Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Củ Chi đang tập trung đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, phát triển nền nông nghiệp đô thị, tạo
Trang 1-–²— -
TRẦN THỊ MỸ NGÂN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA HUYỆN CỦ CHI, TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh - Năm 2014
Trang 2-–²— -
TRẦN THỊ MỸ NGÂN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA HUYỆN CỦ CHI, TP.HCM GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ ANH TUẤN
TP Hồ Chí Minh - Năm 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn dẫn rõ ràng, không sao chép từ các công trình nghiên cứu khác
Tác giả luận văn
Trần Thị Mỹ Ngân
Trang 4MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp và ý nghĩa của đề tài 5
7 Kết cấu nội dung của luận văn 5
CHƯƠNG 1 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6
1.1.1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành 6
1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 9
1.2 Các mô hình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 10
1.2.1 Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis 10
1.2.2 Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima 11
1.2.3 Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu của Moise Syrquin 13
1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 14
Trang 51.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - tính quy luật của tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa 14
1.3.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành qua các thời kỳ 18
1.4 Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 21
1.4.1 Cơ cấu GDP 21
1.4.2 Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế 22
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa 24
1.5.1 Các nguồn lực tự nhiên 24
1.5.2 Nguồn nhân lực 24
1.5.3 Nguồn vốn 25
1.5.4 Khoa học và công nghệ 26
1.5.5 Các nhân tố về cơ chế chính sách 27
1.6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Củ Chi 27
1.6.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số địa phương 27
1.6.2 Bài học kinh nghiệm 31
Kết luận chương 1 32
CHƯƠNG 2 34
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA HUYỆN CỦ CHI GIAI ĐOẠN 2006 - 2012 2.1 Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi 34
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 36
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Củ Chi giai đoạn 2006 - 2012 41
Trang 62.2.1 Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Củ Chi giai đoạn
2006 - 2012 41
2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2012 46
2.2.2.1 Thực trạng chuyển dịch ngành công nghiệp 46
2.2.2.2 Thực trạng chuyển dịch ngành dịch vụ 51
2.2.2.3 Thực trạng chuyển dịch ngành nông nghiệp 54
2.2.3 Thực trạng nguồn lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2006 - 2012 64
2 3 Vấn đề môi trường 66
2.4 Đánh giá chung 67
2.4.1 Những kết quả đạt được của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành giai đoan 2006 - 2012 67
2.4.2 Hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết 68
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 69
Kết luận Chương 2 70
CHƯƠNG 3 71
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA HUYỆN CỦ CHI ĐẾN NĂM 2020 3.1 Quan điểm và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Củ Chi 71
3.1.1 Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Củ Chi 71
3.1.2 Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực 73
3.2 Các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Củ Chi 76
3.2.1 Giải pháp về qui hoạch và cơ sở hạ tầng 76
Trang 73.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực 80
3.2.3 Giải pháp về khoa học và công nghệ 81
3.2.4 Giải pháp về vốn - tín dụng - đầu tư 84
3.2.5 Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế ……… 86
Kết luận Chương 3 86
KẾT LUẬN CHUNG 90
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CN - TTCN : Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
2.1 Cơ cấu GDP các ngành kinh tế của huyện năm 2006
2.2 Cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành giai đoạn 2006 -
2.3 Giá trị sản xuất của ngành Công nghiệp - TTCN giai đoạn 2006 - 2012 (triệu đồng) 46
2.4 Giá trị sản xuất của ngành Thương mại - Dịch vụ
giai đoạn 2006 - 2012 (triệu đồng) 51
2.5 Giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp giai đoạn
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc của thành phố
Hồ Chí Minh Sau giải phóng, Củ Chi gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, đất đai hoang hóa, loang lổ hố bom, hố pháo Sau hơn 30 năm đổi mới với sự đầu tư của thành phố và cả nước, Củ Chi đã trở thành vùng đất màu mỡ
và xanh tươi, kinh tế của huyện đi vào ổn định và có bước tăng trưởng khá Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Củ Chi đang tập trung đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, phát triển nền nông nghiệp đô thị, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh
tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng môi trường xã hội nông thôn văn minh lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh, phát huy dân chủ cơ sở, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh đưa Củ Chi phát triển nhanh, bền vững
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành để xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý được thành phố Hồ Chí Minh xác định là giải pháp hàng đầu để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thực hiện đúng định hướng của thành phố, Củ Chi đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ bước khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trong quá trình thực hiện,
Củ Chi đã đạt được những thành tựu như kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt kết quả tích cực…và có đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh những thành công, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện còn một số
Trang 11tồn tại, hạn chế cần làm rõ để đề ra các giải pháp, định hướng đúng cho quá
trình phát triển kinh tế của huyện bền vững nên tôi chọn “ Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện
Củ Chi, TP.HCM giai đoạn 2013 – 2020” làm luận văn thạc sĩ
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có vị trí và tầm quan trọng quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế do vậy đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo, các bài viết về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau như:
- “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân” 2 tập của GS.TS Ngô Đình Giao – Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội (1994) Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống
lý luận về cơ cấu kinh tế; mô hình công nghiệp hóa của một số quốc gia và mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quá trình CNH, HĐH
- “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” của PGS.TS Bùi Tất Thắng (Chủ biên) – Nhà xuất bản khoa học Xã hội (2006) Tác giả đã khái quát lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ CNH và nêu ra thực trạng, quan điểm, giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta
- “Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh” của Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu là phân tích cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế từ đó xác định lợi thế so sánh – cạnh tranh của các ngành và
đề xuất các chính sách, giải pháp và biện pháp để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh
- “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tập thể tác giả: Trương Thị
Trang 12Minh Sâm, Phương Ngọc Thạch, Lâm Quang Huyên, Lê Quốc Sử, Trần Xuân Kiêm, Văn Minh Tân Công trình nghiên cứu về vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; phân tích những nhân tố tác động đến việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và
đề xuất một số giải pháp chủ yếu để chuyển dịch, tối ưu hóa cơ cấu kinh tế ngành ở thành phố Hồ Chí Minh
Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết khác về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Kết quả nghiên cứu
đã khẳng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là biện pháp thực hiện, vừa là bộ phận chủ yếu cấu thành chiến lược CNH, HĐH đất nước Và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là yêu cầu khách quan nhằm chuyển nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc thành nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ để đạt được trạng thái cân đối giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một trung tâm kinh tế lớn và năng động của Việt Nam Vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo, bài viết về kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh Một trong những yếu tố quyết định đối với sự thành công trên là do thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chuyển dịch và xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm khai thác tốt nhất nguồn lực hiện có và tiềm năng của từng địa phương, từng khu vực trên địa bàn thành phố Nhưng đến nay đề tài nghiên cứu về mức độ đóng góp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH của các quận, huyện trên địa bàn thành phố là rất ít Vì vậy tôi
chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH của
huyện Củ Chi, TP.HCM giai đoạn 2013 – 2020” làm luận văn thạc sĩ là một
yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng
Trang 133 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận các vấn đề có liên quan đến cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; tổng kết kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số địa phương và phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Củ Chi về kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Củ Chi theo hướng CNH, HĐH đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH của huyện Củ Chi Luận văn đi vào những nội dung cơ bản về thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Củ Chi đến năm 2020
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp của huyện Củ Chi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 2006 đến năm 2012 và phương hướng chuyển dịch đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu
Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với tổng kết thực tiễn để nhìn nhận vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Củ Chi một cách khách quan và toàn diện
Trang 14Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để tìm
ra các mối quan hệ và các vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê như thu thập và xử lý thông tin dưới dạng thứ cấp, mô tả, so sánh để
có cái nhìn tổng quát, phân tích các số liệu để đánh giá thực trạng và kết quả đạt được của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH của huyện Củ Chi
6 Đóng góp và ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành huyện Củ Chi theo hướng CNH, HĐH
Bằng các số liệu chứng minh, luận văn phân tích và làm sáng tỏ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Củ Chi hướng CNH, HĐH; qua đó rút ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế Đề tài giúp cho địa phương có cái nhìn một cách khoa học, toàn diện về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và đề xuất những giải pháp chủ yếu để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành huyện trong thời gian tới
7 Kết cấu nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện
Củ Chi giai đoạn 2006 - 2012
- Chương 3: Định hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Củ Chi đến năm 2020
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tìm hiểu về khái niệm cơ cấu kinh
tế Trước hết, ta hãy tiếp cận bằng khái niệm "cơ cấu" Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các
bộ phận hợp thành hệ thống Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định Nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật hiện tượng nó biến đổi cùng với
sự biến đổi sự vật, hiện tượng Vì vậy khi nghiên cứu về cơ cấu ta phải đứng trên quan điểm hệ thống
Một quan điểm khác thì cơ cấu (cấu trúc) có nguồn gốc từ chữ La-tinh
“structure” là xây dựng, là kiến trúc, được sử dụng đầu tiên trong sinh vật học, dùng để chỉ rỏ cách tổ chức, cấu tạo và sự hợp đồng, điều chỉnh các yếu
tố đã tạo nên các tế bào thực vật, động vật… Sau đó khái niệm “cơ cấu” này được sử dụng chung cho nhiều ngành khoa học, trong đó có các ngành kinh tế trong một nền kinh tế quốc dân
Trong kinh tế học, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành Như vậy cơ cấu kinh tế là một tổng thể kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định và được thể hiện ở mặt định tính và định lượng, chất lượng và số lượng phù hợp với mục tiêu xác định của nền kinh tế
Từ các cách tiếp cận trên đã phản ánh được mặt bản chất chủ yếu của
cơ cấu kinh tế Và có thể thấy rằng “cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng
Trang 16thể những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành
đó trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định” (Vũ Tuấn Anh, Một số vấn đề lý luận về cơ cấu nền kinh tế quốc dân, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2/1982) Xét trên tổng thể, cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu ngành là then chốt
- Cơ cấu kinh tế ngành là quan hệ tỷ lệ gắn bó hữu cơ, vừa nương tựa vào nhau, vừa chế ước lẫn nhau giữa các ngành và các phân ngành cũng như giữa doanh nghiệp trong nội bộ ngành và phân ngành Cơ cấu ngành là bộ phận động nhất trong cơ cấu kinh tế nói chung
- Cơ cấu vùng lãnh thổ là sự phân chia nền kinh tế quốc dân thành các vùng chuyên môn hóa khác nhau về chức năng (các vùng kinh tế, và tập hợp trong một hệ thống nhất các mối liên hệ qua lại lẫn nhau)
- Cơ cấu thành phần kinh tế: gắn với các loại hình sở hữu nhất định về
tư liệu sản xuất Tùy theo phương thức sản xuất mà có thành phần kinh tế chiếm địa vị chi phối, hay chủ đạo và các thành phần kinh tế cùng tồn tại
Từ các khái niệm trên, cho thấy cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố và trong từng yếu tố của lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội Vì vậy cơ cấu kinh tế là tổng thể các quan hệ kinh tế hợp thành nền kinh tế, gắn với vị trí, trình độ công nghệ, qui
mô, tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa tất cả các bộ phận, gắn với điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã được xác định
Cơ cấu kinh tế ngành là quan hệ gắn bó với nhau theo những tỷ lệ nhất định giữa các ngành sản xuất, trong nội bộ nền kinh tế quốc dân cũng như giữa các ngành nghề và các doanh nghiệp trong các ngành Cơ cấu ngành
Trang 17phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế
và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Cơ cấu ngành là bộ phận then chốt trong cơ cấu kinh tế, vì cơ cấu ngành quyết định trạng thái chung và tỷ lệ đầu vào, đầu ra của nền kinh tế quốc dân Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển
Nhà kinh tế học Anh, Colin Clark đã phân loại toàn bộ hoạt động nền kinh tế thành ba ngành:
- Ngành thứ I: sản phẩm được sản xuất ra có nguồn gốc tự nhiên
- Ngành thứ II: gia công các sản phẩm được sản xuất ra có nguồn gốc
tự nhiên
- Ngành thứ III: là ngành sản xuất ra của cải vô hình
(Ngành thứ I và thứ II là những ngành sản xuất vật chất của cải hữu hình)
Liên hiệp quốc đã ban hành “Hướng dẫn phân loại ngành theo tiêu chuẩn quốc tế đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế” để thống nhất tiêu chuẩn phân loại ngành giữa các nước Tiêu chuẩn này trùng hợp với phương pháp phân loại của Colin Clark
- Ngành thứ I: nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp)
- Ngành thứ II: công nghiệp và xây dựng
- Ngành thứ III: thương mại và dịch vụ
Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia, người ta thường phân tích theo ba nhóm ngành chính:
- Nhóm ngành nông nghiệp gồm: nông, lâm, ngư nghiệp
- Nhóm ngành công nghiệp bao gồm: công nghiệp và xây dựng
- Nhóm ngành dịch vụ bao gồm: thương mại, dịch vụ, bưu điện
Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Trang 18Trong đó cơ cấu kinh tế ngành có vai trò quan trọng hơn cả vì nó quyết định
sự thay đổi các cơ cấu kinh tế khác
1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội Hai yếu tố này luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng về số lượng và chất lượng Đó
là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sự xuất hiện hoặc biến mất của một
số ngành Tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế không đồng đều Sự thay đổi và phát triển của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác để phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gọi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà là
sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra dựa trên cơ cấu kinh tế hiện có và nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn Như vậy thực chất của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự điều chỉnh cơ cấu của các yếu tố hợp thành nền kinh tế nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế - xã hội đã được xác định cho từng thời kỳ phát triển
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế tạo tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Tùy vào mục đích, tiêu chí lựa chọn mà chuyển dịch cơ cấu có nhiều loại như chuyển dịch cơ cấu thành phần, chuyển dịch cơ cấu vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành Ví dụ như để đạt những mục tiêu của ngành sản xuất những sản phẩm
Trang 19chủ yếu, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân ta lựa chọn chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là sự thay đổi, vận động không ngừng, biến đổi về cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ giữa các ngành hợp thành nền kinh tế Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra thường xuyên, liên tục cùng với sự vận động của nền kinh tế để phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là kết quả của sự phân bổ hay di chuyển các nguồn lực như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn nguồn nhân lực, công nghệ… vào các ngành phát huy lợi thế so sánh của từng ngành và giữa các ngành tạo ra sức sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Khi nguồn lực di chuyển đến một ngành sẽ tác động đến đầu ra của ngành (như sản lượng, năng suất lao động) dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng của ngành so với trước và tất yếu tác động tới tăng trưởng năng suất của tổng thể nền kinh tế Quá trình di chuyển nguồn lực đó cũng làm thay đổi cơ cấu của chính bản thân nó như vốn, lao động giữa các ngành dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành và cơ cấu của chính nguồn lực đó Đối với nền kinh tế quốc dân, chuyển dịch cơ cấu ngành có nghĩa là sự vận động và biến đổi của các ngành khu vực I, II, III, theo chiều hướng là tăng tỷ lệ các ngành khu vực II, III, giảm tỷ lệ các ngành khu vực I trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
1.2 Các mô hình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
1.2.1 Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis
Nhà kinh tế học người Mỹ Arthus Lewis đã đưa ra các giải thích về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng Ông chia nền kinh tế thành hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp Ông nghiên
Trang 20cứu quá trình gia tăng sản lượng và di chuyển lao động giữa hai khu vực này
Lý thuyết của Lewis cho rằng: khu vực truyền thống, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp có đặc trưng là rất trì trệ, năng suất lao động thấp và lao động dư thừa; khu vực công nghiệp hiện đại có đặc trưng năng suất cao và có khả năng
tự tích lũy Sản lượng trong khu vực công nghiệp gia tăng là do tỷ lệ đầu tư và tích lũy vốn ngày càng tăng đã thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển đến ngày càng nhiều Sự phát triển của khu vực công nghiệp quyết định quá trình tăng trưởng của nền kinh tế Theo ông, để lao động từ nông thôn chuyển ra thành thị thì khu vực công nghiệp phải trả cho họ một mức tiền công lao động cao hơn mức tiền công tối thiểu ở khu vực nông nghiệp hiện họ đang được hưởng là khoảng 30% Do lao động trong khu vực nông nghiệp dư thừa và tiền công thấp hơn nên giới chủ công nghiệp có thể thuê mướn nhiều nhân công mà không phải tăng thêm tiền công, lợi nhuận của họ ngày càng tăng Giả định rằng toàn bộ lợi nhuận sẽ đem tái đầu tư thì nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất trong khu vực công nghiệp ngày càng tăng lên
Như vậy, để phát triển thì các quốc gia đang phát triển cần phải mở rộng khu vực công nghiệp hiện đại và không cần quan tâm đến khu vực nông nghiệp truyền thống Khu vực công nghiệp phát triển sẽ thu hút hết lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp chuyển sang và từ trạng thái nhị nguyên nền kinh tế sẽ chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp phát triển
1.2.2 Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima
Harry T.Oshima là nhà kinh tế người Nhật, ông nghiên cứu mối quan
hệ giữa hai khu vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước Châu Á
so với các nước Âu – Mỹ, đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao, vào thời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và lại dư thừa nhiều trong mùa nhàn rỗi Oshima đã phân tích quá trình tăng trưởng theo các giai đoạn:
Trang 21Giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng: là tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp.Vì vậy mục tiêu của giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng là giải quyết hiện tượng thất nghiệp thời vụ ở khu vực nông nghiệp Biện pháp hợp lý nhất là để thực hiện mục tiêu này là đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xen canh, tăng
vụ trồng thêm rau, quả, cây lấy củ, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi
và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp Hướng phát triển này tỏ ra phù hợp đối với khả năng vốn, trình độ kỹ thuật của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn này Đồng thời để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả các hoạt động khác, khu vực nông nghiệp cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về các mặt: Xây dựng hệ thống kênh mương, đập tưới tiêu nước, hệ thống vận tải nông thôn để trao đổi hàng hóa, hệ thống giáo dục và điện khí hóa nông thôn Dấu hiệu kết thúc giai đoạn này là khi chủng loại nông sản sản xuất ra ngày càng nhiều với quy mô lớn, nhu cầu cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và xuất hiện yêu cầu chế biến nông sản với quy mô lớn nhằm tăng cường tính chất hàng hóa trong sản xuất nông sản đặt ra vấn đề phát triển ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ với quy mô lớn
Giai đoạn hai: Hướng tới việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo chiều rộng Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, cần phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ cần nhiều lao động và các ngành thu hút nhiều lao động Dấu hiệu kết thúc giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng việc làm có biểu hiện lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao động, tiền lương thực tế tăng lên
Giai đoạn sau khi có việc làm đầy đủ: thực hiện phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm bớt cầu lao động Nông nghiệp sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động và áp dụng phương pháp công nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng, công nghiệp có khả năng cạnh tranh ở thị trường
Trang 22ngoài nước làm cho xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh Khu vực dịch vụ cũng ngày càng mở rộng Công nông nghiệp tăng mạnh, thiếu lao động Đẩy mạnh đầu tư khoa học công nghệ nhằm thay thế lực lượng lao động đang dần thiếu hụt Các ngành sử dụng ít lao động đang dần thay thế các ngành sử dụng nhiều lao động trong cơ cấu kinh tế
Mô hình của Oshima đưa ra thứ tự ưu tiên về cơ cấu đầu tư của nền kinh tế trong từng giai đoạn và chính nó quyết định cơ cấu kinh tế Mô hình này gần gũi với thực tiễn điều kiện kinh tế của nước ta Những kiến nghị mà Oshima đưa ra là sử dụng sự thay đổi từng bước trong cơ cấu đầu tư để mang lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.3 Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu của Moise Syrquin
Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế của M Syrquin có thể tóm tắt gồm ba giai đoạn: (1) sản xuất nông nghiệp, (2) công nghiệp hóa, và (3) nền kinh tế phát triển
Giai đoạn 1: có đặc trưng chính là sự thống trị của các hoạt động của khu vực khai thác, đặc biệt là nông nghiệp Nếu xét ở mặt cung, thì giai đoạn
1 có những đặc trưng chính là tỷ lệ tích lũy tư bản còn khiêm tốn nên tỷ lệ đầu
tư thấp, tốc độ tăng trưởng cao của lực lượng lao động và tốc độ tăng trưởng tổng năng suất nhân tố (TFP) rất thấp Và nhân tố sau cùng này tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung hơn là yếu tố tỷ lệ đầu tư thấp
Giai đoạn 2 hay là giai đoạn CNH: có đặc điểm nổi bật là tầm quan trọng trong nền kinh tế đã được chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực chế biến và chỉ tiêu chính để đo lường sự dịch chuyển này là tầm quan trọng của khu vực chế biến trong đóng góp và tăng trưởng kinh tế chung ngày càng tăng lên Xét ở mặt cung, sự đóng góp vào tăng trưởng của nhân tố tích lũy tư bản vẫn được giữ ở mức cao trong hầu hết giai đoạn 2 do có sự gia tăng mạnh của tỷ lệ đầu tư
Trang 23Giai đoạn 3: là giai đoạn của một nền kinh tế phát triển Sự chuyển tiếp
từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 có thể được hiểu theo nhiều cách Nếu xét về mặt cầu, thì trong giai đoạn này độ co giãn theo thu nhập của hàng công nghiệp chế biến đã giảm đi Và ở một thời điểm nào đó, tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong cơ cấu nhu cầu nội địa bắt đầu giảm xuống Mặc dù xu hướng này có thể bị lấn át ở một giai đoạn nào đó bởi xuất khẩu vẫn tiếp tục gia tăng ở mức cao, nhưng cuối cùng nó đều được phản ảnh qua việc giảm sút tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong cơ cấu GDP hay trong cơ cấu lao động Khu vực dịch vụ trở thành khu vực quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP cũng như cơ cấu lao động Ở mặt cung, sự khác biệt chủ yếu giữa giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là sự suy giảm trong đóng góp vào tăng trưởng của cả hai nhân tố sản xuất tư bản và lao động theo cách tính qui ước
Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu của M Syrquin khái quát một bức tranh tổng thể khá chính xác về sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thế giới thời kỳ hiện đại Ngoài ra, lý thuyết còn phân tích sâu về tác động của từng nguồn lực trong đầu tư phát triển đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng giai đoạn
1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH 1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - tính quy luật của tiến trình CNH - HĐH
Khái niệm CNH xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ XVIII dùng để biểu thị cho sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất chuyển từ kỹ thuật thủ công truyền thống sang sản xuất công nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật, sử dụng máy móc cùng với việc hình thành các loại hình tổ chức sản xuất mới như nhà máy, xí nghiệp CNH là một quá trình, giai đoạn phát triển đặc biệt
có ý nghĩa lịch sử đối với quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào
Trang 24Nội dung cơ bản của CNH là chuyển toàn bộ nền sản xuất xã hội từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ dựa trên kỹ thuật thủ công truyền thống lên một nền kinh
tế sản xuất theo lối công nghiệp dựa trên nền tảng của kỹ thuật công nghệ hiện đại
CNH – HĐH là tất yếu khách quan đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam Mục tiêu CNH – HĐH ở nước ta là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý Như vậy, CNH – HĐH là quá trình làm thay đổi cơ cấu kinh tế Sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ tình trạng lạc hậu, mất cân đối, kém hiệu quả sang một cơ cấu kinh tế hợp lý đa dạng, cân đối năng động và có hiệu quả cao gắn với từng bước trưởng thành của cơ sở vật chất kỹ thuật của CNH – HĐH tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH, tạo tiền đề vật chất cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững Xác định cơ cấu kinh tế hợp lý nghĩa là:
- Đạt những mục tiêu của ngành: sản xuất những sản phẩm chủ yếu, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân
- Đạt những mục tiêu của vùng: hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và các nguồn lực trong vùng
- Đạt những mục tiêu của nền kinh tế: thể hiện đúng chiến lược quốc gia
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH - HĐH là đặc biệt chú trọng phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ Trong cơ cấu ngành sản xuất, thì hướng chuyển dịch làm tăng nhanh tỷ trọng giá trị của công nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, tăng nhanh tỷ suất hàng hóa nông, lâm, hải sản, giảm tỷ trọng của các ngành nông lâm, hải sản Trong cơ cấu dịch vụ, thì tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ quan trọng như tài
Trang 25chính, ngân hàng, bưu chính – viễn thông, hàng không, dịch vụ… và phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải, thủy lợi, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế…
- Trong các ngành khu vực I, chuyển dịch cơ cấu ngành bao gồm việc tăng tỷ lệ trong ngành chăn nuôi, thủy sản, tăng dịch vụ cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
- Trong các ngành khu vực II, chuyển dịch cơ cấu ngành nghĩa là tăng
tỷ trọng ngành công nghiệp có thiết bị và công nghệ hiện đại, tăng sản phẩm
có hàm lượng chất xám cao, giảm ngành, xí nghiệp có thiết bị và công nghệ lạc hậu, giảm sản phẩm có dung lượng lao động nhiều
Sự thay đổi của cơ cấu ngành phản ánh trình độ phát triển của lực lượng và phân công lao động xã hội, biểu hiện một mặt là lực lượng sản xuất ngày càng phát triển càng tạo điều kiện cho quá trình phân công lao động xã hội trở nên sâu sắc Mặt khác, sự phát triển của phân công lao động làm cho mối quan hệ kinh tế thị trường càng củng cố và phát triển Như vậy, sự thay đổi về số lượng và chất lượng của cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ cấu ngành phản ánh trình độ phát triển của sức sản xuất xã hội Trong thời kỳ CNH nó phản ánh mức độ đạt được của quá trình CNH Vì vậy, ngày nay chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành được coi là nội dung trụ cột phản ánh quá trình CNH của một quốc gia Và đây là bước tiến quan trọng trong nhận thức và tư duy về chính sách kinh tế trong thời kỳ CNH Vì thực tế cho thấy, ở nhiều quốc gia đang phát triển tuy đạt tốc độ tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người cao nhưng cơ cấu ngành và lao động thì ít thay đổi và thậm chí khu vực công nghiệp hiện đại tách rời với khu vực nông nghiệp truyền thống, đông đảo nông dân nghèo khó không được chia sẻ thành quả của tăng trưởng và phát triển
Trang 26Trong quá trình phát triển, tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ trong GDP và trong tổng nguồn lao động xã hội tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm Đồng thời dân cư thành thị tăng, dân cư nông thôn giảm Sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh mức độ thay đổi của phương thức sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại Do quá trình CNH - HĐH là phát triển lực lượng sản xuất,
cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, cải tiến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc, tức là phải cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân Đó là bước chuyển đổi căn bản từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp Đồng thời phải HĐH các ngành nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, hàng hoá Đi liền với cơ khí hóa là điện khí hóa, tự động hóa sản xuất từng bước và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Sự nghiệp CNH - HĐH đòi hỏi phải xây dựng và phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp để cải tạo, phát triển kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế khu vực nông - lâm - ngư nghiệp
Việc sử dụng kỹ thuật công nghệ cao sẽ làm tăng năng suất lao động, chất lượng, đời sống xã hội nâng cao Đồng thời sản phẩm tốt dẫn đến cạnh tranh hàng hoá, nền kinh tế thị trường phát triển Do đó ngành dịch vụ phải được quan tâm, chú trọng đặc biệt Do yêu cầu của việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hình thành và phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành có hàm lượng khoa học cao, sự xuất hiện các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, không chỉ là biểu hiện của
sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật trong tiến trình CNH - HĐH mà còn làm cơ cấu kinh tế thay đổi hợp lý
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sẽ tạo ra tư liệu sản xuất cho ngành nông nghiệp để ngành nông nghiệp sản xuất được nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt mà lực lượng sản xuất tập trung trong ngành này ngày càng
Trang 27giảm hơn Một khu vực dịch vụ với tư cách một ngành kinh tế phát triển có thể phục vụ tốt hơn cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp và nông nghiệp Đồng bộ các ngành kinh tế then chốt có xu hướng phát triển mạnh mẽ về chất và phân phối một cách hợp lý về lượng sẽ tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển, các vùng kinh tế cùng phát triển làm cho nền kinh tế quốc dân tăng trưởng vững mạnh
Do yêu cầu tất yếu của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế và mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách đối với nền kinh tế nước ta Trong việc mở cửa, hội nhập phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu
là hướng ưu tiên là trọng điểm, giảm thiểu lượng tư liệu sản xuất cũng như hàng hoá nhập khẩu Vì vậy kinh tế trong nước mới được phát triển nhanh, thu nhập, đời sống của nhân dân được nâng cao Mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước khác trở thành một tất yếu kinh tế, tạo khả năng để nước ta tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý nâng cao tỷ trọng kinh tế ngành công nghiệp mũi nhọn Muốn xây dựng nền kinh tế
mở đòi hỏi tất yếu phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành để vừa hội nhập khu vực vừa hội nhập toàn cầu
Như vậy để đưa Việt Nam thoát khỏi nước có nền kinh tế lạc hậu, yếu kém, chất lượng cuộc sống nhân dân lao động được nâng cao thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là tất yếu
1.3.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành qua các thời kỳ
Vấn đề CNH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã được đề cập ngay
từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) với quan điểm chỉ đạo: “thực hiện CNH xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” [21;79] Trong giai đoạn này, vấn đề thực hiện CNH bằng việc ưu tiên phát
Trang 28triển công nghiệp nặng xuất phát từ quan điểm chính trị đó là sự trung thành duy nhất đúng với học thuyết kinh tế Macxít và vai trò đòn bẩy của công nghiệp nặng đối với toàn bộ nền kinh tế
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã khẳng định: “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” [22;81] Việc thay thế cụm từ “đồng thời” bằng “trên cơ sở” mặc dù xác định rõ hơn vai trò cơ sở của nông nghiệp và công nghiệp nhẹ đối với sự phát triển của công nghiệp nặng nhưng tư tưởng quán triệt và xuyên suốt vẫn là nhấn mạnh công nghiệp nặng Vì vậy, nước ta đã tập trung nổ lực phát triển công nghiệp nặng nhưng hiệu quả kinh tế thấp và chỉ rút ra những bài học kinh nghiệm
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), Đảng ta tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán coi CNH là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ
và rút kết ra những sai lầm về chính sách cơ cấu mà điểm mấu chốt là thiếu chuẩn bị đầy đủ những điều kiện tiền đề có tính chất thiết yếu Đứng trước sự trì trệ chậm tăng trưởng kinh tế, Đại hội đã nhấn mạnh ở chặng đường đầu tiên của quá trình CNH, vấn đề cơ cấu kinh tế ngành được nhận thức lại là
“tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng” [23;62] Quan điểm về cơ cấu ngành trong thời kỳ CNH của Đại hội V bước đầu có sự điều chỉnh Thực chất là thừa nhận mức độ chưa chín muồi để cho nền kinh tế có thể chuyển dịch cơ cấu sang công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng mà không gây ra những mất cân đối Tuy nhiên việc sửa chữa cơ cấu này vẫn được đánh giá là chưa đạt yêu cầu
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) với cách đặt vấn đề “đổi mới tư duy kinh tế” đã thực sự đánh dấu bước ngoặt căn bản trong nhận thức
Trang 29lý luận về cơ cấu ngành trong thời kỳ CNH, đó là “phải thực sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [24;47] Như vậy, nhiệm vụ cụ thể những năm đầu của chặng đường đầu tiên 1986 – 1990 được tập trung vào ba chương trình kinh tế lớn là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Còn công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng được hướng vào việc phục vụ các “chương trình kinh tế lớn”
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI cũng đánh dấu bước ngoặt quyết định trong sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng chuyển sang nền kinh
tế thị trường Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) thì cơ cấu kinh
tế ngành được xác định rõ hơn: “phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định kinh tế - xã hội” [25;17]
Trên cơ sở những thành tựu bước đầu của 10 năm đổi mới và trước những cơ hội và thách thức của thời đại, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã đề ra mục tiêu tổng quát là “ra sức phấn đấu nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” vào năm 2020 và “phát triển toàn diện nông – lâm - ngư nghiệp với công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản và đổi mới
cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp bình quân hàng năm 4,5 – 5% Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [25;87]
Và đến Đại hội IX, Đảng ta xác định: một cơ cấu kinh tế hợp lý mà “bộ xương của nó” là cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế sâu rộng Mục tiêu phấn đấu nước ta đến năm 2010 là
tỷ trọng GDP của nông nghiệp 16 – 17%, công nghiệp 40 – 41%, dịch vụ 42 – 43% [27;92] Đến Đại hội X và Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh “Phát triển
Trang 30nông – lâm – ngư nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn; Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế; Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao”
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kỳ CNH ở nước
ta đã có sự thay đổi to lớn và căn bản cùng với sự phát triển của từng giai đoạn Qua đó, chúng ta hiểu được nền kinh tế của nước ta đang nằm ở đâu trong nấc thang phát triển kinh tế, vị trí nào trong mối quan hệ với kinh tế quốc tế và những nhân tố nào chi phối động thái của sự chuyển dịch cơ cấu ngành Mặt khác, hiện nay chúng ta đã hiểu rõ hơn những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ CNH từ khu vực nông nghiệp truyền thống sang khu vực công nghiệp hiện đại
1.4 Những tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Cơ cấu kinh tế phản ánh mối tương quan về lượng và chất giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra
sự thay đổi tỷ lệ về mặt lượng và thay đổi về mặt chất của mối tương quan ấy Mỗi loại cơ cấu kinh tế có những đặc điểm riêng của nó Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, những tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô bao gồm:
1.4.1 Cơ cấu GDP
Trong đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế là một trong những tiêu chí quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động và mức độ thành công của CNH Tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành cấp I (khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) là một trong những tiêu chí đầu tiên thường dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành
Trang 31của nền kinh tế Trong quá trình CNH, xu hướng chung là khu vực nông nghiệp có tỷ lệ phần trăm GDP ngày càng giảm, còn khu vực phi nông nghiệp ngày càng tăng lên Và trong điều kiện của khoa học công nghiệp hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là công nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp Trong cơ cấu ngành kinh tế, các phân ngành (cấp II, cấp III…) thể hiện chất lượng và mức độ HĐH của nền kinh tế.Ví dụ như trong khu vực dịch vụ những lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, gắn với công nghệ hiện đại như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, hàng không… chiếm tỷ lệ cao sẽ rất khác với những lĩnh vực dịch vụ sinh hoạt dân
sự với trình độ thủ công, qui mô nhỏ lẻ Trong khu vực công nghiệp những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn lớn như công nghiệp chế biến hay công nghệ hiện đại như cơ khí chế tạo, điện tử công nghiệp, dược phẩm chiếm tỷ trọng cao sẽ chứng tỏ nền kinh tế CNH, HĐH hơn so với những ngành công nghiệp khai khoáng, lắp ráp, sơ chế nông sản Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH, việc phân tích cơ cấu các phân ngành có ý nghĩa rất quan trọng vì cơ cấu phân ngành phản ánh sát hơn khía cạnh chất lượng và mức độ HĐH của nền kinh tế
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH - HĐH, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh
tế của huyện Củ Chi đã có sự thay đổi theo hướng tích cực Đó là tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 29,68% năm 2006 còn 11,02% năm 2012 Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP tăng từ 42,47% năm 2006 lên 59,95% năm 2012 Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP có tăng nhưng chưa biến động nhiều chiếm 27,8% năm 2006 tăng lên 29,03% năm 2012
1.4.2 Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế
Trong quá trình CNH, HĐH sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn được đánh giá qua chỉ tiêu rất quan trọng là cơ cấu lao động đang làm việc trong
Trang 32nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau Ở góc độ kinh tế vĩ mô, cơ cấu lao động xã hội là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất mức độ thành công về mặt kinh tế - xã hội của quá trình CNH, HĐH Vì CNH không chỉ đơn thuần là gia tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp mà là cùng với mức đóng góp vào GDP ngày càng tăng của lĩnh vực công nghiệp phải là quá trình CNH, HĐH đời sống xã hội con người Trong đó cơ sở quan trọng nhất là số lượng con người đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành phản ánh xác thực hơn mức độ chuyển biến sang xã hội công nghiệp của một quốc gia và nó ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoại lai hơn Vì ở một số nền kinh tế, trong khi tỷ trọng lao động phi nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng trong cơ cấu GDP lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều là do tình trạng chênh lệch về giá giữa sản phẩm công nghiệp, dịch vụ so với sản phẩm nông nghiệp Cho nên cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế đôi khi không phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế
Cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu lao động luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, sự chuyển dịch của các ngành trong nền kinh tế kéo theo sự thay đổi
cơ cấu lao động Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động Sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra cao hơn
so với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Khi cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành sẽ tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với những quy luật, những xu hướng tiến bộ để khai thác và sử dụng đầy đủ, có hiệu quả cao các nguồn lực để tăng trưởng và phát triển Nhà kinh tế học A.Lewis cho rằng nếu như lao động ở khu vực nông nghiệp với năng suất thấp dịch chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ
Trang 33với năng suất cao hơn sẽ làm tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình CNH
1.5.1 Các nguồn lực tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở xuất phát tự nhiên quan trọng để hình thành cơ cấu nền kinh tế của một quốc gia Nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia là lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho quốc gia đó Trong nhiều trường hợp nó có thể trở thành “lợi thế tuyệt đối” trong phân công lao động quốc tế của các nền kinh tế Ví dụ như: các quốc gia thuộc khu vực Châu Á, Châu Mỹ La Tinh… chịu ảnh hưởng rừng mưa nhiệt đới có điều kiện
để phát triển kinh tế lâm nghiệp; Khu vực Đông Nam Á trong đó Việt Nam có quy mô đất đai, địa hình, nguồn nước… phù hợp với các loại hình sản xuất nông nghiệp mà đặc thù là nền nông nghiệp lúa nước “Châu Á gió mùa”; những quốc gia có mỏ khoáng sản có khả năng khai thác kinh tế là điều kiện phát triển mạnh công nghiệp khai mỏ… Vì vậy, có thể thấy tài nguyên thiên nhiên là cơ sở xuất phát tự nhiên quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế của một quốc gia
Ở góc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH, việc phát triển các ngành sản xuất dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi chúng ta phải có chính sách đúng đắn phù hợp để phát huy lợi thế, kinh tế tăng trưởng, đầu tư áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất để phát triển một cách bền vững
1.5.2 Nguồn nhân lực
Lao động là một yếu tố sản xuất trực tiếp trong quá trình sản xuất và là nhân tố quyết định đối với quá trình sản xuất Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan và sự chuyển đổi nhanh hay chậm, hợp lý hay không hợp lý là do sự tác
Trang 34động chủ quan của con người Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người Nguồn nhân lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem xét ở hai mặt
về số lượng và chất lượng Ở những thời điểm nhất định, việc phân bổ nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu nền kinh tế
So với số lượng thì chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hơn để hình thành cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH Thực tiễn và lịch sử cũng đã chứng minh rằng dù các tư liệu lao động có hiện đại tiên tiến và đối tượng lao động có dồi dào đến đâu nhưng nếu không có nguồn nhân lực thì không thể làm sống lại các tư liệu sản xuất vì vậy không thể tạo ra của cải vật chất cho xã hội Và nhiều nhà kinh tế như Romer 1986, Lucas 1988, Barro
1988, Maddision 1995 cũng đã nhấn mạnh những ảnh hưởng tích cực của vốn nhân lực đến tăng trưởng
1.5.3 Nguồn vốn
Nguồn vốn là nhân tố quan trọng và rất cần thiết, luôn ảnh hưởng trực tiếp đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia Vốn được xác định bằng hiện vật và giá trị Vốn hiện vật là toàn bộ các yếu tố của quá trình sản xuất xã hội, là nhân tố quyết định quá trình sản xuất, hướng phát triển ngành
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vốn giá trị là cơ sở để xác định tỷ trọng phân
bổ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất trong một nền kinh tế Người ta thường sử dụng mô hình Harrod-Domar (mô hình “nhất khuyết”) hay mô hình
“nhị khuyết” để minh họa vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế Vốn đóng góp vào sự tăng trưởng sản lượng không chỉ một cách trực tiếp như yếu
tố đầu vào mà còn gián tiếp thông qua sự cải tiến kỹ thuật Vốn trực tiếp làm cải thiện chất lượng của nguồn tài nguyên về vật chất cũng như con người, làm tăng số lượng vốn năng suất của tất cả các nguồn sản xuất Nhờ có vốn và
Trang 35đầu tư mở rộng cơ sở để có những phát minh, đổi mới và tiến bộ công nghệ
kỹ thuật
Đất nước ta đang đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn vốn đầu tư cho quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thiếu hụt Vì vậy, việc xác định cơ cấu kinh tế không thể không tính đến nguồn vốn đầu tư có thể huy động được
và đòi hỏi chúng ta phải có một cơ chế chính sách đầu tư vốn phù hợp đối với
sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế
Tư liệu sản xuất và sức lao động là hai nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ sẽ dẫn đến sự thay đổi về tư liệu lao động từ công cụ lao động thủ công sang công cụ lao động máy móc hiện đại Từ đó giảm bớt sức lao động của con người nhưng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất cao tạo khả năng mở rộng sản xuất các ngành nghề truyền thống và tạo ra nhu cầu mới dẫn đến sự hình thành các ngành sản xuất kinh doanh mới làm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Trang 361.5.5 Các nhân tố về cơ chế chính sách
Các nhân tố về cơ chế chính sách chủ yếu định hướng mục tiêu phát triển của đất nước Cơ chế chính sách về quản lý kinh tế xã hội của đất nước, các giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế ảnh hưởng trực tiếp và không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Các định hướng mục tiêu phát triển cũng như các chính sách quản lý vĩ
mô nền kinh tế quốc dân của nhà nước có vai trò quan trọng đến việc hình thành cơ cấu ngành kinh tế Nếu như các mục tiêu phát triển và các chính sách quản lý đề cao vai trò của thị trường trong quá trình phát triển kinh tế thì sự hình thành cơ cấu kinh tế như mong muốn sẽ chậm, nhất là các ngành, các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa công cộng Ngược lại nếu định hướng mục tiêu, chính sách quản lý vĩ mô không sát với thực tế khách quan, hoặc sự điều tiết của Nhà nước quá sâu vào các hoạt động kinh tế
sẽ dẫn tới việc hình thành cơ cấu ngành kinh tế kém hiệu quả, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế
1.6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện Củ Chi
1.6.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số địa phương
Nghiên cứu này chọn huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh, thành phố
Hồ Chí Minh để nghiên cứu và học tập kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành vì đây hai địa phương này cũng là huyện ngoại thành của thành phố
Hồ Chí Minh có nhiều điểm tương đồng với huyện Củ Chi Tuy nhiên, mỗi huyện được thành phố định hướng phát triển kinh tế dựa vào tiềm lực kinh tế
- xã hội và lợi thế đặc thù của địa phương nhưng những thành công và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương này cũng là bài học kinh nghiệm cho Củ Chi
Trang 37- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Hóc Môn, thành phố
Hồ Chí Minh:
Huyện Hóc Môn là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa quận 12 và huyện Củ Chi có vị trí và vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng Tây – Bắc của thành phố Hồ Chí Minh,
có tiềm năng phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển đô thị Huyện Hóc Môn phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển đô thị đan xen với phát triển nông thôn Giai đoạn 2006 – 2012, Hóc Môn đã huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại, dịch vụ và du lịch; nông nghiệp, phát triển đô thị gắn với mỹ quan, môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời giữ vững những giá trị truyền thống cách mạng, đạo đức trong cuộc sống, xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X Về kinh tế duy trì tăng trưởng bình quân hàng năm luôn đạt 17,8% và xác định lấy phát triển CN-TTCN làm chủ đạo trong nền kinh tế của huyện (chiếm 67% giá cố định năm 1994) Đạt được kết quả như trên là do Hóc Môn thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh thu hút đầu tư và tập trung thế mạnh vào các ngành công nghiệp có lợi thế là khai thác tiềm năng đất đai và lao động như chế biến lương thực, thực phẩm; may mặc nội địa; chế biến gỗ, nhựa, cao su Đặc biệt trong nông nghiệp đã có chuyển biến tiến bộ nhất là từ khi có Nghị quyết 07 của Trung ương về xây dựng nông thôn mới lấy phát triển kinh tế tập thể làm nhiệm vụ chiến lược lâu dài đây vừa mục tiêu vừa là động lực đưa nền sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng CNH - HĐH, xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn mới Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, Hóc Môn thực hiện chuyển đổi đất sản xuất lúa
Trang 38kém hiệu quả sang trồng và nuôi những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như phát triển đàn bò sữa, cây ăn trái, trồng cỏ, hoa kiểng, rau an toàn, thủy sản , đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới cho các hộ sản xuất tạo ra sản phẩm sạch, cây con giống năng suất chất lượng cao, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hóc Môn giai đoạn 2006 - 2012 có sự chuyển dịch đúng hướng, chăn nuôi trở thành ngành chính và chiếm tỷ trọng cao, thu nhập bình quân đạt 93 triệu đồng/ha/năm, tăng trưởng đạt 7,44% Sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp đã thúc đẩy ngành dịch vụ của Hóc Môn cùng phát triển Bên cạnh những thành công đã đạt được, Hóc Môn còn một số hạn chế như việc tận dụng thế mạnh của huyện chưa triệt để, công nghiệp của huyện cạnh tranh trên thị trường gặp khó khăn về thương hiệu, công tác mời gọi đầu tư chưa được quan tâm đúng mức Những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống không có thị trường ổn định Sản phẩm nông nghiệp của huyện không thể chủ động, việc triển khai các dự án còn chậm nên người dân chưa yên tâm đầu tư sản xuất và việc tiếp thu ứng dụng khoa học
kỹ thuật của nông dân chưa cao Thương mại - dịch vụ phát triển chưa sâu rộng, chất lượng dịch vụ chưa cao
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh:
Bình Chánh là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm phía Tây Nam thành phố Huyện Bình Chánh đang có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị cao Từ một huyện sản xuất nông nghiệp là chính, đến nay CN-TTCN chiếm tỷ trọng 74,5% Giai đoạn 2006 - 2012, cơ cấu kinh
tế của huyện là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại - nông nghiệp Bình Chánh phát triển kinh tế trong giai đoạn này với mục tiêu: Đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH; giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả và
Trang 39bền vững; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ; nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch, đặc biệt là hệ thống giao thông, cấp - thoát nước;
hệ thống giáo dục, y tế; thu hẹp khoảng cách về điều kiện dân sinh với các quận nội thành và tập trung xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
Giai đoạn 2006 - 2012, ngành CN-TTCN giữ vai trò chủ lực, tăng bình quân 24,3%/năm, thương mại - dịch vụ có nhiều khởi sắc tăng 18,5% /năm, khu vực nông nghiệp có chuyển biến theo hướng tích cực, hiệu quả và chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, chiếm tỷ trọng 6,8% đạt mức tăng trưởng bình quân là 4,54% với nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau an toàn, lan cắt cành, cá kiểng, mai Đạt được kết quả như trên là do sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng chung của thành phố và khai thác có hiệu quả tiềm lực, lợi thế của huyện Quá trình đô thị hoá, dân số cơ học tăng nhanh khiến cho hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của huyện không theo kịp đã tạo áp lực lớn cho huyện Trước tình hình đó, Đảng bộ huyện Bình Chánh đã tập trung đầu tư cho xây dựng cơ bản gần 1.070 tỷ đồng, thu hút và mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp Phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, ưu tiên đầu tư phát triển các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ, kỹ thuật cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại (sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, máy tính, máy gia dụng, sản xuất phần mềm, lắp ráp ôtô, xe máy và thiết bị điện, công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu mới) Ổn định và duy trì các ngành công nghiệp giày da, may mặc, dệt, chế biến thực phẩm và đồ uống; sản xuất hóa chất; chế biến gỗ; sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất kim loại, sản xuất
Trang 40giấy để tăng giá trị hàng xuất khẩu Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường Tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch Thực hiện di dời các
cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng mà không có khả năng xử lý ô nhiễm vào các KCN tập trung, hoặc chuyển đổi chức năng hoạt động Phát triển các ngành dịch vụ theo hướng mở rộng giao lưu hàng hóa kết hợp với sắp xếp lại các chợ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển sản xuất - kinh doanh, phát triển mạng lưới chợ, các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị
Trong nông nghiệp, Bình Chánh phát triển nông nghiệp gắn với phát triển đô thị xanh sạch, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đẹp phục vụ nhu cầu giải trí và du lịch Tích cực chuyển đổi cơ cấu trong ngành nông nghiệp, theo hướng phát triển cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp và dành quỹ đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa Tập trung phát triển bốn loại cây chính: Cây lúa theo hướng phát triển lúa đặc sản phục vụ xuất khẩu và sản xuất lúa giống; mở rộng quy mô diện tích trồng rau an toàn trồng cây ăn quả
và các loại cây hoa kiểng Nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi lên bằng với ngành trồng trọt, bằng cách tập trung phát triển đàn bò sữa, đàn heo, phát triển nuôi
cá thịt, cá giống và các loại thủy sản khác như tôm càng xanh, ba ba, cá sấu,
cá kiểng, v.v…
1.6.2 Bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH luôn được các địa phương coi là giải pháp hàng đầu và là con đường tất yếu để phát triển kinh tế - xã hội
Hai là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH là phải nhận thức đúng, tôn trọng và hành động theo quy luật khách