1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: ỨNG DỤNG MICROSTATION VÀ TMVMAP TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

82 845 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Khái niệm bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành Đất đai - Bản đồ về các thửa đất, trên đó thể hiện chính xác các vị trí, kích thước, diện tích, thông tin địa chính của

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 5

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 8

1.1 KHÁI NIỆM 8

1.1.1 Khái niệm bản đồ địa chính 8

1.1.2 Vai trò của bản đồ địa chính 8

1.1.3 Phân loại bản đồ địa chính 8

1.2 NỘI DUNG CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 10

1.2.1 Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính 10

1.2.2 Nội dung của bản đồ địa chính 11

1.2.3 Ký hiệu của bản đồ địa chính 13

1.3 QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 15

1.4 CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 16

1.4.1 Phép chiếu và hệ tọa độ địa chính 16

1.4.2 Hệ thống tỷ lệ bản đồ 16

1.4.3 Độ chính xác của bản đồ địa chính 17

1.4.4 Phân mảnh bản đồ địa chính 19

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ PHỔ BIẾN TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 22

1.5.1 Phương pháp toàn đạc 22

1.5.2 Phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo đạc ngoài thực địa .23 1.5.3 Phương pháp sử dụng công nghệ GNSS (Global Navigation Satellite System) 24

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV-MAP 25

2.1 PHẦN MỀM MICROSTATION 25

2.1.1 Giới thiệu phần mềm MicroStation 25

2.1.2 Các chức năng của phần mềm MicroStation 26

2.2 PHẦN MỀM TMV-MAP 32

2.2.1 Giới thiệu phần mềm TMV-Map 32

2.2.2 Giới thiệu các chức năng của phần mềm TMV-Map 34

CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM ỨNG DỤNG MICROSTATION VÀ TMV-MAP TRONG CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ ĐẠP THANH, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH 37

Trang 2

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 37

3.1.2 Tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội 40

3.2 TẠO FILE BẢN ĐỒ VÀ TRIỂN ĐIỂM ĐO VẼ CHI TIẾT LÊN BẢN ĐỒ 40

3.2.1 Tạo file bản vẽ 40

3.2.2 Triển điểm lên bản vẽ 43

3.2.3 Nối điểm 46

3.2.4 Thu thập thông tin địa chính 46

3.3 BIÊN TẬP BẢN ĐỒ 46

3.3.1 Chuẩn hóa thông tin cho bản đồ tổng 46

3.3.2 Tạo topology cho bản đồ tổng 50

3.3.3 Tạo phân mảnh bản đồ địa chính 51

3.3.4 Biên tập mảnh bản đồ địa chính 55

3.4.TẠO HỒ SƠ THỬA ĐẤT 61

3.5 TẠO SỔ MỤC KÊ 63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Một số ký hiệu của bản đồ địa chính 8

Hình 1.2 Quy trình thành lập bản đồ địa chính 10

Hình 1.3 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5.000 được chia từ mảnh 1:10.000 14

Hình 1.4 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 được chia từ mảnh 1:5.000 15

Hình 1.5 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 được chia từ mảnh 1:2.000 15

Hình 1.6 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 được chia từ mảnh 1:2.000 16

Hình 1.7 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 được chia từ mảnh 1:2.000 17

Hình 1.8 Công tác đo đạc sử dụng máy toàn đạc điện tử ngoài thực địa 18

Hình 1.9 Ảnh hàng không được sử dụng để thành lập bản đồ địa chính 18

Hình 1.10 Ứng dụng GNSS trong đo đạc địa chính 19

Hình 2.1 Giao diện khi vào làm việc với phần mềm 20

Hình 2.2 File menu trong MicroStation 21

Hình 2.3 Edit menu trong MicroStation 22

Hình 2.4 Elememt menu trong MicroStation 23

Hình 2.5 Setting Menu trong MicroStation 24

Hình 2.6 Tool menu trong MicroStation 25

Hình 2.7 Hộp thoại công cụ Primary 26

Hình 2.8 Hộp thoại gồm các chức năng đồ họa (Main) 26

Hình 2.9.Chức năng đồ họa mạnh trong MicroStation 26

Hình 2.10 Thanh công cụ điều khiển màn hình 27

Hình 2.11 Khởi động phần mềm TMV-Map 27

Hình 2.12 Giao diện thanh menu chính của phần mềm TMV-Map 27

Hình 2.13 Các công cụ xử lý số liệu trị đo 29

Hình 2.14 Các công cụ tạo, biên tập bản đồ địa chính 29

Hình 2.15 Các công cụ xây dựng, quản lý lớp dữ liệu không gian địa chính 30

Hình 2.16 Các công cụ quản lý thông tin thuộc tính cho các đối tượng 30

dữ liệu không gian địa chính 30

Hình 2.17 Các công cụ kiểm tra, copy đối tượng,tạo cell,… 31

Hình 3.1.Vị trí địa lý xã Đạp Thanh trên Google Map 32

Hình 3.2.Địa hình xã Đạp Thanh trên Google map 33

Hình 3.3 Chọn seed file cho bản vẽ 36

Hình 3.4 Tạo file bản vẽ 36

Hình 3.5 Đặt đơn vị và diện tích bản vẽ 37

Trang 4

Hình 3.7.Hộp thoại Attach Cell Library 37

Hình 3.8 Tạo mới khu đo 38

Hình 3.9 Nhập thông tin khu đo 38

Hình 3.10 Nhập dữ liệu trị đo 38

Hình 3.11 Tùy chọn nhập dữ liệu 39

Hình 3.12 Mở tệp chứa dữ liệu đo đạc 39

Hình 3.13 Đưa dữ liệu đo đạc vào 40

Hình 3.14 Triển các điểm đo chi tiết lên bản vẽ 40

Hình 3.15 Tạo mô tả trị đo 40

Hình 3.16 Bản vẽ sau khi đã nối điểm 41

Hình 3.17 Chọn đơn vị hành chính cho bản vẽ 42

Hình 3.18 Kết nối cơ sở dữ liệu 42

Hình 3.19.Thao tác tìm, sửa lỗi tự động 43

Hình 3.20.Hộp thoại MRF Clean v8.0.1 43

Hình 3.21.Thiết lập thông số 43

Hình 3.22 Đặt dung sai cho level tham gia sửa lỗi 44

Hình 3.23.Chương trình đang chạy 44

Hình 3.24.Thao tác sửa lỗi thủ công 44

Hình 3.25.Tìm, sửa lỗi thủ công 45

Hình 3.26 Tạo Topology 45

Hình 3.27.Rải tâm thửa 45

Hình 3.28.Tạo sơ đồ phân mảnh 46

Hình 3.29.Tạo sơ đồ bảng chắp 46

Hình 3.30 Bản đồ sau khi đã được phân mảnh 46

Hình 3.31.Tạo mảnh bản đồ 47

Hình 3.32 Mảnh bản đồ sau khi đã cắt 47

Hình 3.33 Hộp thoại Reference 48

Hình 3.34 Tools Attach 48

Hình 3.35 Preview Refence 49

Hình 3.36 Mảnh bản đồ sau khi tiếp biên 49

Hình 3.37 Tạo Topology cho mảnh bản đồ địa chính 50

Hình 3.38 Gán dữ liệu 50

Hình 3.39 Các thông tin khi gán 51

Hình 3.40 Mở bảng thông tin thửa đất 52

Hình 3.41 Bảng thông tin thửa đất 52

Hình 3.42 Vẽ nhãn thửa 53

Trang 5

Hình 3.43 Tùy chọn các thuộc tính vẽ nhãn thửa 53

Hình 3.44 Vẽ bán tự động 54

Hình 3.45 Kết thúc vẽ nhãn thửa 54

Hình 3.46 Tạo khung bản đồ 54

Hình 4.47 Tùy chọn dựng khung bản đồ 55

Hình 3.48 Khung bản đồ đã được tạo 56

Hình 3.49 Tạo hồ sơ thửa đất 56

Hình 3.50 Tạo hồ sơ thửa đất 57

Hình 3.51 Chỉnh sửa hồ sơ thửa đất 57

Hình 3.52 Hồ sơ thửa đất 58

Hình 3.53 Xuất thông tin ra TXT 59

Hình 3.54 Xuất thông tin theo phạm vi thửa 59

Hình 3.55 Kết quả thu được khi xuất dữ liệu sang TXT 59

Hình 3.56 Sổ mục kê 60

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GNSS : Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu

GPS : Hệ thống định vị vệ tinh

BĐĐC : Bản đồ địa chính

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS Lê Văn Cảnh đã

tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, em cũng gửi lờicảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai nóichung và bộ môn Trắc địa mỏ nói riêng cũng như toàn thể các bạn đồng nghiệp đãgiúp đỡ em trong thời gian vừa qua

Xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo xí nghiệp Tài nguyên và Môi trương 3 đã tạođiều kiện cung cấp tài liệu cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp Em cũng gửi lời cảm

ơn sâu sắc tới toàn thể cán bộ nhân viên trong xí nghiệp đã tận tình chỉ bảo và hướngdẫn em làm thực nghiệm

Do thời gian làm đồ án có hạn, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Vậy emrất mong được Thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bản đồ án được tốt hơn

Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2017

Sinh viên thực hiện (Ký Tên)

Đinh Văn Sơn

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là sản phầm tự nhiên, là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên bantặng cho con người Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có tầm quan trọng rất lớn đốivới môi trường sống của con người

Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất lâu dài đã làm nảysinh những vấn đề phức tạp liên quan đến đất đai như vấn đề chiếm hữu và sử dụngđất, vấn đề phân phối và quản lý đất đai Vì vậy, việc thành lập bản đồ địa chính là hếtsức cần thiết, giúp việc quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả hơn, tạo cơ sở pháp lý đểgiải quyết các tranh chấp, khiếu nại

Tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã mang lại hiệu quả to lớn cho sự phát triển củacác nền kinh tế Thế giới đang trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 “cuộc cáchmạng công nghệ thông tin” Việc áp dụng khoa học công nghệ đã và đang đem lại hiệuquả thiết thực cho công tác quản lý đất đai, đã tạo một chuyển biến lớn đó là sự ra đờicủa nhiều phần mềm chuyên ngành hỗ trợ để nâng cao năng suất lao động và giảm thờigian công sức, loại bỏ sai số triển điểm giúp nâng cao độ chính xác cho bản đồ địachính Phần mềm MicroStation và TMV-Map là phần mềm chuyên ngành tiêu biểuđược sử dụng rộng rãi trong ngành địa chính Các phần mềm này có khả năng chia sẽ

dữ liệu cao với các phần mềm khác, hỗ trợ, tương tác lẫn nhau giúp cho công tác quản

lý đất đai được hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai trong thời kỳ mới

Từ những vấn đề đã nêu trên, việc thực hiện đề tài "Ứng dụng phần mềm

MicroStation và TMV-Map trong thành lập bản đồ địa chính " là xuất phát từ nhu

cầu thực tế

2 Mục đích

Ứng dụng phần mềm Microstation và TMV-Map trong công tác thành lập bản

đồ địa chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thời gian, công sức lao động

3 Nhiệm vụ

- Thu thập tài liệu;

- Nhiên cứu cơ sở lý thuyết về bản đồ địa chính;

- Tìm hiểu các phương pháp thành lập bản đồ địa chính;

- Tìm hiểu về công tác thành lập bản đồ địa chính tại xã Đạp Thanh, huyện BaChẽ, tỉnh Quảng Ninh;

Trang 9

- Tìm hiểu phần mềm MicroStation và TMV-Map;

- Thực nghiệm ứng phần mềm MicroStation và TMV-Map trong thành lập bản

đồ địa chính xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

4 Phương pháp nhiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin, thống kê, các tài liệu;

- Phương pháp nhiên cứu lý thuyết;

- Phương pháp đo đạc thực nghiệm, ứng dụng MicroStation và TMV-Mapthành lập bản đồ địa chính

5 Đối tượng và phạm vi nhiên cứu

- Đối tượng: Ứng dụng phần mềm MicroStation và TMV-Map thành lập bản đồ

địa chính

- Phạm vi: Thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 xã Đạp Thanh, huyện Ba

Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng cơ sở

khoa học, phương pháp luận trong việc ứng dụng phần mềm MicroStation và Map thành lập bản đồ địa chính

TMV Ý nghĩa thực tiễn: Việc ứng dụng phần mềm MicroStation và TMVTMV Map trong

công tác thành lập bản đồ địa chính sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thời gian vàcông sức lao động

7 Bố cục

Mở đầu

Chương 1 Tổng quan về bản đồ địa chính

Chương 2 Tổng quan về phần mềm MicroStation và TMV-Map

Chương 3 Thực nghiệm ứng dụng phần mềm MicroStation và TMV-Map trongthành lập bản đồ địa chính xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Kết luận và kiến nghị

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1.1 KHÁI NIỆM

1.1.1 Khái niệm bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành Đất đai - Bản đồ về các thửa đất, trên

đó thể hiện chính xác các vị trí, kích thước, diện tích, thông tin địa chính của từng thửađất theo chủ sử dụng và một số thông tin địa lý khác liên quan đến đất đai

Bản đồ địa chính có những tính chất riêng biệt như sau:

- Bản đồ địa chính được thành lập thống nhất theo đơn vị hành chính cấp cơ sở

xã, phường, thị trấn trong phạm vi cả nước;

- Bản đồ địa chính có tính pháp lý cao vì nó được đo vẽ và nghiệm thu theo mộtquy trình chặt chẽ, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và xác nhận,được người sử dụng đất chấp nhận;

- Bản đồ địa chính có độ chính xác cao, được thành lập trên cơ sở kỹ thuật vàcông nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin không gian của các thửađất, phục vụ công tác quản lý đất đai;

-Bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ là rộng khắp trên toàn quốc.Tuy nhiên bản đồ từng tỷ lệ không phủ trùm toàn lãnh thổ, mỗi loại đất sẽ được vẽ bản

đồ địa chính với tỷ lệ khác nhau;

Trang 11

- Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của đấtđai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật theo định kỳ.

1.1.2 Vai trò của bản đồ địa chính

- Đăng ký đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhậnquyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

- Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổchức;

- Thống kê, kiểm kê đất đai;

- Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất;

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểmdân cư, quy hoạch giao thông, thủy lợi;

- Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết;

- Giải quyết tranh chấp đất đai

1.1.3 Phân loại bản đồ địa chính

Bản đồ giấy địa chính: Là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện

toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú Bản đồ giấy cho ta thông tin rõràng, trực quan, dễ sử dụng

Bản đồ số địa chính: Có nội dung thông tin tương tự nhưbản đồ giấy, song các

thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký hiệu

đã số hóa Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng tọa độ còn thông tin thuộc tính

sẽ được mã hóa.Bản đồ số địa chính được hình thành dựa trên hai yếu tố kỹ thuật làphần cứng máy tính và phần mềm điều hành Các số liệu đo đạc hoặc bản đồ giấy cũđược đưa vào máy tính để xử lý, biên tập bản đồ số, lưu trữ và có thể in ra thành bản

đồ giấy

Khi nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính vàphạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính, chúng ta cần làm quen với một sốkhái niệm về các loại bản đồ địa chính sau

Bản đồ địa chính cơ sở: Đó là tên gọi chung cho bản đồ gốc được thành lập

bằng các phương pháp như đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ có sử dụng ảnh hàngkhông kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa Trên bản đồ địa chính cơ sở thể hiện hiệntrạng vị trí, hình thể, diện tích, và loại đất của các ô thửa có tính ổn định lâu dài và dễ

Trang 12

xác định ở thực địa Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính cáccấp, vẽ kín khung trong của tờ bản đồ.

Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên vẽ và đo vẽ bổ sung, biên tậpthành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn

Bản đồ địa chính: Đó là tên gọi của bản đồ được biên vẽ, biên tập từ bản đồ địa

chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấpxã) Trên bản đồ địa chính cấp xã thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số hiệu thửa vàloại đất của các thửa đất theo từng chủ sử dụng đất đáp ứng yêu cầu quản lý đất đaicủa nhà nước Các thửa đất được đánh số hiệu thửa theo từng mảnh bản đồ, xác địnhloại đất theo mục đích sử dụng, xác định chủ sử dụng đất và được hoàn chỉnh phù hợpvới số liệu trong hồ sơ địa chính

Bản đồ địa chính được thành lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã là tài liệuquan trọng trong bộ hồ sơ địa chính

Bản đồ trích đo: Là tên gọi chung cho bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn hay nhỏ hơn tỷ lệ

bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính đã có trong khu vực, trên đó thể hiện chi tiếttừng thửa đất trong các ô thửa, vùng đất có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện chi tiếttheo yêu cầu quản lý đất đai

Cũng như các loại bản đồ chuyên đề khác, bản đồ địa chính có các đặc điểm vànhững tính chất quan trọng của bản đồ là:

- Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với từng vùng đất, loại đất;

- Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp

để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất;

- Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí các điểm, cácđường đặc trưng, diện tích các thửa đất;

- Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ

1.2 NỘI DUNG CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

1.2.1 Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêngcho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, mỗi bộ bản đồ có thể gồm nhiều tờ bản

đồ ghép lại Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trongquá trình thành lập, sử dụng bản đồ và quản lý đất đai, ta cần hiểu rõ bản chất một sốyếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố tham chiếu phụ trợ của chúng

Trang 13

- Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng dấu mốc đặc

biệt Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường

biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình Trong địa chính cần quản lýdấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và tọa độ của chúng

- Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các

điểm trên thực địa Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý tọa độ hai điểm đầu vàcuối, từ tọa độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng Đối với đườnggấp khúc cần quản lý tọa độ các điểm đặc trưng của nó Các đường cong có dạng hìnhhọc cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng, ví dụ như: một cung tròn có thể xácđịnh và quản lý điểm đầu, điểm cuối và bán kính của nó Tuy nhiên trong đo đạc địachính thường xác định đường cong bằng cách chia nhỏ cung tới mức các đoạn của nó

có thể coi là đoạn thẳng, khi đó đường cong được xác định và quản lý như đường gấpkhúc

- Thửa đất: Đó là yếu tố đơn vị cơ bản nhất của đất đai Thửa đất là một mảnh

đất tồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao khép kín,thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định Trong mỗi thửa đất có thể có mộthoặc một số loại đất Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờruộng, tường xây, hàng rào cây, … hoặc đánh dấu bằng các mốc theo quy ước của cácchủ sử dụng đất Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là: các điểm góc thửa, chiều dài cáccạnh thửa và diện tích của nó Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xácđịnh vị trí, ranh giới, diện tích Mọi thửa đất đều được đặt tên, tức là gắn cho nó một

số hiệu địa chính, số hiệu này thường được đặt theo thứ tự trên từng tờ bản đồ địachính Ngoài số hiệu địa chính, các thửa đất còn có các yếu tố tham chiếu khác như địadanh, tên riêng của khu đất, xứ đồng, lô đất, địa chỉ thôn, xã, đường phố Số hiệu thửađất và địa danh thửa đất là yếu tố tham chiếu giúp cho việc nhận dạng, phân biệt thửanày với thửa khác trên phạm vi địa phương và quốc gia

Về nguyên tắc mọi sự thay đổi diện tích thửa đất sẽ kéo theo sự hủy bỏ số hiệuthửa cũ của nó và việc thiết lập tương ứng các số hiệu mới cho các thửa đất được hìnhthành từ việc thay đổi này

- Thửa đất phụ: trên một thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa đất nhỏ có đường

ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khácnhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổichủ sử dụng đất Loại thửa nhỏ này được gọi là thửa đất phụ hay đơn vị phụ tính thuế

Trang 14

Ví dụ: một thửa đất trong khu vực dân cư nông thôn do một chủ sử dụng có đất ở, ao

và vườn Có thể phân chia các loại đất trong thửa chính tạo ra các thửa phụ

- Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều thửa đất Thông thường lô đất

được giới hạn bởi các con đường, kênh mương, sông ngòi, … đất đai được chia lô theođiều kiện địa lý như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông thủy lợi, theomục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng

- Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất Khu đất và

xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu đời

- Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người

cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất Các cụm dân cư thường có sự gắnkết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp

- Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường

phố Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năngquản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình Thông thường bản đồ địa chính được đo

vẽ và biên tập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường để sử dụng trog quá trình quản

lý đất đai

1.2.2 Nội dung của bản đồ địa chính

- Điểm khống chế toạ độ, độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm

khống chế tọa độ và độ cao quốc gia các cấp hạng, điểm địa chính, điểm khống chếảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định để sửu dụng lâu dài.Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0.1mm trên bản đồ

- Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia,

địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã, các mốc giới hành chính, các điểm ngoặtcủa đường địa giới Trường hợp đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấpcao thì thể hiện đường địa giới cấp cao Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địagiới đang được lưu trữ tại các cơ quan quản lý của nhà nước

- Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính còn phải thể hiện đầy đủ mốc giới

quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi, đê điều, hệ thốngdẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn: các loại mốcgiới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới trên thực địa hoặc cóđầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vị trí điểm chi tiết của bản đồđịa chính

Trang 15

- Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định

hướng cao: Trên bản đồ địa chính cần phải thể hiện các địa vật, công trình có giá trị về

lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao như bệnh viện, trường học, đìnhchùa, di tích lịch sử, bảo tàng, …

- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất: Thửa đất là

yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằngđường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong Để xác định vị trí thửađất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới thửa đất Đối với mỗithửa trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thứ tự thửa, diện tích và phânloại đất theo mục đích sử dụng

- Nhà ở và công trình xây dựng khác: Chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình

xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xâydựng tạm thời Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phảiđược nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình

- Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất: Cần thể hiện trên bản đồ

địa chính các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông,công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theotuyến

- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn

phải thể hiện dáng đất bằng các dường đồng mức hoặc ghi chú độ cao

Dáng đất được biểu thị trên bản đồ địa chính bằng điểm ghi chú độ cao ở vùngđồng bằng, đường bình độ đối với vùng đồi, núi hoặc bằng ký hiệu kết hợp với ghi chú

độ cao Khi biểu thị dáng đất phải đảm bảo:

+ Phải ghi chú độ cao tại các điểm đặc trưng như đỉnh núi, trên đường phânthủy, tụ thủy, ở yên ngựa, chỗ thay đổi độ dốc;

+ Phải thể hiện được dáng chung của địa hình trong toàn khu vực và các nét đặctrưng của địa hình;

+ Dáng đất phải thể hiện phù hợp với các yếu tố khác;

+ Bãi cát, bãi đá, khe đá, núi đá, bãi bùn, đầm lầy dùng ký hiệu hoặc ghi chú đểbiểu thị

- Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh

giới sử dụng đất của các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức xã hội, doanh trại quânđội

Trang 16

- Ghi chú thuyết minh: Khi ghi chú các nội dung yếu tố bản đồ địa chính phải

tuân theo quy định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục IIIcủa phục lục số 01/Thông tư 25/2014/TT-BTNMT

1.2.3 Ký hiệu của bản đồ địa chính

Nội dung của bản đồ địa chính được biểu thị bằng các ký hiệu, quy ước và ghichú phù hợp cho từng loại tỷ lệ bản đồ và yêu cầu sử dụng bản đồ Các ký hiệu nàyphải đảm bảo trực quan, dễ đọc và không được lẫn lộn giữa các ký hiệu với nhau

Hình 1.1 Một số ký hiệu của bản đồ địa chính

* Phân loại ký hiệu:

- Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: Khi thể hiện các đối tượng có diện tích bề mặt tương đối

lớn ta dùng ký hiệu theo tỷ lệ Phải vẽ đúng kích thước của địa vật theo tỷ lệ bản đồ.Đường viền của đối tượng có thể vẽ bằng nét liền, nét đứt hoặc đường chấm chấm.Bên trong phạm vi đường viền dùng màu sắc hoặc các hình vẽ, biểu tượng và ghi chú

để biểu thị đặc trưng địa vật

Các ký hiệu này thể hiện rõ vị trí, diện tích, các điểm đặc trưng và tính chất củađối tượng cần biểu diễn Ví dụ: nhà, sông, hồ, thửa đất

- Ký hiệu không vẽ theo tỷ lệ: Đây là những ký hiệu quy ước dùng để thể hiện vị

trí và các đặc trưng số lượng, chất lượng cảu các đối tượng, song không thể hiện diệntích, kích thước và hình dạng của chúng theo tỷ lệ bản đồ Loại ký hiệu này còn sửdụng cả trong trường hợp địa vật được vẽ theo tỷ lệ mà ta muốn biểu thị thêm yếu tốtượng trưng làm tăng thêm khả năng nhận biết đối tượng trên bản đồ Ví dụ: tượng đài,đền miếu nhỏ, trạm phát thông tin

Trang 17

- Ký hiệu nửa theo tỷ lệ: Là loại ký hiệu dùng để thể hiện các đối tượng có thể

biểu diễn kích thước thực một chiều theo tỷ lệ bản đồ, còn chiều kia dùng kích thướcquy ước Ví dụ: ký hiệu đường sắt, đường dây điện, dây thông tin, kênh mương nhỏ, Trong đó chiều dài tuyến vẽ theo tỷ lệ và dùng lực nét, màu sắc thể hiện chủng loại,chất lượng địa vật

Ghi chú: Ngoài các ký hiệu, người ta còn dùng cách ghi chú để biểu đạt nộidung của bản đồ địa chính Các ghi chú có thể chia ra làm hai nhóm là ghi chú tênriêng và ghi chú giải thích

Ghi chú tên riêng dùng để chỉ đơn vị hành chính, tên các cụm dân cư, các đốitượng kinh tế, xã hội, tên sông hồ, tên núi, đồi, tên xứ đồng

Ghi chú giải thích rất hay dùng trong bản đồ địa chính nhằm giảm thể hiện, giảithích về phân loại đối tượng, về đặc trưng số lượng, chất lượng của chúng Ghi chúnày dưới dạng viết tắt, giản lược ngắn gọn Ví dụ: loại đất, loại nhà, mặt đường, hướngdòng chảy

* Vị trí các ký hiệu:

Các ký hiệu vẽ theo tỷ lệ thì phải thể hiện chính xác vị trí của các điểm đặctrưng trên đường biên của nó Ví dụ: các góc thửa đất, điểm đỉnh các đoạn cong củađường ranh giới thửa đất Khi xác định chính xác toàn bộ đường biên thì vị trí của kýhiệu vẽ theo tỷ lệ đã được định vị

Với ký hiệu vẽ không theo tỷ lê:

- Ký hiệu có dạng hình học đơn giản như hình tròn, hình vuông, tam giác thìtâm ký hiệu chính là tâm địa vật;

- Ký hiệu đường nét thì trục của ký hiệu trùng với trục của địa vật;

- Ký hiệu tượng trưng có đường đáy nằm ngang thì tâm ký hiệu là điểm giữacủa đáy Ví dụ: đền chùa, nhà thờ, tháp

* Màu sắc các ký hiệu:

Theo quy định của các quy phạm thì bản đồ địa chính có hai loại là bản đồ gốc

đo vẽ và bản đồ địa chính Tương ứng với từng loại sẽ dùng màu sắc khác nhau để vẽbản đồ địa chính

Trang 18

Trên bản đồ địa chính cơ sở, các ký hiệu được vẽ bằng 3 màu: đen, ve và nâunhằm đảm bảo dễ đọc Đường nét phải đủ độ đậm màu để có thể chụp ảnh hoặc phiênbản phục vụ cho công tác biên tập bản đồ địa chính theo công nghệ truyền thống.

Khi thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số thì yêu cầu bản đồ địa chính

cơ sở phải thể hiện 3 màu và bản đồ địa chính cũng có thể dùng 3 màu mà mà khôngnhất thiết phải chuyển thành một màu đen như công nghệ truyền thống

1.3 QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Phương án kỹ thuật đo đạc thành lập bản đồ địa chính

Chuẩn bị tổ chức triển khai và

thu thập tư liệu

Nhập thông tin địa chính ban đầu

Vẽ bản đồ nền khu đo

Đo vẽ ngoài thực địa và điều tra thuthập thông tin địa chínhThành lập lưới khống chế

Chia mảnh bản đồ địa chínhBiên tập bản đồ địa chính và lập hồ

sơ kỹ thuật thửa đất

Trang 19

Hình 1.2 Quy trình thành lập bản đồ địa chính

1.4 CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

Bản đồ địa chính là loại bản đồ chuyên ngành về đất đai có yêu cầu độ chínhxác cao và yêu cầu thể hiện nội dung tỷ mỉ, chính xác theo các tiêu chuẩn quy địnhchặt chẽ do các cơ quan chủ quản ban hành

1.4.1 Phép chiếu và hệ tọa độ địa chính

Trước ngày 01/01/2001 bản đồ địa chính của Việt Nam ta được thể hiện trong

hệ tọa độ HN-72, phép chiếu được dùng là phép chiếu phẳng Gauss – Kruger Từ ngày01/01/2001 bản đồ địa chính Việt Nam được thành lập trong hệ quy chiếu và hệ thốngtọa độ quốc gia VN-2000, phép chiếu được dùng là phép chiếu thẳng góc UTM

Để đảm bảo tính thống nhất, chính xác của bản đồ địa chính và giảm ảnh hưởngcủa phép chiếu đến yếu tố cần quản lý đối với đất đai, cở sở toán học của bản đồ địachính được quy định trong quy phạm thành lập bản đồ địa chính như sau:

- Kinh tuyến trục địa phương được chọn phù hợp cho từng tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương nhằm đảm bảo giảm ảnh hưởng đến biến dạng về độ dài vè diện tíchđến các yếu tố thể hiện trên bản đồ địa chính Điểm gốc của hệ tọa độ mặt phẳng (điểm

Kiểm tra và nghiệm thukết quả đo đạc

Các chủ sử

dụng xác định

ranh giới, diện

tích, loại đất

Trang 20

- Lưới tọa độ địa chính và bản đồ địa chính được tính toán và thể hiện trong hệtọa độ VN – 2000, sử dụng phép chiếu UTM, múi chiếu 3o, hệ số chiếu lên kinh tuyếntrục là mo = 0,9999 Kinh tuyến gốc (0o) được quy định là kinh tuyến đi qua đài thiênvăn Greenwich, London.

Các điểm tọa độ nhà nước hạng I, hạng II và điểm địa chính cơ sở được sử dụnglàm các điểm gốc trong xây dựng lưới tọa độ địa chính và lưới khống chế đo vẽ đểthành lập bản đồ địa chính các loại tỷ lệ Khi sử dụng các điểm tọa độ nhà nước trongxây dựng lưới tọa độ thành lập bản đồ địa chính cần chú ý những vấn đề sau:

- Xác định rõ tọa độ các điểm gốc thu thập được đã tính toán trong hệ tọa độnào, độ rộng múi chiếu và kinh tuyến trục múi chiếu Nếu các yếu tố trên không đồngnhất với hệ tọa độ địa chính của tỉnh, thành phố thì phải tính chuyển tọa độ về hệ tọa

độ địa chính của tỉnh, thành phố cần thành lập bản đồ địa chính;

- Chiều dài tất cả các cạnh của lưới tọa độ địa chính các cấp phải tính chuyển vềmặt quy chiếu độ cao nhà nước và mặt quy chiếu tọa độ phẳng UTM, múi chiếu 3o, hệ

số chiếu trên kinh tuyến trục là mo = 0,9999 trước khi bình sau kết quả đo đạc và tínhtoán tọa độ

1.4.2 Hệ thống tỷ lệ bản đồ

Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000 và1:10.000

Việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính sẽ căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau:

- Mật độ thửa đất trên một hecta diện tích, mật độ thửa càng lớn thì tỷ lệ cànglớn;

- Loại đất cần vẽ bản đồ: Đất nông nghiệp - lâm nghiệp diện tích thửa lớn vẽ tỷ

- Khả năng kinh tế, kỹ thuật của đơn vị là yếu tố cần tính đến vì tỷ lệ càng lớnthì chi phí càng lớn

Trang 21

Trong mỗi đơn vị hành chính cấp xã, không nhất thiết thành lập bản đồ địachính cùng tỷ lệ, nhưng phải xác định một tỷ lệ cơ bản cho bản đồ địa chính ở mỗi đơn

vị hành chính cấp xã

Một số quy định chung về việc lựa chon tỷ lệ bản đồ:

- Khu vực đất nông nghiệp tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:2000, 1:5000, đối với khuvực miền núi, núi cao có ruộng bậc thang hoặc đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực

đô thị, trong khu vực đất ở có thể chọn tỷ lệ đõ vẽ là 1:500, 1:1000;

- Khu vực đất ở: các thành phố lớn đông dân, thử đất nhỏ và hẹp, xây dụngchưa có quy hoạch rõ ràng thì tỷ lệ cơ bản là 1:500;

- Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn, xây dựng theo quy hoạch, các khu dân cư

có ý nghĩa kinh tế, văn hóa quan trọng của khu vực thì tỷ lệ cơ bản là 1:1000;

- Các khu dân cư nông thôn, khu dân cư của các thị trấn nằm tập chung hoặc rảirác trong khu vực đất nông nghiệp thì chọn tỷ lệ đo vẽ lớn hơn một hoặc hai bậc so với

tỷ lệ đo vẽ đất nông nghiệp;

- Khu vực đất chưa sử dụng: đối với khu vực đồi núi, khu duyên hải có diện tíchđất chưa sử dụng lớn thì chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản 1:10 000 hoặc 1:25 000;

- Đất chuyên dùng: thường nằm xen kẽ trong các loại đất nêu trên nên được đo

vẽ vè biểu thị trên bản đồ địac hính cùng tỷ lệ của khu vực đo vẽ;

- Khu vực đất lâm nghiệp đã quy hoạch, khu vực cây trồng có ý nghĩa côngnghiệp chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1000 hoặc 1:5000[1]

1.4.3 Độ chính xác của bản đồ địa chính

Yếu tố cơ bản cần quản lý đối với đất đai đó là vị trí, diện tích và kích thướccác thửa đất Các yếu tố này được đo đạc và thể hiện trên bản đồ địa chính Độ chínhxác các yếu tố trên phụ thuộc vào độ chính xác kết quả đo đạc, độ chính xác thể hiện

độ chính xác của bản đồ và độ chính xác tính diện tích Độ chính xác số liệu khôngphụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà phụ thuộc trực tiếp vào sai số đo đạc

Độ chính xác của bản đồ địa chính thể hiện qua độ chính xác các yếu tô đặctrưng sau:

- Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo

so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1mm tính theo tỷ lệ bản đồ cầnlập [2];

Trang 22

- Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa

độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính dạng sốđược quy định là bằng không (không có sai số);

- Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ khôngvượt quá 0,2mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểmtọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá0,2mm so với giá trị lý thuyết [2];

- Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địachính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượtquá:

+ 5cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;

+ 7cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;

+ 15cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000;

+ 30cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2.000;

+ 150cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5.000;

+ 300cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000;

+ Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1.000, 1:2.000 thìsai số vị trí điểm được phép tăng 1,5 lần[2]

- Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thịtrên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực tiếp hoặc

đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập,nhưng không vượt quá 4cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có chiều dài dưới5m

Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1.000, 1:2.000 thì sai

số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm được phép tăng 1,5 lần

- Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác củađiểm khống chế đo vẽ

- Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với điểmkhống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm Trị tuyệt đối sai số lớn nhất khikiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép Số lượng sai số kiểm tra cógiá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn nhất cho phépkhông quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra

Trang 23

1.4.4 Phân mảnh bản đồ địa chính

* Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000

Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 được xác định như sau:

Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế

là 6 x 6 kilômét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 Kíchthước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 là 60 x 60 cm,tương ứng với diện tích là 3600 hécta (ha) ngoài thực địa

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là

10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau

là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn củamảnh bản đồ địa chính

Trục tọa độ X tính từ Xích đạo (0 Km) Trục tọa độ Y có giá trị 500 km trùngvới kinh tuyến trục của tỉnh

* Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế là 3 x 3km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5.000.Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5.000 là 60 x 60

cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5.000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03

số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góctrái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 có số hiệu là 10 - 728 494 và mảnhbản đồ địa chính tỷ lệ 1:5.000 có số hiệu là 725 497

Trang 24

Hình 1.3 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5.000 được chia từ mảnh 1:10.000

* Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000

Chia mảnh bản đồ 1:5.000 thành 9 ô vuông Mỗi ô vuông có kích thước thực tế

là 1,0 x 1,0 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000.Các ô vuông được đánh

số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệumảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, gạch nối và sốthứ tự ô vuông

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2.000 có số hiệu là 725 500 – 1

Hình 1.4 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 được chia từ mảnh 1:5.000

Trang 25

503 502

723 724

Hình 1.5 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 được chia từ mảnh 1:2.000

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2.000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:1.000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 là

50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ tráisang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 bao gồm sốhiệu mảnh bản đồ địa chínhtỷ lệ 1:2.000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông

* Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500

Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2.000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông cókích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:1000 Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là

50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ tráisang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 bao gồm sốhiệu mảnh bản đồ địa chínhtỷ lệ 1:2.000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 có số hiệu là 725 500 – 6 – (11)

Trang 26

cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa.

Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyêntắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2.000, gạch nối (-) và số thứ tự ôvuông

Ví dụ: Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 có số hiệu là 725 500 – 6 – 25

Trang 27

Hình 1.7 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 được chia từ mảnh 1:2.000

Kích thước của mảnh bản đồ vẽ phá khung quy định trên cơ sở khả năng chophép, thuận tiện cho quản lý và sử dụng

Tọa độ các điểm góc khung bản đồ, của giao điểm lưới km, của các điểm khốngchế tọa độ Nhà nước, các điểm địa chính, các điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo vàcác điểm mia chi tiết phải được tính tọa độ ở múi 30 theo kinh tuyến trục cho từngtỉnh, thành phố

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ PHỔ BIẾN TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

1.5.1 Phương pháp toàn đạc

Là phương pháp sử dụng máy đo các giá trị góc, cạnh rồi sau đó xử lý bằngphần mềm hoặc thủ công Phương pháp này được ứng dụng để thành lập bản đồ địachính ở những khu vực đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất canh tác có mật độ, quy mô,kích thước nhỏ hoặc những khu vực địa hình có độ dốc trung bình lớn Đặc biệt,phương pháp này cũng dễ dàng triển khai ở vùng đồi núi, khi các phương pháp đo vẽkhác gặp khó khăn hoặc những nơi không có ảnh hàng không thỏa mãn các chỉ tiêu kỹthuật để thành lập bản đồ

Trang 28

Hiện nay, trong phương pháp này người ta thường sử dụng máy toàn đạc điện

tử để đo vẽ bản đồ, đặc biệt những khu vực đô thị cần độ chính xác cao và độ chi tiếtlớn thì máy toàn đạc điện tử tỏ ra ưu việt hơn cả

Hình 1.8 Công tác đo đạc sử dụng máy toàn đạc điện tử ngoài thực địa

Trang 29

1.5.2 Phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo đạc ngoài thực địa

Hình 1.9 Ảnh hàng không được sử dụng để thành lập bản đồ địa chính

Phương pháp đo đạc ảnh chụp từ ảnh máy bay kết hợp với phương pháp đo đạc

bổ sung trực tiếp ngoài thực địa kết hợp với công nghệ tin học là một trong nhữngphương pháp tiên tiến hiện nay ở Việt Nam Ưu điểm của phương pháp này là giảmđược số công việc ngoài trời, đẩy nhanh tiến độ công tác thành lập bản đồ Tuy nhiên,phương pháp này phụ thuộc vào địa hình và ngoại cảnh khi bay chụp, thích hợp chocác vùng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất trống bằng phẳng, có địa hình rõ ràng

1.5.3 Phương pháp sử dụng công nghệ GNSS (Global Navigation Satellite

System)

Trang 30

Hình 1.10 Ứng dụng GNSS trong đo đạc địa chínhCông nghệ GNSS (Global Navigation Satellite System) là hệ thống vệ tinh dẫnđường toàn cầu gồm hệ thống các vệ tinh nhân tạo có quỹ đạo riêng kết hợp với thiết

bị mặt đất cho phép người sử dụng xác định vị trí các điểm trên bề mặt trái đất Tại vịtrí cần xác định tọa độ yêu cầu phải thông thoáng, các phía không bị che khuất và số

vệ tinh tối thiểu xuất hiện tại thời điểm là 4 vệ tinh Phương pháp đo định vị toàn cầuđược áp dụng cho những khu đo có diện tích lớn Ví dụ: đo đất canh tác nông nghiệp,đất rừng ven biển, đất đồn điền, đất thủy sản,

Hiện nay trên thế giới có 4 hệ thống vệ tinh chính đang được sử dụng:

+ GPS : Hoa Kỳ phát triển

+ GALILEO : Liên minh Châu Âu (EU) phát triển

+ GLONASS : Liên bang Nga phát triển

+ COMPASS : Trung Quốc phát triển

Trang 31

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV-MAP

2.1 PHẦN MỀM MICROSTATION

2.1.1 Giới thiệu phần mềm MicroStation

Hình 2.1 Giao diện khi vào làm việc với phần mềmMicroStation là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ hoạrất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ hoạ thể hiện các yếu tố bản đồ.Khả năng quản lý các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn, tốc độ khai thác

và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn Do vậy, nó kháthuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu vàcác thiết bị đo khác nhau Dữ liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo choviệc biên tập, bổ sung tiện lợi MicroStation cho phép lưu các bản đồ và các bản vẽthiết kế theo nhiều hệ thống toạ độ khác nhau

MicroStationcòn là nền cho các phần mềm ứng dụng khác có thể chạy trên nónhư: Geovec, MSFC, Famis, IrasB, IRasC Các công cụ của MicroStationđược dùng

để số hoá các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trìnhbày bản đồ

Trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều các tính năng mởcủa MicroStation người sử dụng có thể thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, tômàu Ngoài ra các tệp dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một tệp

Trang 32

được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữacác bản đồ Các bản vẽ trong MicroStationđược ghi dưới dạng các file (*.dgn) Mỗitệp bản vẽ đều được định vị trong một hệ toạ độ nhất định với các tham số về lưới toạ

độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc Nếu như không gian làm việc

là hai chiều thì có tệp 2D, nếu không gian làm việc là ba chiều thì có tệp 3D Các tham

số này thường được xác định sẵn trong một tệp chuẩn, khi tạo tệp mới người sử dụngchỉ việc lựa chọn

MicroStationcòn cung cấp công cụ nhập, xuất, nhập dữ liệu đồ hoạ từ các phầnmền khác qua các tệp có dạng (*.dxf) hoặc (*.dwg) MicroStation có giao diện đồ hoạbao gồm nhiều cửa sổ, thực đơn, các công cụ làm việc với các đối tượng đồ hoạ đầy đủ

và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ hoạ nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người

sử dụng

2.1.2 Các chức năng của phần mềm MicroStation

a Chức năng chính các Menu trong MicroStation

- File Menu:

Hình 2.2 File menu trong MicroStationFile menu gồm những mục cho sự tạo, mở, đóng file thiết kế và những thư việncell, làm việc với những file tham khảo (reference file), nhập và xuất file, in và kếtthúc một chương trình MicroStation

+ New: Mở hộp thoại tạo mới một file thiết kế(Create Design file), sử dụng đểtạo và mở file như file thiết kế đang hoạt động;

Trang 33

+ Open: Mở hộp hội thoại mở file (Open Design File) sử dụng để mở một filethiết kế đã tồn tại hoặc một file khác trong danh sách hoạt động file đó;

+ Close: Đóng file thiết kế đang hoạt động và mở hộp hội thoại quản lý file củaMicroStation (MicroStation Manager);

+ Save as: Mở hộp hội thoại ghi file sang tên khác Sử dụng để ghi file đượcchép sang tên khác, thư mục khác hoặc dữ liệu kiểu khác;

+ Save settings: Ghi lại các giá trị được đặt trong file thiết kế đang hoạt động

Nó không tự động ghi lại khi rời khỏi file đang thiết kế;

+ Reference: Mở hộp hội thoại Referenss File settings sử dụng để hiệu chỉnhgiữa các file liên quan và chọn công cụ của nó

- Edit Menu:

Hình 2.3 Edit menu trong MicroStationEdit Menu gồm những mục cho sự hủy và làm lại cho những thay đổi tới filethiết kế hoặc một file text Nó cũng có những mục cho sự cắt và dán text, định nghĩa

và ngừng nhóm, khóa và không khóa đối tượng

+ Undo: là hủy bỏ thao tác trước đó Công cụ này được sử dụng để khôi phụclại một thao tác sai;

Undo other > to mark: hủy bỏ thao tác vẽ được thực hiên trước khi đánhdấu là một tập hợp

Undo other > all: hủy bỏ tất cả các thao tác bản vẽ ghi bên trong hủy bộđệm

Trang 34

+ Set mark: Đặt một sự đánh dấu bên trong hủy bộ đệm, sau sau kế tiếp vẽ taotác có thể phủ nhận;

+ Cut: Chuyển hoặc cắt những đối tượng được chọn;

+ Copy: Sao chép đối tượng được lựa chọn;

+ Paste: Dán đối tượng đã được chọn;

+ Paste Special: Áp dụng cho một khuôn dạng màn hình đặc biệt tới nội dungcủa clipboard;

+ Show clipboard/ Hide clipboard: Trình diễn nội dung bộ nhớ hoặc đóng cửa

sổ bộ nhớ hiện ra;

+ Group: Liên kết các phần tử được chọn vào trong một nhóm;

+ Ungroup: Không liên kết những nhóm đối tượng được chọn nữa;

+ Lock: Khóa những đối tượng được lựa chọn;

+ Unlock: Bỏ khóa những đối tượng đã bị khóa;

+ Find/ Replace: Tìm chữ trong đối tượng chữ và thay thế nó bằng chữ khác;+ Select:

Select all: Lựa chọn tất cả đối tượng trong file thiết kế

Select none: Hủy bỏ việc lựa chọn ở trên

Select by Attribute: Lựa chọn hoặc định vị những đối tượng dựa vàothuộc tính của đối tượng(lớp, ký hiệu, kiểu)

+ Links: Liên kết và bảo trì những mối liên kết DDE;

+ Insert Object:Mở một ứng dụng từ đó đặt những đối tượng vào trong file thiết kếhiện hành:

Object Links: Cập nhập, bẻ gãy hoặc thay đổi nguồn của một liên kết.Outline OLE Objects: Liên kết những điểm sáng và gắn vào đối tượng.Object: Mở, soạn thảo, lựa chọn liên kết hoặc gắn vào đối tượng

- Elememt Menu:

Trang 35

Hình 2.4 Elememt menu trong MicroStationMenu cho phép điều khiển những thuộc tính, những phần tử được đặt trongthiết kế.

+ Attribute: Điều khiển những thuộc tính của đối tượng đặt trong thiết kế (lớp,kiểu đường, màu, );

+ B-spline: Điều khiển thuộc tính B-spline đặc biệt của B-spline đặt trong thiếtkế;

+ Cell: Mở hộp thư viện cell, sử dụng để tạo, duyệt và kích hoạt cell;

+ Dimensions: Đặt các đặc tính sử dụng trong việc đo kích thước;

+ Multi-lines: Điều khiển hoặc định nghĩa các đối tượng được đặt trong thiếtkế;

+ Tags:

Define: Mở hộp thoại Tag Sets sử dụng để tạo, soạn thảo, chuyển dờinhững Tag đã được định nghĩa

Generate Templates: Phát sinh một báo cáo mẫu file của Tag

Generate Reports: Phát sinh một bảng báo cáo gán Tag từ phần tử và nhữngthuộc tính của phần tử đồ họa

+ Text: Thiết lập font chữ, chiều cao, độ rộng, ;

+ Information: Xem hoặc thay đổi những thông tin thuộc tính của một đốitượng và dữ liệu tổng quan liên quan tới phần tử đó

- Setting Menu:

Trang 36

Hình 2.5 Setting Menu trong MicroStationSetting menu gồm những mục cho sự thay đổi những thiết lập.

+ Manage: Xuất hiện bảng Select Settings sử dụng để lựa chọn nhóm đối tượng

và liên hệ với các thanh công cụ nếu có hoặc có thể sử dụng để định nghĩa, sửa chữa,xóa nhóm đối tượng;

+ AccuDraw: Sắp xếp hợp lý hóa quá trình bản vẽ;

+ Color Table: Sử dụng để duyệt và sửa đổi một “sao chép” của bảng màu hiệnthời;

+ Database > Dialog: Quản lý cơ sở dữ liệu của những nhóm liên quan tới sựliên kết;

Connext: Sử dụng để kết nối tới kho dữ kiện trong MicroStation

Disconnext: Sử dụng để tách rời từ kho dữ liệu trong MicroStation.Setup: Sử dụng để tạo, xem lại và sửa chữa

+ Dessign File: Thay đổi, sửa chữa thiết kế;

+ Level:

Đặt lớp hiện hànhSửa đổi lớp ký hiệu từ file dữ liệu hiện hành hoặc gán file tham khảo.Làm hữu hiệu hoặc vô hiệu hóa sự trình diễn của lớp lý hiệu

Gán tên cho lớp và định nghĩa một cấu trúc lớp

+ Snaps: Sử dụng để thiết lập truy bắt điểm

Trang 38

Hình 2.8 Hộp thoại gồm các chức năng đồ họa (Main)

b Một số chức năng biên tập bản đồ trong MicroStation.

Hình 2.9.Chức năng đồ họa mạnh trong MicroStation+ Chức năng đồ họa

+ Chức năng biên tập

+ Chức năng truy bắt điểm

+ Chức năng hiển thị thuộc tính

c Khả năng điều khiển màn hình:

Trang 39

Các công cụ dùng để phóng to, thu nhỏ, hoặc dịch chuyển màn hình được bố trídưới góc trái của mỗi cửa sổ Tuy nhiên người sử dụng có thể mở thanh công cụ điềukhiển màn hình bằng cách:

Trên menu của MicroStation chọn Tool → View Control sẽ xuất hiện thanh

công cụ điều khiển màn hình (View Control )

Hình 2.10 Thanh công cụ điều khiển màn hìnhThanh công cụ điều khiển màn hình cho phếp người dùng có thể điều khiểnmàn hình dễ dàng và đơn giản Bao gồm các chức năng chính như: thu, phóng, update,

di chuyển, quay,

2.2 PHẦN MỀM TMV-MAP

2.2.1 Giới thiệu phần mềm TMV-Map

Hình 2.11 Khởi động phần mềm TMV-Map

Hình 2.12 Giao diện thanh menu chính của phần mềm TMV-Map

TMV-Map được xây dựng phục vụ cho công tác thành lập bản đồ địa chínhtheo đặc thù của ngành địa chính Việt Nam Phần mềm chạy trong môi trường đồ hoạ

Trang 40

MicroStation, một môi trường đồ hoạ được sử dụng rộng rãi trong thành lập bản đồ địachính ở Việt Nam.

TMV-Map là một giải pháp tổng thể bao hàm toàn bộ qui trình thành lập bản đồđịa chính từ xử lý trị đo cho đến giai đoạn tạo các biểu thống kê đất đai, sổ mục kêđất

Mô hình cơ sở dữ liệu bản đồ tuân theo mô hình vector topology, một mô hình

dữ liệu đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam Phần mềm được xâydựng cải tiến khắc phục các nhược điểm của các phần mềm hiện tại, gia tăng tốc độtính toán, và độ ổn định Ngoài ra phần mềm còn hỗ trợ nhập/xuất Topology tới cácchương trình khác (Famis) để đảm bảo sự tương thích và dùng lại dữ liệu

Một ưu điểm nổi bật của TMV-Map là tốc độ, sự tiện lợi, tổng thể của các chứcnăng cho phép người dùng có thể tiến hành toàn bộ các công việc liên quan đến thànhlập bản đồ địa chính mà không phải sử dụng bất cứ chương trình nào khác Ngoài ramột yếu tố giải pháp mà TMV-Map đem lại là một giải pháp mở, chương trình hỗ trợnhập/xuất dữ liệu bản đồ địa chính ra các hệ quản trị CSDL không gian như OracleSpatial Đó là một yêu cầu không thể thiếu cho sự phát triển của ngành Địa chínhViệt Nam

- Phần mềm hỗ trợ các chức năng quản lý, xử lý số liệu trị đo đa dạng, lấy dữliệu từ nhiều loại máy toàn đạc điện tử;

- Nhập dữ liệu trị đo từ các tệp văn bản;

- Công cụ tạo và quản lý dữ liệu theo mô hình vector, topology: xử lý dữ liệulớn số lượng thửa có thể lên tới 50.000 thửa, tạo vùng với các thửa có số đỉnh và số lỗlớn mà người dùng không phải ngắt, chia lại vùng;

- Quá trình vẽ nhãn địa chính, nhãn quy chủ, nhanh và thuận tiện trong quátrình biên tập bản đồ gốc cũng như bản đồ địa chính;

- Tra cứu, thống kê thông tin thửa, tài sản, thông tin quy chủ trực tiếp trên bản

đồ theo các tiêu chí khác nhau;

- Công cụ xây dựng bản đồ địa chính, các loại hồ sơ thửa đất theo quy phạmcủa Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Hỗ trợ đầy đủ các đối tượng địa chính theo chuẩn địa chính (điạ chính, biêngiới địa giới, địa danh, giao thông, thủy hệ, quy hoạch, điểm khống chế tọa độ và độcao);

Ngày đăng: 20/06/2017, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w