1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghiên cứu đặc điểm kết cấu và quy trình kiểm tra, sửa chữa nhóm piston – thanh truyền và các bộ phận tĩnh trên động cơ D6DA xe HYUNDAI

63 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 6,36 MB

Nội dung

Để tổng kết và đánh giá quá trình học tập và rèn luyện tại trường em được giao đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm kết cấu và quy trình kiểm tra, sửa chữa nhóm piston – thanh truyền và cá

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Hưng Yên, ngày 20 tháng 05 năm 2017

Giáo viên hướng dẫn ThS Dương Thị Thu Hằng

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Hưng Yên, ngày 20 tháng 05 năm 2017 Giáo viên phản biện

ThS Bùi Đức Hạnh

ThS Nguyễn Văn Huỳnh

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1

1.2 Phương pháp nghiên cứu 2

1.2.1 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2

1.2.3 Phương pháp thống kê mô tả 2

1.3 Nội dung chính của đề tài 3

1.4 Các giả thiết khoa học 3

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1 Thông số kỹ thuật động cơ 4

2.2 Kết cấu các bộ phận trong nhóm piston 5

2.2.1 Piston 5

2.2.2 Chốt piston 7

2.2.3 Xéc măng 8

2.3 Kết cấu các bộ phận nhóm thanh truyền 11

2.3.1 Thanh truyền 11

2.3.2 Bu lông thanh truyền 14

2.4 Kết cấu piston – thanh truyền động cơ D6DA 14

2.4.1 Cấu tạo piston động cơ D6DA 14

2.4.2 Cấu tạo thanh truyền động cơ D6DA 15

2.5 Khái quát chung về bộ phận tĩnh 16

2.5.1 Nhiệm vụ 16

2.5.2 Phân loại 16

2.5.3 Yêu cầu 16

2.6 Các bộ phận tĩnh của động cơ D6DA 16

2.6.1 Nắp máy động cơ D6DA 16

2.6.2 Thân máy, cácte động cơ D6DA 17

CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA NHÓM PISTON - THANH TRUYỀN VÀ CÁC BỘ PHẬN TĨNH TRÊN ĐỘNG CƠ D6DA 19

3.1 Hư hỏng, nguyên nhân, hậu quả 19

3.1.1 Hư hỏng nguyên nhân hậu quả nhóm piston – thanh truyền 19

3.1.2 Hư hỏng nguyên nhân hậu quả các bộ phận tĩnh 21

3.2 Quy trình tháo 22

3.2.1 Tháo động cơ ra khỏi xe 22

Trang 4

3.2.2 Tháo nắp quy lát 24

3.2.3 Tháo piston – thanh truyền 26

3.3 Quy trình kiểm tra và sửa chữa 29

3.3.1 Kiểm tra sửa chữa nắp quy lát 29

3.3.2 Sửa chữa thân máy, cácte dầu 31

3.3.3 Kiểm tra, sửa chữa piston – thanh truyền 32

3.3.4 Sửa chữa piston – thanh truyền 36

3.4 Quy trình lắp ráp 38

3.4.1 Lắp ráp nắp quy lát 38

3.4.2 Lắp ráp piston – thanh truyền .41

3.5 Xây dựng mô hình động cơ YND 485Q 45

3.5.1 Mục tiêu 45

3.5.2 Các phương án thiết kế mô hình 45

3.5.3 Thiết kế lắp đặt mô hình 48

3.5.4 Chuẩn bị nguyên vật liệu làm mô hình 49

3.5.5 Cơ cấu piston – thanh truyền và bộ phận tĩnh trên động cơ thực hành 50

3.5.6 Mô hình động cơ đưa lên giá tại xưởng 52

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 55

4.1 Kiết luận 55

4.2 Kiến nghị 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Kết cấu của piston 5

Hình 2.2: Các dạng kết cấu của đỉnh piston 5

Hình 2.3: Kết cấu của đầu piston 6

Hình 2.4: Các biện pháp chống bó kẹt piston 7

Hình 2.5: Các xéc măng khí và xéc măng dầu 9

Hình 2.6: Kết cấu của xéc măng khí 10

Hình 2.7: Kết cấu của xéc măng dầu 10

Hình 2.8: Xéc măng dầu tổ hợp 11

Hình 2.9: Kết cấu thanh truyền 11

Hình 2.10: Kết cấu các dạng đầu nhỏ thanh truyền 12

Hình 2.11: Các loại tiết diện thân thanh truyền 12

Hình 2.12: Kết cấu đầu to thanh truyền 13

Hình 2.13: Kết cấu piston động cơ D6DA 14

Hình 2.14: Cấu tạo thanh truyền động cơ D6DA 15

Hình 2.15: Kết cấu các chi tiết nắp máy động cơ D6DA 17

Hình 2.16: Kết cấu thân máy, các te động cơ D6DA 18

Hình 3.1: Phương án thiết kế 1 45

Hình 3.2: Phướng án thiết kế 2 46

Hình 3.3: Phương án thiết kế 3 46

Hình 3.4: Phương án thiết kế 4 47

Hình 3.5: Hình chiếu đứng 48

Hình 3.6: Hình chiếu cạnh 48

Hình 3.7: Hình chiếu bằng 49

Hình 3.8: Hình vật thể 49

Hình 3.10: Ống lót xy lanh và nhóm piston YangDong 485Q 51

Hình 3.11: Nắp máy động cơ YangDong 485Q 51

Hình 3.12: Thân máy động cơ YangDong 485Q 51

Hình 3.12: Động cơ chuẩn bị cho quá trình đưa lên giá 52

Hình 3.13 Đưa động cơ lên giá 52

Hình 3.14: Lắp két nước làm mát cho động cơ 53

Hình 3.15: Lắp dây cáp nguồn khởi động cho động cơ 53

Hình 3.16: Mô hình hoàn thiện động cơ YND485Q 54

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Ô tô đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nước ta như một phương tiện đi lại

cá nhân cũng như vận chuyển hành khách và hàng hoá Sự gia tăng nhanh chóng số

lượng ôtô sử dụng trong xã hội, kéo theo nhu cầu về bảo dưỡng và sửa chữa ô tô rất

lớn Để đáp ứng được nhu cầu đó của xã hội thì cần phải có nguồn nhân lực đủ cả về

số lượng và chất lượng, không những thế cần phải có nguồn tài liệu phong phú đi sâu

vào từng hãng cụ thể, từng loại xe cụ thể Đó cũng chính là mục tiêu mà mỗi sinh viên

nghành công nghệ ô tô cần đạt được khi làm đồ án tốt nghiệp

Là những sinh viên được đào tạo tại trường ĐHSPKT Hưng Yên chúng em được

các thầy cô trang bị cho những kiến thức cơ bản về chuyên môn Để tổng kết và đánh

giá quá trình học tập và rèn luyện tại trường em được giao đề tài : “Nghiên cứu đặc

điểm kết cấu và quy trình kiểm tra, sửa chữa nhóm piston – thanh truyền và các

bộ phận tĩnh trên động cơ D6DA xe HYUNDAI”.Em rất mong rằng khi đề tài của

em được hoàn thành sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công tác giảng dạy và học tập của

khoa Cơ Khí Động Lực

Với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân cộng thêm những hiểu biết, tìm hiểu của em

và sự dạy dỗ của các thầy cô trong trường, trong khoa cùng với sự giúp đỡ của các bạn

trong lớp và đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn:

Th.s Dương Thị Thu Hằng đến nay em đã hoàn thành đề tài này Mặc dù đã có

nhiều cố gắng nhưng vì thiếu kinh nghiệm, thời gian và tài liệu tham khảo nên không

tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm trong khi làm đề tài

Em xin chân thành cảm ơn!

Hưng Yên, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện

Hùng

Trang 7

Hoàng Quốc Hùng

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong những năm gần đây với sự phát triển không ngừng về khoa học kỹ thuậtcủa nhân loại đã bước lên một tầm cao mới, rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, cácphát minh sang chế mang đậm bản chất hiện đại và có tính ứng dụng cao Là một quốcgia có nền kinh tế đang phát triển, nước ta đã và đang có cải cách mới để thúc đảy kinhtế Việc tiếp nhận, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới được nhànước quan tâm nhằm cải tạo, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp mới,với mục đích đưa nước ta từ một nước công ngiệp kém phát triển thành một nước côngnghiệp phát triển Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trọng,đầu tư phát triển thì công nghiệp ô tô là một trong số những tiềm năng đang được quantâm Nhu cầu về sự phát triển của các loại ôtô ngày càng cao, các yêu cầu kỹ thuậtngày càng đa dạng Các loại ôtô chủ yếu sử dụng trong công nghiệp, giao thông vậntải Khoảng 20 năm gần đây ôtô đã có những bước tiến rõ rệt

Ngày nay ôtô được sử dụng rộng rãi như một phương tiện đi lại thông dụng chonên các trang thiết bị, các bộ phận trên ôtô ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn nhằmđảm bảo độ tin cậy, an toàn và tiện dụng cho người sử dụng Hệ thống chuyển độngchính và các bộ phận tĩnh có một vai trò rất quan trọng giúp động cơ có thể hoạt động.Đồng thời nó cũng là một phần không thể thiếu trong cơ cấu của ôtô Ngày nay hệthống chuyển động chính và các bộ phận tĩnh trên ô tô rất đa dạng và phong phú vềcấu tạo, nó phụ thuộc nhiều vào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của từng loại ôtô Yêucầu vận hành, sửa chữa và bảo trì lắp đặt động cơ đời mới đòi hỏi phải hiểu biết sâusắc về cấu tạo Các đặc tính kỹ thuật, nguyên lý vận hành có kỹ năng thành thạo trongtất cả các quy trình

Để đáp ứng được yêu cầu đó người công nhân phải được đào tạo một cách cókhoa học, có hệ thống đáp ứng được các nhu cầu xã hội hiện nay Do đó, nhiệm vụ củacác trường kỹ thuật là phải đào tạo cho học sinh, sinh viên có trình độ và tay nghề cầnthiết để đáp ứng nhu cầu công nghiệp ôtô hiện nay Điều đó đòi hỏi người kỹ thuậtviên phải có trình độ hiểu biết học hỏi sáng tạo để bắt kịp với khoa học tiên tiến hiệnđại, nắm bắt được những thay đổi về các đặc tính kỹ thuật của từng loại xe, dòng xe,đời xe… có thể chuẩn đoán hư hỏng và đưa ra phương án sửa chữa tối ưu Vì vậyngười kỹ thuật viên trước đó phải được đào tạo với một phương trình đào tạo tiên tiến,hiện đại cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết cũng như thực hành

Trên thực tế trong các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật của nước ta hiện nay thìtrang thiết bị cho học sinh, sinh viên thực hành còn thiếu thốn rất nhiều Các kiến thứcmới có tính khoa học kỹ thuật cao còn chưa được khai thác đưa vào thực tế giảng dạy,

Trang 9

các bài tập hướng dẫn thực hành, thực tập còn thiếu thốn Vì vậy mà người kỹ sư, kỹthuật viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình nâng cao tay nghề, trình độ hiêu biết,tiếpxúc với những kiến thức, thiết bị tiên tiến hiện đại trong thực tế còn nhiều hạn chế.

1.2 Phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

a Khái niệm.

Là phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng trong thực tiễn làm bộc lộ bảnchất và các quy luật vận động của đối tượng

b Các bước thực hiện.

+ Bước 1: Quan sát, tìm hiểu các thông số kết cấu của “nhóm piston – thanh truyền vàcác bộ phận tĩnh”

+ Bước 2: Lập phương án kiểm tra, chuẩn đoán hư hỏng của “nhóm piston – thanhtruyền và các bộ phận tĩnh”

+ Bước 3: Từ kết quả kiểm tra, lập phương án bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục hưhỏng

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

a Khái niệm

Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứucác văn bản, tài liệu đã có sẵn bằng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoahọc cần thiết

b Các bước thực hiện

Bước 1: thu thập, tìm tòi các tài liệu về nhóm piston – thanh truyền và các bộ phậntĩnh

Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống chặt chẽ theo từngbước, từng đơn vị kiến thức, tưng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất nhất định Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về “nhóm piston – thanhtruyền và các bộ phận tĩnh”, phân tích kết cấu, nguyên lý làm việc một cách khoa học Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích được, hệ thống hoá các kiến thức liên quankết hợp với tài liệu đào tọa của hãng Hyundai tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ vàsâu sắc

1.2.3 Phương pháp thống kê mô tả.

Trang 10

Từ thực tiễn nghiên cứu các tài liệu, lý thuyết đưa ra hệ thống bài tập thực hành,bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục hư hỏng của “nhóm piston – thanh truyền và các bộphận tĩnh”.

1.3 Nội dung chính của đề tài.

- Nội dung chính gồm 4 chương:

+ Chương 1 Giới thiệu tổng quan về đề tài

+ Chương 2 Cơ sở lý luận của đề tài

+ Chương 3 Quy trình kiểm tra, sửa chữa nhóm piston – thanh truyền và các bộ phậntĩnh trên động cơ D6DA

+ Chương 4 Kết luận và kiến nghị

1.4 Các giả thiết khoa học.

Việc nghiên cứu đặc điểm kiết cấu và quy trình kiểm tra, sửa chữa nhóm piston - thanh truyền và các bộ phận tĩnh trên động cơ D6DA xe HYUNDAI là một nội dung

mà học sinh, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn

Hệ thống bài tập, tài liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo phục vụ cho học tập và nghiên cứu của các đời xe gần đây cũng như ứng dụng trong thực tế chưa có tiếng việt nhiều

Trang 11

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Thông số kỹ thuật động cơ

Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật động cơ D6DA

bằng nước, phun trực tiếp

Trang 12

2.2 Kết cấu các bộ phận trong nhóm piston.

2.2.1 Piston

a Nhiệm vụ

- Cùng các chi tiết khác tạo thành buồng cháy

- Nhận lực khí thể và truyền lực cho thanh truyền trong quá trình giãn nở

- Nhận lực từ thanh truyền trong quá trình hút, nén hỗn hợp khí cháy và quá trình xảsản vật cháy

1 Đỉnh piston

2 Đầu piston

3 Thân piston

Hình 2.1: Kết cấu của piston

b Điều kiện làm việc

- Chịu tải trọng cơ học lớn và có chu kì, áp suất cao (120Kg/cm2)

- Chịu lực quán tính lớn

- Chịu nhiệt độ cao lên giảm độ bền, bị giãn nở nhiệt gây ra bó kẹt, nứt, làm giảm hệ

số nạp của động cơ gây kích nổ

- Chịu va đập mài mòn lớn, ăn mòn hoá học va đập với thành vách xi lanh, với xécmăng , bị mài mòn ô van

- Điều kiện bôi trơn khó khăn

c Kết cấu Piston

* Đỉnh Piston

Trang 13

Hình 2.2: Các dạng kết cấu của đỉnh piston

Đỉnh piston là đáy buồng đốt, tiếp xúc với nhiệt độ cao và áp suất lớn của khí cháynên dễ bị cháy rỗ và chịu lực quán tính khi động cơ làm việc nên dễ bị rạn nứt, biếndạng Do điều kiên làm việc mà đỉnh piston được chế tạo tương đối dày

Trên động cơ D6DA sử dụng loại hình dáng buồng cháy và hướng của chùm tianhiên liệu để tổ chức tạo thành hỗn hợp tốt nhất

Phía trên cùng đỉnh của piston là dấu hiệu kích thước (hoặc kích thước vượt quá

và chữ "F" với và mũi tên cho nhãn hiệu phía trước thể hiện Piston cài đặt hướng

* Đầu Piston

+ Phần lớn nhiệt của piston truyền qua xéc măng cho xylanh đến môi chất làm mát.+ Để tản nhiệt tốt thì phần đầu piston thường được chế tạo như sau:

+ Phần chuyển tiếp giữa đỉnh và đầu có bán kính R lớn (hình a)

+ Dùng gân tản nhiệt ở dưới đỉnh piston (hình b)

+ Tạo rãnh ngăn nhiệt ở đầu piston để giảm nhiệt truyền cho xéc măng thứ nhất (hìnhc)

+ Làm mát đỉnh piston bằng dầu (hình d); Trong một số động cơ cỡ lớn, đỉnh pistoncòn chế tạo rỗng để làm mát bằng dầu lưu thông

+ Để tăng sức bền và độ cứng vững cho bệ chốt piston người ta thiết kế các gân chịulực(hình e)

Hình 2.3: Kết cấu của đầu piston

+ Đầu piston có các vòng để lắp xéc măng bao kín bồng đốt (không cho khí cháy lọtxuống cácte và không cho dầu sục lên buông cháy)

+ Phần đầu piston thường nhỏ hơn phân thân piston để đảm bảo độ giãn nở của piston(piston có độ côn)

Trang 14

* Thân Piston

Là phần tiếp xúc chủ yếu với thành xylanh có tác dụng trượt và dẫn hướng chopiston chuyển động trong xylanh Do đó nó thường bị va đập, dễ biến dạng và bị màimòn nhiều Để đề phòng giãn nở vì nhiệt, thân piston có thể có dạng hơi méo, đườngkính lớn vuông góc với đường tâm lỗ chốt

Thân được chế tạo hình ôvan để chống bó kẹt trong quá trình làm việc

b Điều kiện làm việc.

+ Trong quá trình làm việc, chốt piston chịu lực khí thể và lực quán tính lớn các lựcnày đều và thay đồi theo chu kỳ

+ Chịu va đập giữa chốt và lỗ bệ chốt, đầu nhỏ thanh truyền với chốt

+ Có xu hướng bị uốn cong, bị cắt

+ Chịu nhiệt độ lớn do nhiệt độ khí thải truyền qua piston tới chốt piston nên nhiệt độlên tới khoảng 373 0K

+ Chịu mài mòn lớn do chốt piston được bôi trơn trong điều kiện rất khó khăn

c Kết cấu

Trang 15

Là chi tiết hình trụ tròn bề mặt ngoài được gia công chính xác và có độ bóngcao.Để làm giảm khối lượng chốt nên chốt thường làm bằng trụ rỗng Mặt trong cónhiều loại khác nhau:

+ Hình trụ rỗng có tiết diện đều: Chế tạo đơn giản phân bố vật liệu không hợp lý + Có dạng bậc, tiết diện không đều, chế tạo phức tạp

* Các phương pháp lắp ghép chốt piston với đầu nhỏ thanh truyền.

Lắp cố định chốt trên đầu nhỏ thanh truyền khi đó chốt piston phải được lắp tự dotrên bệ chốt do không phải giải quyết vấn đề bôi trơn của mối ghép với thanh truyềnnên có thể thu hẹp bề rộng thanh truyền và tăng được chiều dài của bệ chốt giảm được

áp suất tiếp xúc mòn tại đây Giữa chốt piston và đầu nhỏ thanh truyền không có khe

hở nên không gây ra va đập, động cơ ít ồn Tuy nhiên mặt phẳng chịu lực của chốt ítthay đổi nên tính chịu mỏi kém gây ra mài mòn không đều

Lắp cố định chốt piston trên bệ chốt khi đó chốt phải được lắp tự do trên thanhtruyền Cũng như phương pháp trên do không phải bôi trơn cho bệ chốt nên có thể rútngắn chiều dài của bệ chốt, để tăng chiều rộng của đầu nhỏ thanh truyền, giảm được ápsuất tiếp xúc của mối ghép này Nhưng mặt phẳng chịu lực không thay đổi nên tínhchịu mỏi kém, mài mòn không đều

Lắp tự do cả hai mối ghép (lắp bơi) tại hai mối ghép đều không có kết cấu hãm.Khi lắp ráp mối ghép giữa chốt piston và bạc đầu nhỏ thanh truyền là mối ghép lỏng.Cũng mối ghép với bệ chốt là mối ghép trung gian có độ dài (0,01 0,02mm)

2.2.3 Xéc măng.

a Nhiệm vụ

+ Xéc măng khí để bao kín tránh lọt khí, còn xéc măng dầu ngăn dầu từ hộp trụckhuỷu sục lên buồng cháy

+ Truyền phần lớn nhiệt độ từ đầu piston sang thành xilanh

+ Đưa dầu đi bôi trơn cho piston, xilanh, xéc măng

b Điều kiện làm việc.

Là chi tiết máy làm việc trong điều kiện rất khó khăn vì vậy xéc măng là chi tiếtmòn nhất trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

+ Chịu tải trọng cơ học lớn Nhất là đối với xéc măng khí trên cùng

+ Chịu nhiệt độ cao và áp suất lớn (chịu ứng suất nhiệt)

+ Chịu mài mòn và ăn mòn hoá học

+ Điều kiện bôi trơn rất khó khăn (nhất là đối với xéc măng khí trên cùng)

+ Chịu lực quán tính lớn theo chu kỳ

+ Chịu ứng suất ban đầu khi lắp xéc măng vào rãnh trên piston

+ Chịu va đập mạnh giữa xéc măng với rãnh xéc măng nhất là trong động cơ cao tốc

c Kết cấu của xéc măng.

Trang 16

Kết cấu chung của

mài mòn

Hình 2.5: Các xéc măng khí và xéc măng dầu

* Xéc măng khí

- Xéc măng khí có nhiệm vụ bao kín buồng đốt không cho khí cháy từ buồng đốt lọtxuống hộp trục khuỷu Nó có kết cấu ( như hình 2.6)

- Loại tiết diện vát trong hoặc vát ngoài (Hình 2.6d,c)

Trang 17

Trong quá trình làm việc khi chưa có áp suất tác động do tiết diện thay đổi vònggăng có xu hướng bị vênh, diện tích tiếp xúc nhỏ, đảm bảo độ kín khít, gạt dầu tốt, khi

có áp suất tác động tiếp xúc mặt làm giảm ma sát

hiện tượng bó kẹt xéc măng trong rãnh của nó

- Kết cấu miệng xéc măng khí: Có ba loại

+ Loại thẳng dễ chế tạo nhưng dễ lọt khí và sục dầu qua miệng

+ Loại cắt vát: cắt vát một góc 300 hoặc 450 loại này ít lọt khí được dùng nhiều,nhưng khó chế tạo

+ Loại xếp chồng hay bậc thang: Khả năng bao kín tốt nhất nhưng chế tạo rất phứctạp nên ít dùng

Hình 2.6: Kết cấu của xéc măng khí.

* Xéc măng dầu

Xéc măng dầu có nhiệm vụ tráng và gạt dầu bôi trơn trên bề mặt gương xylanhkhông cho dầu bôi trơn từ các te sục lên buồng đốt Nó có kết cấu (Hình 2.7)

Nếu chỉ có xéc măng khí thì có hiện tượng bơm dầu lên buồng cháy qua khe hở

mặt đầu xec măng trong rãnh xéc măng khi piston đổi chiều chuyển động dầu sẽ cháy,kết muội than và tiêu hao dầu bôi trơn gây bó kẹt làm gãy xéc măng hoặc lọt khí (nhưhình 2.7)

Trang 18

Hình 2.7: Kết cấu của xéc măng dầu.

Kết cấu của xéc măng dầu có nhiều loại: Trên rãnh xécmăng dầu cũng như rãnhxéc măng của piston đều phay rãnh thoát dầu Nhiều khi để tăng áp suất tiếp xúc người

ta đệm vào trong rãnh một vòng lò xo (hình 2.8.a ) hoặc dùng xéc măngdầu tổ hợp đặcbiệt bằng thép (hình 2.8.b)

4.Piston

hợp gồm hai vòng thép mỏng đặt ốp hai bên, một vòng lò xo đệm Các loại xéc măngdầu tổ hợp thường chỉ khác nhau ở kết cấu của vòng lò xo đệm Xéc măng dầu tổ hợp

có tác dụng giãn dầu và làm giảm va đập rất tốt

2.3 Kết cấu các bộ phận nhóm thanh truyền.

2.3.1 Thanh truyền.

+ Thanh truyền là chi tiết nối giữa piston và trục khuỷu hoặc guốc trượt

+ Truyền lực từ piston xuống làm quay trục khuỷu

Trang 19

+ Biến chuyển động thẳng của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu.

Hình 2.9: Kết cấu thanh truyền

1 Nắp đầu to thanh truyền; 4 Bạc đầu nhỏ thanh truyền;

2 Bạc đầu to thanh truyền; 5 Đầu nhỏ thanh truyền;

3 Lỗ bắt bulông thanh truyền; 6 Thân thanh ruyền

Người ta chia kết cấu thanh truyền thành các phần:

+ Đầu nhỏ thanh truyền: đầu lắp ghép với chốt piston

+ Đầu to thanh truyền : đầu lắp ghép với chốt khuỷu

+ Thân thanh truyền : nối đầu nhỏ với đầu to

+ Bulông thanh truyền

+ Bạc lót đầu nhỏ và bạc lót đầu to thanh truyền

a Đầu nhỏ thanh truyền

Là bộ phận để lắp chốt piston Khi chốt lắp tự do nó có cấu tạo hình trụ rỗng đôikhi có dạng hình ôvan để tăng độ cứng vững Khi lắp chốt tự do phải chú ý bôi trơnmặt chốt piston và bạc lót đầu nhỏ Thông thường dầu bôi trơn được đưa lên bôi trơnmặt chốt và bạc lót đầu nhỏ bằng đường dẫn dầu được khoan dọc trong thân thanhtruyền Trong động cơ ôtô máy kéo chốt piston được bôi trơn theo kiểu vung té Do đóđầu nhỏ thanh truyền phải có lỗ hứng dầu hoặc rãnh hứng dầu Kết cấu đầu nhỏ thanhtruyền phụ thuộc vào kích thước và phương pháp lắp ghép

Trang 20

Hình 2.10: Kết cấu các dạng đầu nhỏ thanh truyền

b Thân thanh truyền

Là phần nối giữa đầu nhỏ và đầu to thanh truyền Khoảng cách giữa hai tâm đầunhỏ và đầu to gọi là chiều dài ảo của thanh truyền l phụ thuộc vào thông số kết cấu

 R/l

Hình 2.11: Các loại tiết diện thân thanh truyền

+ Hình a thân có tiết diện tròn , + Hình b,c thân có tiết diện chữ I, + Hình d thân có tiết diện hình chữ nhật + Hình e thân có tiết diện hình elip

Trang 21

Có nhiều kiểu tiết diện: tiêt diện tròn, ovan, chữ nhật, elip , chữ I Tuy nhiên hiệnnay dạng tiết diện thân thanh truyền hình chữ I được dùng phổ biến trên động cơ ôtô và

xe du lịch bởi tính bền và tính tiết kiệm vật liệu Trong thân thanh truyền có khoan lỗ dẫndầu bôi trơn, đường kính lỗ dẫn dầu nằm trong khoảng 4 8 mm Đôi khi để tăng độ cứngvững và để khoan lỗ dẫn dầu, người ta làm gân dọc suốt chiều dài thanh truyền Khikhông khoan được lỗ dẫn dầu người ta gắn ống dẫn dầu phía ngoài thân Kích thước thânthanh truyền thường thay đổi từ nhỏ đến lớn kể từ đầu nhỏ đến đầu to để phù hợp vớilực quán tính lắc của thanh truyền, còn chiều dài của thân thì đồng đều trên suốt chiềudài thanh truyền

c Đầu to thanh truyền

1 Nắp đầu to

2 Bu lông đầu to thanh truyền

3 Thân thanh truyền

4 Bạc lót

Hình 2.12: Kết cấu đầu to thanh truyền

Yêu cầu :

Có độ cứng vững lón để đảm bảo bạc lót ko bị biến dạng

Kích thước nhỏ để lực quán tính nhỏ giảm được tải trọng lên chốt khuỷu, ổ trụcđồng thời cho phép giảm kích thước hộp trục khuỷu

Chỗ chuyển tiếp với thân và đầu to phải có góc lượn lớn để tăng độ cứng vững

Dễ dàng lắp ghép cụm piston - thanh truyền với trục khuỷu Đầu to được phân làm

2 nửa nửa trên liền với thân nửa dưới lắp với nắp đầu to

Kích thước đầu to thanh truyền phụ thuộc vào chốt khuỷu Do trục khuỷu là một chitiết chịu tải trọng động lớn lên để tăng độ cứng vững người ta thường dùng trục khuỷu

có độ trùng điệp giữa cổ chốt và cổ trục bằng cách tăng đường kính cổ chốt và cổ trục Đường kính chốt lớn kéo theo đầu to thanh truyền lớn, vì vậy cần giảm kích thướcđầu to đảm bảo cho thanh truyền đút qua được xilanh khi lắp ghép

Trang 22

2.3.2 Bu lông thanh truyền.

a Nhiệm vụ.

Bu lông thanh truyền là chi tiết ghép nối hai nửa đầu to thanh truyền Nó có thể

ở dạng bu lông hay vít cấy (gu giông), tuy có kết cấu đơn giản nhưng rất quan trọngnên phải được quan tâm khi thiết kế và chế tạo Nếu bu lông thanh truyền do nguyênnhân nào đó bị đứt sẽ dẫn tới phá hỏng toàn bộ động cơ

b Điều kiện làm việc.

Bu lông thanh truyền khi làm việc chịu lực như lực xiết ban đầu, lực quán tínhcủa nhóm piston – thanh truyền không thể lắp đầu to thanh truyền Những lực này đều

là lực có chu kì cho nên bu lông thanh truyền phải có sức bền mỏi cao, do tính chấtquan trọng nên khi thiết kế và chế tạo đều yêu cầu độ chính xác cao

c Kết cấu bu lông thanh truyền.

Như đã trình bày ở trên, hai nửa đầu to thanh truyền có thể được ghép nối bằng bulông hoặc gugiông.Theo kết cấu này, hai nửa đầu to được định vị bằng mặt trụ của bulông Đầu bu lông có mặt vát A để chống xoay khi lắp ráp Còn mặt vát B có tác dụnglàm mềm phần đối diện với mặt vát A để phản lực hai phía trên bề mặt tỳ được đồngđều sao cho tổng phản lực tác dụng đúng trên đường tâm bu lông để tránh cho bu lông

bị uốn Phần nối giữa thân và ren thường làm thắt lại để tăng độ dẻo của bu lông thanhtruyền Đai ốc có kết cấu đặc biệt để ứng suất trên các ren đồng đều Ren được tạothành bằng những phương pháp gia công không phoi như lăn, cán Khi lắp ghép phảidung cờ lê lực kế để bảo đảm mômen xiết đúng quy định của nhà chế tạo

2.4 Kết cấu piston – thanh truyền động cơ D6DA.

2.4.1 Cấu tạo piston động cơ D6DA

Hình 2.13: Kết cấu piston động cơ D6DA

Trang 23

- Trên piston có các rãnh để lắp xéc măng: Chiều cao để lắp xéc măng khí 1.5 mm,chiều cao để lắp xéc măng dầu là 2.9 mm, chiều cao từ đỉnh piston đến tâm chốt piston

là 81 mm

- Piston có dạng hình trụ và chia làm 3 phần: Đỉnh piston, đầu piston và thân piston

- Đỉnh piston có 3 dạng : đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm Trên động cơ D6DA xeHyundai sử loại piston đỉnh lõm

- Loại đỉnh lõm có thể tạo lốc xoáy nhẹ, tạo thuận lợi cho quá trình hình thành hỗnhợp và cháy.Trên động cơ D6DA sử dụng loại hình dáng buồng cháy và hướng củachùm tia nhiên liệu để tổ chức tạo thành hỗn hợp tốt nhất

Nhiệm vụ.

- Piston có nhiệm vụ cùng với xylanh và nắp máy tạo thành buồng đốt Piston nhận

áp suất do sự giãn nở của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công trongquá trình nổ và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình, nén và thải, ở động

cơ đốt trong 2 thì piston còn thực hiện chức năng làm van đóng mở cửa hút và cửa xả

- Trong máy bơm, piston làm nhiệm vụ đẩy, hút chất lỏng

2.4.2 Cấu tạo thanh truyền động cơ D6DA

Hình 2.14: Cấu tạo thanh truyền động cơ D6DA

- Đường kính của chốt khuỷu lắp đầu to thanh truyền : 95 mm

- Thanh truyền được chia làm 3 phần :

+ Đầu nhỏ có lỗ hình trụ rỗng để lắp chốt Piston

+ Thân thanh truyền nối đầu nhỏ với đầu to thường có tiết diện ngang hình chữ I đểtăng khả năng chịu lực mà giảm được trọng lượng

+ Đầu to để lắp với cổ khuỷu

- Thanh truyền là một thể kim loại gồm 1 trục chữ thập với độ rắn cao

- Bạc lót thanh truyền làm bằng chất đồng dẫn được ấn chặt vào bên trong đầu nhỏthanh truyền, một nửa bạc lót đầu to được nắp vào đầu to thanh truyền nửa còn lạiđược lắp vào nắp thanh truyền

Trang 24

- Ở D6DA vách đường dẫn dầu được cung cấp theo đường xuyên qua màng chắn vàgiclơ dầu ở đầu nhỏ để bôi trơn bạc lót đầu nhỏ và làm mát piston.

Nhiệm vụ

- Truyền lực từ trục khuỷu tới piston để nén ép không khí trong buồng đốt, và ngượclại truyền lực từ piston do khí cháy giãn nở tạo ra tới trục khuỷu, làm quay trục

- Truyền lực từ trục cam lên đòn bẩy xuppap(Valve) để đóng, mở xuppap

2.5 Khái quát chung về bộ phận tĩnh

2.5.1 Nhiệm vụ

Có nhiệm vụ bao kín động cơ và làm giá đỡ cho các chi tiết bên trong và bênngoài động cơ

2.5.2 Phân loại

- Thân máy và nắp xylanh là những chi tiết cố định và rất phức tạp để lắp hầu hết các

cơ cấu và các hệ thống khác của động cơ Hình dạng và kết cấu của chúng phụ thuộcchủ yếu vào các yếu tố sau:

- Kiểu kết cấu (liền hay rời), kiểu loại động cơ (xăng hay diesel, công suất nhỏ haylớn, loại buồng cháy, cách bố trí vòi phun, cách bố trí xupap )

- Phương pháp làm mát (bằng nước hay không khí)

- Phương pháp chế tạo (đúc hay hàn)

2.5.3 Yêu cầu

- Có đủ sức bền và độ cứng vững dể chịu đựng dược tải trọng lớn và nhiệt độ cao

- Dễ dàng tháo lắp và điều chỉnh các cơ cấu khác lắp trên thân máy và lắp máy

- Kết cấu đơn giản dễ chế tạo

- Đảm bảo các yêu cầu đặc biệt như kết cấu buồng cháy, lưu thông của nước làm máttốt v.v

2.6 Các bộ phận tĩnh của động cơ D6DA

2.6.1 Nắp máy động cơ D6DA

- Nắp máy là nơi lắp đặt và bố trí hầu hết các cụm chi tiết của động cơ

- Là chi tiết dùng để đậy kín buồng cháy

- Kết hợp với xilanh, piston tạo thành buồng cháy

- Là nơi lắp đặt nhiều bộ phận của động cơ như: bugi, vòi phun, cụm xupap…

a Nhiệm vụ

Nắp xylanh đậy kín một đầu xy lanh, cùng với piston, xéc măng và xylanh tạothành buồng cháy Nhiều bộ phận của động cơ được lắp trên nắp xylanh như bugi,vòi phun, cụm xupap, cơ cấu giảm áp hỗ trợ khởi động Ngoài ra, trên xylanh còn bốtrí các đường nạp, đường thải, đường nước làm mát, đường dầu bôi trơn …

b Kết cấu nắp máy động cơ D6DA(hình 2.15)

Trang 25

Hình 2.15: Kết cấu các chi tiết nắp máy động cơ D6DA

1: Nắp giàn cò xuppap 2: Nắp lỗ đổ dầu 3: Van thông gió

4: Gioăng nắp giàn cò xuppap 5: Nắp máy 6: Gioăng nắp máy 7: Bulông đầu nắp máy 8: Bulông nắp máy

c Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc của nắp xylanh rất khắc nghiệt như nhiệt độ rất cao, áp suất khíthể rất lớn và bị ăn mòn hoá học bởi các chất ăn mòn trong sản phẩm cháy

2.6.2 Thân máy, cácte động cơ D6DA

a Nhiệm vụ

- Nắp máy là nơi lấy nhiệt từ thành vách xylanh

- Duy trì áp suất nén của piston và tiếp nhận áp suất nổ

- Cácte là nơi chứa dầu bôi trơn, bảo vệ phía dưới thân máy, bảo vệ trục khuỷu vàlàm mát động cơ nó được làm bằng thép hay nhôm Cácte dầu có những hốc sâu vàtấm ngăn để sao cho khi xe bị nghiêng, vẫn có đủ dầu ở các te

b Kết cấu thân máy, các te động cơ D6DA

Thân máy gồm hai phần : khối xylanh và nửa trên hộp trục khuỷu (nửa trên hộp trục khuỷu còn gọi là cácte trên) Phần trên của thân máy là khối xylanh

Hình 2.16: Kết cấu thân máy, các te động cơ D6DA

c Điều kiện làm việc

Thân máy làm việc trong một điều kiện rất xấu như phải chịu nhiệt độ cao, ápsuất lớn ăn mòn hóa học nhiều, lực xiết ban đầu của bulông

Trong quá trình làm việc cácte phải đảm bảo cung cấp đủ dầu trong quá trình tăngtốc hoặc di chuyển

d Đặc điểm cấu tạo của cácte.

Đáy cácte nắp với thân máy bằng vít đệm máy làm bằng giấy nệm Ngoài ra ở haiđầu cácte được lắp phớt ngăn chảy dầu Đáy cácte dầu phải có kết cấu các tấm chắnsóng trong đáy dầu hoặc hai phía của bơm dầu để không bị tạo sóng hoặc bị thổi khibơm trong lúc động cơ tăng tốc hoặc dừng Đáy cácte dầu thường có hai bậc Bậc trên

ở ngay phía điểm thấp nhất của hành trình biên, trải dài khắp đáy dầu Toàn bộ dầu trởvề đáy cácte dầu qua lưới trước khi trở về chỗ chứa ở bậc dưới

1 Nắp che đũa đẩy 2 Gioăng 3 Nắp che két làm mát dầu

4 Gối đỡ bơm nhiên liệu (cao áp) 5 Các te dầu 6 Gioăng

7 Bulông các te 8 Nắp che cách điện

Trang 26

CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA NHÓM PISTON - THANH TRUYỀN VÀ CÁC BỘ PHẬN TĨNH TRÊN

ĐỘNG CƠ D6DA 3.1 Hư hỏng, nguyên nhân, hậu quả

3.1.1 Hư hỏng nguyên nhân hậu quả nhóm piston – thanh truyền.

Piston Phần thân piston

mòn, mòn ô van,

mòn côn và bị cào

xước

Do ma sát với thành vách xy lanh, trong dầu bôi trơn có cặn bẩn

Làm giảm đường kính, thay đổi độ côn và ô van, khe hở piston - xy lanh tăng, truyền động không vững gây va đập khi làm việc Piston có thể bị nứt

Làm tăng khe hở giữa piston – xéc măng, có thể làm gãy xéc măng trong khi làm việc, sục dầu bôi trơn lên buồng đốt va lọt khí cháy xuống Cácte

Lỗ bệ chốt bị vỡ hay

mòn côn, mòn ô

van

Do va đập với chốt piston

Gây tiếng gõ khi động cơ làm việc, kẹt không quay được

Đỉnh piston bị cháy

rỗ đỉnh hay rãnh xéc

măng, ăn mòn hóa

học

Do tiếp xúc với khí

cháy Nhiên liệu không đảm bảo khi cháy

Làm việc lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các chi tiết khác, động cơ hoạt động kém

Làm mòn nhanh các chi tiết

Chốt piston bị đứt Do chất lượng chế tạo Làm động cơ không thể

Trang 27

Gây hiện tượng sục khí, lọt dầu, giảm công suất của động cơ.

Xéc măng trên cùng

mòn nhiều nhất

Làm việc trong điều kiện

áp suất lớn, nhiệt độ cao

và thiếu dầu bôi trơn

Xéc măng mòn làm tăng khe hở miện làm giảm độ kín khít, gây ra va đập giữa xéc măng và rãnh gây hiện tượng sục dầu, lọt khí và làm giảm công suất động cơ

Xéc măng đôi khi bị

Làm cho piston đâm lệch về một phía piston và xéc măng bị nghiêng làm giảm độ kín khít

Cụm piston, xéc măng, xi lanh mòn nhanh và mòn không đều

Thanh truyền bị

xoắn

Do lực tác dụng đột ngột

vi các nguyên nhân kể

trên, khe hở giữa đầu to thanh truyền và dầu cổ biên quá lớn và độ mòn côn ôvan lớn

Làm cho đường tâm của

lỗ đầu to thanh truyền và đầu nhỏ thanh truyền không cùng nằm trên một mặt phẳng

Piston xoay lệch trong xi lanh bạc đầu to, đầu nhỏ thanh truyền mòn nhanh.-Thanh truyền bị mòn rỗng lỗ đầu to, đầu nhỏ dobạc bị xoay làm khe hở lắp ghép mòn nhanh gây

va đập bó kẹt

Thanh truyền bị tắc

lỗ dầu

Do dầu có nhiều cặn bẩn, do bạc bị xoay

Thanh truyền bị tắc lỗ dầulàm dầu không thể tới pitston và xi lanh nên không thể bôi trơn cho

Trang 28

các chi tiết này dẫn tới phá hỏng các chi tiết rất nguy hiểm.

Thanh truyền bị nứt,

gãy

Do lực tác dụng quá lớn vì những nguyên nhân kể trên, do piston bị bó kẹt trong xilanh

Động cơ mất khả năng làm việc và gây hư hỏng cho các chi tiết khác của động cơ

Lỗ đầu to thanh

truyền và đầu nhỏ bị

mòn rộng

Do va đập (khe hở bạc lớn quá), do mài mòn (bạc bị xoay)

Bịt lỗ dầu gây bó kẹt, phát sinh tiếng gõ

3.1.2 Hư hỏng nguyên nhân hậu quả các bộ phận tĩnh.

1 Thân máy bị nứt, vỡ Do sự cố piston, thanh truyền

hoặc do đổ nước lạnh vào khi động cơ còn nóng

Làm công suất động

co yếu hoặc động

cơ sẽ không làm việc được

2 Các vùng chứa nước làm

mát

Do trong nước có lẫn tạp chất bị ăn mòn hóa học

Gây tắc hoặc làm thủng đường dẫn nước làm mát, dẫn đến thiếu không có nước làm mát khi động cơ làm việc động cơ nóng lên nhanh chóng, giảm công suất của động

cơ, tuổi thọ động cơgiảm

3 Các đường dẫn dầu bôi

trơn bị bẩn, tắc

Do làm việc lâu ngày Gây thiếu dầu bôi

trơn hoặc không có đầu bôi trơn đến bề mặt các chi tiết đó nhanh mòn, hỏng dẫn tới công suất động cơ giảm, giảmtuổi thọ động cơ

4 Các lỗ bắt ren bị hỏng Do tháo lắp không đúng kĩ Động cơ làm việc

Trang 29

ra tiếng động

3.2 Quy trình tháo

3.2.1 Tháo động cơ ra khỏi xe

1 Chuẩn bị công cụ, thiết bị.

- Dụng cụ để thóa lắp, dụng cụ để làm sạch các chi tiết Các thiết bị để cẩu kích máy ,nắp máy

- Sử dụng dung dịch để làm sạch các chi tiết

2 Tháo động cơ ra khỏi xe.

- Tháo các giắc nối, các đường giây điện theo quy trình kỹ thuật riêng

- Tháo các đường ống dẫn nước, các bộ phận liên quan

- Tháo các bu lông bắt động cơ với khung xe

- Dùng khẩu và cần siết để tháo, khi tháo các bu lông phải đối xứng nhau, khi tháophải dùng máy cẩu để đỡ động cơ, sau đó cẩu động cơ xuống vị trí sửa chữa

Khi đặt động cơ xuống vị trí sửa chữa

phải kê chắc chắn vững chắc

Chú ý: Khi tháo các chi tiết phải tháo

theo trình tự từ ngoài vào trong theo quy

trình kỹ thuật, khi hạ động cơ xuống phải

từ từ tránh va đập mạnh và đảm bảo an

toàn khi sửa chữa

3 Xả dầu bôi trơn.

- Nâng máy lên bằng thiết bị nâng

- Tháo bulông dưới đáy cácte để cả dầu

- Dùng khẩu hoặc cờ lê tròng để tháo sao

đó dùng khay để hung dầu bôi trơn

Chú ý: Xả dầu bôi trơn có thể thực hiện

ngay khi chưa tháo gỡ động cơ khỏi xe

4 Tháo các đương dây cao áp và bugi.

- Tháo dây cao áp cẩn thận bằng cách

cầm vào vỏ bọc cao su rồi kéo nhẹ ra

nhưng phải chú ý nhẹ nhàng tránh hư

hỏng dây, sau khi tháo xong thì tháo lần

lượt acsc bugi và để chúng theo trình tự

vào khay

5 Đặt piston của xylanh số 1 tài ĐCT/

kỳ nén.

Trang 30

- Quay puly trục khuỷu trùng với dấu ‘O’ trên nắp đậy xích cam.

- Khi quay puly rục khuỷu có thể dùng cờ

lê tròng hoặc khẩu bắt vào bu lông để quay

Chú ý: Xylanh số 1 là xylanh chọn gần

quạt gió, ĐCT: Điểm chết trên

6 Tháo nắp đậy nắp giàn cò.

- Tháo 14 bu lông cạnh và 3 bu lông trên

nắp đậy nắp quy lát, dùng khẩu và cần siết

tháo đều đối xứng, sau khi tháo xong các

bu lông nhấc nắp đậy giàn cò bỏ vào khay gọn gàng

- Tháo gioăng đảm bảo nhẹ nhàng tránh làm hư hỏng bề mặt lắp ghép

Chú ý:

- Khi tháo xong để vào khay đựng gọn gàng

- Tháo không đúng trình tự kỹ thuật có thể làm cong vênh hay nứt nắp đậy nắp quy lát

- Khi nhấc nắp quy lát phải đảm bảo không làm biến dạng bê mặt lắp gioăng giữ nắpđậy nắp quy lát và mặt phẳng trên nắp quy lát

7 Tháo lọc dầu

- Dụng cụ : Vam xiết

8 Tháo cácte

- Dùng T8 nới đều và sole tất cả các ốc

trước khi tháo hẳn ra

9 Tháo cụm két làm mát dầu.

Trang 31

10 Tháo rời cụm làm mát dầu.

3.2.2 Tháo nắp quy lát.

1 Tháo bulông nắp máy

- Tháo các bulông đầu nắp máy bằng cách

nới lỏng như trong hình

Chú ý:

- Các bulông được tháo lần lượt theo thứ tự so le

- Nếu không tháo đúng thứ tự có thể gây ra vênh hay nứt nắp máy

2 Tháo các bulông nắp bạc trục.

- Tháo các bulông theo thứ tự đã nới

lỏng như trong hình

Chú ý:

Ngày đăng: 01/06/2017, 12:15

w