ÑEÀ THI THÖÛ TOÁT NGHIEÄP 04 C©u 1: Nếu đột biến làm xuất hiện gen lặn thì trong thời kì đầu sẽ ở trạng thái (Đ: đồng hợp; D: dị hợp), gen lặn đột biến (T: sẽ bị gen trội át chế; K: không bị gen trội át chế) nên kiểu hình đột biến (H: được biểu hiện; Kh: không được biểu hiện): A. Đ, K, H B. Đ, K, Kh C. Đ, T, Kh D. D, T, Kh C©u 2: Đột biến gen phụ thuộc vào: A. Liều lượng, cường độ của loại tác nhân loại đột biến, B. Thời điểm xảy ra đột biến C. Đặc điểm cấu trúc của gen D. Liều lượng, cường độ của loại tác nhân loại đột biến; thời điểm xảy ra đột biến; đặc điểm cấu trúc của gen. C©u 3: Hoạt động nào sau đây không phải là cơ chế phát sinh của đột biến gen? A. Sự trao đổi chéo không bình thường của các crômatit B. Các tác nhân gây đột biến làm đứt phân tử ADN C. ADN bị đứt và đoạn đứt ra gắn vào vị trí khác của phân tử ADN đó D. Rối loạn trong nhân đôi ADN C©u 4: Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính vì: A. Bộ nhiễm sắc thể có số lượng lớn B. Số nhiễm sắc thể trong từng nhóm tương đồng lẻ, gây trở ngại trong giảm phân tạo giao tử C. Là thể đột biến D. Các cơ quan phát triển lớn C©u 5: Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí ngay sau bộ ba mở đầu trên mạch gốc của gen dẫn đến phân tử prôtêin được tổng hợp sau đột biến: A. Thay đổi một axit amin ở vị trí đầu tiên ` B. Thay đổi một axit amin ở vị trí cuối cùng C. Thay đổi hoặc sắp xếp lại toàn bộ số axit amin D. Thay đổi 2 axit amin C©u 6: Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu gen tạo ra từ AAaa x Aa là: A. 1AAAA : 2AAaa : 1aaaa B. 11AAaa : 1Aa C. 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa D. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa C©u 7: Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến: A. Không ảnh hưởng đến kiểu hình do không mất chất liệu di truyền B.Có thể làm tăng hay giảm độ biểu hiện của tính trạng C.Gia tăng kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn hơn bình thường D.Gây chết C©u 8: Đột biến nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch? A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể D. Mất đoạn nhiễm sắc thể C©u 9: Ở người sự rối loạn phân li của cặp NST 21 trong lần phân bào 2 ở 1 trong 2 tế bào con của một tế bào sinh tinh sẽ có thể tạo ra: A. 2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng thừa 1 NST 21 B. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường, C. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST 21 D. 4 tinh trùng bình thường C©u 10: Hội chứng Đao xảy ra do: A. Rối loạn phân li của cặp NST 21 B. Sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử có 2 NST 21 C. Mẹ sinh con khi tuổi trên 35 D. A và C đúng C©u 11: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định tính trạng máu đông bình thường. Bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh máu khó đông, nhận định nào dưới đây là đúng: A. Con gái của họ không thể mắc bệnh B. 100% số con trai sẽ mắc bệnh C. 100% số con trai hoàn toàn bình thường D. 50% số con gái có khả năng mắc bệnh C©u 12: Khi gen ngoài nhân bị đột biến: A. Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến B. Tính chất của gen đột biến chỉ được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp C. Gen đột biến không phân bố đều cho các tế bào con D. Sẽ tạo nên trạng thái khảm ở cơ thể mang đột biến C©u 13: Sự tương tác giữa 2 alen khác nhau về mặt chức phận của cùng một loocut dẫn đến hiệu quả ưu thế lai ở thể dị hợp là nội dung giải thích của: A. Giả thuyết về trạng thái dị hợp. B. Giả thuyết siêu trội C. Giả thuyết về tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi. D. Giả thuyết về tương tác át chế của các gen không alen. C©u 14: Di truyền học là cơ sở lí luận của khoa học chọn giống vì: A. Giải thích được các hiện tượng biến dị tổ hợp B. Giải thích được hiện tượng ưu thế lai C. Dựa trên các thành tựu lí luận mới của di truyền học để xây dựng các nguyên lí cơ bản, các phương pháp khoa học hiện đại, chính xác cho khoa học chọn giống D. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống C©u 15: Trong kĩ thuật cấy gen, enzym nào được sử dụng để cắt tách đoạn phân tử ADN? A. Polymeraza B. Tirozinaza C. Restrictaza D. Ligaza C©u 16: Nhược điểm nào dưới đây không phải là của chọn lọc hàng loạt: A. Chỉ đạt hiệu quả đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao B. Việc tích luỹ các biến dị có lợi thường lâu có kết quả C. Mất nhiều thời gian D. Do căn cứ trên cả kiểu hình và kiểu gen nên phải theo dõi chặt chẽ và công phu C©u 17: Cơ chế gây đột biến của Êtylmêtal sunfonat (EMS) trên ADN: A. Biến đổi cặp G-X thành cặp T-A hoặc X-G B. Biến đổi cặp A-T thành cặp G-X C. Biến đổi cặp G-X thành cặp A-T D. Biến đổi cặp X-G thành cặp G-X C©u 18: Trong chọn lọc hàng loạt, người ta không làm công việc nào sau đây? A. Đối chiếu kiểu hình của cá thể được chọn với tiêu A. A. Chuẩn từ trước. B. Gom giữ các cá thể được chọn lại. C. Kiểm tra kiểu gen của các cá thể. D. Ở cây trồng, mang các hạt được chọn ra trồng ở vụ sau. C©u 19: Thực chất của nhân giống theo dòng là: A. Giảm độ đồng hợp và tăng tính dị hợp B. Sử dụng giao phối cận huyết vừa phải để tập trung các gen quý của bố hoặc mẹ vào trong một dòng C. Sử dụng phương pháp lai kinh tế để dùng F 1 đưa vào sản xuất D. Tất cả đều sai C©u 20: Mục đích của việc sử dụng hóa chất Cônxisin là để gây dạng đột biến nào sau đây A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể C. Đột biến dị bội thể. D. Đột biến đa bội thể C©u 21: Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào là một phương pháp nghiên cứu di truyền ở người? A. Gây đột biến nhân tạo. B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh C. Quan sát giao tử. D. Theo dõi thường biến. C©u 22:Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Gen A quy định máu đông bình thường. Trường hợp kiểu gen và kiểu hình của mẹ như thế nào để tất cả con trai và con gái đều bình thường mà không cần quan tâm đến kiểu gen, kiểu hình của bố? A. X A X A (máu đông bình thường) B. X A X a (máu đông bình thường) C. X A X A (bình thường) hoặc X a X a (bệnh) D. X A X a (bình thường) hoặc X a X a (bệnh) C©u 23:Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối dẫn đến hậu quả nào sau đây? A. Tỉ lệ thể dị hợp ngày càng giảm và tỉ lệ thể đồng hợp ngày càng tăng. B. Tạo ra sự đa dạng và kiểu gen và kiểu hình. C. Làm tăng biến dị tổ hợp trong quần thể. D. Tăng khả năng tiến hóa của quẩn thể. C©u 24: Những hợp chất hữu cơ được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là: A. Enzim, hoocmôn D. Gluxit, lipit, ADN và ARN B. Prôtêin, gluxit, lipit C. Axit nuclêic và prôtêin C©u 25: Hoạt động trao đổi chất của các cooaxecva với môi trường được tăng cường mạnh mẽ bắt đầu từ hiện tượng nào sau đây của nó? A. Hình thành màng bán thấm. B. Tích lũy thông tin di truyền. C. Sự xuất hiện enzim D. Xuất hiện cơ chế tự sao chép. C©u 26: Các hợp chất cao phân tử hòa tan trong nước tạo thành các dung dịch keo được gọi là: A. Côaxecva B. Hợp chất hữu cơ cao phân tử. C. Prôtêin D. Axit nuclêic C©u 27: Sự kiện xảy ra ở kỉ Pecmi thuộc Đại cổ sinh? A. Quyết khổng lồ bị tiêu diệt. B. Cây hạt trần xuất hiện C. Xuất hiện bò sát răng thú. D. Cả ba sự kiện trên. C©u 28: Chọn lọc tự nhiên bắt đầu phát huy tác dụng ở giai đoạn: A. Hình thành các sinh vật đầu tiên B. Hình thành các hạt côaxecva C. Sinh vật chuyển từ môi trường nước lên cạn D. Các hợp chất hữu cơ đầu tiên được hình thành C©u 29: Hạt côaxecva trao đổi chất được với môi trường là nhờ có: A. Màng bán thấm B. Màng gồm nhiều lớp C. Màng mỏng và dai D. Màng có cấu trúc thể khảm C©u 30: Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là: A. Các đột biến nhân tạo ngày càng đa dạng, phong phú B. Sự tác động của chọn lọc tự nhiên ngày càng ít C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính là tính biến dị và tính di truyền D. A và B. C©u 31: Sự có mặt của than chì và đá vôi chứng tỏ sự sống đã có ở đại Thái cổ vì: A. Đó là các hợp chất có nguồn gốc sinh vật B. Những chất chiếm ưu thế trong khí quyển C. Những chất có nguồn gốc từ tôm ba lá và thân mềm D. Những chất duy nhất có chứa cacbon trong đó. C©u 32: Trong các hướng tiến hóa của sinh giới, hướng tiến hóa cơ bản nhất là: A. Ngày càng đa dạng và phong phú B. Thích nghi ngày càng hợp lí. C. Tổ chức ngày càng cao, phức tạp. D. Hướng tăng tính đa dạng và phức tạp hóa tổ chức. C©u 33: Nguyên nhân tiến hoá theo Đacuyn: A. Khả năng tiệm tiến vốn có ở sinh vật B. Sự thay đổi điều kiện sống hay tập quán hoạt động của động vật C. Chọn lọc tự nhiên theo nhu cầu kinh tế và thị hiếu của con người D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính là: biến dị và di truyền. C©u 34: Tồn tại chủ yếu của học thuyết Đacuyn là: A. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị B. Giải thích chưa thoả đáng về quá trình hình thành loài mới C. Chưa thành công trong việc giải thích cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi D. Đánh giá chưa đầy đủ về vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hoá C©u 35: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là: A. Có sự cách li về mặt hình thái với cá thể khác cùng loài B. Không phù hợp về mặt cấu tạo cơ quan sinh sản với cá thể khác cùng loài C. Không có cơ quan sinh sản hoặc cơ quan sinh sản bị thoái hoá D. Bộ NST của bố và mẹ trong con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc. C©u 36: Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì: A. Đa số các đột biến gen đều có hại; B. Số lượng các đột biến gen nhiều; C. Đột biến gen ít gây hậu quả nghiêm trọng; D. Các đột biến gen thường ở trạng thái lặn. C©u 37: Nguyên tắc hệ mở được áp dụng cho cấp độ tổ chức: A. Tế bào B. Loài C. Mô và cơ quan D. Quần thể. C©u 38: Trải qua lịch sử tiến hoùa, ngày nay vẫn tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì: A. Trong 3 chiều hướng tiến hoá, hướng ngày càng đa dạng và phong phú là cơ bản nhất B. Nhờ cấu trúc đơn giản nên nhóm sinh vật có tổ chức thấp dễ dàng thích nghi với những biến động của điều kiện sống C. Do hướng thích nghi là hướng cơ bản nhất nên trong những điều kiện nhất định có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuûy mà vẫn tồn tại phát triển bên cạnh nhóm có tổ chức cao D. Hiện tượng thoái bộ sinh học C©u 39: Điều kiện nào sau đây đã thúc đẩy vượn người chuyển xuống đất mở đầu cho phát sinh loài người? A. Biển mở rộng trên trái đất B. Mưa bão nhiều C. Khí hậu lạnh đột ngột và rừng bị thu hẹp D. Có nhiều núi lửa hoạt động C©u 40: Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh người và vượn người tuy phát sinh từ một nguồn gốc chung nhưng: A. Tiến hoá theo 2 hướng khác nhau B. Vẫn duy trì quan hệ gần gũi C. Có bậc thang nguồn gốc rất xa nhau D. Không còn giữ được sự giống nhau về cấu tạo cơ thể . thích của: A. Giả thuyết về trạng thái dị hợp. B. Giả thuyết siêu trội C. Giả thuyết về tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi. D. Giả thuyết về tương. 21 B. 2 tinh trùng thi u 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường, C. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thi u 1 NST 21 D.