Từ xa xưa xã hội hài hoà đã là mục tiêu vươn tới của loài người Đó là

xã hội mà ở đó con người sống chan hoà, thân thiết với chính con người vàvới tự nhiên Chính bởi vậy mà các nhà tư tưởng từ thời cổ đại đã đưa ra rấtnhiều quan điểm về “xã hội hài hòa” ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau

Ở phương Đông, hai trường phái tư tưởng tiêu biểu của Trung Quốc:Nho gia và Đạo gia đã có không ít những tư tưởng có liên quan đến “hài hòa

xã hội” Nho gia coi trong xã hội, đề cao đạo đức nhân sinh với những quyphạm đạo đức “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”, đề xướng khoan hòa trong xử thế

để điều chỉnh quan hệ giữa người với người sao cho con người và xã hội hàihòa Rộng hơn nữa, Khổng Tử cũng đã miêu tả một xã hội “đại đồng” mà ở

đó đạo lý về công bằng chính nghĩa được mọi người nghiêm chỉnh chấphành, đều một lòng vì mục đích chung, chú trọng tuyển chọn nhân tài, coitrọng chữ tín và hòa mục, xã hội đó, con người không chỉ phụng dưỡng,thương yêu cha mẹ và người thân của mình, mà còn quan tâm tới tất cả mọingười trong xã hội Như vậy có thể thấy, nếu Nho gia lấy con người làmtrung tâm, yêu cầu con người và xã hội hài hòa thì Đạo gia lại lấy tự nhiênlàm trung tâm, đòi hỏi con người và tự nhiên phải hài hòa Hai học phái nàykết hợp lại bổ sung cho nhau tạo thành quan điểm phát triển đặc trưng củavăn hóa truyền thống Trung Hoa, bao quát mối quan hệ giữa người vớingười và giữa người với tự nhiên [8, 69] Trong học thuyết của mình Mặc

Tử đã đưa ra một xã hội với khái niệm“kiêm ái”, xã hội mà tình thương bìnhđẳng và phổ cập

Trang 10

Mạnh Tử cũng nói rằng: “Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất nhưnhân hòa” – (Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa)[8,68] Song Đạo gia coi trọng tự nhiên, đề cao quy luật của tự nhiên và vũtrụ, hướng tới sự hài hòa giữa con người và tự nhiên Đạo gia đưa ra những

tư tưởng có giá trị như: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạopháp tự nhiên” – (Người học ở đất, đất học ở trời, trời học ở đạo, đạo học ở

tự nhiên) Đạo gia yêu cầu con người cần tôn trọng những quy luật tự nhiên

vì đó là những chuẩn mực cao nhất [7, 68]

Ở phương Tây, khái niệm “xã hội hài hòa” được các nhà tư tưởng củachủ nghĩa không tưởng Pháp đưa ra hồi thế kỷ thứ 16 Đ.Xanh Xi Mông vàS.Phu Ri Ê đã nói tới “chế độ hài hòa” để phê phán “chế độ văn minh” củaCNTB Trong bối cảnh xã hội đang phải đối mặt với những mâu thuẫn và bất

ổn nảy sinh từ quá trình tích lũy tư bản, các nhà tư tưởng này đã đưa ra ýtưởng về một “chế độ xã hội hài hòa nhất, hòa mỹ nhất” Đ Xanh Xi Môngchủ trương xây dựng xã hội mới mà với ông thì nó có những đặc trưng sau:

Xã hội được tổ chức như thế nào để mang lại lợi ích cho đa số, muốn vậy phảigiải quyết được vấn đề sở hữu, chế độ sở hữu phải được tổ chức như thế nào

để có lợi nhất cho toàn xã hội về mặt tự nhiên và mặt của cải Trong xã hộimới mọi người đều phải lao động, lao động được tổ chức thành “hội liênhiệp” nhằm duy trì sự hoạt động của mọi người một cách có lợi nhất, mọi nhucầu vật chất và tinh thần của công dân được thỏa mãn Trong xã hội mọingười phải đối xử với nhau như anh em Còn S.Phu Ri Ê chủ trương xây dựngmột xã hội mới – xã hội hài hòa Xã hội hài hòa, theo S.Phu Ri Ê có nhữngđặc trưng cơ bản sau: sản xuất tập thể trong các hiệp hội, tình trạng manh mún

bị thủ tiêu, mọi người trong xã hội đều có quyền lao động, quyền có tư liệusản xuất để sinh sống, tình trạng lao động làm thuê bị thủ tiêu, mọi ngườiđược tự do và tự nguyện lao động Về phân phối sẽ thực hiện phân phối một

Trang 11

cách công bằng, đó là phân phối được kết hợp hài hòa thỏa đáng theo ba yếu

tố sản xuất của mỗi người: tư bản, lao động và tài năng

Sau này, C.Mác và Ăngghen đã khẳng định công lao của các nhàkhông tưởng Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848), haiông đã chỉ ra rằng: thủ tiêu đối lập giai cấp, đề xướng xã hội hài hòa” là

“chủ trương tích cực của các nhà tư tưởng chủ nghĩa không tưởng đối với xãhội tương lai Trên cơ sở duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dự, chủnghĩa Mác đã đưa chủ nghĩa không tưởng pháp triển thành CNXH khoa học.Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, mỗi người phải được phát triểntoàn diện, không chỉ nắm vững quy luật phát triển của xã hội, mà còn nắmvững quy luật phát triển của tự nhiên, “con người lần đầu tiên trở thành chủnhân chân chính và tự giác của thế giới tự nhiên”[7, 69]

Từ tư tưởng của những nhà triết học cổ đại Trung Quốc, hay những nhàkhông tưởng thế kỷ XIX, có thể thấy rằng xã hội hài hòa không phải là mộtkhái niệm mới mẻ, thậm chí hài hòa là lý tưởng chung và là mục tiêu, giá trị màloài người hằng theo đuổi Những nhà tư tưởng của các khoa học: triết học,chính trị cổ kim, đông tây chính là những cơ sở lý luận quý báu để Trung Quốctiếp thu, xây dựng xã hội hài hòa XHCN ngày nay

1.1.2 Thực hiện một xã hội hài hòa là yêu cầu bản chất của chủ nghĩa xã hội

Xã hội XHCN là một hình thái xã hội tiến bộ và mới lịch sử loàingười, trạng thái “hài hòa” là đặc tính bản chất của xã hội XHCN, chứkhông phải là một chế độ xã hội hay một trạng thái xã hội riêng biệt nào

Lý luận Mác – Lênin, khẳng định hài hòa là một trạng thái xã hội, đó

là biểu trưng bản chất của XHCN cộng sản trong tương lai Mặc dù trong hệthống lý luận Mác – Lênin, các ông không trực tiếp đưa ra khái niệm “xã hộihài hòa”, nhưng những gì mà các ông miêu tả về một xã hội chủ nghĩa cộng

Trang 12

sản tương lai thì chính là xã hội hài hòa mà Trung Quốc đang hướng tới.Như vậy xã hội hài hoà XHCN Trung Quốc luôn lấy xuất phát điểm từ chủnghĩa Mác- Lênin làm nền tảng cho những bước tiến của mình.

Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C Mác và Ph.đã sử dụng thuậtngữ “trạng thái xã hội” để diễn tả sự biến đổi của xã hội được tạo nên từ sựliên hiệp, dù kkông dùng thuật ngữ “ xã hội hài hoà” nhưng tư tưởng củaông đã cho thấy sự kết hợp, liên hiệp tạo nên một xã hội tốt đẹp, hài hoà.Các ông đã nói CNCS khác với tất cả các phong trào trước kia ở chỗ nó làmđảo lộn cơ sở của mọi quan hệ sản xuất và giao tiếp trước kia…tổ chức củaCNCS về thực chất là có tính chất kinh tế: nó là sự sáng tạo vật chất ranhững điều kiện cho sự liên hiệp ấy

Đến tác phẩm “Phê phán cương lĩnh GôTa” C.Mác và Ph Ăngghenmột lần nữa lại bàn về xã hội tương lai Các ông đã chỉ ra hai giai đoạn (thấp

và cao) và những đặc trưng của xã hội XHCN và XHCS Trong đó các ôngmiểu tả về xã hội với những ưu thế giúp con người phát triển toàn diện và tựnhiên nhất Khi xây dựng lý luận khoa học của mình, Mác – Ăngghen chỉ rõ

“hài hòa xã hội của chủ nghĩa không tưởng là chủ trương tích cực về xã hộitương lai” Các ông chỉ rõ cội nguồn của bất bình đẳng trong xã hội tư bản làmâu thuẫn giữa xã hội hóa sản xuất và chiếm hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất, nêu rõ ý tưởng khoa học về phương hướng phát triển khoa học của xãhội tương lai, chỉ rõ “thay thế xã hội tư bản cũ với những giai cấp và đốikháng giai cấp của nó, xuất hiện một liên hiệp, trong đó sự phát triển tự docủa mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người” Theo ýtưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, xã hội tương lai sẽ đập tan bộ máy nhànước cũ, xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xóa bỏ sự đốilập giai cấp và chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc

và lao động chân tay, làm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân

Trang 13

dân, con người được phát huy sức sáng tạo và được phát triển toàn diện,hình thành quan hệ hài hòa giữa con người với con người, con người với tựnhiên.

Kế thừa những tư tưởng của Mác – Ăngghen, Lênin tiếp tục bổ sung

và phát triển về quan điểm xã hội tương lai Thông qua các luận điểm củaMác – Ăngghen, Lênin đã đưa ra những quan điểm của mình về một xã hộimới

Trong tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội Nga trongcách mạng dân chủ”, Lênin đã chỉ ra sự chuyển biến từ cuộc cách mạng dânchủ tư sản do giai cấp công nhân lãnh đạo tất yếu chuyển sang cách mạngXHCN Đây chính là tiền đề căn bản của một xã hội tương lai Lênin cũng

đã bàn về hai giai đoạn của CNCS và ông chỉ ra: Ở giai đoạn thấp của xã hộiCSCN là xã hội vừa thoát thai từ CNTB và về mọi phương diện vẫn cònmang dấu vết của xã hội cũ, nó chưa có thể thực hiện được công bằng vàbình đẳng, mặc dù nó không còn tình trạng người bóc lột người

Đến tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết”Lênin chỉ rõ, muốn xây dựng thành công chế độ xã hội XHCN, điều quyếtđịnh là tổ chức kiểm kê, kiểm soát hết sức chặt chẽ” và “nâng cao năng suấtlao động

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhất mạnh, xã hội tương lai là xã hội pháttriển toàn diện tự do của con người, là liên hiệp của những người tự do, trênthực tế đó chính là mô hình mục tiêu của xã hội hài hòa, bởi lẽ có thể thúcđẩy sự phát triển toàn diện loài người thực chất chính là một xã hội hài hòa,tương hỗ và bình đẳng

Xây dựng CNXH là một quá trình lâu dài và phải tiến hành từngbước Do đó, xây dựng xã hội hài hòa XHCN cũng sẽ là một quá trình lịch

sử tương đối dài Giống như xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, xây

Trang 14

dựng xã hội hài hòa XHCN là một quá trình phấn đấu không chỉ của vài thế

hệ, thậm chí là hàng chục thế hệ kiên trì phấn đấu không mệt mỏi, mới cóthể đạt tới trạng thái cao nhất của xã hội xã hội hài hòa là CNCS

1.1.3 Bản chất của chủ nghĩa xã hội hài hòa là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc

Trong quá trình cách mạng và xây dựng đất nước, ĐCS Trung Quốckhông ngừng tìm tòi, xây dựng lý luận CNXH đặc sắc Trung Quốc Tại Hộinghị TW 6 khóa XVI của Đảng cộng sản Trung Quốc đã chỉ rõ: “Hài hòa xãhội là thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc’’ Đây là

sự phát triển và nâng cao nhận thức của ĐCS Trung Quốc về bản chất củaCNXH, cho thấy nhận thức của Trung Quốc về quy luật xây dựng CNXHđặc sắc Trung Quốc đã đạt tới tầm cao mới

Việc kết hợp nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin với thựctiễn cụ thể của Trung Quốc, ĐCS Trung Quốc đã giành được những thắnglợi của cách mạng chủ nghĩa dân chủ mới, xây dựng một nhà nước trungQuốc mới do dân làm chủ, xây dựng chế độ XHCN, là tiền đề chính trị choviệc xây dựng một xã hội khá giả toàn diện, một xã hội hài hòa XHCN

Hội nghị TW 3 khóa XI của ĐCS Trung Quốc (12-1978) là sự kiện có

ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với Trung Quốc Tại đây, ĐCS với sự lãnh đạođổi mới cải cách mở cửa, tổng kết những trải nghiệm, mất mát, đã tạo rabước ngoặt lịch sử trong nhận thức và thực thi hữu hiệu việc mở cửa pháttriển kinh tế, đi vào nền KTTT Tại hội nghị này, tập thể lãnh đạo thế hệ thứhai mà đại diện là Đặng Tiểu Bình đã vạch ra đường lối cải cách kinh tế xãhội, lấy xây dựng kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, thay cho đấu tranh giaicấp, chính trị liên miên Đó chính là sự nhận thức đúng đắn về con đường tấtyếu theo quy luật kinh tế là phải mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài,

Trang 15

phát triển kinh tế theo thể chế KTTT, chính điều này đã quyết định sựchuyển mình lịch sử của Trung Quốc

Lý luận Đặng Tiểu Bình chính là sự phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin

ở Trung Quốc trong thời kỳ hội nhập mở cửa, đó cũng chính là sự phát triển

tư tưởng Mao Trạch Đông về con đường phát triển của Trung Quốc, dựatrên thực tiễn đất nước Trung Quốc thời kỳ đó [6, 56]

Đại hội Đảng XII năm 1987 đã đề ra đường lối chiến lược của Đảngtrong giai đoạn đầu XHCN: đoàn kết và lãnh đạo nhân dân các dân tộc toànquốc, lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản,kiên trì cải cách mở cửa, phấn đấu nỗ lực đưa Trung Quốc tiến lên hiện đạihóa XHCN văn minh, dân chủ, giàu mạnh Đại hội XIII đã đưa “giàu mạnh,dân chủ, văn minh” trở thành mục tiêu phấn đấu để xây dựng CNXH đặc sắcTrung Quốc Năm 1986, Trung Quốc chính thức đưa ra cục diện xây dựnghiện đại hóa XHCN, tập trung phản ánh nhận thức mới của thế hệ lãnh đạothứ hai về cục diện tổng thể hiện đại hóa CNXH đặc sắc Trung Quốc

Từ sau hội nghị TW 4 khóa XIII, tập thể lãnh đạo ĐCS Trung Quốc

mà đại diện là Giang Trạch Dân, tiếp tục đi sâu nghiên cứu và thúc đẩy xâydựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, đưa ra cương lĩnh xây dựng kinh tế, chínhtrị và văn hóa XHCN ĐCS Trung Quốc nhấn mạnh: cần nhìn từ mục tiêuxây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc làm điểm xuất phát để quy hoạchchiến lược tổng thể, đề ra cương lĩnh phát triển kinh tế, chính trị và văn hóacủa CNXH đặc sắc Trung Quốc, phát triển hài hòa văn minh vật chất, vănminh chính trị và văn minh tinh thần; đồng thời thúc đẩy phát triển toàn diệncon người và sự tiến bộ toàn diên của xã hội Hội nghị TW 6 khóa XVI đề ranhiệm vụ chiến lược xây dựng xã hội hài hòa XHCN, cho ta thấy, bố cụctổng thể của sự nghiệp xây dựng hiện đại hóa XHCN đặc sắc Trung Quốc

mà Đảng cộng sản đang hướng tới: xây dựng kinh tế thị trường XHCN và

Trang 16

xây dựng xã hội hài hòa XHCN Trong bố cục tổng thể này, xây dựng xã hộihài hòa XHCN có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, bởi lẽ “hài hòa xã hội

là thuộc tính bản chất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” Nói cáchkhác, xã hội không hài hòa thì không thể xây dựng CNXH đặc sắc TrungQuốc

Như vậy, từ khi cải cách mở cửa, với việc kiên trì nắm vững tưtưởng chỉ đạo “thế nào là chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưthế nào” Đảng cộng sản Trung Quốc đã không ngừng làm sâu sắc thêm nhậnthức về CNXH đặc sắc Trung Quốc Đó là một quá trình đúc rút và pháttriển những lý luận về kinh nghiêm thực tiễn Từ quan điểm: nghèo khókhông phải là CNXH, phân hóa hai cực cũng không phải là CNXH, đếnquan điểm CNXH là xã hội toàn diện khá giả, không có dân chủ là không cóCNXH, xã hội XHCN là xã hội có nền văn minh tinh thần ở trình độ cao…

Và đến nay, trong tình hình mới, ĐCS Trung Quốc lại đưa ra quan điểm:CNXH đặc sắc Trung Quốc phải là một xã hội hài hòa XHCN Đây đượcxem là nhiệm vụ trong đại chiến lược của toàn Đảng toàn dân Đây chính làmột bước tiến mới trong nhận thức của ĐCS về CNXH đặc sắc Trung Quốc

Quan điểm phát triển khoa học là tư tưởng chỉ đạo sự phát triển kinh tế

xã hội của Trung Quốc, là chỉ đạo đối với xây dựng xã hội hài hòa XHCN.Yêu cầu bản chất của việc xây dựng xã hội hài hòa là xử lý đúng đắn nhữngmâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, trong khi bản chất của quan điểm phát triểnkhoa học là lấy con người làm gốc, tức là thực hiện mục tiêu phát triển toàndiện con người, không ngừng thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhândân, đảm bảo quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa của người dân Quan điểmphát triển khoa học nhấn mạnh phát triển vì con người, toàn diện, nhịp nhàng

và bền vững, đó cũng chính là quy luật cơ bản cần tuân theo trong xây dựng xãhội hài hòa XHCN Muốn xây dựng xã hội hài hòa XHCN cần phải quán triệt

Trang 17

thực hiện quan điểm phát triển khoa học, vì mục tiêu của sự phát triển khoa học

là thực hiện sự phát triển hài hòa giữa con người, xã hội và tự nhiên Ra sứcxay dựng văn minh vật chất và văn minh tinh thần, văn minh chính trị như làtiền đề để xây dựng xã hội hài hòa XHCN

Xã hội ổn định, hài hòa chính là đảm bảo quan trọng đồng thời cũng làmục tiêu của việc xây dựng xã hội khá giả Bởi lẽ mục tiêu của xã hội toàndiện khá giả mà Trung Quốc đang hướng tới, là nâng cao mức sống của ngườidân đạt trình độ “khá giả”, phát triển hơn nữa nền kinh tế, kiện toàn hơn nữadân chủ xã hội, tiến bộ hơn nữa về khoa học kỹ thuật, văn hóa cùng thêmphồn vinh và xã hội càng thêm hài hòa Trong mục tiêu tổng thể xây dựng xãhội toàn diện khá giả, “xã hội càng thêm hài hòa” có vị trí vô cùng quan trọng

Thứ hai, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu không thể cưỡng lại Tuy nhiên

xu thế này diễn ra khá phức tạp Khoảng cách giữa các quốc gia phát triển vàcác quốc gia đang phát triển tiếp tục mở rộng Trung Quốc đã ra nhập WTO,tạo điều kiện cho Trung Quốc vốn ngoại tệ, khoa học công nghệ cao và kinhnghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển để tiến hành hiện đại hóa đất

Trang 18

nước Trung Quốc cho rằng, toàn cầu hóa “vừa có họa vừa có phúc” nhưng

“phúc” lớn hơn “họa” và nếu biết cách thì có thể “biến họa thành phúc”

Thứ ba, xu thế đa cực hóa thế giới đã ngày càng rõ nét Sự nổi lên củaTrung Quốc trong những năm gần đây có ảnh hưởng lớn tới khu vực và thếgiới Hiện nay Trung Quốc đã có quan hệ đối tác chiến lược với tất cả cácnước lớn trên thế giới, hòa nhập sâu hơn vào hệ thống quốc tế trên các lĩnhvực an ninh, chính trị, kinh tế…

Thứ tư, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ Cuộc cách mạng khoahọc kỹ thuật thế kỷ 20 mà đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin vàcông nghệ sinh học có sự phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu sắc hơnbất cứ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nào trước đây Với tính chất toàncầu hóa, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này đãchắp cánh cho nhiều thành tựu Trung Quốc trong quá trình cải tiến sức sảnxuất, nâng cao trình độ phát triển

Xuất phát từ thực tế đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận định đây

là thời cơ quan trọng mà Trung Quốc cần nắm bắt để đẩy nhanh công cuộchiện đại hóa đất nước, xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, trong đó xâydựng xã hội hài hòa là một nội dung quan trọng Trung Quốc đã đề ra một

kế hoạch phát triển dài hạn, trong 20 năm đầu thế kỷ XXI “xây dựng toàndiện xã hội khá giả”, trong đó “xây dựng xã hội hài hòa XHCN” là một nộidung quan trọng trên con đường xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc,nhằm xây dựng Trung Quốc thành một nước XHCN giàu mạnh, dân chủ,văn minh và hài hòa

1.2.2 Tình hình trong nước

Trong nước,sau khi cải cách mở cửa thì nhận thức của ĐCS TrungQuốc về quy luật cầm quyền của Đảng, về quy luật xây dựng XHCN, quyluật về sự phát triển chung của xã hội loài người cũng ngày càng thêm sâu

Trang 19

sắc, đồng thời lý luận xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc đã không ngừngđược hoàn thiện Đến nay Trung Quốc đã thực hiện thắng lợi bước thứ nhất

là bước thứ hai của chiến lược “ba bước” Sức sản xuất, sức mạnh tổng hợpcủa đất nước, mức sống của người dân đã có sự tăng trưởng vượt bậc Bênhcạnh đó bước vào thế kỷ mới, Trung Quốc đã đạt được những bước đột phámang tính lịch sử trong sự nghiệp cải cách mở cửa, bước đầu hình thành thểchế KTTT xã hội chủ nghĩa, cơ bản hình thành mở cửa đối ngoại với khuvực và thế giới Những thành tựu đạt được trong những năm cải cách và pháttriển đã tạo ra cơ sở vững vàng về kinh tế, chính trị và tinh thần để TrungQuốc có thể đẩy nhanh nhịp độ cải cách, hiện đại hóa đất nước trong bốicảnh quốc tế mới

Song quá trình cải cách và phát triển đã dẫn tới sự phân tầng xã hội

và hình thành quan hệ lợi ích giữa các giai tầng xã hội, đòi hỏi phải cónhững giải pháp điều hòa lợi ích, giải quyết mâu thuẫn, ngăn chặn xung độttrong xã hội

Có thể thấy từ sau khi cải cách mở cửa đã xuất hiện một số “nhân tốkhông hài hòa”, đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn sự ra đời của lý luận

“xã hội hòa hòa XHCN” Trung Quốc, cụ thể như sau:

- Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền ở Trung Quốc vàchênh lệch lớn trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và sự pháttriển không đồng đều giữa các vùng, miền ở Trung Quốc; sự chênh lệch lớntrong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư;

+ Sự mất cân bằng giữa thành thị và nông thôn Trung Quốc còn biểuhiện trên nhiều phương diện khác nhau như sự chệnh lệch về xây dựng cơ sở

hạ tầng và các sự nghiệp xã hội như giáo dục, y tế Mức độ đô thị hóa năm

1978 là 17,91% đến năm 2002 là 39,1%.Tuy nhiên, mức độ đô thị hóa cònchậm so với mức độ tăng trưởng công nghiệp Mặt khác, các đô thị chủ yếu

Trang 20

tập trung ở các đô thị miền Đông, ven các con sông lớn, mức độ đô thị hóađạt gần 40%, còn các vùng miền Tây thậm chí không vượt quá 30% [2,5].

+ Bên cạnh đó, khoảng cách giàu nghèo giữa các thành viên trong xãhội ngày càng mở rộng Trung Quốc là nước có diện tích lớn, dân số đôngnền kinh tế phát triển không đồng đều, do số lượng người nghèo đói còntương đối lớn

Khoảng cách về thu nhập giữa các thành viên trong xã hội liên tục mởrộng Trước khi cải cách, tồn tại chủ yếu trong vấn đề phân phối thu nhậpcủa Trung Quốc là chủ nghĩa bình quân Trong thời kỳ cải cách, tồn tại này

đã bị phá bỏ, sự thay đổi thu nhập đã kích thích tính tích cực của người dân.Tuy nhiên, cũng với việc phá bỏ chủ nghĩa bình quân thì lại xuất hiệnkhoảng cách về chênh lệch giàu nghèo, đặc biệt là giữa dân cư thành thị vànông thôn Ngoài khoảng cách về thu nhập giữa cư dân thành thị và cư dânnông thôn; giữa cư dân các khu vực khác nhau; giữ người lao động trí óc vàlao động chân tay; giữa các ngành về và các lĩnh vực khác nhau cũng liêntục mở rộng

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng

Cùng với quá trình cải cách mở cửa, các mâu thuẫn lợi ích ngày càngnổi cộm Những mâu thuẫn xã hội đa phần là liên quan đến những lợi íchthiết thân của người dân không được giải quyết hợp lý Ví dụ như: vấn đềbảo hiểm xã hội, vấn đề việc làm, vấn đề trưng dụng đất đai…

Hàng năm ở các thành phố và thị trấn Trung Quốc, số lao động mớitrường thành cộng với số thất nghiệp đến con số 24 triệu người, bằng dân sốcủa một nước trung bình, những mỗi năm Trung Quốc chỉ tạo ra được 9 triệuviệc làm mới

- Môi trường sinh thái ô nhiễm nghiêm trọng

Một trong những mặt trái của phát triển kinh tế thần kỳ Trung Quốcvới mức tăng trưởng xấp xỉ 10%/năm là vấn đề ô nhiễm môi trường ngàycàng nặng nề, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và hậu quả tiềm tàng

Trang 21

cho nền kinh tế sau này Tính trạng ô nhiễm không khí và sự thoái hóa môitrường ở Trung Quốc đang ngày càng trầm trọng hơn Giới chuyên môn chorằng, nếu không giải quyết được các hậu quả nghiêm trọng do môi trườnggây ra, không chỉ Trung Quốc mà cả Châu Á cũng bị đe dọa

- Tình trạng tham nhũng

Hầu hết những vấn đề “không hài hòa” nói trên cho là do sự bất côngcủa xã hội với nguồn gốc sâu xa xuất phát từ nạn tham nhũng của các quanchức Vì vậy, chìa khóa để xây dựng một xã hội hài hòa là khôi phục côngbằng xã hội Nhưng công bằng xã hội sẽ không thể được khôi phục nếukhông triệt tận gốc nạn tham nhũng Điều này có ý nghĩa quyết định đối với

sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc Chủ tịch Hồ Cẩm Đào từng nói, Đảng vàNhà nước chúng ta sẽ diệt vong nếu nạn tham nhũng trong các quan chứckhông được ngăn chặn có hiệu quả

Có thể nói, tham nhũng diễn ra ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, đặcbiệt là trong ngành xây dựng cơ bản Nó cũng xuất hiện trong mọi cấp lãnhđạo, mọi tổ chức cá nhân quyền lực và tài chính, từ cán bộ TW đến cán bộlàng xã, đặc biệt là những người làm công tác pháp luật, lĩnh vực được coi làthành trì bảo vệ luật pháp và công bằng xã hội Nguyên nhân của những vụtham nhũng ở Trung Quốc ngày càng đa dạng phức tạp, liên quan đến tiềnbạc chức quyền, đạo đức với những thủ đoạn ngày càng tinh vi

Xây dựng xã hội hài hòa XHCN chính là sự phát triển và nâng caonhận thức của Đảng cộng sản Trung Quốc về bản chất của chủ nghĩa xã hội.Đây là sản phẩm của sự kết hợp giữa những quan điểm của các nhà tư tưởngđông tây với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và hoàn cảnh thực tiễn cụthể của Trung Quốc Cũng cần nhấn mạnh rằng, xây dựng xã hội hài hòaXHCN là một phần trong quá trình xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, xâydựng xã hội toàn diện khá giả Chủ trương xây dựng “xã hội hài hòa” là hoàntoàn phù hợp với sự phát triển của lịch sử và nguyện vọng của nhân dân Trung

Ngày đăng: 05/07/2017, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w