Không đưa ra định nghĩa, song đọc kỹ toàn bộ tác phẩm của C.Mác, người ta có thể nhận thấy có 2 quan niệm khác nhau về giai cấp: một là, từ sau chế độ cộng đồng nguyên thuỷ, mọi xã hội c
Trang 1Quan niệm về giai cấp
Để đi sâu vào vấn đề này, lại phải làm sáng rõ khái niệm giai cấp Cũng lại bắt đầu từ C.Mác Thuật ngữ giai cấp được C.Mác sử dụng lần đầu tiên vào năm
1843, song phải đến 1846 với tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", được xem như là tác
phẩm khai sinh hoc thuyết C.Mác, thuật ngữ này mới được ông sử dụng một cách phổ biến Tuy nhiên, có một điều mà những người nghiên cứu về C.Mác gọi là
nghịch lý cũng từ thuật ngữ này Trong 2500 trang của bộ "Tư bản" viết về đấu
tranh giai cấp, không có một câu nào định nghĩa giai cấp là gì!
Không đưa ra định nghĩa, song đọc kỹ toàn bộ tác phẩm của C.Mác, người ta
có thể nhận thấy có 2 quan niệm khác nhau về giai cấp: một là, từ sau chế độ cộng
đồng nguyên thuỷ, mọi xã hội của loài người đều là xã hội chia thành những giai
cấp khác nhau; và hai là, chỉ trong xã hội tư bản mới có giai cấp Trước đó, xã hội
loài người chia thành đẳng cấp Mà đẳng cấp thì đóng, cá thể hoá, người nào sinh
ra ở đẳng cấp nào là suốt đời ở đó Còn giai cấp thì mở, phi cá thể hoá, một người
có thể chuyển từ giai cấp này sang giai cấp khác như kiểu "giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư " mà "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" đã nêu.
Thuật ngữ "giai cấp vô sản", một từ gốc la tinh, xuất hiện từ thời cổ La Mã, được Moses Hess sử dụng năm 1836 và phổ biến trong những người phái tả ở Đức, được C Mác sử dụng đầu tiên năm 1843 và tiếp liền trong khoảng năm năm, thuật
ngữ ấy mang nặng tính triết học Chẳng hạn như: giai cấp vô sản là "giai cấp đang hình thành, của xã hội tư sản mà không phải của xã hội tư sản, chịu sự bất công tuyệt đối thuần khiết chứ không phải một sự bất công cụ thể, là sự xoá bỏ xã hội và
sự xây dựng xã hội, là sự mất đi hoàn toàn chất người và sự chiếm lại hoàn toàn chất người" Tính "trừu tượng triết học" ấy đưa đến những lý giải triết học về sứ mệnh của giai cấp vô sản và về chủ nghĩa cộng sản: " sự ra đời của giai cấp vô sản với tư cách là giai cấp vô sản, nghĩa là sự khốn cùng đã nhận thức được sự khốn cùng tinh thần và thể xác của mình, là tình trạng phi nhân tính đã nhận thức được tình trạng phi nhân tính của mình, do đó mà tự tiêu diệt mình" {2} Và vì thế,
"Chủ nghĩa cộng sản với tính cách là sự xoá bỏ một cách tích cực chế độ tư
hữu-sự tự tha hoá ấy của con người- và do đó với tính cách là hữu-sự chiếm hữu một cách thực sự bản chất con người bởi con người và vì con người Nó là sự giải quyết câu đố của lịch sử và biết rằng nó là sự giải quyết ấy" {3}.
Bắt đầu từ "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", quan niệm của C.Mác về giai cấp vô sản đã "kinh tế" hơn, "chính trị" hơn, thiết thực hơn, và là sự khẳng định
giai cấp vô sản xuất hiện như tác nhân chính trên sân khấu của lịch sử Tuy nhiên, dần dần C.Mác đã thay thuật ngữ giai cấp vô sản (quyển I bộ "Tư Bản") bằng thuật ngữ "giai cấp công nhân" (quyển II, quyển III và quyển IV bộ "Tư Bản") để rồi dần dần thay thế thuật ngữ "giai cấp vô sản" hay "giai cấp công nhân" bằng thuật ngữ
"những người làm công ăn lương" (quyển III, bộ "Tư Bản") và về cuối đời, C.Mác
Trang 2sử dụng một khái niệm đã xuất hiện trong tác phẩm "Nội chiến ở Pháp" viết năm
1871: khái niệm "giai cấp những người sản xuất"
Có thể đọc thấy khái niệm đó trong "Lời nói đầu viết cho Bản Cương lĩnh của Đảng công nhân Pháp" đăng trên tờ "Égalité" ngày 30.6.1880 và tờ "Le
Prolétaire" ngày 10.7.1880, ba năm trước khi C.Mác qua đời mà về sau này, những
nhà nghiên cứu mácxít xem đó như là "Di chúc chính trị của C.Mác": "Xét thấy rằng giải phóng giai cấp những người sản xuất là giải phóng toàn thể loài người" {4} Như vậy là, khái niệm về "người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản" thoạt đầu đóng khung trong thuật ngữ "giai cấp vô sản" đã không "nhất thành bất biến" mà
đã biến đổi theo hướng mở rộng ra Số đông, có thể nói là hầu hết các Đảng cộng sản Âu, Mỹ, đã tiếp thu sự mở rộng nhận thức ấy Điều ấy là do sự vận động của thực tiễn Trong những nước tư bản phát triển, "những người làm công ăn lương" cho nhà nước và cho tư nhân chiếm tỷ lệ áp đảo, đến 80% và hơn 80% trong tổng lực lượng lao động xã hội
Lực lượng cách mạng
Sang thế kỷ XX, có 3 thay đổi lớn trong thực tiễn và trong nhận thức về lực lượng cách mạng:
- Các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa bị áp bức mà có nhà nghiên cứu cộng
sản coi là giai cấp vô sản của thế kỷ XX, nổi lên đấu tranh đòi giải phóng Phải
chăng vì thế mà V.I Lênin bổ sung lời kêu gọi của C.Mác thành "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại".
- Kết cấu của xã hội hiện đại cho thấy sự phát triển mạnh của nhiều tầng lớp
xã hội rất gần với khái niệm "giai cấp những người sản xuất" và "những người làm công ăn lương" mà không phải là giai cấp vô sản nghĩa hẹp
- Do các dân tộc thức tỉnh và tự khẳng định mạnh mẽ, ngay trong trào lưu toàn cầu hoá kinh tế, dân tộc trở thành động lực và sức mạnh hùng hậu của thời đại Dân tộc nói đây không chỉ là độc lập dân tộc, mà rộng hơn, còn là ý thức dân tộc, nguyện vọng dân tộc, quyền lợi dân tộc, truyền thống dân tộc, đặc điểm dân tộc, bản sắc dân tộc