Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
77 KB
Nội dung
Lược sử Việt Nam vắn tắt Thời Dựng Nước Thời đồ đá cũ Con người đã xuất hiện khá sớm trên đất Việt Nam. Cho đến nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của người vượn Homo erectus trong một số hang động ở Lạng Sơn và Nghệ An. Ðặc biệt là ở hậu kỳ thời đá cũ (văn hoá Sơn Vi cách ngày nay 10.000 - 23.000 năm), con người đã phân bố khá rộng và khá đông trên đất Việt Nam. Ðến văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (khoảng 6.000 - 10.000 năm), con người đã biết dùng công cụ cuội được ghè đẽo một mặt, bắt đầu biết mài rìu đá, làm đồ gốm và có khả năng đã biết đến trồng trọt sơ khai. Thời đồ đá mới Trong giai đoạn này trên đất Việt Nam, đã xuất hiện những nhóm cư dân tiền sử có đặc trưng văn hoá là thuộc thời đại đá mới . Con người trong giai đoạn này đã biết dùng những chiếc rìu đá được mài nhẵn hoàn toàn, những chiếc vòng tay đá được khoan rất khéo, và những đồ gốm có hoa văn rất đẹp. Thời đồ đồng Con người đã biết đúc các công cụ, vũ khí và đồ trang sức bằng đồng thau. Họ đã biết trồng lúa và chăn nuôi một số gia súc như trâu, bò, lợn, gà. Có ba nhóm văn hoá phân bố ở ba khu vực. Nhóm thứ nhất (văn hoá Tiền Ðông Sơn) phân bố trong các lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Nhóm thứ hai (văn hoá Tiền Sa Huỳnh) phân bố ở vùng Nam Trung Bộ. Và nhóm thứ ba, phân bố trong lưu vực sông Ðồng Nai ở miền Ðông Nam Bộ. Ở miền Bắc Việt Nam, các văn hoá tiền Tiền Ðông Sơn tương ứng với giai đoạn đầu của thời kỳ Hùng Vương. Thời đồ sắt Các nhóm văn hoá Tiền Ðông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hội tụ lại thành một văn hoá thống nhất, đó là văn hoá Ðông Sơn, thuộc thời đại sắt sớm vì một số công cụ bằng sắt đã xuất hiện. Nhưng các chế phẩm bằng đồng thau tinh xảo là đặc trưng của văn hoá này. Hiện vật tiêu biểu là những chiếc trống đồng lớn có hoa văn trang trí đẹp. Chính quyền Trưng nữ vương Hiệu là Trưng Trắc, con gái của Lạc tương Mê Linh. (Ðất Mê Linh nay thuộc vùng giáp giới giữa Hà Tây với Vĩnh Phú và ngoại thành Hà Nội). Thân sinh mất sớm, Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị được thân mẫu là bà Ma Thiện (cũng có truyền thuyết nói là bà Trần Thị Ðoan) nuôi dưỡng. Hiện chưa rõ Trung Trắc sinh năm nào, chỉ biết khi Tô Ðịnh được nhà Ðông Hán sai sang làm Thái Thú ở Giao Chỉ (năm 34), thì Trưng Trắc đã trưởng thành và kết hôn với con trai của Lạc tướng Chu Diên là Thi Sách. (Ðất Chu Diên nay là vùng giáp giới giữa Hà Tây với Nam Hà). Bấy giờ, nhân lòng căm phẫn của nhân dân ta đối với chính sách thống trị tàn bạo của nhà Ðông Hán, lại cũng nhân vì Thi Sách bị Thái Thú Tô Ðịnh giết hại, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị và nhiều bậc hào kết khác, phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa có quy mô rất lớn. Khởi nghĩa bùng nổ vào cuối năm 39 đầu năm 40 và nhanh chóng được nhân dân cỏ nước nhất tề hưởng ứng. Tô Ðịnh phải hốt hoảng bỏ chạy về nước. Chính quyền Trưng Nữ Vương tồn tại được trong khoảng gần ba năm (từ đầu năm 40 đến cuối năm 42, đầu năm 43). Sử gia Lê Văn Hưu (1230 - 1322) viết: "Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà mà hô một tiếng cũng có thể khiến được các quận : Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay. Xem thế cũng đủ biết hình thế đất Việt có thể dựng được nghiệp bá vương." Nhà Ðông Hán đã phải cử tên lão tướng khét tiếng tàn bạo và dày dạn kinh nghiệm trận mạc là Mã Viện sang đàn áp mới tiêu diệt được lực lượng và chính quyền Hai Bà Trưng. Chính quyền của Bà Triệu Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) người đất Quân Yên (nay thuộc huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hoá), sinh năm nào chưa rõ, chỉ biết khi cùng anh là Triệu Quốc Ðạt khởi xướng và lãnh đạo cuộc chiến đấu chống ách dô hộ của quân Ðông Ngô (năm 248), Bà đã là một cô gái ở độ tuổi khoảng trên dưới hai mươi. Bấy giờ, nhiều người khuyên Bà nên lập gia đình, xây dựng hạnh phúc riêng, nhưng Bà đã khẳng khái trả lời : " Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh đạp ngọn sóng dữ, chém cá tràng kình ở Biển Ðông, đánh đuổi quân ngô, cởi ách nô lệ cho nhân dân chớ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta". Sau câu nói bừng bừng khẩu khí anh hùng đó, Bà đã quả cảm phát động khởi nghĩa. Quân Ngô sau nhiều phen thất bại, đã tìm đủ mọi thủ đoạn xảo quyệt, thậm chí đã dùng cả tước hiệu Lệ Hải Bà Vương để chiêu dụ Bà, nhưng ý chí của Bà trước sau vẫn không hề bị lung lạc. Cuối cùng, nhà Ngô đã phải sai viên tướng lừng danh là Lục Dận đem đại binh sang đàn áp. Bà triệu cùng hàng loạt nghĩa binh đã anh dũng hi sinh vào năm 248. Về thực chất, bộ chỉ huy khởi nghĩa do Bà Triệu cầm đầu cũng là một guồng máy chính quyền. Bà Triệu chưa xưng đế hay xưng vương, cũng chưa đặt quốc hiệu hay niên hiệu, nhưng rõ ràng, guồng máy chính quyền sơ khai do Bà Triệu lập ra, hoàn toàn biệt lập và đối nghịch sâu sắc với chính quyền đô hộ của quân Ngô. Giai đoạn hình thành quốc gia ViệtNam - Thời Sơ Sử Nước Văn Lang - Nước Âu Lạc Thế thứ các triều vua thời Sơ sử ở ViệtNam * Thế thứ thời Hùng Vương Theo sách Ðại Việtsử kí toàn thư, nước Văn Lang " Ðông giáp Nam Hải, tây giáp Ba Thục, bắc giáp Hồ động Ðình, nam giáp nước Hồ Tôn". Nam Hải tức biển Ðông, Nước Ba Thục là nước cổ, nay là vùng biên giới Tứ Xuyên (Trung quốc). Hồ Ðộng Ðình là một thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Hồ Nam (Trung quốc), Hồ Tôn là một trong các tên gọi quốc gia của người Chăm. Về dân số của nước Văn Lang, không có tài liệu đáng tin cậy nào nhưng dựa vào cơ sở thống kê hộ tịch của nhà Hán thống trị sau này và căn cứ vào một số cơ sở khác, các nhà nghiên suy đoán định rằng dân số nước Văn Lang chừng một triệu người. Các bộ sử cũ đều chép rằng, mở đầu lịchsử nước ta là họ Hồng Bàng. Mở đầu họ Hồng Bàng là Kinh Dương Vương ( tức Lộc Tục), làm vua nước Xích Quỷ. Kinh Dương Vương lấy con gái của Ðộng Ðinh Quân là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra 100 người con. Sau, con trưởng của Lạc Long Quân được phong làm Hùng Vương. Hùng triều ngọc phả cho hay họ Hồng Bàng truyền được 18 đời, gồm: 1- Hùng Dương 2- Hùng Hiền 3- Hùng Lân 4- Hùng Việp 5- Hùng Hy 6- Hùng Huy 7- Hùng Chiêu 8- Hùng Vỹ 9- Hùng Ðịnh 10- Hùng Hy * 11- Hùng Trinh 12- Hùng Võ 13- Hùng Việt 14- Hùng Anh 15- Hùng Triều 16- Hùng Tạo 17- Hùng Nghị 18- Hùng Duệ Nước Văn Lang tồn tại khoảng 300 năm và con số 18 đời Hùng Vương cho đến nay vẫn là con số của huyền sử. * Thời An Dương Vương Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại 30 năm, từ năm 208 trước công nguyên dến năm 179 trước Công nguyên. Lãnh thổ của Âu Lạc cũng chính là lãnh thổ của Văn Lang, kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa, dấu tích của kinh đô này đến nay vẫn còn. Nước Âu Lạc chỉ có một đời vua, đó là An Dương Vương, ông mất vào năm 179 trước công nguyên. An Dương Vương mất vì thất bại trong cuộc chiến chống quân NamViệt xâm lăng. Tục truyền, đền Con Công ở Mộ Dạ, Nghệ An chính là đền thờ An Dương Vương. (Theo "Thế thứ các triều vua Việtnam của Nguyễn Khắc Thuần") Với văn hoá Ðông Sơn, tại ViệtNam đã xuất hiện một nhà nước sơ khai. Tính thống nhất văn hoá rộng lớn trong thời kỳ Ðông Sơn, từ biên giới Việt - Trung ở phía Bắc đến bờ sông Gianh ở phía Nam, cũng phản ánh sự tồn tại của một quốc gia của người Việt cổ. Ðó là quốc gia Văn Lang của các vua Hùng. Tiếp sau quốc gia các vua Hùng là nước Âu Lạc do An Dương Vương Thục Phán thành lập vào giữa thế kỷ III trước Công nguyên. Quốc gia này đã được xác nhận trong Sử ký của nhà sử học Trung Quốc Tư Mã Thiên. Một kỳ tích của An Dương Vương là xây dựng thành Cổ Loa với ba vòng thành, ngày nay vẫn còn dấu tích. * Nước Chămpa Nam Trung Bộ, các văn hoá Tiền Sa Huỳnh cũng phát triển lên thời đại đồ sắt. Tiêu biểu cho nền văn hoá này là những khu mộ chum chứa nhiều công cụ bằng sắt, cùng với đồ trang sức bằng mã não hay ngọc bích. Văn hoá này phân bố rộng từ Thừa Thiên cho đến lưu vực sông Ðồng Nai. Chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh có thể là tổ tiên của người Chăm, những người đã xây dựng vương quốc Champa. Chính quyền Đinh Kiến Từ năm 618 đến năm 905, đất nước ta bọ nhà Ðượng đô hộ. Năm 679, nhà Ðường lập ra An Nam Ðô Hộ phủ, Sử Trung Quốc bắt đầu gọi ta là An Nam kể từ đó. Năm 687, quan cai quản An Nam Ðô Hộ Phủ của nhà Ðường là Lưu Diên Hựu thu thuế rất tham tàn, khiến cho nhân dân ta rất căm phẩn. Nhân cơ hội đó, một vị hào trưởng là Lý Tự Tiên (nay vẫn chưa rõ quê quán) đã bí mật tổ chức một cuộc khởi nghĩa lớn. Nhưng, cơ mưu bị bại lộ, Lý Tự Tiên bị Lưu Diên Hựu giết chết. Tiếp nối sự nghiệp của Lý Tự Tiên, một vị hào trưởng cũng là một thuộc tướng của Lý Tự Tiên đã lãnh đạo nhân dân vùng đậy. Vị hào trưởng ấy là Ðinh Kiến. Ngay trong năm 687, Ðinh Kiến đã giết chết được Lưu Diên Hựu và chiếm được phủ đô hộ là thành Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay), đồng thời, nhanh chóng thiết lập một hệ thống chính quyền do ông đứng đầu. Ðinh Kiến chưa xưng đế hay xưng vương, cũng chưa đặt quốc hiệu hay niên hiệu, nhưng chính quyền do ông đứng đầu thực sự là chính quyền độc lập và tự chủ. Hiện vẫn chưa rõ quên quán cũng như năm sinh và năm mất của Ðinh Kiến. Chính quyền họ Phùng a. Bố Cái Ðại Vương (? - 789) Họ và tên: Phùng Hưng, tự là Công Phấn. Nguyên quán: Ðường Lam, Phong Châu (đất này nay thuộc huiyện Ba Vị - Hà Tây). Phùng Hưng, sinh trưởng trong một gia đình đời đời làm quan lang của vùng Phong Châu. Bấy giờ, nhà Ðường đô hộ nước ta. Quan đô hộ là Cao Chính Bình khét tiếng tham lam và tàn bạo, khiến cho nhân dân ta căm phẫn, đồng thời, binh lính của Cao Chính Bình cũng chống đối quyết liệt. Nhân cơ hội đó, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa. Hiện chưa rõ khởi ngiã khởi nghĩa bụng nổ vào năm nào. Các nhà nghiên cứu cho rằng, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa trong khoảng từ năm 766 đến năm 779. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, Phùng Hưng đã chiếm được thành Tống Bình. Sau đó, ông tiến hành các lực lượng còn lại của nhà Ðường ở trên đất nước ta, đồng thời thiết lập một bộ máy chính quyền do ông đứng đầu. Khoảng 7 năm sau khi cầm đầu guồng may chính quyền này Phùng Hưng qua đời (năm 789). Sau khi mất, ông được truy tôn là Bố Cái Ðại Vương. Do chưa rõ năm sinh nên chưa rõ ông thọ bao nhiêu tuổi. b. Phùng An (789 - 791) Con của Bố Cái Ðại Vương Phùng Hưng, không rõ sinh năm nào. Nối nghiệp cha, cầm đầu guồng máy chính quyền độc lập và tự chủ kể từ năm 789. Năm 791, nhà Ðường cử viên tướng nổi tiếng xảo quyệt là Triệu Xương sang đàn áp. Phùng An đầu hàng. Sau, không rõ số phận của Phùng An ra sao. Chính quyền Dương Thanh (819 - 820) Dương Thanh là một vị hào trưởng của đất Hoan Châu (đất này nay thuộc Nghệ An) và cũng là người được nhà Ðường cho làm Thứ Sử của châu này. Biết Dương Thanh là người giàu lòng yêu nước, quan đô hộ của nhà đường là Lý Tượng Cổ đã dụng mưu kế để làm giảm uy tín của ông, động thời, tách ông ra khỏi dân châu Hoan. Năm 819, Dương Thanh đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn, giết chết được Lý Tượng Cổ, đồng thời thiết lập được hệ thống chính quyền tự chủ do ông đứng đầu. Sau nhiều phen đàn áp nhưng bị thất bại, nhà Ðường đã dùng kế li gián để chia rẽ lực lượng của Dương Thanh. Ông bị cô lập dần, để rồi cuối cùng, bị tru di tam tộc vào năm 820. Hiện chưa rõ năm sinh nên chưa rõ ông thọ bao nhiêu tuổi. Cũng như nhiều vị thủ lĩnh kiệt xuất khác, Dương Thanh không xưng đế hay xưng vương, chưa đặt quốc hiệu và niên hiệu, nhưng chính quyền do ông thiết lập ra thực sự là chính quyền độc lập và từ chủ * * * Trên đây là những hệ thống chính quyền tiêu biểu nhất, được thành lập trong hoặc sau thắng lời củ các cuộc khởi nghĩa chông Bắc thuộc, gồm nhiều quy mô và tính chất khác nhau. Hẳn nhiên, đó cũng chưa phải là tất cả, nhưng, dẫu nhìn từ bất cứ góc độ vào thì đó cũng thực sự là tinh hoa của lịchsử chống xâm lăng thời Bắc thuộc. Chính quyền Mai Hắc Đế Họ và tên: Mai Thúc Loan (còn có tên khác là Mai Huyền Thành). Sinh quán: huyện Thiên Lộ (nay đất sinh quan của ông thuộc Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Sau, gia đình ông di cư về vùng Ngọc Trường (vùng này, nay thuộc huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An). Mai Thúc Loan sinh trưởng trong một gia đình nghèo, bản thân ông luôn bị quan lại nhà Ðường bắt phải đi phu, phục dịch rất vất vả. Năm 722, ông phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa lớn. Cũng ngay năm này, Mai Thúc Loan đã cho xây dựng đại bản doanh tại Hùng Sơn (tục danh là Núi Ðụn) và lập căn cứ dọc theo bờ sông Lam (Nghệ An). Ðồng thời, để quy tụ lòng người, ông đã lên ngôi hoàng đế, xưng là Mai Hắc Ðế (ông vua người họ Mai, da đen). Mai Hắc Ðế đã lãnh đạo nghĩa quân, đánh cho quan đô hộ của nhà Ðường lúc ấy là Quang Sở Khách phải hốt hoảng tháo chạy về nước. Nhà Ðường đã phải huy động một lực lượng lớn mới đàn áy được Mai Hắc Ðế và nghĩa sĩ của ông. Mai Hắc Ðế mất năm 722, do chưa rõ năm sinh nên chưa rõ thọ bao nhiêu tuổi. Chính quyền nhà Tiền Lý Năm Nhâm Tuất (542), Lý Bí (còn có tên gọi khác là Lý Bôn) đã lãnh đạo nhân dân vùng dậy lật đổ ách đô hộ của nhà Lương (một triều đại của Nam Triều ở Trung Quốc thời Nam-Bắc triều). Chỉ trong một thời gian rất ngắn. Lý Bí đã giành được thắng lợi và thiết lập một hệ thống chính quyền độc lập, tự chủ riêng. Nhiều bộ sử cũ vẫn gọi khoảng thời gian từ năm 542 đến năm 602 là thời Tiền Lý, dẫu thực tế không hoàn toàn như vậy. Xét rằng, các chính quyền khác xuất hiện trong khoảng thời gian nào, tuy không đúng là của nhà Tiền Lý nhưng lại được xây dựng trên cơ sở thắng lợi của nhà Tiền Lý, cho nên, chúng tôi cũng gộp chung mà gọi là thời Tiền Lý. Thời Tiền Lý có mấy hệ thống chính quyền sau đây : a. Lý nam Ðế (542 - 548) Họ và tên: Lý Bí (còn có tiên khác là Lý Bôn) Nguyên quán là đất Thái Bình (đất này nay thuộc vùng tiếp giáp giữa huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây). Hiện chưa rõ năm sinh. Năm 542, Lý Bí phát động khởi nghĩa và chỉ trong vòng ba tháng đã quét sạch quân Lương ra khỏi bờ cõi. Năm Giáp Tý (544), Lý Bí lên ngôi hoàng đế, xưng là Lý Nam Ðế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Ðại Ðức (cũng có thư tịch cổ chóp là Thiên Ðức). Liên tục trong hai năm (545 và 546), nhà Lương cho quân sang đàn áp. Sau trân thất bại ở hồ Ðiển Triệt (thuộc Vĩnh Phú) ngày nay), Lý Nam Ðế giao quyền bính lại cho Triệu Quang Phục rồi tạm lánh bào động Khuất Lão (thuộc Vĩnh Phúc ngày nay) và mất ở đấy vào năm 548. Do chưa rõ năm sinh nên chưa rõ Lý Nam Ðế bao nhiêu tuổi. b. Triệu Việt Vương (546 - 571) Họ và tên: Triệu Quang Phục Nguyên quán: phủ Vĩnh Tường. Phủ này, nay là vùng giáp giới giữa Hà Tây với Vĩnh Phú. Khi Lý Bí phát động khởi nghĩa, Triệu Quang Phục và cha là Triệu Túc cùng hưởng ứng. Khi Lý Bí xưng là Lý Nam Ðế, Triệu Quang Phục được phong tới chức Tả Tướng. Năm 546, sau thất bại trong trận đánh ở hồ Ðiển Triệt, Triệu Quang Phục được Lý Nam Ðế uỷ thác quyền trông coi nghĩa binh. Triệu Quang Phục đã đưa lực lượng về đầm Dạ Trạch (đầm này nay thuộc Châu Giang, Hải Hưng) và tổ chức chiến đấu tại đây. Năm 548, sau khi nghe tin Lý Bí đã qua đời, Triệu Quang Phục xưng là Triệu Việt Vương. Năm 557, Triệu Việt Vương đã đánh tan lực lượng đi càn quét của nhà Lương, giành lại quyền tự chủ cho đất nước, đồng thời, thành lập một guồng máy chính quyền độc lập do ông đứng đầu. Năm 571, do bị Lý Phật Tử tấn công bất ngờ, Triệu Việt Vương thua trận và bị giết. Do chưa rõ năm sinh nên chưa rõ Triệu Việt Vương thọ bao nhiêu tuổi. c. Lý Phật Tử (556 - 602) Năm 546, khi thua trận ở Ðiển Triệt, lực lượng của Lý Nam Ðế bị chia làm hai. Bộ phận thứ nhất do Triệu Quang Phục (người về sau xưng là Triệu Việt Vương) cầm đầu. Triệu Quang Phục là vị tướng được Lý Nam Ðế tin cậy mà uỷ thác mọi quyền bính. Bộ phận thứ hai do tướng Lý Phục Man cầm đầu. Lý Phục Man họ tên gì chưa rõ, ông vì có công chinh phục người man, được Lý Nam Ðế yêu quý mà đặc tên là Phục Man, lại cho được lấy họ Lý, sử nhân đó gọi là Lý Phục Man. Ông người làng Yên Sở. Làng này nay thuộc huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây. Cũng năm 546, nếu Triệu Quang Phục bám trụ ở đầm Dạ Trạch và chiến đấu ngoan cường với quân nhà Lương, thì Lý Phục Man đã đem lực lượng chạy vào vùng phía tây Thanh Hoá ngày nay. Năm 555, Lý Phục Man mất, một vị tướng người cùng họ với Lý Nam Ðế là Lý Phật Tử lên thay. Năm 557, khi Triệu Việt Vương đánh tan quân nhà Lương thì Lý Phật Tử cũng lập tức đem quân đánh Triệu Việt Vương để giành quyền binh. Sau nhiều trận không phân thắng bại, hai bên tạm lấy vùng đất tương ứng với huyện Từ Liêm (Hà Nội) ngày nay làm ranh giới. Từ đất này trở về Nam thì do Lý Phật Tử cai quản, trở ra Bắc thì do Triệu Việt Vương cai quản. Lý Phật Tử cho con trai là Nhã Lang kết hôn với con gái củ Triệu Việt Vương là Cảo Nương, mượn danh nghĩa thông gia để làm cho Triệu Việt Vương mất cảnh giác. Năm 571, Lý Phật Tử bất ngờ cho quân đánh úp, khiến Triệu Việt Vương bị đại bại và bị giết. Lý Phật Tử thâu tóm được mọi quyền hành. Sử cũ gọi đó là Hậu Lý Nam Ðế. Năm 581, nhà Tuỳ được dựng lên. Sau một thời gian lo củng cố quyền thống trị ở Trung Quốc, năm 602, nhà Tuỳ liền dùng áp lực quân sự, khiến Lý Phật Tử phải đầu hàng. Không thấy sử cũ ghi chép gì về số phận của Lý Phật Tử sau khi đầu hàng. Chưa rõ năm sinh và năm mất nên chưa rõ Lý Phật Tử thọ bao nhiêu tuổi. Giai đoạn độc lập và tự chủ Mở đầu Một trang mới của lịchsửViệtNam bắt đầu ở thế kỷ X. Các triều đại Ngô (939 - 965), Ðinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009) đã ra sức củng cố đất nước, xây dựng một quốc gia thống nhất, cố gắng bảo vệ nền độc lập non trẻ, mà tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi của Lê Hoàn năm 981. Nhà Lý, Trần Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, dưới các vương triều Lý (1009 - 1225) và Trần (1226 - 1400), ViệtNam được xây dựng thành một quốc gia hùng mạnh. Nhà nước có quân đội mạnh, bao gồm quân triều đình và quân địa phương. Nền kinh tế nông nghiệp phát triển, việc đắp đê và khẩn hoang được chú ý. Ðã bắt đầu xuất hiện các làng nghề thủ công như làm gốm, đúc đồng hay rèn sắt. Thuyền buôn Trung Quốc và nhiều nước Ðông Nam á vào buôn bán ở một số hải cảng như Hội Thống, Vân Ðồn, . Trong thời Lý - Trần, Phật giáo có địa vị ưu thế, ảnh hưởng lớn đến văn học, nghệ thuật, nhưng Nho giáo cũng đã bắt đầu phát triển. Cuối thế kỷ XI, văn miếu thờ Khổng Tử được xây dựng. Sang thời Trần, các kỳ thi Nho giáo dần được tổ chức có qui củ. Tầng lớp quan liêu xuất thân Nho học ngày càng đông. Chữ Nôm càng ngày càng được dùng nhiều trong sáng tác văn học. Những bộ sử đầu tiên của đất nước được biên soạn. Nền độc lập dân tộc được giữ vững với cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077) thời Lý, dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt và ba cuộc kháng chiến chống Mông Cổ - Nguyên, thời Trần, dưới sự lãnh đạo của các vua Trần và Trần Hưng Ðạo, vào năm 1258, năm 1285 và 1288. Nhà Hồ Tiếp theo triều Trần, triều Hồ (1400 - 1407) đã tiến hành một số cải cách xã hội, mong thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng cuối thời Trần. Hồ Quí Ly đã thực hiện chính sách "hạn điền" (hạn chế số ruộng đất), "hạn nô" (hạn chế nô tỳ), ban hành tiền giấy thay tiền đồng. Nhưng các cải cách đó không có kết quả. Lòng dân ly tán. Vì thế, trước cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh ở Trung Hoa, triều Hồ đã không tổ chức được cuộc phòng thủ đất nước có hiệu quả. Cuối cùng, ViệtNam lại rơi vào tay đế chế Minh. Nhà Lê. Một phong trào nổi dậy giành lại độc lập được dấy lên khắp nơi, rồi qui tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi ở đất Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Sau mười năm gian khổ, Lê Lợi được sự ủng hộ của nhân dân và sự giúp đỡ của các tướng lĩnh tài ba, trong đó có người anh hùng và nhà văn hoá Nguyễn Trãi, đã tiến hành thắng lợi công cuộc chiến tranh giải phóng. Bài Bình Ngô Ðại Cáo của Nguyễn Trãi được coi như bản Tuyên ngôn độc lập. Trong thế kỷ XV, xã hội ViệtNam ổn định, nông nghiệp được phục hồi và phát triển, công thương nghiệp đều có những bước tiến mới. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống. Việc đào tạo nhân tài qua khoa cử nho học được tiến hành có nề nếp. Bộ Quốc triều Hình luật, còn gọi là bộ luật Hồng Ðức, được soạn thảo, phản ánh trung thực trạng thái chính trị, kinh tế và xã hội ViệtNam thế kỷ XV. Năm 1527, Mạc Ðăng Dung lật đổ vua Lê, lập ra triều đại Mạc ở Thăng Long (Hà Nội). Dòng họ Trịnh đã làm cuộc chiến tranh chống Mạc. Ðến năm 1592, quân họ Trịnh chiếm lại Thăng Long, vua Lê trở lại ngai vàng, nhưng mọi quyền bính đều nằm trong tay các chúa Trịnh. Phía Nam các chúa Nguyễn đã mở rộng vùng đất của mình cho đến đồng bằng sông Cửu Long và đồng thời tiến hành một cuộc chiến tranh chống họ Trịnh. Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài từ 1627 đến 1772. Ðây là thời kỳ ViệtNam có nhiều biến động lớn về chính trị cũng như về kinh tế - xã hội. Từ cuối thế kỷ XVI, ViệtNam đã có quan hệ ngoại thương với các nước phương Tây như Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp phát triển. Thời kỳ này, đạo Kitô giáo bắt đầu được truyền bá ở Việt Nam. Do nền kinh tế hàng hoá có khởi sắc, nhiều đô thị đã hưng khởi. Ðàng Ngoài có Thăng Long, Phố Hiến; Ðàng Trong có Hội An, Thanh Hà, Nước Mặn. Triều đại Tây Sơn Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ được sự thống trị của chúa Nguyễn. Ðầu năm 1785, sau khi đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút (trên sông Mỹ Tho), quân Tây Sơn lại kéo ra Ðàng Ngoài, lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Ông vua cuối cùng của nhà Lê là Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, yêu cầu triều đình nhà Thanh đem quân vào Việt Nam. Năm 1788, Nguyễn Huệ đã lên ngôi vua ở Phú Xuân (Huế) rồi đem quân tiến ra Bắc, đánh tan 29 vạn quân Thanh vào tháng Giêng 1789 ở Thăng Long. Quang Trung Nguyễn Huệ, người mở đầu triều đại Tây Sơn, đã bước đầu thi hành một số chính sách tiến bộ về ruộng đất và văn hoá. Năm 1792, Quang Trung chết. Khi đó Nguyễn ánh, với sự giúp đỡ của người Pháp, tiến hành cuộc chiến tranh chống Tây Sơn. Ðến năm 1802, Nguyễn ánh chiếm được Phú Xuân lập nên triều đại nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn Nguyễn ánh lên ngôi vua năm 1802, tức Gia Long, mở đầu cho triều đại Nguyễn (1802 - 1945). Các ông vua đầu thời Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng đã thống nhất đất nước và xây dựng được một chính quyền tập trung vững mạnh, kiểm soát được một vùng lãnh thổ rộng lớn hơn nhiều so các triều đại trước đó. Trong nước, nhà Nguyễn đã làm tốt chính sách khai hoang lập đồn điền, phát triển thuỷ lợi. Ðối với bên ngoài, Minh Mạng và Thiệu Trị đã cho nhiều thuyền vượt biển để tiếp xúc giao thương với Pháp, Anh, Inđônêxia, ấn Ðộ . Các vua Nguyễn đã tổ chức biên soạn các sách lịchsử và địa lý quốc gia, in ấn nhiều bộ sách quan trọng, có ý nghĩa đối với văn hoá dân tộc. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, trở thành hệ tư tưởng thống trị, chỗ dựa cho tư tưởng bảo thủ của nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách lạc hậu, bế quan toả cảng và khước từ các đoàn ngoại giao muốn đặt quan hệ với Việt Nam. Giai đoạn thuộc Pháp Năm 1857 chính phủ Pháp thông qua quyết định đánh chiếm Việt Nam. Nhưng do sự đánh trả quyết liệt của những người yêu nước Việt Nam, phải sau 30 năm, thực dân Pháp mới thiết lập được quyền thống trị của họ trên toàn lãnh thổ ViệtNam (1887). Năm 1887, Liên bang Ðông Dương thành lập, gồm 5 xứ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên và Lào. Ðến đầu thế kỷ XX, các hoạt động kinh tế xã hội của Pháp ở ViệtNam bắt đầu được đẩy mạnh. Người Pháp tập trung đầu tư vốn vào các ngành khai thác mỏ và một số kỹ nghệ. Ðã xuất hiện những đồn điền rộng lớn. Và bên cạnh cây lúa, đã xuất hiện cây chè, cây cà phê, cao su, thầu dầu, . Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp bắt đầu trở thành hàng hoá. Gắn liền với những biến chuyển kinh tế là sự ra đời của giai cấp tư sản ViệtNam và giai cấp công nhân Việt Nam. Về giáo dục năm 1915, Pháp bãi bỏ chế độ thi cử cũ và quy định ba bậc học ở phổ thông (ấu học, tiểu học, trung học) và năm 1917, chính thức mở trường đào tạo quan chức theo "ngạch Tây". Còn đối với nhân dân lao động, nhất là nông dân, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị khắt khe, tàn bạo, thông qua hệ thống quan lại và mật thám. Người dân phải đóng nhiều thứ thuế. Chính sách ngu dân của thực dân giam hãm họ trong u tối. Những người yêu nước ViệtNamvẫn tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Lớp này ngã xuống thì lớp khác lại vùng dậy. Cho đến năm 1930, Nguyễn ái Quốc, tức Hồ Chí Minh, đã sáng lập Ðảng Cộng sản Vi sau đổi tên là Ðảng Cộng sản Ðông Dương, và từ đấy những người cộng sản lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Nước ViệtNam Dân Chủ Cộng Hoà (1945-1976) nay là Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam (từ năm 1976). Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân ViệtNam đã tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Ðình (Hà Nội), khai sinh nước ViệtNam dân chủ cộng hoà. [...]... nhất của nhân dân ViệtNam Với Hiệp định Genève (1954), độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ViệtNam đã được thế giới chính thức thừa nhận Sau khi Thực dân Pháp rút khỏi miền Bắc, nước ViệtNamvẫn bị chia cắt làm hai miền Miền Bắc (từ vĩ tuyến 17 trở ra) là nước ViệtNam dân chủ cộng hoà, bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước ở miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào gọi là ViệtNam Cộng hoà, vẫn... nhân dân miền Nam và một bên là chính quyền Sài Gòn và quân đội Mỹ Nhân dân ViệtNam một lần nữa phải chịu đựng một cuộc chiến tranh ác liệt trong gần 20 năm để giành lại độc lập dân tộc Sau hiệp định Pari (1973), quân đội Mỹ rút khỏi ViệtNam Với chiến thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ Ðất nước ViệtNam hoàn toàn... thành công, nhân dân ViệtNam đã phải đương đầu với những âm mưu và hành động xâm lược của nhiều kẻ thù bên ngoài Năm 1946, thực dân Pháp đã trở lại xâm lược Ðông Dương Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Ðông Dương (tên của Ðảng Cộng Sản Việt Nam thời đó) và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành cuộc kháng chiến, bảo vệ nền độc lập của mình Chiến thắng Ðiện Biên Phủ lịch sử đã kết thúc cuộc... tháng 4 năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ Ðất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, lấy tên là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thủ đô là Hà Nội Dân tộc ViệtNam bắt tay vào khắc phục những hậu quả nặng nề của 30 măm chiến tranh, xây dựng lại đất nước Ngày nay, dân tộc ViệtNam đang bước vào kỷ nguyên mới xây dựng và phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và . quốc gia Việt Nam - Thời Sơ Sử Nước Văn Lang - Nước Âu Lạc Thế thứ các triều vua thời Sơ sử ở Việt Nam * Thế thứ thời Hùng Vương Theo sách Ðại Việt sử kí. tuyến 17 trở ra) là nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước. ở miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào gọi là Việt Nam Cộng hoà, vẫn diễn