1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại Móng Cái

38 335 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 684,83 KB

Nội dung

Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại Abstract: Nghiên cứu hoạt động du lịch và hoạt động biên mậu thực tiễn tại Thành phố TP Móng Cái, khái quát một số vấn đề lí luận liên quan đến

Trang 1

Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu tại

Abstract: Nghiên cứu hoạt động du lịch và hoạt động biên mậu thực tiễn tại Thành phố (TP)

Móng Cái, khái quát một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: du lịch, hoạt động biên mậu,

du lịch biên mậu và thành phố Móng Cái Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch biên mậu ở

TP Móng Cái dựa trên sự tổng hợp, phân tích thông tin về hình thức tổ chức, quản lí hoạt động

du lịch biên mậu, sản phẩm du lịch biên mậu, khách du lịch biên mậu qua đó đưa ra đánh giá về những thành tựu, hạn chế, thuận lợi, khó khăn trong sự phát triển du lịch biên mậu ở thành phố

Móng Cái – Quảng Ninh

Keywords: Du lịch; Hoạt động du lịch; Du lịch biên mậu

Content:

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài 6

2 Mục đích và nội dung nghiên cứu 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Bố cục luận văn 11

6 Đóng góp của luận văn: 11

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIÊN MẬU VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIÊN MẬU Ở THÀNH PHỐ MÓNG CÁI 12

1.1 Một số vấn đề lý luận về du lịch biên mậu 12

1.1.1 Khái niệm biên mậu 12

1.1.2 Hoạt động kinh tế biên mậu 14

1.1.3 Du lịch biên mậu 16

1.2 Điều kiện phát triển du lịch biên mậu ở thành phố Móng Cái 18

1.2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của TP Móng Cái 18

1.2.2 Tài nguyên du lịch ở TP Móng Cái 25

1.2.3 Những nhân tố bên ngoài tác động đến du lịch biên mậu ở

TP Móng Cái 40

Tiểu kết chương 1 45

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIÊN MẬU Ở THÀNH PHỐ MÓNG CÁI 46

2.1 Khách du lịch biên mậu ở TP Móng Cái 46

2.1.1 Nguồn khách 47

2.1.2 Mục đích, nhu cầu của khách du lịch 51

Trang 3

2.1.4 Khách đi du lịch biên mậu kết hợp 53

2.1.5 Cơ cấu nghề nghiệp của khách 54

2.1.6 Lứa tuổi, giới tính 55

2.1.7 Chi phí của khách 56

2.2 Các sản phẩm du lịch biên mậu chủ yếu ở Móng Cái 56

2.2.1 Du lịch mậu dịch biên giới 56

2.2.2 Du lịch quá cảnh ở Móng Cái 63

2.2.3 Du lịch biên mậu kết hợp với du lịch lễ hội, du lịch tâm linh và tham quan di tích, danh thắng 65

2.2.4 Du lịch biên mậu kết hợp du lịch nông thôn 71

2.2.5 Du lịch biên mậu kết hợp du lịch biển đảo, du lịch văn hóa và sinh thái biển 72

2.3 Các chương trình - tuyến du lịch biên mậu ở Móng Cái 75

2.3.1 Các chương trình - tuyến du lịch biên mậu thuần túy ở Móng Cái 75

2.3.2 Các chương trình – tuyến du lịch biên mậu kết hợp 76

2.4 Công tác tổ chức, quản lí hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái 78 2.4.1 Các hình thức tổ chức, quản lí của Nhà nước 78

2.4.2 Công tác tổ chức, quản lí của doanh nghiệp 88

2.5 Nhận xét chung về hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái 97

2.5.1 Những thuận lợi trong hoạt động du lịch 97

2.5.2 Những khó khăn trong hoạt động du lịch 101

2.5.3 Những thành tựu đạt được trong hoạt động du lịch 103

2.5.4 Những hạn chế trong hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái 105

Tiểu kết chương 2 .109

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIÊN MẬU Ở THÀNH PHỐ MÓNG CÁI 110

3.1 Căn cứ đề xuất 110

Trang 4

3.1.1 Định hướng phát triển du lịch Móng Cái 110

3.1.2 Mục tiêu của ngành du lịch Móng Cái 111

3.1.3 Thực trạng hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái 112

3.2 Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch biên mậu ở Móng Cái 113

3.2.1 Giải pháp về khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch biên mậu 114

3.2.2 Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch biên mậu 115

3.2.3 Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch biên mậu 120

3.2.4 Giải pháp về phát triển nhân lực du lịch biên mậu 123

3.2.5 Giải pháp về tuyên truyền quảng bá du lịch biên mậu 123

3.2.6 Giải pháp về tổ chức, quản lý, quy hoạch du lịch biên mậu 125

3.2.7 Giải pháp về giữ gìn bản sắc văn hóa, môi trường sinh thái trong du lịch biên mậu 130

3.2.8 Giải pháp về đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia trong du lịch biên mậu ở Móng Cái 131

Tiểu kết chương 3 .134

KẾT LUẬN 135

TÀI LIỆU THAM KHẢO 138 PHỤ LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Quảng Ninh, du lịch đang là một ngành mũi nhọn, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và nhu cầu đi du lịch

đã trở thành thói quen tất yếu của cuộc sống con người trong xã hội phát triển hiện nay Trên thế giới hiện nay, các nước phát triển không những coi ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mà còn được xác định ngành du lịch như một vị cứu tinh của nền kinh tế quốc gia Với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam ngành du lịch đặc biệt được coi trọng được thể hiện và cụ thể hóa qua các văn kiện của các kỳ Đại hội trong việc chỉ đạo đường lối chính sách của Nhà nước

Là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, tỉnh Quảng Ninh với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nổi bật là danh thắng nổi tiếng Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới và di sản Thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo, hơn thế nữa vịnh Hạ Long cũng đã được tổ chức OpenWoden chính thức công nhận vào danh sách là một trong bảy kì quan nhiên nhiên mới của Thế giới Cũng là tỉnh có 132 km đường biên giới nằm ở phía Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây - nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng

Được xác định là một trong những trung tâm kinh tế trọng tâm của vùng duên hải Bắc bộ, Móng Cái nơi địa đầu của Tổ Quốc cách TP Hạ Long 158 km về phía đông bắc, được đánh giá là rất thuận lợi cho mạng lưới giao thông cả về đường

bộ (quốc lộ 18A) và đường biển Khả năng khai thác các thế mạnh của TP Móng Cái – Quảng Ninh chính là động lực cho mọi sự phát triển được xem là đầy triển vọng Hoạt động du lịch gắn liền với trao đổi kinh tế tại biên giới chính là điều kiện thế mạnh của địa phương nơi đây, việc nghiên cứu du lịch tại thành phố Móng Cái nói chung, nghiên cứu du lịch biên mậu ở thành phố Móng Cái nói riêng, vẫn chưa được đặt ra nghiên cứu một cách đầy đủ, cách trực tiếp, toàn diện và cụ thể

Vì vậy, chúng tôi xin lựa chọn “Nghiên cứu hoạt động du lịch biên mậu ở thành

Trang 6

phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ” làm đề tài luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch của

mình, nhằm góp phần phát triển du lịch Móng Cái nói riêng, Quảng Ninh nói chung

2 Mục đích và nội dung nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của đề tài:

- Nhiệm vụ của luận văn nhằm nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, tiếp thu những nghiên cứu đi trước, tiếp tục hệ thống vấn đề lí luận

liên quan đến đề tài như: du lịch, hoạt động biên mậu, du lịch biên mậu và thành

phố Móng Cái

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch biên mậu ở TP Móng Cái

dựa trên sự tổng hợp, phân tích thông tin về hình thức tổ chức, quản lí hoạt động du lịch biên mậu

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Du lịch biên mậu ở thành phố Móng Cái

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm các vấn đề tổng quan về TP Móng Cái

* Phạm vi nghiên cứu

Về không gian:

Phạm vi nghiên cứu trọng tâm của đề tài chính là thành phố cửa khẩu Móng Cái và các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tại thành phố Móng Cái

Về thời gian:

Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2006 đến năm 2012

4 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp điền dã, khảo sát, thu thập và xử lý các thông tin, tổng hợp, phân tích

5 Bố cục luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 3 chương sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch biên mậu và điều kiện phát triển

Trang 7

Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch biên mậu ở TP Móng Cái

Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch biên mậu ở TP Móng Cái

6 Đóng góp mới của luận văn:

Đây là một luận văn được thực hiện bởi người trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch biên mậu tại thành phố Móng Cái xin được đóng góp một số kết quả,

hy vọng góp phần công sức nhỏ bé cho sự phát triển du lịch tại thành phố nơi địa đầu Tổ quốc

- Kế thừa và hoàn thiện một số vấn đề lý luận về du lịch biên mậu, xác định điều kiện phát triển, thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp cho du lịch biên mậu ở Móng Cái

Trang 8

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIÊN MẬU VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIÊN MẬU Ở THÀNH PHỐ MÓNG CÁ

1.1 Một số vấn đề lý luận về du lịch biên mậu

Luận văn này tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu những điều kiện phát triển du lịch biên mậu ở Móng Cái, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho du lịch biên mậu Móng Cái Những vấn đề lý luận về du lịch biên mậu đã được trình bày trong các nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng và Ths Nguyễn Thị Thu Thủy

1.1.1 Khái niệm biên mậu

Trong nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng và Ths Nguyễn Thị

Thu Thủy đã chỉ rõ, biên mậu là thuật ngữ được ghép từ hai cụm từ “biên giới” và

“mậu dịch” Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các hình thức, hoạt động thương

mại biên giới Theo Công pháp quốc tế, thuật ngữ “biên giới” chỉ mới có từ đầu thế

kỉ XX, được hiểu như là: “Vỏ bao bọc liên tục của một tập hợp không gian một

quốc gia”, “điểm chấm dứt chủ quyền thuộc về lãnh thổ” Còn theo Từ điển Bách

khoa Việt Nam, “mậu dịch” được chú giải bằng nghĩa với từ “thương mại”, và như vậy đó là “hoạt động trao đổi hàng hóa thông qua mua và bán các hàng hóa,

dịch vụ, các chứng từ có giá trong xã hội”[10, 36, 10 – 12]

qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động mậu dịch ở Móng Cái nhiều năm qua, chúng tôi cho rằng, hoạt động biên mậu không chỉ thuần túy là các hoạt động trao đổi hàng hóa, mà còn thể hiện nhiều giá trị văn hóa, nhiều tập quán văn hóa, nhiều sinh hoạt xã hội có liên quan của cư dân hai bên biên giới Vì vậy, chúng tôi cho

rằng khái niệm biên mậu có thể cần được bổ sung thêm nội dung văn - hóa xã hội

của nó:

Biên mậu là các hoạt động mua, bán trao đổi hàng hoá ở khu vực biên giới với nước láng giềng, bao gồm, mua bán hàng hóa chính ngạch, mua bán hàng hóa tiểu ngạch, mua bán ở chợ biên giới, mua bán hàng hóa của cư dân biên giới, cùng

Trang 9

các hoạt động văn hóa xã hội khác được hình thành và tương tác trong các hoạt động đó

1.1.2.1 Hoạt động kinh tế biên mậu

Cũng theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng và Ths Nguyễn Thị Thu Thủy, từ năm 1996, Chính phủ Việt Nam đã chính thức tiến hành cho thí điểm xây dựng khu kinh tế tại biên giới, phê duyệt một số cơ chế ưu đãi mà cụ thể là khu kinh tế cửa khẩu Móng cái Sau hai năm Chính phủ tiếp tục cho thí điểm ở quy mô rộng rãi hơn với việc phê duyệt chính sách ưu đãi cho các khu kinh tế như: cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh, cửa khẩu Lao Bảo – Quảng Trị Năm 2002, Chính phủ

đã khẳng định: „các khu kinh tế cửa khẩu biên giới đã thực sự phát triển làm sống động cuộc sống tại các khu vực cửa khẩu

1.1.3 Du lịch biên mậu

Du lịch biên giới là một hình thức du lịch được phân loại dựa theo đặc điểm

của địa lí điểm du lịch Du lịch biên giới vẫn mang bản chất của hoạt động du lịch, chỉ khác là địa điểm để triển khai các hoạt động du lịch ở đây là tại các khu vực gần với điểm chấm dứt chủ quyền về mặt lãnh thổ của một quốc gia có hoạt động thương mại biên giới sôi động

Du lịch mậu dịch hiểu nôm na là du lịch mua sắm, du lịch đi chợ, chơi chợ,

xem chợ

1.2 Điều kiện phát triển du lịch biên mậu ở thành phố Móng Cái

1.2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của TP Móng Cái

1.2.1.1 Lịch sử hình thành

Móng Cái xưa gọi là Múng Cỏi Ngay từ đầu thế kỷ XIX, Móng Cái chính là tổng Vạn Ninh, tổng Bát Tràng và một phần tổng Hà Môn thuộc châu Vạn Ninh, phủ Hải Đông, trấn An Quảng, cũng từng là thủ phủ của xứ Nùng tự trị Từ năm

1906 và Trong những năm chống Pháp, thị xã Móng Cái bị giải thể Tháng 2 năm

1955, thị xã Móng được tái thiếp lập và trở thành tỉnh lị tỉnh Hải Ninh Năm 1963, tỉnh Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở hợp nhất của tỉnh Quảng Yên, khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh Ngày 25 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ

đã ra nghị định số 03/NĐ-CP thành lập Thành phố Móng Cái

Trang 10

1.2.1.2 Điều kiện tự nhiên:

Móng Cái nằm ở vị trí phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh với độ địa lý từ

21010o đến 21039o vĩ độ Bắc; từ 107043o

đến 108040o kinh độ Đông, diện tích tự nhiên của Móng Cái phần trên đất liền và đảo là 516,55 km2, dân số 120.000 nhân khẩu bao gồm 5 tộc người là: Kinh, Dao, Tày, Hoa và tộc người Sán Dìu Kiểu địa hình đồi núi, trung du và ven biển

Thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố Móng Cái nhiều phong cảnh đẹp, ở địa đầu tổ quốc có nhiều di tích lịch sử, văn hóa

1.2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội

Móng Cái có rất nhiều tiềm năng để phát triển cho nền kinh tế tổng hợp với mũi nhọn là du lịch và dịch vụ, với cửa khẩu quốc tế Móng Cái và một số cửa khẩu quốc gia như: Vạn Gia; Ka Long; Lục Lầm; quốc lộ 18A nối liền với TP Hạ Long

và cả nước,

Từ khi thực hiện thông báo 118 của Ban Bí Thư Trung ương ngày 2/5/1989

về chủ trương „mở cửa Biên giới‟, Móng Cái đã được xác định lại là: „thương mại –

du lịch – dịch vụ‟ là ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tới 75% GDP Giai đoạn

2003 – 2006, GDP bình quân đầu người đạt 1400 USD/năm, giai đoạn 2008 – 2010 đạt 1900 USD/người/năm, giải quyết việc làm trên 2000 lao động, nếu như năm

2008 tỷ lệ thất nghiệp là 1,9% thì năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp trên toàn địa bàn chỉ còn là 1,4% và năm 2011 là 1,1%

1.2.2 Tài nguyên du lịch ở TP Móng Cái

12.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tại thành phố Móng cái, tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, nơi đây được hình thành các loại tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm: tài nguyên địa hình, tài nguyên khí hậu, tài nguyên thủy văn, tài nguyên sinh vật, tạo nên sức hấp dẫn cao, như: các con sông, suối và nhiều hồ nước, rừng ngậm mặn một số danh thắng tự nhiên đẹp nổi tiếng của Móng Cái như: Hồ Tràng Vinh – hồ nước ngọt lớn nhất vùng Đông Bắc; sông Ka Long – minh đường của Móng Cái; bãi Đá Đen – Thiên Đình thu nhỏ dưới hạ giới; mũi Sa Vỹ - nơi đặt nét bút cho bản đồ Việt Nam;

Trang 11

rừng ngập mặn – lá phổi của thành phố Móng Cái, đặc biệt thiên nhiên đã ban tặng cho Móng Cái một bãi biển dài và đẹp nhất Việt Nam

1.2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Nếu như hình dung tỉnh Quảng ninh là Đất nước Việt Nam thu nhỏ, thì TP Móng Cái chính là tâm điểm đặc biệt của bức tranh ấy Móng Cái là địa phương có

bề dày truyền thống lịch sử, mỗi địa danh đều là di tích lịch sử, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Với những hội hè, lễ hội Đính làng, chùa miếu, lễ hội cầu an của ngư dân, cùng với nhiều Chùa, Đình, Đên, Miếu như: chùa Xuân Lan – công trình kiến trúc được công nhận là Di tích Nghệ thuật; đền Xã Tắc – cột mốc văn hóa nơi biên cương; đình Tràng Vỹ và đình Trà Cổ - nơi sinh hoạt cộng đồng của tra ông từ thời hậu Lê và còn nhiều công trình di tích khác rất được du khách thập phương trong

và ngoài nước quan tâm

1.2.3 Những nhân tố bên ngoài tác động đến du lịch biên mậu ở TP Móng Cái

So với các địa phương có cửa khẩu mậu dịch với nước ngoài, Móng Cái là thành phố cửa khẩu được tập trung chủ yếu ở hai yếu tố đó là vị trí địa lý và chính sách phát triển

1.2.3.1 Vị trí địa lý của thành phố Móng Cái

Là một thành phố nằm ở cực Đông Bắc của Tổ quốc và là thành phố kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Quảng Ninh và của cả nước Nơi đây có lượng hàng hóa giao thương nhiều nhất trên bộ Lượng người tham gia vào hoạt động mậu dịch biên giới rất đông Lượng khách du lịch đến Móng Cái cũng rất lớn

1.2.3.2 Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước

Thứ nhất, Ưu tiên phát triển kinh tế Quảng Ninh, trong tam giác kinh tế trọng điểm

Thứ hai, Móng Cái là thị trường tiếp xúc trực tiếp với trung Quốc, chịu tác động của các chính sách kinh tế biên mậu giữa hai nước

Trang 12

Thứ ba, là thành phố kinh tế biên mậu trọng điểm của Quảng Ninh, các chính sách kinh tế xã hội của tỉnh cũng có tác động thuận lợi tới phát triển du lịch biên mậu Móng Cái

Tiểu kết

Du lịch biên mậu là một loại hình du lịch khá mới mẻ và độc đáo tại các vùng biên giới có giao lưu buôn bán mậu dịch với nước ngoài Trong khoảng 20 năm trở lại, du lịch biên mậu ngày càng được quan tâm phát triển Đây là loại hình

du lịch có những đặc điểm riêng và những hình thức riêng, rất hấp dẫn du khách

Trang 13

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

DU LỊCH BIÊN MẬU Ở THÀNH PHỐ MÓNG CÁI

2.1 Các sản phẩm du lịch biên mậu chủ yếu ở Móng Cái

2.1.1 Du lịch mậu dịch biên giới

Móng Cái được du khách biết đến bởi nhiều thắng cảnh nổi tiếng: bãi biển Trà cổ hoàn mỹ, di tích lịch sử đình Trà Cổ, nhà Thờ,… Khách du lịch đến đây với các mục đích tham quan nghiên cứu, nghỉ dưỡng, hay thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, mà còn chủ yếu thực hiện nhu cầu mua sắm, nắm bắt được nhu cầu đó, hàng loạt các chợ, trung tâm thương mại tại thành phố cửa khẩu Móng Cái, các chợ

và trung tâm thương mại đã được nâng cấp, đầu tư mở rộng như: Chợ trung tâm Móng Cái – thiên đường mua sắm với đa chủng loại mặt hàng; chợ Vinh Cơ – thế giới mặt hàng điện tử; chợ ToGi – tập trung các mặt hàng gia dụng và các trung chợ và trung tâm thương mại tạo lên một chuỗi chợ liên hoàn rất thuận lợi cho mục đích tiêu khển của khách du lịch

2.1.3 Du lịch biên mậu kết hợp với du lịch lễ hội, du lịch tâm linh và tham quan di tích, danh thắng

Du khách đến Móng Cái ngoài việc tham gia vào các hoạt động biên mậu còn có thể tìm hiểu về lễ hội và các di tích lịch sử văn hóa, như: Lễ hội Đình Trà

Cổ (1/6 âm lịch), lễ hội Chùa Xuân Lan (15/giêng ), lễ hội Đền Xã Tắc (20/giêng),

lễ hội chùa Nam Thọ (8/4 âm lịch) và các thắng cảnh tiêu biểu như như: biển Trà

Trang 14

Cổ, những đình cổ, nhà thờ, các chợ trung tâm Móng Cái, chợ 2, chợ 3, chợ ToGi, chợ Vinh Cơ Một số cảnh điểm du lịch thường được kết hợp trong du lịch biên mậu ở Móng Cái: Đình Trà Cổ có lịch sử trên 500 tuổi; chùa Nam Thọ - một kiến trúc độc đáo; đền Thánh Mẫu cổ kính và linh thiêng

2.1.4 Du lịch biên mậu kết hợp du lịch nông thôn

Hiện nay, sở VHTT&DL Quảng Ninh và TP Móng Cái xây dựng đề án phát triển một số chương trình du lịch nông thôn tại một số địa phương nằm xa TP Móng Cái như: xã Quảng Nghĩa, Bình Ngọc, Hải Tiến, Bắc Sơn, Hải Đông và Vạn Ninh Loại hình du lịch Nông thôn được hi vọng sẽ góp phần tích cực giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đồng thời làm đa dạng loại hình du lịch tạo nét độc đáo cho nơi đây

2.1.5 Du lịch biên mậu kết hợp du lịch biển đảo, du lịch văn hóa và sinh thái biển

Móng Cái có biên giới biển tiếp giáp Trung Quốc Biên mậu trên biển cũng

là một nét riêng ở đây Vì thế du khách có thể tham gia chương trình du lịch kết hợp như: Kết hợp tham quan du lịch bãi Đá Đen, rất thích hợp cho du lịch thể thao,

dã ngoại, thiền ; Kết hợp tham quan du lịch mũi Sa Vĩ - điểm đầu cực Đông Bắc Việt Nam; Kết hợp tham quan du lịch rừng ngập mặn; Kết hợp tham quan du lịch

và nghỉ dưỡng tại biển Trà Cổ thơ mộng; Kết hợp tham quan du lịch di tich lịch sử đình Tràng Vỹ và đình Trà Cổ

2.2 Các hình thức hoạt động du lịch biên mậu

2.2.1 Các hình thức du lịch biên mậu thuần túy ở Móng Cái

Giáp với một khu kinh tế lớn ở phía nam Trung Quốc là thành phố Đông Hưng và thành phố Phòng Thành-Quảng Tây, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy đều thuận tiện, Quốc lộ 18A nối liền Hà Nội, quốc lộ 10 nối liền các tỉnh Nam định – Thái bình – TP Hải Phòng, quốc lộ 4B trục Lạng Sơn qua Tiên Yên tới Móng Cái, Các chương trình du lịch thuần túy được xây dựng với lộ trình các tuyến du lịch nội vùng và ngoại vùng

Trang 15

2.2.2 Các hình thức du lịch biên mậu kết hợp

Các hình thức Du lịch biên mậu kết hợp du lịch tín ngưỡng; kết hợp du lịch tham quan thắng cảnh; kết hợp du lịch thương mại, hội thảo, hội nghị; kết hợp thể thao trên biển, chơi golf; kết hợp du lịch nghỉ dưỡng biển…; kết hợp du lịch sinh thái biển; kết hợp du lịch văn hóa biển hiện đang được nhiều công ty lữ hành ở địa bàn Móng Cái khai thác đạt hiệu quả

Các Tuyến nội thị: Tp Móng cái với các điểm du lịch và các tuyến dành cho khách Quốc tế là các điểm du lịch trong TP Móng cái và TP Đông Hưng – Trung Quốc

Các chương trình, tour tuyến du lịch này đã đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của thành phố Móng Cái nói chung, của du lịch biên mậu ở Móng Cái nói riêng

2.3 Khách du lịch biên mậu ở TP Móng Cái

2.3.1 Phân loại du khách

* Khách đi du lịch biên mậu thuần túy

Khách đi du lịch biên mậu thuần túy là những đối tượng khách đi du lịch với mục đích tham quan kết hợp với mua sắm ở các chợ và trung tâm thương mại tại

TP Móng Cái

* Khách đi du lịch biên mậu kết hợp

Du khách đến Móng Cái thường kết hợp với nhiều mục đích như: đi du lịch biên mậu kết hợp với công vụ, với mục đích tìm hiểu thị trường, với tham dự các liên hoan, hội chợ triển lãm, kết hợp với mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục,…và các đối tượng khác

2.3.2 Đặc điểm của khách du lịch

2.4 Công tác tổ chức, quản lí hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái

2.4.1 Các hình thức tổ chức, quản lí của Nhà nước

Hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái cũng không nằm ngoài sự quản lí của Nhà nước, với các yếu tố tạo cho Móng Cái có vận hội, thời cơ để phát triển mạnh mẽ chính là cơ chế chính sách ưu đãi của Nhà nước, đầu tiên là: “mở cửa biên giới” của Ban Bí thư Trung Ương năm 1989, tiếp theo là các Quyết định 675/TTg, quyết định 103/1998QĐ-TTg và quyết định 53/2001QĐ-TTg, tiếp đến là

Trang 16

Ngày 1/6/2012, TP Móng Cái tiếp tục được tiếp thêm sức mạnh với sự ra đời của quyết định 19/2012/QĐ-TTg của Thủ rướng Chính Phủ về việc thành lập khu kinh

tế cửa khẩu Móng Cái, Hiện nay, công tác quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch biên mậu dần đi vào ổn định và phát huy tác dụng tích cực Các công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch; công tác phát triển và hoàn thiện các chương trình du lịch, tuyến điểm du lịch; công tác khuyến khích và thu hút đầu tư; công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, đều được các ngành liên quan triển khai đồng bộ nhằm thực hiện đúng theo lộ trình ở giai đoạn 1 đến năm 2015 và giai đoạn 2 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2.4.2 Công tác tổ chức, quản lí của doanh nghiệp

Cho đến quý 2 năm 2012, trên địa bàn thành phố Móng Cái có đến 51 công

ty kinh doanh du lịch quốc tế và nội địa, với số lượng các công ty kinh doanh lữ hành khá nhiều, đã cho thấy tiềm năng và nguồn khách rất dồi dào qua lại nơi đây Đặc biệt từ năm 2007 trở lại đây, số lượng khách cả quốc tế và nội địa đều tăng mạnh, hàng năm có khoảng 135.000 du khách Trung quốc và gần 90.000 khách nội địa xuất cảnh, nhưng một thực tế cho thấy các đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế vẫn chỉ đơn thuần làm dịch vụ visa, giấy thông hành, cho nên còn coi nhẹ việc đưa, đón và buông lỏng quản lí, không thực hiện và hạch toán tour trọn gói, trốn thuế, Nhà nước bị mất đi khoản thu thuế đối với các doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ của khách bị cắt bớt, cho nên đối với khách du lịch công tác bảo đảm an toàn chưa cao, còn để xảy ra tình trạng mất an ninh đối với khách du lịch

Đối với các doanh nghiệp quản lý dịch vụ khách sạn và nhà hàng ăn uống, về

số lượng các cơ sở cơ bản đã đủ cho phục vụ của ngành du lịch Móng Cái, các khách sạn mới với số lượng phòng đa dạng và đẳng cấp cũng đã đưa vào khai thác vận hành Tuy nhiên về nguồn nhân lực thì còn nhiều bất cập cả về số lượng cũng như trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý điều hành

* Doanh nghiệp quản lí các dịch vụ vui chơi giải trí

Các khu vui chơi, giải trí, dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch nói chung hiện nay ở Móng Cái đang có sự hình thành khá đa dạng Tuy nhiên việc phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí, việc tổ chức quản lý tốt các dịch vụ này cũng là một mặt

Trang 17

của hoạt động du lịch biên mậu, đang đòi hỏi ngành du lịch Móng Cái quan tâm hơn nữa

2.5 Nhận xét chung về hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái

2.5.1 Những thuận lợi trong hoạt động du lịch

2.4.1.1 Vị trí địa lí

Với gần 150 km đường biên giới trên bộ và trên biển tiếp giáp với một trong những trung tâm kinh tế và du lịch sầm uất của miền Nam Trung Quốc là thành phố Đông Hưng và thành phố Phòng Thành, lại nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Đông Bắc Việt Nam, Móng Cái có vị trí quan trọng trên bản đồ du lịch biên mậu Việt Nam Du khách luôn mong muốn một lần được đặt chân lên cột mốc địa đầu của Tổ quốc Bên cạnh đó, đây còn là sự hấp dẫn cao về các di tích lịch sử văn hóa, về danh lam thắng cảnh, về bờ biển trong lành luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

2.5.1.2 Tài nguyên du lịch

Móng Cái hội tụ khá đa dạng tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch, lại

có sự đặc sắc, mang ý nghĩa cả về tự nhiên và nhân văn, phù hợp để triển khai và xây dựng nhiều loại hình, sản phẩm du lịch

2.5.1.3 Giao thông vận tải

Thành phố Móng Cái có hệ thống giao thông đường bộ được phân bố khá hợp lý, bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường xã với tổng số chiều dài đạt gần 330 km; 38 chiếc cầu với chiều dài 1078m, đồng thời

là điểm đầu tiên của hệ thống quốc lộ 18A và nối với hệ thống đường bộ cao tốc đi Nam Ninh, Quế Lâm (Trung Quốc) Đặc biệt, Móng Cái còn nằm trong hệ thống đường biển quốc gia, nối Móng Cái với cả Nước

2.5.1.4 Chính sách ưu đãi của Nhà nước

Móng Cái là địa phương nhận được sự quan tâm lớn của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng Đây cũng là nơi được đầu tư phát triển du lịch biên mậu Đó là các Quyết định số 675/TTg ngày 19/06/1996 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi đặc thù cho cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh, Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 về

Trang 18

chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới, Quyết định số 99/2009QĐ-TTg ngày 29/07/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thành phố cửa khẩu Móng Cái đến năm 2020, Quyết định số 19/2012QĐ-TTg ngày 10/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “thành lập khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”

2.5.2 Những khó khăn trong hoạt động du lịch

Thứ nhất, đó là sự không đồng bộ về cơ chế quản lý biên mậu của hai bên

thành phố Móng Cái - Việt Nam và thành phố Đông Hưng - Trung Quốc

Thứ hai, đó là khó khăn về nguồn nhân lực phát triển du lịch nói chung và du

lịch biên mậu nói riêng Năm 2001, trên toàn thành phố Móng Cái mới có khoảng

350 lao động tham gia lĩnh vực du lịch, sau mười năm con số đó đạt gần 1.200 lao động, theo tốc độ phát triển như hiện nay, ước tính đến năm 2015, du lịch Móng Cái cần tối thiểu 2.500 lao động để đáp ứng năng lực hoạt động, nhưng trên thực tế thì số lao động hiện tại tham gia vào công tác du lịch ở Móng Cái vẫn chưa vượt qua con số 2.000

Thứ ba, đó là khó khăn bởi sự bãi bỏ cơ chế chính sách đầu tư cho hạ tầng

phục vụ du lịch ở khu vực biên giới, kể từ khi luật ngân sách nhà nước sửa đổi, quyết định số 185/2003/QĐ-TTg về bãi bỏ các quy định của Thủ tướng Chính phủ

về việc cấp trở lại, đầu tư trở lại từ các khoản thu ngân sách nhà nước

Thứ tư, công tác quản lí hoạt động lữ hành của các doanh nghiệp hai bên về

khách du lịch qua biên giới còn nhiều bất cập, chưa có sự hợp tác chính thống, không bài bản, vẫn mạnh ai nấy làm, không có tính đoàn kết

2.5.3 Những thành tựu đạt được trong hoạt động du lịch

2.5.3.1 Kinh tế

Từ khi Chính sách mở cửa biên giới trở lại được hai Nhà nước thông qua thì

bộ mặt kinh tế của Móng Cái mới có sự thay đổi đáng kể Nền kinh tế nông nghiệp (chiếm 80%) đã dần nhường chỗ đứng cho các ngành thương mại - dịch vụ, du lịch

và công nghiệp nuôi trồng Tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ổn định, bình quân trong 6 năm đạt 14,35%/năm, vượt 0,35%, Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành dịch vụ phát triển nhanh, tăng từ 66,4% năm 2005 lên 73,2%

Trang 19

trên 1.700 USD, gấp 1,6 năm 2005 Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ bình quân 18,35%/năm Tổng doanh thu về du lịch 6 năm đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng bình quân 14%/năm

2.5.3.2 Văn hóa - xã hội

Từ một huyện thị thuần nông, Móng Cái trở thành một thành phố lấy thương mại và dịch vụ làm trọng tâm phát triển Ngành du lịch từ đó có điều kiện được đầu

tư và phát triển rất mạnh, thói quen tiêu dùng cũng có những thay đổi rất lớn, ảnh hưởng nặng nề văn hóa tiêu dùng của đô thị thương mại

Sự gần gũi về văn hóa với các địa phương khác trong cả nước ngày một tăng trưởng cùng với sự tăng trưởng của kinh tế thương mại nơi đây, dẫn đến lối sống của người Móng Cái cũng có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế

xã hội mới

2.5.4 Những hạn chế trong hoạt động du lịch biên mậu ở Móng Cái

Thứ nhất, chưa khắc phục được những hạn chế của tính mùa vụ nơi đây Nói

đến Móng Cái, du khách sẽ liên tưởng đến biển Trà Cổ, đây đã như một thói quen hằn sâu trong ý tưởng của du khách mỗi khi chọn hướng đi, vào dịp hè lượng khách

đổ về quá tải, thậm chí có ngày khách du lịch không tìm được khách sạn hay nhà nghỉ, phải xuất cảnh sang Trung quốc để lưu trú, ngoài mùa cao điểm, du khách chủ yếu là những đối tượng hội thảo, hội nghị, khảo sát, học tập, mua sắm Các điểm du lịch ở Móng Cái trở nên đơn điệu nghèo nàn

Thứ hai, khả năng kéo dài thời gian lưu lại của khách du lịch ở Móng Cái chưa cao, do một số điều kiện phục vụ du lịch ở Móng Cái như cơ sở ăn uống, cơ

sở vui chơi giải trí chưa hấp dẫn, chưa đạt tiêu chuẩn và phân bố không đồng đều giữa các khu du lịch

Thứ ba, sản phẩm du lịch biên mậu ở Móng Cái vẫn còn đơn giản và đơn điệu, do sự hình thành lên loại hình này hoàn toàn tự phát, chưa được thiết lập và

xây dựng một cách bài bản, các doanh nghiệp tổ chức hầu như theo nhu cầu của khách mà phục vụ, các công ty lữ hành chưa có sáng tạo trong việc thết kế và quá trình tổ chức để hấp dẫn khách du lịch

Thứ tư, khai thác các tuyến điểm du lịch không đều Có những điểm du lịch

rơi vào tình trạng khai thác quá tải, cần được đầu tư phục hồi; song cũng có nơi bị

Ngày đăng: 23/06/2017, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w