1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phú Thuận (Luận văn tốt nghiệp)

66 193 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 17,32 MB

Nội dung

Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phú Thuận (Luận văn tốt nghiệp)Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phú Thuận (Luận văn tốt nghiệp)Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phú Thuận (Luận văn tốt nghiệp)Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phú Thuận (Luận văn tốt nghiệp)Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phú Thuận (Luận văn tốt nghiệp)Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phú Thuận (Luận văn tốt nghiệp)Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phú Thuận (Luận văn tốt nghiệp)Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phú Thuận (Luận văn tốt nghiệp)Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phú Thuận (Luận văn tốt nghiệp)Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phú Thuận (Luận văn tốt nghiệp)Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Phú Thuận (Luận văn tốt nghiệp)

Trang 1

Thane Lone

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC THANG LONG

-o00 -

KHOA LUAN TOT NGHIEP DE TAI:

PHAN TICH TINH HINH TAI CHINH

CONG TY TNHH PHU THUAN

SINH VIEN THU'C HIEN : NGUYEN NGOC BICH

MA SINH VIEN : A20122

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-==0(O -

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP DE TAI:

PHAN TICH TINH HINH TAI CHINH

CONG TY TNHH PHU THUAN

Giáo viên hướng dẫn : T.s Trần Đình Toàn

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bích

Mã sinh viên : A20122

Chuyên ngành : Tài Chính

Trang 3

LOI CAM ON

Với tất cả lòng biết ơn chân thành nhất, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Trần Đình Toản - người đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp tác

giả hoàn thành khóa luận này Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quan trọng và bô ích

Bên cạnh đó, tác giả cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Thăng Long cũng như các phòng ban trong trường đã luôn tạo điều kiện cho tác giảcó một môi

trường học tập tốt nhất đê có cơ hội được nghiên cứu học tập cũng như vui chơi bô ích

Xin gửi lời cám ơn đến các cô, chú, anh chị ở Công ty TNHH Phú Thuận đã tạo

điều kiện cho tác giả được tiếp xúc thực tế, được học hỏi nhiều điều mới cũng như tạo

điều kiện thuận lợi, giúp đỡ trong suốt thời gian hoàn thành luận văn

Do kiến thức và khả năng lý luận còn có hạn nên khóa luận vẫn còn những thiếu sót nhất định Tác giả mong nhận được những ý kiến đánh giá cũng như góp ý của các

thầy cô giáo đê khóa luận được hoàn thiện hơn

Cuối cùng tác giả xin kính chúc các thầy cô giáo và Ban lãnh đạo trường Đại học

Thăng Long dồi dào sức khỏe để có thê công tác tốt, tiếp tực sự nghiệp trồng người

của mình

Xin chan thanh cam on !

Ha Noi ngay 28 thang 03 nam 2015

Sinh vién

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ

trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!

Sinh viên

Trang 5

MỤC LỤC

CHUONG 1 COSO LY LUAN VE PHAN TICH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÚA:DOANH NGHI essssccesscsce sacs ceca cs ree cases casera 1

1.1 Khai niém, vai trò của tài chính doanh nghiệp - -« «<< «« 1

1.2 Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp .-. - 1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp .- «- 12.2 Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp - 12.3 VY RGNG xccasncsmmusunrernnee ance n eG ERNST EATS 1.2.4 Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3 Nguồn thông tin để phân tích tài chính doanh nghiệp P31 TRORE HN DEN BZOA DOAK NQNIED seaay¿aaaddagiiadioaoeaarrgaakodoaeaaagaid 1.3.2 Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp - SCN AON A CÓ 3® RA OH OR ND

1.3.3 Các phương pháp phán tích tài chính doanh nghiệp 1.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính .- «<< s< «se s< sess< se se 11

1.4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh -eecs=sse-c-e Ld

1.4.2 Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn LL

1.4.3 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính Í-3

1.5 Các yếu tô ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 19 1.5.1 Yếu tổ khách quan 25 ©5szs+cs>sesrsesecszseesrsesece.ece ÍƠ

192, Veto Chil Gua wens accumsan

CHUONG 2 TINH HINH HOAT DONG TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY TNHH PHU THUAN .cccccccssssscscssscsesesescscsesesesesescsesesesescsesceceesesesesescecseseseseseececeesesees 23 2.1 Tống quan về công ty TNHH Phú Thuận -. - -s-e«- 2⁄3

2th, TGIGEMHEICNIITE VECONBIfTsuaweasasaeoadsloaaaasanaoaasesvsaed 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Phú Thuận 23

2.1.3 Cơ cấu tô chức của Công ty TNHH Phú Thuận 4

Trang 6

2.3 Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Phú Thuận giai đoạn 2011-2013 ZS: 23.2 CHUONG 3 Jl 3.1.1 Su: S13: S14, 3.1.5 3.1.0, S47

Phân tích tình hình biên động tài sản, nguHỐn VỐN

Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng tài chính

Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính . -

Quan tri tién NAL oc cecccccceccccceeececececeseececcecscuececececeueececceaecseceeeseaeseeseeeees DiifiiTffffTI'NATID TftiRITKIIseiaeecetoicsoiroreeiroiitE0tSifIgiiOklE0ifitifffitfrHSIEGEAEABAPArVS

Cung trị khionH Phái ĐHH-:sygttoacgrotrrtrvggitotoW06 6800002800304 Sư dụng tdi SAN NICU QHẢ 5-5 Sc cv ve Cơ cầu Lai NQUON VON 5-52 5552 S2 S22 S2 SE+S2 SE SE SE £E+EEEE+Exertsrsxecred

ID HOT GIIE: HỆ àugttt0icikiGi000610416560001006/40940000616036600000006i366000004960900000000966336

“ e.s.s.ess.ss.ssssssssssssessesessssesesesseseseesessesesesesdeseseseseseeseseseeesesssse

wee 29 3/7

Trang 7

DANH MUC BANG BIEU, DO THI

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013

Bảng 2.2 Tình hình biến động tài sản giai đoạn 201 1-2013 -

Bảng 2.3 Tình hình biến động nguồn vốn giai đoạn 201 1-2013

Bảng 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán giai đoạn 2011-2013

Bảng 2.5 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động - 5- + << << «2 Bảng Z6 Các chitiÊu đánh già KHẢ ñữHg SINH TÒI, cacoconnoioodoooaaoooaadoaooaooa Biêu đồ 2.1 Tình hình TSNH của công ty qua các năm . 2552

Biêu đồ 2.2 TSDH qua các năm . + 2£ 2 s2 #22 S2 E+E£ e£EzSexzsexezzzs

Trang 9

LOI MO DAU 1 Ly do chon dé tai

Với mọi nên kinh tế, các doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng đê thúc đây sự phát triên bền vững Tại Việt Nam, môi trường kinh doanh ngày cảng được mở rộng, đây là cơ hội lớn cho mỗi doanh nghiệp trên thị trường nâng cao vị thê,

tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên, việc mở rộng cũng chịu ảnh hưởng của nên kinh tế thế giới có thê gây ra những biến động không tốt đặcbiệt trong thời gian gần đây.Chính vi

vậy, doanh nghiệp cần tích cực trong việc tìm ra hướng đi đúng đắn, tạo được sức

mạnh cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, tạo được sự vững mạnh tài chính và

đảm bảo đời sống cho người lao động cũng như đảm bảo nghĩa vụ kinh tế đối với Nhà nước

Từ đó, mọi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn thấy được những điêm yếu kém đê khắc phục vả nâng cao hiệu quả của hoạt động sản

xuất kinh doanh đều cần phải tiên hành phân tích tài chính dựa trên báo cáo tải chính

hàng năm Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, doanh nghiệp có thê rút ra

những kinh nghiệm quý báu, từ đó hạn chế được việc đưa ra những quyết định sai lầm

trong tương lai để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp Ngoài ra, những thông tin từ việc phân tích tài chính còn được các nhà đầu tư hay các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng đề nhằm có cái nhìn tông quát nhất, đúng đắn nhất trước khi ra các quyết định đầu tư hay những chính sách điều chỉnh vĩ mô nền kinh tê

Qua việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phân tích tài chính trong doanh nghiệp, tác giả đã chọn “Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH

Phú Thuận” trong giai đoạn 2011-2013 làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

- Phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra và giải thích được

những nguyên nhân về sự biến động tài chính giai đoạn 2011-2013, chỉ ra những thuận

lợi, khó khăn, ưu điểm và hạn ché về tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính hiện tại cho doanh

nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính Công ty TNHH Phú Thuận

- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích các vấn đề tài chính của công ty TNHH Phú

Trang 10

4 Tong quan nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả đã tham khảo một số tài liệu trên

mạng internet, một số khóa luận và sách giáo khoa với đề tài liên quan đến phân tích

tình hình tải chính để có thê hoàn thành tốt bài khóa luận Tuy nhiên do thời gian có

hạn nên tác giả nêu ra những đánh giá tông quan thu được từ những tài liệu tiêu biêu như sau:

Tài liệu trên mạng ¡Internet là tài liệu từ một SỐ trang web như vietfin.net,

123doc.org chủ yếu cung cấp thông tin về những nghiên cứu kinh tế trong thời gian

gần đây, đa phần cung cấp thông tin về thị trường tại chính hiện tại cũng như xu hướng

phát triên của doanh nghiệp Về mặt phân tích tài chính, những tài liệu trên phân tích

khá dàn trải, và thực chất là không thê đảm bảo chính xác hoàn toàn Tuy nhiên các lý

thuyết đưa ra khá phức tạp và mang tính chuyên môn rất cao nên bản thân tác giả khi

nghiên cứu chưa thê hiệu hết được và quá trình tham khảo cần có chọn lọc

Cuốn “Tài chính doanh nghiệp - Lý thuyết và thực hành” cung cấp lý thuyết tài chính vô cùng chỉ tiết, mang tính chính xác cao, ngoài ra sách còn cung cấp thêm phần

thực hành đề người đọc có thê thực hiện các bước phân tích được tốt hơn

Với hai bài KLƯTN của Nguyễn Hữu Lâm và Nguyễn Thị Ngọc, hai bài có cách phân tích khá giống nhau Các phương pháp phân tích được sử dụng trong cả hai bài là phương pháp tỉ số, phương pháp so sánh, phương pháp Dupont Nội dung chính của phần phân tích tình hình tài chính là phân tích báo cáo tài chính, bảng CĐKT, bảng luân chuyên tiền tệ và các chỉ tiêu kinh tế:

- - Chi tiêu đánh giá khả năng thanh toán - - Chi tiêu khả năng quản lí tài sản - Chi tiéu khả năng sinh lời - Chi tiéu khả năng thanh toán

Từ những tài liệu tham khảo trên, tác giả đã thu thập được nhiều thông tin hữu ích cho bài khóa luận của mình Trong bài khóa luận tác giả sẽ thay thê phương pháp tỷ số bằng phương pháp mô hình Z-score đê phân tích tài chính cho doanh nghiệp Ngoài ra tác giả sẽ phân tích sâu hơn về mô hình Dupont trong danh sách các phương pháp đã được liệt kê Việc tham khảo tài liệu sẽ giúp tác giả thực hiện bài khóa luận

được tốt hơn

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài

Trang 11

học cùng với thông tin thu thập từ thực té, mạng xã hội và các tài liệu tham khảo

khác

6 Kết cầu của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chính của khóa luận được chia thành ba

chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương 2:Tình hình hoạt động tài chính của Công ty TNHH Phú Thuận

Trang 12

CHUONG 1:

CO SO LY LUAN VE PHAN TICH TINH HINH TAI CHINH CUA DOANH NGHIEP

Ở chương này, tác giả đưa ra cái nhìn tông quan về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, nguồn thông tin số liệu cũng như những cơ sở lý thuyết sẽ được sử dụng đề phân tích sâu về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong chương 2 Cơ sở lý thuyết cụ thê như sau:

1.L Khái mệm, vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.1.1, Khai nigm

Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có vốn tiền tệ ban đầu

để xây dựng, mua sam các tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, trả lương, khen thưởng,

cải tiến kỹ thuật Việc chi dùng thường xuyên vốn tiền tệ đòi hỏi phải có các khoản

thu để bù đắp tạo nên quá trình luân chuyên vốn Như vậy trong quá trình luân chuyên

vốn tiền tệ đó doanh nghiệp phát sinh các mối quan hệ kinh tế Những quan hệ kinh tế

đó bao gồm:

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước

Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện các nghĩa

vu tai chính đối với nhà nước (nộp thuê cho ngân sách nhà nước) Ngân sách nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước và có thê cấp vốn với công ty liên doanh hoặc cỗ phần (mua cô phiêu) hoặc cho vay (mua trái phiếu) tuỳ theo mục đích yêu cầu quản lý

đối với ngành kinh tế mà quyết định tỷ lệ góp vốn, cho vay nhiều hay ít

Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác

Từ sự đa dạng hoá hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường đã tạo ra các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác (doanh nghiệp cô phần hay tư nhân); giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, người cho vay, với người bán hàng, người mua thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, giữa các doanh nghiệp bao gồm các quan hệ thanh toán

tiền mua bán vật tư, hàng hoá, phí bảo hiêm, chỉ trả tiền công, cô tức, tiền lãi trái

phiêu; giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tô chức tín dụng phát sinh trong quá trình doanh nghiệp vay và hoàn trả vốn, trả lãi cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng

Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

- Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng và tô

đội sản xuất trong việc nhận và thanh toán tạm ứng, thanh toán tài sản

- Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng,

Trang 13

Những quan hệ kinh tế trên được biêu hiện trong sự vận động của tiền tệ thông

qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy thường được xem là các quan hệ

tiền tệ Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế

độc lập, là chủ thê trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ánh rõ nét mối liên hệ giữa tài

chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính nước ta

Như vậy có thê hiệu:

“Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”

1.1.2 Vai tro

Vai trò của tài chính doanh nghiệp được ví như những tế bào có khả năng tái tao, hay còn được coi như “cái gốc của nên tài chính” Sự phát triên hay suy thoái của sản xuất- kinh doanh gắn liền với sự mở rộng hay thu hẹp nguồn lực tài chính Vì vậy vai trò của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động, thậm chí có thê là tiêu cực đối với kinh doanh trước hết phụ thuộc vào khả năng, trình độ của người quản lý; sau đó nó còn phụ thuộc vảo môi trường kinh doanh, phụ thuộc vào cơ chế quản lý

kinh tế vi mô của Nhà nước

Song song với việc chuyên sang nên kinh tế thị trường, Nhà nước đã hoạch định

hàng loạt chính sách đổi mới nhằm xác lập cơ chế quản lý năng động như các chính sách khuyến khích đầu tư kinh doanh, mở rộng khuyến khích giao lưu vốn Trong điều kiện như vậy, tài chính doanh nghiệp có vai trò sau:

Công cụ huy động đây đủ và kịp thời các nguôn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đề thực hiện mọi quá trình sản xuất kinh doanh, trước hết các doanh nghiệp phải có một yếu tổ tiền đề - đó là vốn kinh doanh

Trong cơ chế quản lý hành chính bao cấp trước đây, vốn của các doanh nghiệp

nghiệp Nhà nước được nhà nước tài trợ hầu hết Vì thế vai trò khai thác, thu hút vốn

không được đặt ra như một nhu cầu cấp bách, có tính sống còn với doanh nghiệp Chuyên sang nền kinh tế thị trường đa thành phần, các doanh nghiệp Nhà nước

chỉ là một bộ phận cùng song song tồn tại trong cạnh tranh, cho việc đầu tư phát triển

những ngành nghề mới nhằm thu hút được lợi nhuận cao đã trở thành động lực và là

một đòi hỏi bức bách đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, khi đã có nhu cầu về vốn, thì nảy sinh vấn đề cung ứng vốn Trong

điều kiện đó, các doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện và khả năng đề chủ động khai thác

thu hút các nguồn vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh và

Trang 14

1.1.2.1 Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả

Cũng như đảm bảo vốn, việc tô chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu

quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triên của doanh nghiệp.Trong điều kiện của nên kinh tế thị trường, yêu cầu của các quy luật kinh tế đã đặt ra trước mọi doanh nghiệp những chuân mực hết sức khắt khe, sản xuất không phải với bất kì giá

nào Trong nên kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp đều phản ánh băng các chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu tài chính, bằng các số liệu của kế toán và bằng tổng tài sản Với đặc điêm nảy, người cán bộ tài chính có khả năng phân

tích, giám sát các hoạt động kinh doanh đề một mặt phải bảo toàn được vốn, mặt khác

phải sử dụng các biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao khả năng sinh lời của

vốn kinh doanh

1.1.2.2 Don bầy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh

Khác với nên kinh tế tập trung, trong nền kinh tế thị trường các quan hệ tài chính

doanh nghiệp được mở ra trên một phạm vi rộng lớn Đó là những quan hệ với hệ

thống ngân hàng thương mại, với các tô chức tài chính trung gian khác, các thành viên

góp vốn đầu tư liên doanh và những quan hệ tài chính trong nội bộ doanh

nghiệp Những quan hệ tài chính trên đây chỉ có thê được diễn ra khi cả hai bên cùng có lợi và trong khuôn khô của pháp luật Dựa vào khả năng này, nhà quản lý có thê sử dụng các công cụ tài chính như đầu tư, xác định lãi suất, tiền lương, tiền thưởng đê

kích thích tăng năng suất lao động, kích thích tiêu dùng, kích thích thu hút vốn nhằm

thúc đây sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh

1.1.2.3 Giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Tình hình tài chính doanh nghiệp là tắm gương phản ánh trung thực nhất mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Thông qua các chỉ tiêu tài chính như:

hệ số nợ, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu các thành phần vốn có thê dễ

dàng nhận biết chính xác thực trạng tốt, xấu trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh

Đề sử dụng có hiệu quả công cụ kiêm tra tài chính, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, xây dựnghệ

thống các chỉ tiêu phân tích tài chính và duy trì nề nếp chế độ phân tích hoạt động kinh

tế của doanh nghiệp

1.2 Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Trang 15

“Phân tích tải chính là tông thê các phương pháp được sử dụng đê đánh giá tình

hình tải chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lí đưa ra được quyết định quản lí chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới

những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định

phù hợp với lợi ích của chính họ.” [3,Tr.5]

122 Mục dích của phân tích tài chính doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thê

tác động liên hoàn với nhau Bởi vậy, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp, đê từ đó đưa ra những quyết định cho phù hợp

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đạt được các mục đích sau:

- Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá

số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cỗ tức hoặc tiền lãi Vì

các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và rủi

ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp

- Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triên doanh nghiệp trong tương lai

Phân tích tình hình tài chính giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty và có kế hoạch phát triên công ty trong tương lai

12.3 Ý nghĩa

Phân tích tài chính làm giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và những trực

giác trong kinh doanh, góp phần làm giảm bớt tính không chắc chắn cho các hoạt động

kinh doanh, cung cấp những cơ sở mang tính hệ thống và hiệu quả trong phân tích các hoạt động kinh doanh và cũng giúp kết nối và có vấn đầu tư cho chính doanh nghiệp của mình thông qua sự phân tích và đánh giá các dự án hay kế hoạch

Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng đề xác định giá trị kinh tế, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định phù

Trang 16

- Đối với doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp giúp đánh giá kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả thực hiện các biện pháp tài chính đã đặt ra,

xác định tiềm năng phát triên của doanh nghiệp cần khai thác, xác định những điểm

hạn chế cần khắc phục, hoàn thiện Từ đó giúp nhà quản trị điều hành hoạt động sản

xuất kinh doanh, lập kế hoạch cũng như tô chức huy động vốn, lựa chọn phương án đầu tư, chiến lược kinh doanh phù hợp

- Đối với nhà đầu tư, việc phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ có cái nhìn chuẩn xác, tính toán được mức lợi nhuận hay những rủi ro có thê phát sinh trong quá trình đầu tư đê đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất

- Đối với nhà đầu tư tín dụng - những người cho doanh nghiệp vay vốn dé dap

ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ biết được

khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, đảm bảo tính an toàn trong cho vay

- Đối với nhân viên doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ có

định hướng việc làm ồn định, yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp tùy theo công việc được phân công

12.4 Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ của nhận thức các vẫn đề liên quan

đến tài chính của doanh nghiệp, trong quá trình tiễn hành phân tích sẽ thực hiện chức năng: đánh giá, dự đoán và điều chỉnh tài chính doanh nghiệp

1.2.4.1 Chức năng đánh giá

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyên dịch giá trị, các luồng vận

động của những nguồn lực tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các

quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh

các quỹ tiền tệ hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh trong khuôn khô của pháp luật Các luồng chuyên dịch giá trị, sự vận động của

các nguôn tài chính nảy sinh và diễn ra như thể nào, nó có tác động ra sao đến quá

trình kinh doanh, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, có yêu tố mang tính môi

trường, có yếu tố mang tính bên trong, có yêu tố bên ngoài nhưng cụ thê là những yêu tố nào, tác động đến sự dịch chuyên và vận động ra sao, gần với mục tiêu hay ngày

càng xa mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, có phù hợp với cơ chế chính sách và

pháp luật hay không là những vấn đề mà phân tích tài chính doanh nghiệp phải đưa ra

câu trả lời Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn hoạt động và các quỹ tiền tệ

của doanh nghiệp diễn ra như thế nào, tác động ra sao đến kết quả hoạt động kinh

doanh là những vấn đề phân tích tài chính doanh nghiệp phải làm rõ

Thực hiện trả lời và làm rõ những vấn đề nêu trên là thực hiện chức năng đánh

Trang 17

1.242 Chức năng dự đoán

Những quyết định và hành động trong tương lai phụ thuộc vào diễn biến kinh tế

xã hội và hoạt động của doanh nghiệp sẽ diễn ra trong tương lai Bản thân doanh

nghiệp cho dù đang ở trong giai đoạn nào của chu kì phát triển thì các hoạt động cũng

đều hướng tới những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này được hình thành từ nhận

thức về điều kiện, năng lực của bản thân cũng như diễn biến của tính hình kinh tế quốc tế, trong nước, ngành nghè và các doanh nghiệp khác cùng loại, sự tác động của các

yêu tố kinh tế xã hội trong tương lai Vì vậy, đê có những quyết định phù hợp và tô

chức thực hiện hợp lí, đáp ứng được mục tiêu mong muốn của các đối tượng quan tâm cần thấy tinh hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai Đó chính là chức năng dự đoán tài chính doanh nghiệp

1.2.4.3 Chức năng điều chỉnh

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế tải chính dưới hình thức phát sinh trong quá rình tiến hành các hoạt động.Hệ thống các quan hệ tài chính đó sẽ là bình thường nếu tất cả các mắt xích trong hệ thống đều diễn ra bình thường và đó là

sự kết hợp hài hòa các mối quan hệ.Tuy nhiên, những mối quan hệ kinh tế ngoại sinh, bản thân doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm khơng thê kiêm sốt và chỉ

phối toàn bộ Vì thế, đê kết hợp hài hòa các mối quan hệ, doanh nghiệp và các đối

tượng có liên quan phải điều chỉnh các mối quan hệ và nghiệp vụ kinh tế nội sinh

Muốn vậy, cần nhận thức rõ nội dung, tính chất, hình thức và xu hướng phát triển của

các quan hệ kinh tế tài chính có liên quan Phân tích tài chính doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm nhận thức được điều này

1.3 Nguồn thông tin để phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính có mục tiêu đưa ra những dự báo tài chính giúp cho việc ra quyết định về mặt tài chính và giúp cho việc dự kiến kết quả tương lai của doanh nghiệp nên thông tin sử dụng đề phân tích tài chính không chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải mở rộng sang các lĩnh vực, vì thế thông tin được dùng đề phân tích tài chính doanh nghiệp gồm có:

- Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp: là các thông tin về kinh tế, thuê, tiền tệ, các thông tin về nghành của doanh nghiệp

- Các thông tin bên trong doanh nghiệp: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh

1.3.1 Thông tin bên ngoài doanh nghiệp

Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp trong năm Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh

tê có tác động mạnh mẽ đên cơ hội kinh doanh, đên sự biên động của giá cả các yêu tô

Trang 18

đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phâm đầu ra, từ đó tác động đến hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng có lợi, hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận tăng và nhờ đó kết quả kinh doanh trong năm là khả quan Tuy nhiên khi những biến động của tình hình kinh

tế là bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì

vậy đê có được sự đánh giá khách quan và chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta phải xem xét cả thông tin kinh tế bên ngoài có liên quan

Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chung và các

thông tin liên quan khác sẽ đem lại một cái nhìn tông quát và chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp Thông tin theo ngành kinh tế đặc biệt là hệ thống chỉ

tiêu trung bình ngành là cơ sở tham chiếu đê người phân tích có thê đánh giá, kết luận

chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3.2 Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tải chính Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngồi, thơng tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thê đưa ra nhận xét, kết luận sát thực Tuy nhiên, thông tin kế toán là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp Phân tích tài chính

được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý

các báo cáo kề toán

Các báo cáo tài chính gồm có:

“+ Bang can đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một

doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tông hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả

(nguồn vốn) Thông qua nó cho phép ta nghiên cứu, đánh giá một cách tông quát tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triên

vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp Thông thường bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên phản ánh số

vốn đê hình thành tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp - Phần tài sản: Bao gồm có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tông quát về quy

mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng vốn của

doanh nghiệp

Trang 19

Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thê hiện các nguồn hình thành tài sản hiện có,

căn cứ vào đó có thê biết tỉ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn đồng thời phần nguồn vốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp

“+ Bao cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,

phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Nó

cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sự

dịch chuyên của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu và số

tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tông chỉ phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ đề vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sản

xuất kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm

1.3.3 Cac phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.3.1 Phương pháp so sảnh

Phương pháp so sánh là phương pháp nghiên cứu sự biến động và xác định độ biên động của các chỉ tiêu phân tích Các chỉ tiêu kinh tế muốn so sánh được phải đảm

bảo thống nhất về nội dung kinh tê, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất

về thời gian, về không gian và đơn vị đo lường Các dạng so sánh bao gồm:

So sánh tuyệt đối phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng sô tuyệt đối, các nhà so sánh sẽ thấy rõ được sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa

diém phân tích và điêm góc

So sánh bằng số tương đối sẽ giúp người nghiên cứu nắm rõ được kết cấu, tốc độ phát triên, mối quan hệ, mức độ phô biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế Trong phân tích tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng các loại tương đối sau:

So sánh với các số bình quân: khác với việc so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối, so sánh bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân

chung của tổng thể, của ngành, của khu vực Qua đó, các nhà nghiên cứu xác định

được vị trí hiện tại của doanh nghiệp (tiên tiền, trung bình, yêu kém)

Đề áp dụng phương pháp so sánh, các chỉ tiêu cần đảm bảo các điều kiện sau: - _ Thống nhất về mặt chất lượng, số lượng

- _ Phản ảnh cùng một nội dung kinh tế

Trang 20

Khi không so sánh bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thê so sánh bằng các chỉ tiêu

tương đối Vì trong phân tích có một số trường hợp các chỉ tiêu tuyệt đối k thê thực hiện được hoặc không mang ý nghĩa kinh tế nào cả, nhưng nếu so sánh bằng các chỉ

tiêu tương đối thì hoàn toàn có thể và cho phép phản ánh đầy đủ, đúng đắn sự kiện

nghiên cứu

Trong quá trình so sánh, phương pháp tỉ sô cũng được vận dụng lồng ghép dé quá trình phân tích chính xác và thuận lợi hơn Các tỉ số tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp Nhưng nhìn chung có 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:

- Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán

- Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

1.3.3.2 Phương pháp Dupomt

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng đề phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hình Dupont tích

hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán Trong phân tích tài

chính, người ta vận dụng mô hình Dupont đê phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thê phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất

định

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

(ROE) Do vốn chủ sở hữu là một phần của tông nguồn vốn hình thành nên tài sản,

nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tông tài sản Mối quan hệ này được thé

hiện bang mô hình Dupont như sau:

Trang 21

Vì vậy, mô hình Dupont có thê tiếp tục được triên khai chỉ tiết thành:

Lợi nhuậnròng Lợi nhuậnròng Doanhthu Tổng tài sản VCSH ” Doanhthu ` Tổng tài sản *_ VCSH Tổng tài sản = R OS x VQOTTS TT x — VCSH Hay, ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bây tài chính

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thê áp dụng một

số biện pháp làm tăng ROE như sau:

- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động

- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản Nâng cao SỐ vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cầu của tổng tài sản

- Tăng doanh thu, giảm chỉ phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn

đối với quản trị DN thê hiện ở chỗ có thê đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiên hành công tác cải tiễn tô chức

quản lý của doanh nghiệp

Từ mô hình này, ta cũng có thê thấy ảnh hưởng tới ROE là ROS, hiệu suất sử

dụng tài sản và tỷ trọng tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu.Công ty phải tìm những biện pháp để nâng cao khả năng sinh lời của quá trình sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng

1.3.3.3 Phương pháp phân tích hệ số đo lường sức khỏe tài chính Z-score

Sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp là yếu tổ quyết định sự tồn tại và phát

triên của doanh nghiệp đó Làm thé nao dé phat hién cac dau hiéu tri tré, suy thoái hay

thậm chí dẫn đến phá sản là mối quan tâm hang đầu của các nhà nghiên cứu về tài

chính doanh nghiệp Hệ số đo lường sức khỏe tài chính của doanh nghiệp Z-score có

thê giúp các nhà quản trị đánh giá rủi ro và dự đoán nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần

Trang 22

Chỉ sô Z-score bao gôm Š chỉ sô: AI = Vốn lưu động/Tồng tài sản

A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tông tài san A3 = EBIT/Tông tài sản

A4 = VCSH/Tông nợ

AS = Hiệu quả sử dụng tài sản

Tùy thuộc vào loại hình hoạt động của từng doanh nghiệp mà sẽ có những cơng thức tính tốn Z-score phù hợp

1.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính

1.4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi

nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp Do

đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi

hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu Từ đó tính được tốc

độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai Ngoài ra, qua việc phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, ta biết được doanh nghiệp có nộp thuế đủ và đúng thời hạn không.Nếu số thuê còn phải nộp lớn chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là không khả quan.Như vậy, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta có những nhận định

sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.4.2 Phân tích tình hình biến động tài sản, nguôn vốn 1.4.2.1 Phân tích tình hình tài sản

Bắt kì một doanh nghiệp nào đều cần phải có tài sản, bao gồm tài sản dài hạn và

tài sản ngắn hạn Việc đảm bảo và phân bồ tài sản cho đầy đủ và hợp lí là điều cốt yếu tạo điều kiện thuận lợi đê doanh nghiệp phát triên sản xuất kinh doanh một cách liên

tục và có hiệu quả Do vậy, doanh nghiệp phải tiền hành phát triên cơ cấu tài sản bằng cách so sánh tông số tài sản cuối kì so với đầu kì và tính ra tỉ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng đê thấy được mức độ hợp lí của

việc phân bô

Trang 23

- Tim hiéu sự hợp lí trong phân bô và sử dụng tài sản, từ đó đề ra các biện pháp

nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

- Đánh giá một cách tông quát quy mô, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp

Đối với tài sản ngắn hạn ta có thê nhận xét một cách tông quát nhất về tình hình biến động của khoản tiền mặt tại quỹ, phương thức thanh toán tiền hàng, nguồn cung cấp và dự trữ vật tư của doanh nghiệp và các khoản vốn ngắn hạn khác

Đối với tài sản đài hạn, thông qua bảng phân tích này có thê đánh giá về hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty và tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật như

máy móc thiết bị cho doanh nghiệp.Ngoài ra phân tích cơ cấu tài sản còn cho biết tỉ lệ từng khoản vốn chiếm trong tông số tài sản và việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như thê nào

1.4.2.2 Phân tích tình hình nguồn von

Trên bảng cân đối kế toán, cơ cấu của từng nguồn vốn trong tông nguồn vốn phản ánh trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp đối với các khoản vốn mà doanh nghiệp đang quản lí và sử dụng

Mục đích của việc phân tích nguồn vốn:

- Phân tích khả năng tự tài trợ, phân tích khả năng chủ động trong kinh doanh của các doanh nghiệp

- Qua đó đánh giá sự biến động của các loại nguồn vốn ở một doanh nghiệp (so

sánh giá trị của tông nguồn vốn và từng loại nguồn vốn qua mỗi kì)

- Đề thấy được tình hình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp

Đối với nguồn vốn, cần xem xét tỉ trọng từng loại chiêm trong tông số cũng như xu hướng biến động của chúng Nếu nguồn VCSH chiếm tỉ trọng cao trong tổng số

nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao Ngược lại nếu công nợ phải trả

chiếm chủ yêu trong tông số nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối) thì khả năng

bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp

1.4.2.3 Phân tích cân đối tài sản nguồn von

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thê hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức đươc sự hợp lí giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không

Trang 24

Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn: điều này là hợp lý vì nó thê hiện doanh

nghiệp đang giữ được sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Ngược lại,

nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn: doanh nghiệp không giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở

hữu thì đó là điều hợp lý vì nó thê hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn là cả vốn chủ sở hữu, nhưng néu phan thiếu hụt được bù đắp từ nợ ngắn hạn là

điều bất hợp lí Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn thì chứng tỏ một phần nợ dài

hạn đã chuyên vào tài trợ tài sản ngăn hạn

1.4.3 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính 1.4.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Tông tài sản ngăn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn= : : Tông nợ ngăn hạn Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn

Nếu hệ số nảy nhỏ hơn I thì doanh nghiệp có khả năng khơng hồn thành được

nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn Mặc dù với tỷ lệ nho hon 1, co kha nang khong

đạt được tình hình tải chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản

vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn

Nếu hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có vốn lưu động ròng dương, tức là doanh nghiệp đã dùng một phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho TSNH, do đó tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, an toàn và ôn định

Vậy, chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

càng tốt, đây cũng là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tải chính.Tuy nhiên,

chưa chắc trong mọi trường hợp, hệ số nảy quá cao đã phản ánh năng lực tài chính của

doanh nghiệp là tốt, có thê doanh nghiệp đó chưa tận dụng triệt đê các nguồn tài chính

vào hoạt động kinh doanh Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vảo ngành nghề kinh

Trang 25

Kha nang thanh toán nhanh

Tổng tài sản ngắn hạn-Hàng tồn kho

Hệ số khả năng thanh toán nhanh= : 7 Tong ng ngan han

Hệ số này cho biết doanh nghiệp có thê sử dụng bao nhiêu đồng TSNH đê chỉ trả

cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho

Hàng tồn kho không được đưa vào công thức tính hệ số thanh toán nhanh, vì nó khó có thê chuyên ra tiền mặt một cách dễ dàng, các chỉ phí trả trước cũng không được đưa vào với lý do tương tự

Hệ số này cho biết tình hình tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có “lành mạnh" hay không:

Nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, tức là doanh nghiệp khơng đủ khả năng

thanh tốn nợ hiện tại, do đó cần phải thận trọng khi đầu tư vào các doanh nghiệp này

Nếu hệ số thanh toán nhanh lớn hơn hoặc bằng 1 tức là khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao

Đây là hệ số phản ánh sự chắc chắn nhất khả năng của Công ty đáp ứng nghĩa vụ

nợ hiện thời Hệ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt.Tuy nhiên, nêu hệ số này quá cao thì cũng không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao

Đề sử dụng chỉ tiêu này cũng cần so sánh với hệ số trung bình của ngành và hệ số của doanh nghiệp tại thời điểm gốc dùng đề so sánh

Khả năng thanh toán tức thời

Tiên và các khoản tương đương tiên

Hệ số khả năng thanh toán tức thời=

Nợ ngăn hạn

Hệ số trên phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ở mức cao nhất khi chủ nợ yêu cầu thanh toán các khoản nợ ngay lập tức Hệ số này cao hay thấp phần

lớn phụ thuộc vào lượng dự trữ tiền mặt tại doanh nghiệp

Trang 26

Hệ số trên phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ở mức cao nhất khi chủ nợ yêu cầu thanh toán các khoản nợ ngay lập tức Hệ số này cao hay thấp phần

lớn phụ thuộc vào lượng dự trữ tiền mặt tại doanh nghiệp

Hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp gặp khó khăn với các khoản nợ đến hạn ngay lập tức, nhưng hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

Vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần Phải thu khách hàng

Số vòng quay các khoản phải thu=

Tỉ số này cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định đê đạt được doanh thu trong kỳ đó

Tỷ số nảy càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hang, trả chậm của doanh

nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp Tỉ số này quá thấp chứng tỏ hiệu

quả sử dụng vốn của doanh nghiệp kém, nhưng nếu quá cao sẽ giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Ngoài việc so sánh chỉ tiêu này giữa các năm, giữa các doanh nghiệp cùng ngành, người phân tích cần xem xét từng khoản phải thu đề phát hiện những khoản ng quá hạn, nợ khó đòi đê đưa ra biện pháp xử lý

Vòng quay các khoản phải trả

Đề đánh giá mức độ hoàn thành nghĩa vụ đối với các khoản phải trả của doanh

nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu hệ số phải trả

Gia von hang ban+Chi phi ban hang va quan ly

S6 vong quay cac khoan phai tra= ——— — : ——

Phải trả người bán+Lương, thưởng, thuê phải nộp Chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiêm dụng vốn ngắn

hạn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, người lao động và cơ quan Nhà nước

Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiêm dụng vốn trong thời gian dài hơn và thanh toán chậm hơn năm trước.Ngược lại, nếu chỉ số nảy năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn trong thời gian ngắn hơn và thanh toán nhanh hơn năm trước

Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ân rủi ro về khả năng thanh khoản.Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thê sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chỉ phí về vốn, nhưng lại ảnh hưởng đến uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm

Trang 27

Thời gian quay vòng tiền

Vòng quay tiền = Chu kì kinh doanh — Thời gian thanh toán các khoản phải trả Vòng quay tiền cho biết số ngày doanh nghiệp cần tiền để tải trợ cho các khoản phải thu và hàng tồn kho sau khi xem xét đến thời gian chiếm dụng được vốn khi mua hàng

Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, nêu chỉ tiêu này lớn tức là doanh nghiệp đang gặp

phải khó khăn trong khả năng thanh toán do tiền nằm ở hàng tồn kho và các khoản

phải thu và doanh nghiệp phải chịu áp lực từ các khoản nợ đến hạn Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

a Doanh thu thuan

Hiéu suat su dung TSNH= CS của TSNH

Chỉ số này đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc sử dụng

TSNH Hiệu suất sử dụng TSNH cho biết mỗi đồng TSNH đem lại cho doanh nghiệp

bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp càng tốt, TSNH đóng góp nhiều vào việc tạo ra doanh thu thuần va lam tăng khả năng sinh lời

cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu chỉ số này thấp, phản ánh doanh nghiệp sử dụng

TSNH chưa hiệu quả, chính sách dự trữ kho không phù hợp, thành phẩm khó tiêu thụ và khoản phải thu lớn

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Doanh thu thuần

Tương tự hiệu suất sử dụng TSNH, hiệu suất sử dụng TSDH cho biết mỗi đồng

TSDH tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng TSNH=

Chỉ số này cảng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp càng cao và ngược lại Do đó, đề nâng cao chỉ số này, doanh nghiệp nên cắt giảm các TSDH thừa hoặc những TSDH sử dụng không hiệu quả

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Đề đánh giá tông quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, ta sử dụng công thức tính hiệu suất sử dụng tông tài sản:

Doanh thu thuần

Hiệu suât sử dụng tông tài sản= —————————; —

Giá trị của tong tai san

Trang 28

Hiệu suất sử dụng tổng tải sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Việc đánh giá chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành và đặc điểm kinh

doanh của doanh nghiệp Nhìn chung, hệ số nảy cảng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao Một tỉ lệ thấp có thê cho thấy vốn đang được sử dụng không hiệu quả, có khả năng doanh nghiệp thừ hàng tồn kho, khoản phải thu, đầu tư

tài sản nhàn rồi hoặc tiên mặt vượt quá nhu câu thực sự của doanh nghiệp

1.4.3.3 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Tỉ suất sinh lời trên doanh thu

a Loi nhuan sau thué

Tỉ suât sinh lời trên doanh thu (ROS)= ———————————~——

Doanh thu thuân

Trong một kì phân tích, doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thuần thì tạo

ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế cho Nhà nước

Chỉ tiêu này càng cao cho thấy công tác quản lý chi phí càng tốt, điều nảy giúp

nhà quản trị đưa ra các mục tiêu dé mo rộng thị trường, tăng doanh thu, xem xét các

yếu tố chỉ phí ở bộ phận đề tiết kiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này thấp nhà quản trị cần tăng cường kiêm soát chỉ phí của các bộ phận Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản

be sư an « oo cw x Loi nhuan sau thué

Ti suat sinh loi cua tong tai san (ROA)=

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Nếu tỉ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Còn nếu tỉ số

nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm

của giá trị bình quân tông tải sản của doanh nghiệp

T¡ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cảng cao,cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản tốt, tạo điều kiện

cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

T¡ số trên phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh Do đó,

Trang 29

Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế

VCSH

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng VCSH của Công Tỉ suất sinh lời trên VCSH (ROE)=

ty cô phần nảy tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận

Nếu tỷ số này mang giá trị dương thì nghĩa la công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá

trị âm thì là công ty làm ăn thua lỗ Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả VCSH, do đó hấp dẫn các nhà đầu tư, đây là nhân tố giúp nhà quản

tri tang vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh

T¡ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh.Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vảo quy mô và mức độ rủi ro của công ty Đề so sánh chính xác, cần so sánh tỉ số này của một công ty cô phần với tỉ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỉ số của Công ty tương đương trong cùng ngành

1.4.3.4 Hệ số Z-score - Đo lường sức khỏe tài chính của doanh nghiệp

Z-Score - là một hệ số được tính nhằm xác định tình hình tài chính hiện tai của doanh nghiệp dựa trên 5 thành phần được tính toán từ số liệu tài chính của doanh

nghiệp Hệ số này có tính chính xác tương đối cao Trong nhiều trường hợp, hệ số này

có thê dự đoán tương đối chính xác tình hình tài chính trong tương lai gần, dự đoán nguy cơ mất khả năng thanh toán dẫn tới phá sản của doanh nghiệp

Hệ số này thường áp dụng cho các công ty chế tạo, dịch vụ ở các ngước mới nổi Ở Hoa Kỳ, hệ số đo lường sức khỏe tài chính của doanh nghiệp dự đoán tương đối chính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần Có khoảng 95% doanh nghiệp phá sản được dự báo nhờ Z-Score trước ngày phá sản một năm Tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 74% cho những dự báo trong vòng 2 năm

Chỉ số Z-score bao gồm 5 yếu tố:

AI = Vốn lưu động/Tông tài sản

A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tồng tài sản

A3 = EBIT/Tong tai san A4 = VCSH/Tông nợ

A5 = Hiệu quả sử dụng tài sản

* Chú thích:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn han — No ngan han

Trang 30

e_ Đối với doanh nghiệp đã cô phần hoá, ngành sản suất: Z = 1.2xAl + 1.4xA2 + 3.3xA3 + 0.6xA4 + 1.0xA5

* Nêu Z > 2.99 Doanh nghiệp năm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản * Nếu 1.81 < Z < 2.99 Doanh nghiệp năm trong vùng cảnh báo, có thê có nguy cơ phá sản

* Nêu Z <1.&1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiêm, nguy cơ phá sản cao

e_ Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z} =0.717AI +0.847A2 + 3.107A3 + 0.42A4 + 0.998AS

* Nếu Z° > 2.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản * Nếu 1.23 < Z' < 2.9: Doanh nghiệp năm trong vùng cảnh báo, có thê có nguy cơ phá sản

* Nêu Z° <1.23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiêm, nguy cơ phá sản cao e_ Đối với các doanh nghiệp khác:

Chi s6 Z”’ dưới đây có thê được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh

nghiệp Vì sự khác nhau khá lớn của XŠ giữa các ngành, nên XS đã được đưa ra Công

thức tính chỉ sô Z** được điêu chỉnh như sau

Z”’ = 6.56XA1 + 3.26xA2 + 6.72xA3 + 1.05xA4

* Néu Z’’ > 2.6 Doanh nghiép nam trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản * Nếu 1.2 < Z'' < 2.6 Doanh nghiệp năm trong vùng cảnh báo, có thê có nguy cơ phá sản

* Nêu Z <1.I Doanh nghiệp năm trong vùng nguy hiêm, nguy cơ phá sản cao 15 Các yếu tô ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

1.5.1 Yếu tố khách quan

1.5.1.1 Môi trường kinh tế

Một vài yêu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp như lãi suất ngân

hàng, giai đoạn của chu kì kinh tế, cán cân thanh toán, biến động của tỉ giá hối đoái,

lạm phát

Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nên kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp Sự biến động của tỉ giá sẽ làm thay đổi những điều kiện kinh doanh, tạo ra những cơ

Trang 31

nên kinh tế Ví dụ như khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra

những rủi ro lớn cho sự đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm

sút va lảm cho nên kinh tế bị đình trệ

15.12 Môi trường chính sách pháp luật của Nhà nước

Môi trường pháp lí có thê tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp theo

hướng tích cực hoặc tiêu cực Việc tạo ra khuôn khô pháp lí phù hợp trong lĩnh vực tài

chính sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng hơn

Có thê phân tích và đánh giá mức độ tác động bao gồm :

- Sự ồn định về chính trị va đường lối ngoai giao

- Sự cân bằng các chính sách của Nhà nước

- Vai trò và chiến lược phát triên kinh tế của Đảng và chính phủ

- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế

- Sự phát triên các quyết định bảo vệ quyên lợi của người tiêu dùng - Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành chúng

1.5.1.3 Thi truong

Thị trường cạnh tranh bao gồm thị trường đầu vảo và thị trường đầu ra, đây là

yếu tố quyết định quá trình tái mở rộng của doanh nghiệp

- Thị trường đầu vào là nơi cung cấp vật tư, thiết bị, lao động và tài chínhcho quá trình vận hành sản xuất nên nó tác động trực tiếp đến lượng hàng cung ứng, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Nhà cung cấp hàng hóa, vật tư, thiết bị

Các doanh nghiệp cung cấp vật tư, thiết bị có quyền lực thương lượng lớn (số lượng nhà cung cấp ít, không có mặt hàng thay thế khác và không có nhà cung cấp nào

chào bán các sản phẩm có tính khác biệt ) có thê gây khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm dịch vụ đi kèm

Người cung cấp vốn:

Doanh nghiệp thường huy động vốn qua các nguồn tài trợ như vay ngắn hạn hoặc

dài hạn hoặc phát hành cô phiếu Lãi suất, điều kiện tín dụng, các quy định về tài sản

bảo đảm là những rào cản tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp Vậy nên doanh nghiệp cần có lịch sử tín dụng tốt đê dễ dàng tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các tô chức tin dung

cũng như có tình hình tài chính lành mạnh đê thu hút các cô đông, trái chủ mua cô phiếu, trái phiêu của doanh nghiệp

- Thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, khả năng tạo doanh thu, tốc độ

Trang 32

Người mua có ưu thế có thê làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn Vì vậy doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa đề cải thiện quyền lực thương lượng của mình trước khách hàng.Đồng thời lưu trữ các thông tinvề khách hàng hiện tại và tương

lai làm cơ sở định hướng cho việc hoạch định kế hoạch, nhất là các kế hoạch liên quan

trực tiếp đến marketing 1.5.2 Yếu tố chủ quan

1.5.2.1 Thông tin sử dụng trong phân tích

Đây là yêu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính

Phân tích tài chính đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin rõ ràng, đầy đủ và thường

xuyên được cập nhật Bởi lẽ thông tin rõ ràng, cụ thê, chỉ tiết, phù hợp và đáng tin cậy

thì kết quả phân tích mới chính xác, hiệu quả và phản ánh trung thực nhất về thực

trạng tài chính của doanh nghiệp, việc này cũng giúp cho việc đưa ra các giải pháp

được tối ưu hơn

Chất lượng thông tin sử dụng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng phân tích tài chính, bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì Vì vậy, có thê nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính

1.5.2.2 Yếu tô khoa học - công nghệ

Việc phân tích tài chính đòi hỏi phải thu thập, xử lí một lượng thông tin vô cùng lớn, được thu thập từ nhiều nguồn, có nhiều phép tính phức tạp phải tính toán nhiều, đòi hỏi độ chính xác cao Việc này nếu sử dụng các phương pháp thủ công thì sẽ tốn

kém rất nhiều thời gian, công sức và khó khăn trong làm việc, có thê dẫn đến sai sót,

Trang 33

KET LUAN CHUONG 1

Tình hình kinh tế của doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh khoản mục, phân

tích toàn bộ sẽ cần sự đầu tư lớn và có thê không chuyên sâu được tất cả yêu tố khía cạnh Tuy nhiên, cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính mà tác giả vừa nêu trên cung cấp nhưng lý thuyết dựa trên đặc điêm ngành nghề kinh doanh và xu hướng phát triên của doanh nghiệp Những tiêu chí đưa ra phân tích phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại, vì vậy có những tiêu chí năm trong phạm vi tài chính của doanh nghiệp tuy nhiên không đưa ra phân tích Những cơ sở lý thuyết

tương đối đầy đủ sẽ giúp cho việc phân tích sau ở chương 2 được thực hiện chính xác

và rõ ràng hơn

Trang 34

CHƯƠNG 2:

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY TNHH PHÚ THUẬN

Ở chương này, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về quy mô và tình hình phát triên hiện tại của doanh nghiệp Đồng thời, dựa vào những cơ sở lý thuyết đã được nêu rõ ở chương l, tác giả tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011-2013, đánh giá hoạt động, giải thích nguyên nhân và dự đoán về xu

hướng phát triển trong những năm tới

2.1 Tổng quan vé cong ty TNHH Phi Thuan 2.1.1 Gidi thigu chung vé céng ty

Công ty TNHH PHÚ THUẬN là công ty xây dựng kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiện hữu hạn, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản ngân hàng, có con dấu riêng đê giao dịch

Công ty TNHH Phú Thuận có trụ sở đóng tại Tiêu khu Cau Trang, thi tran Du,

huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Công ty có tông số nhân viên và người lao động là 40 người với lĩnh vực kinh doanh là xây dựng công trình công cộng, xây dựng dân dụng, vật liệu điện, nước, thiết

bị vệ sinh

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Phú Thuận

Công ty TNHH Phú Thuận được thành lập vào tháng 7 năm 2006 theo hình thức

Công ty TNHH với hai người đồng sáng lập là ông Vũ Quốc Phiệt và ông Lê Minh

Sơn Công ty hồi đó lấy tên là Công ty TNHH Thiên Minh Sau 4 năm làm việc, ông

Minh Sơn từ bỏ hoạt động kinh doanh và từ đó đến nay công ty do ông Vũ Quốc Phiệt

điều hành mọi hoạt động và lấy tên là Công ty TNHH Phú Thuận

Trong suốt thời gian từ khi thành lập đến nay, công ty đã thực hiên nhiều nhiệm

vụ quan trọng trên những công trình trọng điểm trên địa bàn huyện, tỉnh và một số tỉnh thành khác trên cả nước Ngồi những cơng trình mang tính chất tư nhân như nhà ở, kho hàng, công trình thoát nước về sinh cho hộ gia đình, Công ty TNHH Phú Nhuận

còn đảm nhận những công trình lớn mang quy mô lớn của địa phương như xây dựng

Trường phô thông Dân tộc nội trú huyện Phú Lương, khu nhà B trường THCS Thi tran

Đu, Hội trường trường Tiêu Học Giang Tiên, Nhà khách UBND huyện Phú Lương,

Trung tâm văn hóa - thê thao & giải trí huyện Phú Lương và nhiều công trình vừa và nhỏ khác Hiện nay, công ty đang thực hiện dự án là xây dựng thêm I khu ký túc xá

Trang 35

k

công sau ĐHSP Công ty đang dần khăng định tên tuổi của mình là một công ty xây dựng có uy tín và trách nhiệm trên địa bàn và ngày càng vươn xa trên cả nước

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Phú Thuận

2.1.3.1 Sơ đô bộ máy tổ chức Giám đốc Phó giám đốc I I I I

Phòng Tổ chức |Phong K¥ thuat Phong dy an Phòng Tài

hành chính - Kê hoạch đâu tư chính - Kê toán

Sơ đô 0.1 Bộ máy tổ chức công ty TNHH Phú Thuận

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

% Giám đốc

Năm dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị, là người thực hiện các định hướng và chính sách mà Hội đồng quản trị đã đề ra

Điều hành chung mọi hoạt động hàng ngày của bộ máy trong Công ty, đưa Công ty đi đúng định hướng mục tiêu đề ra

Ký kết các hợp đồng s* Phó giám đốc

Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc về các nội dung công việc được phân công,

chủ động giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp

luật và Điều lệ công ty

s* Phòng tô chức hành chính

Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo và tô chức thực hiện

công tác: tuyên dụng, quản lý, đào tạo, điều động nhân lực theo yêu cầu sản xuất; tô chức hành chính và các chế độ chính sách cho CBCNV; văn thư lưu trữ và công tác quản trị văn phòng: giám sát việc tuân thủ quy tắc, nội quy làm việc tại văn phòng

Trang 36

Công ty, các quy chế, quy định liên quan đến các lĩnh vực phòng phụ trách hoặc tham gia phụ trách

* Phòng Kỹ thuật - Kế hoạch

Có chức năng tham mưu cho Giám đốc các công tác: Lập hồ sơ kỹ thuật, thâm tra biện pháp thi công, phương án tô chức sản xuất thi công, lập hồ sơ nghiệm thu, thu

vốn các hạng mục công trình xây dựng của các đơn vị trực thuộc; hướng dẫn, kiểm tra

việc triên khai các yêu cầu của công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động,

phòng chống cháy nơ an tồn trong công ty; ứng dụng công nghệ mới, tiễn bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các vấn đề liên quan đến công tác kỹ thuật Quản lý kỹ thuật các thiết bị, xe, máy móc của công ty, cung ứng kịp thời nhu cầu vật tư, phụ

tùng, nhiên liệu theo yêu cầu + Phòng dự án đầu tư

Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo và tô chức thực

hiện công tác: nghiên cứu thị trường, báo cáo cơ hội đầu tư, lập hồ sơ đấu thầu, tìm

kiếm mở rộng thị trường, phát triên sản xuất kinh doanh, lập hồ sơ mời thầu cung cấp

máy móc thiết bị cho việc thực hiện dự án, công tác đầu tư, thị trường theo đúng quy

định pháp luật và quy định của Công ty

s* Phòng tài chính kế toán

Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo và tô chức thực hiện công tác Tài chính, công tác Kế toán trên phạm vi tồn Cơng ty; soạn thảo các loại văn bản liên quan đên công tác Tài chính- Kê toán

Chức năng nhiệm vụ của từng người:

Kê toán trưởng: Tư vấn cho giám đốc những vấn đề liên quan tới tài chính công

ty và công tác kế toán có liên quan, có trách nhiệm tổ chức và đôn đốc thực hiện kiêm tra các công tác kế tốn trong cơng ty Đồng thời kế toán trưởng có trách nhiệm tông

hợp số liệu vào số cái, và làm báo cáo tông hợp, báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyên tiền tệ, báo cáo tài chính kế toán theo quý, theo năm đề tiễn hành phân tích báo cáo

cua don vi

Kế toán thuế: Kê khai thuê giá trị gia tăng, thuê xuất nhập khẩu cho co quan

thuế, xác định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp, kê khai thuê thu nhập doanh nghiệp, thuê thu nhập cá nhân

Thủ quỹ: Dựa trên các phiếu thu -chi hợp lệ đê ghi chép tình hình thu chỉ tiền

Trang 37

2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động phân tích này đánh giá khái quát tình hình tải chính doanh nghiệp, biết

được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, lợi nhuận thu được trên doanh

thu và vốn là bao nhiêu, thuê phải nộp bao nhiêu Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng

của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai 2.2.1.1 Tình hình doanh thu

Doanh thu thuần

Doanh thu của doanh nghiệp có được từ hoạt động tư vấn thiết kế xây dựng, đầu

tư hạ tầng, xây dựng các công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị, khai thác chế biến khoáng

sản Trong đó nguồn doanh thu chính là từ việc xây dựng các công trình kĩ thuật ha tầng đô thị Doanh thu năm 2012 tăng đột biến so với năm 2011 là từ 374.628.491 tăng đến 10.675.264.085 đồng, tương ứng tăng 2749,6% Con số này cho thấy doanh nghiệp đã có bước chuyên ngoạn mục trong hoạt động kinh doanh, đem lại hiệu quả

lớn so với năm 2011 rất nhiều Đến năm 2013, doanh thu vẫn tiếp tục tăng với mức

chênh lệch so với năm 2012 là 116.745.260 đồng tương đương tăng 1,09% Giải thích cho sự tăng doanh thu này có thê kê đến trong năm 2012, công ty tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động và quy mô, công ty đã nhận được nhiều hợp đồng thực hiện dự án xây dựng tư nhân cũng như các công trình phúc lợi xã hội trong huyện và tỉnh, năm

2012 địa phương đây mạnh đầu tư hiện đại hóa đê nâng cấp đô thị vì vậy cấp thiết là

các công trình xây dựng phải tăng lên Thêm vảo đó, bắt đầu từ cuối năm 2011, đầu năm 2012, một vài công ty kinh doanh cùng lĩnh vực trên địa bàn chuyên ngành nghề

kinh doanh hoặc giải thê do thua lỗ Nắm bắt được thời cơ này, công ty Phú Thuận chủ

động mở rộng quy mô, khăng định chất lượng và vị thế trên thị trường, trở thành nhà

thầu xây dựng uy tín bậc nhất trong khu vực.Còn phải kê đến là giai đoạn này công ty

TNHH Phú Thuận không phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ nền kinh tế bất ôn tại

Việt Nam

Các khoản giảm trừ doanh thu hồn tồn khơng có Do đó doanh thu thuần chính bằng doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Nguyên nhân của việc không có giảm trừ doanh thu là vì trước đó công ty đã lập hóa đơn thanh toán cho công trình xây dựng và khi duyệt quyết toán giá trị công trình thì khối lượng phải thanh toán của công trình vẫn giữ nguyên Thêm vào đó, các dự án mà công ty thực hiện không có dự án nào phải kết thúc giữa chừng hay bán lại dự án cho công ty khác

Trang 38

Bang 0.1 Tinh hinh hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Tuyệt đối Tương đối (%) 2012-2011 2013-2012 2012-2011 | 2013-2012 Doanh thu ban hang va cung cap dich vu 374.628.491 10.300.635.594 116.745.260 2749.6 1,1

Cac khoan giam trir doanh thu 0 0

Doanh thu thuan 374.628.491 10.300.635.594 116.745.260 2749.6 1,1

Giá von hang bán 323.397.603 9.790.468.951 (183.695.918) 3027,4 (1,8) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 51.230.888 510.166.643 300.441.184 995,8 53,5

Doanh thu hoạt động tài chính 2.126.400 181.000 (8,5)

Trang 39

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Năm 2012 xuất hiện khoản doanh thu từ hoạt động tài chính là 2.126.400 đồng Khoản doanh thu này chính là lãi tiền gửi và lãi cho vay Hoạt động nảy năm 2012

công ty mới bắt đầu thực hiện Đến năm 2013 khoản doanh thu này lại giảm nhẹ xuống còn 2.035.400 đồng Chênh lệch giữa năm 2012 và 2013 là không đáng kê vì

vậy có thê nói doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty ôn định trong 2 năm 2012-

2013 Tuy nhiên có thê thấy rằng, hoạt động đầu tư tài chính này của Công ty không

đem lại hiệu quả cao, chỉ góp phần rất nhỏ trong việc tăng doanh thu của Công ty 2.2.1.2 Tình hình chỉ phí

Giá vốn hàng bán

Do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên được giải thích bằng việc giá vốn hàng bán năm 2012 cũng tăng lên so với năm 2011 Năm 2012 tăng 9.790.468.951 đồng tương ứng 3027.4% và năm 2013 tăng 183.695.918 đồng tương ứng tăng 1,8% so với năm 2012 Mức tăng này là do số lượng hàng hóa dịch vụ cụ thê là các công trình doanh nghiệp thực hiện trên thị trường tăng lên Bên cạnh đó, cũng

không thê không nhắc tới việc tăng lên về giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công Mức tăng giá vốn hàng bán nhìn chung là lớn hơn mức tăng doanh thu thuần Như vậy,

có thê thấy chỉ phí giá vốn của Công ty đang ở mức khá cao nên Công ty cần chú trọng tới việc quản lý giá cả nguyên vật liệu, tìm thêm các nhà cung cấp đê đa dạng hóa nguồn cung đầu vào, hạ chi phí xuống tối thiêu Xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro do việc tăng lên của giá cả nguyên vật liệu, tăng chi phí nhân công

Chi phi quan lí doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2012 tăng 409.249.776 đồng tương ứng

tăng so với năm 2011 là 318,2% Chi phí này trong năm 2013 tiếp tục tăng lên đến

507.53% so với 2011 và 8,5% so với năm 2012 Sự tăng lên này có thê là do năm 2012 công ty bắt đầu mở rộng quy mô, kéo theo đó là chi phí cho hoạt động quản lí doanh nghiệp cũng tăng lên Bên cạnh đó, doanh thu năm 2012 và 2013 tăng đồng thời chỉ phí lại tăng lên khá cao, nhu cầu về mức lương công nhân viên từ đó cũng tăng lên Chi phí này tăng một khoản đáng kê đòi hỏi doanh nghiệp có biện pháp cân đối doanh thu chi phí kinh doanh

Chỉ phí thuế TNDN

Năm 2011, lợi nhuận trước thuê của công ty ở mức âm, vì vậy công ty không

phải chịu thuê TNDN Tuy nhiên năm 2012 và 2013 lợi nhuận tăng vọt kéo theo khoản

thuế TNDN phải nộp là không nhỏ

Trang 40

2.2.1.3 Tình hình lợi nhuận

Do công ty không hè phát sinh các khoản chi phí khác cũng như không có nguồn

thu nhập khác nên lợi nhuận trước thuê chính bằng lợi nhuận thuần

Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận cuối cùng sau khi đã trừ đi thuê TNDN Lợi

nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2011-2013 tăng 139.229.851 đồng Mức tăng

này là từ (77.390.419) lên đến 61.839.432 đồng Có thê thấy rõ là công ty đã có sự

tăng trưởng rõ rệt chỉ trong vòng 3 năm Điều này cho thấy sự thay đổi trong quy mô công ty cũng như mở rộng họat động kinh doanh là hoàn toàn đúng đắn

2.3 Phân tích tình hình tài chính Công ty T.ÌVHH Phú Thuận giai đoạn 2011-2013 2.3.1 Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn

Hoạt động phân tích này chỉ ra hợp lí giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không, thê hiện khả năng sử dụng tài sản và nguôn vôn của doanh nghiệp

2.3.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản

Qua bảng tình hình biến động tài sản giai đoạn 2011-2013 ta thấy giá trị tông tài

sản của công ty khá lớn nhưng lại giảm dần qua các năm và giảm I lượng tương đối

lớn Năm 2011 tổng tài sản của công ty là 7.799.778.539 đồng, năm 2012 tổng gía trị tài sản giảm đi 856.768.632 đồng chỉ còn 6.943.009.907 đồng so với năm 2011, tương

đương giảm 11% Giá trị tài sản này năm 2013 vẫn tiếp tục giảm tuy nhiên ở mức chênh lệch không nhiều so với tỉ lệ giảm của năm 2012 (giảm 1,58% so với năm 2012 và giảm 12% so với năm 201 1)

Có thê nhận thấy rằng chiếm phần lớn trong tông tài sản của công ty là tài sản

ngắn hạn (hơn 95%) Với loại hình kinh doanh dịch vụ xây dựng thì với cơ cầu tài sản

như vậy chưa hợp lí Chính vì vậy trong 2 năm 2012-2013, công ty đã thay đôi cơ cấu nay Tai san dai han năm 2012 tăng 711.049.098 đồng so với năm 2011, và tăng

1.916.378.647 từ năm 2012 đến 2013

Mức chênh lệch giữa TSNH và TSDH ngày càng được rút ngắn, tuy nhiên công ty vẫn cần đây mạnh hơn nữa trong việc đầu tư kĩ thuật phục vụ xây dựng, đầu tư máy

Ngày đăng: 05/07/2017, 04:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w