1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.pdf

57 571 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 478,22 KB

Nội dung

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN

GVHD: Ths Hồ Xuân Thủy

SVTT: Phạm Thị Thanh Tâm MSSV: K044050793

Lớp : K04405A

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 4 NĂM 2008

Trang 2



Để hoàn thành bài báo cáo chuyên đề này, em xin gởi lời cảm ơn đến tập thể quí thầy cô Khoa Kinh Tế - ĐHQGTPHCM, đặc biệt là cô Hồ Xuân Thủy là giảng viên trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú,các anh chị tại công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, đặc biệt là bác Hoàng, chú Đổ, anh Lộc, anh Minh, anh Bình, anh Hoan, anh Huân phòng điều hành sản xuất đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn trong thời gian em thực tập tại công ty

TP.HCM, ngày 04 tháng 03 năm 2008 Phạm Thị Thanh Tâm

Trang 3

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn:

Trang 4

Nhận xét của cơ quan thực tập:

Trang 5

PHỤ LỤC

Phần mở đầu

1.1 Sự cần thiết của đề tài 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.3 Phương pháp nghiên cứn 1.4 Phạm vi và hạn chế của đề tài

CHƯƠNG I: Cơ sở lí luận của đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuát

1.2.3 Đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành 1.2.3.1 Đối tượng tính giá thành

1.2.3.2 kì tính giá thành

1.2.4 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Trang 6

CHƯƠNG 2 :Giới thiệu về công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh 2.1.3 Thị trường

2.1.4Cơ cấu tổ chức quản lí

2.2 Các bộ phận có liên quan trực tiếp tới việc tính giá thành 2.2.1 Bộ phận sản xuất

2.2.2 Bộ phận kế toán 2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức

2.2.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán 2.2.2.3 Công tác kế toán

CHƯƠNG 3 : Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

3.1 kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.1.1 Đặc điểm

3.1.2 Thủ tục kế toán

3.1.3 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

3.2.1 Đặc điểm 3.2.2 Thủ tục kế toán

3.2.3 Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

3.3.1 Đặc điểm

3.3.2 Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng

Trang 7

3.3.4 Chi phí công cụ dụng cụ ở phân xưởng sản xuất 3.3.5 Chi phí khấu hao tài sản cố định

3.3.6 Chi phí dịch vụ thuê ngoài 3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

3.4.1 Kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC 3.5 Đánh giá sản phẩm dở dang

3.6 Tính giá thành sản phẩm

CHƯƠNG 4: Một số nhận xét, đánh giá và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

4.1 Nhận xét về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tập đoàn hoa sen

4.2 Các giải pháp đề xuất

PHẦN KẾT LUẬN

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến mới Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Sự kiện trọng đại này đã mang lại cho Việt Nam cơ hội mở rộng giao thương, đồng thời cũng tạo ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.Bởi lẽ, trong thương mại quốc tế, môi trường cạnh tranh vô cùng gay go và quyết liệt Các doanh nghiệp muốn tồn tại buộc phải nâng cao sức cạnh tranh của mình, phát huy hết tiềm lực vốn có và hạn chế tối đa những yếu kém

Để tăng sức cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển.Các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tiết kiện chi phí và hạ giá thành sản phẩm Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải quyết định chi phí bỏ ra bao nhiêu để sản xuất sản phẩm, đồng thời chi phí này phải nhỏ hơn hoặc bằng chi phí bình quân liên ngành mà chất lượng sản phẩm vẫn được bảo đảm, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề chi phí và giá thành sản phẩm liên quan đến sự tồn vong của doanh nghiệp mà em chọn đề tài “Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hoa Sen” cho bài khóa luận tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Khi chọn đề tài này, mục tiêu em đặt ra là tìm hiểu và nghiên cứu về :  Các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm

 Cách thức hoạch toán và phân bổ chi phí  Đánh giá sản phẩm dở dang

 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Từ đó đưa ra một vài giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 9

3 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp tổng hợp và phân tích : tìm hiểu tình hình thực tế của doanh nghiệp, thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty, căn cứ trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh

 Nghiên cứu tài liệu (sổ sách, bảng biểu, chứng từ…) của nhà máy trong năm hiện hành

 Quan sát quy trình, cách thức tiến hành công việc của các nhân viên kế toán tại phòng nghiệp vụ tổng hợp và phòng điều hành sản xuất

 Xác minh những thông tin tự tìm hiểu được bằng cách hỏi lại kế toán trưởng nhà máy

 Tham khảo báo chí, thông tư, chuẩn mực kế toán có liên quan đến đề tài

4 Phạm vi và hạn chế của đề tài

Công ty cổ phần Hoa Sen là một công ty sản xuất nhiều sản phẩm Sản phẩm vô cùng phong phú và đa dạng về chủng loại Vì vậy,em chọn sản phẩm tôn mạ màu làm đối tượng để tìm hiểu cho đề tài của mình

Số liệu sử dụng để minh họa là số liệu trong tháng tại xưởng mạ màu của dây chuyền một

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG

Trang 11

CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 1.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất

1.1.1.1 Khái niệm

Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm và đạt được mục đích là tạo ra được sản phẩm ở dưới mọi dạng thể có thể có được của nó.Xác định nội dung của chi phí sản xuất để thấy được bản chất của chi phí sản xuất là vấn đề quan trọng trong quản lý chi phí sản xuất của các doanh nghiệp

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Nền kinh tế của nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường Do vậy, phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất cũng có những thay đổi cơ bản để phù hợp với tình hình mới, với những thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế.Vì vậy, chi phí sản xuất được phân loại như sau:

 Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí : theo đó chi phí sản xuất phát sinh tại đơn vị được chia thành 5 loại, còn gọi là 5 yéu tố của chi phí sản xuất Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nhân công

Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí công cụ dụng cụ

Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền

 Căn cứ vào cấu tạo giá thành sản phẩm hay còn gọi là công cụ dụng cụ của chi phí, người ta chia chi phí sản xuất ra lam 3 loại:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ,…dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất

Trang 12

Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm tiền lương và các khoản trả theo lương của công nhân trục tiếp sản xuất

Chi phí sản xuất chung : những chi phí còn lại phát sinh trong phân xưởng sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp

 Căn cứ theo mục tiêu chi phí:

Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan đến đối tượng chi phí và có thẻ theo dõi được nó theo phương pháp khả thi một cách tiết kiệm

Chi phí gián tiếp : là những chi phí mà nó liên quan đến đối tượng chii phí nhưng không thể được theo dõi nó theo phương pháp khả thi một cách tiết kiệm

Mỗi cách phân loại đều có những tác dụng nhất địng trong công tác quản lý và hoạch toán chi phí sản xuất ở doanh nghiệp

1.1.2 Giá thành sản phẩm 1.1.2.1 Khái niệm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, hay lao vụ đã hoàn thành

Giá thành là chỉ tiêu kế toán tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để định giá bán cũng như tính kết quả kinh doanh.Từ đó, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý các loại vật tư, tài sản, tiền vốn luôn luôn là đối tượng quan tâm theo dõi của kế toán cũng như các nhà quản lý

1.1.2.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành

Giống nhau: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống và lao động vật hóa

Khác nhau:

Trang 13

Nếu xét về lượng hao phí thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau, sự khác nhau này xuất phát từ quá trình sản xuất, kết quả của quá trình sản xuất và kỳ tính giá thành ở quy trình sản xuất sản phẩm

Chi phí sản xuất gắn kiền với những thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đả hoàn thành không phân biệt là chi phí đó đã chi ra kỳ trước hay kỳ này

Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn giá thành không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang

1.1.2.3 Phân loại giá thành

Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, hoạch toán, lập kế hoạch giá thành và xây dựng giá bán của sản phẩm, giá thành sản phẩm thường được phân loại thành :

Giá thành kế hoạch Giá thành định mức Giá thành thực tế

1.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1 Tập hợp chi phí sản xuất

1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nhằm giới hạn địa điểm phát sinh chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là từng phân xưởng, từng đội, từng tổ sản xuất, từng giai đoạn nhất định của quy trình công nghệ, từng sản phẩm hay từng chi tiết sản phẩm,lao vụ

Trang 14

Xuất phát từ nguyên tắc bù đắp chi phí sản xuất để thực hiện quy trình tái sản xuất, đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gì, lao vụ gì thì phải tính giá thành sản phẩm là lao vụ đó để có cơ sở hơn trong việc quản lý giá thành

1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Căn cứ vào các lệnh sản xuất do cấp trên lập và các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất sản phẩm của đơn vị, kế toán mở các thẻ hay sổ chi tiết chi phí sản xuất nhằm hạch toán một cách chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng nơi phát sinh, theo nội dung kinh tế của từng chi phí và theo các đối tượng phải chịu chi phí.Tùy thuộc vào giới hạn của đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà nó sẽ quyết định tên gọi của phương pháp tập hợp chi phí.Tức là có thể có tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm hay chi tiết sản phẩm

1.2.2 Tổng hợp chi phí sản xuất

Tập hợp các yếu tố chi phí đầu vào theo các phương pháp tập hợp chi phí thì những chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình tạo ra sản phẩm sẽ được tập hợp và phản ánh vào bên nợ tài khoản 621, 622 và các sổ chi tiết có liên quan theo từng đối tượng phải chịu chi phí.Chi phí gián tiếp sẽ được tập hợp vào bên nợ của tài khoản 627 theo từng phân xưởng sản xuất

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực được dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp

Trong quá trình phát sinh, chi phí nguyên vật liệu thường được tập hợp riêng cho từng đối tượng riêng biệt như : nhóm sản phẩm, từng sản phẩm hoặc từng chi tiết cho sản phẩm

Trang 15

Đến cuối kỳ, doanh nghiệp phải kiểm kê, xác định số vật liệu chưa sử dụng hết tại thời điểm đó để hạch toán giảm chi phí phát sinh trong kỳ.Số vật liệu sử dụng không hết lúc cuối kỳ có thể cho nhập lại kho hay để tại phân xưởng sử dụng tiếp cho kỳ sau

Tài khoản sử dụng: TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ hạch toán tổng hợp

Chi phí nhân công trưc tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các lao vụ ở các phân xưởng sản xuất như: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trợ cấp có tính chất lương và các khoản chi phí được tính theo tỉ lệ lương

Trong trường hợp không hạch toán theo từng đối tượng phải chịu chi phí được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ các bộ phận của chi phí này cho các đối tượng liên quan.Khi đó có thể chọn tiêu thức phân bổ theo tiền lương định mức hay theo giờ công định mức theo công thức:

Trang 16

Tổng CPNC trực tiếp Chi phí nhân công cần phân bổ

trực tiếp phân bổ = *TL định mức SP A cho sản phẩm A Tổng tiền lương định mức

Tài khoản sử dụng : 622 – chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ hạch toán tổng hợp

Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí chi ra nhằm mục đích phục vụ hay tổ chức và quản lý các hoạt động chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ ở các phân xưởng sản xuất

Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí quản lý phân xưởng sản xuất, chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất chung, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí sản xuất chung được thực hiện bởi nhiều yếu tố chi phí khác nhau và trong quá trình hạchu toán thì phải tổ chức theo dõi chi phí này theo các yếu tố và theo từng phân xưởng sản xuất

Tài khoản sử dụng : 627 – chi phí sản xuất chung

Trang 17

1.2.3.2 Kỳ tính giá thành

Khi xác định kỳ tính giá thành của sản phẩm thì phải dựa vào chu kỳ sản xuất của sản phẩm để xác định cho hợp lý về giá thành cà chỉ tình cho thành phẩm.Chu kỳ sản xuất là khỏang thời gian từ lúc sản suất đến khi thu sản phẩm

1.2.4 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Trước khi tính giá thành thực tế của sản phẩm, kế toán phải xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lúc cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.Chỉ tiêu này gọi là giá trị sản phẩm dở dang lúc cuối kỳ

Trang 18

Cuối kỳ, kế toán đánh giá sản phẩm dở dang theo những chi phí thực tế đã phát sinh.Về phương pháp cụ thể,có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây:

 Phương pháp ước lượng tương đương : kế toán sẽ căn cứ vào tài liệu kiểm kê sản phẩm dở dang lúc cuối kỳ để quy đổi sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương.Sau đó, tính toán, phân bổ, chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang để tính giá trị của nó

Trong đó

 Phương pháp theo chi phí nguyên liệu chính: vào cuối kỳ, kế toán chỉ cần kiểm tra số lượng sản phẩm dở dang để tính giá trị của nó.Còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành

CPSX dở dang cuối

CPSX dở dang đầu kì

Số lượng SP hoàn thành trong kì

Số lượng SP dở dang cuối kì

Số lượng SP dở dang

cuối kì =

+

+

x CPSX

dở dang

CPSX dở dang đầu kì

CPSX phát sinh trong kì Số lượng SP

hoàn thành trong kì

Số lượng SP dở dang cuối kì quy đổi thành sản phẩm hoàn

thành

Số lượng SP dở dang cuối

kì quy đổi thành sản phẩm hoàn

thành =

+

+

x

CP NVL chính thực tế sử dụng

trong kì SP dở dang cuối kì

quy đổi thành sản phẩm hoàn thành

Số lượng SP dở dang của kì

Tỉ lệ hoàn thành được xác định

Trang 19

 Phương pháp 50%: phương pháp này dung hòa đặc điểm của cả hai phương pháp trên cả về mặt kiểm kê cả về mặt tính toán

1.2.5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một hệ thống các phương pháp được dùng để tính giá thành đơn vị của các loại sản phẩm trong kỳ hay lao vụ đã hoàn thành theo các khoan mục quy định.Tùy theo điều kiện doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp sau:

Phương pháp trực tiếp :

Áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc có khối lượng lớn Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là theo từng loại sản phẩm.Theo phương pháp này, việc tính giá thành đơn vị sản phẩm được thực hiện như sau:

Giá thành GT SP dở + CP SX phát - GT SP dở dang đơn vị sản = dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ phẩm số lượng SP SX trong kỳ

Phương pháp hệ số : phương pháp này hường áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất có thể thu được nhiều sản phẩm khác nhau nhưng không thể nào tách riêng từng chi phí cho từng đối tượng tính giá thành và giữa các sản phẩm này có hệ số quy đổi như: công nghệ lọc dầu,dệt im,chăn nuôi bò sữa…

Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như:phương pháp hệ số, phương pháp loại trừ sản phẩm phụ,phương pháp phân bước…

1.2.6 Kế toán nhập kho thành phẩm

Khi có sản phẩm hoàn thành, bộ phận KCS phải kiểm tra, xác nhận phẩm

Trang 20

chi tiết thành phẩm và lập bảng kê kho, xuất kho thành phẩm để chuẩn bị cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm đã xuất trong kỳ

Tài khoản sử dụng : 155 – thành phẩm

Sơ đồ tổng hợp

Trang 21

CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỂ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Vào những năm đầu tiên của thập niên 90 Nhà nước thực hiện đổi mới chính sách kinh tế theo xu hướng mở - vận động theo cơ chế thị trường Đã mở ra nhiều cơ hợi kinh doanh lớn, nhưng cũng không kém phần thử thách, đòi hỏi các nhà đầu tư phải thực sự nhạy bén, phải có tầm nhìn chiến lược, cũng như phải vận động liên tục để vượt qua sự lạc hậu của nền kinh tế củ

Nắm bắt được cơ hội này, ông Lê Phước Vũ bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh với đồng vốn ít ỏi dành dụm từ đồng lương của người thợ, gia đình ông vừa thuê nhà vừa làm cửa hàng mua bán tôn lẻ tại ngã tư An Sương Sau đó ít lâu, công việc kinh doanh có nhiều chuyển biến thuận lợi, chắt chiu được ít tiền, gia đình ông đã mua trả góp một máy cán tôn cũ, tự cắt tôn, đi bán lẻ khắp nơi…

Với phương châm lấy chữ “Tín” làm đầu với khách hàng cũng như trong tất cả các mối quan hệ với đối tác, đã xây dựng nên một nền móng vững chắc cho sự phát triển.Trải qua quá trình vận động liên tục, không ngừng nỗ lực,từ cơ sở nhỏ đi lên : Công ty Cổ phần Hoa Sen ra đời

Tên công ty : Công ty Cổ phần Hoa Sen

Tên giao dịch : LOTUS JOINT STOCK COMPANY

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số :460300028 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 08/08/2001

Vốn điều lệ : 30.000.000.000 đồng

Trang 22

Trụ sở chính đặt tại : Số 9 Đại lộ Thống Nhất, khu công nghiệp Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương

Diện tích 47.000m2

đến người tiêu dùng

màu, công suất 45.000 tấn/năm, công nghệ tiên tiến của Nhật Bản

công suất 50.000 tấn/năm, tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ an, BD

điều lệ 320 tỷ đồng, hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm thép cán nguội Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc tạo đà phát triển bền vững và khép kín quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu thành phẩm đầu ra, giúp Hoa Sen nâng mình lên tầm cao mới, sẵn sàng chủ động trong bối cảnh VN hội nhập toàn diện với thế giới;

II, công suất 50.000 tấn/năm, nâng tổng công suất 2 dây chuyền mạ kẽm lên 100.000 tấn/năm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng

250 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng, và đổi tên giao dịch thành Hoa Sen Corporation

lệ 700 tỷ đồng, tại Khu công nghiệp Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa & Vũng Tàu và Công ty Cổ phần Cơ khí - Xây dựng Hoa Sen, vốn điều lệ 10 tỷ đồng, tại Khu công nghiệp

Trang 23

Ngày 06/04/2007, khánh thành Nhà máy thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000 tấn/năm trực thuộc Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen và chính thức đưa vào hoạt động Đồng thời khởi công xây dựng Dây chuyền mạ công nghệ NOF, công suất 150.000 tấn/năm, với tổng giá trị đầu tư gần 30 triệu USD

Mỹ, tỉnh Bà Rịa & Vũng Tàu, trong khuôn viên có diện tích gần 11 hecta Dự án bao gồm các dây chuyền sản xuất: ống thép, công suất 165.000 tấn/năm; ống nhựa và các sản phẩm từ nhựa, công suất 43.500 tấn/năm,… Với tổng giá trị đầu tư gần 700 tỷ đồng

2.1.2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Qua 7 năm hình thành và phát triển,Công ty Cổ phân Hoa Sen hoạt động trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất và phân phối các sản phẩm : thép cán nguội, tôn màu, tôn kẽm, tôn lạnh, xà gồ, thép, tấm plafond nhựa và các loại vật liệu xây dựng khác

2.1.3 Thị Trường

Với sự nổ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã mở rộng thị trường trong nước với thị phần hơn 15%,đứng thứ 2 so với các công ty cùng lĩnh vực Công ty cũng xuất khẩu ra thị trương nước ngoài như singapo, malaysia…công ty đang hướng đến mục tiêu trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành vững mạnh, sẵn sàng, tự tin trong bối cảnh VN hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới

Hệ thống phân phối của công ty bao gồm hơn 80 chi nhánh phủ khắp các tỉnh thành trên cả nước

Trang 24

2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý

Cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến nhằm mục đích thống nhất quản lý để kiểm tra kiểm soát

Công ty đươc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.Những vấn đề chiến lược, chủ trương, chính sách được Ban lãnh đạo thỏa thuận và đưa ra quyết định

Cơ cấu tổ chức bao gồm:

 Đại Hội đồng cổ đông

­ Là cơ quan quyết định cao nhất của Hoasen Corporation  Hội đồng quản trị

­ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

­ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty

Trang 25

Sơ đồ tổ chức Công ty

Trang 26

2.2 Các bộ phận liên quan trực tiếp đến việc tính giá thành 2.2.1 Ban điều hành sản xuất

(KT tổng hợp) 9(

Phó phòng 2 Trưởng ban điều hành sản

xuất

Phó ban trực điều hành sản xuất

Bộ phận kiểm soát chất lượng

Bộ phận kĩ thuật và vật

Bộ phận an toàn lao động & vệ sinh môi trường

Xưởng mạ kẽm

1&2

Xưởng mạ màu

1&2

Xưởng cơ - điện

Xưởng gia công đóng

gói

-Trợ lý tổng hợp ban đhsx

-Trợ lý phụ trách hành chánh nhân sự ban ĐHSX

Trang 27

Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng kế toán tài chính 2.2.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán:

Phòng kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, tất cả các phân xưởng, các kho không phải ghi sổ kế toán mà chỉ có nhiệm vụ tổ chức và thu thập chứng từ,

ghi các biến động phát sinh rồi gửi về phòng kế toán để xử lý Toàn bộ hệ thống kế toán của công ty thực hiện trên hệ thống máy vi tính nối mạng giữa các bộ phận kế toán và các phòng ban

Kế toán trưởng

 Giám Sát, điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán, kiểm tra, kí duyệt, nộp và chịu trách nhiệm với cấp trên và cơ quan pháp luật về các báo cáo tài chính  Có nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính của công ty, phối hợp với các phòng chức năng để lập kế hoạch tài chính

Phó phòng 1 (kế toán tổng hợp)

 Giúp kế toán trưởng tổ chức công tác kế toán, trực tiếp chỉ đạo và kiểm soát các nhân viên kế toán thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập hệ thống các báo cáo tài chính

 Hàng tháng căn cứ vào số liệu tiến hành phân bổ chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm lập chứng từ ghi sổ, thực hiện các bút toán kết chuyển, lập sổ cái

Phó phòng 2

 Quản lý trực tiếp các kế toán của các chi nhánh

Kế toán thanh toán

 Lập phiếu thu chi tiền mặt tại công ty

 Bảo quản và lưu trữ tất cả các chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt

 Theo dõi tình hình thu chi của công ty qua ngân hàng cuối tháng đối chiếu số dư tiền gởi, số dư nợ với các ngân hàng

Trang 28

 Cuối tháng lập báo cáo tồn quỹ đối chiếu số liệu với kế toán tổng hợp

Kế toán công nợ

 Theo dõi tình hình công nợ phải thu và phải trả của công ty theo từng khách hàng, từng hợp đồng báo cáo kịp thời cấp trên những khoản công nợ tồn đọng chưa thu hồi, chưa thanh toán Thường xuyên đối chiếu công nợ với khách hàng  Cuối tháng khoá sổ, lập bảng tổng hợp chi tiết đối chiếu với kế toán tổng hợp

Kế toán vật tư giá thành

 Theo dõi và lưu trữ chứng từ về các loại vật tư  Lập giá thành

 Phần mềm kế toán đang sử dụng là phần mềm ACC -NET (LẠC VIỆT)

Ngày đăng: 11/10/2012, 11:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.pdf
r ình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ (Trang 29)
3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.pdf
3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (Trang 44)
Cuối tháng, căn vào sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, Bảng kê chi tiết phí, kế toán tiến hành kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC vào tài khoản 1541 để  tổng hợp chi phí mạ màu trong tháng - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.pdf
u ối tháng, căn vào sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, Bảng kê chi tiết phí, kế toán tiến hành kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC vào tài khoản 1541 để tổng hợp chi phí mạ màu trong tháng (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w